Tiêm chủng ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu

Tiêm HPV giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư cổ tử cung, một bệnh nguy hiểm hàng đầu ở nữ giới. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở nữ giới trên toàn thế giới (sau ung thư vú) và đứng thứ 4 về các bệnh lý có tỷ lệ mắc và tử vong cao trên toàn cầu.

Vắc xin HPV là loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, các u nhú ở bộ phận sinh dục, bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra. Ngoài ra, virus này còn liên quan đến các ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm đạo, dương vật, âm hộ, ung thư vùng đầu và cổ.

Virus HPV lây lan chủ yếu qua đường tình dục, tiếp xúc da với da, niêm mạc hầu họng, miệng hoặc tiếp xúc với âm đạo, dương vật, hậu môn của người bị bệnh. Việc hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục bằng miệng cũng tăng nguy cơ lây truyền virus HPV.

Tiêm phòng HPV là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc tiêm ngừa, bạn cần nắm được những thông tin sau:

Độ tuổi

Độ tuổi thích hợp hợp nhất để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là từ 9 – 26 tuổi và từng chưa quan hệ tình dục lần nào. Tuy nhiên, để việc tiêm ngừa mang lại hiệu quả cao nhất thì nên tiêm sớm cho trẻ từ 9 – 14 tuổi, khi trẻ chưa kịp phơi nhiễm với virus HPV. 

Tiêm chủng ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu

Đối tượng tiêm HPV được khuyến cáo là nữ giới từ 9-26 tuổi

Phụ nữ có ý định mang thai

Nếu đang có ý định mang thai, phụ nữ nên hoàn thành các mũi tiêm HPV trước ít nhất 1 tháng. Nếu đang trong quá trình tiêm ngừa mà có thai thì nên hoãn những mũi còn lại cho đến khi sau sinh.

Đã quan hệ tình dục hoặc nhiễm HPV có tiêm được không?

Những người đã quan hệ tình dục hoặc đã nhiễm một số loại virus HPV vẫn nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung vì mặc dù đã quan hệ nhưng có thể họ chưa nhiễm hoặc chỉ nhiễm một vài chủng virus HPV. 

Thực tế, vắc xin có thể phòng những chủng virus khác mà họ chưa nhiễm. Tuy nhiên, hiệu quả phòng ngừa sẽ không được cao bằng những người chưa từng quan hệ tình dục và chưa từng nhiễm chủng virus HPV nào.

Theo thống kê của HPV Information Centre thì mỗi 4 phút trôi qua lại có một người tử vong vì bệnh ung thư cổ tử cung. Ở Việt Nam, mỗi ngày có thêm 14 ca mắc mới và 7 ca tử vong do bệnh lý này.

Trong khi đó, lại chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung nên việc tiêm vắc xin là vô cùng cần thiết và được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm mà virus HPV gây nên.

Hơn nữa, vắc xin HPV được đánh giá là an toàn và không gây tác dụng phụ nào đối với phụ nữ khi tiêm phòng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm để lựa chọn tiêm chủng. Tiêm HPV chỉ nhức tại vị trí tiêm. Sau khi tiêm vài ngày, cảm giác đau nhức sẽ không còn. Không chỉ nữ giới, mà nam giới cũng có thể tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh.

Tiêm chủng ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu

Nữ giới nên tiêm ngừa HPV để phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý khác

Tại Việt Nam, vắc xin HPV được lưu hành phổ biến nhất là vắc xin phòng ung thư cổ tử cung và các tổn thương tiền ung thư, loạn sản, mụn cóc sinh dục hay những bệnh lý do virus HPV gây ra có xuất xứ từ Mỹ.

Loại vắc xin này có tác dụng chống lại virus HPV chủng 16 và 18, hai loại virus được xem là nguy hiểm nhất trong các chủng HPV do có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, hậu môn. Ngoài ra, vắc xin xuất xứ Mỹ còn có thể chống lại virus HPV chủng 6 và 11, gây bệnh mụn cóc sinh dục.

Lịch tiêm: Gồm 3 mũi. Mũi 1 là mũi đầu tiên khi tiêm. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 hai tháng. Mũi 3 tiêm sau mũi 2 bốn tháng.

