Bài văn phân tích bài chí khí anh hùng năm 2024

Câu nhận định của Chế Lan Viên như một lời khẳng định giá trị của kiệt tác “Truyện Kiều” và ngòi bút tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du. Trong phần hai “gia biến và lưu lạc” thuộc tác phẩm “Truyện Kiều”, độc giả không chỉ cảm nhận được nét tinh tế trong việc xây dựng nhân vật Thúy Kiều, nỗi lòng thương xót của Nguyễn Du trước số phận khổ đau của nhân vật mà còn thấy chân dung của một bậc anh hùng khí phách, tài hoa – Từ Hải. Khác với Kim Trọng – mối tình đầu của Thuý Kiều, Từ Hải mang nét anh hùng, ngạo nghễ, khí phách. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã khắc hoạ cuộc chia tay của Thuý Kiều và Từ Hải nhưng không hề có sự bịn rịn, níu kéo mà là sự dứt khoát, mạnh mẽ qua đó nổi bật lên chí khí người anh hùng Từ Hải. Nguyễn Du đã thể hiện sự trân trọng ngợi ca trước lý tưởng, ước mơ tự do vùng vẫy ngang dọc của Từ Hải. Hình ảnh người anh hùng ấy không chỉ là ánh sáng của cuộc đời Kiều mà còn là ánh sáng trong xã hội phong kiến thối nát.

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858), tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khó ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Đến năm 1819, ông thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mẫu 1

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

(Đập đá ở Côn Lôn)

Đó là những vần thơ thể hiện chí làm trai của nhà yêu nước Phan Chu Trinh. Có thể thấy, viết về quan niệm chí làm trai ngạo nghễ, cứng cỏi, gánh vác cả giang san là điều quen thuộc trong thơ văn của các nhà nho. Các tác giả thời trung đại viết rất nhiều bài thơ để tỏ chí, đồng nhất cái “tôi” vào cái “ta” chung của đất nước, nhân dân. Tuy nhiên, đến với thơ văn Nguyễn Công Trứ, ta sẽ thấy chí làm trai được biểu đạt một cách riêng biệt, đặc sắc, hòa quyện giữa bản sắc cá nhân và tư tưởng truyền thống của nhà nho. Điều này được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Chí khí anh hùng”.

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858), tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khó ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Đến năm 1819, ông thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan. Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Công Trứ đã chứng tỏ được tài năng xuất chúng và khí chất hơn người gắn với một chữ “Ngông”. Ông vừa là nhà quân sự, kinh tế, vừa là một nhà thơ, nhà văn hóa. Hậu thế kính nể và ghi nhớ tên tuổi ông còn bởi tấm lòng yêu nước, thương dân, ghét đời ô trọc. Năm 80 tuổi, nghe tin Pháp xâm lược nước ta, ông vẫn xin vua tòng quân đi đánh giặc nhưng thấy ông tuổi già sức yếu nên vua không phê chuẩn. Bài thơ “Chí khí anh hùng” là một bài thơ ngôn chí điển hình của ông, cho thấy lí tưởng sống cao đẹp, hoài bão mạnh mẽ của chàng trai trẻ.

“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

Mở đầu bài thơ là không gian rộng lớn của vũ trụ với “Vòng trời đất”, bốn phương “nam bắc đông tây”. Bốn bể bao la ấy chính là không gian thích hợp để đấng nam nhi vùng vẫy tung hoành, nâng tầm vị thế con người và cũng là khát vọng cho con người chinh phục. Cụm từ “dọc ngang ngang dọc” gợi liên tưởng đến một con đường thênh thang, trải dài tít tắp. Đây chính là con đường quan lộ trong suy nghĩ của người thanh niên tràn đầy nhiệt huyết. Câu thơ đã thể hiện sự tự ý thức về tài năng, phẩm giá, cốt cách một cách rất rõ ràng của Nguyễn Công Trứ. Cái “Nợ tang bồng” được nhắc đến trong câu thơ thứ hai gắn liền với quan niệm “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Người xưa quan niệm bậc quân tử phải là người biết tu dưỡng bản thân, trở thành trụ cột cho gia đình, lập nên công danh sự nghiệp lừng lẫy, cống hiến tài năng của mình cho đất nước. Đó là món nợ mà người nam nhi gánh vác trên vai nên phải “vay trả, trả vay”. Không có công danh, sự nghiệp là một điều đáng thẹn. Đặt vào bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, đây là quan niệm nhân sinh mang lại những tác động tích cực, khuyến khích những nhà nho đứng ra giúp đời, giúp người. Đối với những trang nam tử hán, đây là điều nghiễm nhiên phải làm. Nguyễn Công Trứ cũng từng thể hiện ý chí này trong bài “Nợ tang bồng”:

