Vì sao mỹ than thiết với việt nam

Nhắc đến quan hệ Việt Nam - Cuba là nói đến mối quan hệ truyền thống đặc biệt, vừa là đồng chí vừa là anh em. Sự gắn kết về lý tưởng cách mạng cao đẹp của thời đại, đấu tranh vì độc lập tự do và giải phóng dân tộc đã tạo nên sự đồng cảm, thấu hiểu giữa hai dân tộc ở cách xa nhau nửa vòng trái đất, tạo nên tình nghĩa đi qua 60 năm thăng trầm của lịch sử, vượt cả giới hạn, quy tắc thông thường trong quan hệ quốc tế. 

Vì sao mỹ than thiết với việt nam

Triển lãm ảnh nhân dịp kỷ niệm 45 năm chuyến thăm lịch sử của lãnh tụ Cuba Fidel Castro tới Việt Nam. (Ảnh Bộ Ngoại giao)

Việt Nam và Cuba chia sẻ những nét tương đồng trong các sự kiện quan trọng, không những làm thay đổi vận mệnh đất nước mà còn là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với những cuộc nổi dậy của các dân tộc chịu áp bức trên toàn thế giới. Trong những năm 50 của thế kỷ trước, hòa chung dòng chảy không thể đảo ngược của phong trào đấu tranh chống thực dân và giải phóng dân tộc, Việt Nam có chiến thắng Ðiện Biên Phủ vang dội địa cầu năm 1954, Cuba cũng có chiến thắng ngày 1-1-1959 của nhân dân Cuba, một trong những sự kiện có sức ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ la-tinh trong thế kỷ 20, làm thay đổi cục diện chính trị của khu vực.

Không lâu sau cách mạng thành công, ngày 2-12-1960, Cộng hòa Cuba đã trở thành nước đầu tiên ở Tây bán cầu thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ðây không chỉ là sự kiện trọng đại trong quan hệ giữa hai nước, mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với Chính phủ Việt Nam non trẻ. Vượt qua khoảng cách địa lý và hoàn cảnh khó khăn, Cuba đã kề vai sát cánh, hỗ trợ nhân dân Việt Nam như một người bạn chân thành, một người đồng chí tin cậy. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, Cuba luôn đi đầu trong phong trào quốc tế ủng hộ Việt Nam, là nước đầu tiên trên thế giới công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam, chấp thuận Phái đoàn Ðại diện thường trú của Mặt trận (tháng 7-1962), bổ nhiệm Ðại sứ (tháng 3-1969) và là đại diện nước ngoài duy nhất thường trú bên cạnh Chính phủ lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam...

Ðầu những năm 1960, khi Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đồng thời cắt quan hệ ngoại giao và áp đặt cấm vận thương mại với Cuba, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ Fidel, Ủy ban Ðoàn kết với Việt Nam ra đời, qua đó tình cảm đoàn kết với Việt Nam lan tỏa đến trường học, bệnh viện, nhà máy, công trường, các lực lượng vũ trang và toàn thể người dân Cuba, trở thành phong trào rộng lớn trên cả nước, với khẩu hiệu "Tất cả vì Việt Nam". Không một nước nào trên thế giới như Cuba, nơi có hàng nghìn nhà máy, trường học và khu phố mang tên các địa danh, các anh hùng chống Mỹ của Việt Nam.

Là lãnh đạo cao nhất của Ðảng và Nhà nước, lãnh tụ Fidel cũng tuần hành cùng toàn dân, thể hiện đoàn kết với Việt Nam. Fidel từng có câu nói nổi tiếng "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!". Vào thời khắc cam go trong cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Fidel đã biến những chuyến công du nước ngoài thành những chuyến vận động chính phủ và nhân dân các nước đoàn kết và ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Ngày 16-9-1973, Fidel trở thành lãnh tụ nước ngoài đầu tiên và duy nhất tới thăm vùng giải phóng Quảng Trị.

