Trái nghĩa với khoan dung là gì năm 2024

"Khoan dung" chỉ là 1 trong số gần 80.000 từ thông dụng của tiếng Việt (Theo “Từ điển tiếng Việt cỡ lớn”, Viện Từ điển học và Bách khoa thư VN đang biên soạn). Nhưng đây là một từ khá đặc biệt. Bởi nó không chỉ là một từ có nét nghĩa bình thường trong từ điển mà còn là một từ mang nội hàm văn hóa - nhân văn. "Khoan dung" là một giá trị, gắn liền với một triết lý sống.

Trái nghĩa với khoan dung là gì năm 2024
Khoan dung ra sao nếu khoảng cách thu nhập và đời sống quá chênh lệch. Ảnh: Quang Phùng (chụp ở Hồ Gươm, Hà Nội - 2010)

Bắt đầu từ Từ điển...

Khoan dung là một từ tiếng Hán đọc theo âm Hán - Việt. Từ này có 2 yếu tố (khoan, dung). Vậy ta sẽ bắt đầu "chiết tự" hai chữ này bằng cách truy tìm theo gốc Hán. Theo Hán - Việt từ điển (Thiều Chửu, Nhà in Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1942) thì:

khoan

- Nhà rộng, phàm vật gì đựng chứa còn có chỗ rộng thừa thãi đều gọi là khoan.

- Khoan thai, rộng rãi. Nguyễn Trãi: Càn khôn đáo xứ giác tâm khoan (Hải khẩu dạ bạc hữu cảm). Trong trời đất, đến đâu cũng ung dung thư thái.

- Bề rộng, chiều rộng.

- Tha. Như khoan kì kí vãng tha cho điều lỗi đã làm rồi.

dong, dung

- Bao dong chịu đựng. Như hưu hưu hữu dong lồng lộng có lượng bao dong, nghĩa là khí cục rộng lớn bao dong cả được mọi người. Cái vật gì chứa được bao nhiêu gọi là dong lượng.

- Nghi dong (dáng dấp).

- Lời nói giúp lời. Như vô dong không cần.

- Nên, hoặc là, có lẽ. Như dong hoặc hữu chi có lẽ có đấy. Cũng đọc là dung.

Đây là "tự điển" nên Thiều Chửu chỉ giải nghĩa "từng chữ" một. Ta thấy chữ "khoan" có 4 nét nghĩa. Với nét nghĩa thứ tư (tha), "khoan" có thể kết hợp với những "tự" khác để tạo nên từ mới: khoan dung, khoan đãi, khoan hâu, khoan hòa, khoan hồng, khoan thứ... Nét nghĩa thứ nhất của "dung (dong)" (bao dong chịu đựng) được chọn trong kết hợp "khoan dung" này.

Tuy nhiên, khi đi vào giao tiếp tiếng Việt, các từ Hán đều đã được "Việt hóa" cách đọc và đặc biệt là nét nghĩa sử dụng: Có từ được giữ nguyên ngữ nghĩa, có từ giảm bớt nét nghĩa và có từ chuyển nghĩa. Ta hãy xem, với từ "khoan dung", cộng đồng nói tiếng Việt đã sử dụng thế nào (trên cơ sở khảo sát một số Từ điển tiếng Việt đã xuất bản từ trước đến nay, xếp theo thứ tự thời gian, chúng tôi giữ nguyên hiện trạng chính tả các bản in - PVT).

1. “Việt-Nam Tự-điển”, Hội KHAI TRÍ TIẾN ĐỨC khởi thảo, Imprimerie Trung bắc tân-Văn, 1931, Văn mới, Saigon, 1954.

khoan-dung Rộng-rãi bao-dung <> Nên khoan-dung cho kẻ có tội đã biết hối.

2. “Từ điển Việt Nam phổ thông”, Đào Văn Tập biên soạn, Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn, 1952.

khoan-dung [khoan-dong] Rộng rãi bao-dung.

3. “Việt-Nam tân từ-điển”, Thanh Nghị biên soạn, Nhà sách KHAI-TRÍ, SAIGON, 1967.

khoan-dung bt. Hay tha thứ.

4. “Từ điển tiếng Việt”, Văn Tân chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1967.

khoan dung Rộng lòng tha thứ <> Khoan dung cho kẻ biết hối cải.

5. “Tự-điển Việt-Nam” (quyển thượng). LÊ-VĂN-ĐỨC cùng một nhóm văn hữu soạn, LÊ-NGỌC-TRỤ hiệu đính, Nhà sách KHAI-TRÍ, 62 Đại-lộ Lê-Lợi, Saigon, Ấn hành lần đầu tiên năm 1970, tại nhà in VĂN HỮU 28C, Đại lộ Lê Lợi, Saigon.

khoan dung đt. Rộng-rãi bao-dung: Xin được khoan-dung.

