Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu

Dịch chuyển (shift in)sự di chuyển của cả một đường (chứ không phải của một điểm trên một đường) về phía trái hoặc phải do có sự thay đổi của các yếu tố ngoài giá cả. Đường cung và đường cầu luôn luôn được vẽ trên cơ sở giả định những cái khác không thay đổi (ceteris paribus), nghĩa là tất cả các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới mức cung và mức cầu được coi là vẫn như cũ. Khi nới lỏng giả định này và cho các yếu tố khác thay đổi, đường cung và đường cầu sẽ dịch chuyển. Chẳng hạn, khi chi phí sản xuất giảm, đường cung dịch chuyển về bên phải và điều này hàm ý lượng cung tăng lên tại mọi mức giá hoặc giá của hàng hóa giảm nếu lượng cung như cũ.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Như đã nói ở trên, sự thay đổi trong các yếu tố liên quan đến giá sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu. Cùng phân tích rõ ràng một vài yếu tố tiêu biểu dưới đây.

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến đường cung (supply curve)

Trình độ công nghệ: khi có sự cải tiến về công nghệ, chi phí sản xuất giảm dẫn đến sự dịch chuyển sang phải của đường cung. 

Giá cả các yếu tố đầu vào tăng làm chi phí sản xuất tăng khiến đường cung dịch chuyển sang trái.

Giá cả của hàng hóa có liên quan: nếu hàng hóa B có liên quan mang tính cạnh tranh với hàng hóa A đang phân tích trong việc sử dụng nguồn lực đầu vào, khi giá của hàng B tăng dẫn đến nguồn cung hàng B cũng tăng khiến cho các nguồn lực đều dồn vào B làm giảm nguồn lực để sản xuất ra hàng A dẫn đến đường cung hàng A dịch sang trái.

Giá kỳ vọng: một hàng hóa được kỳ vọng sẽ tăng giá trong tương lai sẽ dẫn đến việc sản xuất chững lại làm nguồn cung dịch sang trái.

Chính sách của nhà nước: sự tăng thuế của nhà nước làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến đường cung dịch sang trái.

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến đường cầu (demand curve)

Thu nhập tăng dẫn đến chi tiêu nhiều hơn làm đường cầu dịch sang phải.

Giá cả hàng hóa liên quan: nếu hàng hóa B là hàng hóa thay thế của A là loại hàng chúng ta đang phân tích, giá hàng B giảm làm cho cầu hàng A giảm vì người mua đổ xô sang mua hàng B và ngược lại. còn nếu hàng hóa C là hàng hóa bổ sung của A, giá của C giảm làm cầu C cũng giảm theo dẫn đến sự dịch chuyển sang trái của đường cầu hàng A.

Giá kỳ vọng: nếu người tiêu dùng kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh, họ sẽ tranh thủ đi mua luôn trong hiện tại làm đường cầu dịch sang phải.

Số lượng người mua tăng thì lương cầu cũng tăng làm đường cầu dịch sang phải.

63kinh tế. Nó làm cho giá cả trở thành tín hiệu có khả năng kết nối các quyết định riêng rẽ của hàng nghìn, hàng triệu cá nhân khác nhau trongnền kinh tế với nhau nhằm tạo ra sự cân đối hay ăn khớp với nhau giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng. Sự vận động của giá cả hướng vềmức giá cân bằng nói lên khả năng tự vận hành, tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường.

