Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta

Vận dụng một số bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới và trách nhiệm của sinh viên

Thứ năm - 20/05/2021 22:32

  • In ra

Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta

Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã hình thành, phát triển trong quá trình dựng và giữ nước của dân tộc. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nghệ thuật quân sự ngày càng phát triển, đó là nghệ thuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh...

>> Phần 1: Bài 7. Nghệ thuật quân sự Việt Nam
>> Phần 2:Bài 7. Nghệ thuật quân sự Việt Nam

Những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vẫn còn giữ nguyên giá trị để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và vân dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới.

I. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta

1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử

Cách đây mấy nghìn năm, từ khi các Vua Hùng mở nước Văn Lang, lịch sử dân tộc Việt Nam bắt đầu thời đại dựng nước và giữ nước. Do yêu cầu tự vệ trong chống giặc ngoại xâm và yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành của nhà nước trong buổi đầu lịch sử. Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của nước ta, có lãnh thổ khá rộng và vị trí địa lí quan trọng, bao gồm vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay, nằm trên đầu mối những đường giao thông qua bán đảo Đông Dương và vùng Đông Nam Á.

Nền văn minh sông Hồng còn gọi là văn minh Văn Lang, mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn rực rỡ, thành quả đáng tự hào của thời đại Hùng Vương. Vào nửa sau thế kỷ thứ III trước công nguyên, nhân sự suy yếu của triều đại Hùng Vương cuối cùng, Thục Phán – một thủ lĩnh người Âu Việt đã thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt, thành lập nước Âu Lạc, dời đô từ Lâm Thao về Cổ Loa (Hà Nội). Nhà nước Âu Lạc kế thừa nhà nước Văn Lang trên mọi lĩnh vực.

Do có vị trí địa lí thuận lợi, nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm lược nhòm ngó. Sự xuất hiện các thế lực thù địch và âm mưu thôn tính mở rộng lãnh thổ của chúng là nguy cơ trực tiếp đe dọa vận mệnh đất nước ta. Do vậy, yêu cầu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập và cuộc sống đã sớm xuất hiện trong lịch sử dân tộc ta. Người Việt muốn tồn tại, bảo vệ cuộc sống và nền văn hóa của mình chỉ có con đường duy nhất là đoàn kết đứng lên đánh giặc, giữ nước.

2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc

2.1- Về địa lí

Nhà nước Văn Lang trước kia, nhà nước Việt Nam ngày nay có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam á và biển Đông, có hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường sông, đường không, bảo đảm giao lưu trong khu vực Châu Á và thế giới thuận lợi. Đã từ lâu, nhiều kẻ thù luôn nhòm ngó, đe dọa và tiến công xâm lược. Để bảo vệ đất nước, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc, cha ông ta đã đoàn kết và phát huy tối đa ưu thế của địa hình để lập thế trận đánh giặc.

2.2- Về kinh tế

Kinh tế nước ta là tự cung, tự cấp, sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu, trình độ canh tác thấp. Trong quá trình phát triển, tổ tiên ta đã kết hợp chặt chẽ tư tưởng dựng nước phải đi đôi với giữ nước, thực hiện nhiều kế sách như “phú quốc, binh cường”, “ngụ binh ư nông”…Tích cực phát triển sản xuất, chăn nuôi để ổn định, nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thời, phát huy tính sáng tạo trong lao động, tự tạo ra vũ khí để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

2.3- Về chính trị, văn hóa – xã hội

Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sớm xây dựng được nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội để cùng toàn dân đánh giặc, xây dựng được nền văn hóa mang bản sắc Việt Nam. Đất nước bao gồm làng, xã, thôn, bản và có nhiều dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc, làng, xã có phong tục, tập quán riêng, tạo nên nét đặc sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong quá trình đó, dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hóa truyền thống: Đoàn kết, yêu nước, thương nòi, sống hòa thuận, thuỷ chung; lao động cần cù sáng tạo, đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất.

3. Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược

3.1- Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên

Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến chống quân Tần. Đó là cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ, từ năm 214 đến 208 TCN của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Hùng và Thục Phán.

Sau cuộc kháng chiến chống Tần là cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống chiến tranh xâm lược của Triệu Đà, từ năm 184 đến 179 trước công nguyên, nhưng bị thất bại. Từ đây, đất nước ta rơi vào thảm họa hơn một nghìn năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ (thời kì Bắc thuộc).

3.2- Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc lập từ thế kỷ thứ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ thứ X

Trong hơn một nghìn năm (từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938), nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, nhà Hán, nhà Lương…đến nhà Tuỳ, nhà Đường đô hộ. Trong thời gian này, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cường và bền bỉ, đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn, phát huy tinh hoa của nền văn hóa dân tộc và quyết đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 đã giành được độc lập. Nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững trong ba năm.
  • Năm 248, Triệu Thị Trinh phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân của người con gái núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh hóa) làm cho quân thù nhiều phen kinh hồn, bạt vía. Sau gần nửa năm chiến đấu khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động. Mặc dù bà Triệu cùng nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng, nhưng kẻ thù có sức mạnh vượt trội và đàn áp rất khốc liệt, nên khởi nghĩa bị thất bại.
  • Mùa xuân năm 542, phong trào yêu nước của người Việt lại bùng lên mạnh mẽ, rầm rộ. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Lý Bôn, anh hùng hào kiệt bốn phương cùng toàn dân vùng lên lật đổ chính quyền của nhà Lương. Sau đó, nghĩa quân liên tiếp đánh thắng hai cuộc phản công của kẻ thù. Đầu năm 544, Lý Bôn lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.
  • Khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến năm
  • Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) năm
  • Khởi nghĩa của Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) năm 766 đến
  • Trước hành động phản bội của Kiều Công Tiễn và họa xâm lăng của quân Nam Hán, Ngô Quyền
  • một danh tướng của Dương Đình Nghệ đã đứng lên lãnh đạo quân dân ta, kiên quyết đánh giặc, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cùng quân và dân ta đã nhấn chìm toàn bộ đoàn thuyền của quân Nam Hán, khiến tướng giặc Hoàng Thao phải bỏ mạng, vua Na m Hán phải bãi binh, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đất nước ta mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên của độc lập, tự chủ.

3.3- Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII

– Kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất năm 981 của nhà Tiền Lê Thời nhà Đinh, công cuộc xây dựng đất nước đang được xúc tiến thì năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước thừa dịp âm mưu lật đổ và thôn tính. Lúc bấy giờ, ở Trung quốc, nhà Tống đã thành lập và đang phát triển. So với Nam Hán, thì nhà Tống là một triều đại cường thịnh của một quốc gia phong kiến lớn nhất Châu Á đương thời. Nhân dịp suy yếu của nhà Đinh, nhà Tống quyết định phát động cuộc chiến tranh xâm lược Đại Cồ Việt (quốc hiệu của nước ta lúc đó). Trong khi vua Đinh còn trẻ, chưa đủ khả năng và uy tín tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến, vì sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, triều thần và quân sĩ đã suy tôn Lê Hoàn, người đang giữ chức thập đạo tướng quân lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi, lập nên triều đại nhà Tiền Lê và đảm nhiệm sứ mạng lịch sử, tổ chức và lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống.

– Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1075 – 1077) của nhà Lý. Tuy bị đại bại trong lần xâm lược năm 981, nhà Tống vẫn chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta. Khoảng giữa thế kỷ XI, vua Tống Thần Tông ra lệnh chuẩn bị lực lượng đánh Đại Việt lần nữa, nhằm giành thắng lợi ở Đại Việt để tạo thế uy hiếp nước Liêu, nước Hạ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt, lúc đó nắm giữ binh quyền trực tiếp lãnh đạo kháng chiến, nhận thấy không thể để bị động đối phó, đợi quân giặc tiến công sang, mà phải chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động. Với chủ trương thực hiện “tiên phát chế nhân“: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”, Lý Thường Kiệt đã chủ động đưa quân tiến công sang đất Tống tiêu diệt lực lượng ở các căn cứ xuất phát của kẻ thù, rồi rút về phòng thủ đất nước. Biết quân Tống thế nào cũng kéo quân sang phục thù, Lý Thường Kiệt đã cho khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chặn giặc: đồng thời, triển khai lực lượng, bố trí thế trận chống giặc ngoại xâm. Trận phản công Như Nguyệt (tháng 3/1077), quân và dân Đại Việt đã quét sạch quân xâm lược Tống ra khỏi biên cương của Tổ quốc.

– Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần ở thế kỷ XIII. Từ năm 1225, Nhà Trần thay thế Nhà Lý đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo công cuộc dựng nước và giữ nước (1226 – 1400), đã lãnh đạo nhân dân ta ba lần kháng chiến chống quân Nguyên, giành thắng lợi vẻ vang, bổ sung những nét đặc sắc vào nền nghệ thuật quân sự Việt

– Cuộc kháng chiến lần thứ nhất vào năm 1258, quân và dân ta đã đánh thắng 3 vạn quân Nguyên.

– Cuộc kháng chiến lần thứ hai vào năm 1285, quân và dân ta đã đánh thắng 60 vạn quân Nguyên.

– Cuộc kháng chiến lần thứ ba vào năm 1287 – 1288, quân và dân ta đã đánh thắng 50 vạn quân Nguyên.

Trong vòng 30 năm (1258 – 1288), dân tộc ta phải liên tiếp ba lần đứng lên chống xâm lược. Kháng chiến chống quân Nguyên không chỉ là cuộc đọ sức quyết liệt giữa một đế quốc đầu sỏ mạnh nhất thế giới lúc đó với một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên quyết đứng lên chống xâm lược để bảo vệ đất nước, mà còn là cuộc đấu tranh gay gắt về tài trí giữa hai nền nghệ thuật quân sự của Đại Việt và quân xâm lược Nguyên Mông.

+ Cuộc kháng chiến chống Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo (1400 – 1407).

Vào cuối thế kỷ XIV, triều đại nhà Trần từng bước suy tàn, Hồ Quý Ly là một quý tộc có thanh thế đã phế truất vua Trần, lập ra vương triều mới, triều đại nhà Hồ. Tháng 5/1406, dưới chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh đã đưa quân xâm lược nước ta. Trong tác chiến, nhà Hồ quá thiên về phòng thủ, coi đó là phương thức cơ bản, dẫn đến sai lầm về chỉ đạo chiến lược. Mặt khác, không phát động được được toàn dân đánh giặc, tổ chức phản công chiến lược không đúng thời cơ, bị tổn thất nặng, nên bị thất bại. Đất nước ta một lần nữa bị phong kiến phương Bắc đô hộ.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo. Mặc dù chiếm được Đại Việt, nhưng giặc Minh không khuất phục được dân tộc ta, các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân yêu nước vẫn liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn. Sau 10 năm (1418 – 1427) chiến đấu bền bỉ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành chiến tranh giải phóng, hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Thắng lợi vĩ đại đó chứng tỏ nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng của cha ông ta đã đạt đến đỉnh cao và để lại nhiều bài học lịch sử quý giá.

+ Khởi nghĩa Tây Sơn và các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm 1784 – 1785, kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh 1788 -1789. Sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi lên ngôi, lập nên triều Hậu Lê (triều Lê Sơ), đây là giai đoạn hưng thịnh nhất của phong kiến Việt Nam. Nhưng thời gian hưng thịnh của đất nước không kéo dài, từ năm 1553 đến năm 1788 xảy ra cuộc nội chiến triền miên giữa các thế lực, mà điển hình nhất là vua Lê – chúa Trịnh.

Trong thời gian đó, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra như khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, khởi nghĩa Tây Sơn. Quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định, hang ổ cuối cùng của nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn phải sống lưu vong nhờ sự giúp đỡ của vua Xiêm (Thái Lan). Năm 1784, nhà Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm và tiến công ra Bắc, xoá bỏ giới tuyến sông Gianh, chấm dứt toàn bộ thể chế “vua Lê, chúa Trịnh”. Năm 1788, trước nguy cơ xâm lược của 29 vạn quân Mãn Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung và thực hiện cuộc hành quân thần tốc tiêu diệt 29 vạn quân xâm lược vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789.

Tiếp theo là triều đại của Nguyễn Ánh (Gia Long), Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Bảo Đại là ông vua cuối cùng của nhà nước phong kiến Việt Nam.

4. Nghệ thuật đánh giặc của ông cha

Lịch sử đã đặt ra cho dân tộc ta biết bao thử thách ngặt nghèo trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhưng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, với truyền thống đoàn kết vươn lên trong đấu tranh và xây dựng, với tài thao lược kiệt xuất của cha ông, nhân dân ta đã vượt qua tất cả mọi trở ngại, chiến thắng mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Trong quá trình đó, nghệ thuật quân sự Việt Nam từng bước phát triển và được thể hiện rất sinh động trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng, trên các phương diện tư tưởng chỉ đạo tác chiến, mưu kế đánh giặc….

4.1- Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến

Giải phóng, bảo vệ đất nước là nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu cao nhất của các triều đại phong kiến trong chiến tranh giữ nước. Do đó, cha ông ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, coi đó như một quy luật để giành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện tiến công liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công.

Sử sách còn ghi lại, thời nhà Lý đã chủ động đánh bại kẻ thù ở phía Nam (quân Chiêm Thành), phá tan âm mưu liên kết của nhà Tống với Chiêm Thành. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã sử dụng biện pháp “tiên phát chế nhân” chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động. Ông đã tận dụng thế “thiên hiểm” của địa hình, xây dựng tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt, thực hiện trận quyết chiến chiến lược, chủ động chặn và đánh địch từ xa để bảo vệ Thăng Long.

Vào thế kỷ XIII, các quốc gia châu Âu, châu Á đang run sợ trước vó ngựa của giặc Nguyên Mông, thì cả ba lần tiến quân xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1288, giặc Nguyên đều thảm bại, mặc dù có số quân lớn hơn nhiều lần quân đội nhà Trần. Có được thắng lợi đó là do ta đã thực hiện toàn dân đánh giặc, “cả nước chung sức, trăm họ là binh”, trong đó, tích cực chủ động tiến công giặc là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong các cuộc chiến tranh.

Trước đối tượng tác chiến là giặc Nguyên Mông có sức mạnh lớn hơn, ông cha ta đã kịp thời thay đổi phương thức tác chiến, tránh quyết chiến với địch khi chúng còn rất mạnh, chủ động rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng và tạo thế, thời cơ để phản công. Rút lui chiến lược, tạm nhường Thăng Long cho giặc trong một thời gian nhất định, là để bảo toàn lực lượng và đó là một nét độc đáo trong nghệ thuật tác chiến, chứ không phải là tư tưởng rút lui. Quân địch tạm chiếm được Thăng Long mà không chiếm được “Thủ đô” của kháng chiến, bởi vì chỉ chiếm được “thành không, nhà trống”. Trong khoảng thời gian đó, quân đội nhà Trần và nhân dân cả nước đã tích cực tác chiến nhỏ lẻ, tiêu hao nhiều lực lượng địch, làm cho chúng rơi vào trạng thái “tiến thóai lưỡng nan”, tạo thời cơ tốt nhất để phản công chiến lược, quét sạch quân thù ra khỏi đất nước (lần thứ nhất sau 9 ngày tính từ khi giặc Nguyên vào Thăng Long, lần thứ hai sau 5 tháng, lần thứ ba sau 3 tháng).

Đến thời Nguyễn Huệ, tư tưởng chủ động tiến công địch để giải phóng Thăng Long lại được phát triển lên một tầm cao mới. Với cách đánh táo bạo, thần tốc, bất ngờ và mãnh liệt, giải quyết chiến tranh nhanh gọn trong một đợt tổng giao chiến, Ông đã chủ động tiến công địch khi chúng còn rất mạnh (29 vạn quân Thanh và quân bán nước Lê Chiêu Thống) nhưng lại rất chủ quan, kiêu ngạo, thiếu phòng bị (quân Thanh và bè lũ bán nước đang chuẩn bị đón tết Kỷ Dậu năm 1789), do đó, đã giành thắng lợi trọn vẹn.

