Vì sao con tí lại đứng đầu 12 con giáp

Tích xưa Trung Quốc lý giải rằng mọi chuyện đều liên quan tới một cuộc chạy thi do Ngọc Hoàng tổ chức

Theo BBC, tích xưa Trung Quốc lý giải rằng mọi chuyện đều liên quan tới một cuộc chạy thi do Ngọc Hoàng - vị thần tối thượng trong văn hóa Trung Quốc và một số nước châu Á, tổ chức cho các loài động vật tham gia.

Năm đó, 12 con vật tham gia cuộc chạy thi bao gồm lợn, chó, gà trống, khỉ, dê, ngựa, rắn, rồng, thỏ, hổ, trâu và chuột.

Như một phần thưởng cho cuộc đua, Ngọc Hoàng quyết định lấy tên 12 con vật tham gia cuộc thi để đặt cho các năm. Nếu hết, lại vòng lại từ đầu. Và thứ tự đặt tên cũng chính là thứ hạng trong cuộc chạy đua.

Vị trí 1-2

Chuột giành giải nhất trong cuộc đua nhờ trí thông minh

Đường đua bao gồm một con sông lớn và mọi loài vật từ lớn đến bé đều phải vượt qua mới tới được vạch đích.

Chuột nhỏ bé nhất trong số 12 con vật nhưng cũng là thông minh nhất. Nó thuyết phục để trâu cho nó ngồi lên đầu băng qua sông. Và khi trâu kiệt sức lúc lên bờ, chuột nhanh chân chạy tới vạch đích và kết thúc ở vị trí đầu tiên. Trâu xếp ở vị trí thứ hai.

3 vị trí tiếp theo

Hổ có sức mạnh và tốc độ nhưng phải vượt sông có sóng lớn khiến nó bị chậm lại. Nhưng cuối cùng, "chúa sơn lâm" vẫn đủ sức để kết thúc cuộc đua ở vị trí thứ 3. Ở vị trí thứ 4 là thỏ [Việt Nam là mèo]. Cũng bị kiệt sức, thỏ suýt bị cuốn trôi nhưng may mán bám được vào một khúc gỗ và bơi vào bờ.

Rồng có thể giành vị trí số 1 nhưng vì nhiều lý do nên chấp nhận đứng thứ 5

Ở vị trí thứ 5 là rồng, sinh vật trong truyền thuyết có thể bay. Theo lẽ thường, rồng sẽ là "ứng viên hàng đầu" cho vị trí số 1 với khả năng của mình. Vậy lí do gì khiến sinh vật này chỉ xếp thứ 5? Theo tích xưa Trung Quốc, trong lúc đua, rồng phát hiện lửa cháy đe dọa tính mạng của người dân gần đó nên quyết định dập lửa. Khi quay trở lại cuộc đua, nó lại trông thấy thỏ đang chới với giữa sông. Một lần nữa, rồng thổi gió đẩy thỏ vào bờ.

Vị trí 6-7

Ngựa ở không quá xa so với rồng và nghĩ rằng vị trí thứ 6 sẽ "nằm trong khả năng" của nó. Tuy nhiên, ngựa không thể ngờ rắn xảo quyệt đã quấn chặt vào chân ngựa và không tốn chút công sức nào. Khi gần tới đích, rắn bò ra dọa cho ngựa một phen khiếp vía và ung dung bước qua vạch đích, xếp thứ 6. Trong khi đó, ngựa ngậm ngùi nhận vị trí thứ 7.

 8-9-10

Kết thúc ở 3 vị trí tiếp theo là dê, khỉ và gà trống. Cả 3 con vật này là ví dụ tuyệt vời của việc làm việc nhóm hiệu quả. Chúng cùng tìm một chiếc bè và dùng nó để qua sông an toàn. Khi tới vạch đích, dê lên trước, theo sau là khỉ và gà trống.

2 vị trí cuối

Các vị trí cuối trong 12 con giáp thuộc về chó và lợn. Chó chỉ giành được vị trí thứ 11 vì mải chơi và thích đùa giỡn dưới nước thay vì bơi qua sông.

