Đánh giá điểm rèn luyện hợp lí năm 2024

Đánh giá kết quả rèn luyện là 1 phần không thể thiếu đối với sinh viên Đại học Quốc tế trong suốt quá trình học tập tại trường. Bài viết này sẽ giúp trả lời các câu hỏi thường gặp về điểm rèn luyện cho các em sinh viên

Là điểm đạt được khi đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của sinh viên trên năm mặt đánh giá, theo thang điểm 100, cụ thể:

Dùng để đánh giá và phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ, từng năm học và toàn khóa học, theo mức như sau:

Phân loại

Điểm rèn luyện

Xuất sắc Từ 90 đến 100 điểm Tốt Từ 80 đến dưới 90 điểm Khá Từ 70 đến dưới 80 điểm Trung bình khá Từ 60 đến dưới 70 điểm Trung bình Từ 50 đến dưới 60 điểm Yếu Từ 30 đến dưới 50 điểm Kém Dưới 30 điểm

Hoặc:

Loại

Điểm rèn luyện

A

Từ 90 đến 100 điểm

B

Từ 70 đến dưới 90 điểm

C

Từ 50 đến dưới 70 điểm

D

Từ 30 đến dưới 50 điểm

3. Sinh viên phải làm gì để có điểm rèn luyện?

Sinh viên đạt mức điểm rèn luyện tối thiểu là 65 điểm khi thực hiện tốt các yêu cầu đối với người học: GPA đạt tối thiểu 65; chấp hành các quy định, quy chế, nội quy nhà trường, văn hóa IU; tham gia sinh hoạt lớp; thực hiện tốt công tác nội, ngoại trú; chấp hành, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4. Làm cách nào để tăng điểm rèn luyện?

Sinh viên gia tăng điểm rèn luyện của mình bằng cách:

– Tham gia các hoạt động rèn luyện (về học thuật, nghiên cứu khoa học; về chính trị – xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội…) tại trường và địa phương;

– Tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường;

– Được biểu dương, khen thưởng hoặc đạt thành tích tốt trong học tập, rèn luyện.

Lưu ý: các hoạt động phải mang tính đóng góp cho hình ảnh của nhà trường, vd: logo nhà trường hoặc ghi rõ sinh viên trường ĐH Quốc tế trên giấy chứng nhận.

Đánh giá điểm rèn luyện hợp lí năm 2024

5. Kết quả đánh giá rèn luyện được sử dụng để làm gì?

Kết quả từng học kỳ được sử dụng để xét học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên trong học kỳ đó.

Đánh giá rèn luyện của năm học dùng để xét ngừng học, thôi học.

Kết quả đánh giá toàn khóa học được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên khi ra trường.

Ngoài ra, sinh viên đạt kết quả rèn luyện toàn khóa học loại xuất sắc được nhà trường khen thưởng, biểu dương trong Lễ Tốt nghiệp.

6. Điểm rèn luyện có ảnh hưởng đến việc xét chuyên ngành và xếp loại tốt nghiệp không?

Điểm rèn luyện không ảnh hưởng trực tiếp đến việc xét chuyên ngành và xếp loại tốt nghiệp. Tuy nhiên, nếu sinh viên xếp loại rèn luyện kém sẽ bị xét ngừng học, thôi học, khi đó sẽ không được xét chuyên ngành và tốt nghiệp.

7. Khi cần liên hệ hoặc tư vấn về đánh giá kết quả rèn luyện, SV liên hệ ở đâu?

Phòng Công tác Sinh viên chịu trách nhiệm thực hiện các công việc này. Khi cần liên hệ hoặc tư vấn về đánh giá kết quả rèn luyện, sinh viên có thế đến trực tiếp Phòng O1.105 trong giờ làm việc (sáng từ 08g00 đến 11g30, chiều từ 13g00 đến 16g00) từ thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần (trừ ngày nghỉ, lễ); hoặc liên hệ qua số điện thoại (08) 37244270, số nội bộ: 3334, email hoặc .

8. Nếu có sai sót hoặc thiếu điểm rèn luyện, SV phải liên hệ ai để được giúp đỡ?

Điểm rèn luyện tích lũy của sinh viên đạt được từ việc tham gia các hoạt động rèn luyện do trường cập nhật dựa trên kết quả thống kê của các đơn vị tổ chức. Có một số trường hợp thống kê thiếu hoặc sai, dẫn đến kết quả rèn luyện của sinh viên không được cập nhật đủ hoạt động rèn luyện đã tham gia. Khi gặp trường hợp này, sinh viên báo lại với đơn vị chủ quản tổ chức các hoạt động này để bổ sung, điều chỉnh, cụ thể:

Hiện nay, khái niệm điểm rèn luyện không được định nghĩa ở bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào. Theo cách hiểu thông thường thì điểm rèn luyện là điểm số dùng để đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cũng như mức độ tích cực của sinh viên trong việc tham gia các hoạt động, phong trào.

Điểm rèn luyện thường được sử dụng để:

- Đánh giá và phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ, từng năm học và toàn khóa học.

- Xét duyệt học bổng, xét khen thưởng - kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú kí túc xá và các ưu tiên khác trong quy định của trường.

- Căn cứ xét thi tốt nghiệp, làm luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp; được ghi chung vào bảng điểm kiết quả học tập và lưu trong hồ sơ người học khi tốt nghiệp ra trường.

Đánh giá điểm rèn luyện hợp lí năm 2024

Thế nào là điểm rèn luyện? Điểm rèn luyện có ảnh hưởng gì đến bằng tốt nghiệp đại học không?

Điểm rèn luyện có ảnh hưởng đến bằng tốt nghiệp đại học không?

Theo Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;

- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá. Hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học (đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên)

Theo đó, nếu sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập thì sinh viên sẽ được xét tốt nghiệp dựa trên điểm trung bình tích lũy, không bị phụ thuộc quá nhiều vào điểm rèn luyện.

Khi sinh viên có điểm có điểm tích lũy loại giỏi/xuất sắc nhưng lại có điểm rèn luyện thấp do đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên thì mới bị giảm hạng tốt nghiệp.

Quy định về việc xử lý vi phạm đối với sinh viên?

Đối với quy định về việc xử lý vi phạm đối với sinh viên thì tại Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định cụ thể như sau:

(1) Sinh viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm theo các quy định của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

(2) Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

(3) Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.

Quy định về việc xây dựng Quy chế của cơ sở giáo dục đào tạo?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định cụ thể như sau:

(1) Căn cứ Quy chế này và các quy định hiện hành khác có liên quan, hiệu trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm:

- Chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo trên cơ sở tư vấn của hội đồng khoa học và đào tạo và các quy định quản lý nội bộ; cụ thể hóa và có thể yêu cầu cao hơn nhưng không trái với các quy định của Quy chế này;

- Ban hành các quyết định tổ chức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, liên kết đào tạo, đào tạo liên thông (nếu có) bảo đảm đầy đủ các yêu cầu theo Quy chế này; trong đó phải ghi rõ tên ngành, hình thức đào tạo, đối tượng, chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh, địa điểm đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo và các thông tin khác có liên quan;

- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho sinh viên quy chế của cơ sở đào tạo và các quy định liên quan đến quá trình học tập, các quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên ngay đầu khóa học;

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra nội bộ việc thực hiện kế hoạch, chương trình, quy chế của cơ sở đào tạo và các nhiệm vụ khác liên quan đến đào tạo; chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định hiện hành.

(2) Cơ sở đào tạo thực hiện giải trình theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định khác của pháp luật có liên quan.