Có nên ăn trái cây sau bữa ăn

Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Bùi Văn Khích Đã trả lời: Ngày 08/02/2021
Dinh dưỡng

Chào bạn, trước hết xin cảm ơn câu hỏi của bạn gửi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc. Về thắc mắc nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn, bác sĩ giải đáp như sau:

Lập luận đường trong trái cây sau khi tiêu thụ nếu ở quá lâu trong dạ dày là không chính xác. Để xảy ra quá trình lên men thì cần sự hiện diện của ít nhất 2 thành phần là đường và vi khuẩn (ngoài ra còn các yếu tố khác như nhiệt độ, môi trường…) Do đó sau khi bạn ăn trái cây thì chắc chắn trong dạ dày sẽ có đường. Tuy nhiên ngay sau khi thức ăn vào dạ dày, dạ dày sẽ tiết ra axit làm nồng độ pH trong dạ dày xuống rất thấp (pH=1-3). Hầu như không có loại vi khuẩn nào có thể sống trong môi trường này, trừ một số loại vi khuẩn như Helicobacter Pylori – HP. Như vậy có thể thấy hoạt động tiêu hóa bình thường không cho phép quá trình lên men nào xảy ra trong dạ dày do ăn trái cây.

Về vấn đề thời điểm ăn trái cây hợp lý, bạn có thể ăn trước hay sau bữa ăn tùy theo khẩu vị và thói quen của mình đều hợp lý. Trong một số trường hợp nếu hệ thống tiêu hóa của bạn nhạy cảm, đường fructose trong một số loại trái cây có thể gây ra khó tiêu hóa. Vì thế khi ăn cùng hoặc gần bữa ăn, loại đường này sẽ hút nước vào trong bụng gây chướng bụng. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên ăn trái cây vào bữa phụ giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải ăn trái cây sau bữa ăn. Nếu hệ thống tiêu hóa đang có vấn đề, chất xơ trong trái cây cũng có thể gây đầy hơi. Do đó bạn cũng nên ăn trái cây cách xa bữa ăn.

Hy vọng những thông tin trên đã làm sáng tỏ được băn khoăn của bạn. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Lời khuyên trên xuất phát từ lập luận rằng đường trong trái cây không nên ở lại quá lâu trong dạ dày, nếu không sẽ xảy ra quá trình lên men, gây đầy hơi và trướng bụng.

Lên men thực chất là quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng. Nó cũng là quá trình lên men từ nho để làm rượu vang, hay quá trình lên men sữa thành sữa chua. Để xảy ra việc lên men cần thiết sự hiện diện của ít nhất hai thành phần: đường và vi khuẩn (chưa kể đến nhiệt độ và các điều kiện môi trường khác).

Khi bạn ăn một loại trái cây, trong dạ dày sẽ xuất hiện các loại đường của trái cây. Còn các con vi khuẩn, liệu chúng có tồn tại trong dạ dày?

Có nên ăn trái cây sau bữa ăn
Bạn có thể ăn trái cây trước hay sau bữa ăn tùy khẩu vị và thói quen của mình.

Ăn trái cây trước bữa ăn - nên không?

Trong thực tế, ngay sau khi thức ăn vào đến dạ dày, dạ dày thải ra một lượng lớn axit làm giảm độ pH trong dạ dày xuống rất thấp (pH=1-3). Ở môi trường này thì hơn 99,9% vi khuẩn bị tiêu diệt (trừ một số loại vi khuẩn như Helicobacter pylori - nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày là có thể chịu được môi trường axit này). Đây chính là một cơ chế bảo vệ mà con người chúng ta đã có được trong quá trình tiến hóa để tăng cơ hội sống sót, bởi vì thực phẩm luôn là nguồn mang rất nhiều vi khuẩn khác nhau, có thể gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, việc có môi trường axit giúp cho quá trình tiêu hóa các thức ăn thành các chất đơn giản hơn, dễ hấp thu dinh dưỡng trong ruột sau đó.

Đến đây ta có thể thấy rõ ràng rằng hoạt động bình thường trong hệ tiêu hóa không cho phép bất kỳ quá trình lên men nào trong dạ dày do ăn trái cây có thể xảy ra. Lý do đưa ra để tư vấn cho việc ăn trái cây trước bữa ăn là hoàn toàn vô lý. Vậy ăn trái cây lúc nào tốt nhất?

Ăn trước hay sau tùy khẩu vị mỗi người

Chúng ta luôn ăn trái cây từ ngày có sự xuất hiện của con người trên trái đất, tính ra cũng phải ít nhất 9 triệu năm và cơ thể chúng ta hoàn toàn thích nghi để tiêu thụ loại thực phẩm này.

Bạn có thể ăn trái cây trước hay sau bữa ăn tùy khẩu vị và thói quen của mình. Trái cây cung cấp chất xơ, các vitamin, khoáng chất, các chất chống ôxy hóa tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ máu hay ung thư. Chúng tốt hơn rất nhiều so với các món tráng miệng sau bữa ăn khác như bánh ngọt hay kem sau bữa ăn - những loại thực phẩm bổ sung nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch.

Có nên ăn trái cây sau bữa ăn
Trong trường hợp hệ tiêu hóa có vấn đề, nên ăn trái cây vào các bữa phụ (sáng hay chiều) giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải ăn trước bữa ăn.