Tùy vào cơ sở tiêm chủng cũng như loại vắc xin mà khách hàng lựa chọn sẽ có giá thành khác nhau. Ngay cả tại một cơ sở tiêm, nếu bạn tiêm lẻ cũng sẽ có giá khác so với việc mua theo gói. Thông thường, mua theo gói sẽ có giá thành rẻ hơn, bạn sẽ được nhắc lịch tiêm mũi tiếp theo và có nhiều cơ sở còn đảm bảo giữ thuốc để tránh tình trạng hết thuốc khi đến lịch tiêm.

Nếu tiêm ở viện công, ở những phòng khám nhỏ lẻ, phải xếp hàng chờ đợi lâu thì giá vắc xin sẽ rẻ hơn. Ngược lại, nếu tiêm ở bệnh viện tư, có chất lượng phục vụ chu đáo, khách hàng không phải chờ đợi quá lâu, được nhân viên hướng dẫn, chăm sóc tận tình thì giá tiêm sẽ cao hơn. Tùy vào cơ sở tiêm chủng và loại thuốc mà bạn lựa chọn thì mức giá sẽ khác nhau nên không thể khẳng định được giá tiêm phòng HPV là bao nhiêu.

Tiêm ngừa HPV là việc làm rất cần thiết để bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung vô cùng nguy hiểm cũng như một số bệnh lý khác của các cơ quan sinh sản. Đặc biệt là đối tượng trẻ vị thành niên nên được tiêm ngừa vì đây là độ tuổi tiêm chủng tốt nhất, bên cạnh đó với những bạn nữ chưa từng quan hệ tình dục thì khi tiêm sẽ đem lại hiệu quả phòng ngừa cao nhất.

Tiêm chủng ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu

Bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ tiêm HPV uy tín hàng đầu tại Hà Nội

Tại Hà Nội, có rất nhiều cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng HPV. Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn. Tiêm chủng tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao với nhiều ưu điểm vượt trội.

Cơ sở rộng khắp: Bệnh viện Hồng Ngọc gồm 7 cơ sở tiêm chủng phủ khắp 12 quận của Hà Nội, thuận lợi cho việc di chuyển của khách hàng. 7 cơ sở gồm: Hồng Ngọc Yên Ninh, Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, Hồng Ngọc Keangnam, Hồng Ngọc Savico, Hồng Ngọc Tố Hữu, Hồng Ngọc Nguyễn Tuân, Hồng Ngọc Tây Hồ.

Đội ngũ bác sĩ giỏi: Bác sĩ Trung tâm tiêm chủng Hồng Ngọc đều là những người có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, sẽ thăm khám kỹ càng cho khách hàng trước khi tiêm ngừa và theo dõi chặt chẽ phản ứng sau tiêm để đề phòng cũng như xử lý nhanh những rủi ro không đáng có.

Thủ tục nhanh chóng: Lựa chọn tiêm chủng tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ không phải chờ đợi lâu, được nhân viên hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tiêm ngừa và theo dõi sau tiêm.

Vắc xin đảm bảo: Vắc xin tại Hồng Ngọc được nhập khẩu từ Mỹ, Bỉ, Pháp, Đức phù hợp với từng đối tượng tiêm chủng cũng như đảm bảo nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Hệ thống tủ làm lạnh hiện đại, đảm bảo các loại vắc xin được bảo quản tốt nhất.

Tiện ích vượt trội: Đến Hồng Ngọc, bạn không chỉ đến để tiêm mà còn có cơ hội được hưởng những dịch vụ tiện ích mà không phải bệnh viện hay cơ sở y tế nào cũng có như: quán cafe ngay sảnh tầng 1, nhà hàng 5 sao, wifi free, bãi đỗ xe rộng rãi cho cả xe máy và oto…

Gói tiêm đầy đủ: Bệnh viện Hồng Ngọc thiết kế nhiều gói tiêm khoa học, đầy đủ các mũi tiêm cần thiết cho từng đối tượng như: Gói dành cho trẻ vị thành niên (tiêm HPV, viêm gan B…), gói dành cho phụ nữ chuẩn bị mang thai (vắc xin HPV, thủy đậu, sởi – quai bị – rubella, viêm gan B…). 

Khi lựa chọn gói tiêm, khách hàng sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với tiêm lẻ từng mũi. Đặc biệt, bệnh viện cam kết giữ thuốc để khách hàng luôn có sẵn thuốc tiêm khi đến lịch tiêm, đảm bảo được tiêm đúng liệu trình, thời gian.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0949416006 – 0947616006 – 0911858616

Tell: (84-4) 3927 5568 ext *3036 – *3388 – *2244

Chích ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp hiệu quả nhất giúp chị em phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm này. Việc chủ động tiêm phòng vắc xin ngừa HPV làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đặc biệt là đối với những phụ nữ được tiêm phòng khi họ còn trẻ.

