Có bao nhiều công cụ đánh giá

TRƯỜNG ĐAI• HOC• s ư PHAM• HÀ NÔI• 2KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌCNGUYỄN THỊ CẨM VÂNX  Y DựNG CÔNGcụ ĐÁNH GIÁTRONG DẠỸ HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG L ự cKHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌCChuyên ngành: Giáo dục Tiểu họcNgười hướng dẫn khoa học:ThS. Nguyễn Thị DuyênHÀ NỘI, 2016LỜI CẢM ƠNĐể khóa luận tốt nghiệp hoàn thành và được phép bảo vệ, chúng tôiđã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và đơn vị.Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến:- Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Thị Duyên - ngưòi đã tậntình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu giúp nhờ đó tôi cóđược những định hướng đúng đắn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốtnghiệp.- Thầy, cô phản biện - những người đã góp ý chân thành, thẳng thắnđể tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình.- Ban giám hiệu các trường tiểu học trên địa bàn Thị xã Phúc YênTỉnh Vĩnh Phúc cùng các thầy cô giáo trong nhà trường và các em học sinh đãgiúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình khảo sát, thựcnghiệm.- Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người thânyêu của tôi đã có những động viên, khích lệ và chia sẻ để tôi có thể vượt quanhững khó khăn để có được kết quả như ngày hôm nay.Dù đã rất cố gắng, xong chắc chắn khóa luận tốt nghiệp này khôngtránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến chân thànhcủa các thầy cô và các bạn.Hà Nội, thảng 5 năm 2016Người thực hiệnNguyễn Thị cẩm VânLỜI CAM ĐOANTôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.Những kết quả và các số liệu trong khóa luận là trung thực và chưa từng đượcai công bố trong bất kì công trình nào khác.Tôi xin cam đoan khoa luận này được hoàn thành bằng sự cố gắng và nỗlực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Nguyễn ThịDuyên cùng với bạn bè, thầy cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Hà Nội, tháng 5 năm 2016Người thực hiệnNguyễn Thị cẩm VânDANH MUC CÁC CHỮ VIẾT TẮTHọc sinh: HSGiáo viên: GVGiáo dục phổ thông: GDPTTiểu học: THMUC• LUC•MỞ ĐẦU............................................................................................................11. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 12. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 23. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 34. Đối tượng nghiên cứ u ................................................................................ 35. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 36. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 37. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 38. Giả thiết khoa học...................................................................................... 3NỘI DUNG....................................................................................................... 4CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DựNGCÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG L ự c .......................................................41.1. Một số khái niệm.................................................................................... 41.1.1. Khái niệm đánh giá............................................................................ 41.1.2. Khái niệm công cụ đánh giá.............................................................. 51.1.3. Khái niệm năng lực............................................................................ 61.1.4. Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực..............................................71.2. Đánh giá trong dạy học ở tiểu học.......................................................111.2.1. Mục đích đánh giá trong dạy học ở tiểu học.................................... 111.2.2. Vai trò của đánh giá trong dạy học ở tiểu học..................................121.2.3. Công cụ đánh giá trong dạy học tiểu học......................................... 131.3. Môn khoa học lớp 4 ở tiểu h ọ c............................................................141.3.1. Mục tiêu môn Khoa học lóp 4......................................................... 141.3.2. Nội dung dạy học môn Khoa học lớp 4 ở tiểu học...........................151.3.3.Vai trò của đánh giá trong dạy học môn Khoa học lóp 4 ở tiểu học.. 161.4. Đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo tiếp cận năng lự c.. 171.4.1. Xu hướng đánh giá ừong dạy học theo tiếp cận năng lực................ 171.4.2. Nội dung đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo tiếp cậnnăng lực......................................................................................................181.4.3. Vai trò của đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực ừong dạy học mônKhoa học lớp 4 ........................................................................................... 