4.2- Về mưu kế đánh giặc

Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho chúng bị động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng, với ý chí kiên cường của dân tộc, triều đại nhà Lý, Trần, Hậu Lê… đã tạo được thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, kết hợp các cách đánh, các lực lượng cùng đánh.

Trong chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, cha ông ta đã kết hợp chặt chẽ giữa quân triều đình, quân địa phương và dân binh, thổ binh các làng xã cùng đánh địch, làm cho lực lượng địch luôn bị phân tán, không thực hiện được hợp quân tại Thăng Long. Để bảo vệ Thăng Long, Lý Thường Kiệt đã xây dựng tuyến phòng ngự sông Cầu để chặn giặc, khi quân nhà Tống tiến công vượt sông không thành công phải chuyển vào phòng ngự, Ông đã dùng quân địa phương và dân binh liên tục quấy rối, làm cho địch mệt mỏi, căng thẳng, tạo thời cơ cho quân đội nhà Lý chuyển sang phản công giành thắng lợi hoàn toàn.

Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo, mà còn hết sức mềm dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thóai, biết công, biết thủ”. Biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định.

Lê Lợi, Nguyễn Trãi không những giỏi trong bày mưu, lập kế để đánh thắng giặc trên chiến trường, mà còn thực hiện “mưu phạt công tâm”, đánh vào lòng người. Sau khi đánh tan đạo quân viện binh do Liễu Thăng chỉ huy, đã vây chặt thành Đông Quan, buộc Vương Thông phải đầu hàng vô điều kiện, nhưng các ông đã cấp thuyền, ngựa và lương thảo cho hàng binh nhà Minh về nước trong danh dự, để muôn đời dập tắt chiến tranh.

Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến trường, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt địch. Làm cho “địch đông mà hóa ít, địch mạnh mà hóa yếu”, đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái “tiến thóai lưỡng nan”.

Trong tác chiến, ông cha ta đã triệt để khoét sâu điểm yếu của địch là tác chiến ở chiến trường xa, tiếp tế khó khăn, nên đã tập trung triệt phá lương thảo, hậu cần của địch. Ngoài thực hiện kế “thanh dã”, làm cho kẻ thù rơi vào trạng thái “người không có lương ăn, ngựa không có nước uống”, quân đội nhà Trần tổ chức lực lượng đón đánh các lực lượng vận chuyển lương thực, hậu cần và đánh phá kho tàng của địch. Điển hình như đội quân của Trần Khánh Dư đã tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của giặc do Trương Văn Hổ chỉ huy ở bến Vân Đồn, làm cho giặc Nguyên ở Thăng Long vô cùng hoảng loạn.

4.3- Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc

Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Nét độc đáo đó xuất phát từ lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ta, từ tính chất tự vệ, chính nghĩa của các cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù đụng đến nước ta, thì “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước chung sức, trăm họ là binh”, giữ vững quê hương, bảo vệ xã tắc.

Từ lời thề của Hai Bà Trưng và nghĩa quân: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng; Ba kẻo oan ức lòng chồng; Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này“, đến Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, nghệ thuật “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã liên tục phát triển dựa trên nền tảng của chiến tranh nhân dân, thực hiện tốt đổi yếu thành mạnh, kết hợp lực, thế, thời, mưu, để đạt mục đích là cùng giành lại và giữ vững chủ quyền đất nước với tư tưởng “dập tắt muôn đời chiến tranh”, “đem lại thái bình muôn thuở”.

Nội dung cơ bản của thực hiện toàn dân đánh giặc là: “Mỗi người dân là một người lính, đánh giặc theo cương vị, chức trách của mình. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc. Cả nước là một chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc làm cho địch đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, rơi vào trạng thái bị động, lúng túng và bị sa lầy“. Trong đánh giặc, ông cha ta đã tận dụng địa hình, xây dựng thế trận làng, nước vững chắc, vận dụng sáng tạo cách đánh của nhiều lực lượng, nhiều thứ quân.

Vận dụng rộng rãi, sáng tạo nhiều hình thức đánh giặc để đạt hiệu quả cao như: phòng ngự sông Cầu, phục kích Chi Lăng, phản công Chương Dương, Hàm Tử, tiến công Ngọc Hồi, Đống Đa…

4.4- Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, khi dân tộc ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn nhiều lần. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực”.

Quy luật của chiến tranh là mạnh được, yếu thua, nhưng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến tranh, đó là: sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không thuần tuý là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến.

Để chống lại 30 vạn quân xâm lược Tống (1077), nhà Lý trong khi chỉ có khoảng 10 vạn quân, Lý Thường Kiệt đã tận dụng được ưu thế địa hình và các yếu tố khác để tạo ra sức mạnh hơn địch và đánh thắng địch.

Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên – Mông, lần thứ 2 là 60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn.

Nhà Trần đã “lấy đoản binh để chế trường trận”, hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc. Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn, quân số lúc cao nhất có khoảng 10 vạn, nhưng đã đánh thắng 80 vạn quân Minh xâm lược. Vì Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã vận dụng “tránh thế ban mai, đánh lúc chiều tà” và vận dụng cách đánh “vây thành để diệt viện”.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh xâm lược, nhà Tây Sơn có khoảng 10 vạn quân, nhưng đã đánh thắng 29 vạn quân xâm lược và quân bán nước Lê Chiêu Thống vì Nguyễn Huệ đã dùng lối đánh táo bạo, thần tốc, bất ngờ.

4.5- Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận

Chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi quốc gia trong tham chiến. Trong chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã biết kết hợp chặt chẽ các mặt trận nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù. Mỗi mặt trận có vị trí, tác dụng khác nhau, nhưng cùng thống nhất ở mục đích tạo ra sức mạnh để giành thắng lợi trong chiến tranh.

Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, quy tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự.

Mặt trận quân sự là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến tranh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.

Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân dân ta, phân hóa, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Mặt khác, mặt trận ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế có lợi để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Điển hình: Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã mở “Hội thề Đông Quan”, cấp ngựa, thuyền, lương thảo cho hàng binh nhà Minh về nước trong danh dự, để muôn đời dập tắt chiến tranh.

Mặt trận binh vận để vận động làm tan dã hàng ngũ của giặc, góp phần quan trọng để hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh.

4.6- Về nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn

Trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và thực hành các trận đánh lớn để giải phóng đất nước, kết thúc chiến tranh. Thời nhà Lý có phòng ngự sông Cầu (Như Nguyệt), đây là một điển hình về kết hợp chặt chẽ hai hình thức tác chiến phòng ngự và phản công trên cả quy mô chiến lược, chiến thuật. Tác chiến phòng ngự ở Như Nguyệt không chỉ chặn đứng 30 vạn quân Tống, mà còn làm thất bại ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh để chiếm Thăng Long của chúng, khiến quân địch phải chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng ngự.

Thời nhà Trần, lần chống giặc Nguyên thứ 2, Trần Quốc Tuấn đã tổ chức một cuộc rút lui chiến lược, làm thất bại kế hoạch hợp vây của địch. Trong cuộc truy đuổi, giặc Nguyên không thực hiện được những đòn quyết chiến với chủ lực ta, trái lại, chúng vấp phải một cuộc chiến tranh của toàn dân Đại Việt. Do vậy, quân Nguyên đã sa vào tình trạng muốn đánh mà không đánh được, “lực càng yếu, thế càng suy”, điều đó đã tạo ra thời cơ phản công cho quân ta.

