Dậy thì sớm ở bé gái 10 tuổi

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ dậy thì sớm

- Đối với bé gái:

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái thường gặp nhất là phát triển TUYẾN VÚ rồi tăng nhanh về CHIỀU CAO, sau đó mới xuất hiện các dấu hiệu dậy thì khác như mọc lông, hành kinh. Vì vậy nếu trẻ dư cân - béo phì mà mô tuyến vú to thì sẽ dễ bỏ sót vì phụ huynh thường nghĩ rằng là do mô mỡ phát triển vùng ngực.

- Đối với bé trai:

Dậy thì sớm càng khó phát hiện hơn vì dấu hiệu đầu tiên là TĂNG THỂ TÍCH TINH HOÀN, rồi mới phát triển các dấu hiệu dậy thì khác như: mọc lông, bể tiếng, mọc mụn…

2. Nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ

Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm ở nữ là nguyên nhân vô căn (do cơ thể tự phát triển sớm hơn bình thường)  và có liên quan đến tình trang thừa cân béo phì, chỉ một số ít trường hợp là do bệnh lý (như các khối u tiết ra hormone sinh dục,…) hoặc do trẻ tiếp xúc với các chất có chứa hormone sinh dục hoặc có đặc tính như hormone sinh dục (Diethyl phthalate, Triclosan, Dichlorophenol, Methyl paraben, Propyl paraben…) có thể gây ra dậy thì sớm.

3. Dậy thì sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

- Ảnh hưởng chiều cao: trẻ dậy thì sớm ban đầu tuy phát triển chiều cao nhanh nhưng sau đó sẽ tăng chậm lại và lùn hơn các bạn đồng trang lứa

- Ảnh hưởng tâm lý trẻ: trẻ dậy thì sớm sẽ mặc cảm về sự phát triển lạ lùng của cơ thể khi so sánh các bạn cùng tuổi

- Nguy cơ bị lạm dụng tình dục do chưa biết tự bảo vệ.

=> Chính vì vậy, việc phát hiện dậy thì sớm ở trẻ rất quan trọng.

4. Chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm

Ngay khi thấy con có các dấu hiệu dậy thì sớm, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời:

- Bé gái: ngực to (có quả trám), chiều cao tăng nhanh (có thể cao vượt trội các bạn đồng trang lứa trong một thời gian ngắn), mọc lông... Các biểu hiện trên phát triển trước 8 tuổi hoặc hành kinh trước 9.5 tuổi...

- Bé trai: tăng nhanh kích thước cơ quan sinh dục, mọc lông, trẻ bể tiếng, phát triển chiều cao... trước 9 tuổi

Để chẩn đoán chính xác tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, bác sĩ sẽ cần khám và chỉ định thực hiện nhiều xét nghiệm quan trọng như siêu âm bụng, tử cung, buồng trứng và xét nghiệm máu về nội tiết (nếu cần), chụp X-quang tuổi xương bàn tay để đánh giá mức độ phát triển của xương để chẩn đoán dậy thì sớm và dự đoán chiều cao tương lai.

- Tùy vào nguyên nhân dậy thì sớm sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp:

+ Hạn chế tiếp xúc các hóa mỹ phẩm có chứa các chất nguy cơ gây dậy thì sớm 

+ Phẫu thuật khối u gây dậy thì sớm

+ Đối với dậy thì sớm trung ương vô căn: dùng thuốc đồng vận GnRH cho thấy hiệu quả tốt và an toàn

5. Phòng ngừa dậy thì sớm

Dậy thì sớm có liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì ở bé gái. Vì thế nên bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân đối để trẻ không bị béo phì.

Ba mẹ cũng chú ý khi sử dụng một số các mỹ phẩm làm đẹp hoặc thuốc có chứa nội tiết tố sinh dục cho trẻ.

Ngoài ra, rất nhiều các bậc phụ huynh hiện nay quan niệm cho trẻ uống nhiều sữa là trẻ dậy thì sớm vì vậy đã cắt luôn nguồn sữa của các bé. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy uống sữa gây dậy thì sớm ở trẻ em. Ngược lại, việc cắt cho con uống sữa sẽ gây thiếu hụt nguồn thực phẩm bổ sung canxi giúp trẻ tăng sức đề kháng và phát triển chiều cao.

Hiện tại, Phòng khám quốc tế CarePlus là địa chỉ khám tư vấn và điều trị dậy thì sớm đáng tin cậy cho trẻ ở TP. HCM.  