Vì ham ăn, lười biếng nên lợn chấp nhận vị trí cuối cùng

Vậy còn lợn? Con vật đứng vị trí cuối cùng trong 12 con giáp vì đang chạy đua thì cảm thấy đói. Nó dừng lại tìm thức ăn, ăn no nên lại lăn ra ngủ. Tới lúc thức dậy, mọi việc gần như đã an bài. 

Theo quan niệm của người Trung Quốc, vì sao mèo không xuất hiện trong 12 con giáp?

Nguyên do có liên quan tới chuột. Trước cuộc thi, mèo và chuột khá thân nhau. Mèo muốn chợp mắt để lấy sức thi đấu nhưng sợ ngủ quên nên dặn chuột đánh thức dậy. Nhưng vì quá phấn khích với cuộc thi, chuột cũng quên lời mèo dặn. Lúc mèo thức dậy, cuộc thi đã gần ngã ngũ. Đó cũng là một lời lý giải của người Trung Quốc xưa về việc vì sao mèo luôn ghét chuột.

Cách lý giải khác

Theo lối tính thời gian của Trung Quốc ngày xưa, một ngày được chia thành 12 giờ [một giờ tương đương với 2 giờ ngày nay]. Người xưa căn cứ vào giờ giấc hoạt động của 12 con giáp để áp vào 12 giờ trong ngày.

Cụ thể, giờ Tý - từ 23h đến 1 giờ sáng - đây là lúc chuột hoạt động nhộn nhịp nhất, vì vậy lấy giờ Tý gắn với chuột. Giờ Sửu - từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng - là thời điểm trâu nhai lại thức ăn, lấy sức chuẩn bị sáng sớm đi ra ruộng cày.

Giờ Dần - từ 3 giờ đến 5 giờ sáng - được cho là thời điểm hổ hung dữ nhất khi đi săn mồi. Giờ Mão - từ 5 giờ đến 7 giờ sáng - là thời điểm mặt trời vẫn chưa ló rạng, mặt trăng [còn gọi là thỏ ngọc] vẫn còn lấp ló. Giờ Thìn - từ 7 giờ đến 9 giờ - người xưa quan niệm là lúc rồng làm mưa, làm gió.

Giờ Tỵ - từ 9 giờ đến 11 giờ trưa - là lúc rắn thu mình trong hang. Giờ Ngọ - từ 11 giờ trưa đến 13h - là lúc ngựa đang chạy. Giờ Mùi - từ 13h đến 15h - lúc này dê đang lang thang gặm cỏ. Giờ Thân - từ 15h đến 17h - là lúc khỉ vui nhộn nhất. Giờ Dậu - từ 17h đến 19h - thời điểm gà lên chuồng. Giờ Tuất - từ 19h đến 21 - là lúc chó phải canh giữ nhà. Giờ Hợi - từ 21h đến 23h - là lúc lợn ngủ say nhất.


*   Đầu tiên là sự giải thích của các học giả dựa trên quy luật hoạt động của các con vật trong một ngày đêm:


   Giờ tý là từ 11h đêm đến 1h sáng: chuột hoạt động mạnh nhất vào giờ này, do đó lấy giờ tý gắn với chuột. Giờ sửu là từ 1h sáng đến 3h sáng: là lúc con trâu còn nhai lại thức ăn đêm qua Giờ dần là từ 3h sáng đến 5h sáng: là lúc con cọp đang tìm thức ăn trong rừng, lúc nó hung tợn nhất. Giờ mão từ 5h sáng đến 7h sáng là lúc thỏ[mèo] ngọc còn đang sắc thuốc. Giờ thìn từ 7h sáng đến 9h là lúc đàn rồng đang hô mây gọi gió trong thần thoại Giờ tị từ 9h đến 11h, giờ này rắn trong hang, ít cắn người. Giờ ngọ từ 11h đến 1h trưa vì ngựa là tính dương mà lúc này dương khí đang lên nên đây được coi là lúc mã phi giữa không trung Giờ mùi từ 1h đến 3 h chiều là giờ dê ăn cỏ. Giờ thân 3h đến 5h chiều lúc khỉ nhảy nhót vui nhộn nhất Giờ dậu 5h đến 7h chiều gà bắt đầu về ổ. Giờ tuất từ 7h đến 9h tối lúc chó bắt đầu giữ nhà phòng trộm Giờ hợi từ 9h đến 11h khuya lúc heo ngủ ngon nhất Truyền thuyết “chuột cắn trời mở. chuyện rằng màn đêm phủ kín trời đất, phải tiêu hao hết bầu không khí hỗn độn mới có thể xóa đi đêm đen, để bình minh ló dạng. Chuột hoạt động vào ban đêm đã cắn phá ban đêm, mang đến ánh dương, do đó giờ tý chỉ đi với chuột.Chính vì chuột tiêu hao đi bầu không khí hỗn độn nên còn có tên gọi là “Hao Tử”

