Tổng cục Quản lý thị trường tphcm

Tại Hội nghị tổng kết năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Tổng cục Quản lý thị trường diễn ra sáng nay 21.1, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên bức xúc cho hay vừa qua có tình trạng lãnh đạo Cục Quản lý thị trường đã vi phạm nhưng khi bị cấp trên xử lý thì lại đi "cầu cứu" cấp uỷ, lãnh đạo địa phương.

Không muốn nêu tên cụ thể, tuy nhiên, ông Diên tỏ ra rất khó chịu với tình trạng này và yêu cầu lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường "xử lý nghiêm, không có vùng cấm", nếu không xử lý được thì báo cáo để Bộ Công thương xử lý.

Tổng cục Quản lý thị trường tphcm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị của Tổng cục Quản lý thị trường sáng 21.1

Bộ trưởng cũng kể, Thủ tướng “rất dị ứng mỗi khi nghe có cán bộ quản lý thị trường vi phạm”. “Có vi phạm rất rõ, lại còn cầu cứu lãnh đạo, cấp uỷ địa phương. Tôi đề nghị cần tính đến quy định thay đổi vị trí, giáng chức để hết cơ hội bao che, thỏa hiệp với sai phạm”, ông Diên nói, đồng thời cho biết, tới đây Bộ Công thương cũng sẽ thí điểm luân chuyển lãnh đạo các đơn vị, cả lãnh đạo Quản lý thị trường “để chấn chỉnh đội ngũ".

Nhắc đến một số nổi cộm về cán bộ vi phạm như ở Hải Phòng, Hà Nội, hoặc mới nhất là vụ đánh bạc của lãnh đạo Đội Quản lý thị trường tại TP.HCM, ông Diên đề nghị đích danh Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM Trương Văn Ba xử lý kỷ luật bằng cách giáng chức hoặc điều chuyển cán bộ vi phạm.

“Nếu chưa có quy định thì bàn bạc, đề xuất, ban hành quy định cụ thể. Các cục khác cũng thế. Nếu quan niệm chuyện này bình thường thì càng ngày càng nghiêm trọng, phổ biến. Đây là lực lượng thực thi pháp luật rất quan trọng. Anh nhân danh Nhà nước, thực thi pháp luật mà lại vi phạm pháp luật là không thể chấp nhận được, phải xử lý nặng hơn người bình thường ”, ông Diên nhấn mạnh.

Theo tư lệnh ngành Công thương, lực lượng Quản lý thị trường đông, hoạt động phân tán, tính độc lập cao. Lực lượng này được trao quyền rất lớn cho nên nếu không gắn với trách nhiệm tương xứng thì không ổn và ông đề nghị xây dựng quy định gắn với trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị. “Mọi thứ phải có địa chỉ, cứ người đứng đầu mà nã. Mỗi việc chỉ do một người, một tổ chức đảm nhiệm để dễ kiểm. Phân cấp phân quyền xong thì phải phân cấp trách nhiệm”, Bộ tưởng nói.

\n

Trước đó, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng nhìn nhận, vẫn còn tình trạng cán bộ “nhờn luật” và yêu cầu “cần loại bỏ”. Theo ông An, muốn thay đổi hình ảnh của lực lượng thì không được phép xảy ra các vi phạm, nên cần có buổi sinh hoạt chính trị, đoàn kết nội bộ, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu.

Tổng cục Quản lý thị trường tphcm

Tổng cục trưởng Quản lý thị trường Trần Hữu Linh

Tổng cục trưởng Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cũng thẳng thắn thừa nhận, nhận thức, tư duy của toàn lực lượng chưa đầy đủ khi để xảy ra nhiều sai phạm của cán bộ; suy giảm đạo đức công vụ, khiến đơn thư khiếu nại không giảm.

“Nguyên nhân là do năng lực trình độ hạn chế, chưa quyết liệt kiểm tra kiểm soát, nên cán bộ bị kỷ luật, bị khởi tố. Lãnh đạo có lúc cảm thấy xấu hổ do có cán bộ sai phạm. Vừa qua, Tổng cục đã yêu cầu 63 cục trưởng ký cam kết, ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu nếu có cán bộ dưới quyền vi phạm", ông Linh nói, đồng thời cho hay, năm 2022 sẽ là năm quyết liệt chấn chỉnh kỷ cương, đạo đức công vụ.

