Điểm giống nhau nổi bật về kết quả trong hai chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và thứ hai là

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai chứng tỏ điều gì về tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

A.Ý chí quyết tâm, sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

B.Lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

C.Lối đánh giặc tài tình của nhân dân ta.

D.Sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của quân và dân ta trong việc phá thế bao vây của địch.

Đáp án đúng A.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai chứng tỏ về tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là ý chí quyết tâm, sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta, trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873), Gác-ni-ê tử trận, nhân dân vô cùng phấn khởi, thực dân Pháp hoang mang lo sợ tìm cách thương lượng. 

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A

Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì. Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874

– Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.

– Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (73 tuổi) chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi sinh.

– Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.

– Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873), Gác-ni-ê tử trận, Nhân dân vô cùng phấn khởi, thực dân Pháp hoang mang lo sợ tìm cách thương lượng. 

– Trong bối cảnh đó, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất). 

Nội dung Hiệp ước 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất). 

– Quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

– Bản Hiệp ước gồm 22 điều khoản. Với Hiệp ước này, triều Huế chính thức nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, chấp nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của Pháp.

Hiệp ước 1874 đã gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.

Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là hai cuộc chiến tàn khốc liệt nhất trong lịch sử thế giới. Vậy hai cuộc chiến này có những điểm giống và khác nhau nào?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.

Khái quát về chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới bởi quy mô và tác động của nó. Cuộc chiến này xuất phát từ những nguyên nhân:

– Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

– Nguyên nhân trực tiếp:

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

+ Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

Cuộc chiến diễn ra từ năm 1914 kéo dài đến năm 1918 và được chia ra làm hai giai đoạn. Kết cục của chiến tranh là sự thất bại của phe Đức, Áo – Hung.

Cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.

Điểm giống nhau nổi bật về kết quả trong hai chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và thứ hai là

Khái quát về chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới, bao gồm tất cả các cường quốc.

Sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của chiến tranh thế giới thứ hai là Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Cuộc chiến kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

Cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề như: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la. Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai có những điểm giống và khác nhau, cụ thể như sau:

– Điểm giống nhau:

+ Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.

+ Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

+ Cả hai cuộc chiến tranh kết thúc thì tất cả tham chiến đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất hết sức nặng nề, cụ thể là thiệt hại về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

– Điểm khác nhau:

+ Phe tham chiến:

Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự tham gia của phe Liên Minh – phe Hiệp ước. Phe Liên minh gồm Đức, Áo Hung, I-ta-li-a và phe Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga.

Chiến tranh thế giới thứ hai với sự tham gia của phe Phát xít – phe Đồng minh. Phe phát xít dẫn đầu là Đức, Italia, Nhật Bản. Phe đồng minh dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ.

+ Thành phần các nước tham chiến: 

Chiến tranh thế giới thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa

Chiến tranh thế giới thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô)

+ Phạm vi, quy mô 

Chiến tranh thế giới thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.

Chiến tranh thế giới thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia;

+ Tính chất 

Chiến tranh thế giới thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

Chiến tranh thế giới thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.

+ Hậu quả:

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới.

Trên đây là nội dung bài viết về So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc nắm rõ nội dung này. Xin cảm ơn!