Bí có nghĩa là gì

+ Lòng Bi-mẫn có nghĩa là lòng trắc ẩn, lòng xót thương  dành cho người khác và sinh vật khác.  Đó   là lòng cảm thông và cảm nhận được sự khổ đau mà người khác hay vật kác đang gánh chịu. Đây chính    là đức hạnh và nguyên nhân thúc đẩy Đức Phật đi truyền dạy Giáo Pháp sau khi Giác Ngộ  đến  hết phần đời còn lại ở trần gian “vì lòng bi-mẫn dành cho chúng sinh đang chịu sự khổ đau bất tận trong vòng sinh-tử luân hồi”.

+ Lòng Từ ái là lòng nhân từ, lòng thương mến người khác và sinh vật khác. Lòng từ ái chính lòng thương người. Trong bài kinh nổi tiếng là  “Kinh  Tâm Từ” (Metta Sutta), Đức Phật đã miêu  tả  về  lòng từ ái thực sự giống như lòng thương yêu của người mẹ dành cho con, luôn thương yêu, lo lắng và chăm sóc cho con. Phật nói vậy thì chúng ta đã hiểu được lòng Từ thực sự có nghĩa là gì rồi.

Chính Đức Phật đã khuyên mọi người tu dưỡng những đức hạnh cao quý và siêu xuất này. Tâm từ giúp một người có thể xua tan đi tất cả những căng thẳng, gây cấn, giúp hòa giải thanh bình cho mọi xung đột, và giúp làm xoa dịu những vết thương mà người đời thường bị dính và gánh chịu trong cuộc mưu tranh giành để tồn tại. (Hàng ngày, ai cũng có thể bị bực tức vì sự bực tức, xấu xa, bất công, tranh giành của người khác ở bất kỳ nơi nào mình đến). Nếu ta tu tập được tâm từ ái, ta sẽ dễ chấp nhận những hiềm khích hay vết thương đó, dễ  chuyển sang hòa đồng với đối tượng, và nhờ đó ít tạo thêm những xung đột và khổ đau khác. Lòng từ ái giúp một người có nhiều bằng hữu và huynh đệ ở khắp  nơi. Người nhân từ thường được yêu mến ở  khắp  nơi.

Những bản chất từ bi thì không sống chung với những bản chất sân hận thù ghét trong  tâm. Theo Phật giáo, người tu tập được tâm Từ và Bi tực sự, người ấy (tâm thức) sẽ được tái sinh về những cõi Trời của những thiên thần và trời. Từ, bi, hỷ, xả là nhóm Tứ vô lượng tâm. Bốn tâm vô lượng trong tiếng Pali là Brahma-vihara: có nghĩa là những phẩm hạnh cao đẹp của những bậc chư thiền thần và trời (Phạm Thiên). Tiếng Anh dịch là “divine abidings”: có nghĩa là những phẩm chất siêu-phàm của trời thần trên cõi Trời. Việt/ Hán Việt dịch thường là bốn tâm vô lương/ Tứ Vô Lượng Tâm, có nghĩa là bốn tâm vô-cùng cao quý. Nhiều chỗ dịch thẳng từ tiếng Pali là “Bốn Phạm Trú”, có nghĩa là tâm Từ, bi, hỷ, xả là tâm thức được tái sinh về trú xứ của cõi trời Phậm Thiên.

•  Lòng bi mẫn

Lòng bi mẫn là sự cảm nhận, cảm thông, động lòng trắc ẩn với những đau khổ của người và chúng sinh khác với tâm mong-cầu rằng những đau khổ ấy không xảy ra đối với họ như vậy. Lòng  bi mẫn là cảm giác buồn...hụt hẫng và xót ruột...khó  tả  khi một người đứng nhìn cảnh tan thương, chết chóc, nghèo đói của một chốn nào đó. Đó là  cảm  giác động lòng trắc ẩn và mong muốn chia sẻ khi nhìn  thấy ngừoi khác đang trải qua những lúc khó khăn,  tai ương. Người có lòng bi mẫn hiểu được cái đau, Chữ Từ, Bi, Hỷ, Xả thường được khắc trên những cây cột của cổng  chùa ở Việt Nam để đề cao bốn phẩm hạnh này đối với Phật tử xuất gia và tại gia.

Cái khổ của người khác đang chịu là như thế nào. (Những người từng trải, người có những quãng đời cơ  cực từ  nhỏ thường có lòng bi  mẫn rất sâu đậm,  vì họ đã từng trải qua những cái đau, cái khổ đó).