2.3. Sự thay đổi giá cân bằng

Khi giá thịt bò trên thị trường tăng lên từ 60 nghìn đồngkg năm 2003 thành 80 nghìn đồngkg vào đầu năm 2004, thì đây khơng phải làsự thay đổi thất thường của những mức giá ngẫu nhiên trên con đường hội tụ về mức giá cân bằng mà là sự thay đổi của chính mức giá cân bằng,do các điều kiện thị trường thay đổi. Vì giá cân bằng do cung, cầu xác định nên khi cung, cầu thay đổi, mức giá này cũng sẽ thay đổi. Về mặt đồthị, chúng ta đã biết rằng điểm cân bằng trên một thị trường chính là giao điểm của đường cầu và đường cung. Khi các đường này dịch chuyển, thịtrường chuyển đến một điểm cân bằng mới, và do đó, xác lập một mức giá cân bằng mới. Vì thế, việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thayđổi trong mức giá cân bằng cũng như sản lượng cân bằng - thực ra, hai biến số này luôn liên quan chặt chẽ với nhau có thể quy về việc phân tíchcác yếu tố làm các đường cầu hay đường cung dịch chuyển.Đường cầu về một loại hàng hoá dịch chuyển khi ở từng mức giá, lượng cầu tương ứng về hàng hoá thay đổi. Trong trường hợp này, ngườita nói cầu về hàng hoá thay đổi. Cầu về hàng hoá tăng lên phản ánh lượng hàng hoá mà những người tiêu dùng sẵn lòng mua ở mỗi mức giá tănglên. Ngược lại, cầu về hàng hoá được coi là giảm xuống khi lượng cầu ở từng mức giá giảm.Gắn với mỗi đường cầu, trước đây chúng ta giả định rằng tất cả các yếu tố khác đều giữ nguyên. Khi thể hiện đường cầu, chúng ta mới chỉquan tâm đến sự thay đổi của mức giá hàng hoá hiện hành ảnh hưởng như thế nào đến lượng cầu. Thật ra, lượng hàng hoá mà người tiêu dùng64muốn và sẵn sàng mua còn bị chi phối bởi những yếu tố khác. Khi những yếu tố này thay đổi, lượng cầu về hàng hoá ở mỗi mức giá cũng sẽ thayđổi. Đây là nguyên nhân làm đường cầu thị trường dịch chuyển. Những yếu tố chính đó là: thu nhập, sở thích, dự kiến về mức giá tương lai củangười tiêu dùng, giá cả của các hàng hố khác có liên quan, số lượng người tiêu dùng tham gia vào thị trường.Thu nhập Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định củanhững người tiêu dùng. Sự thay đổi về thu nhập thường dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu của họ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập đến cầu vềcác hàng hố có thể là khác nhau, tuỳ theo tính chất của chính hàng hoá mà ta xem xét.Đối với những hàng hoá thơng thườngthịt bò ngon, ơ tơ, xe máy, giáo dục…, cầu vềmột loại hàng hoá sẽ tăng khi thu nhập của ngườitiêu dùng tăng lên. Đường cầu tương ứng sẽ dịchsang bên phải. Trong trường hợp ngược lại, khithu nhập giảm, cầu của người tiêu dùng về hànghoá sẽ giảm. Đường cầu tương ứng sẽ dịch chuyểnsang trái.Đối với một số loại hàng hoá khác mà người ta gọi là hàng hố thứ cấp, tình hình lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Chẳng hạn, khicòn nghèo, thu nhập thấp, các hàng hoá như sắn, khoai được xem như những loại lương thực chính của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiệnnay, với mức sống và thu nhập cao hơn, cầu về các hàng hố này của họThu nhập tăngD1D2P1P2PQ1Q2Q1’ Q2’ QHình 2.4: Đối với hàng hóa thơng thường, thu nhập tăng làm đường cầu dịch chuyểnsang phải65giảm hẳn. Người ta khơng còn sử dụng sắn, khoai như một loại lương thực. Thỉnh thoảng, người ta vẫn mua đôi củ sắn, dăm cân khoai song đókhơng còn là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của đại đa số dân chúng. Những hàng hoá như khoai, sắn được coi là những hàng hoá thứ cấp. Khithu nhập thấp, cầu của người tiêu dùng về những hàng hoá hoá này tương đối cao. Khi thu nhập tăng lên, cầu của người tiêu dùng về chúng sẽ giảmxuống, và trên đồ thị ta biểu thị bằng cách dịch chuyển đường cầu sang trái hình 2.5Khơng dễ dàng phân biệt hàng hố thơng thường và hàng hố thứ cấp theo những tính chất tự nhiên hay vật lý của chúng. Vấn đề là có hailoại hàng hố: một loại thì khi thu nhập tăng, cầu của người tiêu dùng về nó cũng tăng theo và ngược lại, khi thu nhập giảm, cầu về nó cũnggiảm, còn một loại thì ngược lại: cầu của những người tiêu dùng về nó tăng khi thu nhập của họ giảm, và cầu của họ giảm khi thu nhập tăng