Ông Linh khẳng định, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện đề án luân chuyển, điều động cán bộ trong toàn lực lượng; báo cáo Bộ Công thương triển khai thí điểm đề bạt, bổ nhiệm người đứng đầu Cục Quản lý thị trường không phải là người ở địa phương đối với một số địa bàn, nhất là những địa bàn quan trọng.

Cùng với đó, Tổng cục sẽ tổ chức kiểm tra, sát hạch chuyên môn, nghiệp vụ đối với lãnh đạo cấp phòng, đội và kiểm soát viên thị trường toàn lực lượng, công khai kết quả; lấy kết quả làm tiêu chí xem xét luân chuyển, điều động.

Tin liên quan

Tổng cục Quản lý thị trường (tiếng Anh: Vietnam Directorate of Market Surveillance, viết tắt là DMS) là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.

Tổng cục Quản lý thị trường
Tổng cục Quản lý thị trường tphcm
Tên viết tắtDMS
LoạiCơ quan nhà nước cấp Tổng cục
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Trụ sở chínhSố 91 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vị trí

  • Hà Nội, Việt Nam

Vùng phục vụ

Tổng cục Quản lý thị trường tphcm
Việt Nam

Ngôn ngữ chính

Tiếng Việt

Tổng cục trưởng

Trần Hữu Linh

Chủ quản

Bộ Công Thương
Trang webhttp://www.dms.gov.vn/

Ở Trung ương: Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương.

Ở Tỉnh, Tp trực thuộc trung ương: Cục Quản lý thị trường.

Ở Quận, huyện: Đội Quản lý thị trường.

Mục lục

  • 1 Chức năng, nhiệm vụ
  • 2 Lãnh đạo Tổng cục
  • 3 Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường
  • 4 Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh
  • 5 Tham khảo

Chức năng, nhiệm vụSửa đổi

Kiểm tra, xử lý đối với những hành vi:[1]

  • Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Hoạt động thương mại khi đã bị đình chỉ hoặc bị tước quyền;
  • Không có trụ sở hoặc cửa hàng, cửa hiệu thương mại; không có biển hiệu hoặc biển hiệu trái với nội dung được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh không có giấy phép hoặc Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trái với nội dung được ghi trong giấy phép;
  • Kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại mà pháp luật cấm kinh doanh;
  • Vi phạm về điều kiện kinh doanh đối với những hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật;
  • Vi phạm các quy định của Nhà nước về thực hiện khung giá, mức giá; niêm yết giá hàng hoá, giá dịch vụ thương mại;
  • Không thông tin đầy đủ về tính năng và công dụng của hàng hoá, gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng;
  • Vi phạm các quy định về ghi nhãn hàng hoá;
  • Vi phạm các quy định của Nhà nước về khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại;
  • Vi phạm các quy định về thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ trong mua - bán và lưu thông hàng hoá;
  • Các hành vi gian lận, lừa dối khách hàng trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại;
  • Vi phạm các quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
  • Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp;
  • Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại;
  • Kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Các hành vi chống Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ;
  • Thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực: Thương mại, Công nghiệp, An toàn thực phẩm.
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân;
  • Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính;
  • Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật;
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường với cấpcó thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.;
  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính;
  • Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước quy định của pháp luật;

Lãnh đạo Tổng cụcSửa đổi

  • Tổng Cục trưởng: Trần Hữu Linh
  • Phó Tổng Cục trưởng:
  1. Hoàng Ánh Dương
  2. Chu Thị Thu Hương
  3. Nguyễn Thanh Bình
  4. Nguyễn Thành Nam

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trườngSửa đổi

  • Văn phòng Tổng cục
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Thanh tra - Kiểm tra
  • Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính
  • Vụ Chính sách - Pháp chế
  • Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường
  • Tạp chí Quản lý thị trường

Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường cấp tỉnhSửa đổi

- Gồm 4 Phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ

+ Văn phòng Cục;

+ Phòng Tổ chức - xây dựng lực lượng;

+ Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp;

+ Phòng Thanh tra - Pháp chế;

+ Các Đội Quản lý thị trường ở các huyện, quận, thị xã, thành phố hoặc liên huyện thuộc tỉnh và các Đội Quản lý thị trường chuyên ngành hoặc cơ động trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.

Đội Quản lý thị trường là cơ quan trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, thực hiện chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và đấu tranh chống các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn cấp huyện, liên huyện hoặc theo chuyên ngành, lĩnh vực được phân công trên địa bàn tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Quyết định số 907/QĐ-BCT Lưu trữ 2014-02-20 tại Wayback Machine quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường

2. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Phap-lenh-quan-ly-thi-truong-2016-290391.aspx