Độ pH của nước là bao nhiêu là phù hợp cho tôm, cá

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá, độ pH của nước luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cá. Vậy có những phương pháp đo độ pH nuôi cá nào? Độ pH bao nhiêu là tốt cho cá? Đồng thời, bạn cũng cần tìm hiểu cách tăng pH cho nước trong hồ nuôi cá để cân bằng môi trường sống phù hợp.

Có những phương pháp đo độ pH nuôi cá nào?

Hiện nay, có rất nhiều cách đo độ pH của nước nuôi cá để nắm được mức pH là cao hay thấp. Từ đó, bạn sẽ có những giải pháp điều chỉnh như làm tăng ph cho hồ cá hoặc giảm pH cho nước nuôi cá.

Cách đo độ pH của nước bằng giấy quỳ

Giấy quỳ được coi là một trong những phương pháp đo độ pH đơn giản với mức chi phí thấp nhất. Giấy sẽ được tẩm qua rất nhiều màu sắc để khi test có thể đối chiếu kết quả.

Độ pH của nước là bao nhiêu là phù hợp cho tôm, cá

Cách đo độ pH của nước bằng giấy quỳ

Phương pháp dùng giấy quỳ được đánh giá có độ chính xác cao đạt tới 0.5 độ pH. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý giấy quỳ phải được bảo quản tại nơi khô thoáng, hạn chế nơi ẩm ướt.

Bạn cũng có thể tiến hành đo độ pH nước bằng giấy quỳ tím. Khi sử dụng giấy quỳ tím sẽ phát hiện được các chất như acd, kiềm. Do đó, bạn có thể sử dụng giấy quỳ tím để đo độ pH của nước.

Khi giấy quỳ chuyển các các màu khác nhau, bạn chỉ cần so sánh với bảng màu. Với mỗi mức độ pH của nước sẽ tương ứng với từng cấp độ màu.

Sử dụng máy đo pH chính xác

Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, các sản phẩm máy đo pH ra đời đã cho phép con người đo độ pH của nước nhanh chóng với độ chính xác cao. Bạn chỉ cần lấy mẫu nước và tiến hành đo bằng máy và đọc kết quả được hiển thị trên màn hình.

Độ pH của nước là bao nhiêu là phù hợp cho tôm, cá

Máy đo pH nước có độ chính xác cao

Hiện nay, rất nhiều các trang trại sử dụng máy đo điện tử này để kiểm soát mức độ pH nuôi cá phù hợp. Từ đó, công việc chăn nuôi cá nói riêng và thủy hải sản nói chung được thuận tiện hơn.

Xem thêm:

Độ pH bao nhiêu là tốt cho cá?

Trong kỹ thuật nuôi cá, bạn bắt buộc cần biết độ pH bao nhiêu là tốt cho cá. Theo các kỹ sư nông nghiệp đều cho rằng độ pH nuôi cá tốt nhất là từ 6.8 – 8,5 tùy thuộc với từng loại cá.

Độ pH của nước là bao nhiêu là phù hợp cho tôm, cá

Độ pH bao nhiêu là tốt cho cá?

Ngoài việc, bạn biết được độ pH của nước bao nhiêu là tốt cũng cần nắm được những ảnh hưởng của độ pH đến quá trình sinh trưởng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu khi nuôi cá.

Độ pH của nước nuôi cá có ảnh hưởng như thế nào?

Đối với nước có độ pH thấp

Khi nước có độ pH quá thấp dưới 6.5, tức là nước trong hồ cá bị chua. Khi đó, trong môi trường sống của cá xuất hiện nhiều khí CO2, thiếu khí O2 khiến cá hô hấp khó khăn.

Đồng thời, môi trường cũng thích hợp để các loại vi khuẩn gây bệnh, tảo độc phát triển mạnh mẽ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cá.

Độ pH của nước là bao nhiêu là phù hợp cho tôm, cá

Đối với nước có độ pH thấp

Đối với nước có độ pH cao

Khi nước có độ pH cao, thường cao hơn mức 8.5 rất không thích hợp cho cá sống và phát triển. Biểu hiện chính là cá hay bị bệnh, sức đề kháng kém, ăn ít, chậm chạp. Trong môi trường này, các vi sinh vật cũng dễ gây bệnh cho cá.

