Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Việc trẻ sơ sinh bị táo bón có thể khiến bố mẹ rất lo lắng vì không biết đường ruột của con có ổn không, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này. Thực tế có một số cách giúp điều trị tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng.

Trẻ sơ sinh có thể đi nặng sau mỗi lần bú hay đi tiêu đều vài lần trong ngày hoặc chỉ 1-2 lần trong tuần, điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đôi khi trẻ có thể bị táo bón, khiến con hay quấy khóc. Vậy trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau đây nhé!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Để đánh giá xem trẻ có bị táo bón không thì không thể chỉ dựa vào tần xuất bé đi nặng mà cần dựa vào trạng thái của phân.

Vì sữa mẹ rất bổ dưỡng nên đôi khi cơ thể trẻ hấp thụ gần hết, chỉ còn lại một ít cặn sữa để di chuyển qua đường tiêu hóa. Do đó, bé có thể chỉ đi tiêu 1- 2 lần mỗi tuần. Đây là điều hoàn toàn bình thường đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Một số trẻ sơ sinh có đường ruột hoạt động chậm hơn (nhưng hoàn toàn bình thường), vì vậy nên các bé không thường xuyên đi tiêu.

Thông thường, sau giai đoạn đi tiêu phân su, trẻ bú sữa mẹ thường đi phân lỏng và có nước trong những ngày đầu sau sinh. Theo thời gian, phân sẽ bắt đầu đặc hơn một chút và bé ít đi ngoài hơn. Trẻ bú bình thường đi tiêu phân cứng hơn so với trẻ bú mẹ và tần suất đi tiêu ít hơn hẳn. Khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm thì phân sẽ cứng hơn và có hình khối.

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị táo bón, phân sẽ cứng và khô, đóng cục. Các triệu chứng khác bé có thể mắc như:

  • Trẻ quấy khóc và khó chịu bực bội mỗi khi rặn
  • Trẻ xì hơi và đi nặng có mùi nặng
  • Trẻ lười bú
  • Bụng bé chướng dần lên

Nếu phân rất cứng, đôi khi nó có thể gây ra những vết rách nhỏ xung quanh hậu môn của trẻ. Những vết rách này sẽ gây chảy máu và khiến bé đau, khó chịu hơn.

Tìm hiểu thêm Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày? Tìm hiểu ngay!

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Khi trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau nhằm giúp con đi tiêu dễ dàng hơn:

Massage cho trẻ bị táo bón là phương pháp dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Massage giúp trẻ thư giãn, tăng cường lưu thông tuần hoàn, kích thích tăng nhu động ruột và giúp trẻ đi tiêu dễ dàng và thường xuyên hơn. Ngoài ra, massage còn giúp bố mẹ và con gần gũi hơn. Mẹ có thể vừa massage cho con vừa trò chuyện hay hát cho con nghe.

Bố mẹ có thể massage cùng với dầu massage cho bé hoặc các dầu có mùi hương dịu nhẹ, không gây kích ứng đối với làn da non nớt của bé. Thời điểm tốt nhất để thực hiện là khi trẻ thức dậy vào buổi sáng, trước khi đi ngủ hoặc trước khi đi tắm. Bạn nên tránh massage khi trẻ vừa mới ăn no hoặc có vết trầy xước trên bụng. Tốt nhất nên chờ ít nhất 45 phút đến 1 giờ sau khi ăn mới massage cho trẻ.

