Cách phần biệt lực ma sát có lợi và có hại

Vậy lực mà sát là gì? khi nào xuất hiện lực ma sát? các lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ và lực ma sát lăn được phát biểu như nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khi nào có lực ma sát

Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.

* Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại.

Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

* Ví dụ:Cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện,...sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lăn.

> Lưu ý:Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.

Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác.

* Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

- Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

- Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.

> Lưu ý:

- Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì không có lực ma sát nghỉ.

-Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.

Cách phần biệt lực ma sát có lợi và có hại

Cách phần biệt lực ma sát có lợi và có hại

Khi lực ma sát có hại thì phải tìm cách để giảm ma sát.

- Ở hình (a) lực ma sát làm tròn đĩa xe nên cần tra dầu vào xích.

- Ở hình (b) lực ma sát (ma sát trượt) của trục làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe, nên muốn giảm ma sát ta thay bằng trục quay có ổ bi.

Trong một số trường hợp ma sát là không thể thiếu.

* Ví dụ: như trong hình 6.4 SGK;

Cách phần biệt lực ma sát có lợi và có hại

- Ở hình (a), bảng trơn hay quá nhẵn thì không thể dùng phấn để viết lên bảng. Để viết bảng dễ dàng thì cần tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa phấn với bảng;

- Ở hình (b), nếu không có ma sát nghỉ thì không siết chặt được bulông hoặc đánh được diêm vì bị trượt, vì vậy phải tăng độ nhám của ốc hoặc của mặt sườn bao diêm;

- Ở hình (c), nếu không có ma sát thì xe không thể dừng xe.

Bài tập vận dụng lý thuyết Lực ma sát

* CâuC8 trang 23 SGK Vật Lý 8:Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này lực ma sát có ích hay có hại.

a) Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.

b) Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.

c) Giầy đi mãi đế bị mòn.

d) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.

° Lời giải:

a) Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát với chân người rất nhỏ. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích vì lực ma sát lúc này có tác dụng giữ người không bị ngã.

b) Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát tác dụng lên lốp ô tô quá nhỏ. Vì lực mà sát nhỏ nên bánh xe ô tô bị trượt trên bùn không chuyển động được.Như vậy, lực ma sát trong trường hợp này là có ích

c) Giầy đi mãi đế bị mòn là do ma sát giữa mặt đường và đế giầy. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có hại vì lực ma sát làm mòn đế giầy

d) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị làm tăng ma sát giữa dây cung và dây đàn nhị vậy khi kéo nhị sẽ kêu to. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích vì lực ma sát sẽ làm cho dây đàn nhị rung mạnh hơn.

Cách phần biệt lực ma sát có lợi và có hại