lên.Loại hàng hoá thứ nhất được gọi là hàng hố thơng thường, loại hàng hố còn lại được gọi là hàng hố thứ cấp.Thu nhập tăngD2D1P1P2PQ1’ Q2’ Q1Q2QHình 2.5: Đường cầu về một loại hàng hóa thứ cấp dịch chuyển sang trái khi thu nhập tăng66Sở thích Sở thích của người tiêu dùng phản ánh thái độ của anh ta hay chịta đối với hàng hoá, với tư cách là đối tượng của sự tiêu dùng. Mức độ yêu, thích của người ta về một loại hàng hố là rất khác nhau. Đứng trướccùng một loại hàng hoá, người này có thể thích, người kia có thể khơng thích với những mức độ đánh giá khác nhau. Khi xem xét một đường cầuvề một loại hàng hoá chúng ta giả định sở thích của người tiêu dùng dù xét cá nhân một người tiêu dùng hay tổng thể khối người tiêu dùng là đãxác định. Khi sở thích của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu của người tiêu dùng ở từng mức giá cũng thay đổi. Đường cầu trong trường hợp nàysẽ dịch chuyển. Khi một hàng hoá được người tiêu dùng ưa chuộng hơn trước, cầu về nó trên thị trường sẽ tăng lên và đường cầu lúc này sẽ dịchchuyển sang phải. Ngược lại, vì một lý do nào đó mà sự ưa thích của người tiêu dùng về một loại hàng hoá giảm xuống, cầu về hàng hoá nàysẽ giảm. Tương ứng, đường cầu về hàng hố này sẽ dịch chuyển sang trái hình 2.6Kinh tế học chỉ tập trung quan tâm giải thích hậu quả của sự thayđổi sở thích ở những người tiêu dùng chứ nó khơng đi sâu giải thích sở thích của người tiêu dùng hình thành như thế nào, hay tại sao nó lại thayđổi. Những khía cạnh đó là đối tượng nghiên cứu của các khoa học khác. Tuy thế, trên thực tế, việc tác động đến sở thích của người tiêu dùng lại làKhi hàng hóa kém được ưachuộng hơn PKhi hàng hóa được ưa chuộng hơnD1QH ình 2.6: Sự thay đổi của sở thích của người tiêu dùng sẽ làm đường cầu dịch chuyển67một nghệ thuật mà các nhà kinh doanh luôn muốn nắm bắt. Việc dùng hình ảnh của những người nổi tiếng như các ca sỹ, các cầu thủ bóng đá tàinăng, được cơng chúng hâm mộ để quảng cáo cho các sản phẩm chính là cách mà các nhà kinh doanh tác động vào sở thích theo hướng có lợi chomình.Giá cả của các hàng hố khác có liên quan Đường cầu mơ tả quan hệ giữa lượng cầu về một loại hàng hố vàmức giá của chính nó. Giá cả của các loại hàng hoá khác được coi là một yếu tố nằm trong cụm từ “các yếu tố khác không đổi”. Khi loại giá cảnày thay đổi, đường cầu về hàng hố mà ta đang phân tích sẽ thay đổi và dịch chuyển. Tác động như vậy diễn ra như thế nào tuỳ thuộc vào quan hệcủa những hàng hoá trên với hàng hoá đang được thể hiện trên đường cầu. Để tiện cho việc xem xét, ta gọi A là hàng hố mà cầu về nó đangđược khảo cứu, B là hàng hố khác có liên quan đến A về phương diện tiêu dùng. Có hai trường hợp: thứ nhất, B là hàng hoá thay thế của A, thứhai, B là hàng hoá bổ sung cho A.- Hàng thay thế: B được coi là hàng hoá thay thế của A, và ngược lạinếu như người ta có thể sử dụng hàng hoá này thay cho hàng hố kia trong việc thoả mãn nhu cầu của mình. Công dụng của B càng gần vớicông dụng của A, việc thay thế B cho A, hoặc ngược lại, trong tiêu dùng càng dễ thực hiện. Hay nói cách khác, B và A là những hàng hoá thay thếtốt cho nhau. Ví dụ, thịt gà và thịt bò, nói chung, là những loại hàng hoá thay thế khá tốt cho nhau đối với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, trongmột chừng mực nào đó, rau quả cũng là một loại hàng hố thay thế của thịt bò.Nếu B là hàng hố thay thế của A thì khi giá hàng hố B thay đổi, điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cầu về hàng hoá A?Khi giácủa hàng hoá B tăng lên, sự kiện này sẽ làm cho người tiêu dùng nhận thấy rằng, B đang trở nên đắt đỏ lên một cách tương đối so vớiA. Ở một mức giá nhất định của hàng hoá A, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang việc sử dụng A nhiều hơn để thay thế cho B. Lượng68cầu về hàng hoá A tăng lên ở mỗi mức giá của A. Nói cách khác, khi giá của hàng hố thay thế tăng lên, cầu về hàng hoá mà ta đang xem xét cũngtăng lên đường cầu dịch chuyển sang phải. Cũng theo cách lập luận tương tự thì trái lại, khi giá của hàng hoá thay thế hạ xuống, cầu về hànghố ta đang