271.4.4. Một số công cụ đánh giá ừong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở tiểuhọc theo hướng tiếp cận năng lực.............................................................. 281.5 Thực trạng xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá ừong dạy học mônKhoa học lớp 4 ở tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực........................... 331.5.1. Mục đích khảo sát thực trạng.......................................................... 331.5.2. Đối tượng khảo sát thực trạng......................................................... 331.5.3. Nội dung khảo sát thực ừạng.......................................................... 331.5.4. Phương pháp khảo sát thực trạng......................................................331.5.5. Ket quả khảo sát thực trạng.............................................................. 34CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH XÂY DựNG CÔNG c ụ ĐÁNH GIÁ TRONGDẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG TIẾP CẬNNĂNG L ự c .................................................................................................... 402.1. Nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá trong dạy học môn Khoa họclớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực.............................................................402.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích................................................. 402.1.2. Nguyên tắc đảm bảo độ giá tri, độ tin cậy....................................... 402.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan..............................................412.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức................................................... 412.2. Quy ữình xây dựng công cụ đánh giá ừong dạy học môn Khoa họclớp 4 ở tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực............................................412.3. Minh họa xây dựng một số công cụ đánh giá trong dạy học môn Khoahọc lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lự c......................................................442.3.1. Xây dựng phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí trong dạy học mônKhoa học lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực........................................... 442.3.2. Xây bài test đánh giá trong dạy học môn Khoa học lóp 4 theo hướngtiếp cận năng lực.......................................................................................492.4. Một số lưu ý khi xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá trong dạy họcmôn Khoa học lớp 4 ..................................................................................... 56KẾT LUẬN..................................................................................................... 57TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 58PHỤ LỤCMỞ ĐẦU1. Lí do chon đề tàiBước sang thế kỉ XXI, công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nướcta ngày càng đạt được những thảnh tựu nhất định, với nền khoa học côngnghệ phát triển như vậy đòi hỏi nguồn nhân lực phải có tay nghề cao để đápứng được những nhu càu của xã hội. Các ngành nghề hiện nay cũng đangđược chú trọng đổi mới để phù hợp với yêu càu của thực tiễn. Để làm đượcđiều đó, không thể không nhắc tới đổi mới trong giáo dục nhằm tạo ra nguồnlao động có trình độ năng lực, có tay nghề cho đất nước. Chính vì vậy, nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo ữong giai đoạn hiện nay là rất quan trọngnhằm góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước. Một đất nước đượccoi là phát triển khi mà đất nước đó có một nền giáo dục tiến bộ, đào đạo rađược những thế hệ có đủ kiến thức, kĩ năng để phục vụ đất nước.Giáo dục tiểu học giữ vai trò nền tảng cho sự phát triển toàn diện của conngười. Chất lượng giáo dục tiểu học góp phàn quan trọng vào chất lượng giáodục của mỗi quốc gia. Chính vì thế việc đổi mới giáo dục tiểu học hiện nayđang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội và của mỗi người. Việc đổi mớigiáo dục tiểu học phải được thực hiện một cách đồng bộ về phương pháp,cách thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá để giúp học sinh phát triển mộtcách tốt nhất.Trong những năm qua, ngành giáo dục đã thực hiện nhiều thay đổi nhằmnâng cao chất lượng dạy và học như đổi mới phương pháp dạy học, kiểm trađánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Những thay đổi ữongkiểm tra, đánh giá trong những năm gàn đây đã tác động không nhỏ đến quátrình dạy học, góp phần thay đổi phương pháp học tập của học sinh. Tuynhiên, trong thực tế, khi tiến hành kiểm ừa, đánh giá thường xuyên học sinh,giáo viên vẫn lúng túng trong việc xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá học1sinh. Các giáo viên thường sử dụng các công cụ đã có sẵn hoặc thiết kế mộtsố các công cụ đánh giá nhưng không theo quy trình nên không đảm bảo vềchất lượng của công cụ đánh giá. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng công cụđánh giá theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng là cần thiết nhằm nâng caohiệu quả đánh giá, giúp cho quá trình đánh giá có tác dụng thực sự tới quátrình dạy và học.Ngành giáo dục nước ta đã và đang đưa ra một số cải cách nhằm nâng caochất lượng dạy và học, đặc biệt trong chương trình học hiện nay đang chuyển từgiáo dục theo hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực của ngườihọc - từ chỗ quan tâm xem học sinh học được những gì đến chỗ quan tâm đếnviệc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất địnhphải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyềnthụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng,hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quảgiáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụngkiến thức để giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập vớiviệc kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nângcao chất lượng của hoạt động dạy học và học.Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng công cụ đánhgiá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực” điềunày sẽ giúp cho GV có thể vận dụng các công cụ vào đánh giá HS trong dạyhọc môn Khoa học lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.2. Mục đích nghiên cứuĐề tài nghiên cứu, đề xuất quy trình xây dựng và áp dụng quy trình đểthiết kế một số công cụ đánh giá học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4theo hướng tiếp cận năng lực góp phàn nâng cao chất lượng đánh giá của giáoviên trong dạy học.23. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình xây dựng công cụđánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theohướng tiếp cận năng lực.- Xây dựng quy trình để thiết kế một số công cụ đánh giá cho học sinhtrong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực.4. Đối tượng nghiên cứu- Quy trình xây dựng công cụ đánh giá cho học sinh tiểu học theo hướngtiếp cận năng lực.5. Khách thể nghiên cứuQuá trình đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4.6. Phạm vỉ nghiên cứu- Phạm vi nội dung nghiên cứu.+ Đánh giá học sinh dựa vào bài test.+ Đánh giá học sinh dựa vào phiếu đánh giá theo tiêu chí.- Phạm vi điều tra.- Phạm vi thực nghiệm.7. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu lí luận.- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.- Phương pháp thống kê toán học.8. Giả thiết khoa họcNếu đề xuất quy trình xây dựng công cụ đánh giá và xây dựng được một sốcông cụ đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 cho học sinh theo hướngtiếp cận năng lực phù hợp với đặc điểm môn học, năng lực của học sinh.3NÔI DUNGCHƯƠNG 1C ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DƯNG CÔNG c ụĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEOHƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG L ự c1.1. Môt sổ khái niêm••1.1.1. Khái niệm đánh giáTheo Từ điển Tiếng Việt: Đánh giá là nhận định một giá trị nào đó.[5,tr.287].Thuật ngữ đánh giá (Evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữkiện đo lường được qua các kì kiểm tra/ lượng giá ( assessement) trong quátrình và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn đã được xácđịnh rõ ràng trước đó trong các mục tiêu.Theo Jean - Marie De Ketele (1989), đánh giá có nghĩa là “thu thập mộttập họp thông tin đủ thích họp, có giá trị và đáng tin cậy, xem xét mức độ phùhọp giữa tập họp thông tin này với một tập họp tiêu chí phù họp với mục tiêuban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trinh tập họp thông tin nhằm đưa ramột quyết định”.Theo C.E Beeby (1997): đánh giá là sự thu thập, lí giải một cách có hệthống những bằng chứng dẫn đến sự phán xét về giá trị theo quan điểmhành động”.Theo P.E. Griffin (1996): “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị củamột sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc đánh giámột chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiểm năng ứngdụng một cách thức đưa ra, nhằm đạt mục đích nhất định”. [13, tr.21]Theo Trần Tuyết Oanh [12, tr.17] đánh giá là một hoạt động của conngười nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật hay hiện tượng,4con người theo những quan điểm và chuẩn mực nhất định mà người đánh giácàn tuân theo.Theo Nguyễn Công Khanh [6, tr.20] đánh giá trong lớp học là một thuậtngữ chung bao gồm tất cả các cách thức giáo viên thu thập và sử dụng thôngtin trong lớp học của mình, bao gồm các loại thông tin định tính, thông tinđịnh lượng thu thập được trong quá trình giảng dạy trên lớp học nhằm đưa ranhững phán xét, nhận định, quyết định. Các thông tin này giúp giáo viên hiểuhọc ừò hon, lên kế hoạch giảng dạy và theo dõi điều chính việc giảng dạy củamình... phân loại và thiết lập mô trường tưoug tác văn hóa xã hội để giúp họcsinh học tập tiến bộ hon.Theo Vũ Thị Phưong Anh, Hoàng Thị Tuyết [13, tr.12] đánh giá là mộtthuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luậnhoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học hoặc đưa ra nhữngquyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập đượcmột cách có hệ thống trong quá trình kiểm tra.Dựa vào những khái niệm trên, chúng tôi cho rằng khái niệm đánh giáđược hiểu như sau: Đó là một quá trình đưa ra nhận xét, kết luận về một đốitượng nào đó dựa trên việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, công cụ để thuthập thông tin về đối tượng. Từ đó giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy-học saocho phù hợp.1.1.2. Khái niệm công cụ đánh giáTheo Nguyễn Công Khanh: công cụ đánh giá trong giáo dục nói chunghay đánh giá trong dạy học nói riêng được hiểu là một phương pháp, phươngtiện hay một kĩ thuật được sử dụng trong quá trình đánh giá nhằm đạt đượccác mục đích đánh giá. Tính năng cơ bản của các công cụ đánh giá là “thuthập thông tin” để cung cấp cho GV và HS ừong quá trình đánh giá và tựđánh giá.5Từ khái niệm công cụ mà Nguyễn Công Khanh đưa ra có thể thấy tácgiả đã đồng nhất các khái niệm: công cụ, phương pháp, phương tiện, kĩ thuậtvới nhau. Theo chứng tôi, các khái niệm này là khác nhau và được hiểu cụ thểnhư sau:Phương pháp đánh giá là cách thức mà người đánh giá (thường là giáoviên) sử dụng để thu thập thông tin về đối tượng cần đánh giá (thường là họcsinh) nhằm đưa ra nhận xét, kết luận về đối tượng đó.Kĩ thuật đánh giá là các thao tác mà người đánh giá thực hiện để thu thậpthông tin về đối tượng cần đánh giá.Công cụ đánh giá là các yếu tố vật chất mà người đánh giá sử dụng đểthu thập thông tin về đối tượng càn đánh giá.Như vậy ta có thể thấy các khái niệm trên đều đề cập đến việc thu thậpthông tin. Tuy nhiên, mỗi khái niệm lại đề cập đến một khía cạnh khác nhaucủa thông tin đó trong cả quá trình đánh giá.Như vậy công cụ đánh giá chính là phương tiện để giáo viên sử dụng đểthu thập thông tin về học sinh. Các công cụ mà giáo viên thường sử dụng là:bài kiểm tra, thang đo, bảng điểm, câu hỏi đàm thoại... Và tùy vào nội dungGV muốn kiểm tra HS mà GV đưa ra công cụ sao cho phù hợp.1.1.3. Khái niệm năng lựcTheo Từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tựnhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạocho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao.Theo quan điểm chương trình giáo dục phổ thông của Quebec (Canada)thì: “năng lực là sự kết họp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩnăng với thái độ, tình cảm, giá trị động cơ cá nhân... nhằm đáp ứng hiệu quảmột yêu cầu phức họp của hoạt động ữong bối cảnh nhất định.” Với cách hiểunày thì nếu học sinh có kiến thức, kĩ năng, thái độ không được xem như là có6năng lực mà cả ba yếu tố này đều phải đuợc nguời đọc vận dụng ừong nhữngtình huống nhất định thì mới phát triển thành năng lực.Theo OECD (tổ chức họp tác và phát triển kinh tế) thì: năng lực là khảnăng cá nhân đáp ứng các yêu càu phức họp và thực hiện thành công nhiệm vụtrong một bối cảnh cụ thể. Khái niệm này đang được sử dụng trong đánh giánăng lực của học sinh của gần 70 nước ừên thế giới, trong đó có Việt Nam.Theo Nguyễn Công Khanh: Năng lực là khả năng làm chủ hệ thống kiếnthức, kĩ năng, thái độ và vận hành chúng một cách họp lí vào thực hiện thànhcông nhiệm vụ hoặc giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra của thực tế cuộcsống. Năng lực là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thảnh tố,hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng... mà cả niềm tin, giá trị,trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong điều kiện thựctế, hoàn cảnh thay đổi.Từ những khái niệm đã nêu trên, có thể hiểu một cách ngắn gọn: Nănglực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ vàhứng thú để hành động một cách phù họp và có hiệu quả trong các tình huốngđa dạng của việc học tập và trong cuộc sống.1.1.4. Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực1. 1. 4 . 