Chữ ký của tổng bí thư nguyễn văn linh năm 2024

Chữ ký của tổng bí thư nguyễn văn linh năm 2024

Quang cảnh buổi lễ ra mắt - Ảnh: THỦY NGUYÊN

Nói thẳng, nói thật, đấu tranh chống tiêu cực

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đảm nhiệm cương vị người đứng đầu của Đảng trong nhiệm kỳ 1986-1991, là nhà lãnh đạo tiêu biểu cho phong cách "nói và làm" phải đi đôi với nhau, lý luận phải gắn liền với thực tiễn.

Trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, ông đã tận dụng huy động sức mạnh của báo chí, bằng một loạt bài viết trong mục "Những việc cần làm ngay", đăng trên báo Nhân Dân, ký tên N.V.L..

Ông đã tạo ra một luồng sinh khí mới trong xã hội dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật, đấu tranh chống tiêu cực, làm trong sạch bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Những bài báo không chỉ được dư luận nhân dân trong nước quan tâm mà còn có tiếng vang và nhận được sự quan tâm của bạn bè thế giới.

Trang thông tin đặc biệt do báo Nhân Dân khai trương gồm 2 chuyên mục chính “Những việc cần làm ngay” và “Sức sống những việc cần làm ngay”.

Chuyên mục “Những việc cần làm ngay” đã số hóa kho tư liệu đặc biệt với 31 bài báo của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đăng trên báo Nhân Dân trong chuyên mục "Những việc cần làm ngay".

Chuyên mục “Sức sống những việc cần làm ngay” sẽ mang đến cho bạn đọc hơn 200 bài viết hưởng ứng “Những việc cần làm ngay” và những bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các học giả, nhân dân về Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Tổng biên tập báo Nhân Dân Lê Quốc Minh kỳ vọng trang thông tin sẽ là tài liệu tra cứu, tham khảo quý giá trên nền tảng số cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và các chuyên gia, bạn bè quốc tế về Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa sức sống “Những việc cần làm ngay” trong giai đoạn hiện nay.

Chữ ký của tổng bí thư nguyễn văn linh năm 2024

Ông Lê Quốc Minh - Ảnh: THỦY NGUYÊN

Khơi dậy tinh thần "Nói và làm"

Tại buổi ra mắt, Tuổi Trẻ Online đã đặt câu hỏi: Hiện nay có tình trạng một bộ phận cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, không dám làm, vậy qua việc ra mắt trang thông tin này và từ tấm gương của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, cần làm gì để thúc đẩy việc "nói và làm"?

Trả lời nội dung này, ông Lê Quốc Minh cho biết đã kêu gọi các cơ quan báo chí đồng hành với báo Nhân Dân để lan tỏa sức sống của "Những việc cần làm ngay", không chỉ tuyên truyền ra mắt trang thông tin mà từ đó phải thúc đẩy phong trào nói và làm trong toàn quốc.

Ông chia sẻ việc Đảng, Nhà nước đã có rất nhiều nỗ lực kêu gọi song vẫn còn tình trạng "bên trên nói song bên dưới không triển khai".

"Như vậy cần làm sao thúc đẩy tinh thần nói và làm ở mọi cấp từ trung ương đến địa phương, từ các bộ, ban ngành cho đến các cá nhân. Đó là điều mong muốn.

Việc ra mắt chuyên trang đặc biệt này không dừng ở việc giới thiệu các bài viết của cố Tổng bí thư, những đường lối đúng đắn, quan điểm hết sức đổi mới rất sớm, mà mong muốn tinh thần nói và làm phải được khơi dậy để lan tỏa trong toàn xã hội", ông Minh nói.

Ông cũng bày tỏ việc không thể khiến "cho những lãnh đạo đang không dám nói, không dám làm chuyển sang làm cái gì đó nhưng ở góc độ cơ quan báo chí truyền thông chủ lực, quan trọng nhất của Đảng sẽ góp tiếng nói của mình thúc đẩy tinh thần nói và làm”.

"Đảng ta đã đưa ra vấn đề nêu gương và nhấn mạnh việc phải bảo vệ cán bộ dám nói, dám làm. Đây là đường lối rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Ai làm tốt, ai dám làm mạnh dạn, vì dân, vì nước cần được động viên, ủng hộ, bảo vệ. Tất nhiên trong quá trình làm sẽ không tránh khỏi những mới mẻ, khó khăn nhưng cần tháo gỡ chính sách, hỗ trợ những người như vậy.

Nếu chúng ta cứ lo sợ, không dám đổi mới, không dám làm cái gì mới mẻ, không dám sáng tạo, không dám nghĩ, không dám làm thì xã hội sẽ giậm chân tại chỗ, thậm chí tụt hậu", ông Minh nói.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản giới thiệu chữ ký của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Chữ ký của tổng bí thư nguyễn văn linh năm 2024

Chữ ký của tổng bí thư nguyễn văn linh năm 2024

Trước đó, ngày 6/1/2023, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 25/QĐ-CTN và Quyết định số 26/QĐ-CTN về việc bổ nhiệm đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng và đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Từ năm 1929, đồng chí đã tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 1/5/1930, khi rải truyền đơn chống đế quốc, đồng chí bị địch bắt, kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, đồng chí được trả tự do, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia hoạt động trong công nhân lao động ở Hải Phòng, Hà Nội. Đồng chí đã xây dựng cơ sở đảng, thành lập nhiều chi bộ và Thành uỷ lâm thời Hải Phòng.

Năm 1939, Đảng điều động vào công tác ở Sài Gòn, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố. Cuối năm 1939, được phân công tham gia lập lại Xứ uỷ Trung kỳ.

Đầu năm 1941, đồng chí bị địch bắt ở Vinh, chúng đưa về Sài Gòn xử án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được đón về Nam Bộ hoạt động ở miền Tây, sau đó lên Sài Gòn - Chợ Lớn trực tiếp lãnh đạo kháng chiến với các chức vụ Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đặc khu uỷ Sài Gòn - Gia Định.

Năm 1947, đồng chí được bầu vào Xứ uỷ Nam Bộ; năm l949, đồng chí tham gia Thường vụ Xứ uỷ Nam Bộ.

Từ năm 1957 đến năm 1960, đồng chí là quyền Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ.

Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục và sau đó là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.

Năm 1976, đồng chí là Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 12-1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, được phân công giữ các chức vụ Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980. Sau đó, được phân công theo dõi thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ ở các tỉnh miền Nam.

Tháng 12-1981, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 3-1982, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6-1985, tại Hội nghị Trung ương 8, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 6-1986, đồng chí được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, và được phân công Thường trực Ban Bí thư.

Tháng 12-1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được Trung ương bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1987, đồng chí kiêm chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương.

Tháng 6-1987, đồng chí được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá VIII.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996), đồng chí được cử lại làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.