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô vảy hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, đứng thứ 2 trong nhóm bệnh ung thư sinh dục về tỷ lệ mắc và tử vong. Vào năm 2018, ước tính có khoảng 570.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới và khoảng 311.000 phụ nữ đã chết vì căn bệnh này, trong đó 80% trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển.

Riêng tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến thứ 3 ở phụ nữ, khoảng 4.177 ca mắc mới mỗi năm và 2.420 trường hợp tử vong, tương đương trung bình mỗi ngày có 7 người phụ nữ tử vong vì căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung là một trong số ít những loại ung thư có thể phòng ngừa bằng một số phương pháp. 

Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời của người phụ nữ là 80%, nhưng có trên 90% trường hợp nhiễm HPV sẽ tự đào thải vi rút trong vòng 2 năm, khoảng 10% các trường hợp vẫn còn virus HPV sau 3 năm và có dưới 5% tiến triển thành tổn thương CIN2 (giai đoạn loạn sản ở mức độ vừa phải) hoặc nặng hơn trong 3 năm. Tổn thương xâm lấn cổ tử cung bắt đầu xuất hiện sau khoảng 13-15 năm, trong đó 20% CIN3 (giai đoạn loạn sản ở mức độ nặng) tiến triển thành ung thư trong 5 năm và 50% CIN3 tiến triển thành ung thư trong vòng 30 năm.. tỷ lệ nhiễm cao nhất nằm trong độ tuổi từ 20-30, có thể lên đến 20-25% trong quần thể. Điều đáng sợ là nó tiến triển âm thầm, dai dẳng không để lại triệu chứng gì nhiều năm thậm chí là hàng chục năm cho đến khi người mắc phát hiện ra ung thư. 

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nhiễm HPV. Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2003 cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HPV ở TP.HCM (là 10,9%) luôn cao gấp 4-5 lần tại Hà Nội (tỷ lệ 2,0%). Một nghiên cứu khác năm 2010 – 2011 cho thấy tỷ lệ này tại TP.HCM là 8,27% và tại Hà Nội là 6,13%. Hai nghiên cứu này đều cho thấy, tỷ lệ nhiễm HPV có liên quan đến số lượng bạn tình và tình trạng quan hệ tình dục sớm trong cộng đồng.

Tiêm chủng ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu

Vắc xin HPV là vắc xin bảo vệ chống lại sự lây nhiễm virus gây u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus). HPV là một nhóm gồm hơn 200 loại virus có liên quan, trong đó có hơn 40 loại virus lây lan qua quan hệ tình dục trực tiếp. Virus HPV được chia làm 2 nhóm chính bao gồm nhóm nguy cơ thấp và nhóm nguy cơ cao. (1)

  • Ở nhóm nguy cơ thấp các týp thường gặp nhất là 6 và 11, các týp này có thể gây nên các bệnh như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục…
  • Ở nhóm nguy cơ cao gồm các týp 16, 18, 31, 33 và 45 đây là những týp có thể gây ra các tổn thương nội biểu mô cổ tử cung và/hoặc ung thư cổ tử cung, âm đạo, hậu môn, dương vật, thanh quản…

Vắc xin HPV kích thích cơ thể sản xuất các kháng thể đặc hiệu có khả năng chống lại virus HPV. Sử dụng kỹ thuật tái tổ hợp DNA, vắc xin này được chế từ protein cấu trúc tinh chế L1 sau đó lắp ghép thành các vỏ rỗng đặc hiệu cho HPV được gọi là các phần tử giống với virus HPV (virus-like particle – VLP). Các vắc xin này không chứa các sản phẩm sinh học sống là DNA của virus, do đó không có khả năng lây nhiễm, và cũng không chứa kháng sinh và chất bảo quản.

Vắc xin ngừa virus HPV giúp ngăn chặn các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, mào gà sinh dục…. Đặc biệt, với những trường hợp đã từng quan hệ tình dục hoặc từng nhiễm virus HPV, vắc xin vẫn có thể bảo vệ bạn.