Thực tế massage cho trẻ bị táo bón không chỉ tập trung vùng bụng mà cần kết hợp ở các bộ phận khác của cơ thể. Các bước massage cho trẻ như sau:

  • Bạn đặt bé nằm ngửa trên nệm hoặc chăn mền
  • Bắt đầu xoa bóp với hai tay của bé, nắn nhẹ hai cánh tay, di chuyển từ vai xuống cánh tay, khuỷu tay và kết thúc ở hai bàn tay.
  • Đặt ba ngón tay giữa lên bụng bé, gần rốn. Ấn nhẹ và bắt đầu xoay theo chiều kim đồng hồ, vị trí cách vùng rốn 4-5cm, dọc theo khung đại tràng. Di chuyển các ngón tay nhẹ nhàng từ phải sang trái trên thành bụng bé.
  • Massage hai chân bé, nắn nhẹ nhàng từ đùi xuống cẳng chân và hai bàn chân.
  • Bạn gập duỗi hai chân bé nhẹ nhàng (bài tập đi xe đạp): dùng tay nhẹ nhàng giữ hai chân trẻ, gấp chân phải từ từ đẩy nhẹ về phía vai phải. Sau đó, duỗi chân và gấp chân trái từ từ đẩy nhẹ về phía vai trái.

Một số mẹ thường mắc sai lầm khi massage như:

  • Vuốt ngược chiều kim đồng hồ sẽ làm đẩy ngược nhu động ruột làm trẻ táo bón nhiều hơn
  • Lực quá mạnh
  • Vuốt sai vị trí ruột

Do đó, bố mẹ cần chú ý kỹ khi thực hiện để giúp bé mau hết táo bón nhé.

2. Các phương pháp điều trị khác tại nhà

Bố mẹ lưu ý không nên cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị táo bón dùng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Đối với bé bú mẹ:

  • Bạn nên cho trẻ bú thường xuyên hơn. Nếu trẻ không chịu bú, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đối với bé bú bình:

  • Kiểm tra xem sữa pha cho bé đã đúng cách chưa, có thể bạn đã pha chưa đủ nước. Hãy đọc kỹ hướng dẫn pha sữa của nhà sản xuất vì mỗi loại sữa sẽ có cách pha khác nhau. Lưu ý là nên cho nước vào bình trước rồi thêm sữa bột, nếu thêm bột trước thì sẽ khiến bạn đo mức nước không chính xác.

Tìm hiểu thêm Bí quyết pha sữa bột cho bé đúng chuẩn: Bé no lâu, phát triển khỏe mạnh

Đối với bé đã ăn dặm:

  • Bạn cho bé uống thêm nước giữa các bữa ăn hoặc nước ép trái cây (táo hoặc lê). Những loại nước trái cây này có chứa sorbitol, một chất tạo ngọt có tác dụng như thuốc nhuận tràng. Lưu ý là bạn nên ngưng cho bé dùng các nước trái cây này nếu thấy phân bé quá lỏng.
  • Tùy thuộc vào độ ăn thô của bé, bạn có thể cho bé ăn thêm trái cây và rau xay nhuyễn hoặc cắt từng miếng nhỏ.

3. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu các biện pháp trên đây không có hiệu quả, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách. Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc sau cho bé:

  • Thuốc đặt glycerin: được đặt trực tiếp vào hậu môn của bé để kích thích nhu động ruột.
  • Các thuốc nhuận tràng.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trong hầu hết trường hợp, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị táo bón không phải là vấn đề nghiêm trọng và tình trạng này có thể dễ dàng được điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp rất hiếm, táo bón có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng sau:

  • Các triệu chứng táo bón vẫn còn dù bạn đã thay đổi chế độ ăn uống và áp dụng nhiều cách điều trị
  • Nôn mửa, nôn dịch xanh dịch vàng
  • Yếu người
  • Lười ăn hoặc bú
  • Có máu trong phân
  • Phân có màu đen
  • Bụng chướng to lên
  • Quấy khóc liên tục
  • Trẻ tiêu phân lỏng
  • Trẻ có tiền căn tiêu phân su sau 24 giờ sau sinh.

Tìm hiểu thêm Màu phân của trẻ phản ánh bệnh gì? Bé sơ sinh đi hoa cà hoa cải là gì?

Hello Bacsi tin rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh táo bón phải làm sao. Từ đó có được những mẹo vặt chăm sóc bé cưng tốt nhất khi con gặp vấn đề về tiêu hóa này.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh không nghiêm trọng, có thể hết sau vài ngày nếu mẹ bé biết cách xử lý sớm và đúng cách, ngược lại, nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Bài viết sau đây sẽ mách mẹ cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh, các mẹ tham khảo và áp dụng ngay cho bé nhé!

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Xem thêm:

>>> Cách chữa táo bón cho trẻ thật đơn giản, không cần dùng đến thuốc

>>> Trẻ bị táo bón lâu ngày: Mẹ thờ ơ, con dễ gặp nguy!

1. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

  • Cơ thể trẻ bị mất nước: Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn vừa là nguồn cung cấp nước cho cơ thể. Trẻ bú mẹ chưa đủ sẽ khiến cơ thể bị mất nước, gây táo bón.
  • Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn: Với những bé chỉ bú mẹ rất hiếm khi bị táo bón do trẻ có khả năng tiêu hóa gần như hoàn toàn thức ăn. Bởi sữa mẹ có sự cân bằng hoàn hảo giữa chất đạm và chất béo, cho nên ngay cả khi bé không đi ngoài trong vài ngày, bé vẫn đi ngoài phân mềm. Nếu bé đang dùng sữa công thức và có hiện tượng táo bón, có thể một thành phần nào đó trong sữa khiến bé bị táo bón.

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn

  • Do đang uống thuốc: Một số loại thuốc bổ sung chất sắt với liều cao hoặc thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ bị táo bón, đặc biệt là các loại thuốc điều trị viêm đường hô hấp.
  • Trẻ sinh non: Do hệ thống tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, trẻ sinh non thường dễ gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,… hơn so với các bé sinh đủ tháng.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: do mẹ có thói quen ăn đồ cay nóng (ớt, tiêu, gừng,…); trẻ hiếu động, ham hoạt động, thích lẫy,… khiến cơ thể bị mất nước nhiều.

2. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể thông báo với bố mẹ khi bị táo bón. Do đó, bố mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời và có biện pháp khắc phục sớm.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé chậm đi đại tiện, 3 ngày mới đi một lần đối với trẻ bú bình, và 5 ngày trở lên đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, khoảng cách ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí để nhận biết trẻ bị táo bón.

Để xác định chính xác trẻ có bị táo bón hay không, mẹ hãy theo dõi thêm tính chất phân và khuôn phân của trẻ. Nếu tần suất bé đi vệ sinh ít, 3 ngày trở lên mới đi vệ sinh một lần nhưng phân vẫn mềm xốp, không bị keo dính hay chắc phân, trẻ đi dễ dàng, không căng thẳng, quấy khóc thì mẹ không phải lo bé bị táo bón mẹ nhé.

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, trẻ thường có triệu chứng ưỡn người lên để rặn mỗi khi đi ngoài, mặt đỏ, vã mồ hôi, thậm chí quấy khóc.

Bé lười ăn, ăn ít, chậm tăng cân: Táo bón lâu ngày sẽ khiến các chất độc trong cơ thể bé không thể đào thải ra ngoài được, có nguy cơ bị hấp thu ngược, khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn.

Bé bị đau bụng: Trẻ thường dễ bị đau bụng, chướng bụng do thức ăn sau khi tiêu hóa không được đào thải ra khỏi cơ thể.

3. Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh

Tăng lượng chất lỏng cho bé

Bé sơ sinh bị táo bón thường do thiếu chất lỏng trong đường tiêu hóa, do đó mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, khoảng 2 giờ/ lần.

Trong thời gian cho con bú, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5-3 lít mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cho cả mẹ và bé.

Đổi sữa công thức cho bé

Nếu bé đang dùng 1 loại sữa công thức nào đó và có triệu chứng khó tiêu, táo bón, bú kém, tốt nhất mẹ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa để đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn với cơ địa của trẻ. Mẹ nên ưu tiên chọn sữa có bổ sung chất xơ hòa tan để góp phần làm cho phân của bé mềm hơn, giúp bé đại tiện dễ hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của mẹ

Đối với các bé bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng vẫn bị táo bón, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống của mình: ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích.

