Uống nước mía bao nhiêu là đủ năm 2024

Nước mía có thể giúp phòng ung thư, ngừa sỏi thận, điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện vấn đề răng miệng, khôi phục năng lượng sau tập luyện, theo chuyên gia.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP HCM, mía còn có tên gọi khác là cây cam giá. Trong Đông y, mía được mệnh danh "thang thuốc phục mạch", dùng để thanh nhiệt, chữa suy nhược cơ thể, ho, hen, nôn mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định.

Còn theo y học hiện đại, nước mía rất giàu chất dinh dưỡng, gồm đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể.

Do đó, ngoài giúp giải khát, nước mía còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, như sau:

Cải thiện mệt mỏi, phục hồi năng lượng

Nhờ chứa carbohydrate và các vitamin, khoáng chất, điện giải nên nhiều nghiên cứu cho thấy nước mía giúp cải thiện hiệu suất tập luyện thể dục, bù nước cho cơ thể, khôi phục năng lượng sau tập luyện và xua tan mệt mỏi.

Điều chỉnh lượng đường trong máu

Nước mía được xếp vào nhóm đồ uống có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Nếu dùng vừa phải, loại nước này giúp ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến. Song, nếu dùng quá nhiều sẽ khiến tổng lượng đường trong máu tăng lên.

Cải thiện vấn đề răng miệng

Mía giàu canxi và phốt pho, giúp tăng cường men răng, giúp răng chắc khỏe và chống sâu răng. Ăn mía còn giúp ngăn tình trạng hôi miệng do thiếu hụt chất dinh dưỡng và sâu răng.

Chống lão hóa, phòng ung thư, thải độc gan

Nước mía là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa phenolic, flavonoid và vitamin dồi dào có thể bảo vệ, giúp cơ thể chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Loại thức uống này giúp trì hoãn dấu hiệu lão hóa, ngăn chặn tế bào ung thư, đặc biệt ung thư tiền liệt tuyến, vú. Đồng thời bảo vệ gan và điều chỉnh sắc tố da.

Ngừa sỏi thận, nhiễm trùng tiểu

Với thành phần khoảng 70-75% nước, nước mía giúp phòng ngừa, loại bỏ sỏi và hỗ trợ chức năng thận, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiểu. Nghiên cứu cho thấy uống nước mía với chanh và nước dừa giúp giảm cảm giác nóng rát đường tiết niệu do bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt.

Nước mía còn giúp tăng miễn dịch, tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa ốm nghén, cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai nhi, làm đẹp da.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng mọi người cần uống nước mía đúng cách. Không uống quá nhiều dù rất khát, chỉ nên dưới 240 ml mỗi ngày (khoảng hai ly). Nên dùng ngay sau khi ép, không để nước mía quá lâu bên ngoài vì dễ nhiễm khuẩn.

Người đang sử dụng thuốc hoặc mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước mía. Người có hệ tiêu hóa kém, đang mang thai hoặc muốn giảm cân không dùng loại thức uống này quá nhiều.

Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 228 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Y tế 15:18, 15/04/2023 GMT+7

Uống nước mía nhiều có tốt không?

Uống nước mía nhiều có tốt không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Nước mía là loại đồ uống được nhiều người yêu thích, nhất là trong mùa hè. Vậy, uống nước mía nhiều có tốt không?

Lợi ích của nước mía với sức khỏe

- Mía có nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ và vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể của bạn và giảm căng thẳng oxy hóa.

- Thức uống này cũng có tác dụng lợi tiểu. Nó có thể giúp loại bỏ đầy hơi và mệt mỏi, đồng thời giúp thận hoạt động tốt hơn.

- Mía có thể giúp cải thiện chức năng của gan và thường được sử dụng như phương pháp điều trị bệnh vàng da.

- Hàm lượng cao canxi, magiê, kali, sắt và mangan làm cho nước mía có tính kiềm, cùng với sự hiện diện của flavonoid, giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Uống nước mía bao nhiêu là đủ năm 2024

Uống nước mía nhiều có tốt không là vấn đề nhiều người quan tâm

- Axit alpha hydroxy trong mía giúp bạn có làn da mịn màng, ngăn ngừa mụn trứng cá và gàu.

- Hàm lượng chất xơ trong mía có thể ngăn ngừa táo bón và cũng giúp giảm suy nhược.

- Mía là chất tăng cường khả năng sinh sản tự nhiên, được biết đến để cải thiện chất lượng tinh trùng và thậm chí là tiết sữa ở những bà mẹ mới sinh con.

- Uống nước mía có thể là cách tuyệt vời để cung cấp nước cho cơ thể vào mùa đông, đặc biệt là vì lượng nước tiêu thụ giảm trong mùa này.

Các chuyên gia cũng tin rằng nó là thức uống tuyệt vời sau khi tập luyện. Vì vậy, hãy tiếp tục và uống một ly nước mía tươi mát ngay bây giờ.

Uống nước mía nhiều có tốt không?

Theo các chuyên gia, do là thức uống siêu ngọt nên nước mía lại tối kỵ với những đối tượng như người già, trẻ em dưới 4 tuổi, người thừa cân béo phì, đặc biệt người bị bệnh tiểu đường. Với người có thể trạng bình thường, mặc dù uống nước mía khá tốt song nếu uống với số lượng nhiều, triền miên sẽ không tránh khỏi việc tăng cân.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân chỉ nên uống loại nước này với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề "Uống nước mía nhiều có tốt không?" rồi phải không.

1 ngày nên uống bao nhiêu ml nước mía?

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng mọi người cần uống nước mía đúng cách. Không uống quá nhiều dù rất khát, chỉ nên dưới 240 ml mỗi ngày (khoảng hai ly). Nên dùng ngay sau khi ép, không để nước mía quá lâu bên ngoài vì dễ nhiễm khuẩn. Người đang sử dụng thuốc hoặc mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước mía.29 thg 9, 2023null5 công dụng của nước mía với sức khỏe - VnExpressvnexpress.net › Sức khỏe › Dinh dưỡngnull

Thai bao nhiêu tuần thì uống nước mía?

Sau tháng thứ 3, các mẹ có thể uống nước mía với một liều lượng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sức khỏe cho thai nhi.nullBà bầu nên uống nước mía ở tháng thứ mấy để con tăng cân ... - Báo Mớibaomoi.com › ba-bau-nen-uong-nuoc-mia-o-thang-thu-may-de-con-tang-c...null

Tại sao trước khi diễn không được uống nước mía?

Ở miền Bắc chắc các nghệ sĩ không biết đến giai thoại này nhưng ở miền Nam ai cũng biết". Nữ nghệ sĩ cho hay, theo truyền thuyết, cây mía là cây gậy của Tổ nghề bởi vậy nghệ sĩ uống nước mía như lấy đi cây gậy của ông Tổ, vô tình đã phạm lỗi. Chính vì vậy, nghệ sĩ rất kỵ ăn mía.nullNSND Hồng Vân giải thích nguyên nhân vì sao nghệ sĩ không uống ...eva.vn › tv-shownull

Sau sinh bao lâu thì được uống nước mía?

2. Sau sinh bao lâu được uống nước mía? Sau sinh, mẹ bỉm sữa có thể bắt đầu uống một lượng ít nước mía sau khoảng 1 - 2 tuần. Tuy nhiên khi ở cữ không nên uống mỗi ngày liên tục.nullSau sinh bao lâu được uống nước mía? Khi uống cần lưu ý gì?www.medigoapp.com › tin-tuc › sau-sinh-bao-lau-duoc-uong-nuoc-mianull