Bài tập tình huống the chấp tài sản năm 2024

  • 1. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI TÀI SẢN Giảng viên : Sinh viên : Lớp : MSSV :
  • 2. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................1 1. Tình huống:...........................................................................................................................2 1.1. Phân tích tình huống:.....................................................................................................2 1.1.1. Ông A và bà B có thể thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản:..............................2 1.1.2. Ông A và bà B không có quyền thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản:............13 1.2. Những khó khăn thường gặp trong việc công chứng hợp đồng trao đổi tài sản..16 1.2.2. Bất cập về thẩm quyền công chứng, chứng thực các giao dịch trao đổi tài sản 18 1.2.3. Chế độ chịu trách nhiệm của người thực hiện công chứng .............................19 KẾT LUẬN.................................................................................................................................21
  • 3. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 1 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU Hợp đồng trao đổi tài sản là nội dung quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội trong thời đại kinh tế thị trường. Hiện nay, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm...., tuy nhiên Bộ luật Dân sự được coi là luật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng nói chung và hợp đồng trao đổi tài sản nói riêng, là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm. Với mục đích của cá nhân là nhằm nắm vững các quy định của pháp luật về hợp đồng trao đổi tài sản, đặc biệt là các quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng trao đổi tài sản nói riêng và các quy định nói chung, qua đó phòng tránh các rủi ro pháp lý, nâng cao hiểu biết cá nhân. Trong bài báo cáo này tôi sẽ làm rõ tình huống về hợp đồng dân sự trao đổi tài sản và giải quyết những khó khăn thường gặp trong việc công chứng hợp đồng trao đổi tài sản thông qua việc tìm hiểu và phân tích, cũng như đánh giá khách quan, từ đó đưa ra những lập luận cho bài viết này. Rất mong sự đánh giá khách quan và góp ý từ quý Thầy Cô để tôi được hoàn thiện bài viết này. Chân thành cám ơn.
  • 4. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 2 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1. Tình huống: Ông Nguyễn Văn A là chủ sở hữu căn nhà tại thành phố T tỉnh C. Bà Trần Thị B là chủ sở hữu xe ô tô camry được đăng ký quyền sở hữu tại tỉnh E. Nay ông A và bà B có thỏa thuận trao đổi hai tài sản này cho nhau. Theo anh chị hai ông bà A và B có được quyền trao đổi hai tài sản này cho nhau không? 1.1. Phân tích tình huống: Hợp đồng trao đổi được hiểu như là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. Tình huống trên không nêu rõ tình trạng sở hữu của ông A và bà B cho nên chúng ta sẽ phân tích tình huống này theo 2 hướng: 1.1.1. Ông A và bà B có thể thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản: Ở trường hợp này, việc ông A và bà B muốn trao đổi tài sản cho nhau sẽ được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân Sự 2015, cụ thể tại Điều 455 BLDS 2015 quy định: “Điều 455. Hợp đồng trao đổi tài sản 1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. 2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định. 3. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439,
  • 5. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 3 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.”1 Như vậy khi ông A và bà B có ý định trao đổi tài sản đem trao đổi có giá trị khác nhau thì hai bên phải thanh toán phần chênh lệch cho nhau nếu có, ở trường hợp này ông A là chủ sở hữu căn nhà và bà B là chủ sở hữu chiếc xe ô tô. Như vậy để có thể xác định được hợp đồng trên có cần yếu tố đền bù hay không, ta cần xác định giá trị tài sản của căn nhà mà ông A sở hữu và chiếc xe ô tô camry mà bà B sở hữu. Có thể coi hợp đồng trao đổi là hợp đồng mua bán đặc biệt, bởi vì tính chất ngang giá là bản chất của hợp đồng trao đổi và luôn đóng vai trò quyết định giữa giá trị của các vật là đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản. Vì vậy trong trường hợp trao đổi không ngang giá, ông A và bà B phải đền bù cho nhau