Chuyên khoa Nhi của CarePlus với đội ngũ bác sĩ hơn 15 năm kinh nghiệm sẽ là nơi mà các bậc phụ huynh có thể yên tâm để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về bệnh lý liên quan đến thận và nội tiết như: dậy thì sớm, chậm tăng trưởng, hội chứng thận hư...

Gói khám dậy thì sớm của CarePlusbao gồm:

1. Bác sĩ chuyên khoa Nhi kiểm tra tổng quát các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ                                 

2. Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm bụng chậu, Siêu âm vú (đối với bé gái), Siêu âm tinh hoàn (đối với bé trai), Chụp X-quang bàn tay để xác định tốc độ trưởng thành của xương.

3. Xét nghiệm hormone sinh dục FSH, LH; chức năng tuyến giáp TSH, FT4; hormone estradiol (đối với bé gái), hormone testosterol (đối với bé trai).

Khách hàng quan tâm đặt lịch hẹn tại đây hoặc liên hệ free hotline 18006116

Độ tuổi dậy thì bình thường của bé gái vào khoảng 9 - 12 tuổi, còn bé trai là 10 - 13 tuổi. Song những năm gần đây, độ tuổi dậy thì của trẻ em Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều, có những bé gái dưới 8 tuổi đã bắt đầu dậy thì, kinh nguyệt xuất hiện sớm. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ cũng như sức khỏe sau này, điều trị dậy thì sớm là cần thiết để hạn chế quá trình này.

11/05/2021 | Top những câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
29/04/2021 | Các biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua
16/04/2021 | Báo động: Trẻ dậy thì muộn do lạm dụng thuốc Corticoid từ chính sự chủ quan của cha mẹ

1. Nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì là quá trình chuyển tiếp quan trọng để cơ thể hoàn thiện và bước vào giai đoạn trưởng thành. Quá trình này diễn ra nhờ sự điều tiết hoạt động của các hormone tuyến sinh dục do cơ quan phụ trách như tuyến đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục.

Dậy thì sớm ở bé gái 10 tuổi

Dậy thì sớm xuất hiện ngày càng nhiều ở trẻ em Việt Nam

Dậy thì sớm xảy ra khi các tuyến hormone này được kích hoạt sớm, hormone sản xuất làm thay đổi nhanh chóng thể chất và sinh lý của trẻ. 

Tuyến yên

Tuyến yên là tuyến có kích thước nhỏ nằm ở dưới não, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát việc giải phóng hormone của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể. Hoạt động của tuyến yên lại chịu sự kiểm soát của vùng dưới đồi.

Nội tiết tố

Các tuyến nội tiết trong cơ thể tạo ra nhiều loại hormone cần thiết cho hoạt động sống, hormone liên quan đến quá trình dậy thì chủ yếu là hormone sinh sản, bao gồm:

  • GnRH: Hormone này được sản xuất ở vùng dưới đồi, kiểm soát việc giải phóng hormone LH (tạo hoàng thể) và hormone FSH kích thích nang trứng.

  • LH: Đây là hormone tuyến yên, kết hợp với hormone FSH kích thích sản xuất hormone sinh dục của cả hai giới.

  • FSH: Hormone này có vai trò kích thích nang trứng, kết hợp với LH hormone để kích thích sự phát triển của trứng và tinh trùng.

Dậy thì sớm ở bé gái 10 tuổi

Quá trình dậy thì liên quan đến nhiều loại hormone sinh dục

  • Testosterone: Hormone sinh dục nam được sản xuất ở tinh hoàn và tuyến thượng thận, gây ra hiện tượng mọc lông nách, lông mu ở tuổi dậy thì.

  • Estrogen: Hormone sinh dục nữ được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, kích thích sự phát triển ngực của bé gái ở tuổi dậy thì và các dấu hiệu khác.

  • Hormone giới tính: Hormone chịu trách nhiệm về những thay đổi và phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì, cả về tinh thần, suy nghĩ, hành vi lẫn khả năng sinh sản.

Nguyên nhân khiến các tuyến nội tiết bị kích thích, tiết hormone gây dậy thì sớm hiện chưa được xác định rõ ràng. Ở trẻ nữ có đến 80% trường hợp không rõ nguyên do, ngoài ra là do u buồng trứng, bệnh lý di truyền đặc biệt hoặc sử dụng thuốc kích thích nội tiết tố. Ở trẻ nam, 70% trường hợp dậy thì sớm do có khối u hoặc tổn thương thần kinh.

