Cách bài trí bàn thờ mật tông

Người Phật tử tu theo tông nào thì nên thờ tượng Phật cho phù hợp với tông chỉ của mình đang tu theo tông đó.

Chẳng hạn:

  • Người tu theo Phật giáo Nguyên Thủy thì chỉ tôn thờ một tượng Phật Thích Ca (thường tượng Phật Thích Ca lối Gandhara hoặc tượng Phật Thích Ca lối Campuchia. tượng trì bình khất thực hoặc tượng Niết bàn). Theo Phật giáo Nguyên Thủy, Phật là người Ấn Độ đi tu thành Phật;
  • Người tu theo Thiền tông, thì thường tôn thờ tượng Phật Thích Ca hoặc Bồ Tát Di Lặc. Vì đức Phật Thích Ca do tu Thiền mà chứng quả;
  • Người tu theo Tịnh độ tông, thường người ta hay thờ đức Phật Di Ðà hoặc là thờ tượng Tây Phương Tam Thánh (Phật A Di Ðà, Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí). Vì người ta muốn sau khi lâm chung được vãng sinh về thế giới Cực Lạc. Mà thế giới Cực lạc là do Phật Di Ðà làm giáo chủ. Cho nên người ta chí thành quy hướng tôn thờ và niệm danh hiệu của Ngài để cầu vãng sinh về cõi đó; Người tu theo Tịnh độ Tông và người dân thường cũng hay thờ Tam thế Phật, Phật Dược Sư, Bồ Tát Quán Thế Âm, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm, Chuẩn Đề Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát,…
  • Người tu theo Mật tông, thường thờ theo hệ thống tượng của Mật tông.

Cách bài trí bàn thờ mật tông
Cách bài trí bàn thờ mật tông
Bài trí tượng Phật tại gia tại TP. HCM

Tuy nhiên, Phật nào cũng thờ được cả. Vì đã là Phật thì tất cả đều như nhau, Phật Phật đại đồng, không có gì là sai biệt. Tuy nhiên, điều nầy còn tùy theo quan niệm và Tông phái mà người đó đang tu theo. Do đó, nên việc tôn thờ Phật tượng có khác nhau với mỗi người.

Theo lời khuyên của thầy Thích Chúc Minh – chùa Vạn Phước, Bà Rịa Vũng Tàu: “Tượng Phật thờ muôn đời, người Phật tử ngày ngày chiêm bái nên Tượng Phật phải đẹp đẽ, trang nghiêm và hợp sở thích để không khó chịu mỗi khi nhìn Tượng.

Tránh cứ thỉnh cho có, để rồi luôn thấy không hài lòng mỗi khi nhìn tượng”.

II. BÀI TRÍ BAO NHIÊU TƯỢNG PHẬT – BỒ TÁT LÀ ĐÚNG?

Trích Công văn 171 / CV – HDPT ngày 25/10/2013 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hướng dẫn Thờ Tượng Phật như sau:

“… Nay, Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đề xuất một số ý kiến giải quyết như sau:

1. Việc thờ phượng chư Phật, Bồ tát, Thánh tăng là cách thể hiện lòng tri ân, báo ân của hàng Phật tử tại gia đối với Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), cho nên việc thờ Phật, Bồ tát, Thánh tăng bằng tranh ảnh, hoặc bằng tượng cốt, kích cỡ lớn nhỏ là tùy thuộc: khả năng tài chính, không gian thờ phượng ở trong nhà hoặc trên sân thượng và nguyện vọng của mỗi gia đình Phật tử.

Cách bài trí bàn thờ mật tông
Cách bài trí bàn thờ mật tông
Bài trí tượng Phật tại gia, Phật tử tại Hà Nội

2. Về cách thờ tượng phật tại gia, có 3 trường hợp như sau:

a. Thờ độc tôn, là thờ chỉ 01 vị Phật hoặc 01 vị Bồ Tát, như: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Dược Sư, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quan Âm, …

b. Thờ theo bộ, là trọn bộ tượng như:

  • Tam thế Phật (Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai; Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thích Ca Mâu Ni, Di Lặc Tôn Phật );
  • Tây Phương Tam Thánh ( Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí);
  • Sa Bà Tam Thánh (Phật Thích Ca, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng);
  • Dược Sư Tam Tôn (Phật Dược Sư , Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu, Bồ Tát Nguyệt Quang Biến chiếu);
  • Hoa Nghiêm Tam Thánh (Phật Thích Ca, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền).

c. Thờ phối hợp, là thờ theo bộ kết hợp với thờ độc tôn, như thờ: Tam Thế Phật bậc trên, thờ Bồ Tát Quan Âm bậc dưới; Tây Phương Tam Thánh bậc trên, thờ Bồ Tát Di Lặc bậc dưới, Phật Thích Ca bậc trên, Tây Phương Tam thánh bậc dưới, vv.“

Như vậy theo hướng dẫn Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thì không giới hạn số lượng Tượng Phật, Bồ tát tại gia. Nếu trong nhà đã sẵn thờ các tượng Phật, Bồ Tát thì nên đặt tượng Phật ở giữa, tượng các vị Bồ Tát ở hai bên, hoặc là ở các vị trí dưới tượng Phật một bậc, làm như vậy để đề cao vị trí độc tôn của Phật.

