Cách lamf tốt văn toán anh khi thi vào 10 năm 2024

Dưới đây là chia sẻ của thầy giáo dạy Toán học Nguyễn Chí Chung về những cách làm bài thi toán vào 10 đạt điểm cao.

Cách lamf tốt văn toán anh khi thi vào 10 năm 2024

Thầy giáo dạy Toán học Nguyễn Chí Chung (Ảnh: NVCC).

Chiến thuật tổng quát

Trong thi môn Toán, chiến thuật quan trọng nhất là "dễ trước khó sau, đúng câu dễ mới làm câu khó". Khi nhận đề, các em cần đọc lướt qua một lượt, trong quá trình đọc bắt được ý tưởng lời giải của bài nào thì ghi ngay ra bên cạnh bài đó. Sau đó, bắt tay làm bài từ câu dễ đến câu khó, theo phương châm đúng câu dễ mới sang câu khó.

Lưu ý, sai câu dễ nguy cơ trượt cao, không làm được câu khó vẫn có thể đỗ. Với 2 câu vận dụng cao, chỉ nên dành thời gian tối đa cho mỗi câu 10 phút, thời gian còn lại cần kiểm tra các câu đã làm để đảm bảo đạt điểm tuyệt đối.

Hãy nhớ 3 bước giải bài toán. Tương tự như 3 bước làm một bài văn là mở bài, thân bài, kết luận, 3 bước giải bài toán lần lượt là: điều kiện, giải bài toán, kiểm + kết.

Kỹ năng trình bày: 2Đ - Đúng và Đủ ý

"Đúng" luôn là quan trọng nhất, "Đủ" để không bị trừ điểm lặt vặt. Các em lưu ý, bài làm không viết dài dòng, viết càng dài càng dễ sai. Bên cạnh đó, khi viết dài, việc kiểm tra sẽ mất nhiều thời gian và khó tìm ra lỗi sai.

Kỹ năng kiểm tra: 3K

K1: Làm đến đâu kiểm tra đến đó, nếu sai cần sửa ngay, tránh tình trạng làm xong cả bài mới phát hiện sai, khi đó có lỗi sai rất khó sửa, thường phải bỏ cả bài. Điều này gây mất thời gian và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý làm bài.

K2: Xong một bài, tiến hành kiểm tra ngay.

K3: Trước khi nộp, kiểm tra thêm một lần nữa.

Phương pháp kiểm tra là xuôi, ngược và kiểm tra chéo.

Tiết kiệm thời gian:

Ta học 4 năm cấp 2 mà chỉ có 120 phút để thể hiện, nên nếu rèn luyện và áp dụng 2Đ, 3K thường xuyên, các em sẽ tiết kiệm được thời gian, có thời gian kiểm tra lại, có thời gian chinh phục câu khó, tâm lý sẽ tốt hơn.

Tranh thủ khi chờ phát đề, các em có thể xin 2,3 tờ giấy thi và ghi đầy đủ thông tin cần thiết để khi nhận đề có thể làm luôn, không cần xin và ghi lại nữa.

Nháp ý tưởng và trình bày thẳng vào bài thi

Khi có ý tưởng rõ ràng, cần trình thẳng vào bài thi, khi đó các em sẽ tập trung cao độ nên ít sai sót. Tuyệt đối không nên làm ra nháp rồi mới chép vào bài thi, bởi khi nháp thường không cẩn thận, dễ sai sót. Thậm chí, nhiều em khi làm nháp thì đúng, nhưng khi chép vào bài thì lại sai và làm như vậy đương nhiên mất thời gian.

Không bao giờ bỏ cuộc, chiến đấu hết mình đến giây phút cuối cùng

Tinh thần "không bỏ cuộc" có thể giúp các em đạt được tối đa số điểm. Trong khi thi, tuyệt đối không nên nộp bài sớm. Nếu còn thừa thời gian, các em hãy kiểm tra kỹ những câu đã làm được và chinh phục cả câu khó. Cho dù không làm được cả bài khó vẫn có thể làm một phần, vì có ý đúng vẫn được điểm. "Một chút" điểm cũng quý bởi đôi khi nó quyết định đến việc trượt đỗ của ta.

Cách làm bài thi toán vào 10 đạt điểm cao: Có sức khỏe là có tất cả

Thân thể yếu ớt thì tâm không sáng, trí không cao! Ngày thi tới gần, các em đã rèn luyện cả mấy năm trời nên chỉ cần ôn tập nhẹ nhàng, không nên thức khuya quá. Vì có thức thêm vài tiếng cũng không làm thay đổi được cục diện, nếu ốm thì hỏng cả mấy năm rèn luyện!

Thầy tư vấn mỗi ngày nên đầu tư 30 phút thể dục rèn luyện thân thể, nếu có thể đi bơi được thì rất tốt cho sức khỏe, xả stress và tư tưởng sảng khoái, sau đó về ôn tập sẽ năng suất hơn. Có sức khỏe và tâm tưởng thoải mái, khi vào phòng thi, các em sẽ thi đấu với 100%, thậm chí trên 100% phong độ.