Nhân dân Việt Nam không quên những cán bộ, chuyên gia và công nhân Cuba đã đến Việt Nam trong những tháng năm khói lửa: Ðó là những thủy thủ Cuba chia lửa với nhân dân Việt Nam trong những ngày bom đạn trên cảng Hải Phòng. Ðó là những công nhân, chuyên gia Cuba sát cánh cùng các chiến sĩ công binh xây dựng đường Trường Sơn, ngày đêm lao động giúp xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Ðồng Hới, khách sạn Thắng Lợi... Các công trình Cuba viện trợ không chỉ là những món quà quý giá về vật chất, mà còn thể hiện tình cảm đặc biệt của nhân dân Cuba trong hoàn cảnh nước bạn cũng gặp muôn vàn khó khăn và phải nhận viện trợ nước ngoài.

Không chỉ đồng hành trong những tháng năm chiến tranh gian khó, Cuba còn kề vai, sát cánh với Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đối phó những hành động bao vây cô lập, cấm vận, chống phá Việt Nam sau ngày chiến thắng. Cuba có vai trò rất quan trọng trong việc vận động các nước Mỹ la-tinh ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, tại khóa 32 Ðại hội đồng Liên hợp quốc năm 1977.

Trong thời kỳ mới của cách mạng mỗi nước, Việt Nam tiếp tục giành những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và Cuba tiếp tục nỗ lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cuba vẫn phải đối mặt những khó khăn chồng chất. Là những người anh em, Việt Nam luôn coi việc đoàn kết và ủng hộ hợp tác với những người anh em Cuba là nguyên tắc, là mệnh lệnh trái tim của mỗi người Việt Nam, là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam thủy chung với bạn bè, đồng chí, anh em.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, giờ đây, hai nước đang đứng trước những vận hội mới và cả những thách thức mới. Quan hệ đoàn kết truyền thống, ủng hộ và hợp tác toàn diện Việt Nam - Cuba không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực. Các đoàn đại biểu, ở cấp cao nhất của Ðảng và Nhà nước ta đến các bộ, ngành, trong suốt những năm qua, gần đây nhất là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thăm Cuba. Lãnh đạo cấp cao Cuba cũng thường xuyên thực hiện các chuyến thăm Việt Nam, có thể kể đến chuyến thăm của Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz-Canel. Ðây là những dịp để lãnh đạo Ðảng và Nhà nước hai nước đánh giá sự phát triển của quan hệ hai nước, thảo luận đường hướng mới, nhằm không ngừng làm sâu sắc mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa Ðảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, vì lợi ích và vận mệnh của hai dân tộc.

Có thể khẳng định Việt Nam và Cuba có đầy đủ các yếu tố để vun đắp mối quan hệ song phương tiếp tục phát triển bền chặt hơn. Cả hai nước đều nhận thức được cơ hội và nhu cầu sát cánh bên nhau tại các diễn đàn quốc tế, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của các nước nhỏ trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, khả năng can thiệp, áp đặt của các nước lớn. Trong khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, đã thông qua hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thì Cuba sau thời gian nghiên cứu kinh nghiệm Việt Nam và các nước bạn bè, cũng đang tập trung triển khai cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế. Cả Việt Nam và Cuba thống nhất đánh giá hai nước là đối tác quan trọng của nhau về kinh tế. Việt Nam được Cuba chọn là đối tác đầu tiên tại châu Á để cùng nghiên cứu, đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại mới (tháng 11-2018). Hai bên cũng triển khai Chương trình nghị sự kinh tế song phương trung hạn giai đoạn 2014-2019 và chuẩn bị ký chương trình cho giai đoạn 2020-2025. Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba tại châu Á, châu Ðại Dương và là nhà cung cấp gạo chủ yếu của Cuba, đồng thời hỗ trợ Cuba phát triển sản xuất lúa gạo giúp Cuba từng bước bảo đảm an ninh lương thực...

Bước vào năm kỷ niệm lần thứ 60 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cuba, chúng ta vô cùng tự hào về sự nghiệp cách mạng của nhân dân hai nước và về mối quan hệ đoàn kết thủy chung giữa hai Ðảng, hai dân tộc. Càng tự hào, chúng ta càng vững tin vào tương lai tươi sáng của mỗi nước và của mối quan hệ đặc biệt gắn bó Ðảng và nhân dân hai nước suốt chặng đường dài sáu thập kỷ qua. Chúng ta tin vào sức sống mãnh liệt của khẩu hiệu đã đồng hành, tiếp sức cho hai nước trên mỗi chặng đường: Việt Nam - Cuba! Ðoàn kết nhất định thắng!

Bùi Thanh Sơn - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao

(Q.H t.h / nhandan.com.vn)

Vì sao mỹ than thiết với việt nam
Đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sáng ngày 12/7/1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Đã một phần tư thế kỷ trôi qua kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức tuyên bố bình thường hóa, thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (12/7/1995-12/7/2020). Vượt qua chập chững ban đầu, với nỗ lực không biết mệt mỏi của hai quốc gia, hai dân tộc, sau một phần tư thế kỷ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành bạn bè, Đối tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, với triển vọng rộng mở hợp tác trong thời gian tới.

Kỷ niệm 25 năm cột mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là dịp để hai bên nhìn lại chặng đường đã qua, những gì đang diễn ra và sắp tới, để cùng nhau phát triển quan hệ tương xứng với tiềm năng vốn có, phù hợp với lợi ích và mong muốn của hai quốc gia, hai dân tộc.

Vì sao mỹ than thiết với việt nam
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch phát biểu với một số nhà báo tối 4/2/1994, tại một sự kiện được tổ chức tại Hà Nội nhân việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Củng cố lòng tin, nền tảng quan hệ

Lòng tin luôn là nền tảng vững chắc của mọi mối quan hệ, dù đó là giữa cá nhân, tập thể, quốc gia hay giữa các dân tộc. Lòng tin được tạo dựng, nuôi dưỡng và vun đắp thông qua hành động thiết thực, bắt nguồn từ thiện chí và sự chân thành. Thực tế mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ cũng minh chứng cho điều đó. Giữa hai quốc gia, từng là “cựu thù”, yếu tố lòng tin lại càng quan trọng. Trên thực tế, những viên gạch đầu tiên xây dựng lòng tin giữa hai bên đến từ hoạt động hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh.

Ngay sau khi ký kết Hiệp định Paris năm 1973, Việt Nam đã đơn phương tổ chức các nhóm tìm kiếm, khai quật và trao trả hơn 300 hài cốt cho Hoa Kỳ. Hàng nghìn người dân Việt Nam, dù chưa tìm được hài cốt con em đã hy sinh trong chiến tranh, song vẫn tình nguyện tham gia tìm kiếm phần còn lại của những người bên kia chiến tuyến. Chính nỗ lực lớn của Chính phủ Việt Nam, tinh thần hòa hiếu, sẵn sàng gác lại quá khứ của người dân Việt Nam đã tác động đến suy nghĩ, nhận thức chủ đạo trong nội bộ Hoa Kỳ về hàn gắn vết thương chiến tranh. Hiện hai nước đã hồi hương hơn 1.000 bộ hài cốt quân nhân Hoa Kỳ và nhận dạng hơn 800 trường hợp mất tích.

Về phần mình, Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin và hồ sơ liên quan đến các trường hợp bộ đội Việt Nam hi sinh trong chiến tranh, giúp Việt Nam tìm kiếm và quy tập gần 1.500 hài cốt liệt sỹ. Chính phủ Hoa Kỳ liên tục tăng ngân sách phục vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thành chương trình hỗ trợ tẩy độc sân bay Đà Nẵng (2018) và đang khởi động dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa, hỗ trợ hơn 125 triệu USD để chăm sóc sức khỏe cho khoảng 1 triệu người khuyết tật ở Việt Nam và tài trợ 130 triệu USD cho các dự án về khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại. Việt Nam ghi nhận nỗ lực của Hoa Kỳ trong thực hiện trách nhiệm đạo lý khắc phục hậu quả chiến tranh.

Bên cạnh đó, ngoại giao nhân dân và hợp tác giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng lòng tin hai nước, nhất là trong những năm tháng đầu tiên của quá trình bình thường hóa quan hệ. TP Hồ Chí Minh và San Francisco (California) đã ký thỏa thuận kết nghĩa ba tháng trước khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ. Tương tự, hợp tác giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ, nổi bật là Chương trình Fulbright được triển khai từ năm 1992, đã hỗ trợ hơn 500 người Hoa Kỳ và gần 700 người Việt Nam học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Lòng tin, khi được gây dựng và củng cố đã tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam – Hoa Kỳ hòa giải, bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 12/7/1995.

