Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo sga

Suy dinh dưỡng, thang điểm SGA, người bệnh nội trú

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm đánh giá chủ quan tổng thể SGA (Subjective Global Assessment) và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị nội trú.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2021, áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả. Tổng cộng có 400 người bệnh nhập viện điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim Mạch – Lão Học Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh tham gia vào nghiên cứu.

Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng lúc nhập viện theo thang điểm SGA là 56,7%. Người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng phân bố nhiều ở nhóm tuổi ≥ 60, chiếm 46%. Người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng thuộc nhóm có trình độ học vấn ở cấp 2 chiếm tỷ lệ 22,2%. Người bệnh có thu nhập thấp có tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng 30,5%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng phải kể đến hàng đầu là tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập (p< 0,05). Tuổi càng cao có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn (p < 0,05; r = 0,349).

Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy người bệnh nhập viện tại Khoa Nội Tim Mạch – Lão Học có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp/ vừa, các yếu tố liên quan gồm tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập bình quân

Đặt vấn đề: Tình trạng dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của phẫu thuật và việc sàng lọc dinh dưỡng trước phẫu thuật giúp phát hiện bệnh nhân có nguy cơ về dinh dưỡng trước phẫu thuật. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng có chuẩn bị tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 92 bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng có chuẩn bị, thời gian nằm viện ≥ 2 ngày, từ tháng 08/2019 đến 12/2019 tại bệnh viện ĐKTW Cần Thơ. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng chỉ số khối cơ thể (BMI), SGA và các chỉ số hóa sinh như Albumin và Pre-albumin. Kết quả: theo phân loại của SGA có 63% bệnh nhân suy dinh dưỡng; 22,5% bệnh nhân suy dinh dưỡng phân loại theo BMI. Nghiên cứu ghi nhận 3 yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng là tuổi, nơi sinh sống và người chăm sóc. Kết luận: Công cụ SGA cần được sử dụng đánh giá tình trạng dinh dưỡng để phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng và cần quan tâm bệnh nhân là người cao tuổi, sống ở vùng nông thôn và những bệnh nhân không có người thân gia đình chăm sóc.

SGA, suy dinh dưỡng chu phẫu, tình trạng dinh dưỡng

Mục tiêu : Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm đánh giá chủ quan tổng thể SGA (Subjective Global Assessment) và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị nội trú.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2021, áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả. Tổng cộng có 400 người bệnh nhập viện điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim Mạch – Lão Học Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh tham gia vào nghiên cứu.

Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng lúc nhập viện theo thang điểm SGA là 56.7%. Người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng phân bố nhiều ở nhóm tuổi ≥ 60, chiếm 46%. Người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng thuộc nhóm có trình độ học vấn ở cấp 2 chiếm tỷ lệ 22.2%. Người bệnh có thu nhập thấp có tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng 30.5%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng phải kể đến hàng đầu là tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập (p< 0.05). Tuổi càng cao có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn (p < 0.05; r = 0.349).

Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy người bệnh nhập viện tại Khoa Nội Tim Mạch – Lão Học có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp/ vừa, các yếu tố liên quan gồm tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập bình quân.

Từ khóa

Suy dinh dưỡng, thang điểm SGA, người bệnh nội trú Malnutrition, Subjective Global Assessment, inpatient

PDFDownload: 1114 View: 610

Tài liệu tham khảo

Jensen G.L, Cederholm T., Correia M., Gonzalez M.C., Fukushima R., Higashiguchi T., de Baptista G.A., Barazzoni R., Blaauw R., Coats A.J.S, et al (2019). GLIM criteria for the diagnosis of malnutrition – A consensus report from the global clinical nutrition community. JPEN J. Parenter Nhập. Nutr; 43 : 32–40. doi: 10.1002 / jpen.1440.

Phạm Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Bích Ngọc và cộng sự (2006). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa tiêu hóa và nội tiết tại bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, Số 3+4, 85-91.

Hà Huy Khôi (2004). Dinh dưỡng, sức khỏe và bệnh tật. Nhà xuất bản y học.

Trường Đại học Y Dược Thái Bình (2017). Dinh dưỡng điều trị. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2009). Hội nghị tổng kết dự án “Xây dựng mô hình điểm và nguồn lực dinh dưỡng lâm sàng”, Hà Nội, Tháng 4, năm 2009.

Palmero A.M., Perez A.S., Ranedo M.J.C., et al (2017). Malnutrition in hospitalized patients: results from La Rioja. Nutr Hosp, 34 (2), 402-406. doi: 10.20960/nh.458.

Hoàng Thị Bạch Yến, Bùi Thị Phương Anh, Trần Thị Táo và cộng sự (2018). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện trường Đại học Y dược Huế. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế, Tập 8, số 2.

Hà Thị Ninh (2011). Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre năm 2011. Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo sga

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép .

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng SGA là gì?

SUBJECTIVE GLOBAL ASSSESSMENT (SGA) – Công cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng chủ quan toàn diện. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng giúp nhận diện nguyên nhân suy dinh dưỡng, phân loại mức độ suy dinh dưỡng và đánh giá ảnh hưởng suy dinh dưỡng về mặt chức năng.

Có bao nhiêu bước đánh giá tình trạng dinh dưỡng?

(thường dùng nhất là cân nặng & chiều cao) bao gồm 4 bước: - Tính tuổi - Đo cân nặng: - Đo chiều cao - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo quần thể tham chiếu.

Khi người bệnh có nguy có suy dinh dưỡng thì cần đánh giá lại khi nào đánh giá lại?

Thời gian tái đánh giá: ở người bệnh không suy dinh dưỡng: tái đánh giá sau mỗi tuần. Ở người bệnh suy dinh dưỡng: tái đánh giá sau mỗi 3 ngày. Mời hội chẩn dinh dưỡng: do bác sĩ điều trị quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Phương pháp NRS là gì?

Phương pháp sàng lọc dinh dưỡng NRS-2002 là phương pháp tầm soát nguy cơ SDD, gồm 3 thành phần: Thành phần một dựa vào các tiêu chí: BMI, giảm cân, lượng thức ăn đưa vào trong tuần trước, thành phần hai và ba đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và tuổi tác.