Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích là biểu đồ gì

Diện tích là đại lượng biểu thị phạm vi của hình hoặc hình hai chiều hoặc lamina phẳng, trong mặt phẳng. Diện tích bề mặt là tương tự của diện tích trên bề mặt hai chiều của một vật thể ba chiều. Diện tích có thể được hiểu là lượng vật liệu có độ dày nhất định sẽ cần thiết để tạo kiểu cho mô hình hình dạng hoặc lượng sơn cần thiết để phủ lên bề mặt bằng một lớp sơn.[1] Nó là tương tự về mặt hai chiều đối với chiều dài của đường cong (khái niệm một chiều) hoặc thể tích của vật rắn (khái niệm ba chiều).

Diện tích của hình có thể được đo bằng cách so sánh hình với các hình vuông có kích thước cố định.[2] Trong Hệ thống đơn vị quốc tế (SI), đơn vị diện tích tiêu chuẩn là mét vuông (viết là m²), là diện tích của một hình vuông có cạnh dài một mét.[3] Một hình có diện tích ba mét vuông sẽ có cùng diện tích với ba hình vuông như vậy. Trong toán học, hình vuông đơn vị được xác định là có diện tích bằng một và diện tích của bất kỳ hình dạng hoặc bề mặt nào khác là một số thực không thứ nguyên.

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích là biểu đồ gì

Cho bảng 10.1:

Bảng 10.1 DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

Các nhóm

Năm 1995

Năm 2007

Năm 2011

Tổng số

10496,9

13555,6

14322,4

Cây lương thực có hạt

7324,3

8304,7

8769,5

Cây công nghiệp

 

Quảng cáo

 

1619,0

2667,7

2692,4

Cây trồng khác

1553,6

2583,2

2860,5

a) Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta trong 2 năm.

b) Nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây

a) Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta trong các năm

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích là biểu đồ gì

b) Nhận xét

Qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy quy mô và diện tích gieo trồng các nhóm cây qua các năm đều tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên ở mỗi nhóm cây trồng khác nhau lại tăng lên khác nhau. Trong đó:

–         Tổng diện tích gieo trồng tăng 3825,5 nghìn ha trong giai đoạn 1995 – 2011

–         Nhóm cây lương thực có hạt tăng 1445,2 nghìn ha

–         Nhóm cây công nghiệp tăng 1073,4 nghìn ha

–         Nhóm cây trồng khác tăng 1306,9 nghìn ha

Như vậy, trong các nhóm cây trồng thì diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng nhiều nhất sau đó đến nhóm cây khác và cuối cùng là cây công nghiệp.

Có nhiều câu hỏi trong đề thi môn Địa lý THPT quốc gia yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp nhất. Phần này sẽ có mẹo giúp thí sinh dễ dàng chọn được đáp án đúng. Các bạn có thể tham khảo cách nhận biết dạng biểu đồ dưới đây.

1/ Biểu đồ tròn

  • Khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỷ trọng, tỷ lệ, kết cấu của đối tượng 
  • Mốc thời gian chỉ từ 1-2 năm. 

Cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2016 (%)

2/ Biểu đồ đường

Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, phát triển, tốc độ tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.

GDP của Phi líp pin, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016

3/ Biểu đồ cột

Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm. Ví dụ như biểu đồ so sánh dân số, diện tích ...của 1 số tỉnh, biểu đồ so sánh sản lượng điện của 1 địa phương qua nhiều năm...

4/ Biểu đồ miền

Khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. Ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu...

5/ Biểu đồ kết hợp

Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: Khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam. 

6/ Biểu đồ cột chồng

Khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

Nhiều ý kiến cho rằng, nhìn câu hỏi thấy dạng biểu đồ nào cũng có thể áp dụng được, vì thể chẳng biết nên căn cứ vào đâu để chọn được đáp án đúng nhất.

Đúng vậy, có những bảng số liệu bạn có thể vẽ được  bằng cả hai, ba dạng biểu đồ. Vì vậy, để có đáp án chuẩn xác nhất, bạn cần phải nắm được “từ khóa” của từng dạng biểu đồ. Cụ thể là:

1. Biểu đồ tròn

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích là biểu đồ gì

Dạng biểu đồ này được sử dụng khi bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể . Đồng thời vẽ biểu đồ tròn khi bảng số liệu tỉ lệ % cộng lại bằng 100. Bảng số liệu có thể là số tuyệt đối nhưng trong câu hỏi có một trong các chữ: tỉ lệ, tỉ trọng, cơ cấu, kết cấu (phải xử lý bảng số liệu sang số liệu tương đối). Bạn cũng có thể để ý nếu đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.

2. Biểu đồ đường

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích là biểu đồ gì

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một đối tượng, nhóm đối tượng qua thời gian. Vì vậy, khi bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian thì nên lựa chọn biểu đồ đường.

3. Biểu đồ cột

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích là biểu đồ gì

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích ...của 1 số tỉnh (vùng , nước )hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than...) của 1 số địa phương qua 1 số năm…

4. Biểu đồ miền

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích là biểu đồ gì

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử… Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền).

5. Biểu đồ kết hợp

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích là biểu đồ gì

Sử dụng dạng biểu đồ này là khi bạn muốn thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau hoặc những đề bài có hai số liệu khác nhau nhưng cần phải biểu diễn trên một biểu đồ.

Như vậy, chỉ cần nắm rõ một số từ khóa cùng với khả năng hiểu biết về các dạng biểu đồ thì bạn đã có  thể tự tin để chọn cho mình những đáp án chính xác nhất.  Lưu ý các bạn, mỗi dạng biểu đồ có cách thể hiện khác nhau, có thể bằng số liệu tương đối hoặc số liệu tương đối, nên bạn cần chú ý điều đó để xử lí và làm bài tốt hơn nhé.