Cổ phiếu chưa được giao dịch ký quỹ là gì

Giao dịch ký quỹ (Margin) hay cho vay ký quỹ là giao dịch mua chứng khoán có sử dụng tiền đi vay của công ty chứng khoán, trong đó chứng khoán có được từ giao dịch này và các chứng khoán khác được giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay trên. Trong giao dịch này, người chơi chứng khoán (gọi trang trọng là nhà đầu tư) sẽ vay tiền của công ty chứng khoán để mua chứng khoán chơi và đồng thời ký quỹ bảo đảm số chứng khoán đó cho chính công ty chứng khoán đã cho vay, và trả lãi vay định kỳ. Cách thức này tương tự như đi vay thế chấp là chiêu thức một người không có sẵn tiền nhưng vẫn mua được căn nhà 5 tỷ bằng cách đi vay 5 tỷ để mua căn nhà rồi thế chấp chính căn nhà đó, chủ nợ sẽ có tài sản đảm bảo là căn nhà 5 tỷ và hàng kỳ thu lãi vay, người đi vay tuy có căn nhà 5 tỷ nhưng phải trả lãi định kỳ, và rồi khi không trả được gốc và lãi thì sẽ bị siết mất căn nhà đó.

Khái yếu[sửa | sửa mã nguồn]

Giao dịch ký quỹ là việc chủ sở hữu công cụ tài chính phải ký quỹ với một đối tác (thường là nhà môi giới hoặc sàn giao dịch) bằng tài sản thế chấp để đảm bảo việc thanh toán/thực hiện nghĩa vụ đối với một số hoặc tất cả rủi ro tín dụng mà chủ sở hữu đặt ra cho đối tác. Tài sản đảm bảo cho tài khoản ký quỹ có thể là tiền mặt được gửi trong tài khoản hoặc chứng khoán được cấp và đại diện cho số tiền có sẵn cho chủ tài khoản để tiếp tục giao dịch cổ phiếu. Rủi ro có thể phát sinh nếu chủ sở hữu đã thực hiện bất kỳ hành vi nào sau đây:

  • Đã vay tiền mặt từ đối tác để có các công cụ tài chính (điển hình là cho vay ký quỹ trong hoạt động chứng khoán),
  • Các công cụ tài chính đã vay để bán khống,
  • Giao kết hợp đồng phái sinh.

Nhà đầu tư trước khi thực hiện giao dịch ký quỹ phải ký hợp đồng giao dịch ký quỹ với công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán theo quy định pháp luật. Hợp đồng giao dịch ký quỹ đồng thời là hợp đồng cho các khoản vay trên tài khoản giao dịch ký quỹ. Hợp đồng giao dịch ký quỹ tối thiểu phải bao gồm nội dung về tài sản bảo đảm cho giao dịch ký quý, thời hạn bổ sung ký quỹ, xử lý tài sản bảo đảm cho giao dịch ký quỹ khi nhà đầu tư không bổ sung ký quỹ, phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh; nêu rõ các rủi ro, thiệt hại có thể phát sinh và chi phí khách hàng phải thanh toán. Chứng khoán được giao dịch ký quỹ là cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí

Cho vay ký quỹ trở nên phổ biến vào cuối những năm 1800 như một phương tiện để tài trợ cho các tuyến đường sắt, vào những năm 1920, các yêu cầu về ký quỹ đã được nới lỏng. Nói cách khác, các nhà môi giới yêu cầu các nhà đầu tư phải bỏ rất ít tiền của chính họ, trong khi ngày nay, yêu cầu ký quỹ của Cục Dự trữ Liên bang (theo Quy định T) giới hạn nợ ở mức 50%. Trong những năm 1920 tỷ lệ đòn bẩy lên đến 90% nợ không phải là hiếm. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, nhiều cá nhân đã nhận được lệnh gọi ký quỹ (Margin call). Họ phải chi ra nhiều tiền hơn cho người môi giới nếu không cổ phiếu của họ sẽ bị bán. Vì nhiều cá nhân không có vốn chủ sở hữu để trang trải nên cổ phiếu của họ đã bị bán, khiến thị trường tiếp tục suy giảm và các lệnh gọi ký quỹ tiếp tục diễn ra. Đây là một trong những yếu tố góp phần chính dẫn đến Sự sụp đổ của Thị trường Chứng khoán năm 1929, từ đó góp phần vào cuộc Đại suy thoái

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khoản 10 Điều 2 của Thông tư số 120/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán Điều 9 của Thông tư số 120/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán

Chia sẻ trên: 10231

Lợi nhuận lớn luôn đi kèm với rủi ro cao trong giao dịch chứng khoán và sử dụng giao dịch ký quỹ cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết sau sẽ giúp nhà đầu tư tự cân đối giữa lợi-hại và từ đó lựa chọn có nên sử dụng ký quỹ trong giao dịch cổ phiếu.

Lợi ích khi giao dịch kỹ quỹ

1. Tối đa hóa lợi nhuận – Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Lợi ích lớn nhất trong việc sử dụng giao dịch ký quỹ và cũng là là lý do chủ yếu khiến nhà đầu tư quan tâm đến sản phẩm này, đó là khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Giả sử với số tiền bao đầu bỏ ra chỉ là 100 triệu đồng nhà đầu tư có thể sở hữu 200 triệu cổ phiếu có tỷ lệ ký quỹ quy định là 50%, cũng vì thế nếu cổ phiếu tăng giá 10% thì mức (lợi nhuận/số vốn bỏ ra) của nhà đầu tư là 20%.