Theo Phật giáo, ai cũng có lòng bi mẫn  bẩm  sinh. Nhưng do cuộc mưu sinh, cơm áo gạo tiền và lòng tham ngày một tăng, người  đời  càng  ngày  càng có ít lòng bi mẫn dành cho người khác. Chúng  ta ngồi coi thế giới qua báo chí, radio,  TV  và  đôi  khi cảm giác giựt mình thản thốt về những thời sự hàng ngày. (Dường như ngày nào cũng có chuyện  đau lòng xảy ra trên trái đất này). Chết đói, thiên tai và giết hại, khủng bố, chiến  cuộc...do  con  người gây ra. Cảm giác giựt mình rồi xót xa của bạn chính là lòng bi-mẫn bạn dành cho những nạn nhân đó.

Mình run sợ đao kiếm mình cũng sợ chết chóc mình cũng quý mạng sống. Vậy lấy người là mình, thì không nên giết hại, không gây ra giết hại. (Kinh Pháp Cú – Kệ 130)

Lòng bi mẫn đặt căn bản trên lòng thương xót người khác và đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để biết hỏ đạng chịu khổ đau đó như thế nào. Người có tâm bi mẫn cũng thấy người xấu xa, trộm cắp là đáng thương vì họ thiếu hiểu biết về đạo lý   và nghiệp quả. Người có tâm bi mẫn  cũng  cầu  mong cho kẻ thù hay người đối nghịch của mình  mau thay đổi. “Không có niềm hạnh phúc nào bằng niềm hạnh phúc từ sự cảm thông và phục vụ vì tha nhân”.

Chuyện kinh điển ghi lại rằng Đức Phật sau khi đạt trí tuệ giác ngộ và giải thoát, Phật phân  vân không biết có thể truyền dạy cho nhân  loại  về  những chân lý mà mình đã giác ngộ được, vì loài người còn đang chìm đắm trong tham dục và  vô minh khó có thể nào hiểu  được chân lý. Nhưng  rồi  vì lòng bi mẫn thương xót chúng sinh và hạnh  nguyện trước kia là sẽ khai sáng chúng sinh con đường giải thoát, nên Phật đã bắt đầu tìm cách khai giảng giáo lý của Phật. Và kể từ đó Phật đã tự mình trên đôi chân trần miệt mài lãng du đi truyền dạy giáo lý cao đẹp cho người trong suốt 45 năm còn lại của đời mình, cho đến gần hơi thở cuối cùng của mình Phật vẫn còn chỉ dạy. Đó là câu chuyện lãng mạn  và đầy cảm  động về một thánh nhân lịch sử đầy lòng đại bi thương xót chúng sinh.

Từng hướng dẫn của Đức Phật đều  man  mác  một tấm lòng bi mẫn của Người,  đều  được  giảng dạy một cách cẩn thận vì lòng thương  xót  của  Người đối với chúng sinh; đến nỗi trong nhiều bài kinh lời của Phật tựa hồ như Người đang năn nỉ con người chịu khó lắng nghe và làm theo vậy, cứ  như lời của những người mẹ năn nỉ những đứa con bệnh yếu của mình cố gắng ăn một muỗng  cháo,  uống một viên thuốc vậy.

 

●  Lòng Từ ái

Lòng từ ái là lòng tốt, lòng tử tế, lòng thương mến, lòng nhân từ của một người dành cho người khác và sinh vật khác. Lòng từ thường  biểu  hiện bằng những ý tốt, thiện chí, sự quan tâm và sự suy  xét bằng tình thương mến. Người có tâm từ có thể thương mến không chỉ người thân thuộc, bạn  bè... mà còn mến thương những người không thân thuộc, những người đã hãm hại mình, thạm chí những  kẻ thù của mình.

Khái niệm này của đạo Phật lúc đầu nghe hơi “khó”, hơi “thách thức” cái tâm phàm tục của con người. Vì lẽ thường người đời mưu sinh hay tranh giành, nên ganh tỵ, cạnh tranh, thù ghét, gây hấn, gây hại cho mình, và chỉ lo lợi ích của họ. Thật là khó. Bạn có thể hỏi rằng, ngay khi ngồi viết những dòng này,  dựa theo lời Phật dạy về  tâm từ này,  ví  dụ người viết bỗng nhớ lại một kẻ vô lại đã từng vu oan hãm hại mình và gia đình mình, cảm giác của người viết chắc vẫn còn thù hận chứ đâu dễ thương mến hắn ngay lập tức?. Bạn đã đoán được rồi,  nếu  có tình huống này, người viết vẫn còn thù ghét hắn sâu nặng. Đơn giản vì người viết vẫn chưa có được một lòng từ bi siêu việt nào  như  một  phẩm  hạnh của tâm vô lượng.  Vì vậy mới có đạo của Phật ra  đời để hướng dẫn con người tu tập đạo  đức  và  tu sửa tâm tính cố hữu của con người. Đó là cách duy nhất để tăng dần tâm từ bi trong trẻo và siêu xuất.