sao cho giá trị tài sản cuối cùng là ngang nhau để đảm bảo nguyên tắc ngang bằng trong hợp đồng trao đổi tài sản.2 Khi hai bên giao kết hợp đồng, cả ông A và bà B đều có quyền và nghĩa vụ đối với bên kia. Ông A cũng như bà B đều có quyền yêu cầu bên còn lại giao tài sản là ngôi nhà và chiếc xe ô tô camry và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu (trường hợp này cả 2 tài sản đều là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu). Hơn nữa ông A và bà B đều có nghĩa vụ chuyển tài sản cho nhau. Ở đây tình huống không nêu rõ nhưng vì ta đang xét trường hợp ông A và bà B có thể thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản là ngôi nhà và chiếc xe ô tô camry do đó việc giao kết này phải đảm bảo những điều kiện sau để hợp đồng có hiệu lực: Thứ nhất, ông A và bà B ở thời điểm thực hiện kết hợp đồng trao đổi tài sản phải là người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập. Bởi lẽ bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Theo đó các nhà làm Luật cho rằng chỉ những người có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình 1 Điều 455 Bộ Luật Dân Sự 2015 2 https://lawkey.vn/hop-dong-trao-doi-tai-san/
  • 6. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 4 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trong giao dịch dân sự đó. Cho nên, giao dịch dân sự do ông A và bà B là hai cá thể xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể bao gồm: “Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân 1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. 2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. 3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”3 “Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân 1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. 2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản. 3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.”4 “Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”5 Thứ hai, chủ thể tham gia hợp đồng là ông A và bà B là hoàn toàn tự nguyện. Bản chất của giao dịch dân sự (bao gồm cả hợp đồng) là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên “tự nguyện” bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. 3 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 4 Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2015 5 Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015
  • 7. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 5 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Không có tự do ý chí và bày tỏ ý chí không thể có tự nguyện, nếu một trong hai yếu tố này không có hoặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện. Sự tự nguyện của một bên (hành vi pháp lý đơn phương) hoặc sự tự nguyện của các bên trong một quan hệ dân sự (hợp đồng) là một trong các nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015: Tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận. Vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là vi phạm pháp luật.6 Vì vậy, giao dịch dân sự này nếu thiếu sự tự nguyện sẽ không làm phát sinh hậu quả pháp lý. Bộ luật Dân sự quy định một số trường hợp giao dịch dân sự xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu, đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo; do nhầm lẫn; do bị lừa dối, bị đe doạ, cưỡng ép; do xác lập tại thời điểm mà không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Ở trường hợp này không thấy đề bài có đề cập gì thêm, ta đặt giả thuyết rằng hai bên đang thực hiện hợp đồng trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Mục đích của giao dịch dân sự (bao gồm cả hợp đồng) là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó (mục đích thực tế). Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thoả thuận trong giao dịch. Những điều khoản này xác định quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch. Mục đích và nội dung của giao dịch có quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch dân sự luôn nhằm đạt được mục đích nhất định. Muốn đạt được mục đích đó họ phải cam kết, thoả thuận về nội dung và ngược lại những cam kết, thoả thuận về nội dung của họ là để đạt được mục đích của giao dịch. Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy định không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. 6 Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015
  • 8. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 6 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ tư, hợp đồng trao đổi tài sản giữa ông A với bà B phải đảm bảo quy định về hình thức theo quy định pháp luật. Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch dân sự. Thông qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch dân sự đã xác lập. Hình thức của giao dịch dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân sự. Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa ông A và bà B, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra.7 Trường hợp của ông A và bà B thuộc trường hợp giao kết hợp đồng văn bản có công chứng chứng nhận, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực. Đối với trường hợp mà ông A và bà B có thể trao đổi tài sản với nhau đó là căn nhà tại thành phố T tỉnh C và xe ô tô camry được đăng ký quyền sở hữu tại tỉnh E thì hợp đồng trao đổi tài sản sẽ được thể hiện như sau: HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI TÀI SẢN Số:___________ Hợp Đồng này được lập và ký ngày …tháng…năm… giữa: Bên A: Ông (Bà): […] Sinh ngày: […] CMND/CCCD số: […] cấp ngày […] tại […] Hộ khẩu thường trú: […] Bên B: Ông (Bà): […] Sinh ngày: […] CMND/CCCD số: […] cấp ngày […] tại […] 7 https://i-law.vn/
  • 9. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 7 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hộ khẩu thường trú: […] Bên A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”) đồng ý ký kết Hợp đồng trao đổi tài sản (“Hợp Đồng”) với những điều khoản như sau: Điều 1. Đối tượng của Hợp Đồng Bên A và Bên B đồng ý trao đổi các tài sản sau: 1.1. Tài sản trao đổi của Bên A: - Tên tài sản: […] - Xuất xứ, chủng loại tài sản: […] - Số lượng: […] - Tình trạng tài sản: […] - Thông tin khác: […] 1.2. Tài sản trao đổi của Bên B: - Tên tài sản: […] - Xuất xứ, chủng loại tài sản: […] - Số lượng: […] - Tình trạng tài sản: […] - Thông tin khác: […] (Mô tả chi tiết về tài sản trao đổi và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản trao đổi). Điều 2. Giá trị, giá trị chênh lệch và phương thức trao đổi tài sản 2.1. Giá trị của tài sản trao đổi: - Giá trị tài sản trao đổi của Bên A là: […] (Bằng chữ: […])
  • 10. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 8 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Giá trị tài sản trao đổi của Bên B là: […] (Bằng chữ: […]) - Giá trị chênh lệch của tài sản trao đổi là: […] (Bằng chữ: […]) Giá trị tài sản nói trên được xác định theo giá thị trường khi trao đổi tài sản tại thời điểm ký Hợp đồng. 2.2. Thời hạn trao đổi tài sản: Hai Bên sẽ tiến hành giao và nhận tài sản trao đổi vào ngày […] 2.3. Thời hạn thanh toán giá trị chênh lệch: […]. 2.4. Phương thức thanh toán: Việc thanh toán giá trị chênh lệch sẽ được thực hiện bằng phương thức tiền mặt/chuyển khoản (lựa chọn một trong hai phương thức) vào tài khoản của Bên A theo các thông tin dưới đây: Chủ tài khoản: […] Tài khoản số: […] Tại Ngân hàng: […] Điều 3. Địa điểm, phương thức thực hiện trao đổi tài sản 3.1. Địa điểm trao đổi tài sản: […] 3.2. Phương thức trao đổi tài sản: […] (Giao một lần hay nhiều lần, trực tiếp hay gián tiếp thông qua bên thứ ba, các bên có thể thỏa thuận về nghĩa vụ vận chuyển tài sản nếu có) Điều 4. Bảo hành (Trường hợp các bên thỏa thuận không có bảo hành thì bỏ điều khoản này) Mỗi Bên có trách nhiệm bảo hành tài sản trao đổi của mình trong vòng […] kể từ ngày hai Bên hoàn tất việc trao đổi tài sản.
  • 11. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 9 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trong thời gian bảo hành, nếu tài sản bị lỗi, hư hỏng, sai sót mà không do lỗi của nhận tài sản trao đổi thì Bên giao tài sản trao đổi có trách nhiệm thực hiện việc sửa chữa, thay thế các thiết bị khác cho Bên nhận tài sản trao đổi mà không tính bất kỳ khoản phí nào (kể cả chi phí vận chuyển hoặc đi lại) trong vòng […] ngày kể từ ngày xảy ra sai sót. Nếu việc bảo hành không được Bên giao tài sản trao đổi thực hiện hoặc thời gian bảo hành bị dài quá thời hạn nói trên gây thiệt hại cho Bên nhận tài sản trao đổi thì Bên giao tài sản trao đổi phải bồi thường mọi thiệt hại phát sinh, bao gồm cả chi phí sửa chữa cho Bên thứ ba mà Bên nhận tài sản trao đổi lựa chọn. Điều 5. Trách nhiệm do vi phạm Hợp Đồng Nếu một Bên vi phạm Hợp đồng này, Bên bị vi phạm sẽ gửi văn bản