Thời nhà Hậu Lê, sau 10 năm bền bỉ, gian khổ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang giải phóng dân tộc, giải phóng Thăng Long. Thắng lợi đó là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn giữ một vai trò rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn cuối của chiến tranh. Trong chỉ đạo tác chiến, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương “lánh chỗ thực, đánh chỗ hư, tránh nơi vững chắc, đánh nơi sơ hở”. Khi nghe tin viện binh nhà Minh sắp sang, nhiều tướng sĩ yêu cầu Lê Lợi hạ gấp thành Đông Quan (Thăng Long) để diệt trừ nội ứng, rồi sau đó sẽ dốc toàn lực để đánh viện binh. Lê Lợi đã phân tích một cách sáng suốt và quyết định: “Đánh thành là hạ sách…Sao bằng nuôi dưỡng sức quân, giữ lấy nhuệ khí để đợi viện binh của giặc. Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng. Làm một việc mà được cả hai, đó mới là kế sách vẹn toàn“. Việc lựa chọn rất đúng mục tiêu tiến công chiến lược và kiệt xuất trong tổ chức, thực hành trận quyết chiến Xương Giang – Chi Lăng, buộc lũ giặc Vương Thông trong thành Đông Quan không đánh mà bị bắt đã chứng tỏ tài năng quân sự xuất sắc của ông trong tổ chức và thực hành các trận đánh lớn của ông cha ta.

Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn được biểu hiện tập trung nhất, rực rỡ nhất trong việc tổ chức và thực hành các trận quyết chiến chiến lược, đặc biệt là giải phóng Thăng Long trong mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Khi chọn đánh vào Thăng Long, là địa bàn tập trung hầu hết quân địch, là nơi bộ chỉ huy quân Thanh và triều đình Lê Chiêu Thống, Nguyễn Huệ đã nhìn thấy rất rõ trong cái mạnh của địch, chúng bộc lộ những điểm yếu và sơ hở. Điểm yếu cơ bản của quân tướng nhà Thanh là rất chủ quan, ngạo mạn, cho rằng, Tây Sơn không dám và không thể tiến công chúng, do đó thế trận rất lỏng lẻo.

Trong thực hành tác chiến, Nguyễn Huệ đã thiết lập một hệ thống tổ chức hành quân đạt hiệu quả tối đa, khiến quân địch hoàn toàn bị động. Trong cách đánh, Nguyễn Huệ rất chú trọng hợp vây chiến dịch, chiến thuật và tiến công địch bằng các đòn thọc sâu, hiểm hóc. Đây vừa là nghệ thuật kết hợp tiến công chính diện với bên sườn, vừa là tiến hành nhiều trận đánh diễn ra đồng thời, liên tiếp, nhanh mạnh, bất ngờ, khiến địch không thể ứng cứu được cho nhau và nhanh chóng thất bại.

NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA "LẤY NHỎ ĐÁNH LỚN-LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU" – MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.38 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG

TIỂU LUẬN

NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ƠNG CHA TA –MỘT TÀI SẢN
TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

HỌC PHẦN: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG

TIỂU LUẬN

NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ƠNG CHA TA –MỘT TÀI SẢN
TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

HỌC PHẦN: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Họ và tên tác giả: Vĩnh Xuân Phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2021



Mục lục


4

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Lịch sử đấu tranh giữ nước của nhân dân ta cho thấy nghệ thuật quân sự là một
nhân tố quan trọng trong chiến tranh. Trước nạn ngoại xâm dân tộc ta khơng cịn lựa chọn
nào khác là đứng lên cầm vũ khí chống quân thù. Nhưng quân xâm lược có lực lượng
quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Để đánh bại một kẻ địch như vậy, ông cha ta đã biết
sáng tạo ta cách đánh để thắng địch, đó là một nghệ thuật. Trong điều kiện một đất nước
không rộng, người không đông, phải đánh thắng những quân đội xâm lược lớn mạnh, dân
tộc ta đã tạo nên một nghệ thuật mà tổ tiên ta gọi là “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch
nhiều”.
“Lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu chống mạnh” là một trong những
nội dung cơ bản, sáng tạo, là kết quả phát triển, kết tinh của nhiều nhân tố tạo nên sức
mạnh tổng hợp, là bài học kinh nghiệm và truyền thống quý báu của dân tộc ta trong công
cuộc chống giặc giữ nước. Vấn đề đó đang có ý nghĩa với chúng ta trong củng cố quốc
phịng tồn dân để lại có hiệu quả với mọi âm mưu thủ đoạn của Chủ nghĩa Đế quốc bảo
vệ vững chắc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa.
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc nếu có xảy ra, trên cơ sở kế thừa nghệ thuật
quân sự truyền thống của dân tộc nhưng lại phải sáng tạo “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch
nhiều” trong điều kiện chiến tranh bằng vũ khí cơng nghệ cao. Vì vậy nghiên cứu nghệ
thuật quân sự này sẽ góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận, con đường, biện pháp để tạo nên
sức mạnh ưu thế, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược cho dù chúng từ đâu đến, có số qn
đơng, vũ khí trang bị, phương tiện hiện đại và tiềm lực chiến tranh lớn hơn ta nhiều lần.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:


Phân tích những nội dung và lợi ích của nghệ thuật đánh giặc của ơng cha ta qua
nghệ thuật “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều” để thấy được quá trình chuyển biến
tương quan so sánh lực lượng địch và ta nhằm tạo nên sức mạnh ưu thế đánh thắng kẻ thù.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghệ thuật quân sự ở Việt Nam là một vấn đề có phạm vi rộng lớn. Đề tài nghiên
cứu khái quát về các nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta và đi sâu vào nghiên cứu nghệ
thuật tiêu biểu “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận nghiên cứu về các nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta và tập trung
nghiên cứu ở nghệ thuật “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều” để thấy được sự sáng tạo
của ông cha ta, Đảng ta, quân và dân ta trong quá trình nhận thức và vận dụng quy luật


5

chiến tranh nhân dân Việt Nam gắn với những điều kiện cụ thể vào chỉ đạo đấu tranh vũ
trang và chiến tranh nhằm tạo nên sức mạnh ưu thế đánh thắng kẻ thù xâm lược.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, bài làm vận
dụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa, trừu tượng hóa, logic và lịch sử.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu; kết luận; mục lục; phụ lục; danh mục tài liệu tham khảo; kết
luận và kiến nghị; Tiểu luận kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta – một tài
sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam.
Chương 2: Nghệ thuật “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều” của ông cha ta.
Chương 3: Phát huy nghệ thuật quân sự của ông cha ta vào thời đại hiện nay.



6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC
CỦA ÔNG CHA TA – MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT
NAM
1.1: NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA:
1.1.1: Khái quát nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta:
Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm ơng cha ta đã hình thành nghệ thuật
“chiến tranh nhân dân”, “toàn dân đánh giặc”, nghệ thuật “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch
nhiều”, “lấy chất lượng cao thắng số lượng đơng”…
Trong q trình đó,nghệ thuật qn sự VN từng bước phát triển và được thể hiện
rất sinh động trong khởi nghĩa vũ trang,chiến tranh giải phóng trên các phương diện tư
tưởng chỉ đạo tác chiến, mưu kế đánh giặc…
Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến:
Ông cha ta ln nắm vững tư tưởng tiến cơng, coi đó như 1 quy luật để dành thắng
lợi trong suốt quá trình chiến tranh.Thực hiện tiến cơng liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục
bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.
Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị
và tiến hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù,
chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm
mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản cơng,
tiến cơng…
Về mưu kế đánh giặc:
Mưu là để lừa địch, đánh vào chổ yếu, chổ sơ hở, chổ ít phịng bị, làm cho chúng
bị động, lúng túng đối phó.
Kế là để điều địch theo ý định của ta, dành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh
theo cách đánh của ta.