Phật cũng đã nói tâm Từ là một phẩm hạnh cần phải được tu dưỡng liên tục suốt cả một đời  hay  thậm chí nhiều đời thì mới mong hoàn thiện nó. Sự đeo đuổi quyền lợi cá nhân là động cơ  của  loài người. Khi một người có điều kiện làm những điều có lợi cho tha nhân thì lúc đó tâm Từ bắt đầu nhen nhóm. Rồi từ một lúc nào sau đó, một người luôn suy nghĩ, mong cầu, ao ước rồi tính toán làm những việc đem lại ít nhiều ích lợi cho người khác, bên cạnh lợi ích của mình. Ngoài việc lo cho ích lợi của mình, ta bắt đầu làm những việc cũng mang lại ích lợi cho người, không gây ra thua thiệt hay ảnh hưởng đến người. Một cuộc đời cũ  mà  như  mới, một lối sống mới đẹp với tâm từ ái thay thế cho những lối sống với nhièu ác cảm và ích kỷ ngày trước. Tâm như vậy luôn luôn bừng sáng, hiểu biết,  và trở nên thanh tịnh.

Nhân loại đã trải qua 5.000  năm  vẫn  còn  đầy rẫy những xung đột, chiến tranh. Tâm từ thực-sự có thể đóng góp cho sự giảm bớt hay ngừng lại những xung đột. Tâm từ có thể được dùng cho giải quyết xung đột một cách bất bạo động thay  cho  những công cụ bạo động và giết chóc với chi phí khổng lồ  về vật chất và nhân mạng. Bạn có thể nghi ngờ về điều này, nhưng tôi biết chắc tâm Từ đã được đưa  vào hàng triệu cuộc đàm-phán trong  hàng  ngàn  cuộc chiến tranh từ xưa đến nay. Tâm từ đã được dùng để thương lượng từ thời vua Asoka ở bán đảo Ấn Độ cho đến hôm nay ở Liên Hiệp  Quốc,  và  trong hàng ngàn cuộc thương  lượng  song  phương đa phương giữa các bên đang chiến tranh. Nếu  không phải vậy thì có lẽ sự tàn phá và thời gian kéo dài của những chiến cuộc là ngoài sức tưởng tượng của chúng ta!. Hàng ngàn cuộc  đình  chiến,  dù  là tạm thời, trong lịch sử chiến tranh cũng được thỏa hiệp vì những lý do Từ Bi dành cho nạn nhân của cuộc chiến.

Trong bài kinh “Tâm Từ” nổi tiếng, Phật đã nói như sau:

Nguyện tất cả chúng sinh,

được hạnh phúc an bình,

Nguyện cho tâm chúng sinh,

được vui lòng như ý.

Chúng sinh dù yếu mạnh,

dài cao hoặc trung bình, thấp, nhỏ hay to lớn,

có mặt hay khuất mặt, dù ở gần ở xa,

chưa sinh và đã sinh.

Không trừ chúng sinh nào,

Nguyện cho tâm tất cả,

được tràn đầy hạnh phúc!

Không lừa đảo lẫn nhau,

Thường bất khinh khắp chốn Khi tâm đang oán giận,

không mong hay nguyền rủa, cho ai khác bị hại.

Như là một người mẹ,

luôn che chở cho con,

bằng cả mạng sống mình.

Hãy phát tâm vô lượng, cho lòng Từ vô biên, bao trùm cả thế giới trên, dưới và khắp nơi, không cách trở hẹp hòi, hết giận hờn thù ghét.

(trích kinh “Tâm Từ” – Metta Sutta)

 

●  Phát Triển Những Tâm Vô Lượng

Đạo Phật cố gắng hướng những phẩm hạnh cao đẹp này vào mọi hành động và suy  nghĩ của  mọi Phật tử xuất gia và tại gia.

Đây là những đức hạnh không thể nào có được bằng sự sùng bái Đức Phật hay Tam Bảo, hay bằng  sự cầu nguyện, cúng dường  vật chất, mà  bằng  việc tu tập theo hướng dẫn của Phật, bằng sự tu dưỡng  tâm theo cách mà Phật đã dạy. Tu tập giữ giới hạnh và thiền. Các hướng dẫn đã ghi chép lại trong các tạng Kinh. Và lịch sử tu hành của nhiều thế hệ đã chứng minh được những hướng dẫn và con đường của Phật là có thể làm được và mang lại những  ích lợi và hạnh phúc đích thực (Xem thêm vấn đáp “...Tại sao những người theo đạo Phật lúc nào cũng tỏ ra hạnh phúc và bình an?”).