Đề bài - đề kiểm tra 15 phút - đề số 3 - bài 3 - chương 1 - hình học 8

Tam giác ABC cân tại A, M là điểm bất kì nằm giữa hai điểm A và B. Trên tia đối của tia CA lấy N sao cho CN = BM. Vẽ ME và NF lần lượt vuông góc với đường thẳng BC. Gọi I là giao điểm của MN và BC.

Đề bài

Tam giác ABC cân tại A, M là điểm bất kì nằm giữa hai điểm A và B. Trên tia đối của tia CA lấy N sao cho CN = BM. Vẽ ME và NF lần lượt vuông góc với đường thẳng BC. Gọi I là giao điểm của MN và BC.

a) Chứng minh IE = IF.

b) Trên cạnh AC lấy D sao cho CD = CN. Chứng minh BMDC là hình thang cân.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng:

Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình thang

Hình thang có hai góc ở đáy bằng nhau là hình thang cân.

Lời giải chi tiết

Đề bài - đề kiểm tra 15 phút - đề số 3 - bài 3 - chương 1 - hình học 8

a) Ta có \(\widehat B = \widehat C\) (do tam giác ABC cân tại A) mà \(\widehat C = \widehat {NCF}\) (đối đỉnh)

Suy ra\(\widehat B = \widehat {NCF}\)

Xét\(\Delta MEB\) và \(\Delta NFC\) có:

+) BM=CN (gt)

+)\(\widehat B = \widehat {NCF}\)

Do đó \(\Delta MEB = \Delta NFC\) (cạnh huyền góc nhọn) \( \Rightarrow ME = NF\)

Lại có \(ME// NF\) (cùng vuông góc với BC)

\( \Rightarrow \widehat {EMI} = \widehat {FNI}\) (so le trong)

Xét\(\Delta IME\) và \(\Delta INF\) có:

+) \(\widehat {EMI} = \widehat {FNI}\) (cmt)

+) ME=NF (cmt)

+) \(\widehat {MEI} = \widehat {NFI}=90^0\)

Từ đó \(\Delta IME = \Delta INF(g.c.g) \Rightarrow IE = IF\)

b) Ta có CD = CN mà CN = BM (gt)

\( \Rightarrow BM = CD\) mà \(AB = AC\)

\( \Rightarrow AB - BM = AC - CD\) hay AM = AD

\( \Rightarrow \Delta AMD\) cân tại A nên: \(\widehat {AMD} = \widehat {ADM} = \dfrac{{{{180}^ \circ } - \widehat A}}{2}\)

Mặt khác \(\Delta ABC\) cân tại A \( \Rightarrow \widehat {ABC} = \widehat {ACB} =\dfrac {{{{180}^ \circ } - \widehat A} }{2}\)

Do đó \(\widehat {AMD} = \widehat {ABC} \Rightarrow MD//BC\) hay BMDC là hình thang có \(\widehat B = \widehat C\)

Suy raBMDC là hình thang cân.