“Vũ trụ giai ngô phận sự

Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn

Chí tang bồng hẹn với giang san

Đường trung hiếu, chữ “quân thân” là gánh vác”

Bốn câu thơ sau cho thấy tâm thế chủ động, đường hoàng, khảng khái của nhà thơ:

“Nhân sinh thế thượng thuỳ vô nghệ

Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh

Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh

Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ”

Khát khao được ghi tên sử sách của Nguyễn Công Trứ được thể hiện cụ thể việc “thùy vô nghệ”, tức là mong muốn được nổi tiếng nhờ tài năng và gây dựng sự nghiệp lừng lẫy. Tấm lòng son với dân, với nước sẽ vì thế mà được chứng minh, lưu lại muôn đời. Về sau, điều này đã được chứng minh bằng việc ghi tên bảng vàng của nhà thơ. Nguyễn Công Trứ cũng nhận thức rất rõ về ranh giới giữa “vinh” và “nhục”. Soi chiếu vào kho tàng văn học trung đại Việt Nam, ta có thể thấy rất nhiều nhà thơ cũng đề cập đến hai cách sống đối lập này. Tuy nhiên, quan niệm “vinh” - “nhục” của một con người chưa thành danh, đang khát khao chứng tỏ bản thân như Nguyễn Công Trứ sẽ khác với những nhà nho lánh đời, muốn thoát khỏi vòng danh lợi. “thời vị ngộ” có nghĩa là chưa gặp dịp thi thố nhưng ông không dè chừng mà trái lại, hoàn toàn tự tin và ngùn ngụt khí thế.

“Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ

Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong.

Chí những toan xẻ núi lấp sông

Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ”

“mây tuôn sóng vỗ”, “trận cuồng phong” chỉ những lúc thời thế đảo điên, đất nước gặp khó khăn. Đứng trước tình cảnh ấy, người anh hùng sẽ “Quyết ra tay lèo lái”, đưa xã hội vào trật tự. Chí khí của ông không chỉ gói gọn trong cái lồng khoa cử mà còn thể hiện ở những hành động thực tế với đất nước, nhân dân. “xẻ núi lấp sông” thể hiện sức mạnh phi thường, có thể khuấy đảo cả giang san. Nguyễn Công Trứ muốn chứng minh “Danh xứng với thực”, để cả thiên hạ tỏ tường tài năng và khí tiết của ông.

Chất “Ngông” là một đặc trưng trong những bài thơ của Nguyễn Công Trứ. Công danh là món nợ, thậm chí với nhiều người, đó còn là gánh nặng không thể trả hết. Nguyễn Công Trứ vẫn là kẻ “mang nợ” nhưng ông có tâm thế ngạo nghễ, ung dung:

“Đường mây rộng thênh thênh cử bộ

Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo

Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.”

Con đường quan lộ được ví với “Đường mây” rộng rãi thênh thang, khác hẳn con đường cát “Nhất bộ nhất hồi khước” ở thơ Cao Bá Quát. “cử bộ” là cất bước trong sự nhàn nhã, tự do. Nhà thơ tưởng tượng ra lúc trả xong nợ tang bồng, thỏa chí “bình thiên hạ”. Ba câu thơ cuối bài bộc lộ lối sống tích cực, cao quý mà an nhàn. Công danh, sự nghiệp là điều tất yếu phải có nhưng Nguyễn Công Trứ không bị khuất phục bởi sức mạnh quyền thế. Khi đã chứng tỏ được tài năng với đời, ông sẵn sàng dứt áo ra đi để được thảnh thơi. Điều này về sau đã được chứng thực bởi bài thơ viết lúc ông từ quan “Bài ca ngất ngưởng”.