1. Khái niệm đánh giá theo hướng tiếp cận năng lựcNguyễn Công Khanh cho rằng: đánh giá học sinh theo hướng tiếp cậnnăng lực là đánh giá theo chuẩn đầu ra... nhưng sản phẩm đó không chỉ làkiến thức, kĩ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và tháiđộ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó. Như vậy,đánh giá năng lực học sinh theo cách hiểu này đòi hỏi phải đáp ứng hai điềukiện chính là phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt được mộtchuẩn nào đó theo yêu cầu đã đề ra. Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu:Một là, đánh giá theo năng lực không chỉ là đánh giá việc thưc hiệnnhiệm vụ học tập của học sinh mà phải hướng đến việc đánh giá khả năng vận7dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh để thực hiện nhiệm vụ học tậptheo một chuẩn nhất định.Hai là, đánh giá theo năng lực phải dựa trên việc miêu tả rõ một sản phẩmđầu ra cụ thể mà ở cả hai phía giáo viên và học sinh đều biết và có thể đánh giáđuợc sự tiến bộ của học sinh dựa vào mức độ mà các em thể hiện sản phẩm.Từ các khái niệm trên, chúng tôi cho rằng: Đánh giá theo hướng tiếp cậnnăng lực là quá trình đưa ra nhận xét, kết luận về khả năng vận dụng nhữngkiến thức, kĩ năng và thái độ vào giải quyết các nhiệm vụ, tình huống trongthực tiễn.Như vậy, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực không chỉ đánh giá kếtquả theo kiến thức, kĩ năng, thái độ như trước mà còn bổ sung thêm cả việckhả năng vận dụng cả kiến thức, kĩ năng và thái độ vào giải quyết các vấn đềtrong thực tiễn cuộc sống.1.1.4.2. Đặc trưng của đánh giá theo hướng tiếp cận năng lựcĐánh giá theo hướng tiếp cận năng lực nhấn mạnh đến việc vận dụngkiến thức, kĩ năng mà học sinh học được vào thực tiễn cuộc sống, chứ khôngphải chỉ đánh giá từng đon vị kiến thức, kĩ năng riêng rẽ. Chính vì vậy, trongdạy học, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực là một yếu tố vô cùng quantrọng, gắn liền với hoạt động dạy và hoạt động học, có tác dụng điều chỉnh vànâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS.Theo quan điểm dạy học tích cực thì việc đánh giá diễn ra đa chiều: kếthọp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, có thể tham chiếu thêm sự đánhgiá lẫn nhau của trò với trò. Việc đánh giá lên được diễn ra thường xuyên, liêntục trong suốt quá trình học chứ không phải mang tính chất định kì như kiểmtra học kì hay kiểm tra giữa kì. Ở mức độ cao horn, giáo viên cần tạo điều kiệncho học sinh tự đánh giá không chỉ bằng điểm số mà phản hồi lại cho giáoviên những nỗ lực, quá trình phấn đấu và kết quả mà mình đạt được.8Điều quan ừọng hơn cả là đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận nănglực chính là đánh giá khả năng vận dụng, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, thựctế... và phát hiện tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) của học sinhchứ không dừng lại ở mức độ đánh giá phân hóa riêng rẽ các phương tiện kiếnthức, kĩ năng, thái độ.Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập khônglấy việc kiểm tra khả năng tái tạo kến thức làm trung tâm của việc đánh giá.Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sángtạo tri thức ừong những tình huống ừong thực tiễn cuộc sống. Chính vì thế,nếu xét ở khía cạnh bản chất thì nó không có mâu thuẫn với việc đánh giákiến thức, kĩ năng mà đánh giá năng lực là một bước phát triển cao hơn so vớiđánh giá kiến thức kĩ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mứcđộ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh giải quyết vấn đề trong tình huốngtrong cuộc sống. Khi đó học sinh vẫn phải vận dụng kiến thức kĩ năng đãđược học ở nhà trường, vừa phải vận dụng những kinh nghiệm của bản thânthu được từ những trải nghiệm ở bên ngoài nhà trường. Như vậy, thông quaviệc hoàn thành nhiệm vụ đó người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kĩnăng nhận thức, kĩ năng thực hiện và cả giá trị, tình cảm của người học. Mặtkhác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dụcmôn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hòa kết tinhkiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,... được hìnhthành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội củahọc sinh.Sự khác nhau giữa đánh giá theo tiếp cận năng lực và đánh giá theo tiếpcận mục tiêu được thể hiện ở bảng dưới đây:9Tiêu chíĐánh giá theo hướng tiếp cậnĐánh giá theo tiếp cận mụcnăng lựctiêuMục- Đánh giá khả năng HS vận dụng - Xác định việc đạt đượcđíchcác kiến thức, kĩ năng đã học vào kiến thức, kĩ năng theo mụcđánh giágiải quyết các vấn đề trong thực tế tiêu chương trình giáo dục.cuộc sống.- Đánh giá xếp hạng giữa- Vì sự tiến bộ của người học so những người học với nhau.với chính mìnhBối cảnh - Gắn với bối cảnh học tập và thực - Gắn với nội dung học tậpđánh giátiễn cuộc sống của học sinh.