7

Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo, mà cịn hết sức mềm dẻo,
khơn khéo đó là “biết tiến, biết thối, biết cơng, biết thủ”. Biết kết hợp chặc chẽ giữa tiến
công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc,
trong đó tiến cơng qn sự ln giữ vai trị quyết định.
Ơng cha ta đã phát triển mưu kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến trường,
tạo ra 1 “thiên la, địa võng” để diệt địch “làm cho địch đơng mà hóa ít, mạnh mà hóa
yếu”, đi đến đâu cũng bị đánh, ln bị tập kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt,
rơi vào trạng thái “tiến thối lưỡng nan”.
Trong tác chiến, ơng cha ta đã triệt để khoét sâu điểm yếu của địch là tác chiến ở
chiến trường xa, tiếp tế khó khăn, nên đã tập trung triệt phá lương thực,hậu cần của địch.
1.1.2: Vận dụng nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta vào trong 2 giai đoạn chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ:
Thời kỳ đầu chống Pháp, nghệ thuật quân sự Việt Nam chưa phải đã có đủ các
thành tố của nó. Nghệ thuật chiến dịch của ta chưa hình thành, chiến thuật còn sơ khai,
nhưng chiến lược quân sự của ta đã có tính vượt trước cả về chỉ đạo chiến tranh và tư duy
chiến lược. Nhờ vậy, Đảng ta đã xử lý rất khéo vấn đề cô lập, phân hóa, loại bỏ bớt kẻ thù
để tập trung vào kẻ thù chủ yếu. Chiến lược quân sự của ta ln tìm cách vơ hiệu hóa
chiến lược của địch. Trong hai cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, cả Pháp và Mỹ đều
đưa ra chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh. Thay vì cuốn theo chiến lược đó, ta chủ
trương đánh lâu dài, nhưng không phải là đánh kéo dài vô hạn định, mà đánh liên tục,
rộng khắp, từng bước giành quyền chủ động, kết hợp cả đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn,
kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, chiến tranh chính quy với
chiến tranh du kích và kết hợp tiến cơng qn sự với nổi dậy của quần chúng để kết thúc
chiến tranh trong điều kiện có lợi nhất.
1.1.2.1: Thời kỳ chống Pháp:
Sau Thu-Đông 1947, quân Pháp đã mất quyền chủ động, buộc phải chuyển dần vào phòng
ngự bị động. Trong chiến dịch Biên Giới (1950), hai binh đồn (Lơ Pa-giơ và Sác-tơng)
của Pháp phải ứng cứu cho Đông Khê để rồi sau đó bị ta tiêu diệt gọn. Đó thực chất đều


là hệ quả của việc bị cuốn theo lối đánh của ta. Đông-Xuân 1953-1954, Pháp tăng mạnh
quân số, trang bị, nhưng ta “chia nhỏ chúng” bằng cách mở 5 đòn tiến công chiến lược
(Lai Châu – Trung Lào – Hạ Lào và đông-bắc Căm-pu-chia – Tây Nguyên – Thượng Lào)
làm cho quân Pháp mắc kẹt vào mâu thuẫn giữa tập trung với phân tán, khiến chúng


8

khơng thể có lực lượng cơ động mạnh để đối phó với ta trên các chiến trường. Trong
chiến dịch Điện Biên Phủ, sự thực là địch bị động cả về ý định cũng như cách đánh, để rồi
một hệ thống phòng ngự hiện đại, kiên cố, được xem như là “một pháo đài bất khả xâm
phạm”, nhưng cuối cùng vẫn thất bại thảm hại.
1.1.2.2: Thời kỳ chống Mỹ:
Nghệ thuật buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước còn được thể hiện hết sức sinh động và đa dạng. Mỹ phải thay đổi
hết chiến lược, chiến thuật này đến chiến lược, chiến thuật khác, nhưng bản chất của các
chiến lược, chiến thuật đó chẳng thể hiện tính chủ động hay sáng tạo gì mà đều là sự thay
đổi trong bị động. Ngược lại, tư tưởng chỉ đạo của ta luôn nhất quán, việc thay đổi
phương pháp đấu tranh cách mạng, hay biện pháp tác chiến là để phù hợp với sự vận
động, biến đổi của hình thái tác chiến và chiến tranh; trên hết là để giành quyền chủ động
trên chiến trường. Các nguyên tắc phổ biến của NTQS thế giới cùng với tinh hoa truyền
thống quân sự của dân tộc luôn được Đảng ta vận dụng hết sức sáng tạo. Quan điểm, tư
tưởng quân sự "đánh chỗ mềm, chỗ cứng cũng phải mềm, đánh chỗ cứng, chỗ mềm cũng
hóa cứng" được chúng ta kế thừa, phát triển một cách hết sức tài tình trong hầu hết các
cuộc tiến cơng, phản cơng chiến lược, điển hình là trong Chiến dịch Plây-me (1965),
Cuộc tiến công chiến lược 1972, Chiến dịch Tây Nguyên (1975), v.v. Để hạn chế mặt
mạnh của địch, đồng thời phát huy cách đánh của ta, ta tìm mọi biện pháp buộc địch phải
phân tán lực lượng, không cho chúng phát huy lối đánh sở trường (đánh tập trung lực
lượng, dàn thành hai tuyến đối địch), bắt chúng phải đánh theo lối đánh gần, đánh hiểm,
đánh khơng phân tuyến của ta. Vì vậy, mặc dù có tới hơn một triệu quân, có vũ khí kỹ


thuật tối tân, nhưng do chiến lược, chiến thuật tréo giị, bị động, chắp vá nên Mỹ-ngụy
ln lâm vào tình trạng bế tắc; bởi qn đơng mà phải phân tán mỏng, qn đơng nhưng
khơng có tỷ lệ qn cơ động tương xứng; hỏa lực mạnh và khả năng cơ động cao nhưng
không phát huy được, rốt cuộc phải chấp nhận thất bại hoàn toàn.
1.1.3: Những điểm đặc sắc trong nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta:
Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt “mưu phạt tâm công,” “lấy đại nghĩa thắng hung tàn,
lấy chí nhân thay cường bạo”…
Vận dụng linh hoạt “thế, lực, thời, mưu”, với nhiều cách đánh sáng tạo để giành
thắng lợi với tổn thất ít nhất.
Đây cũng là nét tiêu biểu nhất thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa giữ nước Việt Nam.
Và xuất phát từ đạo lý “thương người như thể thương thân”, “tương thân, tương ái”, trong


9

các cuộc chiến tranh nói chung, các trận đánh nói riêng; vừa thể hiện quyết tâm giành
thắng lợi, vừa cố gắng hạn chế thấp nhất tổn thất cho cả hai bên.
Và khi thắng lợi ln ứng xử mang đậm tính nhân văn, bác ái giữa con người với
con người nhằm xóa bỏ thù hận, mau chóng nối lại hịa hiếu bang giao giữa hai quốc gia,
dân tộc.
Đây là nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa quân sự của dân tộc, được các thế hệ
duy trì thực hiện và phát triển.
Để giành thắng lợi ông cha ta đã kết hợp chặt chẽ giữa thế và lực, kết hợp đấu
tranh vũ trang và phi vũ trang làm cho nghệ thuật quân sự và văn hóa quân sự Việt Nam
càng trở nên đặc sắc, độc đáo.

1.2: MỘT VÀI NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ CỦA ƠNG CHA TA:
Lấy bối cảnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26/04 đến 30/04/1975) là một điển hình
mang nét độc đáo và đặc sắc của một vài nghệ thuật quân sự ở Việt Nam.
1.2.1: Nghệ thuật tạo và nắm bắt thời cơ giành thắng lợi quyết định trong cuộc chiến


dịch Hồ Chí Minh lịch sử:
Cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy mùa Xuân 1975 mang đầy đủ những nét độc đáo,
sáng tạo và đánh dấu bước phát triển vượt bậc về nghệ thuật quân sự Việt Nam. Bước vào
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ta chủ động nắm chắc âm mưu và thủ
đoạn mới của địch, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định
mở nhiều hướng tiến công chiến lược.
Nhờ có nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy tài giỏi, tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ, phát hiện
sớm và nhạy bén nắm bắt thời cơ, hạ quyết tâm chính xác, kịp thời, sử dụng nghệ thuật
mưu kế trên nền tảng chiến tranh nhân dân, phát triển tiến công táo bạo và thần tốc, đánh
địch bất ngờ và liên tục nên Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xn 1975 đã giành
được thắng lợi hồn tồn.
Đó là nghệ thuật tạo lực, tạo thời cơ sử dụng lực lượng khôn khéo để đánh địch
trên thế mạnh, tạo nên sức mạnh áp đảo quân địch, đồng thời thực hiện những trận đánh


