Văn bản không có tên loại là gì

1. Nghị quyết [cá biệt] - chữ viết tắt là NQ;

2. Quyết định [cá biệt] - chữ viết tắt là QĐ;

3. Chỉ thị - CT;

4. Quy chế - QC;

5. Quy định - QYĐ;

6. Thông cáo- TC;

7. Thông báo - TB;

8. Hướng dẫn - HD;

9. Chương trình - CTr;

10. Kế hoạch - KH;

11. Phương án - PA;

12. Đề án - ĐA;

13. Dự án - DA;

14. Báo cáo - BC;

15. Biên bản - BB;

16. Tờ trình - TTr;

17. Hợp đồng - HĐ;

18. Công văn;

19. Công điện - CĐ;

20. Bản ghi nhớ - BGN;

21. Bản thỏa thuận - BTT;

22. Giấy ủy quyền - GUQ;

23. Giấy mời - GM;

24. Giấy giới thiệu - GGT;

25. Giấy nghỉ phép - GNP;

26. Phiếu gửi - PG;

27. Phiếu chuyển - PC;

28. Phiếu báo - PB;

29. Thư công.

File Word mẫu trình bày văn bản hành chính

Theo đó, thể thức văn bản hành chính được quy định bao gồm các thành phần sau:

- Thành phần chính, cụ thể:

+ Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

+ Số, ký hiệu của văn bản.

+ Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

+ Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

+ Nội dung văn bản.

+ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

+ Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

+ Nơi nhận.

- Ngoài các thành phần chính nêu trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác như: Phụ lục; Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành; Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành; Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax [trước đây có thêm số Telex].

Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Thùy Liên

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Văn bản hành chính là gì?

Văn bản hành chính là lọai văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.

Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.

Đặc điểm của văn bản hành chính

Đang cập nhật…

Các loại văn bản hành chính

Văn bản hành chính được chia thành 2 loại chính sau:

– Văn bản hành chính cá biệt là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể. Bao gồm:

  • Quyết định cá biệt;
  • Chỉ thị cá biệt;
  • Nghị quyết cá biệt.

Ví dụ: Quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức; Chỉ thị về phát động thi đua, biểu dương người tốt việc tốt,…

– Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức. Hệ thống loại văn bản này rất đa dạng và phức tạp, có thể phân thành 2 loại chính:

+ Văn bản không có tên loại: Công văn là văn bản dùng để giao dịch về công việc giữa các cơ quan đoàn thể. Đối với loại văn bản này thì ở đầu văn bản không thể hiện tên loại văn bản. Đây cũng là cách để phân biệt công văn với loại văn bản hành chính khác.

Ví dụ: Công văn đôn đốc, công văn trả lời, công văn mời họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu, công văn kiến nghị, công văn chất vấn.

+ Văn bản có tên gọi: Thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy [giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy ủy nhiệm,…] các loại phiếu [phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình…]. Những văn bản loại này thường thể hiện loại tên gọi cụ thể.

Ví dụ:

– Báo cáo: Dùng để trình bày cho rõ tình hình hay sự việc. Ví dụ: Báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo hội nghị;

– Thông báo: Báo cho mọi người biết tình hình hoạt động, tin tức liên quan tới đơn vị bằng văn bản;

– Biên bản: Bản ghi chép lại những gì đã xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm chứng về sau. Ví dụ: biên bản hội nghị, biên bản nghiệm thu, biên bản hợp đồng, biên bản bàn giao.

Chức năng của văn bản hành chính

Văn bản hành chính có vai trò chủ yếu là cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn cụ thể các chủ trương, chính sách của nhà nước, hỗ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước và thông tin pháp luật.

Ví dụ về văn bản hành chính

Xem các ví dụ tương ứng với mỗi loại văn bản hành chính được đề cập ở trên.

Văn bản hành chính [Việt Nam] là loại văn bản trong hệ thống văn bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính thông tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.[1][2][3]

Mục lục

  • 1 Vai trò
  • 2 Phân loại
    • 2.1 Văn bản hành chính cá biệt
    • 2.2 Văn bản hành chính thông thường
  • 3 Chú thích

Vai tròSửa đổi

Các văn bản hành chính có vai trò chủ yếu là: cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn cụ thể các chủ trương, chính sách của nhà nước, hỗ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước và thông tin pháp luật.

Phân loạiSửa đổi

Có hai loại văn bản hành chính chủ yếu là: văn bản hành chính cá biệtvà văn bản hành chính thông thường.

Văn bản hành chính cá biệtSửa đổi

Văn bản hành chính cá biệtthể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên và quy định quy phạm của cơ quan đó nhằm giải quyết công việc cụ thể.Nó bao gồm các quyết định cá biệt, chỉ thị cá biệt, nghị quyết cá biệt như: quyết định nâng lương, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức, chỉ thị về phát động thi đua, biểu dương người tốt việc tốt,…

văn bản cá biệt thường gặp là quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức

Văn bản hành chính thông thườngSửa đổi

Văn bản hành chính thông thườnghay văn bản chỉ đạo điều hành bao gồm những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong các cơ quan, tổ chức.

Về cơ bản, văn bản này chủ yếu gồm hai loại chính:

  • Công văn [hay văn bản không có tên loại] dùng để giao dịch về công việc giữa các cơ quan đoàn thể. Ở đầu của văn bản này không thể hiện tên loại văn bản.Ví dụ: Công văn góp ý, công văn đề nghị, công văn yêu cầu...
  • Văn bản có tên gọi là văn bản thể hiện rõ tên gọi như thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy [giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghỉphép, giấy ủy nhiệm,…] các loại phiếu [phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình…].

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Giáo trình Soạn thảo văn bản” [PDF]. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ “Một số vấn đề chung về Văn bản quản lý hành chính nhà nước”. Bộ Tài chính. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ “Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản”. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề