Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì năm 2024

Giai đoạn dậy thì trẻ có sự thay đổi nhanh chóng về sự phát triển của thể chất, tâm lý. Quá trình thay đổi này có thể khiến trẻ không thể kiểm soát được chính mình dẫn đến khủng hoảng. Vậy làm thế nào để nhận biết khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và cách ứng phó kịp thời là câu hỏi chung của nhiều bậc phụ huynh.

Cùng Dewey Schools tìm hiểu đáp án chính xác trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì năm 2024

Nhận biết và ứng phó giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Theo các chuyên gia, có nhiều các định nghĩa về khủng hoảng tâm lý nhưng các hướng tập trung vào để chỉ cách con người đối mặt với sự việc hơn là chính sự việc đó. Các cuộc khủng hoảng có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tùy loại như khủng hoảng phát triển, khủng hoảng hoàn cảnh, khủng hoảng hiện sinh…

Khi con người đối mặt với thử thách để đạt được những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống, nếu không tìm ra cách vượt qua họ có thể phải đối mặt với khủng hoảng. Khủng hoảng tâm lý được hiểu như là sự phá vỡ trạng thái cân bằng khi chúng ta gặp thất bại trong việc giải quyết vấn đề theo cách truyền thống. Đó chính là sự trải nghiệm, nhận thức của 1 người về các tình huống khó khăn không thể đối phó hay chịu đựng và trở nên bế tắc, buồn bã, hoang mang, vô vọng…

Khủng hoảng tâm lý là trạng thái có thể gặp phải bất cứ thời điểm nào và mang lại cảm giác không thoải mái. Tuy nhiên nếu bạn vượt qua được, chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Ngược lại, nếu không vượt qua được khủng hoảng, người đó có xu thế trở nên tệ đi, hoặc có thể mắc các chứng bệnh như rối loạn lo âu, sợ hãi, trầm cảm…

Xem thêm: Đồng hành và thấu hiểu học sinh tuổi “Teen” liệu có khó?

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là như thế nào?

Khủng hoảng tâm lý lứa tuổi dậy thì được gọi là thời kỳ chuyển đổi mà bất cứ trẻ nào cũng trải qua. Trong đó trẻ có sự thay đổi về sinh lý trong cơ thể với sự gia tăng mạnh mẽ của hormone nội tiết, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng, làm xuất hiện đặc điểm đặc thù của giới tính. Khi sự phát triển tâm lý chưa tương thích với sự thay đổi sẽ khiến trẻ gặp phải áp lực, căng thẳng và khủng hoảng.

Bước vào lứa tuổi dậy thì hầu hết các thành thiếu niên có sự thay đổi lớn tạo nên sự phát triển nhiều hơn trước đây và thể hiện đặc thù giới tính. Các bạn nữ xuất hiện các kì kinh nguyệt, phát triển kích thước vòng ngực… Trong khi đó các bạn nam giới xuất hiện ria mép, bắt đầu vỡ giọng…

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì năm 2024

Khủng hoảng tâm lý dậy thì là như thế nào?

Sự khác biệt mới xuất hiện làm có trẻ cảm thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm, bối rối, bất an, lo lắng. Đặc biệt nếu chưa được trang bị các kiến thức cần thiết, nhiều trẻ thấy xấu hổ, không dám đối mặt với sự trêu chọc của bạn bè và dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng. Sau thời gian nếu những trạng thái tiêu cực này không được giải tỏa dẫn đến tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Nếu tiếp tục kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm khác.

Dấu hiệu nhận biết khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Nhận biết các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì sẽ giúp phụ huynh sớm phát triển và giúp trẻ xử lý hiệu quả. Sự xoa dịu kịp thời rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng để các em vượt qua giai đoạn khó khăn của tâm lý lứa tuổi. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ bị khủng hoảng tâm lý?

Mất kiểm soát về cảm xúc

Ở giai đoạn dậy thì, trẻ trở nên nhạy cảm và bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì do những biến đổi tâm sinh lý kéo dài. Khi rối loạn cảm xúc kéo dài kéo theo việc trẻ trở nên bất ổn tinh thần, buồn vui vô cớ, có những lúc rất hứng thú nhưng đột nhiên lại chán nản.