10

then chốt, then chốt quyết định tiêu diệt lớn bằng các đòn chiến lược, buộc địch từ chỗ bị
đánh bất ngờ đến bị động phải co cụm chiến lược, rồi rút lui chiến lược mà dẫn đến sự tan
rã và thất bại hoàn toàn.
1.2.2: Nghệ thuật tạo ưu thế lực lượng hình thành sức mạnh áp đảo, bảo đảm đánh
địch trên thế mạnh:
Đây là nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng, tạo sức
mạnh áp đảo bảo đảm đánh thắng địch trong mọi tình huống. Trong cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, căn cứ vào điều kiện của ta, tình hình địch, yếu tố địa
hình thời tiết; kế thừa truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc trong lịch sử chống giặc
ngoại xâm giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Chiến dịch Hồ Chí Minh ta xác định Sài Gịn là “Thủ phủ”, đóng các cơ quan đầu
não của chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa; chúng sẽ tập trung binh lực ngoan
cố chống cự quyết liệt, mặc dù tinh thần sĩ quan, binh sĩ đã hoang mang, dao động cực độ.


Vì vậy, ta tập trung lực lượng mạnh, áp đảo địch chưa từng có, ta tập trung chủ lực gấp
địch 1,7 lần, số đơn vị tập trung gấp 3 lần.
Với nghệ thuật tạo ưu thế về lực lượng hợp lý, khoa học đã hình thành nên các
binh đồn chủ lực cơ động có sức tiến cơng rất mạnh, tốc độ tiến công cao, đánh địch với
ưu thế hơn hẳn và hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch với thời gian ngắn nhất.
1.2.3: Nghệ thuật phát huy sức mạnh hiệp đồng quân, binh chủng trong tác chiến
quy mô lớn:
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã sử dụng và phát huy tốt tác chiến hiệp đồng
các quân, binh chủng trên quy mô lớn, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh
đoàn chiến lược, đưa khả năng đánh tiêu diệt lên trình độ cao, tiêu diệt và đập tan từng sư
đoàn, quân đoàn chủ lực địch, đập vỡ từng mảng lớn trong hệ thống phòng thủ, phòng
ngự chiến lược của chúng.
Bộ đội tăng-thiết giáp cùng với bộ binh đột kích, dẫn đầu các đơn vị thọc sâu đánh
chiếm mục tiêu quan trọng và truy kích địch. Bộ đội đặc công luồn sâu, đánh hiểm vào
các mục tiêu quan trọng trong thành phố, đánh chiếm và bảo vệ các đầu cầu, bảo đảm cho
các đơn vị thọc sâu đánh chiếm mục tiêu theo hiệp đồng chiến dịch. Bộ đội phịng khơng


11

bắn máy bay bảo vệ vùng trời, hành tiến bảo vệ đội hình chiến dịch, đánh địch đổ bộ
đường khơng, địch mặt đất, mặt nước. Bộ đội pháo binh phát huy sức mạnh hỏa lực, tích
cực chi viện cho bộ binh, xe tăng tiến công địch theo kế hoạch.
Bộ đội không quân phục vụ đắc lực cho việc vận chuyển, phục vụ chỉ huy; đặc biệt
là đánh một trận bí mật, bất ngờ vào sân bay Tân Sơn Nhất, thực hiện hiệp đồng tác chiến
quân binh chủng trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Các binh chủng như công
binh, thông tin, vận tải được sử dụng đúng chức năng, đã phát huy hết khả năng và sức
mạnh bảo đảm cho chiến dịch phát triển nhanh nhất.
1.2.4: Nghệ thuật kết hợp giữa tiến công với nổi dậy ở cả rừng núi, nông thôn, đồng
bằng và đô thị:


Đây là bài học sáng tạo về nghệ thuật kết hợp giữa những đòn tiến công quân sự
bằng các trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn của bộ đội chủ lực với sự nổi dậy
mạnh mẽ của quần chúng cách mạng, đập tan bộ máy kìm kẹp của ngụy quyền ở địa
phương, cơ sở để giành quyền làm chủ.
Về phương thức giành thắng lợi, ta chủ trương “tiến công quân sự phải đi trước
một bước để hỗ trợ và kết hợp với nổi dậy của quần chúng” nhằm tiêu diệt địch và giành
quyền làm chủ, tạo sức mạnh áp đảo quân địch. Trong đó, tiến cơng qn sự của bộ đội
chủ lực tạo thuận lợi, “khêu ngòi” để quần chúng nhân dân nổi dậy đấu tranh làm cho tinh
thần binh lính địch hoang mang, dao động, mở ra thế tiến công và điều kiện thuận lợi để
lực lượng vũ trang ta đánh tiêu diệt địch, giành thắng lợi lớn.
1.2.5: Nghệ thuật chỉ đạo vận dụng chiến thuật linh hoạt, sáng tạo để thực hiện
thuận lợi nhiệm vụ chiến dịch:
Trong trận quyết chiến chiến lược mùa Xuân 1975, Quân ủy Trung ương và Bộ
Tổng tư lệnh chiến dịch đã chỉ đạo vận dụng linh hoạt, sáng tạo các loại hình chiến thuật
như điều khiển địch, lừa địch, nhử địch vào kế của ta mà đánh; đánh địch cả trong cơng
sự và ngồi cơng sự, trên các loại hình rừng núi, nơng thơn, đồng bằng, đô thị...
Đặc biệt là sự thành công của tác chiến hiệp đồng binh chủng đánh vào thành phố,
thị xã và căn cứ quân sự lớn với các hình thức: Tiến công địch trong các căn cứ, thị xã,
thành phố lớn, tiến công hành tiến, vận động tiến công, đánh địch đổ bộ đường không,


12

truy kích địch trong điều kiện có thời gian chuẩn bị và khơng có thời gian chuẩn bị đã
phát triển vượt bậc và đạt hiệu suất chiến đấu cao.
Phát huy những bài học kinh nghiệm của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững
mạnh tồn diện, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao; xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại để quân đội thực


sự là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.


13

CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT “LẤY NHỎ ĐÁNH LỚN”, “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU”
CỦA ÔNG CHA TA
2.1: KHÁI NIỆM:
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là sản
phẩm của lấy “thế” thắng “lực”. Quy luật của chiến tranh xưa nay đều là mạnh được yếu
thua, nhưng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã sớm xác định đúng về
sức mạnh trong chiến tranh đó là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố,chứ không thuần
túy là sự so sánh hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến.
Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và
binh vận:
+ Mặt trận chính trị là cổ vũ tinh thần của nhân dân, quy định sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc.
+ Mặt trận quân sự là thực hiện tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy phương tiện chiến tranh
của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp trong chiến tranh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận
khác phát triển.
+ Mặt trận ngoại giao là đề cao tính chính nghĩa của nhân dân ta, phản hóa, cơ lập kẻ thù,
tạo thế có lợi cho cuộc chiến để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
+ Mặt trận binh vận để vận động làm tan rã hàng ngũ của giặc, góp phần hạn chế thấp
nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh.
“Lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều” trở thành truyền thống trong đấu tranh giữ
nước của dân tộc ta.
2.2: NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “LẤY NHỎ ĐÁNH LỚN”, “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU”
LÀ SỰ KẾT HỢP “ MƯU – THỜI – THẾ - LỰC”:


Nghệ thuật “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều” chính là sản phẩm của lấy “thế” thắng
“ lực”. Dựa trên mối quan hệ giữa thế và lực, tạo lực phải đi đơi với lập thế, bởi thế và lực
có mối quan hệ khăng khít. Nếu chỉ có lực khơng thơi thì chưa đủ mà cịn phải có thế thì
mới phát huy được tác dụng của lực. Trong chiến tranh cũng vậy, chỉ có lực mà khơng có
thế, thì cũng khơng thể đánh thắng được quân địch. Muốn đánh thắng quân địch, có thế và


