Tiên học lễ, hậu học văn ý nghĩa

    

Nguồn : //www.youtube.com/watch?v=b_HTnx9IjLg&feature=youtu.be

     Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

 “Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

    Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.


  Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

    Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.


    Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

    Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.


    Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

    Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

    Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”.

    Nguồn : //thuvienvanmau.com/giai-thich-cau-tuc-ngu-tien-hoc-le-hau-hoc-van.html

Học sinh ở xã đảo Thạnh An [Cần Giờ, TP.HCM] - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngày 21-11, tại hội thảo "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức, GS Trần Ngọc Thêm [Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM] gây chú ý khi nêu quan điểm: "Xã hội muốn phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động".

Và để có con người chủ động, theo GS Thêm: "Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như "con ngoan trò giỏi" [ngoan theo nghĩa ‘dễ bảo, vâng lời’, giỏi theo nghĩa ‘thuộc bài’]. Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo".

Xin trích đăng một số ý kiến của bạn đọc gởi đến Tuổi Trẻ Online về vấn đề này: 

* Phạm Tuệ Nhi [quận 11, TP.HCM]:

Phần lễ, đạo đức càng cần thiết trong xã hội hiện đại

Trong những ngày qua, khi theo dõi vấn đề về việc GS Trần Ngọc Thêm cho rằng cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo, tôi khá bất ngờ nhưng không thật sự đồng tình.  

"Tiên học lễ, hậu học văn", theo cách hiểu của tôi, chính là quan điểm giáo dục truyền thống, xem trọng việc bồi dưỡng về đạo đức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho người học. Dù chịu ảnh hưởng từ khuôn khổ của giáo dục truyền thống phương Đông nhưng "Tiên học lễ, hậu học văn" không hề cũ, mà ngược lại vô cùng cần thiết trong xã hội hiện tại. 

Đặc biệt, ở nhịp sống hiện đại ngày nay, khi thế hệ trẻ đang bị chi phối bởi rất nhiều làn sóng văn hóa trên toàn cầu, vấn đề về đạo đức, nhân cách và chỉ số cảm xúc của con người đang dần được đề cao hơn.

Xét cho cùng, mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục vẫn là đào tạo ra một thế hệ trẻ phát triển trọn vẹn cả tài năng lẫn đạo đức. Đạo đức, phẩm chất của thế hệ trẻ chính là căn nguyên cội rễ quyết định sự thành công hay thất bại của một nền giáo dục nói riêng và cả cộng đồng xã hội nói chung. 

Cũng bởi, các em học sinh ngày hôm nay chính là người làm chủ tương lai đất nước trong mai sau. Sẽ nguy hại như thế nào nếu thế hệ trẻ khi trưởng thành, chỉ có tài năng, vốn tri thức sâu rộng nhưng lại thiếu mất đạo đức lễ nghi, không biết bao dung, yêu thương và san sẻ với những người chung quanh. 

Một xã hội chỉ thật sự phát triển khi có những cá nhân có nền tảng đạo đức tốt, thấu hiểu và lan tỏa những hành vi đẹp, nhân ái và giàu tình cảm.

* Nghiên cứu sinh Phan Văn Hồng Thắng:

Không rèn phần "lễ" thì khác gì tạo ra robot

Ngày nay chúng ta thường hay cổ vũ cho phong trào lấy học sinh làm trung tâm và dường như những câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" đang mất dần tại các trường học. 

Lễ ở đây phải được hiểu một nghĩa rộng đó là cách học làm người, biết cách đối nhân xử thế, trên kính dưới nhường. Hay nói cách khác học lễ là học rèn luyện nhân cách biết yêu nước thương nòi.

Hiện nay với khoa học kỹ thuật phát triển chỉ cần vài cú nhấp chuột thì mọi kiến thức thông tin cần biết đã hiện ra trước mắt chúng ta. Vai trò của thầy cô từ người truyền thụ kiến thức sang người hướng dẫn hỗ trợ kiến thức. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta có quyền bỏ đi những câu khẩu hiệu như "Tiên học lễ, hậu học văn".

Chúng ta thường cổ vũ cho học sinh, sinh viên phải có suy nghĩ sáng tạo, tư duy phản biện. Nhưng nếu chúng ta bỏ quên việc dạy đạo đức cho học sinh thì chúng ta sẽ đào tạo lớp người kế cận khác gì robot. 

Cho nên phát huy khả năng sáng tạo, tư duy phản biện là điều cần thực hiện nhưng bỏ qua việc dạy đạo đức là việc làm xây nhà mà không xây nền móng. Kiến thức không là chưa đủ. Kiến thức có thể trau dồi học hỏi, nhưng đạo đức nếu không được rèn luyện từ nhỏ sẽ không thể hình thành nhân cách của con người.

Xã hội không cần một người có kiến thức tốt, sáng tạo, tư duy phản biện nhưng suốt ngày chăm chăm đi phân tích hành động suy nghĩ của người khác mà không cần quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh. 

Phản biện hay sáng tạo tất cả phải được xây dựng trên nền tảng của đạo đức. Hãy dạy cho trẻ biết phân biệt cái đúng cái sai, biết phân tích suy nghĩ trước những lời nói của người khác nhưng phân tích suy nghĩ với trái tim biết yêu thương, biết đồng cảm và lòng vị tha.

* Tiêu Nhi [Thừa Thiên Huế]:

Đầu tiên cần phải học lễ nghĩa

Tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo của người học mà bỏ đi câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

Trước hết, cần hiểu được "Tiên học lễ, hậu học văn" có nghĩa là việc đầu tiên cần phải học các lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết để trở thành người tử tế, sống có ích, sống có ý nghĩa đối với cuộc đời này.

Khi có đạo đức, có kiến thức con người mới có tư duy phản biện đúng, mới có sức sáng tạo có ích. Thử hỏi cái gốc đạo đức của con người mà thiếu đi thì làm sao có thể có tư duy tốt để phản biện? Thiếu đi cái gốc của đạo đức, lễ nghĩa thì sự sáng tạo đến mấy cũng trở nên vô nghĩa!

Khuyến khích phản biện có cần phải bỏ 'Tiên học lễ hậu học văn'?

TUỔI TRẺ ONLINE

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề