Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm có ý nghĩa gì

- Lời tựa đã thể hiện toàn bộ nội dung cũng như mâu thuẫn, băn khoăn của chính tác giả. Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát. Tác giả nhận thức được mâu thuẫn giữa lợi ích bức thiết của dân chúng và niềm mong muốn có được một công trình nghệ thuật vĩ đại cho dân tộc. Tác giả băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trùng Đài.

- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân trong hồi năm vẫn chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện ở phần cuối cùng của vở kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết thúc này.

     Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lý đúng: Nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì chắc Lê Tương Dực không thể xây được Cửu Trùng Đài, gây thiệt hại cho nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn nông nổi. giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Như Tô. Quần chúng lúc đó cũng chưa nghĩ đến công sức của chính mình bỏ ra cho công trình nghệ thuật mà có thể lưu lại cho con cháu muôn đời sau. Việc nổi dậy giết Lê Tương Dực là đúng, việc tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài là đúng nhưng việc giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không nên. Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, việc mong muốn có được một Cửu Trùng Đài là không đúng. Nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc sống, cao hơn cả sự sống còn của nhân dân. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì xây dựng Cửu Trùng Đài lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng.

     Đan Thiềm và Vũ Như Tô là người quá say mê nghệ thuật mà quên cả thực tế. Nhưng đam mê ấy nhất định phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế. Nói cầm bút chẳng qua cùng là một bệnh với Đan Thiềm, phần nào tác giả chưa dứt khoát với quan niệm nghệ thuật thuần túy, ít nhất là trong tác phẩm này.

HocTot.Nam.Name.Vn

Đề bài: Giải thích lời đề từ trong vở kịch Vũ Như Tô

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Giải thích lời đề từ trong vở kịch Vũ Như Tô
 

I. Dàn ý giải thích lời đề từ trong vở kịch Vũ Như Tô


1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và lời đề từ- Tác giả Nguyễn Huy Tưởng, vở kịch "Vũ Như Tô"

- Lời đề từ: "Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm"

2. Thân bài

- Thể hiện bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô- Sự băn khoăn đúng sai trong cái chết của Vũ Như Tô- Mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu vĩ đại và lợi ích thiết thực của nhân dân

- Nhận định của tác giả khi viết vở kịch, khẳng định niềm say mê nghệ thuật giống như Đan Thiềm.

3. Kết bài

Ý nghĩa lời đề từ: Nói lên mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời
 

II. Bài văn mẫu Giải thích lời đề từ trong vở kịch Vũ Như Tô

Vở kịch "Vũ Như Tô" là một tấn bi kịch về cuộc đời của Vũ Như Tô, tác giả Nguyễn Huy Tưởng thông qua vở kịch này đã đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật với cuộc đời và giữa người nghệ sĩ với nhân dân. Chính mối quan hệ phức tạp ấy sẽ giúp chúng ta hiểu hơn tại sao một nghệ sĩ tài năng như Vũ Như lại bị dân giết một cách bi thảm. Trong lời đề từ tác giả viết "Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". Chính tác giả cũng đang băn khoăn và bế tắc khi đi tìm câu trả lời thỏa đáng cho mâu thuẫn này.