14

được thế hay, thế tốt thì một lực lượng quân sự dù nhỏ hơn, vũ khí ít và kém hơn nhưng
vẫn có thể biến thành nhiều, nhỏ biến thành lớn và giành được thắng lợi. Lấy ít địch nhiều
được là nhờ cái thế của ta rất lợi. Vì vậy, ta phải biết lập thế đi đôi với phá thế định, hạn
chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch, đồng thời không ngừng phát triển sức mạnh
của lực lượng ta.
Thế trong nghệ thuật quân sự là tình thế, thế nước, thế trận chiến tranh, thế bố trí lực
lượng gắn với địa hình và điều kiện địa lý nhất định. Như vậy, thế mạnh và thế yếu giữa
ta và địch chỉ là tương đối chứ không phải là tuyệt đối. Do đó, cha ơng ta ln chủ động,
sáng tạo thế trận mới, ngày càng hiểm hóc, lợi hại và khơng ngừng nhân lên thế và lực
của ta, tạo điều kiện cho quân ta thực hiện chia cắt, vây hãm và chủ động tiến công quân
địch ở mọi nơi, mọi lúc bằng nhiều hình thức tác chiến, với mọi thứ vũ khí trang bị có
trong tay, làm cho quân xâm lược dẫu đơng mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu và cuối cùng bị
thất bại hoàn toàn.
Sự kết hợp “Mưu – Thời – Thế - Lực” trong nghệ thuật “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít
địch nhiều”. Để phát huy hiệu lực của thế và lực, phải dùng mưu, bày kế, đợi thời để đánh
địch. Bởi mưu, thời, thế, lực có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau: thế,
lực vận động thì tạo ra thời, biết dùng mưu thì hạn chế được chỗ mạnh của địch, phát huy
được cái mạnh của ta, tạo điều kiện chuyển biến về chất ở thời điểm quyết định để giành
thắng lợi. “Tạo luật, lập thế, tranh thời, dùng mưu” còn gắn liền với phát huy các yếu tố
“thiên thời, địa lợi, nhân hòa” – những yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh,
trong đó nhân hịa là quan trọng bậc nhất vì có nhân hịa mới có lực lượng, mới tạo được


thế trận, mới tạo ra thời cơ và tranh thủ được thời cơ. Cha ông ta rất coi trọng việc kết hợp
mưu, thời, thế, lực để dành chiến thắng. Nắm vững và vận dụng tài tình quy luật về thế và
lực trong chiến tranh, coi trọng vấn đề thời cơ và nhấn mạnh phải có quyết tâm tranh thủ
thời cơ để dành thắng lợi.
2.3: SỰ KHÉO LÉO TRONG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “LẤY NHỎ ĐÁNH
LỚN”, “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU” TRONG CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC CỦA CHA
ƠNG TA:
Cha ơng ta nhận thức được sức mạnh của chiến tranh là sức mạnh tổng hợp, sức
mạnh có chuyển hóa và phát triển chứ khơng đơn thuần là sự so sánh tương quan lực
lượng và phương tiện của mỗi bên tham chiến. Xét thực tiễn diễn biến của nhiều cuộc
chiến tranh thắng lợi, có thể thấy rõ cha ông ta không bao giờ đi lệch khỏi mục đích qn
sự cuối cùng là tiến cơng tiêu diệt địch trên đất nước ta. Nhưng cha ông ta cũng khơng hề
tách mục đích cần đạt đó với điều kiện khách quan là lúc đầu lực lượng quân sự của địch


15

mạnh, ta yếu. Trước quân địch lớn mạnh, các nhà quân sự của ta đã biết tránh quyết chiến
trong điều kiện khơng có lợi khi cuộc chiến tranh mới bắt đầu, nhằm bảo toàn lực lượng,
tranh thủ thời gian, tạo nên thế có lợi cho ta, làm địch suy yếu, bồi dưỡng lực lượng ta, rồi
từng bước tiêu diệt quân địch mà giành thắng lợi trong chiến tranh.
Và thực tế cũng như về lý luận, trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh tự vệ,
trong nghệ thuật chỉ đạo tác chiến cha ông ta điều chú trọng tránh chỗ mạnh của địch, lấy
cái mạnh của mình, tìm chỗ yếu của địch mà đánh. Do đó, sức mạnh của địch khơng được
sử dụng, lực lượng lớn của địch không phát huy hết sức mạnh, không đạt được hiệu quả
cao. Trái lại, ta thì dùng mọi sức mạnh một cách thích hợp, có thể tiến cơng tiêu diệt địch
ở mọi nơi, mọi lúc với quy mơ khác nhau. Chính vì vậy mà nét sáng tạo trong nghệ thuật
quân sự dân tộc của cha ơng là biết “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”, khi cần thiết
thì tập trung qn có số lượng lớn hơn địch để tìm diệt chúng; khi thì biết dùng những đạo
quân có chất lượng cao, có sức chiến đấu lớn để tiêu diệt những đạo quân đông hơn của


địch trong những thời cơ thuận lợi. Có thể nói, những chiến thắng anh liệt nhất trong
những cuộc chiến tranh thắng lợi đều là những trận “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch
nhiều”. Để đạt được chiến thuật đó, ông cha ta đã rất chú trọng đến nhân tố chất lượng
trong việc xây dựng lực lượng, cùng với nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh tài giỏi, sự tinh
nhuệ của quân đội là những nhân tố rất cơ bản quyết định sức mạnh chiến đấu của quân
đội.
Ví dụ, thời Lý, Trần, Lê, nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”
được phát huy cao độ:
+ Triều Lý với 10 vạn quân đã đánh thắng 30 vạn quân Tống. Năm 1076, Quân Tống đem
30 vạn tiến đánh nước ta. Lý Thường Kiệt khai thác mặt mạnh của ta, tìm ra chỗ yếu của
địch. Ơng cho ngâm vang bài thơ thần bất hủ để khích lệ Quân ta và làm nhục chí kẻ thù.
Cuối năm 1077, quân ta bí mật vượt sông Như Nguyệt đánh vào các doanh trại của quân
Tống, làm cho quân Tống lâm vào khó khăn, Tuyệt vọng và cuối cùng nhận lời hịa hỗn,
rút qn về nước.
+ Triều Trần với 15 vạn quân đã đánh thắng 60 vạn quân Nguyên Mông. Vào thế kỉ XII,
quân dân nhà Trần đã ba lần đại thắng Nguyên Mông, viết lên trang sử vàng chói lọi của
dân tộc. Nước đại Việt nhỏ bé, quận ít, dân khơng đơng, tìm lực có hạn lại đánh thắng một
đội quân xâm lược khổng lồ, hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử, có trang bị mạnh,
từng chinh phục đại bộ phận lục địa từ Á sang Âu. Một trong những lý giải cho điều đó là
đại Việt đã vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự” lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”.


16

Năm 1258, Mông Cổ huy động 3 vạn quân cùng 1,5 vạn quân của đại lý tấn công
Đại Việt. Trước sức mạnh hùng hậu của quân Mông, Trần Hưng Đạo đã hiến kế cho vua
Trần Thái Tông rút khỏi Thăng Long thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” và bị
gặp khó khăn về lương thực, nhuệ khí của binh lính cũng giảm đi nhiều vì khơng chạm
trán được với đối thủ. 10 ngày ở trong kinh thành Thăng Long trống trải chưa biết phải
làm gì thì quân nhà Trần phản cơng, Qn Mơng Cổ nhanh chóng bị đánh bại.