Bên cạnh đó, cần ăn uống đầy đủ, trước và khi đi thi không ăn đồ bẩn, dễ đau bụng.

Ôn tập đúng giờ thi để tạo phản xạ làm bài

Để tạo thói quen và phản xạ làm bài tốt nhất, trước kỳ thi, các em nên tập làm đề vào đúng thời gian thi thực. Chuẩn bị giấy thi, đề thi và các vật dụng phục vụ làm bài thi; bấm giờ làm bài nghiêm túc, bắt đầu đúng giờ. Áp dụng đúng những điều 2Đ, 3K đã được nhắc ở trên.

Lưu ý, khi đi thi, cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập (thước, compa, máy tính, ít nhất 3 chiếc bút cùng màu và chai nước trong suốt có nắp chặt để uống trong phòng thi).

Một thân thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, kiến thức chắc chắn, kỹ năng thành thạo, các em ắt sẽ đăng khoa!

Với cấu trúc đề thi môn toán, giáo viên Nguyễn Tiến Thùy, Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh), cho biết cần có kỹ năng và lưu ý cụ thể cho từng câu hỏi.

Trong đó, kiến thức nhận biết, thông hiểu nằm ở 2 câu đầu, các câu còn lại là vận dụng và tính phân hóa thể hiện từ câu số 4 trở đi.

Đối với 2 câu đầu là 2 câu dễ lấy điểm nhất, khi làm bài HS phải trình bày các bước đầy đủ, rõ ràng, làm cẩn thận để tránh bị mất điểm "lãng nhách".

Các bài toán thực tế trong đề thi đề cập chủ yếu về toán phần trăm, tính tiền điện, tiền nước, tính thể tích, diện tích… Đây là những vấn đề diễn ra trong cuộc sống hằng ngày được dẫn dắt để sử dụng kiến thức toán học vào giải quyết.

Cách lamf tốt văn toán anh khi thi vào 10 năm 2024

Học sinh lớp 9 TP.HCM đang trong giai đoạn tập trung ôn thi chuẩn bị kỳ tuyển sinh lớp 10 diễn ra ngày 6 và 7.6

NHẬT THỊNH

Theo cô Thùy, để giải được dạng toán này, HS cần chú ý các yếu tố, dữ liệu trong đề, phân tích đề bài xem dữ liệu là gì và liên quan đến kiến thức ra sao. Các bài toán thực tế thông thường sẽ được đưa về dạng toán tính phần trăm, giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình… Vì vậy khi làm bài HS đọc kỹ đề, tự viết các dữ liệu trong đề thành một bài toán theo công thức toán học đã được học.

Câu số 8 trong đề thi là về hình học phẳng, kiến thức chủ yếu tập trung ở chương đường tròn gồm có tiếp tuyến, dây cung, góc ở tâm, góc nội tiếp… Để giải được dạng toán này, HS cần vẽ đúng hình, vì nếu sai thì bài sẽ không được chấm. Như vậy HS sẽ mất 3 điểm của bài thi.

MÔN VĂN: CẦN CHÚ TRỌNG VIẾT ĐÚNG

Giáo viên Võ Kim Bảo, tổ trưởng tổ ngữ văn, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1), cho hay đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn của TP.HCM luôn được ra theo hướng phát huy phẩm chất và năng lực người học. HS chỉ cần đảm bảo kiến thức cơ bản theo yêu cầu cần đạt của chương trình học là có thể đáp ứng được yêu cầu của đề bài.

Để có thể hoàn thành tốt nhất bài thi tuyển sinh lớp 10 thay vì lệ thuộc vào văn mẫu, HS phải có sự chuẩn bị kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết, kỹ năng phân tích đề...

Giáo viên Võ Kim Bảo (tổ trưởng tổ ngữ văn, Trường THCS Nguyễn Du, Q.1)

Đề thi chú trọng kỹ năng, năng lực thực tế của HS nên khi chấm thi, các nội dung về kỹ năng, phẩm chất, năng lực được chú trọng và có thang điểm cao. Chính vì vậy, để có thể hoàn thành tốt nhất bài thi tuyển sinh lớp 10 thay vì lệ thuộc vào văn mẫu, HS phải có sự chuẩn bị kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết, kỹ năng phân tích đề…

Giáo viên Kim Bảo nói rằng: Viết văn hay là điều không bắt buộc, điều cần chú trọng nhất là viết đúng.

Chẳng hạn khi làm phần đọc - hiểu, HS phải viết câu đúng. Khi viết bài văn thì phải đúng bố cục, viết đoạn đúng phương pháp. Trong kỳ thi tuyển sinh, viết đúng là có thể đạt điểm tốt.