Vũ Như Tô - một người nghệ sĩ chân chính, đam mê với nghệ thuật chân chính, khi bị vua Lê Tương Dực bắt ép xây Cửu Trùng Đài làm nơi mua vui hưởng lạc ông đã kiên quyết từ chối thậm chí không màng đến cái chết. Bởi con người ông sống và cống hiến vì nghệ thuật là tự nguyện và không suy tính đến vinh lợi của bản thân. Ông muốn bằng chính tài năng của mình xây cho đất nước một công trình nguy nga tráng lệ không thua kém những công trình vĩ đại trên thế giới. Nhưng ông chỉ có tài năng còn tiền bạc và công sức lại không có. Khi nghe lời Đan Thiềm - lợi dụng tiền bạc và quyền thế của vua Tương Dực để có thể dùng khả năng của mình thực hiện giấc mộng nghệ thuật. Không chỉ chấp nhận lời yêu cầu của Lê Tương Dực, Vũ Như Tô thậm chí đã dồn hết tâm sức vào xây dựng tòa lâu đài sao cho mĩ lệ, hoành tráng. Đáng tiếc thay, ông không nghĩ rằng việc làm của ông chính là đang tiếp tay cho tên bạo chúa, gieo bao tai họa cho dân và khiến người dân rơi vào đau khổ. Vì say mê và chìm đắm trong mộng lớn mà ông đã quên đi nỗi khổ của nhân dân, tiền bạc và công sức đem ra xây Cửu Trùng Đài chính là mồ hôi xương máu của nhân dân. Công trình càng lên cao càng nhiều người mất mạng, bị hành hạ và đày đoạ, nỗi oán hận căm thù của dân chúng càng lớn. Mâu thuẫn giữa kẻ thống trị sống xa hoa và người bần hàn nghèo khổ cũng như giữa người đam mê nghệ thuật và người thợ, dân lao động gay gắt, đỉnh điểm họ đã giết vua, giết Vũ Như Tô và phá hủy Cửu Trùng Đài. Tiếng "Than ôi!" của tác giả có thể coi là lời thương tiếc dành cho Vũ Như Tô cũng như công trình Cửu Trùng Đài còn dang dở, thương tiếc bởi Vũ Như Tô là người nghệ sĩ chân chính, cái tâm hướng đến nghệ thuật và hy sinh vì nghệ thuật là chân thành, nhưng ông đã sai lầm vì chỉ quan tâm đến nghệ thuật mà quên đi thực tế cuộc sống. Cuộc sống nhân dân đang lầm than đói khổ, hơn thế vì xây Cửu Trùng Đài mà dân bị đàn áp, tăng sưu thuế, bắt lao động, bị đánh đập và hành hạ, có nghĩa là công trình nghệ thuật ấy ra đời không đúng lúc. Tác giả cũng tiếc cho một công trình vĩ đại, một tòa lâu đài nếu hoàn thiện có thể xưng danh để đời đến nghìn thu. Một bên là Vũ Như Tô vì đam mê nghệ thuật nhưng lại mù quáng sai lầm, một bên là nhân dân lao động vì áp bức quá mà nổi loạn, thật chẳng biết lẽ phải nên thuộc về ai "Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô", cũng không biết nên mừng hay nên tiếc khi Cửu Trùng Đài đã mất. Nhà văn khẳng định việc mình cầm bút viết nên tác phẩm cũng là vì ưa mến cái đẹp, cái nghệ thuật chân chính, giống như Đan Thiềm, ông gọi đó là cái "bệnh" và ông cùng một bệnh với Đan Thiềm. Có thể thấy, tác giả thừa nhận sự băn khoăn, bối rối của mình trước mâu thuẫn của kịch cũng là để cho người đọc cùng suy ngẫm và đưa ra được câu trả lời thỏa đáng.

Lời đề từ của tác giả Nguyễn Huy Tưởng trong vở kịch "Vũ Như Tô" một lần nữa khẳng định sự tương quan trong mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Dù có là người đam mê cái đẹp, hết mình vì nghệ thuật nhưng hơn hết vẫn phải sáng suốt đặt cái đẹp nghệ thuật ấy vào trong cuộc đời, để nghệ thuật thực sự có ý nghĩa với cuộc đời.

----------------------HẾT--------------------

Để thấy được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, bên cạnh việc tìm hiểu Giải thích lời đề từ trong vở kịch Vũ Như Tô, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài, Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn trong đoạn trích.

Lời đề từ là phần nội dung ngắn gọn nằm ở đầu mỗi tác phẩm nhằm giúp tác giả bày tỏ cảm xúc của mình hay thể hiện chủ đề của tác phẩm đó, vậy em hãy giải thích lời đề từ trong vở kịch Vũ Như Tô để hiểu hơn về dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng trong việc xây dựng lời đề từ này.

