Việt nam có bao nhiêu sàn chứng khoán năm 2024

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trong thời gian hình thành và phát triển, ngành chứng khoán nói chung và TTCK nói riêng đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, từng bước phát triển mạnh mẽ, góp phần cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn. Tính đến ngày 15-10-2021, chỉ số VN-Index đạt 1.392,7 điểm, tăng 573,4% so với cuối năm 2000. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 384,84 điểm, tăng 58,4% so với cuối năm 2006. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.166.000 tỷ đồng, tăng 626,8% so với cuối năm 2000, tương đương 113,9% GDP; quy mô niêm yết thị trường trái phiếu đến cuối tháng 9-2021 có 432 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.464.000 tỷ đồng, tương đương 23,3% GDP. TTCK Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc thông qua việc hình thành các khu vực thị trường: Thị trường cổ phiếu (cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu đăng ký giao dịch), thị trường trái phiếu (trong đó có trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ) và TTCK phái sinh.

Dù mới thành lập được 4 năm nhưng TTCK phái sinh đã phát triển nhanh chóng, cung cấp thêm các công cụ đầu tư và quản lý rủi ro hữu hiệu. Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ cho TTCK ngày càng được hoàn thiện và phát triển đa dạng các loại sản phẩm. Không chỉ bao gồm các sản phẩm đầu tư truyền thống như trước đây là cổ phiếu, trái phiếu, thị trường còn có nhiều sản phẩm mới, sản phẩm cơ cấu như: Các chứng chỉ quỹ, sản phẩm đầu tư và phòng ngừa rủi ro (như chứng quyền, hợp đồng tương lai chỉ số VN30, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 5 năm, 10 năm). Bên cạnh đó, các nghiệp vụ kinh doanh trên TTCK cũng khá đa dạng như: Giao dịch ký quỹ, nghiệp vụ vay và cho vay chứng khoán để hỗ trợ thanh toán chứng khoán (SBL), giao dịch mua lại (Repo)...

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển ngành chứng khoán; hệ thống tổ chức thị trường, mô hình và cấu trúc thị trường dần được nâng cấp phát triển. Các định chế trung gian thị trường đã có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô, tính chuyên nghiệp và sức cạnh tranh ngày càng cao; hệ thống nhà đầu tư phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, từ 3.000 tài khoản năm 2000, đến ngày 15-10-2021 đã đạt 3,7 triệu tài khoản.

Vụ Pháp chế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, đến nay, Chính phủ đã ban hành 5 nghị định và Bộ Tài chính đã có 15 thông tư quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán năm 2019. Nhờ vậy đã tạo khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ tốt của quốc tế, góp phần thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát sinh và thông lệ quốc tế, bảo đảm nền tảng pháp lý cần thiết cho giai đoạn phát triển mới của TTCK nước ta. Đồng thời, thu hút vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước trên TTCK; nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tăng tính công khai, minh bạch, bảo đảm TTCK hoạt động bền vững, an toàn, chuyên nghiệp, hiện đại.

VN-Index vượt mốc 1.500 điểm

Theo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán MB, trong phiên giao dịch ngày 24-11, chỉ số VN-Index tăng 25,24 điểm (tương đương 1,72%) lên 1.488,87 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng vọt tăng 32,17 điểm (tương đương 2,1%) lên 1.565,29 điểm. Thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 287 mã tăng/164 mã giảm. Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HOSE phiên này tăng trở lại ở mức 33.763 tỷ đồng. Thị trường trong nước vượt đỉnh thành công nhờ lực kéo chủ lực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Các cổ phiếu ngân hàng đã có sự hỗ trợ thị trường trong phiên tăng điểm này là: VCB, TCB, MBB, CTG... Đáng chú ý là nhóm VN30 cũng vượt đỉnh lịch sử và thanh khoản đột biến. Nhóm này vừa đóng vai trò lực kéo chủ yếu, vừa tạo sự lan tỏa giúp nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp đà phục hồi, qua đó giúp thị trường đi lên bền vững trên diện rộng. Thị trường đang được kỳ vọng sẽ chinh phục ngưỡng 1.500 điểm ngay trong tuần này.

Bộ Tài chính nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽ tăng cường giám sát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có khối lượng phát hành trái phiếu lớn, phát hành không có tài sản bảo đảm, tình hình tài chính yếu. Thực hiện giám sát chặt chẽ các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; kịp thời phối hợp với các sở giao dịch chứng khoán có đánh giá, phân tích, tiến hành kiểm tra đối với các giao dịch có dấu hiệu vi phạm quy định. Xem xét hồ sơ công ty đại chúng; hướng dẫn, nhắc nhở, yêu cầu các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK theo quy định...