6. “Đại từ điển từ tiếng Việt”, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1999.

khoan dung đgt. Rộng lượng tha thứ cho người phạm lỗi lầm: tấm lòng khoan dung.

7. “Từ điển từ và ngữ Việt-Nam”, Nguyễn Lân biên soạn, NXB TP. Hồ Chí Minh, TPHCM, 2000.

khoan dung tt. (H. khoan: rộng rãi; dung: bao dung) Rộng lòng tha thứ <> Khoan dung cho những người tuy có khuyết điểm nhưng đã biết hối lỗi.

8. “Từ điển tiếng Việt” (có chú chữ Hán), Vietlex, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội, 2015.

khoan dung đg. hoặc t. rộng lòng tha thứ cho người có lỗi lầm : ánh mắt khoan dung ~ “Bà cụ (...) thành thực yêu con, yêu dâu, yêu cháu và khoan dung đối với hết thảy những người làm lụng trong nhà.” (Khái Hưng; 2). Đn: độ lượng, khoan thứ, rộng lượng. Tn: hẹp hòi.

...Đến triết lý khoan dung trong cuộc sống

Căn cứ vào các ngữ liệu vừa dẫn, có thể nói, nghĩa chung, nghĩa khái quát của "khoan dung" là "rộng lòng tha thứ".

Khoan dung là một động từ, một thái độ, chỉ một hành vi ứng xử của mỗi người trong cộng đồng. Trong cuộc sống, với sự đa dạng của muôn mặt đời thường, người ta không thể có lúc mắc phải những lỗi lầm. Không ai có thể nắm tay đến tối, gối tay đến sáng. Sự sai sót, lầm lỗi là khó tránh khỏi, với mức độ nhiều ít khác nhau. Vấn đề là ta biết xử sự thế nào trong những tình huống ấy.

Thay vì "trả miếng", "trả thù" (tức là đối kháng, triệt tiêu kẻ khác), người ta vẫn có cách ứng xử cao thượng nhằm cảm hóa đối tượng. Chính lòng bao dung làm cho người có lỗi nhận ra điều không phải, biết ăn năn hối cải, biết sống sao cho phải trong sự hòa nhập, hợp tác để sống chung. Triết lý sống "Hãy coi nhau là bạn, ngay cả khi chúng ta đang có sự khác biệt". Mọi con người sống trên thế gian này đều có sự khác biệt về màu da, về dân tộc, về quan niệm, về tư tưởng, về tôn giáo tín ngưỡng... Thế giới muôn màu không đơn giản, một chiều mà ta cần biết cách thích nghi để làm cho thế giới này trở nên đa dạng, phong phú và đẹp hơn.

Khoan dung không có nghĩa là ba phải, bao che, dĩ hòa vi quý. Như đã nói, khoan dung là một lối hành xử, một triết lý sống. Nó phải bắt nguồn từ cái tâm hướng thiện và cái tầm văn hóa ở mỗi con người. Khoan dung chỉ có giá trị khi cả hai (người mắc lỗi, người khoan dung) cùng một "mẫu số chung" về tri thức và cách ứng xử nhân văn. Nếu không thì lòng vị tha chẳng có ý nghĩa gì.

Ngược dòng thời gian, chắc mọi người còn nhớ trước đây, UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc) đã chọn năm 1995 là "Năm Khoan dung' với những thông điệp rất rõ ràng và mạnh mẽ về chủ đề này. Đó là:

Khái niệm khoan dung là gì?

Khoan dung là gì? - Khoan dung chính là lòng rộng lượng của con người, luôn có thể tha thứ cho người khác mà không áp đặt, không trừng phạt, không khắt khe với người phạm lỗi. Người khoan dung luôn thông cảm cho người khác và sẵn sàng tha thứ cho người khác khi họ đã biết lỗi và hối hận, quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.

Trái ngược với bao dung là gì?

Trái ngược với khoan dung là hẹp hòi, ích kỷ, luôn nghĩ cho bản thân mình, không cảm thông, sẻ chia với những người xung quanh.

Bao dung và khoan dung khác nhau như thế nào?

Khác biệt giữa "bao dung" và "khoan dung"Bao dung là sự chấp nhận và tôn trọng con người là đa dạng về đủ mọi mặt, còn khoan dung là đức tính rộng lượng, dễ dàng thông cảm, chấp nhận và tha thứ khiếm khuyết cũng như lỗi lầm của người khác.

Lòng khoan dung là gì lớp 9?

Khoan dung được hiểu là lòng rộng lượng, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác gây ra hoặc chính bản thân mình. Đây được coi là một đức tính tốt đẹp của con người, nó xuất phát từ sự cảm thông, nhân ái, sẻ chia của mỗi người.