(những kiến thức, kĩ năng,thái độ) được học trong nhàtrường.Nội- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ - Những kiến thức, kĩ năng,dungở nhiều môn học, nhiều hoạt động thái độ ở một môn học cụđánh giágiáo dục và những ừải nghiệm của thể.bản thân học sinh trong cuộc sốngxã hội (tập trung vào năng lực thựchiện)-Quy chuẩn theo việc người- Quy chuẩn theo các mức độ phát đó có đạt được hay khôngtriển năng lực của người học.một nội dung đã học.Công cụ - Nhiệm vụ, bài tập trong tình - Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụđánh giáhuống bối cảnh thực.trong tình huống hàn lâmhoặc trong tình huống thực.Thời- Đánh giá ở mọi thời điểm trong -Thường diễn ra ở thời điểmđiểmquá trình dạy - học, chú trọng tới nhất định trong quá ữình dạyđánh giáđánh giá trong khi học.học, đặc biệt là trước và saukhi dạy.10Kết quả -Năng lực của người học phụ thuộc -Năng lực người học phụđánh giávào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài thuộc vào số lượng câu hỏi,tập đã hoàn thành.nhiệm vụ hay bài tập đã-Thực hiện được nhiệm vụ càng hoàn thành.khó và phức tạp hơn sẽ được coi là -Càng đạt được nhiều đơn vịkiến thức, kĩ năng thì càngcó năng lực cao hơn.được coi là có năng lực caohơn.1.2. Đánh giá trong dạy học ở tiểu học1.2.1. Mục đích đánh giá trong dạy học ở tiểu họcMục đích đánh giá trong dạy học ở TH được thể hiện rõ trong thông tư30 quy định đánh giá học sinh tiểu học được Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành. Đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện với mục đích sau:Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạtđộng dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giaiđoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của họcsinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt quacủa học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểmnổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; gópphần thực hiện mục tiêu giáo dục TH.Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tựđiều chinh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện đểtiến bộ.Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹhọc sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình11hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực họptác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáodục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quảgiáo dục.Như vậy, mục đích của đánh giá trong dạy học ở TH nhằm mục đíchcuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, hỗ trợhoạt động dạy và học thực hiện một cách hiệu quả hơn.1.2.2. Vai trò của đánh giá trong dạy học ở tiểu họcĐánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (bao gồm tất cả các hoạtđộng giáo dục, chương trình giáo dục sản phẩm giáo dục...). Chất lượng giáodục được hiểu là sự phù họp với mục tiêu giáo dục, nghĩa là xác định đượcmức độ đạt được các mục tiêu giáo dục đã định ra.Trong quá trình dạy học, đánh giá được coi là khâu cuối cùng, tuy nhiênkết quả đánh giá có tác động đến tất cả các khâu khác trong quá trình dạy học.Đồng thời kết quả đánh giá cũng tác động đến các lực lượng khác nhau thamgia vào quá trình dạy học, trong đó có: giáo viên, học sinh, và các nhà quản lígiáo dục.Đối với giáo viên: đánh giá cung cấp những thông tin để giáo viên đưa ranhững quyết định phù họp liên quan tới hoạt động giảng dạy của mình; đánhgiá được hiệu quả hoạt động giảng dạy của chính mình; là cơ sở để giáo viênđiều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học của mình.Đối với học sinh: đánh giá giúp học sinh có những thông tin “liên hệngược” từ đó giúp các em điều chính hoạt động học.- v ề mặt giáo dưỡng có thể giúp học sinh biết được mình đã tiếp thu điềuvừa học đến mức độ nào, còn những thiếu sót nào cần bổ sung.- v ề mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiếnhành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa,12hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo,linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.- v ề mặt giáo dục giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong họctập, có ý trí vươn lên đạt kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng củamình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn.Đối với những nhà quản lí: đánh giá cung cấp thông tin cho cán bộ quả lígiáo dục về thực trạng dạy và học của một đơn vị giáo dục để có những chỉđạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sángkiến hay, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.1.2.3. Công cụ đánh giá trong dạy học tiểu họcCông cụ đánh giá là phương tiện để hỗ trợ GV và hoạt động học của HStrong quá trình đánh giá năng lực. Trong quá trình giảng dạy, để đánh giáđược năng lực HS, GV có thể sử dụng rất nhiều công cụ như: phiếu quan sát,phiếu đánh giá, bài kiểm tra, thang đo, bảng kiểm, câu hỏi đàm thoạiBài kiểm tra: là bài thi trong đó, học sinh được tự do ừả lời về một chủđề cho trước. Dựa vào những câu trả lời đó của học sinh mà giáo viên chođiểm hoặc xác định các mực độ kết quả của bài thi.Một số dạng bài kiểm tra mà GV thường sử dụng: Bài kiểm tra miệng(vấn đáp), bài kiểm tra viết, bài thực hành.Phiếu quan sátQuan sát trong giáo dục được hiểu là việc thu thập thông tin về đối tượngbằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố liên quan tới đối tượng đó.