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện tất cả thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có hai bảng giá riêng đại diện cho hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức gồm bảng giá của HoSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) và bảng giá HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).

Trong đó, bảng giá HNX bao gồm sàn HNX và thị trường UPCoM. Ngoài ra, trên bảng giá còn có các loại hàng hóa khác như chứng quyền, hợp đồng tương lai...

Ngoài bảng giá được cung cấp bởi mỗi Sở, mỗi công ty chứng khoán cũng xây dựng một bảng giá riêng phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, thông số cơ bản của các bảng giá này là hoàn toàn giống nhau và nguồn dữ liệu đều được cập nhật từ hai Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Việt nam có bao nhiêu sàn chứng khoán năm 2024

Bảng giá công ty Cổ phần chứng khoán DNSE.

Bảng giá hiển thị trạng thái giao dịch của thị trường, từng cổ phiếu, vì vậy, việc nắm từng chi tiết của bảng giá sẽ giúp nhà đầu tư hiểu diễn biến của thị trường, diễn biến từng cổ phiếu đang theo dõi để có các quyết định đầu tư phù hợp.

Kỹ năng đọc – hiểu bảng giá, vì thế, được xem như bài học vỡ lòng mà bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải học.

Các chi tiết trên một bảng giá, gồm:

Hệ thống đồ thị chỉ số:

- VN-Index: Là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).

- VN30-Index: Là chỉ số giá của 30 cổ phiếu bluechip trên thị trường.

- VNX-AllShare: Là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết trên HoSE và HNX.

- HNX-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

- UPCOM-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM, thuộc HNX.

Việt nam có bao nhiêu sàn chứng khoán năm 2024

Chi tiết mã chứng khoán tại bảng giá DNSE.

Danh sách các cột trên bảng giá:

- "Mã CK" (Mã chứng khoán): Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z).

- "TC" (Giá Tham chiếu - Màu vàng): Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán biên độ giao dịch của cổ phiếu trong phiên.

Riêng sàn UPCoM, giá tham chiếu được tính bằng giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

- "Trần" (Giá Trần – Màu tím): Là mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Với sàn HoSE, giá trần tính bằng giá tham chiếu x 7%, sàn HNX là 10% và UPCoM là 15%.

- "Sàn" (Giá Sàn – Màu xanh lam): Mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Biên độ tương ứng với giá trần nhưng là chiều giảm.

- "Tổng KL" (Tổng khối lượng): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên.

- "Bên mua": Khu vực này hiển thị ba mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng.

- "Bên bán": Hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng.

- "Khớp lệnh": Khu vực này biểu thị mức giá khớp lệnh gần nhất của một cổ phiếu, bao gồm giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh và biên độ giá so với tham chiếu.

- "Giá", bao gồm các cột "Giá cao nhất", "Giá thấp nhất" và "Giá TB": Biểu thị biên độ biến động thực tế của cổ phiếu trong phiên giao dịch.

- "Dư mua / Dư bán": Biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp ở hai chiều mua và bán.

- "ĐTNN" (Đầu tư nước ngoài): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm hai cột Mua và Bán).

Việt Nam có bao nhiêu công ty đã lên sàn chứng khoán?

Từ khởi đầu sơ khai, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam ngày càng gia tăng, hiện lên tới hơn 1.700 doanh nghiệp trên cả 3 sàn HoSE, HNX, UPCoM. Tính riêng sàn HoSE, số lượng doanh nghiệp niêm yết đạt 409, tương ứng hơn 141 tỷ cổ phiếu lưu hành.

Đâu là sàn chứng khoán lớn ở Việt Nam?

HCM. HoSE là sàn chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam, được thành lập từ năm 2000 và là sàn có sự tham gia của nhiều mã chứng khoán cũng như sự tham gia của cá nhà đầu tư lớn nhất. Sàn chứng khoán HoSE trực thuộc Uỷ ban chứng khoán và quản lý hệ thống các giao dịch chứng khoán được niêm yết tại thị trường Việt Nam.

Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam là gì?

Sàn chứng khoán là nơi giao dịch mua - bán các sản phẩm như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… Tại Việt Nam, các sàn hoạt động vô cùng sôi nổi và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm soát. Điều này giúp các nhà đầu tư an tâm hơn khi thực hiện các hoạt động giao dịch trên các sàn này.

Có bao nhiêu mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Toàn sàn HOSE có 231 mã tăng (trong đó 11 mã tăng trần), 63 mã đứng giá (bằng giá tham chiếu) và 135 mã giảm (trong đó 7 mã giảm sàn).