Như vậy, với lời thơ phóng khoáng, giọng điệu tự nhiên, âm hưởng hào hùng, nhịp thơ linh hoạt, bài thơ đã cho thấy nhân cách kẻ sĩ cao đẹp của Nguyễn Công Trứ. Quan điểm về thành công là điều có tính chất thời điểm nhưng những vần thơ ngôn chí vẫn chứa đựng vô vàn quan niệm nhân sinh tiến bộ, góp phần làm rạng danh người anh hùng toàn tài:

“Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng.”

Mẫu 2

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), là một trong những nhà thờ tiêu biểu của nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX. Ông là một nhà nho, văn võ song toàn, có tài kinh bang tế thế. Về mặt thơ văn, những bài thơ viết theo thể hát nói của ông cho ta thấy một tâm hồn khoáng đạt, một cốt cách mạnh mẽ hào hùng, rất độc đáo. Bài "Chí anh hùng" là một trong những bài hát nói xuất sắc nhất của nhà thơ viết trong thời trai trẻ. Bài thơ biểu lộ chí khí hăm hở lập công danh, để lại công danh sự nghiệp cho đời. Nhạc điệu âm vang, dồn dập của bài thơ gợi lên trong lòng chúng ta nhiều ấn tượng sâu sắc, tuyệt đẹp:

"Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,

Nợ tang bồng vay giả giả vay ... ...

Thảnh thơi thơ túi rượu bầu"

Khổ thơ đầu nói về chí làm trai. Theo quan niệm của người xưa, người con trai sinh ra ở đời, đầu đội trời, chân đạp đất là phải mang nợ tang bồng. Tang là cây dâu, bồng là cỏ bồng, nghĩa đen là cung tên. Nợ tang bồng là nợ lớn của đấng nam nhi: phải có chí lớn ở bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức giúp nước, trả ơn vua, trả nợ đời. Không thể sống ru rú trong xó nhà. Không thể quẩn quanh, mang thói nữ nhi thường tình. Phải đem tài trí đua tranh với đời.

Người có chí nam nhi, có chí anh hùng thì trường đua tranh vô cùng rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ: "vòng trời đất", "nam, bắc, đông, tây" "trong bốn bể". Mang "nợ tang bồng" thì phải hết sức sòng phẳng, nghĩa là có "vay" thì phải có "trả".

"Ngang dọc dọc ngang" chỉ sự tung hoành đó đây; ngoài ra còn phải "vẫy vùng" đè sóng cưỡi gió, đem tài năng thi thố với thiên hạ.

Cái hay của khổ đầu bài hát nói là ở giọng điệu hào hùng. Thơ đầy nhạc, lôi cuốn, hấp dẫn. Nghệ thuật láy âm, điệp từ, luyến láy rất tài tình: "dọc ngang ngang dọc", "vay giả giả vay". Nhà thơ làm hiện lên trước mắt người đọc, người nghe hình ảnh một đấng nam nhi đang tung hoành, vùng vẫy trong "vòng trời đất":

"Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay giả giả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể."

Khổ thơ thứ hai là khổ giữa của bài hát nói, có giá trị như một tuyên ngôn, thể hiện một quan niệm sống đẹp.

"Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ,

Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh.

Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh

Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ"

Con người sinh ra ở đời, ai mà chẳng có một nghề, một công việc để mưu sinh. Nhưng điều quan trọng nhất là phải biết làm nên công danh sự nghiệp để lại tấm lòng son (đan tâm) trong sử sách, để lại tiếng thơm cho muôn đời. Không nên lấy thành, bại, vinh, nhục để bàn luận anh hùng một cách vội vã, phiến diện. Cũng không nên xem thường người anh hùng khi chưa gặp thời thế. Trên đây là những lời tâm huyết của Nguyễn Công Trứ muốn nhắn gửi lại cho mai hậu.

Bài hát nói này có khổ dôi, đó là khổ thơ thứ ba. Giọng điệu thơ mang âm hưởng anh hùng ca thể hiện rõ chí anh hùng bằng những hành động, những việc làm cụ thể. Ngôn ngữ thơ trang trọng cổ kính. Hình tượng thơ mang tính chất ước lệ tượng trưng, lấy cái kì vĩ, tráng lệ để nói lên khát vọng công danh, chí nam nhi, chí anh hùng:

"Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ

Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong

Chí những toan xẻ núi lấp sông

Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ"