Tiêm chủng ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu

Gardasil là một loại vắc xin được FDA cấp phép sử dụng vào tháng 6/2006. Vắc xin này giúp phòng ngừa 4 chủng virus gây u nhú ở người gồm HPV-6,11,16 và 18. Trong đó HPV-16 và HPV-18 chiếm khoảng 70% tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung, bên cạnh đó còn gây ra các bệnh như ung thư âm đạo và hậu môn… HPV-6 và -11 gây ra khoảng 90% trường hợp mụn cóc sinh dục. Hiện nay, ở nước ta đang lưu hành Vắc xin Gardasil (Mỹ) phòng ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV.

Loại vắc xin Vắc xin Gardasil (Mỹ)
Số chủng phòng ngừa Phòng 4 týp HPV (6, 11, 16 và 18)
Lịch tiêm

Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 2 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 6 tháng.

Hiện nay, bên cạnh tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ, tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ phát triển các bệnh ung thư liên quan đến HPV. Vắc xin HPV được đánh giá an toàn và tính sinh miễn dịch cao, hiệu quả trong việc bảo vệ các đối tượng như trẻ em, phụ nữ, nam giới khỏi những bệnh có liên quan đến virus HPV. (2)

Điều quan trọng là càng nhiều người trong độ tuổi được tiêm chủng càng mang lại nhiều lợi ích tốt. Việc tiêm phòng không chỉ bảo vệ các cá nhân được tiêm chủng chống lại sự lây nhiễm của các loại virus HPV mà càng nhiều người trong cộng đồng được tiêm cũng có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm các loại HPV trong dân số. 

Một phân tích tổng hợp năm 2019 về các chương trình tiêm chủng HPV trên 60 triệu trẻ em gái ở 14 quốc gia có thu nhập cao cho thấy rằng: Cho đến 8 năm sau khi bắt đầu tiêm chủng, chẩn đoán mụn cóc sinh dục giảm 31% ở phụ nữ ở độ tuổi từ 25-29 tuổi, 48% ở trẻ em trai từ 15-19 tuổi và 32% ở nam giới 20-24 tuổi so với thời gian trước khi bắt đầu tiêm chủng.

Tiêm phòng HPV trên diện rộng có khả năng giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung trên khắp thế giới tới 90%. Ngoài ra, vắc xin có thể làm giảm nhu cầu sàng lọc và chăm sóc y tế tiếp theo như sinh thiết và các thủ thuật xâm lấn liên quan đến việc theo dõi từ kiểm tra cổ tử cung bất thường, do đó giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Ngoài tác dụng bảo vệ chống lại các týp HPV có trong vắc xin, các nghiên cứu cũng chỉ ra vắc xin HPV còn bảo vệ chéo với những týp HPV nguy cơ cao không có trong vắc xin, như các týp 31, 33 và 45, là những týp có liên quan đến khoảng 13% các trường hợp UTCTC. Bên cạnh đó, vắc xin HPV có thể được tiêm đồng thời với vắc xin sống và bất hoạt khác sử dụng bơm kim tiêm riêng và tiêm ở vị trí khác.

Tại Việt Nam, Vắc xin Gardasil được chỉ định tiêm cho bé gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tiêm ngừa vắc xin cho hiệu quả tốt nhất khi được tiêm phòng sớm cho trẻ từ 9 tuổi-14 tuổi. Đặc biệt vắc xin phát huy hiệu quả tối ưu trên những trẻ chưa bị nhiễm vi rút HPV. Vi rút HPV lây chủ yếu qua đường tình dục hoặc các đường khác như lây nhiễm cơ hội qua vật bị nhiễm hay thực hành vệ sinh âm đạo sai (ít phổ biến hơn). Nên cần tiêm vắc xin sớm khi trẻ đủ từ 9 tuổi để trẻ chưa kịp phơi nhiễm với vi rút HPV. Đồng thời, thời điểm này cũng là lúc trẻ đang tiêm các loại vắc xin khác nên thuận tiện để bác sĩ tư vấn.

Tại Việt Nam, vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến cáo tiêm cho bé gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, không kể đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung nên được tiến hành càng sớm càng tốt, trước khi bị phơi nhiễm với virus. Vắc xin có hiệu quả bảo vệ kéo dài lên đến 30 năm.