Tình trạng rối loạn cảm xúc kéo theo nhiều biểu hiện: thay đổi thói quen ngủ khiến giấc ngủ không trọn vẹn, khó ngủ, ngủ không sâu hay thay đổi khẩu vị ăn uống, cảm thấy ăn không ngon, vận động kém, trẻ suy giảm trí nhớ, mất tập trung, đi đứng chậm chạp, thay đổi tâm trạng đột ngột… Đặc biệt trẻ trở nên nhạy cảm với những lời trêu chọc hay chê trách, xuất hiện suy nghĩ tiêu cực, không lành mạnh.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì năm 2024

Mất kiểm soát cảm xúc là dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì dễ nhận biết

Xuất hiện hành vi tiêu cực, có nguy cơ cao

Tình trạng xấu của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì ở trẻ là có thể hành động xấu, dẫn đến các hành vi tiêu cực. Trẻ có suy nghĩ hoặc thực hiện các hành vi như sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện, quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.

Bên cạnh đó ở 1 số trẻ xuất hiện các triệu chứng cần cảnh báo là muốn tổn thương, làm hại cho người khác. Đây được xem là những biểu hiện nguy hiểm, nghiêm trọng cần được áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời.

Xem ngay: Tư duy tiêu cực là gì? Cách loại bỏ tư duy tiêu cực

Không làm chủ tâm lý, hành vi

Một dấu hiệu dễ nhận thấy ở thanh thiếu niên khi bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là xu hướng sống khép kín. Trẻ luôn có cảm giác tự ti vì nghĩ rằng bản thân trở nên vô dụng, kém cỏi, không thể tự kiểm soát hành vi, tâm lý của mình. Từ đó trẻ trở nên rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp, nghi ngờ bản thân, không thích biểu hiện suy nghĩ, cảm xúc ra bên ngoài hay với bất kỳ ai.

Tình trạng rối loạn tâm lý, hành vi ở tuổi thanh thiếu niên dậy thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khiến trẻ trầm cảm, căng thẳng, thay đổi cân nặng trở nên béo phì, suy nhược cơ thể… Sự rối loạn của tâm lý và hành vi được xem là nguồn gốc của các chứng hoang tưởng, trầm cảm nguy hiểm.

Trầm cảm, căng thẳng

Rối loạn tâm lý, hành vi, cảm xúc khi bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì khiến các thanh thiếu niên thường xuyên đối mặt với sự căng thẳng. Bên cạnh đó trẻ bị áp lực từ học tập, các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Thậm chí trẻ cảm thấy tiêu cực về ngoại hình thay đổi, hoặc thiếu tự tin. Đôi lúc các thành thiếu niên còn có những mục tiêu vượt quá khả năng và càng trở nên stress.

Khi căng thẳng gia tăng và kéo dài sẽ khiến trẻ lo âu, suy nghĩ, mất ngủ, mệt mỏi, suy kiệt, dừng lại các hoạt động thông thường… làm giảm hiệu suất ở trường học, giảm sút sức khỏe thể chất, tinh thần không ổn định. Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng trầm cảm tuổi mới lớn dẫn tự cô lập bản thân với gia đình và xã hội.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì năm 2024

Ở tuổi dậy thì, trẻ hay bị căng thẳng, trầm cảm

Tham khảo:

  • 10 cách dạy con trai tuổi dậy thì mà cha mẹ cần biết
  • 9 phương pháp dạy con gái tuổi dậy thì đúng cách cho ba mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Trẻ bị khủng hoảng tâm lý do nhiều nguyên nhân như rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, biến đổi sinh dục… Cùng Dewey tìm hiểu nguyên nhân để cùng trẻ tìm cách ứng phó hiệu quả với khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.

Rối loạn hành vi

Giai đoạn dậy thì là sự chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn, do đó trẻ không còn sự hồn nhiên vô tư, vô lo, vô nghĩ cũng không có kiến thức, kỹ năng đối diện với những vấn đề phát sinh. Người lớn cũng khó lòng nắm bắt được tâm lý, hành vi của trẻ từ đó trẻ rất dễ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.

Ở giai đoạn này trẻ rất tò mò, muốn khám phá những điều mới mẻ nhưng lại thiếu hụt về kiến thức, kinh nghiệm, dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài như bạn bè, nhóm người xấu, các trò tiêu khiển vô bổ, có hại… Những hành vi tiêu cực, ảnh hưởng xấu kéo dài sẽ dần hình thành thói quen, tính cách khiến trẻ rối loạn hành vi. Cha mẹ, thầy cô cần kết hợp chặt chẽ để kịp thời nhận biết tình trạng và giúp trẻ thay kiểm soát tốt bản thân.

Rối loạn tâm lý

Một trọng những nguyên nhân có ảnh hưởng nhiều nhất đến tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là do rối loạn tâm lý. Do tâm lý nhạy cảm của giai đoạn phát triển theo lứa tuổi kết hợp áp lực từ việc học tập, thi cử khiến trẻ mệt mỏi, dễ cáu gắt, mất ngủ, bồn chồn, ngại giao tiếp…

Bên cạnh đó nhiều trẻ hình thành thói quen sống không lạnh mạnh như thức khuya, lạm dụng chất kích thích, ăn uống không đủ chất… làm cho sức khỏe giảm sút. Kết hợp tinh thần căng thẳng khiến trẻ khó kiểm soát bản thân, gặp phải khủng hoảng. Do đó, trong giai đoạn này cha mẹ, thầy cô nên dành thời gian quan tâm, định hướng tốt để trẻ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì năm 2024

Rối loạn tâm lý là nguyên nhân chính khiến trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Biến đổi sinh dục

Giai đoạn dậy thì từ khoảng 9 – 14 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu trưởng hành về sinh lý. Trong đó các bé gái xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên, các bé trai xuất hiện lần xuất tinh đầu tiên. Biến đổi sinh dục được xem là 1 trong những nguyên nhân có thể dẫn việc trẻ bị khủng hoảng tâm lý.

Thay đổi về sinh lý tuổi dậy thì khiến trẻ tò mò về giới tính, xuất hiện những cảm xúc yêu thích, hứng thú, ham muốn tình dục, hành động theo bản năng… Hệ lụy của tình trạng tự nhiên này nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như việc vượt giới hạn nam nữ, có nhận thức và hành vi không đúng đắn về tình dục…

Tham khảo: Phương pháp giáo dục giới tính cho bé gái theo từng độ tuổi

Trẻ bị trầm cảm

Trầm cảm là 1 trong những nguyên nhân có thể gặp phải của trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Hậu quả của trầm cảm khiến trẻ trở nên nhạy cảm, dễ bị kích động, dễ bị tác động tiêu cực khi đối diện với áp lực, căng thẳng từ học tập, gia đình hay những người xung quanh.

Trẻ bị trầm cảm có thể rơi vào trạng thái buồn chán, mệt mỏi, ngại giao tiếp, tự cô lập bản thân. Các em không còn hứng thú với bất kỳ hoạt động xung quanh, rơi vào trạng thái không quan tâm đến mọi việc.

Rối loạn cảm xúc

Do sự phát triển vượt trội, nhanh chóng của các hormone nội tiết khi trẻ ở giai đoạn tuổi dậy thì dẫn đến rối loạn cảm xúc. Đặc biệt giai đoạn này các em hình thành sự khác biệt của giới tính, xuất hiện trạng thái nhạy cảm mới mẻ, khiến nhiều trẻ cảm xuất hoang mang và bị khủng hoảng. Tuy nhiên nếu phụ huynh không hiểu, dẫn đến không định hướng hoặc can thiệp quá sâu đều khiến trẻ có cảm giác không tốt.

Trẻ bức bí, ngột ngạt, lo sợ… dễ hình thành các xung đột, mâu thuẫn với cha mẹ, người thân. Khi rối loạn cảm xúc làm xuất hiện tình trạng rối loạn ở não bộ, tạo ra sự bất thường về tinh thần khiến nhiều trẻ xuất hiện triệu chứng chán ăn, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, mất tập trung… Khi những biểu hiện này xuất hiện liên tục, cha mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở chuyên trách để thăm khám và điều trị.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì năm 2024

Trẻ bị rối loạn cảm xúc trong giai đoạn dậy thì

Cách ứng phó với khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ trong giai đoạn dậy thì có thể đưa đến những hậu quả không mong muốn. Cha mẹ, thầy cô là những người đóng vai trò quan trọng để giúp trẻ ứng phó với giai đoạn này. Dưới đây là 1 số cách vượt qua khủng hoảng tâm lý hữu hiệu mà người lớn có thể hỗ trợ trẻ.

Trấn an, động viên trẻ

Với những biến đổi mạnh mẽ về thể chất, tinh thần của tuổi dậy thì khiến nhiều trẻ hoang mang, lo lắng. Cha mẹ nên kịp thời nhận biết biểu hiện bất thường của trẻ để giải thích, trấn an, động viên con yên tâm bởi đây là tình trạng hoàn toàn bình thường giúp chúng ta trưởng thành hơn.

Phụ huynh nên hướng dẫn các hành động cần thiết để trẻ bảo vệ và chăm sóc bản thân trước những thay đổi về sinh lý và thể chất của mình. Chúng ta nên trang bị trước cho con để trẻ có kiến thức, kỹ năng đối diện với sự thay đổi bằng sự hiểu biết, tự tin để nhanh chóng vượt qua khủng hoảng tâm lý.

Lắng nghe, trao đổi

Cách vượt qua khủng hoảng tâm lý hữu hiệu cho trẻ mà người lớn nên áp dụng là thường xuyên trao đổi và lắng nghe. Trước tiên chúng ta nên trở thành người mà trẻ tin tưởng có thể nói hết những lo lắng, sợ hãi của mình. Sau đó, cha mẹ nên thấu hiểu điều mà trẻ cần tại thời điểm đó là gì, nếu con muốn nhận được lời khuyên, phân tích, nhận xét… thì hãy làm những điều cần thiết.

Cha mẹ không nên phán xét hay đưa ra lời khuyên ngay lập tức cho trẻ trước sự việc mà con đang phải đối mặt. Hãy đưa ra những tình huống, câu hỏi để con thoải mái chia sẻ tâm tư, suy nghĩ… của mình và hơn hết nếu thông qua sự hỗ trợ, định hướng của cha mẹ mà con có thể tự đưa ra quyết định đúng đắn là kết quả tốt đẹp nhất. Trẻ sẽ có kinh nghiệm để tự biết cân nhắc đúng sai, cũng như chủ động xử lý các vấn đề gặp phải.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì năm 2024

Cha mẹ cần lắng nghe và trao đổi nhiều hơn với các con

Tôn trọng sự riêng tư của trẻ

Nhiều phụ huynh muốn hiểu hết về con, giám sát mọi hoạt động của trẻ vì lý do muốn biết tất cả để hỗ trợ con khi cần thiết. Tuy nhiên ở giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì trẻ mong muốn có sự tự do, không gian riêng tư của riêng mình. Việc bị cha mẹ kiểm soát, khắt khe khiến trẻ khó chịu, hình thành sự chống đối, bức xúc vì bị xâm phạm đời tư.

Để hài hòa, cha mẹ nên dành sự quan tâm cho con một cách tinh tế, giúp trẻ nhận định thói quen, hành vi, suy nghĩ nào là đúng đắn hay không phù hợp. Hãy phân tích để trẻ hiểu và tự lựa chọn những điều tốt đẹp cho bản thân, tránh việc ép buộc sẽ làm trẻ có xu hướng chống đối.

Xem thêm: 18 phương pháp dạy con đúng cách, ngoan và thông minh từ chuyên gia

Gặp gỡ chuyên gia tư vấn tâm lý

Nếu phụ huynh không có nhiều thời gian hoặc cảm thấy không đủ kỹ năng, sự tinh tế để hỗ trợ con vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì hãy cho trẻ gặp gỡ các chuyên gia tư vấn tâm lý. Đặc biệt là khi nhận ra các triệu chứng khủng hoảng của con trở nên nghiêm trọng, mất khả năng kiểm soát.

Các chuyên gia tâm lý sẽ có những buổi trò chuyện để giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, lo lắng để trở nên thoải mái hơn. Ngoài ra, các em còn được trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết, học cách giải quyết các vấn đề, biết cách kiểm soát cảm xúc, nhìn nhận vấn đề khách quan để tự cân bằng, quay trở về với nhịp sống bình thường.