"Mây tuôn sóng vỗ", "buồm lái trận cuồng phong" là hai hình ảnh tượng trưng nói lên cảnh ngộ đất nước gặp buổi khó khăn; loạn lạc và cách ứng xử của người anh hùng đứng trước thời cuộc, quyết đem tài năng và khí phách dẹp loạn, cứu nguy cho đời, làm sáng ngời lòng trung quân ái quốc. "Xẻ núi lấp sông" tượng trưng cho những công việc phi thường, những sự việc to lớn, làm rạng rỡ quê hương xứ sở. Nguyễn Công Trứ đã trải qua những thăng trầm dữ dội, đã nếm nhiều vinh nhục trên con đường công danh. Có điều cần khẳng định là ông đã sống và hành động đúng như ông quan niệm. Về mặt câu chữ, không phải ở sự mới mẻ, vì nhiều người đã viết, đã dùng, cái hay cái đẹp ở đây là với ngôn ngữ, hình ảnh ước lệ ấy, ông đã đặt đúng chỗ, nói đúng lúc, diễn tả một cách hùng hồn, lôi cuốn, chấn động cái chí khí kẻ sĩ của mình.

Khổ thơ cuối trong bài hát nói, theo thi pháp cổ gọi là khổ xếp, chỉ có 3 câu, câu cuối cùng gọi là câu keo, chỉ có sáu từ:

"Đường mây rộng thênh thênh cử bộ

Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo

Thảnh thơi thơ túi rượu bầu."

"Đường mây" là hình ảnh ẩn dụ, lấy từ câu chữ "thanh vân chí thượng" (lên đến tận mây xanh) ý nói thi đỗ, có địa vị cao sang, lập được công danh. "Thênh thênh cử bộ'" nghĩa là bước đi thênh thênh, ung dung trên con đường công danh. Ở khổ đầu, nhà thơ đã viết: "Nợ tang bồng vay giả giả vay", ở khổ xếp lại viết: "Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo", qua đó ta thấy dưới ngòi bút của Nguyễn Công Trứ, ngôn ngữ thơ vừa hình tượng", biểu cảm vừa mang tính hệ thống chặt chẽ. "vỗ tay reo", "thành thơi' chỉ niềm vui hân hoan, toại nguyện, thảnh thơi ung dung với "thơ túi rượu bầu", sống tại cuộc đời của những tao nhân mặc khách.

Giọng thơ trở nên nhẹ nhàng, thư thái diễn tả niềm vui sướng và tự hào của kẻ sĩ sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với đời, đã trang trải hết nợ tang bồng. Và lúc ấy, có quyền được thảnh thơi vui sướng "thơ túi rượu bầu", thưởng thức trăng thanh gió mát. có người cho đó là hưởng lạc. Chưa hẳn thế!

  • Phân tích nhân vật Hăm - lét Hình tượng Hamlet hiện lên trong tác phẩm chính là mẫu người lý tưởng của thời đại Phục hưng phương Tây. Ở chàng hội tụ một vẻ đẹp toàn thiện, toàn mỹ, là chuẩn mực của thời đại không chỉ về hình dáng, tài năng mà còn cả về phẩm chất cao đẹp của một con người.
  • Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của em về con người Hăm - lét được thể hiện qua lời độc thoại trong "Sống hay không sống đó là vấn đề" Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” đã khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ đặc trưng. Nhân vật Hăm-lét hiện lên chủ yếu qua những lời độc thoại. Hăm-lét trước hết là một con người có tấm lòng nhân hậu cùng khát vọng lớn lao.
  • Phân tích văn bản Sống hay không sống đó là vấn đề I.Mở bài – William Shakespeare là nhà soạn kịch, nhà thơ kiệt xuất, người được coi là nhà văn có ảnh hưởng nhất trong văn học Anh. Vở kịch Hăm-lét là sáng tác đỉnh cao của Sếch-xpia, được viết trong khoảng thời gian 1599-1601.
  • Phân tích nhân vật Đan Thiềm
  • Mở bài - Trong văn chương, ta đã từng bắt gặp một con người say mê cái đẹp, đó là nhân vật quản ngục trong Chữ Người tử tù. Phân tích nhân vật Vũ Như Tô
  1. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm Vũ Như Tô: Một tác giả có đóng góp to lớn trên lĩnh vực kịch. Vở kịch Vũ Như Tô là một tác phẩm gây được tiếng vang bởi vấn đề mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống là một vấn đề mới mẻ