Tiêm phòng HPV được đánh giá an toàn, tuy nhiên vắc xin được khuyến cáo chống chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Những người có phản ứng dị ứng mạnh sau liều tiêm vắc xin HPV trước đó hoặc với bất kỳ thành phần của vắc xin.
  • Phụ nữ mang thai: Hiện có ít số liệu về tính an toàn của vắc xin HPV cho phụ nữ mang thai, vì vậy không tiêm vắc xin HPV cho phụ nữ mang thai (nên trì hoãn cho đến khi kết thúc thai kỳ). Nếu phụ nữ trẻ mang thai sau khi tiêm vắc xin 1 mũi đầu tiên thì những mũi tiếp theo sẽ được hoãn cho đến khi sinh con. Việc vô tình tiêm vắc xin HPV trong khi mang thai không phải là chỉ định để quyết định chấm dứt thai kỳ. Phụ nữ cho con bú không có chống chỉ định cho việc tiêm vắc xin HPV. Các bằng chứng hiện nay không cho thấy việc tăng nguy cơ đối với sức khỏe của bà mẹ và trẻ sau khi tiêm vắc xin HPV cho phụ nữ cho con bú.

Theo nghiên cứu và quá trình thử nghiệm lâm sàng, các vắc xin HPV được đánh giá có tính an toàn cao. Phản ứng sau tiêm vắc xin HPV thường nhẹ và thời gian ngắn. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vắc xin HPV an toàn cho các đối tượng trong chỉ định.

  • Phản ứng tại chỗ: Đau, sưng nhất tại thời điểm tiêm.
  • Phản ứng toàn thân: Những phản ứng toàn thân nhẹ có thể liên quan đến tiêm vắc xin bao gồm: đau đầu, đau cơ, hoa mắt, chóng mặt, đau khớp, triệu chứng dạ dày ruột (nôn, buồn nôn, đau bụng).

Bên cạnh đó, các giám sát sau sau cấp phép về tính an toàn của vắc xin ở phụ nữ 18 – 45 tuổi cho thấy không có sự khác biệt về sự xuất hiện các bệnh mãn tính mới bao gồm bệnh tự miễn. Các số liệu khẳng định rằng vắc xin HPV không làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng Guillain-Barré, hội chứng đau ở các chi, và hội chứng tim nhịp nhanh sau tiêm.  (3)

Để chích ngừa vắc xin HPV, người tham gia tiêm chủng không cần xét nghiệm trước tiêm, nếu bạn nằm trong đối tượng có thể tiêm phòng, không mang thai, không có dị ứng với các thành phần của vắc xin cũng như không điều trị các bệnh lý cấp tính… thì hoàn toàn có thể tiến hành tiêm phòng vắc xin này. Trước khi tiêm phòng, người tham gia tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc trước tiêm để đảm bảo đủ sức khỏe cũng như an toàn tiêm chủng.

Tiêm chủng ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu

Những người dù đã từng hoặc chưa từng quan hệ tình dục đều có thể đã bị phơi nhiễm hoặc bị nhiễm HPV rồi hoặc chưa. Dù thế nào đi nữa bạn vẫn nên đi tiêm phòng vắc xin, vì ba lý do sau:

  • Thứ nhất, bạn đã từng quan hệ tình dục nhưng chưa chắc bạn đã bị nhiễm vi rút HPV. Việc tiêm vắc xin vẫn hoàn toàn có thể bảo vệ được bạn khỏi các bệnh gây ra do 4 týp HPV có trong vắc xin.
  • Thứ hai, virus HPV có nhiều tuýp khác nhau. Việc bạn từng nhiễm một týp HPV nào trước đây, thì khi tiêm phòng vắc xin sẽ bảo vệ bạn trước nguy cơ lây nhiễm những týp virus HPV còn lại.
  • Thứ ba, khả năng tái nhiễm của virus HPV rất cao. Miễn dịch của cơ thể sau khi bị nhiễm trùng tự nhiên không đủ để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này. 

Lưu ý: Vắc xin không điều trị được nhiễm trùng vi rút HPV.

Hiện nay vắc xin phòng ung thư cổ tử cung có đầy đủ tại Trung tâm tiêm chủng, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Để đặt lịch tiêm và được tư vấn về vắc xin, vui lòng liên hệ hotline 1800 6858 (Hà Nội), 0287 102 6789 (TP.HCM) hoặc fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Để được tư vấn, đặt lịch khám và tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Chích ngừa ung thư cổ tử cung bằng việc tiêm vắc xin phòng HPV là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để phòng tránh căn bệnh này cũng như các bệnh lý khác liên quan đến vi khuẩn u nhú.