Giải quyết các vấn đề về ngoại hình

Một trong những vấn đề mà nhiều trẻ gặp phải trong giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là thiếu tự tin về ngoại hình của bản thân. Giai đoạn này trẻ có nhiều thay đổi về cân nặng, chiều cao, mọc mụn… và thường xuyên so sánh mình với bạn bè cùng trang lứa. Khi bị thiếu hụt so với bạn khác con dễ trở nên mất đi sự tự tin, xấu hổ, ngại giao tiếp…

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì năm 2024

Giúp trẻ giải quyết các vấn đề về ngoại hình

Người lớn nên có những biện pháp giúp trẻ giải quyết các vấn đề ngoại hình gặp phải như:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thục thể thao hợp lý
  • Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc làn da, mái tóc khắc phục nhược điểm và dần trở nên tự tin
  • Hướng dẫn trẻ các bảo vệ an toàn cho bản thân, phòng tránh các mối nguy hiểm xung quanh

Rèn luyện kỹ năng mềm

Trang bị kỹ năng phù hợp với từng lứa tuổi cho trẻ ngay từ sớm là cách để giúp các bé có khả năng tự lập, tự giải quyết vấn đề, tự tin trong học tập và cuộc sống. Đặc biệt giai đoạn khủng hoảng tâm lý trẻ thường có xu hướng sống khép kín, ngại giao tiếp, một số trẻ khác lại nổi loạn rất khó kiểm soát.

Phụ huynh nên chú trọng việc rèn luyện kỹ năng cho con thông qua các lớp kỹ năng dựa trên sở thích, năng khiếu để phát huy tiềm năng. Trẻ cần được hướng dẫn các kỹ năng tự bảo vệ mình, bảo vệ thân thể để tránh các mối nguy hiểm xung quanh. Từ đó trẻ dần thay đổi bản thân, sống có định hướng hơn.

Tham khảo: Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là tình trạng tâm sinh lý mà nhiều trẻ gặp phải với mức độ và biểu hiện khác nhau. Khủng hoảng gây nên những ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ. Do đó phụ huynh nên quan tâm, chú ý để kịp thời phát hiện sớm, nhanh chóng áp dụng các biện pháp can thiệp hiệu quả giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Trên đây là chia sẻ chi tiết về khủng hoảng tâm lý của trẻ giai đoạn dậy thì và cách ứng phó từ The Dewey Schools. Mọi thắc mắc có liên quan vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.

Tâm sinh lý tuổi mới lớn là gì?

Bướng bỉnh, nông nổi, không nghe lời, hét lên chẳng vì lý do gì, thích độc lập… là những từ/cụm từ được dùng để mô tả tâm lý tuổi teen - giai đoạn phát triển của con người từ 13 - 19 tuổi. Đây là lứa tuổi não bộ phát triển nhất, song cũng là độ tuổi khiến cha mẹ phải đau đầu.

Tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con gái có đặc điểm gì?

Ở tuổi dậy thì, các bạn trẻ đều cảm thấy lo lắng, buồn phiền về những nhược điểm của cơ thể. Trẻ bắt đầu phát triển tư duy, tò mò về giới tính và tình dục. Bằng việc chuẩn bị những thông tin và dạy con gái đón tuổi dậy thì, mẹ sẽ tạo nền móng tốt cho sức khỏe và tinh thần của con sau này.

Tâm sinh lý tuổi dậy thì ở nam có đặc điểm gì?

Tâm lý tuổi dậy thì ở nam giới chính là trẻ dần có chính kiến riêng, muốn trở nên độc lập. Trẻ muốn tự làm nhiều việc hơn, ví dụ như muốn tự đi học, tự chăm sóc bản thân, ăn mặc theo sở thích, tự đưa ra quyết định,...

Khủng hoảng tuổi 20 là gì?

Tạp chí Forbes định nghĩa cuộc khủng hoảng tuổi đôi mươi (Quarter-life Crisis) là giai đoạn "tìm kiếm chính mình và đối diện với căng thẳng". Cuộc khủng hoảng này xảy ra phổ biến từ 20-30 tuổi, thậm chí sớm hơn là từ 18 và kéo dài cho đến 35 tuổi.