*   Cách thứ hai: việc lấy tên một con vật áp vào một Địa Chi tương ứng là được xác định trên cơ sở Âm - Dương. Do Địa Chi bên dưới Thiên Can nên người ta lấy chân, vuốt của động vật để phân biệt theo Âm - Dương. Người xưa đã xếp 6 Địa Chi Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc Dương, do vậy đã dùng những động vật có đặc trưng số lẻ trên thân thể để biểu thị như Chuột, Hổ, Rồng, Khỉ, Chó có 5 ngón và Ngựa có 1 móng. Còn 6 Địa Chi Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc Âm, nên dùng các con vật có móng, vuốt chẵn để biểu thị như Trâu, Thỏ, Dê, Gà, Lợn đều có 4 vuốt. Rắn tuy không có chân nhưng lưỡi của nó lại chia ra làm 2 nên cũng được tính. Như vậy, 12 Địa Chi đã kết hợp với 12 con vật thành 12 con giáp. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là ở chỗ Tý thuộc Dương nhưng lại có một chút tính Âm: giờ Tý là từ 11 giờ đêm hôm trước [Âm] đến 1 giờ sáng hôm sau [Dương], chân trước của Chuột có 4 ngón [Chẵn], chân sau có 5 ngón [Lẻ]. Do Chuột mang đủ cả Âm và Dương nên nó xứng đáng được áp vào giờ Tý và đứng đầu 12 con giáp.

Theo chúng tôi, việc xác định con chuột đứng đầu các địa chi theo cách giải thích thứ 2 sẽ hợp lý hơn
 

Nói với tôi là vậy, nhưng nội không quên gãi đầu như cố nhớ một điều gì đó đã lâu ít nghĩ tới, đoạn hớp một ngụm trà nóng, khề khà pha một chút dí dỏm: “Chuyện là như thế này, mà nội nhớ mang máng đã nghe người ta kể, đọc được ở sách báo rồi nói theo, chứ nội cũng “bó tay” với câu hỏi của con.

Cho đến hiện nay, câu hỏi vì sao ngày xưa các cụ chọn chuột làm con vật đầu tiên trong 12 con giáp vẫn chưa tìm được câu trả lời đầy đủ, chính xác. Câu hỏi này cũng khó như những câu hỏi đại loại: vì sao sinh ra đàn ông, đàn bà? Và hàng loạt những câu hỏi “vì sao?”  thuộc về tạo hóa.

Nhưng, về biểu tượng 12 con giáp thì có thể giải thích được một phần. Không phải ngẫu nhiên mà trong thế giới loài vật xung quanh con người, người ta lại chọn ra 12 con vật, trong đó có 7 loài vật nuôi [trâu, mèo, ngựa, dê, gà, chó, heo], 4 loài hoang dã [cọp, rắn, khỉ,chuột] và 1 con vật huyền thoại là rồng làm biểu tượng đặt tên cho các giờ, các năm.

Có thể, người xưa đã thiên về trực giác, cảm quan hơn là đa lý sự. Nếu việc chọn chuột làm con vật đầu tiên trong 12 con giáp vẫn chưa giải thích được, thì việc đặt giờ Tý lại dễ hiểu hơn.

Theo bà con ở nông thôn thì khoảng thời gian nửa đêm [từ 12 giờ đêm hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau] được đặt là giờ Tý. Thời gian đó, chuột hoạt động mạnh, chúng vô cùng tỉnh táo, nhạy bén.

