Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Đừng nhận thức mơ hồ về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trường lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chủ trương này là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy nhằm tiếp thu những giá trị tích cực của nhân loại trong phát triển kinh tế để phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nhiều quan điểm khác biệt, thậm chí là trái ngược, thù địch đã xuất hiện, gây cản trở không nhỏ tới quá trình thực hiện mô hình kinh tế này ở Việt Nam.

Những quan điểm sai trái phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến từ nhiều nguồn khác nhau, tập trung chủ yếu ở các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, nghi ngờ, phủ nhận sự tồn tại của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Sự nghi ngờ, phủ nhận này đã tồn tại ở nhiều nơi nhưng rộ lên khi một số cá nhân có ảnh hưởng phát biểu và được truyền thông trong và ngoài nước truyền tải, được nhiều cá nhân bất đồng chính kiến cổ vũ, tung hô như những tư tưởng tiến bộ, cách tân. Họ cho rằng chúng ta đang tìm kiếm mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng mãi không tìm ra được bởi vì "làm gì có cái thứ đó mà tìm". Một số cá nhân khác cho rằng chưa thể hình dung ra nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào do đó chưa thể khẳng định nó là tích cực hay tiêu cực. Quan điểm này về bản chất là sự nghi ngờ và không thừa nhận chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng đối với mô hình kinh tế này.

Trong lịch sử nhân loại, không có mô hình kinh tế nào là có sẵn và loài người cũng không thể nhìn trước được bất kỳ mô hình kinh tế nào. Một mô hình kinh tế dù có hoàn thiện đến mấy đều là kết quả của quá trình hoạt động của con người. Con người vừa tạo ra nó, vừa nhận thức về nó và điều chỉnh nó theo hướng hoàn thiện hơn. Thực tiễn đã chứng minh, một quốc gia với mô hình kinh tế được cho là hoàn thiện đều là kết quả của một quá trình xây dựng lâu dài, thường xuyên điều chỉnh, cập nhật và bổ sung. Trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thì một nhà kinh tế dù có tài giỏi nhất cũng khó có thể hình dung đầy đủ hình hài của nó khi hoàn thiện.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng vậy. Chúng ta đang trong giai đoạn đầu xây dựng nên hình hài của nó chưa đầy đủ cũng là điều dễ hiểu. Trách nhiệm của mỗi người dân là dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng chung sức xây dựng để hoàn thiện nó, tạo cho nó có một hình hài đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn trong tương lai.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Thứ hai, phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường.

Những quan điểm này viện lý do về sự yếu kém của một số đơn vị kinh tế nhà nước trong thời gian vừa qua nên muốn loại bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Họ cho rằng sự can thiệp của Đảng và Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường là vô nghĩa, làm lệch lạc thị trường, là lực cản của nền kinh tế Việt nam. Một số quan điểm khác thì cho rằng nền kinh tế thị trường ở nước ta là duy nhất trên thế giới khi lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, gia tăng vai trò can thiệp hành chính của Nhà nước, làm kinh tế thị trường bị biến dạng.

Những quan điểm trên đây chưa nhìn thấy hết bản chất sâu xa trong sự vận hành của một nền kinh tế; chưa hiểu hết mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Xét đến cùng, vấn đề kinh tế quyết định tới vấn đề chính trị, nhưng chính trị cũng có tính độc lập tương đối và luôn tìm cách tác động tới kinh tế nhằm đạt được những lợi ích cho những lực lượng chính trị khác nhau. Đó là lợi ích của từng giai cấp, tầng lớp, lợi ích của mỗi quốc gia, dân tộc. Do vậy, khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước thì không có một mô hình kinh tế nào mà không có sự tác động của các lực lượng chính trị. Chính sự can thiệp này cũng đã dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại, chiến tranh tiền tệ, các cuộc bao vây cấm vận kinh tế và cả các cuộc chiến tranh xâm lược ở các quy mô khác nhau giữa các quốc gia nhằm giành giật lợi ích trên thị trường.

