Apple có sản xuất linh kiện không

Ngay cả công ty công nghệ lớn nhất thế giới cũng không thể tránh khỏi tác động từ cơn khủng hoảng chip.

Apple có sản xuất linh kiện không

Sản lượng chip thiếu hụt có thể khiến doanh số bán ra của Apple bị ảnh hưởng trong những tháng cuối năm. Hồi tháng 9, Apple ra mắt 4 chiếc iPhone mới trong series iPhone 13. (Ảnh: Bloomberg).

Apple có thể sẽ cắt giảm mục tiêu sản lượng iPhone 13 trong năm 2021 lên tới 10 triệu máy trong bối cảnh đợt thiết hụt chip ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, Bloomberg dẫn lời nguồn tin thân cận với vấn đề cho biết.

Trước đó, Apple kỳ vọng có thể sản xuất được 90 triệu chiếc iPhone mới trong 3 tháng cuối năm. Dù vậy, việc các đối tác sản xuất như Broadcom Inc. và Texas Instruments Inc. không cung cấp được đủ lượng linh kiện khiến mục tiêu khó có thể hoàn thành.

Apple hiện tại đang là công ty mua chip lớn nhất trên thế giới. Dù vậy, bất chấp "quyền lực" của mình trong ngành công nghiệp này, Apple cũng đang gặp phải những khó khăn tương tự các công ty công nghệ khác khi chuỗi cung ứng chip đứt gãy. Hiện tại, nhiều nhà sản xuất chip đã đưa ra cảnh báo rằng nhu cầu chip vẫn sẽ vượt quá nguồn cung trong năm 2022 và thậm chí là cả các năm sau đó.

Apple thường mua các linh kiện màn hình từ Texas Instruments, trong khi đó Broadcom là đối tác lâu năm cung cấp các linh kiện kết nối không dây. Một con chip của Texas Instruments mà Apple đang bị thiếu hụt cho iPhone mới liên quan đến chức năng cấp nguồn điện cho màn hình OLED. Apple đồng thời đối mặt với tình trạng thiết linh kiện từ các nhà cung ứng khác.

Về phần mình, cả Apple và Texas Instruments đều từ chối đưa ra bình luận.

Đợt thiếu hụt linh kiện đang làm ảnh hưởng đến khả năng giao những chiếc điện thoại mới tới tay người dùng của Apple. iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max lên kệ chính thức hồi tháng 9, dù vậy người dùng đặt mua các dòng máy này có thể sẽ phải đợt trong 1 tháng.

Những chiếc iPhone mới hiện cũng đang hiển thị trạng thái "hiện hết hàng" nếu khách hàng đến mua tại một số cửa hàng bán lẻ của công ty này, theo Bloomberg. Đồng thời, các nhà mạng đối tác của Apple cũng đang gặp tình trạng chậm trễ giao hàng tương tự.

Bloomberg nói rằng các đơn hàng hiện tại sẽ được xử lý vào trung tuần tháng 11, điều này đồng nghĩa với việc Apple nhiều khả năng vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu lớn của khách hàng vào mùa mua sắm cao điểm cuối năm. Năm nay, Apple được kỳ vọng sẽ thu về 120 tỷ USD doanh thu trong quý 4, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 7%.

Bên cạnh sản lượng iPhone, Apple cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường dành cho Apple Watch Series 7 và một số sản phẩm khác. Đầu năm nay, Apple cảnh báo rằng hãng có thể phải đối mặt với những đợt căn thẳng nguồn cung iPhone và iPad trong quý 3.

Theo Bloomberg, Broadcom không có các nhà máy riêng ở quy mô lớn và chủ yếu phụ thuộc vào các đối tác sản xuất chip bên thứ 3, ví dụ như Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), để phát triển sản phẩm. Bản thân Apple cũng là một trong những khách hàng lớn của TSMC để sản xuất các dòng chip Series A. Dù vậy, Apple hiện chưa gặp phải tình trạng thiếu chip với TSMC.

Nam Khánh

Theo Nikkei Asia, Apple đã buộc phải ngừng sản xuất iPhone và iPad trong vài ngày. Nguyên nhân chắc chắn là không phải do Táo Khuyết không bán được hàng, mà là vì thiếu hụt linh kiện. Đây được cho là lần đầu tiên trong suốt một thập kỷ qua mà các nhà máy của Apple phải dừng hoạt động trong những tháng cuối năm – giai đoạn sôi động để chuẩn bị hàng cho dịp mua sắm Năm mới.

Apple và tất cả các thương hiệu công nghệ trên toàn cầu đều không tránh khỏi sự thiếu hụt linh kiện điện tử, cụ thể là các linh kiện bán dẫn. Đây là một phần không thể thiếu trong mọi thiết bị điện tử mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày. Trước đó, Táo Khuyết đã hạ mục tiêu sản lượng của iPhone 13 trong năm nay. Thậm chí, gã khổng lồ này còn phải cắt giảm sản lượng của iPad để dồn toàn lực để dành linh kiện cho iPhone.

Apple có sản xuất linh kiện không
Nhà máy sản xuất iPhone tại Trung Quốc. Ảnh: SMCP

Thông thường ở giai đoạn này, các nhà máy của Apple tại Trung Quốc luôn phải làm tăng ca, đặc biệt là từ tháng 10 cho tới hết năm .Các nhân viên sẽ thay ca để đảm bảo nhà máy phải hoạt động 24 giờ trong ngày. Tất cả là để đảm bảo nhu cầu trong dịp mua sắm Tết Nguyên Đán và năm mới trên toàn thế giới. Tuy nhiên, năm nay các nhà máy này đã phải cho công nhân nghỉ bất đắc dĩ trong một thời gian dài.

Nói về nguyên nhân, Nikkei Asia cho rằng, sự thiếu hụt nguồn cung bắt đầu từ trước đại dịch khi hàng loạt công ty công nghệ Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại. Thêm vào đó, biến thể Delta của COVID-19 ảnh hưởng nặng nề tại Malaysia và Việt Nam cũng khiến việc vận hành các nhà máy sản xuất nhiều linh kiện điện và chip tại 2 nước bị ảnh hưởng rất nhiều. Trước đó, hồi tháng 5 thì nhà máy Foxconn và Luxshare (đối tác của Apple) đã phải ngừng hoạt động do dịch COVID-19 diễn biến vô cùng phức tạp tại Bắc Giang và Bắc Ninh.

Tim Cook – Giám đốc điều hành của Apple đã khẳng định rằng, thương hiệu này đã mất tới 6 tỷ USD trong tháng 9 do những hạn chế về chuỗi cung ứng. Và trong những tháng cuối năm, con số này sẽ còn cao hơn rất nhiều so với con số của tháng 9 trước đó. 

Apple có sản xuất linh kiện không

Giá iPhone, iPad sẽ tiếp tục tăng mạnh

Cung ít, cầu ắt sẽ tăng. Hiện tại, sức ảnh hưởng của đà thiếu linh kiện này đã được thể hiện rất rõ tại thị trường Việt Nam. Đầu tiên là iPhone 13 series vẫn còn khan hàng tại Việt Nam. Thậm chí, nhiều người còn sẵn sàng mua những chiếc iPhone 13 xách tay, mặc cho hàng đã được bán chính hãng tại Việt Nam. Tận cuối tháng 11, iPhone xách tay vẫn vô cùng đắt hàng tại nước ta. VnExpress dẫn nguồn tin cho biết “iPhone 13 xách tay đang tăng 2-6 triệu đồng tuỳ phiên bản, cao hơn so với sản phẩm chính hãng nhưng vẫn thu hút nhiều người mua.”

Không chỉ các đời iPhone 13 series mới nhất, mà các thế hệ iPhone như iPhone 11, iPhone 12 vẫn tăng giá rất mạnh. iPhone 11 mới chính hãng tại Việt Nam có thời điểm chỉ khoảng 13,9 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện tại thì rất nhiều đơn vị bán lẻ niêm yết mức giá iPhone 11 bản 64GB ở mức 18 triệu đồng. Đây thực sự là một mức giá rất cao với một sản phẩm đã ra mắt được 2 năm.

Apple có sản xuất linh kiện không
Ảnh: Unsplash

Ngoài ra, iPhone 12 cũng đã tăng 2 triệu đồng so với hồi tháng 5 và hiện giá khoảng 20-21 triệu đồng cho bản 64GB. Thậm chí những máy đời cũ hơn như iPhone SE 2020, iPhone XR cũng tăng nhẹ 200-500 nghìn đồng với giá lần lượt 10,8 và 11,5 triệu đồng. Rất nhiều chủ cửa hàng khẳng định rằng, đà tăng giá này là do thị trường quyết định khi cung không đủ cầu.

Ngoài ra, iPad cũng là sản phẩm đang chịu đà tăng giá, điển hình là iPad Air 4 2020. Những chiếc iPad Air 4 đã có thời điểm chỉ ở khoảng 14 triệu đồng, tuy nhiên hiện nay mức giá đã lên tới gần 17 triệu đồng cho bản 64GB.

Bất chấp những biện pháp trừng phạt dưới thời Tổng thống Trump, các công ty Trung Quốc năm 2020 vẫn chiếm 1/4 chuỗi cung ứng của Apple.

Theo phân tích của Nikkei, trong số 200 nhà cung cấp hàng đầu của Apple vào năm 2020, có 51 nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong, tăng từ 42 công ty vào năm 2018 và lần đầu tiên đánh bật Đài Loan khỏi vị trí dẫn đầu.

Apple có sản xuất linh kiện không

Trung Quốc hiện là nguồn cung cấp linh kiện lớn nhất cho nhà sản xuất iPhone. Ảnh: Reuters.