Chuyên gia mách nhỏ

Trong một số trường hợp nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa thì nên thay đổi cách ăn trái cây để có được dinh dưỡng chuẩn:

Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn nhạy cảm, đường fructose phổ biến có trong các loại trái cây có thể bị khó tiêu hóa. Và nếu nó được ăn cùng hay gần bữa ăn, loại đường này sẽ hút nước vào trong ruột, gây ra trướng bụng. Trong trường hợp này nên ăn trái cây vào các bữa phụ (sáng hay chiều) giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải ăn trước bữa ăn.

Nếu hệ thống tiêu hóa yếu hoặc có bệnh, các chất xơ có trong trái cây cũng có thể gây ra cảm giác đầy hơi. Một lần nữa, bạn nên ăn các loại trái cây cách xa bữa ăn.

Tóm lại, nếu bạn thấy cơ thể tốt hơn bằng cách ăn các loại trái cây trước bữa ăn, rất có thể nó đang thông báo hệ thống tiêu hóa của bạn đang mệt mỏi hay có vấn đề và ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng đó chứ không phải chỉ do các loại trái cây hay cách ăn chúng.


(PLO) - Rất nhiều người có thói quen tráng miệng bằng trái cây ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng điều này là không khoa học vì nó ảnh hưởng không tốt tới tiêu hóa.

Thời gian tốt nhất để ăn trái cây là một giờ trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn hai đến ba giờ. Các nghiên cứu cho thấy trong thành phần của trái cây chứa nhiều cacbonhydrat, đường mía, tinh bột, đường glucose… Do đó ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy.

Có nên ăn trái cây sau bữa ăn

Ăn trái cây  tốt nhất là trước bữa ăn một giờ hoặc sau bữa ăn hai giờ. Hình minh họa. 

Bên cạnh đó, các chất có nhiều trong trái cây như cellulose, hemicellulose, pectin… đều có khả năng hấp thụ nước mạnh. Sau khi xuống dạ dày, hấp thụ nước, trái cây trong dạ dày sẽ nở bung và tạo cảm giác no, đầy hơi, ảnh hưởng không tốt tới chức năng tiêu hóa. Đặc biệt là khi cơ thể có quá nhiều cellulose cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin, rất không tốt với những người bị tiểu đường.

Đối với những người đang muốn giảm cân, việc ăn trái cây thay cơm hoặc ăn trái cây ngay sau ăn cũng là điều không tốt vì ăn nhiều trái cây sau ăn cũng là nguyên nhân khiến dạ dày bị giãn ra, dẫn tới béo phì. Tốt hơn cả là ăn trái cây một giờ trước bữa ăn, vừa có tác dụng giảm béo, vừa giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả.

Nhưng theo y học cổ đại Ấn Độ, cần tránh ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn, vì có thể dẫn đến sự hình thành độc tố.

Tốt nhất nên ăn trái cây một mình và không ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Theo y học cổ đại Ấn Độ, trái cây dễ tiêu hóa hơn các loại thực phẩm khác trong bữa ăn chính. Nếu trái cây ở trong hệ thống tiêu hóa quá mức cần thiết, nó có thể tạo ra chất độc, theo thời báo Hindustan Times (Ấn Độ).

Trái cây được cho là dễ tiêu hóa hơn so với các thực phẩm khác.

Khi ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn gồm nhiều thức ăn khó tiêu hóa hơn, trái cây sẽ vẫn ở trong dạ dày cho đến khi thức ăn khó tiêu nhất được tiêu hóa xong.

Có nên ăn trái cây sau bữa ăn
Theo y học cổ đại Ấn Độ, tốt nhất nên ăn trái cây một mình và không ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn

Hậu quả là, trái cây thường ở trong dạ dày quá lâu, bị dịch tiêu hóa “làm chín quá mức”, và bắt đầu lên men - hãy tưởng tượng cả rổ trái cây chín được phơi ngoài nắng, tiến sĩ Dixa Bhavsar, chuyên gia y học cổ đại Ấn độ, giải thích.

Điều này dẫn đến việc tạo ra độc tố thực phẩm có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, theo Hindustan Times.

Theo y học cổ đại Ấn Độ, hỗn hợp được làm chín quá mức rồi lên men được gọi là hiện tượng tạo ra độc tố do thực phẩm được tiêu hóa không đúng cách.

Chất thải có tính axit và ẩm ướt này tích tụ trong đường tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nó cản trở sự bài tiết dịch tiêu hóa, ngăn cản sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và có khả năng góp phần gây ra chứng khó tiêu, gây nhạy cảm với thực phẩm và gây viêm ruột, tiến sĩ Bhavsar nói.

Chuyên gia y học cổ đại Ấn Độ cho biết thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Có nên ăn trái cây sau bữa ăn

Y học cổ đại Ấn Độ khuyến cáo không nên trộn trái cây với sữa, riêng xoài chín và bơ có thể trộn với sữa

Shutterstock

Bà Bhavsar nói, trái cây tốt nhất nên được thưởng thức vào bữa sáng - nếu bạn có hệ tiêu hóa tốt, hoặc trong bữa ăn nhẹ cách xa bữa ăn chính và không trộn với bất cứ thứ gì.

Ngoài ra, y học cổ đại khuyến cáo không nên trộn trái cây với sữa, riêng xoài chín và bơ có thể trộn với sữa.

Tiến sĩ Bhavsar cho biết không nên ăn chuối và tất cả các loại quả mọng với sữa, theo thời báo Hindustan Times (Ấn Độ).

Tin liên quan