Đề bài - đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – đề số 3 – chương 2 – hóa học 9

\[\eqalign{ & CaC{O_3} \to CaO + C{O_2}[{t^0}] \cr & CaO + {H_2}O \to Ca{[OH]_2} \cr & Ca{[OH]_2} + C{O_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O \cr & CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{[HC{O_3}]_2} \cr & Ca{[HC{O_3}]_2} + N{a_2}C{O_3} \to 2NaHC{O_3} + CaC{O_3} \cr & NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} + {H_2}O. \cr} \]

Đề bài

I.Trắc nghiệm khách quan [4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm]

Câu 1: Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi được 1 mol sắt oxit. Oxit sắt tạo thành là:

A.FeO

B.Fe2O3

C.Fe3O4

D.không xác định được.

Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:

A.tác dụng với axit.

B.dễ tác dụng với phi kim.

C.thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học.

D.tác dụng với dung dịch muối.

Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản giữa gang và thép là:

A.do có các nguyên tố khác ngoài Fe và C.

B.tỉ lệ của C trong gang từ 2 - 5% còn trong thép tỉ lệ của C dưới 2%.

C.do nguyên liệu để điều chế.

D.do phương pháp điều chế.

Câu 4: Khi cho các kim loại Mg, Fe, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl đều thu được 6,72 lít khí H2 [đktc]. Kim loại tiêu tốn ít nhất [theo số mol] là:

A.Mg B.Fe

C.Mg hay Fe D.Al.

Câu 5: Theo dãy hoạt động hóa học của kim loại thì kim loại

[1]càng về bên trái càng hoạt động [dễ bị oxi hóa].

[2]đặt bên trái đẩy được kim loại đặt bên phải [đứng sau] ra khỏi dung dịch muối.

[3]không tác dụng với nước đẩy được kim loại đặt bên phải [đứng sau] ra khỏi dung dịch muối.

[4]đặt bên trái H đẩy được hidro ra khỏi dung dịch axit HCl hay H2SO4 loãng.

Những kết luận đúng:

A.[1], [3], [4].

B.[2], [3], [4].

C.[1], [2], [4].

D.[1], [2], [3].

Câu 6: Khi cho thanh kẽm vào dung dịch FeSO4 thì khối lượng dung dịch sau phản ứng so với ban đầu sẽ:

A.giảm

B.không đổi

C.tăng

D.ban đầu tăng sau đó giảm xuống.

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Al, Mg vào bình đựng dung dịch HCl khối lượng dung dịch chỉ tăng 7 gam. Khối lượng của nhôm là: [H = 1, Mg = 24, Al = 27].

A.5,8 gam B.2,4 gam

C.2,7 gam D.5,4 gam.

Câu 8: Đốt cháy nhôm trong bình khí clo, su phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng thêm 4,26 ga,. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là: [Cl = 35,5, Al = 27]

A.1,08 gam B.5,34 gam.

C.6,42 gam D.5,4 gam.

II.Tự luận [6 điểm].

Câu 9 [2 điểm]: Viết các phương trình hóa học [ghi rõ điều kiện, nếu có] theo sơ đồ:

\[CaC{O_3} \to CaO \to Ca{[OH]_2} \]\[\,\to CaC{O_3} \to Ca{[HC{O_3}]_2} \]\[\,\to NaHC{O_3} \to NaCl.\]

Câu 10 [2 điểm]: Bạo ở dạng bột có lẫn đồng và nhôm [cũng ở dạng bột]. Bằng phương pháp hóa học hay tinh chế bạc.

Câu 11 [2 điểm]: Cho 0,1 mol Fe vào dung dịch H2SO4 có nồng độ 2M và đã lấy dư 10% so với lượng cần thiết [thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể]. Tính nồng độ mol/l của muối trong dung dịch.

Lời giải chi tiết

1. Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

B

D

A

C

D

A

2. Lời giải

I.Trắc nghiệm khách quan [4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm]

Câu 1: [A]

nFe= nFe trong oxit \[\Rightarrow\] trong phản ứng từ oxit chỉ có 1 nguyên tử Fe.

Câu 4: [D]

\[\eqalign{ & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr & Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr & 2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \cr} \]

\[{n_{{H_2}}} = 0,3mol \Rightarrow {n_{Fe}} = 0,3mol,\]

\[{n_{Mg}} = 0,3mol,{n_{Al}} = 0,2mol.\]
Câu 6: [C]

Zn + FeSO4 \[\to\] Fe + ZnSO4

Theo phương trình FeSO4\[\to\] ZnSO4 65g Zn thay cho 56g Fe, nên khối lượng dung dịch phải tăng.

Câu 7: [D]

\[\eqalign{ & Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr & 2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \cr & {m_{{H_2} \uparrow }} = 7,8 - 7 = 0,8gam \cr&\Rightarrow {n_{{H_2}}} = 0,4mol. \cr} \]

Gọi số mol của Mg và Al lần lượt là x và y, ta có:

\[\eqalign{ & 24x + 27y = 7,8[1] \cr & {n_{{H_2}}} = x + 1,5y = 0,4[2] \cr} \]

Giải phương trình [1] và [2] ta có:

x = 0,1 mol và y = 0,2 mol.

Khối lượng của nhôm: 0,2.27 = 5,4 gam.

Câu 8: [A]

Khối lượng chất rắn tăng bằng khối lượng của Cl2\[\Rightarrow \]số mol Cl2

\[ \Rightarrow \] Số mol Al tham gia phản ứng \[\Rightarrow \]khối lượng Al tham gia phản ứng.

\[\eqalign{ & {n_{C{l_2}}} = {{4,26} \over {71}} = 0,06\cr& \Rightarrow {n_M} = {{0,06.2} \over 3} = 0,04mol. \cr & \Rightarrow {m_M} = 0,04.27 = 1,08gam. \cr} \]

II.Tự luận [6 điểm]

Câu 9:

Viết các phương trình hóa học [ghi rõ điều kiện nếu có] theo sơ đồ sau:

\[\eqalign{ & CaC{O_3} \to CaO + C{O_2}[{t^0}] \cr & CaO + {H_2}O \to Ca{[OH]_2} \cr & Ca{[OH]_2} + C{O_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O \cr & CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{[HC{O_3}]_2} \cr & Ca{[HC{O_3}]_2} + N{a_2}C{O_3} \to 2NaHC{O_3} + CaC{O_3} \cr & NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} + {H_2}O. \cr} \]

Câu 10:

Ngâm hỗn hợp bạc, đồng, nhôm trong dung dịch HCl dư

\[2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \]

Bạc, đồng không tan, lọc chất rắn rồi cho vào dung dịch AgNO3 dư.

Cu tan vào dung dịch do phản ứng:

Cu + 2Ag[NO]3\[\to\] 2Ag + Cu[NO3]2

Thu được Ag.

Câu 11:

\[\eqalign{ & Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2} \uparrow \cr & {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,1mol,{n_{{H_2}S{O_4}\text{dư}}} = 0,01mol. \cr} \]

\[ \Rightarrow {n_{{H_2}S{O_4}}}\] phản ứng đem dùng = 0,11 mol

\[ \Rightarrow {V_{{H_2}S{O_4}}}\] đem dùng \[ = \dfrac{0,11} { 2} = 0,055\;l\]

\[{n_{FeS{O_4}}} = 0,1mol \]

\[\Rightarrow \] Nồng độ mol/lít \[FeS{O_4} = \dfrac{0,1}{0,055} = 1,8M.\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề