Bắt cóc tống tiền là tội gì năm 2024

Tại cơ quan Công an, Sơn bước đầu khai nhận Trần Ngọc Kim Trang thuê Sơn dàn cảnh vụ "bắt cóc" cháu để chiếm đoạt tài sản của mẹ ruột là bà L. Vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi dàn cảnh bắt cóc để tống tiền có thể bị xử lý như thế nào?

Bắt cóc tống tiền là tội gì năm 2024

Đối tượng Vũ Quốc Sơn (Ảnh: CAND).

Dưới góc độ pháp lý, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp cho biết hành vi dàn cảnh bắt cóc để tống tiền trên đã đe dọa uy hiếp tinh thần của bà L. nhằm chiếm đoạt tài sản nên đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong vụ việc này cơ quan điều tra có thể khởi tố các đối tượng về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự bởi hành vi bắt cóc chỉ là dàn dựng

Tội "Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" là hành vi bắt giữ người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của người thân người bị bắt giữ. Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân (bắt giữ người trái pháp luật) mà còn xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản.

Mục đích thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân là để nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến nhiều khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ.

Đối tượng bắt cóc không chỉ xâm phạm đến tự do thân thể của công dân, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản mà hành vi này cũng có thể xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân. Bởi vậy hành vi này xâm hại đến nhiều khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ, có tính chất nguy hiểm cao đối với xã hội.

Nếu hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt số tiền là thật thì đối tượng vi phạm sẽ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, trong vụ việc này thì hành vi bắt cóc chưa xâm phạm đến quyền tự do thân thể của cháu bé mà chỉ là dàn dựng, giả mạo để đe dọa uy hiếp tinh thần của bà cháu bé nhằm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, hành vi này có dấu hiệu của tội "Cưỡng đoạt tài sản" được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Cụ thể tội danh và hình phạt được Bộ luật Hình sự quy định như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Có tính chất chuyên nghiệp;
  1. Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

  1. Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  1. Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

...

Theo quy định của pháp luật thì tội "Cưỡng đoạt tài sản" có cấu thành hình thức, chỉ cần có hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội danh này, chưa cần phải chiếm đoạt được tài sản của nạn nhân.

Tuy nhiên, trong vụ việc này đối tượng chưa chiếm đoạt được tài sản nên được áp dụng quy định của pháp luật về phạm tội chưa đạt khi tòa án lượng hình. Điều 15 Bộ luật Hình sự quy định: "Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt".

Điều 57 Bộ luật Hình sự quy định về việc quyết định hình phạt với hành vi phạm tội chưa đạt như sau: Hình phạt đối với hành vi phạm tội chưa đạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Để có thể xác định đúng tội danh thì cần xem xét các yếu tố cấu thành tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”:

-Khách thể: Là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do của con người. Trong vụ án này, các đối tượng N, P, Q đã dụ dỗ cháu E, đưa E đến nơi đất hoang cách trường khoảng 10 km. Tiếp sau đó, các đối tượng còn dọa đánh, tiêm HIV vào người E là đã xâm phạm về thân thể, quyền tự do của E.

-Mặt khách quan: Thể hiện ở việc bắt và giữ người trái pháp luật. Hành vi bắt người làm cho con tin đưa người bị bắt đến một nơi nào đó rồi tìm cách thông báo cho người thân của người bị bắt cóc biết, cùng với yêu cầu người thân của họ phải nộp một số tiền thì mới thả người bị bắt cóc.

Như vậy, hành vi của N, P, Q là bắt và giữ E trái pháp luật, đưa E đến nơi đất hoang, buộc E phải gọi điện, nhắn tin cho mẹ của E đòi tiền chuộc với số tiền là 01 tỷ đồng đã thể hiện rõ mục đích là bắt cóc E nhằm chiếm đoạt tài sản của mẹ E.

Chủ thể: trong nội dung không đề cập đến ngày, tháng, năm sinh của N, P, Q do đó nên N, P, Q là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi trở lên.

- Mặt chủ quan: N, P, Q thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, có bàn bạc trước. Đây là vụ án có tính chất đồng phạm giản đơn.

Về thời điểm hoàn thành tội phạm, tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” được xác định là tội phạm có cấu thành hình thức. Tội phạm hoàn thành khi đối tượng thực hiện được hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Việc người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản của người khác hay không thì không có ý nghĩa trong việc định tội. Do đó, đối với vụ án này, ý định chiếm đoạt 01 tỷ đồng của N, P, Q là cơ sở để định khung hình phạt.

Từ các phân tích trên, N, P và Q bị xử phạt về tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” quy định tại điểm a khoản 4 Điều 169 BLHS là hoàn toàn có cơ sở.

Trên đây là quan điểm của tác giả, rất mong nhận được sự phản hồi và trao đổi cùng với quý đồng nghiệp và bạn đọc.