2. Điều trị dậy thì sớm như thế nào?

Dậy thì sớm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, về chiều cao, khung xương thường đóng lại sớm khiến trẻ có chiều cao khi trưởng thành thấp hơn những trẻ khác. 

Trẻ dậy thì sớm cũng gặp nhiều trở ngại tinh thần như: cảm giác tự ti khi khác biệt với trẻ khác, chưa nhận thức đúng dẫn đến khả năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân chưa tốt, nguy cơ bị lạm dụng tình dục và quan hệ tình dục sớm cao,… Nguy cơ bệnh lý ở những trẻ dậy thì sớm cũng cao hơn, nhất là các bệnh mãn tính, tim mạch, lão hóa sớm khi trẻ trưởng thành.

Dậy thì sớm ở bé gái 10 tuổi

Dậy thì sớm gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển của trẻ

Vì thế, trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm cần được đưa tới cơ sở y tế chuyên khoa nhi để chẩn đoán, đánh giá và xem xét điều trị càng sớm càng tốt. Về chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm nội tiết tố sinh dục trong máu, chụp MRI, xét nghiệm đánh giá tuổi xương,… để xác định chính xác tình trạng của trẻ.

Trường hợp trẻ dậy thì sớm phải điều trị, hiện nay phương pháp chủ yếu là tiêm hormone làm chậm lại tốc độ tăng trưởng, tốc độ dậy thì và chậm quá trình phát triển sinh dục thứ phát - GnRH. Khi vào cơ thể, nó sẽ ức chế hoạt động của các tuyến nội tiết, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng và dậy thì. 

Trẻ được tiêm hormone đúng cách sẽ làm chậm được quá trình dậy thì sớm, vì thế trẻ vẫn có thể đạt được chiều cao cuối theo di truyền của bố mẹ. Các áp lực tâm sinh lý và những nguy cơ khác cũng được hạn chế, giúp trẻ phát triển đúng độ tuổi. 

Hormone này sẽ được tiêm mỗi 4 tuần 1 lần hoặc ở dạng cấy ghép dưới da cánh tay của trẻ 12 tháng một lần. 

Tùy từng loại thuốc mà trẻ phải uống hoặc tiêm định kỳ để bổ sung lượng chất cần thiết, kiềm chế sự phát triển trong giai đoạn dậy thì. Đến độ tuổi thích hợp, bác sĩ sẽ ngưng sử dụng thuốc để trẻ dậy thì hoàn toàn đúng độ tuổi.

Dậy thì sớm ở bé gái 10 tuổi

Trẻ phải dùng thuốc điều trị dậy thì sớm định kỳ trong thời gian nhất định

3. Dùng thuốc điều trị dậy thì sớm có hại không?

Điều trị dậy thì sớm là cần thiết để trẻ có thể phát triển thể chất và tinh thần tốt hơn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tâm sinh lý và bệnh lý trong tương lai. Tuy nhiên, thuốc điều trị dậy thì sớm ở dạng thuốc nội tiết tố cần sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp.

Nếu lạm dụng dùng sai cách hoặc không đúng liều lượng, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề như:

Rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố, đặc biệt là nội tiết sinh dục không ổn định gây ra sự phát triển không bình thường ở trẻ, nguy cơ bệnh lý ở tuyến nội tiết cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Chậm hoặc ngưng dậy thì hoàn toàn

Thuốc điều trị nội tiết tố có thể tác dụng ngược, làm ngưng hoặc dừng quá trình dậy thì hoàn toàn ảnh hưởng đến phát triển thể chất và sức khỏe sinh sản sau này.

Ngoài ra, thuốc điều trị dậy thì sớm còn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: hình thành khối u nội tiết, rối loạn cảm xúc, giảm thị lực, bất thường hệ thần kinh trung ương, cảm giác đau nhức, ngứa ran tại vị trí tiêm hoặc đặt thuốc, chảy máu âm đạo ở bé gái, đau dạ dày, buồn nôn,…

Dậy thì sớm ở bé gái 10 tuổi

Thuốc điều trị dậy thì sớm có thể gây tác dụng phụ cho cảm xúc và tinh thần của trẻ

Vì thế, trẻ trong quá trình điều trị dậy thì sớm cần được theo dõi sát sao bởi cả cha mẹ và bác sĩ điều trị. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ. Cha mẹ hãy là người đồng hành cùng trẻ, là nơi giải tỏa, động viên và giải quyết các vấn đề của trẻ trong quá trình trưởng thành này.