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Tóm tắt nội dung vở kịch Vũ Như Tô Cảm nhận về nhân vật Đan Thiềm qua hồi 5 vở kịch Vũ Như Tô Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Phân tích nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt Phân tích đoạn kịch Vũ Như Tô

Đề bài: Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện nỗi trăn trở “Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm. Hãy giải thích ý kiến trên.

I. Dàn ý chi tiết cho đề giải thích lời đề từ trong vở kịch Vũ Như Tô

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Bàn về Vũ Như Tô, tác giả Nguyễn Huy Tưởng trong lời đề tựa của vở kịch đã thể hiện sự băn khoăn: “Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.

2. Thân bài

– Lời đề tựa của tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện trọn vẹn bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

– Vũ Như Tô hiện lên trong đoạn trích là người nghệ sĩ thiên tài nhưng đồng thời cũng là người tiếp tay cho bạo chúa gây nên bao cảnh lầm than, đau khổ.

–>Vũ Như Tô vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng trách.

– Vũ Như Tô là người nghệ sĩ có khát khao sáng tạo nghệ thuật cháy bỏng, ông mong muốn xây dựng lên một công trình nguy nga tráng lệ.

–> Giấc mộng nghệ thuật của Vũ Như Tô cao cả, đẹp đẽ –> Đáng trân trọng

– Đắm chìm trong giấc mộng của bản thân, sống hết mình cho nghệ thuật nên đến cuối cùng, Vũ Như Tô vẫn không thể nhận thức được thời thế.

Xem thêm:  Soạn bài đặc điểm loại hình của tiếng việt

– Vũ Như Tô mong muốn dựng lên một công trình tuyệt mĩ là không sai, nhưng cái sai của ông lại nằm ở chỗ vì quá chìm đắm trong mộng tưởng của bản thân mà ông quên đi rằng Cửu Trùng Đài được xây lên bằng tiền của, mồ hôi  của người vô tội.

– Vở kịch kết thúc bằng bi kịch đầy xót xa nhưng lại là kết quả tất yếu của mọi mâu thuẫn đối kháng.

3. Kết bài

Tác giả không thể nhận định ai đúng ai sai mà thừa nhận mình cầm bút là cùng bệnh với Đan Thiềm, tức là “bệnh” đam mê cái đẹp, cái tài. Mọi đúng sai phải trái sẽ để độc giả tự cảm nhận và đánh giá.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích lời đề từ trong vở kịch Vũ Như Tô

Vở kịch Vũ Như Tô nói về bi kịch đau đớn của Vũ Như Tô, người nghệ sĩ hết lòng với khát khao sáng tạo nghệ thuật nhưng trên hành trình thực hiện hoài bão cuộc đời lại vô tình trở thành kẻ đối địch, kẻ thù của nhân dân lao động để cuối cùng mộng lớn tiêu tan, cái đẹp bị hủy diệt. Bàn về Vũ Như Tô, tác giả Nguyễn Huy Tưởng trong lời đề tựa của vở kịch đã thể hiện sự băn khoăn: “Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.

Lời đề tựa của tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện trọn vẹn bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, đó là bi kịch giữa nghệ thuật cao siêu thuần túy với lợi ích, nhu cầu thiết thực của nhân dân lao động. Mâu thuẫn này được đẩy lên đỉnh điểm trong phần cuối cùng của hồi năm, khi đám quân khởi loạn giết Vũ NHư Tô, đốt phá Cửu Trùng Đài. Tuy nhiên, bi kịch ở chỗ đến khi chết Vũ Như Tô vẫn không hiểu sau mình lại trở thành đối tượng của lòng căm thù, vẫn một mực chìm đắm trong mộng tưởng của bản thân mà chưa nhận ra sai lầm của mình.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tôi Yêu Em của Pu-skin

Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm có ý nghĩa gì
Giải thích lời đề từ trong vở kịch Vũ Như Tô: Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm

Băn khoăn của tác giả Nguyễn Huy Tưởng cũng là băn khoăn chung của hàng triệu độc giả, Vũ Như Tô hiện lên trong đoạn trích là người nghệ sĩ thiên tài nhưng đồng thời cũng là người tiếp tay cho bạo chúa gây nên bao cảnh lầm than, đau khổ. Vũ Như Tô vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng trách.