Chính những giờ này, các chiếc bẫy chuột cũng thường hay sập xuống nhất và kẻ thù “không đội trời chung” là mèo cũng hoạt động rất mạnh vào thời khắc này, chứ không chỉ chờ tới giờ Mẹo”.

Hớp thêm 1 ngụm trà cho trí nhớ sáng ra hơn, nội chép miệng rõ tiếng: “Trong 12 con giáp, các loài có chân thì chuột là con vật nhỏ nhất, không hung dữ, mạnh mẽ như cọp, không mang tính huyền thoại như rồng, không chạy nhanh như ngựa, không to tiếng như gà…

Nhưng vì sao lại đứng đầu 12 con giáp? Lý giải về điều này, mới thấy sự gian xảo, tinh ma của giống vật nhỏ con này. Theo các truyền thuyết dân gian mang tính hư cấu vui, thì khi Ngọc hoàng Thượng đế chọn được 12 con vật để đặt cho 12 con giáp, ngài cân nhắc rất kỹ để tránh gây phản ứng và phán: “Trong tất cả các ngươi, trâu to con nhất, vậy ta chỉ định trâu đứng đầu vậy!”.

Lúc đó, chuột tỏ ý phản đối và nói rằng, trong lòng con người, nó được xem là lớn hơn trâu. Để xem thực hư như thế nào, Ngọc hoàng Thượng đế chọn ngày lành, tháng tốt, cùng tất cả các con vật giáng trần để xác minh lời chuột nói. Khi trâu đi ngang qua mọi người, chỉ nghe tiếng xì xào: “Con trâu này béo khỏe thật, nhưng không phải to lớn nhất !”.

Lúc đó, chuột nắm lấy thời cơ để khẳng định mình, liền nhảy lên lưng trâu, dùng 2 chân đứng thẳng lên, mọi người kinh ngạc nói: “Ôi ! Con chuột này to thật”. Thế là, chuột được Ngọc hoàng Thượng đế chọn đứng đầu 12 con giáp”.

Thấy tôi chăm chú lắng nghe, nội bồi thêm một cách lý giải khá thú vị, mà nội cho là có lý hơn: “Có người còn cho rằng, việc lấy tên 1 con vật áp vào 1 Địa chi tương ứng được xác định trên cơ sở âm – dương. Do Địa chi ở bên dưới Thiên can nên người ta lấy chân, móng của động vật để phân biệt theo âm – dương.

Người xưa đã xếp 6 Địa chi: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc dương, do vậy đã dùng những động vật có đặc trưng số lẻ trên thân thể để biểu thị như: chuột, cọp, rồng, khỉ, chó có 5 ngón và ngựa có 1 móng.

Còn 6 Địa chi: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc âm, nên dùng các con vật có móng chẳn để biểu thị như: trâu, mèo, rắn, dê, gà, heo đều có 4 móng. Rắn tuy không có chân nhưng lưỡi của nó lại chia ra làm 2 nên được tính thuộc âm. Như vậy, 12 Địa chi đã kết hợp với 12 con vật cấu thành 12 con giáp.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở Tý thuộc dương nhưng có một chút tính âm: giờ Tý từ 12 giờ đêm hôm trước [âm] đến 1 giờ sáng hôm sau [dương], chân chuột có 4 ngón [chẵn], chân sau có 5 ngón [lẻ]. Do chuột mang cả âm và dương nên nó xứng đáng được áp vào giờ Tý và đứng đầu 12 con giáp”.

Sau một hồi dẫn giải tản mạn, nội đưa ra một cái kết có hậu: “Nhìn chung, trong các truyền thuyết dân gian thì tính cách của chuột là tinh ranh,  dùng mưu mô xảo quyệt đánh gục đối thủ để giành lấy vị trí thứ nhất trong 12 con giáp.

Điều này, tuy không phải là cơ sở giải thích mang tính khoa học, song nó cho thấy một cách nhìn về chuột trong dân gian: thông minh, nhanh nhẹn, khôn ngoan. Vì vậy, khi sắp xếp thứ tự 12 con giáp, người xưa cho rằng chuột thông minh nhất và mang cả 2 tính âm-dương nên được xếp đứng đầu”. 

HOA NGHĨA ĐOÀN

Video liên quan

Chủ Đề