yêu cầu Bên vi phạm khắc phục. Nếu Bên vi phạm không khắc phục hoặc không thể khắc phục vi phạm đó trong thời theo yêu cầu của Bên bị vi phạm kể từ ngày nhận được thông báo của Bên bị vi phạm, Bên vi phạm phải chịu phạt […] % giá trị phần nghĩa vụ Hợp Đồng bị vi phạm và chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên bị vi phạm những thiệt hại thực tế, trực tiếp phát sinh do hành vi của Bên vi phạm. Điều 6. Bảo mật Mỗi Bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến Hợp Đồng này hoặc của Bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mỗi Bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi Hợp Đồng này hết hạn hoặc chấm dứt. Điều 7. Bất khả kháng
  • 12. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 10 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7.1. Bất khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các bên bao gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, bão, lũ lụt, gió lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh… hoặc các thảm họa khác không thể lường trước được; hoặc sự thay đổi của luật pháp bởi chính quyền Việt Nam. 7.2. Khi một bên không thể thực hiện tất cả hay một phần của nghĩa vụ Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này sẽ không được xem là vi phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau: 7.2.1. Bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn hoặc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ; và 7.2.2. Bên bị gặp phải sự kiện bất khả kháng đã nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ của mình và giảm thiểu thiệt hại gây ra cho Bên kia bởi sự kiện bất khả kháng; và 7.2.3. Tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải sự kiện bất khả kháng kháng phải thông báo ngay cho bên kia cũng như cung cấp văn bản thông báo và giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ. Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của Các Bên 8.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên giao tài sản trao đổi: 8.1.1. Đảm bảo về quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với tài sản trao đổi, tài sản không có tranh chấp hoặc bị kê biên, xử lý thi hành án. Trường hợp Bên giao tài sản trao đổi vi phạm quy định này, Bên giao tài sản trao đổi có trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh đảm bảo không ảnh hưởng tới quyền lợi của Bên nhận tài sản trao đổi và bồi thường thiệt hại gây ra cho Bên nhận tài sản trao đổi (nếu có); 8.1.2. Giao tài sản đúng với thông tin tại Điều 1 Hợp đồng này và các giấy tờ liên quan (nếu có) theo thỏa thuận; 8.1.3. Cung cấp các thông tin cần thiết, các khuyết tật về tài sản (nếu có) và hướng dẫn sử dụng cho Bên nhận tài sản;
  • 13. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 11 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8.1.4. Thực hiện bảo hành tài sản trao đổi theo thỏa thuận trong Hợp đồng; 8.1.5. Thực hiện thủ thục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản cho bên nhận tài sản trao đổi theo quy định của pháp luật (nếu có); 8.1.6. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp không cung cấp đủ các thông tin về tài sản trao đổi dẫn đến thiệt hại cho Bên nhận tài sản trao đổi; 8.1.7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 8.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận tài sản trao đổi 8.2.1. Trở thành chủ sở hữu tài sản trao đổi kể từ thời điểm hai Bên hoàn tất việc trao đổi; 8.2.2. (Đối với các tài sản yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu thì Bên nhận tài sản trao đổi sẽ trở thành chủ sở hữu kể từ khi hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu) 8.2.3. Thanh toán phần giá trị chênh lệch (nếu có) cho Bên giao tài sản. Nếu quá hạn mà Bên nhận tài sản trao đổi chưa thanh toán thì Bên nhận tài sản trao đổi phải chịu lãi suất chậm thanh toán với mức 20%/năm; 8.2.4. Thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật; 8.2.5. Thanh toán các khoản thuế, phí, lệ phí phát sinh liên quan đến tài sản trao đổi; 8.2.6. Yêu cầu Bên giao tài sản trao đổi bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này; 8.2.7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 9. Hiệu lực và chấm dứt Hợp đồng 9.1. Hợp Đồng này có hiệu lực từ […]. 9.2. Hợp Đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau: 9.2.1. Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản.
  • 14. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 12 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9.2.2. Nếu bất cứ vi phạm Hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn […] ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ Bên không vi phạm. Trong trường hợp này, Bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên vi phạm. 9.2.3. Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá […] ngày kể từ ngày phát sinh, Hợp Đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một Bên cho Bên còn lại. Điều 10. Giải quyết tranh chấp Trong trường hợp có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh từ Hợp Đồng này, Các Bên sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề bằng thương lượng. Nếu không thể giải quyết được trong vòng 30 ngày, vấn đề sẽ được giải quyết bởi Toà án có thẩm quyền. Bên thua kiện phải thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho Bên thắng kiện (bao gồm cả chi phí luật sư). Điều 11. Điều khoản chung 11.1. Hợp Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam. 11.2. Mọi sửa đổi hoặc bổ sung Hợp Đồng đều phải được lập thành văn bản và ký duyệt bởi người có thẩm quyền của mỗi Bên. 11.3. Mỗi Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong Hợp Đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Bên còn lại. 11.4. Hợp Đồng này sẽ được lập thành […] bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ […] bản để thực hiện.8 ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (ký ghi rõ họ tên) (ký ghi rõ họ tên) 8 https://i-law.vn/tuvanphapluat/ hop-dong-trao-doi-tai-san
  • 15. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 13 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực. 1.1.2. Ông A và bà B không có quyền thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản: Trừ giả thuyết mà tôi đã nêu ra ở phần 1, ông A và bà B có rất nhiều khả năng có thể không có quyền thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản. Hai bên chủ thể là ông A và bà B cần phải tìm hiểu chi tiết về tài sản và chủ sở hữu của tài sản. Tài sản của ông A và bà B có nguồn gốc rõ ràng hay không? Tài sản thuộc sở hữu của một người hay nhiều người? Trong trường hợp tài sản không có nguồn gốc rõ ràng (đặc biệt là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu), hai bên không nên giao kết hợp đồng trao đổi tài sản, vì có thể một bên chủ thể đã chiếm hữu tài sản trái pháp luật bằng việc trộm cắp, cướp giật, … Trong các trường hợp này, dù đã thực hiện xong hợp đồng trao đổi tài sản, chủ sỡ hữu của tài sản vẫn có quyền đòi lại tài sản đó. Nếu tài sản là tài sản chung, việc trao đổi tài sản đó cần có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu. Ở đề bài không hề nói rõ ông A là chủ sở hữu duy nhất và hợp pháp của căn nhà tại thành phố T tỉnh C. Cũng không đề cập tới việc bà B là chủ sở hữu duy nhất và hợp pháp của chiếc xe ô tô camry tại tỉnh E. Giao dịch trao đổi tài sản của ông A và bà B sẽ trở nên vô hiệu nếu có trường hợp một trong hai bên lừa dối, đe doạ. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó. Trong trường hợp này, ông A và bà B cũng không thể thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản.9 Hai bên cũng không thể thực hiện được giao dịch trao đổi tài sản khi có một bên cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí đích thực của họ (có sự tự nguyện nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí). Cụ thể như sau: 9 https://phaptri.vn/
  • 16. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 14 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Một bên ông A hoặc bà B giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác. Khi đó giao dịch giả tạo vô hiệu còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực nếu như giao dịch bị che giấu đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. + Giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Trường hợp này giao dịch đó bị coi là vô hiệu. Ví dụ: Hai bên thỏa thuận giao kết hợp đồng trao đổi tài sản nhằm trốn tránh việc trả nợ người cho vay trước đó. khi đó hợp đồng trao đổi giả tạo đó sẽ bị vô hiệu. Giao dịch dân sự trao đổi tài sản của ông A với bà B sẽ không có quyền thực hiện trong trường hợp ông A hoặc bà B là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, không nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện: Người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ không thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí ngay thời điểm mà ông A và bà B ký kết hợp đồng trao đổi tài sản. Giao dịch dân sự trao đổi tài sản của ông A và bà B sẽ trở nên vô hiệu nếu sự ký kết này bị nhầm lẫn. Tức là việc bên A hoặc bên B hình dung sai về nội dung của giao dịch mà tham gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của ông A hoặc bà B hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được. (có thể là do ông A nhầm lẫn dòng máy của xe thuộc sở hữu của bà B). Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn bất kể lỗi của bên nào gây ra. Nếu bên nào có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Theo đó khi có nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lần có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.10 Giao dịch dân sự trao đổi tài sản giữa ông A và bà B sẽ không được thực hiện thành công nếu có trường hợp bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Khi đó, ông A hoặc bà B đã có hành vi cố 10 Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015
  • 17. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 15 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ý nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình. Lúc này ông A và bà B không thể thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản được. Những giao dịch được xác lập do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép bị vô hiệu khi có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, bị cưỡng ép và tòa án chấp nhận yêu cầu đó. Tuy nhiên giao dịch được xác lập do các tác động này vẫn có hiệu lực nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, bị cưỡng ép. Khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu, bên lừa dối, đe dọa phải bồi thường những thiệt hại xảy ra đối với bên bị lừa dối, bị đe dọa. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Trường hợp này áp dụng đối với trường hợp ông A hoặc bà B có năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên tại thời điểm giao kết hợp đồng trao đổi tài sản, ông A hoặc bà B bị rơi vào trạng thái không nhân thức và làm chủ được hành vi của mình (ví dụ như là say rượu) thì sau đó chính người đó có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Việc phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào lỗi của các bên tham gia giao dịch. Giao dịch dân sự trao đổi tài sản giữa ông A và bà B sẽ vô hiệu khi họ không tuân thủ quy định về hình thức. Theo nguyên tắc chung thì ông A và bà B được tự do lựa chọn hình thức của giao dịch. Tuy nhiên nếu ông A và bà B không thể hiện bằng văn bản, không có chứng thực, chứng nhận, thì khi này giao dịch trao đổi tài sản của hai ông bà sẽ trở nên không hợp pháp. Tuy nhiên khi ông A và bà B không tuân thủ các quy định khi mà hợp đồng đã vô hiệu, nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì vẫn sẽ tiếp tục hợp đồng: + Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
  • 18. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 16 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghĩa vu trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. + Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.11 Ngoài ra, trong trường hợp ông A không phải là chủ sở hữu duy nhất của căn nhà thuộc thành phố T tỉnh C, thì khi đó giao dịch dân sự của ông A và bà B cũng không được coi là hợp pháp. Hoặc trong trường hợp ông A đang thế chấp, cầm cố căn nhà thì lúc này ông A cũng không có quyền thực hiện giao dịch trao đổi tài sản với bà B. Tương tự bà B trong trường hợp chiếc xe camry đang là tài sản thế chấp hoặc đã được cầm cố giấy tờ, thì cũng không được quyền thực hiện giao dịch trao đổi tài sản với ông A. Như vậy, ông A và bà B sẽ có 2 trường hợp là có quyền thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản và không có quyền thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản như tôi đã phân tích trên đây. 1.2. Những khó khăn thường gặp trong việc công chứng hợp đồng trao đổi tài sản 1.2.1. Chưa phân định rõ giữa công chứng và chứng thực các hợp đồng có đối tượng là bất động sản Theo quy định của điều 2 Luật công chứng 2014 và NĐ 23/2015/NĐ-CP về công chứng, chứng thực, đã quy định về hoạt động công chứng và chứng thực, dựa vào tiêu chí chủ thể có thẩm quyền thực hiện nên chưa có sự phân định rõ ràng giữa hai hoạt động này.12 11 https://econtract.efy.com.vn/hddt/hop-dong-vo-hieu 12 Luật công chứng 2014 và NĐ 23/2015/NĐ-CP