Năm1285, hồng đế nhà Ngun lúc đó là Hốt Tất Liệt tiếp tục ra lệnh chinh phạt
Đại Việt với quân số đông hơn, chuẩn bị tốt hơn nhưng một lần nữa quân Nguyên bị đánh
bại dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Hưng Đạo. Đến năm 1288 quân Nguyên tiếp tục tấn
công đại Việt lần thứ ba và cũng bị đánh bại.
Điểm chung trong ba lần đánh bại quân Nguyên-Mông dưới sự chỉ huy của Trần
Hưng Đạo là ông không chạm trán trực tiếp với kẻ thù bằng những trận đánh quy ước.
Trần Hưng Đạo đã nhận thấy điểm mạnh của quân Nguyên – Mông là tái cưỡi ngựa và
bắn cung rất giỏi cùng với việc được trang bị áo giáp kim loại nên đã lựa chọn chiến thuật
chiến tranh du kích. Các nhóm du kích liên tục thực hiện những cuộc tập kích bất ngờ vào
các nhóm qn Ngun- Mông tiêu hao sinh lực của chúng và chuẩn bị thời cơ tiêu diệt
gọn quân thù.
+ Triều Lê với 10 vạn quân đã đánh thắng 80 vạn quân Minh. Khởi nghĩa Lam Sơn
(1418- 1427) Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược giành lại
độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê. Trong giai đoạn đầu, cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của
quân Minh. Khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424, họ đạt được nhiều thắng
lợi to lớn. Lê Lợi vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị
tướng cầm quân mưu trí, quả quyết. Lê Lợi đã vận dụng lối đánh “vây thành diệt viện”
theo lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố
hàng năm, hàng tháng khơng lấy được, qn ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại
đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng ni sức
khỏe, chứ khí hăng để đợi qn cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tức phải hàng.
Cuộc vây hãm ở Đồng Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối
năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi là “lấy nhỏ đánh lớn”,
“lấy ít địch nhiều”, phải sáng tạo, lập mưu, tạo thế, đợi thời để tiêu diệt kẻ địch. Cuối
cùng, quân Minh phải giảng hòa và thối binh về nước. Bài bình Ngơ Đại Cáo đã tuyên
cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.


17



CHƯƠNG 3
PHÁT HUY NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ CỦA ÔNG CHA TA VÀO THỜI ĐẠI HIỆN
NAY
3.1: TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ, VAI TRỊ
CỦA VIỆC PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
TRONG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO:
Việc giáo dục, phát huy nghệ thuật quân sự truyền thống cần trang bị những kiến
thức cơ sở ban đầu cho người học, bồi dưỡng tri thức quân sự, nâng cao năng lực trí
tuệ, hiểu biết sâu sắc các quy luật quân sự. Truyền đạt tri thức quân sự thông qua kinh
nghiệm thực tiễn - một cơ sở rất quan trọng để phát triển lý luận quân sự hiện đại - là
phương tiện nhận thức hiệu quả nhất.
3.2: CHÚ TRỌNG VIỆC ĐỔI MỚI NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, HÌNH THỨC
VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY; TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN CÁC
CƠNG TRÌNH TỔNG KẾT LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU:
Trên cơ sở chương trình giảng dạy do Bộ Quốc phòng ban hành, các khoa chuyên
ngành cùng với Phòng Đào tạo tập trung nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung những nội dung
mới theo cấp độ nâng cao. Do đối tượng học viên đa dạng, cần xây dựng giáo trình, bài
giảng, bài tập của giảng viên phù hợp, vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm, truyền
thống nghệ thuật quân sự của Quân đội, ông cha ta vào từng bài giảng. Để đạt hiệu quả
cao, cần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Lịch sử về mảng Nghệ thuật Quân sự,
tăng thêm thời lượng, phù hợp với từng đối tượng học viên, trở thành môn học bắt buộc
đối với các đối tượng, cả học viên trong nước và quốc tế.
Trong công tác nghiên cứu khoa học và biên soạn tài liệu, định hướng học viên
nghiên cứu khoa học, biên soạn các cơng trình lịch sử, kinh nghiệm chiến đấu, nghệ thuật
chiến đấu.
3.3: GẮN CHẶT HUẤN LUYỆN VỚI TRUYỀN THỤ KINH NGHIỆM TRUYỀN
THỐNG; COI NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRUYỀN THỐNG LÀ CƠ SỞ QUAN
TRỌNG NHẤT CỦA CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC:
Trong các bài giảng, bài tập đều phải có sự lồng ghép những bài học lịch sử, kinh


nghiệm chiến đấu và nghệ thuật quân sự của Quân đội và ông cha ta. Trong đó, chú trọng
những nội dung cụ thể, nhất là trích dẫn những trận đánh hiệu quả trong các cuộc chiến


18

tranh làm minh chứng cho những vấn đề lý luận. Tuy những kinh nghiệm, bài học truyền
thống nghệ thuật quân sự trong các cuộc chiến tranh trước đây có nội dung khơng cịn phù
hợp với đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử nhưng nó ln là cơ sở thực tiễn quan trọng
cho những đề xuất mới.
3.4: THƯỜNG XUYÊN TỔ CHỨC THỰC TẬP, NGHIÊN CỨU THỰC TẾ:
Để rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, nhà trường và chiến trường, cần
thường xuyên tổ chức cho học viên đi tham quan thực tế ở các đơn vị trong toàn quân để
nghiên cứu địa hình, địa bàn diễn ra các trận đánh, chiến dịch trong chiến tranh giải
phóng trước đây, tham quan vũ khí trang bị mới của Quân đội, học tập kinh nghiệm huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, huyện, quận, v.v.
Tổ chức cho học viên các lớp đào tạo dài hạn đi thực tập trên các cương vị theo
chức danh ở các đơn vị. Thơng qua đó, giúp học viên làm quen với cương vị lãnh đạo, chỉ
huy được đào tạo, học tập kinh nghiệm của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, nghiên cứu vận dụng
nội dung đã học vào thực tiễn đơn vị, bổ sung vào quá trình học tập và công tác.


19

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghệ thuật quân sự Việt Nam là sự linh hoạt để đạt được kết quả cuối cùng. Sử
dụng chính sức mạnh của kẻ thù để kìm giữ nó trong sự yếu đuối để chờ đợi thời điểm
thích hợp, các nhà lãnh đạo Việt Nam ln tìm cách che giấu lực lượng chủ lực của mình
chờ thời điểm thích hợp để tung ra trận đánh bất ngờ và quyết định để giành lại thắng lợi
cuối cùng. Tài thao lược của ông cha ta là một bài học quý giá cho chúng ta trong suốt


quá trình đánh giặc cứu nước và đến nay nó vẫn cịn ngun giá trị.
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của chúng ta ngày nay là cuộc chiến tranh chính nghĩa
chống xâm lược; cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, phát huy sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống, nghệ thuật qn sự Việt Nam, địi hỏi phải
có tài thao lược, mưu kế, thế trận, vận dụng phương châm kết hợp truyền thống với hiện
đại trong sử dụng nghệ thuật quân sự. Quy luật của chiến tranh là “mạnh được, yếu thua”,
dân tộc và Quân đội ta thắng giặc bằng sức mạnh tổng hợp, trong đó có nghệ thuật quân
sự. Vì vậy cần phải nâng cao giáo dục và phát huy truyền thống nghệ thuật quân sự Việt
Nam, làm bài học kinh nghiệm quý báu để gìn giữ và phát triển truyền thống vẻ vang của
toàn Đảng, toàn dân và tồn qn trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình đường lối quốc phịng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam (biên soạn theo
Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_s%E1%BB%B1
https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tu-ban-quan-ly-lang/2968-bac-ho-huan-thi-can-boquan-su-ve-van-dung-cac-nhan-to-luc-the-thoi-va-dung-muu-danh-giac.html
https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/Ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-qu%C3%A2ns%E1%BB%B1-c%E1%BB%A7a-ta-l%C3%A0-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADtqu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-c%E1%BB%A7a-to%C3%A0n-d%C3%A2n%C4%91%C3%A1nh-gi%E1%BA%B7c-559779
https://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Net-doc-dao-cua-nghe-thuat-quan-su-VietNam-trong-Chien-dich-Ho-Chi-Minh-lich-su-i564187/
https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/nghe-thuat-tao-luc-lap-the-trong-tu-tuong-quansu-ho-chi-minh-20737.html
http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/van-dung-kinh-nghiem-truyen-thong-nghethuat-quan-su-viet-nam-vao-giang-day-o-hoc-vien-luc-quan/14951.html


PHỤ LỤC
(Trống)