Vì sao mỹ than thiết với việt nam
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm lịch sử 7/2013, hai bên tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. (Nguồn: TTXVN)

Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai

Việt Nam chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, cùng Hoa Kỳ xây dựng quan hệ hợp tác trên nguyên tắc hợp tác cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đây là chủ trương nhất quán trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tinh thần hòa hiếu và truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Với nỗ lực không biết mệt mỏi của hai Nhà nước, đặc biệt là người dân hai nước, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trên tất cả các lĩnh vực và cấp độ, thể hiện đúng tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện.

Quan hệ chính trị - ngoại giao từng bước mở rộng. Trao đổi đoàn cấp cao song phương diễn ra thường xuyên và liên tục. Từ năm 2000, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thực hiện 10 chuyến thăm lẫn nhau, trong đó, phía Việt Nam có ba chuyến thăm Hoa Kỳ nổi bật: chuyến thăm năm 2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, xác lập quan hệ Đối tác toàn diện; chuyến thăm năm 2015, với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành lãnh đạo Đảng cao nhất lần đầu thăm chính thức Hoa Kỳ và chuyến thăm năm 2017, với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo đầu tiên của một nước ASEAN tới Washington sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Về phía Hoa Kỳ, các Tổng thống đương nhiệm đều đã ghé thăm Việt Nam, riêng Tổng thống Donald Trump đã thăm Việt Nam hai lần vào năm 2017 và 2019. Mỗi chuyến thăm của cả lãnh đạo 2 bên đều để lại những dấu mốc mới, mở ra những giai đoạn mới cho quan hệ 2 nước.

Vì sao mỹ than thiết với việt nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng, tháng 7/2015. (Nguồn: Reuters)

Cụ thể, qua các chuyến thăm, hai bên đã thông qua 8 Tuyên bố chung. Đặc biệt, Tuyên bố chung năm 2013 đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ với 9 lĩnh vực hợp tác trọng tâm, trong đó lần đầu tiên xác định nguyên tắc hợp tác cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Tuyên bố chung năm 2015 đưa ra tầm nhìn chung cho quan hệ hai nước, nhấn mạnh làm sâu sắc quan hệ đối tác lâu dài, tăng cường hợp tác trên các vấn đề khu vực và toàn cầu. Tuyên bố chung năm 2017 đề ra lộ trình đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu.

Đặc biệt, việc Hoa Kỳ đón tiếp trọng thị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015 đã thể hiện sự “tôn trọng đầy đủ” thể chế chính trị của Việt Nam và vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước của Đảng ta. Chính quyền, Quốc hội Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định coi trọng tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện, ủng hộ phát triển quan hệ với một đát nước Việt Nam “hùng mạnh, độc lập và thịnh vượng” và đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong chính sách khu vực của Hoa Kỳ.

Vì sao mỹ than thiết với việt nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Donald Trump, ngày 27/2/2019.

Quan hệ toàn diện và thực chất

Một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của quan hệ bang giao Việt Nam-Hoa Kỳ đang phát triển năng động, ấn tượng nhất là về kinh tế-thương mại và đầu tư. Từ mức 450 triệu USD trong 1995, kim ngạch song phương đã tăng 170 lần lên 76 tỷ USD vào năm 2019. Kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng tính bổ trợ và tương hỗ lẫn nhau. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với nhiều mặt hàng có thế mạnh như thủy sản, dệt may, giày dép, nông sản… Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Hoa Kỳ. Nhu cầu và thị hiếu của người dân Việt Nam ngày càng ưa thích tiêu dùng các sản phẩm thương hiệu Mỹ, từ nông sản, viễn thông, hàng không cho đến dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục…

Vì sao mỹ than thiết với việt nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo đầu tiên của một nước ASEAN tới Washington sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.