Để giúp cho việc quan sát có hệ thống, có thể sử dụng các kĩ thuật ghichép sau để thu thập thông tin về học sinh trong suốt quá trinh giáo dục:Phiếu ghi chép chuyện vặtTrong suốt quá trình quan sát học sinh, giáoviên có thể ghi lại những chuyện vặt bất chợt gặp phải, nó phản ánh những nétđộc đáo về tính cách thái độ, hành vi của học sinh; những tình huống, nhữngsự cố trong hoạt động dạy học và giáo dục.13Phiếu kiểm kê:Trong quá trình quan sát, để nắm được mức độ thành thạocủa học sinh về một kĩ năng nào đấy trong học tập, giáo viên sử dụng phươngpháp dừng phiếu kiểm kê.Sử dụng bài test: là bài kiểm tra trong đó GV đưa ra các mệnh đề và cócác câu trả lời khác nhau, yêu càu người học phải lựa chọn đáp án phù họp.Khi sử dụng bài Test để đánh giá HS, GV có thể đưa ra các câu hỏi dựavào các dạng câu hỏi như sau:Câu hỏi dạng đúng - saiCâu hỏi nhiều lựa chọnCâu hỏi dạng điền khuyếtCâu hỏi trắc nghiệm ghép đôi1.3. Môn khoa học lớp 4 ở tiểu học1.3.1. Mục tiêu môn Khoa học lớp 4Việc dạy học môn Khoa học lớp 4 nhằm thực hiện 3 mục tiêu, đó là mụctiêu về kiến thức, kĩ năng , thái độ và hành vi. Cụ thể sau khi học xong mônKhoa học lớp 4, học sinh càn đạt được:- Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:+ Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản và lớn lên của cơ thểngười, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.+ Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.+ Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng nănglượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.- Bước đầu hình thảnh và phát triển các kĩ năng:+ ứng xử thích họp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sứckhỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.+ Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản vàgần gũi với đời sống và sản xuất.14+ Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin đểgiải đáp, biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, sơ đồ...+ Phân tích, so sánh biết rút ra những dấu hiệu chung và riêng của mộtsố sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.- Hình thành phát triển những thái độ và hành vi:+ Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đìnhvà xã hội+ Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vàođời sống.+ Yêu con người, thiên nhiên, đất nước; yêu cái đẹp; có ý thức và hànhđộng bảo vệ mô trường xung quanh.1.3.2. Nôi dung day hoc môn Khoa hoc lớp 4 ở tiểu hocNội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 gồm có 3 chủ đề, đó là conngười và sức khỏe, vật chất và năng lượng, động vật và thực vật. Nội dungcủa từng chủ đề cụ thể như sau:Nội dung chủ đề con người và sức khỏe:Sự trao đổi chất ở người sẽ giới thiệu cho HS biết một số biểu hiện vàvai trò của sự trao đổi chất giữa cơ thể người với mô trường; một số chất dinhdưỡng có ừong thức ăn và nhu càu của cơ thể con người, những chất dinhdưỡng cần thiết để con người có thể tồn tại và phát hiển, chú ý đến vấn đề antoàn trong vệ sinh thực phẩm để giúp cho cơ thể con người khỏe mạnh.An toàn ừong cuộc sống giới thiệu một số bệnh do thừa hoặc tiếu chất dinhdưỡng; bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa; phòng tránh tai nạn đuối nước.Chủ đề vật chất và năng lượngThông qua chủ đề này học sinh sẽ có những hiểu biết chung về nướcnhư: tính chất, sự chuyển thể, vòng tuần hoàn và vai ừò của nước, sự ô nhiễmnước, cách làm sạch, sử dụng họp lí và bảo vệ nguồn nước. Một yếu tố nữa15cùng vô cùng quan trọng đó là không khí: học sinh sẽ biết được tính chất,thảnh phàn, vai trò của không khí đối với sự sống, biết một số cách bảo vệbàu không khí.. Ngoài ra, HS còn biết về âm thanh được hình thành đâu, vaitrò của âm thanh trong cuộc sống, biện pháp chống tiếng ồn. Nhắc đến cácyếu tố cần thiết cho sự sống không thể không nhắc tới ánh sáng, HS sẽ tìmhiểu về vật được chiếu sáng và vật tự chiếu sáng, vật cho ánh sáng đi qua vàvật cản sáng, vai ừò của ánh sáng và phải sử dụng ánh sáng như thế nào ừongcuộc sống. Yếu tố cuối cùng mà HS được tìm hiểu đó là nhiệt: HS sẽ biết cảmgiác nóng, lạnh; nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn điện, vai trò của nhiệt, sử dụnghợp lí và tiết kiệm nguồn nhiệt trong cuộc sống.Chủ đề thực vật và động vậtNhu càu và sự trao đổi chất của thực vật, động vật với mô trường. Khihọc về chuỗi thức ăn trong tự nhiên, HS sẽ lấy được một số ví dụ về chuỗithức ăn trong tự