Cách bài trí bàn thờ mật tông
Cách bài trí bàn thờ mật tông
Bài trí tượng Phật tại gia, Phật tử tại Hà Nội

Hiện nay trên một số Trang Web phong thủy có đề xuất nên thờ tối đa 3 Ngài, theo Chùa Phúc Lâm – tỉnh Đồng Nai chia sẻ như sau:

“… Những người góp ý với bạn rằng, tại tư gia nên thờ nhiều nhất là ba pho tượng Phật, nếu thờ nhiều hơn sẽ không tốt, chính là quan niệm “thờ Phật theo phong thủy” trong dân gian. Một trong những ý nghĩa giản đơn nhất của thuật phong thủy là cân bằng và hài hòa, nên thờ Phật là tốt nhưng thờ nhiều quá thì mất quân bình thành ra không tốt.

Trong tinh thần phương tiện, người Phật tử vẫn có thể ứng dụng một vài giá trị có tính khoa học thực tiễn của thuật phong thủy để cân bằng cuộc sống. Nhưng vạn sự cứ nhất nhất theo phong thủy như là môt định dạng bắt buộc phải như thế thì không nên, vì quy luật Duyên khởi khiến các pháp luôn biến dịch vô tận, vô cùng.

Mặt khác, góc tâm linh trưng bày những pho tượng Phật để chiêm ngưỡng vốn không phải là bàn thờ Phật. Do đó, bạn cũng không nên quá quan ngại vì nhà mình có nhiều tượng Phật. Chỉ cần bạn sống đúng với tinh thần Bát Chánh đạo, tức là theo lời Đức Phật thì chính Ngài đã gia hộ cho bạn và gia đình luôn an lành.”

III. ĐẶT TƯỢNG PHẬT – BỒ TÁT TẠI ĐÂU?

Theo Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm – Tu Viện Tường Vân, TP. HCM chia sẻ:

Bàn thờ Phật tại gia nên đặt ở vị trí chính của phòng khách đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.

Bàn thờ Phật chiếm vị trí trung tâm của nhà ở gia đình để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Nếu có ý kiến của thầy địa lý thì nên lấy ý kiến đó để tham khảo, không nên câu nệ mê tín, chỉ cần không được đặt bàn thờ Phật đối diện với chuồng xí, bếp núc, hay giường ngủ là được.

Cách bài trí bàn thờ mật tông
Cách bài trí bàn thờ mật tông
Bài trí tượng Phật tại gia

Bàn thờ Phật nên đặt ở phòng vắng lặng, không phải là nơi tiếp khách, hội họp, cười đùa, ăn uống, mà phải là nơi tụng niệm, ngồi thiền, không nên dùng vào mục đích khác.

Nếu trong nhà đã có sẵn tượng Quan Công, Thánh Mẫu, có bàn thờ Thổ Địa thì không nên vì tin Phật mà phá bỏ cả đi, phải tiến hành dần dần từng bước : đầu tiên hãy đặt tượng Phật, Bồ Tát vào vị trí trung tâm, đặt các tượng thần thánh bài vị tổ tiên ở hai bên. Cũng không cần đặt thêm hương án, đèn nến mà làm gì, bởi vì các thần thánh, tổ tiên, ông bà đều hộ trì Tam Bảo gần gũi với Tam Bảo và cũng sẽ trở thành đệ tử Tam Bảo.

Còn bài vị tổ tiên, ông bà thì nên chuyển đến “Vãng sanh đường” trong chùa, trong nhà cũng không nên thờ bài vị tổ tiên làm gì. Nếu muốn giữ lại trong nhà thì có thể đặt dưới chân tượng Phật. Cũng có thể đặt một bàn thờ khác để thờ, nhưng phải nhỏ hơn bàn thờ Phật.

Các chùa lớn, rộng đều có “Vãng sanh đường” ở đây đặt các bài vị vãng sinh. Ở các chùa nhỏ không có “Vãng sanh đường” riêng thì có thể thờ bài vị tổ tiên ông bà ở hai chái bên điện thờ Phật. Như vậy vừa kết hợp bày tỏ lòng tôn kính đối với Phật, Bồ Tát và lòng kính hiếu đối với tổ tiên, ông bà.