Đối với Việt Nam, là quốc gia đi sau nên trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của các đơn vị kinh tế còn nhiều hạn chế, nền kinh tế thị trường còn nhiều khiếm khuyết. Do vậy, vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường là đặc biệt quan trọng nhằm khắc phục các khuyết tật của thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh, sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích của nhân dân và toàn dân tộc.

Trong quản lý nền kinh tế, những hạn chế là không thể tránh khỏi và nó không phải là mong muốn của Đảng và Nhà nước ta. Trái lại, Đảng và Nhà nước luôn biết nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận những hạn chế khi mắc phải đồng thời cầu thị học tập, tiếp thu những giá trị tiến bộ trong mô hình kinh tế thị trường mà nhân loại đã đạt được nhằm xây dựng mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những giá trị tiến bộ, phù hợp nhất với Việt Nam.

Thứ ba, coi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là lực cản cho sự phát triển ở Việt Nam và cần phải đổi mới lần thứ hai.

Quan điểm này xuất phát từ sự mơ hồ về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những người có quan điểm này chưa hiểu hết bản chất của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Họ đổ lỗi cho những yếu kém, những tiêu cực nảy sinh trong nền kinh tế nước ta trong thời gian qua là do nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đây là lực cản cho sự phát triển ở Việt Nam và hô hào cần phải có một cuộc đổi mới lần thứ hai, đưa nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển đầy đủ, hiện đại như kinh tế thị trường của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Trước hết, cần phải khẳng định rằng những tiêu cực nảy sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế nước ta thời gian qua là có thực. Tuy nhiên, đây không phải là bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất, nó là những khuyết tật mà Đảng và Nhà nước ta muốn loại bỏ nhằm "xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"[1].

Chính vì vậy, không thể đổ lỗi cho những yếu kém, hạn chế hiện nay là do mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trái lại, như Đảng ta đã nhìn nhận: "những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan, đặc biệt là do: Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đủ rõ"[2]. Do vậy, thay vì đổ lỗi cho mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cần phải khắc phục những sai lầm mang tính chủ quan trong quản lý nền kinh tế, loại bỏ những hạn chế còn tồn tại, tiếp thu những giá trị tích cực từ mô hình kinh tế thị trường của các nước tiên tiến trên thế giới, trong đó có các quốc gia trong OECD.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ xây dựng mô hình kinh tế thị trường giống bất cứ quốc gia nào. Bởi lẽ đặc điểm của nước ta không hoàn toàn giống với họ. Hơn nữa, bản thân mô hình kinh tế ở các quốc gia trong Tổ chức này cũng không hoàn toàn giống nhau. Ngay cả với mô hình kinh tế thị trường tự do nhất như Mỹ thì vẫn luôn có sự thay đổi. Sự khác biệt đó đã chứng minh cho tính đặc thù của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Mặc dù đang trong giai đoạn xây dựng và từng bước hoàn thiện, những hạn chế, yếu kém vẫn tồn tại, những giá trị tích cực chưa được thể hiện đầy đủ, nhưng với bản chất cách mạng và khoa học từ đường lối lãnh đạo của Đảng, với quyết tâm chính trị to lớn của toàn Đảng và toàn dân thì những hạn chế sẽ dần được loại bỏ, những giá trị tích cực sẽ được nhân lên, tạo dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa có tính đặc thù của Việt Nam, vừa mang những giá trị tiến bộ của nhân loại, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam phát triển thịnh vượng.

1,2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 2017.