Do vậy, bạn cần chú ý duy trì độ pH của nước nuôi cá để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật. Bạn có thể tham khảo thêm cách tăng hoặc giảm độ pH cho hồ cá.

Cách tăng pH cho hồ cá

Sau khi nắm được pH bao nhiêu là tốt cho cá cũng kiểm tra độ pH của hồ quá thấp. Bạn sẽ cần có những giải pháp tăng pH cho hồ cá. Điều này sẽ giúp cân bằng pH nuôi cá để đảm bảo cá phát triển tốt nhất:

Hút chất thải dưới đáy hồ theo định kỳ để tránh đáy ao xuất hiện nhiều bùn. Bạn cần hạn chế không để các loại lá cây rơi xuống ao để tránh độ pH có thể tăng cao.

Bạn cũng có thể sử dụng bột đá vôi hoặc magnesium oxide hòa tan với nước và tạt đều trên mặt hồ. Các loại bột đá vôi có tác dụng tăng pH cho hồ cá.

Độ pH của nước là bao nhiêu là phù hợp cho tôm, cá

Tìm hiểu pH bao nhiêu là tốt cho cá để điều chỉnh phù hợp

Tuy nhiên, bạn lưu ý không sử dụng các loại vôi Ca(OH)2 và CaO bởi chúng có khả năng làm tăng pH cho nước lên rất cao nên sẽ không tốt cho cá, tôm nuôi trong hồ.

Bạn cũng cần nắm được thông tin nên dùng bột đá vôi khi độ pH của nước ở mức trên 50mg/l hoặc khi độ pH > 8,3. Với những mức độ pH khác không nên dùng bởi bột đá sẽ khó tan hết hoặc tác dụng rất chậm.

Thêm một cách tăng pH cho hồ cá là sử dụng dung dịch aHCO3 Hoặc Na2CO3(soda). Nguyên nhân bởi dây là dung dịch dạng soda nên tan rất nhanh trong nước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hạt nâng pH LS hay cacbonat tỷ lệ 10- 20g/m3 để tăng pH nước. Hạt nâng pH LS là một loại vật liệu lọc có tác dụng nâng cao độ pH trong nước có độ pH từ 4.0 – 6.0. Loại hạt này được đánh giá an toàn nên được nhiều trang trại ở Việt Nam sử dụng.

Cách giảm pH nước nuôi cá

Khi hồ có độ pH quá cao, bạn cần tham khảo những cách giảm ph nước nuôi cá để cân bằng pH cho cá phát triển tốt nhất. Dưới đây là một số cách giảm pH nuôi cá đơn giản.

  • Bạn sử dụng hỗn hợp rỉ đường và men vi sinh để té đều trên khắp mặt ao.
  • Dùng hỗn hợp axit citric và nước theo tỷ lệ 1g axitcitric/1000 m3 để giảm ph nước từ 10 – 8.
  • Bạn cũng có thể bổ sung thêm bùn bằng phương pháp cho vào trong bộ lọc để bùn dần dần đi vào ao, không gây đục nước.
  • Sử dụng lá bàng cũng là cách giảm pH nước nuôi cá cũng như cung cấp kháng sinh cho cá.
  • Bạn có thể tăng thêm nồng độ khí cacbonic để ổn định độ pH.
  • Tiến hành thay nước cất theo khoảng 2 ngày/lần để trung hòa pH.

Một số lưu ý về độ pH của nước nuôi cá

Bên cạnh những giải pháp cân bằng độ pH cho nước, bạn cũng cần nắm được những lưu ý về độ pH của nước hay khi thay đổi pH trong nước. Điều này đảm bảo đàn cá nuôi của gia đình bạn sinh trường ổn định.

Mức độ pH của nước sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cây thủy sinh, phân nền hay hàm lượng CO2. Do vậy, bạn nên xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến độ pH để có giải pháp điều chỉnh phù hợp.

Độ pH của nước là bao nhiêu là phù hợp cho tôm, cá

Chú ý khi thay đổi độ pH của nước trong hồ

Khi thay đổi độ pH của nước cần thực hiện dần dần để cá trong hồ thích nghi được tốt nhất. Bạn nên hạn chế tăng đột ngột có thể khiến cá bị sốc.