Đối với từng phần yêu cầu của đề thi, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du hướng dẫn cách làm bài: Phần đọc hiểu với ngữ liệu có thể là văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản văn học, văn bản khoa học… Các câu hỏi trong phần này sẽ được sắp xếp từ dễ đến khó. Tuy nhiên, "khó" ở đây không có nghĩa là phức tạp, câu hỏi "khó" chỉ dừng ở mức độ vận dụng. HS chỉ cần hiểu đúng vấn đề, nắm vững kỹ năng là có thể hoàn thành tốt yêu cầu của đề. Khi đọc ngữ liệu, HS dùng bút gạch chân, ghi chú vào các chi tiết dùng để phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi. Câu trả lời cần được viết thành một câu hoàn chỉnh, đủ chủ ngữ, vị ngữ, tránh viết tắt, viết từ khóa…

Cách lamf tốt văn toán anh khi thi vào 10 năm 2024

Thầy trò ôn tập ráo riết chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh lớp 10

ĐÀO NGỌC THẠCH

Phần nghị luận xã hội, kỹ năng yếu nhất của HS là trình bày dẫn chứng. Có HS nêu dẫn chứng không phù hợp cũng là một điều rất lãng phí.

Phần nghị luận xã hội, với đề 1, HS cố gắng chỉ ra mối tương quan giữa các tác phẩm, chú trọng những đoạn, những chi tiết làm nên giá trị tinh thần cốt lõi của tác phẩm. Đề 2 đặt ra một tình huống cụ thể và yêu cầu HS sử dụng kiến thức, sự trải nghiệm (văn học và đời sống) trong quá trình đọc để giải quyết tình huống ấy.

Theo giáo viên Võ Kim Bảo, cần tránh định kiến cho rằng đề 2 là đề nâng cao, có độ khó và yêu cầu cao hơn so với đề 1.

Tiếng Anh: Đúng ngữ pháp, sai chính tả cũng không được tính điểm

Theo giáo viên Trần Thị Thương Thương, tổ trưởng tổ ngoại ngữ, Trường THCS Hồng Bàng (Q.5, TP.HCM), đề thi tiếng Anh vào lớp 10 năm 2023 gồm 40 câu trong đó có 28 câu trắc nghiệm và 12 câu tự luận. Mỗi câu, dù trắc nghiệm hay tự luận đều có cùng số điểm là 0,25.

Cô Thương cho hay tổng thể đề thi là kiến thức liên quan đến các vấn đề về cộng đồng, di sản, thế giới, tầm nhìn tương lai, là những chủ đề quen thuộc với HS. Đề sẽ tăng cường tính tự học, sáng tạo của HS, tránh tình trạng học tủ, học vẹt và có kiến thức nâng cao chiếm từ 10 - 15% trong đó.

Cụ thể, phần đầu tiên có 2 câu về phát âm, HS cần chú trọng vào những âm cuối; 2 câu dấu nhấn, HS cần nắm từ vựng, chú ý cách phát âm trong quá trình học.

Phần này còn bao gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm, HS cần nắm vững kiến thức về ngữ pháp các dạng thì, dạng từ, từ vựng.

Phần 2 là 2 câu trắc nghiệm về các hình vẽ, ví dụ về bảng hiệu giao thông, các bảng hiệu thường ngày HS gặp trong cuộc sống và yêu cầu HS nhìn hình đoán nội dung. Muốn làm được, HS phải có chuẩn bị kiến thức xã hội, đời sống.

Tiếp theo là bài đọc hiểu true-false. Đây là phần bài đọc có sự phân hóa cao, vận dụng cao nghiêng về từ vựng nhiều, đòi hỏi HS phải có vốn từ tốt. Trong phần này, HS thường mất điểm do ẩu, thiếu cẩn thận, đọc đề không kỹ nên trả lời sai do vậy cần lưu ý để hạn chế những lỗi nêu trên.

Ở phần 4, đề sẽ cho các bài đọc theo chủ đề HS đã học cùng 6 câu hỏi trắc nghiệm, rải đều về từ vựng, giới từ, từ nói, động từ. Để làm tốt phần này yêu cầu HS phải nắm được vốn từ, cách dùng dạng từ… Đây cũng là phần có các câu hỏi phân hóa cao.

Trong những nội dung trên, giáo viên Trường THCS Hồng Bàng lưu ý đề thi năm nay ở 2 bài đọc phần 3 và 4 có thể sẽ có độ dài hơn năm trước do yêu cầu của đề tăng thêm tính vận dụng. Dù vậy, với các dạng bài đọc, HS nếu nắm được từ khóa căn bản, đọc kỹ thì sẽ không gặp khó.

Đến các phần 5, 6, 7 là 12 câu câu hỏi tự luận. Đây là phần dễ lấy điểm song HS lại hay sai do viết sai chính tả. Do vậy HS cần đặc biệt chú ý, ngay cả khi sắp xếp câu đúng nhưng viết sai chính tả cũng sẽ không có điểm.

Phần 7 sẽ yêu cầu HS viết lại 4 câu không đổi nghĩa. Để làm tốt, HS cần nắm vững kiến thức ngữ pháp, viết câu đồng nghĩa với câu đã cho. Đây cũng là phần HS dễ mất điểm.

Ở phần tự luận, giáo viên Thương Thương lưu ý HS cần đặc biệt chú ý đến chính tả khi làm bài, vì các em có thể đúng ngữ pháp nhưng sai chính tả cũng sẽ không được điểm.