phân tích sẽ giảm và đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang trái. hình 2.7- Hàng bổ sung: B được gọi là hàng hoá bổ sung cho A nếu như việctiêu dùng A luôn kéo theo việc tiêu dùng B. Những cặp hàng hoá như: chè Lipton và đường; xe máy và xăng; ô tô và xăng hay phụ tùng ô tô…Khi giá của hàng hoá bổ sung B tăng lên hay giảm xuống thì cầu về hàng hố A sẽ thay đổi như thế nào? Giá của xăng tăng lên khiến cholượng cầu về xăng giảm xuống, nếu như các yếu tố khác được giữ nguyên. Điều này cũng có nghĩa là xăng với tư cách là nhiên liệu cần thiếtcho việc sử dụng xe máy trở nên đắt hơn trước. Lượng xăng người ta dùng ít đi đồng thời cũng làm mức sử dụng xe máy số giờ sử dụng xemáy hay số người sử dụng xe máy… giảm đi so với trước. Rốt cục,Giá hàng hóa thaythế tăng Giá hànghóa thay thế giảmPQ D3D1D2Hình 2.7: Tác động của sự thay đổi giá cả của hàng hóa thay thế đến cầu về một loại hàng hóa69lượng cầu về xe máy sẽ giảm ở từng mức giá. Nói cách khác, cầu về xe máy sẽ giảm. Như vậy, nếu giá của hàng hoá bổ sung tăng lên, cầu vềhàng hố mà ta đang phân tích sẽ giảm, đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang bên trái. Lập luận một cách tương tự, khi giá cả của hàng hoá bổsung giảm xuống, cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ tăng lên và đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang bên phải.Giá kỳ vọng Khinói đến đường cầu về một loại hàng hố, người ta muốn nóiđến mối quan hệ giữa lượng cầu về hàng hoá này với mức giá hiện hành của chính nó. Ở đây, ta giả định người tiêu dùng có một dự kiến hay kỳvọng nhất định về giá cả hàng hoá trong tương lai. Khi mức giá kỳ vọng này thay đổi, cầu về hàng hoá hay lượng cầu của người tiêu dùng ở mỗimức giá hiện hành sẽ thay đổi. Chẳng hạn, trong những “cơn sốt’ vàng hay “cơn sốt” đất, như đã từng xảy ra ở Việt Nam trong hơn chục nămqua, người ta quan sát thấy một hiện tượng tồn tại như là nghịch lý: khi giá vàng hay giá đất đang tăng nhanh, người ta lại đổ xô đi mua vàng haymua đất. Phải chăng trong trường hợp này, quy luật cầu khơng còn phát huy tác dụng? Sự thật thì khơng phải giá các hàng hoá này tăng lên lànguyên nhân làm cho mức cầu về chúng gia tăng. Khi các cơn sốt giá bùng phát, cái kích thích người tiêu dùng đổ xơ đi mua hàng chính là giácả kỳ vọng. Khi những người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hoá sẽ còn gia tăng mạnh trong tương lai, họ sẽ cố gắng đi mua hàng ngay từ hơmnay nhằm có thể mua được nhiều hàng hoá hơn trong lúc giá của nó còn thấp. Điều này hồn tồn phù hợp với lý thuyết cầu vì ở đây, người tiêudùng vẫn cố gắng mua khối lượng hàng hoá nhiều hơn khi giá của nó thấp và ngược lại. Ở đây, không phải xảy ra một sự trượt dọc theo đườngcầu mà là một sự dịch chuyển của cả đường cầu. Khi giá kỳ vọng tăng, cầu về hàng hoá sẽ tăng và đường cầu sẽ dịch chuyển về bên phải. Tráilại, khi giá kỳ vọng giảm, cầu về hàng hoá sẽ giảm và đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái.70Số lượng người mua Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu về một loại hàng hố nói trên có thể sửdụng phân tích đường cầu của một cá nhân cũng như của cả thị trường. Tuy nhiên, đường cầu thị trường được hình thành trên cơ sở tổng hợp cácđường cầu cá nhân, nên càng có nhiều người tiêu dùng cá nhân tham gia vào thị trường, khi các yếu tố khác là khơng thay đổi thì cầu thị trường vềmột loại hàng hố càng cao. Nói cách khác, khi số lượng người mua hay người tiêu dùng trên một thị trường hàng hố tăng lên thì cầu thị trườngvề hàng hoá này cũng tăng lên và ngược lại.Trong dàihạn, số lượng người mua trên nhiều thị trường bị tác động chủ yếu bởi những biến động về dân số. Về ngắn hạn, những dichuyển của những dòng dân cư gắn với nhu cầu tham quan, du lịch v.v… cũng có thể tạo ra những sự thay đổi về số lượng người tiêu dùng trên cácthị trường. Chẳng hạn, vào những dịp lễ, tết, số người đến các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thường tăng lên. Lúc này, cầuvề nhiều loại hàng hoá hàng ăn uống, nhà trọ, nhà nghỉ v.v… ở các địa phương này thường tăng lên.