Cách tốt nhất để cân bằng độ pH chính là sử dụng những phương pháp tự nhiên vừa an toàn, hiệu quả không làm ảnh hưởng đến cá. Trong quá trình đo độ pH, bạn cần kiểm tra máy đo pH cho nước để đảm bảo độ chính xác cao.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về pH bao nhiêu là tốt cho cá cũng như cách tăng, giảm pH của nước nuôi cá sẽ giúp bạn chăn nuôi cá tốt nhất. Từ đó, cá phát triển tốt, hạn chế mắc bệnh để mang lại nguồn thu cao.

Hỏi: Xin toà soạn chó biết cách xác định độ PH trong nuôi cá, tôm nước ngọt (Lò Phú Hải và bà con xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

Đáp: Môi trường nước kiềm cao (giá trị độ pH > 8,5) quá ngưỡng cho phép cũng không thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm, cá, ba ba, sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, chúng ăm kém, còi cọc, mệt mỏi, chậm chạp, các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển nhanh và dẽ dàng xâm nhập vào cơ thể ốm yếu gây bệnh cho cá, tôm.

- Độ pH thích hợp của đa số các loài thuỷ sản nước ngọt (tôm càng xanh, cá cá loại, ba ba, ếch) là từ 6,5-8,5. Trong môi trường nước nuôi, nếu độ pH quá thấp, nước chúa quá giới hạn cho phép thường có nhiều khí CO2, thiếu dưỡng khí O2 các vi khuẩn, tảo độc có hại trong môi trường yếm khí phát triển thuận lợi, nhiều vi sinh vật gây bệnh cũng phát triển thích hợp ở môi trường chua này sẽ gia tanưg về số lượng và gây hại cho tôm, cá, ba ba.

- Môi trường nước kiềm cao (giá trị độ pH > 8,5) quá ngưỡng cho phép cũng không thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm, cá, ba ba, sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, chúng ăm kém, còi cọc, mệt mỏi, chậm chạp, các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển nhanh và dẽ dàng xâm nhập vào cơ thể ốm yếu gây bệnh cho cá, tôm.

Cách xác định độ pH phù hợp cho tôm, cá, ba ba sinh trưởng, phát triển thuận lợi : Dùng giấy quì tím, đem giấy quì nhúng vào nước, màu của giấy sẽ biến đổi tuỳ thuộc vào độ pH của nước trong ao. So màu này với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo mỗi cuộn giấy sẽ biết được giá trị của pH nước.

Kinh nghiệm dân gian: Khi ăn trầu (miếng trầu ăn gồm: lá trầu không có quết một ít vôi tôi, một miếng cau nhỏ, một chút thuốc lào và ít cây vỏ đỏ hay vỏ khoai), ta nhổ bã trầu vào môi trường nước định thử, nếu thấy nước bã trầu giữ nguyên màu đỏ tươi trong 3 - 5 giây trước khi bị hoà loãng là nước trng tính đến kiềm nhẹ (độ pH khoảng 7 - 8) đạt yêu cầu. Ngược lại thấy nước bã trầu có màu đen ngay sau đó là nước rất chua (độ pH: 4,0 - 5,5) cần phải bón vôi để cải tạo, nâng cao giá trị độ pH cho phù hợp với yêu cầu sinh lý của hải sản nuôi.

Vôi là loại vật tư rẻ và thuận tiện dùng để nâng cao độ pH cho môi trường nước ngọt nuôi tôm cá. Tốt nhất là dùng vôi cục hoặc vôi bột mới tở trogn 2- 3 tháng để đảm bảo độ nồng của vôi. Liều lượng sử dụng, cần 2- 3 kg vôi/100m2 mặt nước; khoảng 15 - 30 ngày bón vôi/lần tuỳ vào mức độ thâm canh, thay nước của ao (phản ánh qua độ chua xác định được). Phương pháp sử dụng vôi an toàn cho người lao động là hoà vôi vào nước, đi găng tay cao su té hoặc dùng ống phụt phụt đều khắp mặt ao hồ. Nếu ao hồ có diện tích lớn cần phải đi thuyền thúng để bón vôi.

Mai Hương