Vũ Như Tô là người nghệ sĩ có khát khao sáng tạo nghệ thuật cháy bỏng, ông mong muốn xây dựng lên một công trình nguy nga tráng lệ, có thể sáng ngang với những công trình sau trước, trở thành niềm tự hào của đất nước. Khát vọng của Vũ Như Tô hoàn toàn là cống hiến cho nghệ thuật mà không mảy may suy tính thiệt hơn cho bản thân. Đây cũng là lí do vì sao khi bị Lê Tương Dực ép xây dựng Cửu Trùng Đài, ông dù chết chứ không chịu khuất phục, chỉ khi nghe lời khuyên của Đan Thiềm, mượn quyền lực  và tiền của của bạo chúa hoàn thành mộng lớn ông mới đồng ý xây Cửu Trùng Đài.

Giấc mộng nghệ thuật của Vũ Như Tô cao cả, đẹp đẽ nên  khát vọng xây dựng được công trình tráng lệ có thể “tranh tinh xảo với hóa công” của ông hoàn toàn có thể thấu hiểu, đáng được trân trọng. Đắm chìm trong giấc mộng của bản thân, sống hết mình cho nghệ thuật nên đến cuối cùng, Vũ Như Tô vẫn không thể nhận thức được thời thế, càng không thể hiểu được thái độ và hành động của đám quân khởi loạn đối với mình.

Vũ Như Tô mong muốn dựng lên một công trình tuyệt mĩ là không sai, nhưng cái sai của ông lại nằm ở chỗ vì quá chìm đắm trong mộng tưởng của bản thân mà ông quên đi rằng Cửu Trùng Đài được xây lên bằng tiền của, mồ hôi xương máu và thậm chí là cả tính mạng của bao nhiêu người dân vô tội. Do đó nên việc quần chúng giết chết Vũ Như Tô, đốt phá Cửu Trùng Đài cũng có lí đúng. Bởi nếu Vũ Như Tô không đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài thì cuộc sống của người lao động không lầm than, đau khổ đến vậy. Tuy nhiên, đám người giết Vũ Như Tô lại quá cuồng loạn, không chịu lắng nghe và đánh giá tường tận mọi chuyện. Họ chỉ một mực muốn giết bạo chúa, bắt Vũ Như Tô, đốt phá Cửu Trùng Đài để thỏa mãn sự phẫn nộ mà không hề hay biết rằng Vũ Như Tô tuy có tội nhưng cũng là nạn nhân đáng thương của xã hội đen tối, đốt phá Cửu Trùng Đài cũng là phá hủy đi tất cả tiền bạc, sức lực, thành quả mà họ tạo nên,.

Vở kịch kết thúc bằng bi kịch đầy xót xa nhưng lại là kết quả tất yếu của mọi mâu thuẫn đối kháng. Trong hiện thực xã hội đen tối lúc bất giời, sự xuất hiện của Cửu Trùng Đài vốn không mang lại bất cứ giá trị nào đối với nhân dân. Qua đó cũng đặt ra vấn đề về trách nhiệm của nghệ thuật: Nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc sống, nghệ thuật cao siêu thuần túy cũng sẽ không phải nghệ thuật chân chính nếu đi ngược lại với lợi ích, nhu cầu sống còn của nhân dân.

Băn khoăn của Nguyễn Huy Tưởng cũng chính là nỗi trăn trở về mối quan hệ của nghệ thuật và cuộc đời. Tác giả không thể nhận định ai đúng ai sai mà thừa nhận mình cầm bút là cùng bệnh với Đan Thiềm, tức là “bệnh” đam mê cái đẹp, cái tài. Mọi đúng sai phải trái sẽ để độc giả tự cảm nhận và đánh giá.