Đánh giá nguy cơ tim mạch 10 năm năm 2024

Vân Nga Vũ 1, Thị Thu Thương Hà 1, Thị Quỳnh Đỗ 1, Thị Mỹ Dung Đinh 2, Thị Bình Minh Nguyễn 2, Thị Lan Anh Nguyễn 2, Ngọc Thành Lê 1,2, Thị Thơm Vũ 1,

1 Trường ĐH Y Dược–Đại học Quốc gia HN 2 Bệnh viện E Hà Nội

Đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, thang điểm Framingham

Hôm nay 2.11, tại Hà Nội, Hội Tim mạch Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á (AFCC2023) lần thứ 27 có chủ đề "Giao thoa tim mạch: thách thức và cơ hội".

Theo Hội Tim mạch Việt Nam, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Đáng lo ngại, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch gia tăng nhanh chóng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp (chiếm khoảng 75% tổng số các ca tử vong), trong đó có các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Đánh giá nguy cơ tim mạch 10 năm năm 2024

Các chuyên gia đánh giá Việt Nam làm chủ nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim mạch

LIÊN CHÂU

Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, có khoảng 200.000 người tử vong do bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Bên cạnh đó, gánh nặng bệnh tật và chi phí cũng tăng đáng kể.

Ngành tim mạch Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều bước tiến, hội nhập được sâu rộng với thế giới, đã triển khai ứng dụng được nhiều kỹ thuật tiên tiến có thể sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện, hầu hết các bệnh lý tim mạch đã có thể được chẩn đoán và điều trị trong nước một cách kịp thời, hiệu quả. Người bệnh tim mạch trong nước đã có cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học trong lĩnh vực tim mạch tiên tiến ngay tại chỗ mà không còn phải ra nước ngoài.

Thông tin tại buổi họp báo, GS-TS Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, lưu ý theo nghiên cứu tại 67 quốc gia, ngoài các yếu tố "truyền thống" gây bệnh tim mạch như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá... và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đã ghi nhận các yếu tố nguy cơ mới gây bệnh tim mạch liên quan môi trường như bụi, tiếng ồn, căng thẳng, hậu Covid-19 là nguy cơ với bệnh tim mạch. Mỗi người cần chủ động hơn trong phòng bệnh tim mạch, trong đó, khám sức khỏe định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm bệnh là rất cần thiết.

Hội Tim mạch Việt Nam đã có bảng test để đánh giá mức độ nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỗi người đều có thể tự đánh giá và nhận biết được các nguy cơ về bệnh tim mạch sớm 10 năm. Tùy mức độ, mỗi người có thể chủ động kiểm soát các nguy cơ và tư vấn của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.

Qua thang điểm SCORE2, người trên 40 tuổi có thể dự đoán nguy cơ mắc biến cố tim mạch trong 10 năm, từ đó dự phòng bệnh tim mạch từ sớm.

Theo bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo, BVĐK Tâm Anh TP HCM, có nhiều công cụ giúp dự đoán nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai, cụ thể như thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP. Đây là phiên bản mới nhất được áp dụng theo Hướng dẫn ESC (Hội tim mạch Châu Âu) năm 2021 về phòng ngừa bệnh tim mạch trong thực hành lâm sàng.

Để tự chấm điểm nguy cơ, bạn cần có 5 thông số đánh giá: Độ tuổi, giới tính (nam/nữ), tình trạng hút thuốc (có/không), huyết áp tâm thu (chỉ số huyết áp trên), non-HDL cholesterol (được tính bằng cholesterol toàn phần - HDL cholesterol). Sự kết hợp của các thông số sẽ tương ứng với một mốc điểm theo bảng bên dưới. Đây là tỷ lệ phần trăm nguy cơ mắc biến cố bệnh tim mạch (gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ) gây tử vong hoặc không tử vong trong 10 năm tới.

Đánh giá nguy cơ tim mạch 10 năm năm 2024

Ví dụ, bạn là nam, 45 tuổi, có hút thuốc, chỉ số huyết áp tâm thu là 120 mmHg, chỉ số non-HDL cholesterol là 4.1 thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong 10 năm tới của bạn là 5% (nguy cơ trung bình).