Cổ phiếu chưa được giao dịch ký quỹ là gì

Nói chung khi sử dụng ký quỹ nhà đầu tư sẽ ít bị giới hạn hơn trong trường hợp số vốn đầu tư ban đầu có phần hạn chế.

2. Bổ sung chiến lược giao dịch

Với lượng tiền có được từ hoạt động ký quỹ nhà đầu tư có thể bổ sung cho mình một vài chiến lược giao dịch:

  • Đa dạng hóa danh mục: Nhà đầu tư có thể ngay lập tức tham gia các cơ hội đầu tư hấp dẫn mới mở ra kể cả khi đã sử dụng số vốn bỏ ra ban đầu.
  • Trung bình giá tăng: Đây là lựa chọn phù hợp với chiến lược giao dịch đà tăng trưởng, trong đó nhà đầu tư bỏ mua thêm khi cổ phiếu duy trì được đà tăng. Qua đó tăng khối lượng nắm giữ ở các cổ phiếu chất lượng cao mà không cần nộp thêm tiền vào tài khoản, và loại bỏ rủi ro hiệt hại khi giao dịch ký quỹ các cổ phiếu kém chất lượng.

3. Quy trình giao dịch tiện lợi

Điểm mạnh lớn nhất của giao dịch ký quỹ so với phương pháp vay truyền thống (từ ngân hàng, người thân,…) là thủ tục rất tiện lợi: Chỉ cần ký hợp đồng giao dịch ký quỹ là ngay lập tức có thể đặt lệnh bằng số tiền được cung cấp bởi công ty chứng khoán.

Ngoài ra toàn bộ quá trình từ giao dịch, hiển thị tỷ lệ ký quỹ, quản lý tài khoản đều được thực hiện tự động theo thời gian thực trên phần mềm.

Rủi ro khi giao dịch ký quỹ

1. Thiệt hại lớn khi giá cổ phiếu giảm

Điểm yếu lớn nhất đối với giao dịch ký quỹ xảy ra khi các khoản đầu tư giảm giá ngược với kỳ vọng thì thiệt hại sẽ tăng theo mức độ nhà đầu tư sử dụng nợ vay. Giả sử khi mua cổ phiếu với tỷ lệ ký quỹ 1:1 thì khi giá cổ phiếu giảm 10% mức (thiệt hại/số vốn bỏ ra) sẽ là 20%.

Đây là rủi ro mà nhà đầu tư mà nhà đầu tư phải chấp nhận nếu mong muốn có được mức lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ giao dịch ký quỹ, và do đó các cổ phiếu được lựa chọn ký quỹ cần được tìm hiểu hết sức kỹ càng hoặc sử dụng chiến lược trung bình giá tăng được đề cập phía trên.

2. Rủi margin-call và forced sell

Nếu như mua cổ phiếu chỉ bằng tiền mặt bỏ ra ban đầu, nhà đầu tư có thể tự lựa chọn cho mình thời điểm cắt lỗ kể cả trong trường hợp xấu nhất khi cổ phiếu liên tiếp giảm giá. Trong khi đó đối với giao dịch ký quỹ, vì tài khoản cần được duy trì tỷ lệ an toàn nên rủi ro cần phải đối mặt lúc này là margin-call và forced sell

Kéo theo đó là những trường hợp tài khoản bị yêu cầu bán bớt cổ phiếu đang nắm giữ (margin-call) để đưa tỷ lệ tiền vay/số vốn bỏ ra về mức quy định. Trường hợp xấu hơn là khi nhà đầu tư không bán theo yêu cầu và giá cổ phiếu vẫn giảm, công ty chứng khoán sẽ phải thực hiện lệnh bán bắt buộc (forced sell).

Cổ phiếu giao dịch ký quỹ là gì?

Trong chứng khoán, thuật ngữ “ký quỹ” được sử dụng trong chứng khoán phái sinh và giao dịch chứng khoán: Ký quỹ trong chứng khoán phái sinh là một khoản tiền hoặc chứng khoán mà nhà đầu tư gửi Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) để đảm bảo việc thanh toán các giao dịch chứng khoán phái sinh.

Tỷ lệ ký quỹ là gì?

Khái niệm: Tỷ lệ ký quỹ (RTT) là tỷ lệ giữa giá trị tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài khoản giao dịch margin. Có 2 loại tỷ lệ ký quỹ: Tỷ lệ ký quỹ ban đầu và Tỷ lệ ký quỹ duy trì. Hiện tại Tỷ lệ ký quỹ ban đầu tại Pinetree tối thiểu là 50%, Tỷ lệ ký quỹ duy trì là 40%.

Mua bán khống chứng khoán là gì?

Bán khống là một thuật ngữ tài chính được sử dụng để mô tả việc bán một tài sản mà người bán không sở hữu. Trong thị trường chứng khoán, bán khống là việc bán một cổ phiếu mà người bán không sở hữu. Người bán khống sẽ vay cổ phiếu từ một công ty chứng khoán và bán nó trên thị trường.

Ưu điểm của giao dịch ký quỹ là gì?

Điểm mạnh lớn nhất của giao dịch ký quỹ so với phương pháp vay truyền thống (từ ngân hàng, người thân,…) là thủ tục rất tiện lợi: Chỉ cần ký hợp đồng giao dịch ký quỹ là ngay lập tức có thể đặt lệnh bằng số tiền được cung cấp bởi công ty chứng khoán.