nhiên và vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.Các nội dung thuộc ba chủ đề của môn Khoa học lớp 4 đều rất gần gũi,quen thuộc với cuộc sống của các em. Chính vì vậy, trong quá trình dạy họcGV cần phải vận dụng đưa ra các câu hỏi đánh giá nhằm giúp các em vậndụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề ữong cuộc sống.1.3.3. Vai trò của đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở tiểu họcTrong quá trình dạy và học môn Khoa học lớp 4 thì đánh giá có vai tròvô cùng quan trọng đối với cả giáo viên và học sinh, cụ thể như sau:- Đối với giáo viên: giúp cho giáo viên nắm được khả năng học tập củatừng em học sinh trong lớp về môn Khoa học để từ đó giúp giáo viên đưa rađược phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh hoặc điềuchỉnh hoạt động giảng dạy của mình cho phù hợp với thực tế; nó còn là cơ sởđể giáo viên hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động họccủa mình.16- Đối với học sinh: giúp cho các em có thói quen, có nhu cầu tìm hiểu đểbiết những nội dung, thông tin bài học ( ví dụ như con người cần gì để sốngvà vai trò của các chất dinh dưỡng đối với; chủ đề vật chất và năng lượng cácem sẽ có những hiểu biết cơ bản về nước, không khí, âm thanh; đối với chủ đềđộng vật và thực vật các em sẽ biết được những kiến thức cơ bản về động vậtvà thực vật xung quanh mình, nhu cầu dinh dưỡng và sự chao đổi chất ở độngvật và thực vật...). Thông qua đánh giá các em biết được mức độ năng lực củamình đã đạt được như thế nào để từ đó điều chỉnh hoạt động học tập củamình, từ đó giúp các em tiến bộ hơn ừong học tập môn Khoa học lớp 4.Ngoài ra đánh giá còn khuyến khích học sinh có ý thức tìm hiểu, nângcao hiểu biết của bản thân đối với những nội dung liên quan đến bài học vàvận dụng một cách linh hoạt những nội dung đó vào thực tế cuộc sống.Như vậy, chúng ta có thể thấy nhờ có quá trình đánh giá mà có thể thúcđẩy, nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học của cả GV và HS trong quátrình học môn Khoa học và các môn học khác ở lớp 4. Do đó, đánh giá sẽkhách quan hơn, chính xác hơn giúp cho hoạt động dạy học của GV và hoạtđộng học tập của HS đạt kết quả cao. Điều này đặc biệt quan trọng, nhất làtrong giai đoạn hiện nay khi mà dạy học theo hướng tiếp cận năng lực họcsinh đang được áp dụng rộng rãi ở các trường tiểu học.1.4. Đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo tiếp cận năng lực1.4.1. Xu hướng đánh giá trong dạy học theo tiếp cận năng lựcCùng với sự thay đổi của xã hội, giáo dục cũng phải đối mặt với sự thayđổi để nâng cao chất lượng dạy và học. Những thay đổi về văn hóa- xã hội,kinh tế, môi trường và công nghệ dẫn đến nhiều khía cạnh của giáo dục cầnđược xem xét lại, trong đó có kiểm ừa, đánh giá. Những thay đổi ừong xuhướng kiểm tra, đánh giá được thể hiện ở:17Thay đổi cách tiếp cận trong kiểm tra, đánh giá học sinh. Đánh giá theotiếp cận năng lực hướng tới tạo cơ hội học tập và phát triển năng lực củangười học, đánh giá vì sự thành công của người học. Với cách tiếp cận đánhgiá này, học sinh được xem như cầu nối giữa những kiến thức đã biết vớinhững kiến thức chưa biết, càn phải ừau dồi thêm. Hoạt động kiểm tra, đánhgiá được coi như một hoạt động học tập được giáo viên chú ừọng ừong cáchoạt động hàng ngày trên lớp và tập trung vào phát huy vai trò của học sinhtrong quá trình học tập của chính mình.Đa dạng hóa các hình thức, công cụ đánh giá. Trong đánh giá theo tiếpcận năng lực, các nhiệm vụ, bài tập đa dạng được giao cho học sinh trong suốtquá trình học để thường xuyên đo mức độ đạt được mục tiêu. Đánh giá khôngchỉ được thực hiện vào giữa và cuối học kì mà được thực hiện thường xuyêntrong quá trình học, chú ừọng vào đánh giá quá trình. Bên cạnh đó, các vấnđề/câu hỏi và tiêu chí đánh giá được nêu rõ từ trước giúp học sinh nắm đượcmục tiêu/chuẩn mà mình cần đạt được để cố gắng, nỗ lực.Thay đổi nội dung đánh giá, chuyển từ đánh giá chú trọng mục tiêu cuốicùng của việc giảng dạy sang đánh giá chú trọng kinh nghiệm học tập và sựtiến bộ của người học, chú trọng sản phẩm sang chú trọng quá trình, chuyển từđánh giá tập trung vào kiến thức sách vở sang tập trung vào năng lực thực tế.Như vậy, những thay đổi trong xu hướng đánh giá đã phản ánh rõ quanđiểm lấy người học và quá trình học tập là trung tâm. Thay đổi trong xuhướng đánh giá góp phần tạo điều kiện giúp học sinh phát triển tối đa mọitiềm năng và thành công trong học tập.1.4.2. Nội dung đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo tiếp cậnnăng lực1.4.2.1. Đánh giá năng lực chung của học sinh trong dạy học môn Khoa họclớp 4Theo dự thảo chương trình GDPT sau 2015: Năng lực chung là năng lực cơbản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng cần có để sống, học tập và làm việc18