Làm thế nào để trẻ không cào mặt năm 2024

Trong các giai đoạn phát triển, trẻ sơ sinh sẽ hình thành nhiều thói quen khác nhau. Đó có thể là thói quen mút tay, dụi mắt hay gãi đầu. Những thói quen này có thể tự biến mất trong một vài tuần và cũng có thể đi cùng trẻ hết giai đoạn sơ sinh. Các hành động lạ lặp lại thường xuyên khiến các bậc cha mẹ ít nhiều lo lắng. Đây là lý do nhiều ông bố, bà mẹ băn khoăn trẻ sơ sinh hay gãi đầu dụi mắt có sao không?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay gãi đầu dụi mắt

Ngoài mút tay, gãi đầu và dụi mắt cũng là những thói quen thường gặp ở trẻ sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ thường xuyên gãi đầu hay dụi mắt.

Vì sao trẻ sơ sinh hay gãi đầu?

Trẻ sơ sinh bỗng nhiên thích gãi đầu có thể là vì các lý do như:

  • Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có thói quen chạm tay vào khuôn mặt. Thói quen này vẫn tiếp tục phát triển sau sinh và khi chào đời mẹ có thể nhiều lần bắt gặp trẻ gãi đầu.
  • Một số trẻ gãi đầu chỉ vì tò mò muốn khám phá chính mình và cảm nhận được các bộ phận trên cơ thể. Những hành động khám phá này là bản năng mà bất kỳ em bé nào cũng có.
  • Trong những tuần đầu mới sinh, trẻ sơ sinh không đủ cả năng kiểm soát các vận động của cơ thể. Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh còn gọi là phản xạ giật mình - một phản ứng không có chủ ý. Khi đó, bé có biểu hiện ưỡn lưng, huơ tay chân,… để phản ứng với một tiếng động lớn hay chuyển động đột ngột. Trong phản xạ không chủ ý này, trẻ vô tình gãi lên đầu và mặt của mình.
  • Các tình trạng bất thường về da cũng khiến trẻ. Nếu da đầu bị khô, ngứa, rát, bong tróc, kích ứng, viêm da, rôm sảy, trẻ sơ sinh bị gàu,… cũng khiến bé có phản ứng gãi đầu để xoa dịu cảm giác khó chịu.
  • Trẻ bứt rứt, khó chịu vì một điều gì đó mà chưa có khả năng diễn đạt bằng lời nên “báo hiệu” cho mẹ bằng hành động. Lúc này, kèm theo hành động gãi đầu, bứt tóc, trẻ có thể có biểu hiện mặt cau có, chân giãy đạp.
    Làm thế nào để trẻ không cào mặt năm 2024
    Mẹ cần biết cách “đọc vị” các nguyên nhân khiến trẻ trẻ sơ sinh hay gãi đầu dụi mắt

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay dụi mắt

Tương tự như việc trẻ gãi đầu, dụi mắt cũng có thể là thói quen bình thường nhưng cũng có thể do trẻ bị khó chịu trong mắt. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay dụi mắt có thể là:

  • Trẻ buồn ngủ, mỏi mắt, chói mắt hay thấy mệt sẽ dụi mắt như một cách để massage, giúp trẻ thấy dễ chịu hơn.
  • Trẻ sơ sinh bị khô mắt khiến bé cảm thấy khó chịu nên có phản xạ dụi mắt. Hành động này giúp kích thích nước mắt tiết ra, giúp khôi phục độ ẩm và bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Đôi khi việc bé dụi mắt có thể do xuất hiện dị vật trong mắt bé như lông mi rụng, bụi vải,… Nếu dị vật lớn và bé dụi mắt nhiều có thể làm xước niêm mạc mắt.
  • Một số bệnh về mắt khiến trẻ sơ sinh bị ngứa, đau, khô rát hoặc khó chịu trong mắt như: viêm kết mạc, đau mắt đỏ,...
  • Cũng có khi bé tò mò khám phá khuôn mặt hoặc học được một kỹ năng vận động mới của mình nên lặp lại liên tục hành động dụi mắt.
  • Một số trẻ bị sặc sữa cũng có thể khiến sữa trào cả lên mắt. Nếu mẹ không vệ sinh mắt sạch sẽ trẻ cũng sẽ bị khó chịu và dụi mắt liên tục.
    Làm thế nào để trẻ không cào mặt năm 2024
    Mẹ cần quan sát kỹ mắt để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ dụi mắt

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh hay gãi đầu dụi mắt?

Trẻ sơ sinh hay gãi đầu dụi mắt có thể là thói quen bình thường nhưng cũng có thể là cách để trẻ báo hiệu cho cha mẹ một vấn đề bất thường nào đó. Cha mẹ nên quan sát kỹ trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh để phát hiện sớm các bất thường nếu có, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Con trai tôi 13 tháng, có tính không đồng ý gì thì cào cấu, giật tóc người bế (thường là bà ngoại hoặc mẹ).

Ngoài ra, bé còn hay ném đồ chơi, bất cứ đồ gì, kể cả thứ bé rất thích. Tôi không biết các biểu hiện này có bình thường không và tôi nên làm như thế nào với con? (Loan)

Làm thế nào để trẻ không cào mặt năm 2024

Ảnh minh họa: Gab.giggle.com.

Trả lời

Phải khẳng định những hành vi bạn nêu là những hành vi không mong muốn và bố mẹ muốn loại bỏ chúng. Với trẻ 13 tháng tuổi, hành vi đánh người hoặc phá hủy đồ đạc không mang tính chủ đích. Hành vi này của các em chủ yếu xuất hiện do các kích thích khó chịu từ môi trường hoặc được củng cố từ phản ứng của cha mẹ hoặc người lớn khi trẻ có hành vi sai.

Để hiểu rõ hơn về hành vi cào cấu hoặc ném đồ chơi, cần phải tiến hành phân tích để hiểu rõ điều gì diễn ra trước khi trẻ có hành động không đúng đó, và sau khi việc này xảy ra, cha mẹ hoặc người lớn đã phản ứng như thế nào?

Thông thường, trẻ ứng xử xấu vì muốn thoát khỏi những điều cháu không muốn hoặc muốn có sự chú ý của cha mẹ. Trẻ có thể ném đồ chơi hoặc đánh người khác vì bình thường trẻ không được quan tâm chú ý. Cha mẹ hoặc người lớn chỉ chú ý và can thiệp vào hành vi của trẻ khi trẻ làm cái gì đó xấu. Điều này làm cho trẻ nghĩ rằng cách tốt nhất để cha mẹ hoặc người lớn chú ý đến mình là dùng những hành vi bạo lực (kể cả việc chú ý đó của cha mẹ là tiêu cực như đánh hoặc mắng).

Cách ứng xử khi trẻ có những hành vi xấu này là lập tức cách ly trẻ ra khỏi đối tượng (bị đánh hoặc đồ chơi bị ném). Cha mẹ đảm bảo trẻ ở một chỗ an toàn và phớt lờ trẻ. Có thể giữ trẻ trên đùi nhưng không nhìn và không nói chuyện với trẻ cho đến khi trẻ bình tĩnh lại và có những hành vi phù hợp. Ngoài ra, cũng có thể tìm hiểu xem có những yếu tố nào trong môi trường thường xảy ra trước khi hành vi xuất hiện để loại trừ những kích thích kích hoạt hành vi xấu nếu có.