Về đầu tư, Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam với hình thức đầu tư đa dạng, với dự án đăng ký tại 43/63 tỉnh thành. Sau thời gian dài hoạt động hiệu quả, nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ mong muốn mở rộng quy mô đầu tư, giúp Việt Nam từng bước tạo dựng chỗ đứng trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Hợp tác khoa học – công nghệ giữa hai nước cũng tiến triển tích cực, mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới. Nhiều doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hai nước đặc biệt quan tâm như trí tuệ nhân tạo, khởi nghiệp sáng tạo, năng lượng tái tạo, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sau khi thiết lập quan hệ, hợp tác giáo dục – đào tạo song phương tăng trưởng vượt bậc: Năm 1995, số sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ là 500 người; 25 năm sau, con số đó là gần 30.000 người, đưa Việt Nam đứng đầu ASEAN về số du học sinh tại Hoa Kỳ. Không những thế, sinh viên Việt Nam có thể học tập, nghiên cứu tại Đại học Fulbright Việt Nam.

Du lịch là một điểm sáng khác trong quan hệ song phương, với lượng khách Hoa Kỳ đến Việt Nam tăng đều đặn hàng năm. Năm 2019, Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ đã bình chọn Việt Nam là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Với du khách Hoa Kỳ, Việt Nam đang trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, có khả năng tổ chức sự kiện quốc tế lớn.

Vì sao mỹ than thiết với việt nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự họp trực tuyến ASEAN-Hoa Kỳ về Covid-19, ngày 23/4, tại Hà Nội.

Hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ không chỉ giới hạn trong các vấn đề song phương, mà đang mở rộng sang các vấn đề khu vực và toàn cầu. Thực tế này phù hợp với chủ trương của Việt Nam về tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; phù hợp với lợi ích và phát triển của quan hệ hai nước. Hai nước phối hợp ngày một chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, APEC, ARF, EAS…, cũng như trong xử lý nhiều vấn đề lớn như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống tội phạm xuyên quốc gia, các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; phát triển bền vững tiểu vùng Mekong và thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ.

Hai bên cũng đẩy mạnh hợp tác trong bảo đảm tự do và an toàn an ninh hàng hải, hàng không ở khu vực, thúc đẩy giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982, nhất là trong năm Việt Nam đảm nhận vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN 2020, đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Vượt lên khác biệt, viết tiếp tương lai

Cũng như bất kỳ mối bang giao giữa các quốc gia, quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ không thể không còn những khác biệt. Đây là vấn đề dễ hiểu khi hai quốc gia có sự đa dạng về văn hóa và lịch sử, sự khác biệt về chế độ chính trị và trình độ phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mối quan hệ Đối tác toàn diện đang phát triển ngày càng đi vào chiều sâu.

Song trên tất cả, hai nước đã và đang thể hiện rõ tinh thần tôn trọng thể chế chính trị, nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, nỗ lực tăng cường đối thoại, thúc đẩy hợp tác, giảm thiểu sự khác biệt có thể ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ, đồng thời, duy trì cơ chế đối thoại thiện chí để xử lý bất đồng trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và xây dựng.

Hiện hai nước đang tích cực trao đổi, rà soát vướng mắc và thúc đẩy giải quyết các quan tâm của Hoa Kỳ, trong đó có triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, giảm thâm hụt thương mại. Hai bên cũng tiếp tục đối thoại về quan điểm khác nhau trong vấn đề dân chủ - nhân quyền - tôn giáo.

Vì sao mỹ than thiết với việt nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, ngày 22/5/2019.

Trải qua 25 năm bình thường hóa quan hệ và 7 năm triển khai quan hệ Đối tác toàn diện, những thành quả mà hai nước đạt được đã chỉ ra rằng: hợp tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là lựa chọn đúng đắn của Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây là xu hướng tất yếu và hoàn toàn phù hợp với lợi ích chung của nhân dân hai nước, thể hiện nỗ lực, quyết tâm và tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo hai nước.

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Từ hai nước cựu thù, chúng ta đã trở thành những người bạn, đối tác, và đối tác toàn diện. Quá khứ không thể thay đổi, nhưng tương lai thuộc về trách nhiệm của chúng ta”.

Với những gì đã qua và những gì đang tới, Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn có quyền lạc quan vào tương lai. Hy vọng rằng, dấu ấn trên hành trình dài 25 năm của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ là động lực để thế hệ trẻ hai nước tiếp bước cha ông, đưa quan hệ đối tác phát triển lên tầm cao phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

https://baoquocte.vn/