  • 19. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 17 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Phòng công chứng và ủy ban nhân dân (cấp huyện, một số trường hợp cấp xã) đều có quyền chứng nhận các hợp đồng, giao dịch khác. Ngoài ra, phòng công chứng còn có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, … Do không có sự tách bạch giữa công chứng và chứng thực nên dẫn đến thực trạng việc chứng nhận các bản sao giấy tờ, tài liệu do các phòng công chứng thực hiện là khá phổ biến, trong khi đó các hợp đồng, giao dịch, kể cả liên quan đến bất động sản do ủy ban nhân dân các cấp thực hiện. Nghị định 23 của Chính phủ ra đời đã góp phần rút ngắn thời gian thực hiện chứng thực, tăng thẩm quyền cho UBND cấp xã, đơn giản các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi yêu cầu chứng thực hoặc thực hiện các hợp đồng giao dịch dân sự, nhất là đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, những nơi chưa có phòng hoặc văn phòng công chứng. Trước đây thì việc chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị dưới 50 triệu đồng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện; hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng thì thuộc thẩm quyền của phòng công chứng, UBND cấp xã không được giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản nên đã gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại. Để khắc phục hạn chế trên, Nghị định 23 đã giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản cho UBND cấp xã. Thay đổi này góp phần tạo thuận lợi cho người dân trong việc di chuyển, đồng thời với phần lớn các trường hợp, UBND cấp xã thường nắm rõ về nhân thân, chủ thể giao dịch nên sẽ đảm bảo giải quyết nhanh hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì Nghị định 23 vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, Nghị định 23 quy định, khi tiến hành chứng thực bản sao từ bản chính sẽ không phải lưu trữ. Với quy định này, thực tế có thể phát sinh trường hợp bản sao đã được chứng thực nhưng người yêu cầu chứng thực có hành vi gian dối là sửa chữa bản sao sau khi đã được chứng thực. Việc không lưu trữ bản sao vô tình khiến cơ quan thực hiện chứng thực không có cơ sở để đối chiếu khi có tranh chấp, sai sót xảy ra…
  • 20. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 18 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bên cạnh đó, hiện nay các loại giấy tờ được làm giả tinh vi nên người chứng thực rất khó để có thể nhận biết đâu là giấy tờ giả, giấy tờ thật. Nguy cơ càng gia tăng với các loại giấy tờ có giá trị quan trọng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bằng tốt nghiệp hay các loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.13 1.2.2. Bất cập về thẩm quyền công chứng, chứng thực các giao dịch trao đổi tài sản Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản bao gồm: Thứ nhất, tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng tất cả các hợp đồng giao dịch theo quy định của Luật công chứng 2014. Thứ hai, đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân có thể lựa chọn ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Thứ ba, các hợp đồng giao dịch về nhà ở (ở đô thị) các bên có quyền lựa chọn ủy ban nhân dân cấp huyện. Thứ tư, các hợp đồng giao dịch về nhà ở (ở nông thôn) các bên có quyền lựa chọn ủy ban nhân dân xã. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực thi các quy định này gặp rất nhiều vướng mắc về thẩm quyền bởi lẽ quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở và trong các giấy tờ về nhà đất do các cơ quan thẩm quyền cấp không có sự tách bạch tài sản nhà ở và quyền sử dụng đất. Chẳng hạn trường hợp ông A và bà B thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản là căn nhà do ông A là chủ sở hữu tại thành phố T tỉnh C, nhưng việc không có sự tách bạch tài sản nhà ở và quyền sử dụng đất sẽ dẫn đến những bất cập khi thực hiện quá trình công chứng, chứng thực. Với các quy định chồng chéo nhau về thẩm quyền, mẫu giấy chứng nhận được Luật Đất đai 2013 ban hành về: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở 13 NĐ 23/2015/NĐ-CP
  • 21. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 19 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hữu nhà ở và quyền sử dựng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Vì thế khi các chủ thể xác lập các hợp đồng liên quan đến những tài sản này ví dụ như hợp đồng trao đổi tài sản sẽ rất khó khăn trong việc xác định thẩm quyền là hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất hay hợp đồng giao dịch về nhà ở. Gây nên sự bất cập, chồng chéo và phức tạp trong thủ tục thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản. Để NĐ 23/2015/NĐ-CP thực sự phát huy hiệu quả, trong thời gian tới, UBND các cấp trên địa bàn huyện sẽ phải đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền nội dung của Nghị định và các văn bản liên quan dưới nhiều hình thức khác nhau đến nhân dân trên địa bàn. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chứng thực sẽ được thực hiện đồng bộ hơn, đồng thời công khai, niêm yết mức thu lệ phí chứng thực theo đúng quy định của Nhà nước, góp phần minh bạch hóa việc thu chi tài chính, ngăn chặn được việc làm thu các khoản ngoài quy định. Bên cạnh đó, các bộ, ngành cấp trên cũng cần thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng một chuyên trang hỏi đáp và mở các lớp tập huấn chuyên sâu, các hội nghị tọa đàm trao đổi kinh nghiệm và nghiệp vụ giữa cấp bộ, cấp tỉnh với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở làm công tác chứng thực nhằm trao đổi trực tiếp, thường xuyên giữa Trung ương với cơ sở, từ đó sẽ giải quyết nhanh gọn những vướng mắc trong việc thực hiện công tác chuyên môn… 1.2.3. Chế độ chịu trách nhiệm của người thực hiện công chứng Việc Công chứng viên chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch và phải chịu trách nhiệm về nội dung của hợp đồng giao dịch, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình, bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong quá trình hành nghề công chứng nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch. Chứng thực là việc UBND cấp xã chứng thực về thời gian địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng giao dịch, người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch, nhưng nếu do lỗi của người thực hiện chứng thực mà
  • 22. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 20 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 gây hậu quả cho người yêu cầu chứng thực thì chủ tịch hoặc phó chủ tịch thực hiện chứng thức có phải bồi thường không? hay chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, hay bị xử kỷ luật theo luận cán bộ công chức. Vì vậy việc cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay là việc hết sức cần thiết và quan trọng, việc cung ứng dịch vụ công cho tổ chức và cá nhân làm sao thuận lợi nhất cho người dân, khi đến giao dịch có quyền lựa chọn những cơ quan tổ chức gần nhất để thực hiện đối với các hợp đồng giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất. Thì tổ chức và cá nhân có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực, thuận lợi cho người dân có thể đến nơi nào gần với mình để thực hiện công chứng, chứng thực, nhưng việc cải cách hành chính là nhiều cơ quan cùng tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ công cho người dân, nhưng khi đối tượng được hưởng việc cung cấp dịch vụ công phải nộp một khoản phí và lệ phí theo quy định cần phải có sự thống nhất về mức độ thu phí và lệ phí để đảm bảo sự công bằng đối với tổ chức và cá nhân khi yêu cầu thực hiện công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng giao dịch.14 Bởi sự bất cấp trong việc thu phí công chứng và lệ phí chứng thực đối với hợp đồng giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất chưa tạo ra sự bình đẳng cần phải có sự thống nhất. Trong điều kiện hiện nay việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính là rất cần thiết đáp ứng thuận lợi nhanh chóng các yêu cầu của người dân. nhiều trường hợp cùng một loại việc, cùng trình tự thủ tục, giá trị pháp lý mà lệ phí chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thấp hơn nhiều so với phí công chứng, lệ phí chứng thực hợp đồng giao dịch. 14 https://sotp.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/su-bat-cap-trong-viec-thuc-hien-thu-phi-cong-chung
  • 23. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 P a g e 21 | 21 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 KẾT LUẬN Các hợp đồng có đối tượng là bất động sản (nhà ở, quyền sử dụng đất, tài sản gắn với quyền sử dụng đất, …) hoặc động sản: xe, … thường là những hợp đồng có giá trị lớn, mang ý nghĩa thiết thực đối với các chủ thể tham gia. Khi tham gia xác lập hợp đồng các chủ thể đều mong muốn được công chứng, chứng thực nhanh chóng, thuận tiện để hợp đồng có hiệu lực pháp luật, đảm bảo về mặt pháp lý nếu có tranh chấp xảy ra. Trong thực tiễn có những quy định trong các văn bản còn thiếu thống nhất cần chỉnh sửa, bổ sung để đáp ứng yêu cầu hiện nay. Qua nghiên cứu các quy định cũng như những phân tích trên đây, tôi hy vọng sắp tới các văn bản luật và dưới luật sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Đảm bảo được tính thống nhất và đồng bộ giữa các khối vận hành, tạo ra hàng rào pháp lý vững chắc cho nhân dân áp dụng.