Bức xạ không lọc là bức xạ gì năm 2024

Tia hồng ngoại được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong cuộc sống chúng ta với rất nhiều ngành nghề khác nhau như: điện tử, y tế và cả trong quân đội,...Chúng ta cùng tìm hiểu rỏ hơn về tia hồng ngoại là gì và ứng dụng của tia hồng ngoại trong cuộc sống của chúng ta qua bài biết dưới đây nhé.

1. Tia hồng ngoại là gì?

Theo Wikipedia. Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng nhìn thấy (mắt người có thể cảm nhận được màu sắc) nhưng ngắn hơn tia bức xạ vi ba. Do đó, tia hồng ngoại có bước sóng từ 700 nm (tần số 430 THz) đến 1 mm (300 GHz).

Bức xạ không lọc là bức xạ gì năm 2024

2. Phân loại tia hồng ngoại

Tia hồng hồng ngoại được chia theo bước sóng và có 3 loại chính, tuy nhiên phân loại Mỹ thì phân chia ra 5 vùng: tia hồng ngoại gần, ngắn, trung, dài và xa,

+ Tia hồng ngoại gần (NIR)có bước sóng từ 750 nm-1,4 µm, tần số từ 214-400 THz.

+ Tia hồng ngoại ngắn (SWIR) có bước sóng 1,4-3 µm, tần số từ 100-214 THz

+ Tia hồng ngoại trung (MWIR): bước sóng 3-8 µm, tần số 37-100 THz

+ Tia hồng ngoại dài (LWIR): bước sóng 8-15 µm, tần số 20-37 THz

+ Tia hồng ngoại xa (FIR): bước sóng 15-1000 µm, tần số 0.3-20 THz

Bức xạ không lọc là bức xạ gì năm 2024

3. Nguyên lí hoạt động của tia hồng ngoại

Tất cả các vật có nhiệt độ lớn hơn 0° K đều phát ra tia hồng ngoại, ví dụ như máy tính, đèn led,camera IR (Hồng ngoại),.. , theo đó nhiệt độ của chúng là thông số quan trọng nhất (bức xạ nhiệt độ, định luật Planck về bức xạ). Điều này được sử dụng trong phép đo nhiệt độ không tiếp xúc, phép đo nhiệt độ. Cường độ và sự phân bố quang phổ cũng phụ thuộc vào bề mặt của vật thể, được mô tả với hệ số phát xạ. Bộ tản nhiệt ở nhiệt độ lý tưởng có hệ số phát xạ không đổi quang phổ bằng 1 và được gọi là bộ tản nhiệt đen. Các bộ tản nhiệt bán trên thị trường hầu hết không có màu đen, nhưng có một khoang được làm nóng bằng điện cho phép bức xạ thoát ra ngoài qua một màn hình đục lỗ. Về mặt vật lý, một khoang như vậy gần như lý tưởng là "đen", vì nó không phản xạ bất kỳ bức xạ nào (bức xạ khoang).

Về mặt kỹ thuật,nó dễ sản xuất hơn và cũng có độ ổn định lâu dài hơn nhiều so với bề mặt đen lý tưởng. Bóng đèn cũng là bộ tản nhiệt. Tuy nhiên, bước sóng trên của chúng bị giới hạn trong khoảng 4 µm do sự hấp thụ của bóng đèn thủy tinh. Các nguồn bức xạ hồng ngoại khác là đèn LED và tia laser. Phổ của chúng thường được giới hạn trong một phạm vi nhỏ phụ thuộc vào vật liệu bán dẫn. Và phần lớn tia hồng ngoại được phát ra từ mặt trời.

4. Ứng dụng của tia hồng ngoại trong cuộc sống

Hồng ngoại được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Trong số những thiết bị nổi tiếng nhất là cảm biến nhiệt , hình ảnh nhiệt và thiết bị nhìn ban đêm.

Bức xạ không lọc là bức xạ gì năm 2024

Trong truyền thông và mạng, ánh sáng hồng ngoại được sử dụng trong các hoạt động có dây và không dây. Điều khiển từ xa sử dụng ánh sáng hồng ngoại gần, được truyền bằng điốt phát quang (đèn LED), để gửi tín hiệu tập trung đến các thiết bị giải trí gia đình, chẳng hạn như TV. Ánh sáng hồng ngoại cũng được sử dụng trong cáp quang để truyền dữ liệu.

Ngoài ra, tia hồng ngoại được sử dụng rộng rãi trong thiên văn học để quan sát các vật thể trong không gian mà mắt người không thể phát hiện được toàn bộ hoặc một phần, bao gồm các đám mây phân tử, các ngôi sao, hành tinh và các thiên hà đang hoạt động

Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rỏ hơn về tia hồng ngoại là gì, cũng như các ứng dụng của tia hồng ngoại trong cuộc sống của chúng ta.

Tia cực tím trong quang phổ ánh sáng mặt trời có thể gây bỏng nắng và làm tăng nguy cơ ung thư da. Ngoài tổn thương da, bức xạ cực tím có thể gây ảnh hưởng đến mắt. Sự phơi nhiễm kéo dài với bức xạ cực tím của ánh sáng mặt trời làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thể thủy tinh, thoái hoá hoàng điểm và mộng thịt. Những thông tin này cần được phổ biến rộng rãi để áp dụng các biện pháp đề phòng.

Nếu dùng kính râm để bảo vệ đôi mắt khỏi tác động xấu từ ánh mặt trời, kính phải lọc được 100% bức xạ cực tím và hầu hết lượng bức xạ năng lượng cao. Những gọng kính được thiết kế ôm sát viền quanh mắt có tác dụng bảo vệ tốt nhất do hạn chế tối đa ánh mặt trời chiếu vào mắt từ phía trên và 2 bên của phần mắt kính bảo vệ.

Tia cực tím có năng lượng cao và ờ ngoài vùng nhìn thấy được của phổ điện-từ như trong hình bên. Trong phổ điện-từ, sóng radio có năng lượng thấp nhất và tia gamma có năng lượng cao nhất.

Dựa vào bước sóng, đặc điểm tia và tiềm năng gây tổn thương da, mắt, người ta chia tia cực tím (UV) làm 3 loại là:

1. Tia UVC: UVC có bước sóng 100-280 nm. Đây là bức xạ năng lượng cao nhất và có thể gây tổn hại nặng nhất cho mắt và da nhưng rất may là bị tầng ô-dôn khí quyển chặn được gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là sự suy giảm của tầng ô-dôn có thể cho phép tia UVC chiếu xuống bề mặt trái đất và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến bức xạ cực tím.

2. Tia UVB: UVB có bước sóng dài hơn 1 chút (280-315 nm) và có năng lương thấp hơn tia UVC. Một phần UVB được lọc bởi tầng ô-dôn nhưng vẫn còn một phần chiếu tới bề mặt trái đất. Với cường độ thấp, tia UVB kích thích hình thành melanin (một sắc tố da), làm da sạm đi như khi bị rám nắng nhưng với cường độ cao, tia UVB gây bỏng nắng làm tăng nguy cơ ung thư da. Tia UVB cũng gây nhám, nhăn da và các dấu hiệu lão hóa da sớm.

3. Tia UVA: Tia UVA gần với ánh sáng nhìn thấy được, có bước sóng dài hơn (302-400nm) và có năng lượng thấp hơn so với 2 tia (C & B) trên nhưng có thể đi qua giác mạc vào trong mắt, đến thể thủy tinh và võng mạc.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc phơi nhiễm nhiều với tia UVA làm tăng nguy cơ đục thể thủy tinh và thoái hoá hoàng điểm. Nhiều bệnh lý mắt khác cũng liên quan đến phơi nhiễm quá mức với tia cực tím, ví dụ như một bệnh thường gặp là mộng thịt, gây tổn thương giác mạc và có thể ảnh hưởng đến thị lực. Với cường độ cao và thời gian phơi nhiễm ngắn, tia UVB có thể gây viêm giác mạc bức xạ, gây đau nhức. Viêm giác mạc bức xạ nặng, gọi là “mù tuyết”, làm mất khả năng nhìn trong khoảng 24 - 48 tiếng. Ở những vùng núi cao có nguy cơ mù tuyết cao nhất nhưng cũng có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu có tuyết, khi mắt không được bảo vệ bằng kính lọc tia cực tím. Tia UVB bị giác mạc hấp thu 100% nên không gây đục thể thủy tinh hoặc thoái hoá hoàng điểm như khi phơi nhiễm tia UVA.

Ngoài tia cực tím là phần không nhìn thấy được, trong quang phổ ánh sáng mặt trời còn có bức xạ ánh sáng năng lượng cao nhìn thấy được (high-energy visible radiation - HEV”) là ánh sáng xanh và có thể gây nguy hiểm cho đôi mắt. Tia HEV có bước sóng dài hơn (400-500 nm) và năng lượng thấp hơn tia UV nhưng có thể đi sâu vào mắt không được bảo vệ, làm tăng nguy cơ thoái hoá hoàng điểm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người bị thiếu vitamin C và các chất chống ô-xy hóa khác có nguy cơ tổn thương võng mạc do HEV cao hơn.

Tấm che nắng kẹp ngoài - một thiết bị hữu ích để bảo vệ mắt

Bạn có đeo kính cận, viễn hoặc loạn không? Nếu có, bạn vẫn phải đeo kính râm khi ra ngoài trời hoặc đeo kính thuốc đặc biệt (ví dụ như kính thuốc đổi màu, kính thuốc bằng chất liệu như kính râm) để bảo vệ mắt vì kính thuốc thường dùng không bảo vệ tốt mắt bạn khỏi tia cực tím và bức xạ ánh sáng năng lượng cao (HEV). Hiện nay nhiều người vẫn không đeo kính bảo vệ phù hợp do chi phí cao hơn cho kính đổi màu hoặc do bất tiện khi đeo kính thuốc là kính râm có số. Cũng như khi đeo kính râm, khi đeo kính râm có số (là kính thuốc), cần phải thay kính khi trời tối, khi từ ngoài nắng vào nhà hoặc khi ra nắng.

Một giải pháp tốt, có thể khắc phục những trường hợp này là dùng tấm che nắng kẹp ngoài với thiết kế đặc biệt để có thể kẹp vào phía trên kính thuốc, cụp xuống để che mắt và lật lên khi không cần che nắng một cách dễ dàng. Giống kính râm thường dùng, những tấm che nắng này có thể hấp thu 100% tia cực tím. Vì nhiều lý do, trước hết là do người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ mắt khỏi tia cực tím và do chưa có nhà cung cấp tin cậy, giá cả phù hợp, nên việc sử dụng tấm che nắng bảo vệ mắt còn chưa phổ biến. Với khí hậu nắng nóng, với hàng chục triệu đeo kính thuốc thường quy, chưa được bảo vệ phù hợp thì nhu cầu về tấm che nắng tốt, giá chấp nhận được ở Việt Nam là rất cao. Chúng ta có thể hy vọng với sự phát triển của công nghệ và mức sống được nâng cao thì nhu cầu này sẽ được đáp ứng thỏa đáng trong một ngày gần đây, góp phần thực hiện mục tiêu “Mắt sáng cho mọi người” vừa mới được đưa ra (8/10/2015) trong “Ngày Thị giác Thế giới”.

Bức xạ hồng ngoại là bức xạ gì?

Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy. Thông thường, mắt chúng ta có thể nhìn thấy 7 màu của ánh sáng từ tím đến đỏ, trong đó ánh sáng đỏ có bước sóng lớn nhất là 700nm.

Bức xạ tia bức xạ là gì?

Trong vật lý học, bức xạ hay phát xạ là sự lan tỏa hoặc truyền dẫn năng lượng dưới dạng sóng hoặc hạt qua không gian hoặc qua môi trường vật chất. Bức xạ bao gồm: Bức xạ điện từ: sóng radio, vi sóng, hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy được, tử ngoại, tia gamma,...

3 bức xạ là gì?

Bức xạ là quá trình truyền tải năng lượng từ một nguồn đến một điểm xa trong không gian thông qua sóng hoặc hạt. Đây là một hiện tượng tự nhiên và cũng có thể được tạo ra nhân tạo. Có ba loại chính của bức xạ là bức xạ tia gamma, tia X và tia cực tím.

Ai là người đã tím ra tia hồng ngoại?

Johann Wilhelm Ritter (1776-1810) là nhà hóa học, nhà vật lý, nhà triết học người Đức. Ông cùng với William Herschel phát hiện ra vùng quang phổ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đó chính là tia hồng ngoại. Năm 1801, Ritter còn tìm ra trong Mặt Trời còn có tia tử ngoại mà mắt người cũng không thể nhìn thấy.