Tinh bột và xenlulozơ có phản ứng tráng bạc không

Chi tiết Chuyên mục: Bài tập sách giáo khoa Hóa học 12 - Cơ bản Được viết ngày Chủ nhật, 22 Tháng 8 2021 21:00 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

Tinh bột và xenlulozơ có phản ứng tráng bạc không

Bài 1 (33). Phát biểu nào dưới đây đúng:

            A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức CHO.

            B. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ.

            C. Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.

            D. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc.

            Lời giải

Nhận định đúng là:

            B. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ.

(A sai vì phân tử fructozơ không có nhóm chức CHO; fructozơ có phản ứng tráng bạc vì trong môi trường NH3, một phần fructozơ chuyển hóa thành glucozơ có nhóm chức CHO. C sai vì thủy phân tinh bột chỉ thu được glucozơ. D sai vì xenlulozơ và tinh bột không có phản ứng tráng bạc).

Bài 2 (33). Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai?

            a. Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột

            b. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo gốc của glucozơ

            c. Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit

            d. Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ

            Lời giải

Tinh bột và xenlulozơ có phản ứng tráng bạc không

a. Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột                                                                Sai

b. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo gốc của glucozơ                 Đúng

c. Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit          Sai      

d. Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ                                               Đúng

(a sai vì saccarozơ được tạo thành từ 2 loại monosaccarit là glucozơ và fructozơ còn tinh bột chỉ được tạo thành từ các mắt xích glucozơ. c sai vì thủy phân saccarozơ tạo ra 2 monosaccarit là glucozơ và fructozơ).

Bài 3 (33).

a. So sánh tính chất vật lí của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

b. Tìm mối liên quan về cấu tạo của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

            Lời giải

a. So sánh tính chất vật lí

 

Glucozơ

Saccarozơ

Tinh bột

Xenlulozơ

Giống nhau

Chất rắn

Khác nhau

Tinh thể không màu, dễ tan trong nước, vị ngọt (không bằng đường mía)

Tinh thể không màu, không mùi, vị ngọt, tan tốt trong nước

Chất rắn dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, bị trương phồng trong nước nóng

Chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước, tan trong nước Svayde

b. Tìm mối liên hệ về cấu tạo

- Phân tử saccarozơ được tạo thành từ 1 gốc α - glucozơ và 1 gốc β - fructozơ.

- Phân tử tinh bột được tạo thành từ các gốc α - glucozơ.

- Phân tử xenlulozơ được tạo thành từ các gốc β - glucozơ.

Bài 4 (33). Hãy nêu những tính chất hóa học giống nhau của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Viết phương trình hóa học (nếu có).

            Lời giải

Tinh bột và xenlulozơ có phản ứng tráng bạc không

Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có phản ứng thủy phân:

            C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

            Saccarozơ                     Glucozơ    Fructozơ

            (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

      Tinh bột/xenlulozơ                 Glucozơ

Bài 5 (33). Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) trong các trường hợp sau:

a. Thủy phân saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

b. Thủy phân tinh bột (có xúc tác axit) sau đó cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

c. Đun nóng xenlulozơ với hỗn hợp HNO3 đặc/H2SO4 đặc.

            Lời giải

a.         C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

            Saccarozơ                     Glucozơ    Fructozơ

            (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

      Tinh bột/xenlulozơ                 Glucozơ

b.         (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

            HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → HOCH2[CHOH]4COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

c.         [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

Bài 6 (33). Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thủy phân 100 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra, tính khối lượng bạc nitrat cần dùng và khối lượng bạc tạo ra. Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

            Lời giải

                                    C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

Theo phương trình:        342                              360                                            (gam)

Theo bài:                      100               →         360.100/342                                  (gam)

                                    C6H12O6 + 3NH3 + 2AgNO3 + H2O → 2Ag + C6H11O5COONH4 + 2NH4NO3

Theo phương trình:        180                        340                       216                            (gam)

Theo bài:                       360.100/342      →     x gam       →       y gam                  (gam)

→ mAg =y= 126,36 gam; mAgNO3 =x= 198,83 gam.

 

Phản ứng tráng bạc thường xuyên xuất hiện trong các đề thi THPTQG ở những mức độ cơ bản và tương đối dễ nhưng đừng vì thế mà chủ quan nhé. Và đề thường bẫy rất nhiều chỗ dễ mất điểm lắm đấy nhé. Cùng HocThatGioi khắc phục để cải thiện hơn nào.

Định nghĩa: Phản ứng tráng bạc là phản ứng đặc trưng của những chất có chứa nhóm anđehit tác dụng với Ag_{2}O hoặc AgNO_{3}/NH_{3} sinh ra Ag bám vào thành bình tạo thành lớp gương sáng.

  • Glucozơ và mantozơ có nhóm chức anđehit nên chúng có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
  • Fructozơ không có nhóm chức anđehit nhưng trong môi trường kiềm fructozơ chuyển thành glucozơ nên cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
  • Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vì trong phân tử không chứa nhóm andehit

Lưu ý:

  • Saccarozơ sau khi thủy phân tạo thành các monosaccarit nên cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng.
  • Một glucozơ tạo thành hai bạc
  • Một fructozơ tạo thành hai bạc
  • Một saccarazơ sau khi thủy phân tạo ra bốn bạc

Ứng dụng: Chứng minh glucozơ có nhóm anđehit và dùng để phân biệt được giữa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với chất không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc

Vai trò:

  • Glucozơ là chất khử (hay bị OXH)
  • AgNO_{3}: chất oxi hóa (hay bị khử)

Mời các bạn làm các bài tập dưới đây để cũng cố kiến thức nhé.

Bài viết lần này về phản ứng tráng bạc của HocThatGioi đến đây đã hết, cảm ơn các bạn đã theo dõi. Để làm những dạng toán liên quan đến Cacbohiđrat thì hãy theo dõi những bài viết dưới đây:

Bài viết khác liên quan đến Cacbohidrat