Chiết khấu thanh toán theo thông tu 133 năm 2024

Chiết khấu thương mại là một hình thức khuyến mãi được doanh nghiệp áp dụng để thu hút khách hàng và tăng cường việc mua sắm. Tuy nhiên, việc theo dõi và hạch toán chiết khấu thương mại đòi hỏi kế toán phải đối mặt với nhiều thách thức. Vậy chiết khấu thương mại là gì? Làm thế nào để hạch toán chiết khấu thương mại đúng quy định? Hãy cùng Lạc Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Chiết khấu thanh toán theo thông tu 133 năm 2024
Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là một phương thức mà doanh nghiệp bán hàng áp dụng để kích cầu, thúc đẩy số lượng bán hàng và nâng cao doanh thu, lợi nhuận. Đây là khoản giảm giá mà doanh nghiệp bán hàng dành cho khách hàng khi họ mua hàng với số lượng lớn hoặc đạt được các điều kiện nhất định. Chiết khấu thương mại có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

  • Chiết khấu theo từng lần mua hàng;
  • Chiết khấu sau nhiều lần mua hàng;
  • Chiết khấu sau các chương trình khuyến mại.

Mỗi hình thức chiết khấu đều có quy định riêng về việc xuất hóa đơn và kê khai thuế. Tuy nhiên, cũng có những quy định chung của nhà nước về việc thực hiện chiết khấu thương mại. Chiết khấu thương mại là một trong 3 khoản giảm trừ doanh thu, bên cạnh khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

Hạch toán chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thanh toán theo thông tu 133 năm 2024
Định nghĩa về hạch toán chiết khấu thương mại

Hạch toán chiết khấu thương mại là một nghiệp vụ của mỗi kế toán trong doanh nghiệp, khi thực hiện việc ghi chép bút toán sau khi hoàn thành việc mua bán có chiết khấu trong thương mại. Cách hạch toán chiết khấu thương mại sẽ khác nhau tùy thuộc vào chế độ kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn.

  • Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, chiết khấu thương mại được đưa vào tài khoản 521;
  • Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, chiết khấu thương mại được đưa vào tài khoản 511.
    Tìm hiểu thêm về: Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định

Các loại tài khoản kế toán khi chiết khấu thương mại

  • TK 111, 112, 331: Khi hàng tồn kho vẫn còn, bên mua có thể giảm giá trị hàng tồn kho;
  • TK 632: Khi hàng tồn kho đã được bán, giá vốn hàng bán sẽ được hạch toán;
  • TK 133: Sử dụng khi thuế GTGT được khấu trừ (nếu có);
  • TK 5211: Nếu doanh nghiệp tuân theo chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC;
  • TK 511: Nếu doanh nghiệp tuân theo chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC;

Cách hạch toán chiết khấu thương mại theo từng trường hợp

Chiết khấu thanh toán theo thông tu 133 năm 2024
Những trường hợp hạch toán chiết khấu thương mại

1.Trường hợp chiết khấu giảm giá trực tiếp khi mua

Trong trường hợp hạch toán chiết khấu giảm giá trực tiếp ngay khi mua, giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm, đã chiết khấu, bạn sẽ thực hiện cách hạch toán như sau:

Bên mua:

  • Nợ TK 156: Tổng số tiền trước thuế;
  • Nợ TK 1331: Thuế GTGT Có TK 111, 112, 331: Số tiền ghi trên hoá đơn.

Bên bán:

  • Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền ghi trên hoá đơn;
  • Có TK 511: Tổng số tiền trước thuế;
  • Có TK 3331: Thuế GTGT.

Trong trường hợp này, số tiền chiết khấu thương mại đã được giảm trước khi lập hóa đơn (giá trên hóa đơn là giá sau khi đã trừ chiết khấu) do đó bạn cần hạch toán theo số tiền được ghi trên hóa đơn.

2.Trường hợp mua nhiều lần mới được chiết khấu

Trong trường hợp chiết khấu thương mại được tính sau nhiều lần mua hàng, số tiền chiết khấu sẽ được điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua sau cùng hoặc kỳ kế tiếp. Như vậy, khoản chiết khấu chỉ xuất hiện trên hóa đơn cuối cùng (hoặc kỳ sau) và được trừ ngay trên hóa đơn, bạn sẽ thực hiện cách hạch toán như sau:

Bên mua: hạch toán chiết khấu thương mại theo số tiền đã trừ trên hóa đơn nhận được.

  • Nợ TK 156: Giá trên hóa đơn;
  • Nợ TK 1331: Thuế GTGT;
  • Có TK 111, 112, 331: Số tiền chiết khấu đã bao gồm.

Bên bán: bao gồm 3 bút toán: Ghi nhận chi phí chiết khấu thương mại:

  • Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại: (theo Thông tư 13 thì nợ TK 511);
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT được giảm điều chỉnh;
  • Có TK 131, 111, 112.

Ghi nhận doanh thu:

  • Nợ TK 131: Số tiền bao gồm chiết khấu;
  • Có TK 511: Số tiền bao gồm chiết khấu;
  • Có TK 3331: Thuế GTGT.

Thu được tiền theo hóa đơn theo chiết khấu:

  • Nợ TK: 111, 112: Số tiền trừ chiết khấu;
  • Có TK 131: Số tiền trừ chiết khấu.

3.Số tiền chiết khấu lớn hơn tiền bán hàng ghi trên hóa đơn

Trong trường hợp tiền chiết khấu thương mại vượt quá tiền bán hàng ghi trên hóa đơn, bạn cần phải lập thêm một tờ hóa đơn riêng cho phần chiết khấu thương mại đó. Hạch toán chiết khấu thương mại lập hóa đơn riêng cho phần chiết khấu thương mại khi tiền chiết khấu cao hơn tiền bán hàng, cụ thể sẽ thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại như sau:

Bên Bán: Hạch toán chi phí chiết khấu thương mại xảy ra trong kỳ, ghi:

  • Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại;
  • Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT;
  • Có 131: Số tiền trả chiết khấu.

Bên mua:

  • Nợ 331: Số tiền chiết khấu thương mại (bao gồm thuế);
  • Có 156/632: Giảm giá trị hàng tồn kho/Giảm giá vốn;
  • Có 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

4.Chiết khấu sau khi kết thúc chương trình

Khi chương trình kết thúc, số tiền chiết khấu được tạo ra. Kế toán sẽ lập hóa đơn điều chỉnh cùng với bảng kê chi tiết các hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền và thuế điều chỉnh.

Bên bán sẽ hạch toán như sau:

Đối với chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:

  • Nợ TK 521: Số tiền chiết khấu thương mại (Nếu doanh nghiệp tuân theo chế độ kế toán của Thông tư 200).
  • Nợ TK 511: Nếu doanh nghiệp tuân theo chế độ kế toán của Thông tư 133.
  • Nợ TK 3331: Số tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được điều chỉnh giảm.

Bên mua sẽ hạch toán như sau:

Nếu hàng chiết khấu thương mại vẫn còn trong kho sẽ ghi giảm giá trị hàng tồn kho.

  • Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền được giảm do chiết khấu thương mại;
  • Có TK 156: Giảm giá trị hàng còn trong kho;
  • Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ trước đó.

Nếu hàng đã bán thì ghi giảm giá vốn của hàng bán:

  • Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền được giảm do chiết khấu thương mại;
  • Có TK 632: Giảm giá vốn;
  • Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ trước đó.

Nếu hàng hóa đã được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, quản lý sẽ ghi giảm chi phí:

  • Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền được giảm do chiết khấu thương mại;
  • Có TK 154, 642: Giảm các chi phí liên quan;
  • Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ trước đó.

Nếu hàng hóa đã được sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản sẽ ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản:

  • Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền được giảm do chiết khấu thương mại;
  • Có TK 241: Giảm đi chi phí xây dựng cơ bản;
  • Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ trước đó.
    Xem thêm về: Hướng dẫn hạch toán lệ phí môn bài theo TT200 và TT133

Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán theo thông tu 133 năm 2024
Phân biệt giữa chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán là hai hình thức giảm giá khác nhau về bản chất và cách hạch toán. Tuy nhiên, cả 2 khoảng chiết khấu này đều có điểm chung là khoản ưu đãi của bên bán dành cho bên mua theo thỏa thuận. Tại bảng thông tin chi tiết dưới đây, Lạc Việt sẽ tổng hợp những nội dung chính của 2 loại chiết khấu này:

Phân loại Chiết khấu thương mại Chiết khấu thanh toánĐịnh nghĩa Là khoản chiết khấu mà người bán ưu đãi dành cho người mua khi mua hàng với số lượng lớn theo thỏa thuận. Là khoản chiết khấu mà người bán trừ ngay vào giá trị thanh toán khi người mua trả tiền sớm hơn thời hạn thỏa thuận. Hóa đơn Trừ ngay vào đơn giá hoặc ghi số tiền chiết khấu trên hóa đơn hoặc lập hóa đơn chiết khấu điều chỉnh giảm cho bên mua. Không bị trừ vào giá trị của hóa đơn. Thuế GTGT Bên bán: Điều chỉnh giảm doanh thu đã ghi nhận. Bên mua: Giá trị hàng hóa mua vào được giảm trực tiếp. Bên bán: Doanh thu không bị giảm, chi phí tài chính được ghi nhận. Bên mua: Giá trị hàng hóa mua vào không bị giảm, một khoản doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận. Thuế TNDN Giảm thuế GTGT và thuế TNDN bằng cách khấu trừ trực tiếp vào doanh thu. Là chi phí cho bên bán và doanh thu hoạt động tài chính cho bên mua, do đó có ảnh hưởng tương ứng đến việc giảm hoặc tăng thuế TNDN. Khấu trừ thuế Nếu người nhận là cá nhân, chiết khấu trả bằng tiền sẽ phải khấu trừ thuế TNCN 1%. Nếu người nhận là cá nhân, khoản chiết khấu sẽ phải khấu trừ thuế TNCN 1%.

Tìm hiểu chi tiết hơn về: Cách phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Bài viết này đã cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết về cách hạch toán chiết khấu thương mại trong một số các trường hợp cụ thể. Bạn có thể áp dụng những thông tin này tùy theo tình hình thực tế của doanh nghiệp mình. Để thuận tiện hơn trong việc theo dõi và thao tác các khoản chiết khấu thương mại, bạn có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuế tại Lạc Việt. Chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện chiết khấu giảm giá một cách nhanh chóng và chính xác.