Thông qua kết quả dự đoán, nguy cơ mắc các biến cố tim mạch được phân tầng theo 3 nhóm: nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình và nguy cơ cao. Phân tầng nguy cơ tim mạch sẽ có sự khác nhau tùy từng nhóm tuổi.

Thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP được áp dụng cho người từ 40 đến 89 tuổi. Trường hợp dưới 40 tuổi hoặc từ 90 tuổi trở lên có thể tham khảo thang điểm ở độ tuổi gần nhất nhưng nguy cơ thật sự sẽ thấp hơn (nếu dưới 40 tuổi), cao hơn (nếu từ 90 tuổi trở lên) nguy cơ được dự đoán. Độc giả cũng có thể đánh giá online bằng cách nhập các thông số tại đây.

Đánh giá nguy cơ tim mạch 10 năm năm 2024

Thang điểm dự đoán này không dùng cho người đã mắc bệnh tim mạch, chưa tính đến yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Vì vậy, với người có bệnh lý tiểu đường, nguy cơ thật sự sẽ cao hơn nguy cơ được dự đoán.

Cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mặc dù độ tuổi, giới tính không thể thay đổi nhưng mỗi người vẫn có thể giảm nguy cơ mắc biến cố tim mạch bằng cách cải thiện các yếu tố nguy cơ còn lại: cai thuốc lá, giảm huyết áp, giảm chỉ số non - HDL cholesterol.

Đánh giá nguy cơ tim mạch 10 năm năm 2024

Trước hết, bạn giảm từ từ, tiến đến ngưng hút thuốc lá (nếu có) bằng cách khiến cho bản thân bận rộn, sử dụng liệu pháp thay thế...; tập thể dục trung bình 150-300 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải, chia đều cho các ngày; duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức tiêu chuẩn: từ 18,5 - 24,9.

Theo bác sĩ Hoàn, trường hợp bị tăng huyết áp, bệnh nhân cần điều trị để đưa chỉ số huyết áp tâm thu về mức dưới 140 mmHg, sau đó giảm xuống dưới 130 mmHg nếu có thể. Để điều hòa huyết áp, cần kết hợp chế độ ăn giảm mặn, hạn chế rượu bia, giảm cân, cắt giảm caffein, vận động điều độ...

Với chỉ số non-HDL cholesterol, được tính bằng cholesterol toàn phần trừ số lượng HDL-cholesterol (còn gọi là cholesterol "tốt"). Hiểu đơn giản, non-HDL cholesterol chỉ tất cả các loại cholesterol "xấu", điển hình nhất là LDL-cholesterol (LDL-c).

Do đó, để giảm chỉ số non-HDL cholesterol, nhất thiết phải giảm LDL-cholesterol, đồng thời tăng HDL-cholesterol nếu có thể. Bác sĩ Hoàn khuyến cáo, với bệnh nhân có nguy cơ thấp và trung bình, nên đưa chỉ số LDL-c về mức dưới 2,6 mmol/L (100 mg/dL), bệnh nhân nguy cơ cao cần đưa chỉ số LDL-c về mức dưới 1,8 mmol/L (70 mg/dL). Riêng bệnh nhân có nguy cơ rất cao hoặc biến cố tim mạch tái phát, chỉ số LDL-c cần đưa về mức dưới 1,4 mmol/L (55 mg/dL).

Đánh giá nguy cơ tim mạch 10 năm năm 2024

Để điều hòa mỡ máu, giảm lượng cholesterol "xấu", tăng lượng cholesterol "tốt", người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa, tăng cường chất xơ hòa tan, whey protein, rau xanh, trái cây...; giảm căng thẳng, áp lực; tăng cường vận động...

Song song, người bệnh có thể bổ sung các tinh chất thiên nhiên có khả năng giảm tổng hợp cholesterol, điều hòa mỡ máu, kiểm soát huyết áp như GDL-5 (Policosanol,tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ). Theo bác sĩ Hoàn, GDL-5 giúp điều hòa hoạt động men tổng hợp cholesterol (HMG-CoA reductase), tăng hoạt hóa LDL-Receptor trên màng tế bào, giúp giảm tổng hợp, tăng cường chuyển hóa cholesterol trong cơ thể. Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược cho thấy, sau 12 tuần sử dụng, GDL-5 giúp giảm 18% LDL-c, tăng 20% HDL-c, đồng thời giảm huyết áp tâm thu 7,7%.