Ngay khi chiến tranh thương mại bắt đầu, các nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc cũng nhanh chóng giúp Apple tăng cường sản xuất bên ngoài quốc gia này. Số lượng nhà cung cấp của Apple tại Việt Nam đã tăng từ 14 vào năm 2018 lên 21 vào năm ngoái. Có thể kể đến Luxshare và Goertek - hai đơn vị lắp ráp tai nghe không dây AirPods từ đầu 2020.

Trong danh sách 200 nhà cung cấp hàng đầu của Apple, số lượng công ty Nhật Bản đã giảm còn 34, tập trung vào các nhà sản xuất màn hình và mô-đun máy ảnh. Đài Loan dù giữ vị trí đầu trong hơn một thập kỷ, cũng đang mất dần vị thế. Từ 52 nhà cung cấp Apple của vào năm 2017, Đài Loan năm ngoái chỉ còn 48 công ty.

Số lượng các nhà cung cấp có trụ sở tại Mỹ của Apple cũng đã giảm xuống 32 vào năm ngoái. Nhưng hầu hết các công ty này cung cấp vật liệu bán dẫn có giá trị cao và khó thay thế, chẳng hạn 3M, Corning, Micron, Lumentum và Qualcomm.

Mặc dù không tiết lộ giá trị mua sắm của từng công ty, báo cáo đóng vai trò như một thước đo về sự phụ thuộc của Apple vào các nhà cung cấp từ các khu vực khác nhau trên thế giới. Báo cáo được công bố hầu như hàng năm kể từ năm 2013. Tuy nhiên, Apple không đưa ra lý do cho việc không công bố vào năm ngoái.

Apple nổi tiếng với các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, do đó, sự gia tăng số lượng các nhà cung cấp Trung Quốc nói lên khả năng sản xuất, công nghệ, cũng như giá cả của quốc gia này ngày càng cạnh tranh.

Một quản lý chuỗi cung ứng của Apple nói với Nikkei: "Hầu hết nhà cung cấp Trung Quốc đều có cách tiếp cận giống nhau. Họ thắng được đơn hàng bằng cách chấp nhận tỷ suất lợi nhuận thấp mà các nhà cung cấp khác không muốn tiếp cận. Bằng cách này, họ có thể dần dần nâng cao tiếng tăm cũng như được xem xét cho các đơn hàng tiếp theo". Tham gia vào chuỗi cung ứng của Apple là "tấm vé vàng" để các công ty trở thành những nhà cung cấp tốt nhất trên thế giới.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng hy vọng có thể giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc bằng cách áp đặt các mức thuế trừng phạt và đưa nhiều công ty Trung Quốc vào danh sách đen. Tuy nhiên, cho đến nay, Apple mới chỉ cắt đứt quan hệ với một nhà cung cấp Trung Quốc duy nhất - O-Film Technology, chuyên sản xuất mô-đun cảm ứng và camera, sau khi chính quyền Mỹ đưa công ty này vào danh sách đen vì vi phạm nhân quyền liên quan đến nhóm thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Các nỗ lực của Washington rõ ràng không ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác của Apple với các nhà cung cấp Trung Quốc. Jeff Pu, nhà phân tích cấp cao của GF Securities, cho biết Trung Quốc có chuỗi cung ứng lắp ráp và linh kiện điện tử hàng đầu thế giới nhờ nhiều năm đầu tư không chỉ của Apple mà còn của các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc như Huawei và Oppo.

Pu nói: "Các thành phần điện tử duy nhất mà Trung Quốc chưa thể bắt kịp là chất bán dẫn. Số nhà cung cấp của Trung Quốc trong danh sách của Apple tăng lên cũng cho thấy Trung Quốc đã kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 vào năm 2020".

Theo Eric Tseng, nhà phân tích chính của Isaiah Research, chi phí và chất lượng là những lý do chính khiến Apple gắn bó với Trung Quốc bất chấp áp lực chính trị.

Tseng cho biết: "Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy Apple đã giảm đầu tư và hợp tác với các nhà cung cấp Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị. Về cơ bản, Apple lựa chọn và đánh giá các nhà cung cấp dựa trên giá thành. Đó là lý do tại sao nhiều nhà cung cấp Trung Quốc, từ Luxshare đến BYD, đã có nhiều đơn hàng hơn trong vài năm qua".

Cả hai nhà phân tích đều cho rằng việc các nhà cung cấp Trung Quốc sẵn sàng chuyển sản xuất sang các nước như Việt Nam và Ấn Độ, phản ánh các vấn đề về môi trường đầu tư của Trung Quốc. Họ cho rằng chi phí nhân công của Trung Quốc đang tăng và rất khó tuyển dụng đủ công nhân trong các mùa cao điểm hàng năm.

Đăng Thiên (theo Nikkei Asia)