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc trị táo bón cho trẻ sơ sinh, giúp làm mềm và xốp phân, đồng thời làm tăng kích thước phân, giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Chất xơ bổ sung cho trẻ sơ sinh phần lớn được hấp thụ từ sữa mẹ. Do đó, trong thời gian cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…

Tắm cho trẻ bằng nước ấm

Khi trẻ sơ sinh có triệu chứng táo bón, mẹ nên cho bé tắm bằng nước ấm. Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, giúp thư giãn cơ bụng, giảm các cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Mẹ lưu ý chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên.

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Mẹ hãy thử áp dụng cách tắm cho trẻ bằng nước ấm

Bài tập “đạp xe đạp”

Với trẻ sơ sinh, đường ruột của bé chưa phát triển hoàn toàn, nhu động ruột kém. Do đó mẹ lưu ý nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, tăng cường như động ruột, sẽ giúp trẻ giảm táo bón mẹ nhé.

Mẹ hãy thử áp dụng bài tập “đạp xe đạp” sẽ giúp bé dễ đi ngoài hơn. Trong phòng ấm, kín gió, mẹ đặt bé nằm trên giường sau đó nâng hai chân của bé lên rồi di chuyển theo vòng tròn như đang đạp xe đạp. Bài tập này vừa giúp bé cảm thấy dễ chịu vừa giúp bé tiêu hóa tốt hơn, dễ đi ngoài hơn.

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Massage vùng bụng kết hợp với bài tập "đạp xe đạp" sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn

Massage bụng cho bé

Massage bụng cũng là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Mẹ hãy đặt ba ngón tay phía bên trái dưới rốn của bé, sau đó massage nhẹ nhàng phần bụng theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3 phút. Bài massage này vừa giúp bé cảm thấy thoải mái vừa giúp thúc để chuyển động ruột.

Cốm vi sinh NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng

Ngoài các cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh được kể trên, mẹ có thể cho trẻ bổ sung cốm NutriBaby Plus nhằm hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Trong thành phần của NutriBaby Plus có Diếp cá – một loại thảo dược có tính mát, giúp trẻ giảm táo bón. Đồng thời, trong NutriBaby Plus còn có thành phần FOS (Fructose Oligosaccharides), đây là một loại chất xơ hòa tan có thể trở thành Prebiotic, làm “thức ăn” cho các Probiotic, giúp phát triển các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phân của bé xốp mềm hơn. Ngoài ra, FOS cũng là một chất xơ sẽ giúp tăng lượng phân đào thải, giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn rất nhiều.

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Đặc biệt, khi cho trẻ bổ sung NutriBaby Plus, mẹ có thể yên tâm hơn về sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như sức đề kháng của trẻ.

Với sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược thiên nhiên như Hoàng Kỳ, Diếp Cá kết hợp với các thành phần axit amin, khoáng chất,... như Kẽm, Lysine, Taurine, nhóm Vitamin B,… NutriBaby Plus có công dụng:

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên.
  • Kết hợp với các acid amin và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ phát triển cơ thể khỏe mạnh.

Bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay trong các trường hợp sau:

Táo bón tuy không gây nguy hiểm ngay nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như trẻ ăn khó tiêu, thường xuyên nôn trớ, trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Do đó bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo các triệu chứng như:

  • Trẻ sốt cao, nôn trớ.
  • Xuất hiện máu trong phân.
  • Bé bị sụt cân kéo dài.
  • Phân của trẻ rất cứng, khô.
  • Trẻ bị rách hậu môn.
  • Dù mẹ đã khắc phục, thay đổi chế độ ăn uống nhưng tình trạng táo bón của bé vẫn không cải thiện.

Xem thêm:

>>> Trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên ăn gì?

>>> Trẻ sơ sinh biếng bú, mẹ hãy nhớ và làm ngay những mẹo sau

>>> Cẩm nang giúp bé tăng cân sau ốm mẹ nên "thuộc nằm lòng"