Nguồn: thinhvuongvietnam.com

Đăng bởi: T.C.L (K5)

Tin khác

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá cương lĩnh, đường lối của Đảng(24/01/2021)

Trong lịch sử lãnh đạo, đấu tranh của Đảng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, bổ sung, hoàn thiện Cương lĩnh, đường lối được đặt lên hàng đầu để bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn và cách mạng đi đến thắng lợi.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Sự mâu thuẫn của một âm mưu thâm độc(23/01/2021)

Trong những luận điệu chống phá mà các thế lực thù địch, phản động thực hiện trước thềm Đại hội XIII của Đảng ta, thì luận điệu Đại hội XIII cần bỏ cụm từ nền tảng tư tưởng, cứ lý thuyết nào đúng thì theolà một ví dụ về âm mưu thâm độc của chúng.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Lý tưởng, niềm tin của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay(15/01/2021)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo giáo dục, rèn luyện, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thế hệ trẻ Việt Nam vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Nâng cao ý thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới(15/01/2021)

Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và phát triển đất nước.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Định hướng tư tưởng cho sinh viên(09/01/2021)

Sinh viên Việt Nam là thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng mà các thế lực thù địch hướng tới, thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, nhằm mục tiêu chống phá cách mạng trong hiện tại và tương lai.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Tác động của diễn biến hòa bình đến học sinh, sinh viên(09/01/2021)

Tại Đại hội XII, Đảng ta đã chỉ rõ: Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Giải pháp nào để nâng cao sức đề kháng trước các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet hiện nay?(09/01/2021)

Mạng internet và các tiện ích, công nghệ của nó đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội nhất là mạng xã hội. Tất nhiên đi liền với nó là cả mặt tích cực và tiêu cực.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi chủ nghĩa Mác - Lênin, một âm mưu thâm độc và phi lý(09/01/2021)

Đại hội XII Đảng ta xác định: "trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh".

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Kiên định bản lĩnh chính trị và nâng cao cảnh giác trước các luận điệu phản động của thế lực thù địch(05/01/2021)

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đang đến gần. Đây cũng là thời điểm các thế lực thù địch tăng cường chống phá, với các luận điệu phản động nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, các đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng nói riêng.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Bảo vệ chính trị nội bộ trước thềm Đại hội XIII của Đảng(05/01/2021)

Nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ hiện nay là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị...

  • Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Thư viện ảnh
  • Thư viện Ảnh
Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Những hình ảnh Trường Đại học ANND (1989-1995), Phân hiệu Đại học ANND (1995-2001), Phân hiệu Học viện ANND (2001-2003)

Trường Đại học ANND (1989-1995), Phân hiệu Đại học ANND (1995-2001), Phân hiệu Học viện ANND (2001-2003)

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1984-1989

Giai đoạn 1984-1989: Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1976-1984

Giai đoạn 1976-1984: Trường Bổ túc sỹ quan Công an nhân dân

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1963-1976

Giai đoạn 1963-1976: Trường An ninh Trung ương cục miền Nam

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Sự ra đời của lực lượng CAND - Tất yếu của lịch sử

"Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ". Thấm nhuần tư tưởng của Lênin trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang gồm Quân đội, Công an để bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân

href="http://dhannd.edu.vn/thu-vien-anh-883">
Thư viện Video
  • Thư viện Video
Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
videocam

Trường Đại học An ninh nhân dân - Nơi ươm mầm sĩ quan an ninh tương lai

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
videocam

Phim Tư liệu: 75 năm - Một bản hùng ca

Phim Tư liệu 75 năm - một bản hùng ca góp phần ôn lại cũng như phát huy truyền thống anh hùng 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng An ninh nhân dân.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
videocam

Học viên Trường Đại học An ninh nhân dân đảm bảo trực tết và phòng chống dịch Covid-19

Học viên các Trường CAND tham gia lực lượng ứng trực đảm bảo trực tết và phòng chống Covid-19

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
videocam

Hành trình gian nan đưa thi thể Đại úy Trương Văn Thắng về nơi an nghỉ

Hy sinh trong lúc ứng cứu người dân bị nước lũ cuốn trôi từ đêm ngày 17/10, tại xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đến tối ngày 20/10 các đồng đội mới có thể đưa đồng chí Đại úy Trương Văn Thắng về nơi an nghỉ.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
videocam

Xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh

Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, xây dựng đảng bộ thực sự trong sạch vững mạnh, là đảng bộ kiểu mẫu, tiêu biểu về phẩm chất, năng lực lãnh đạo các mặt công tác công an.

href="http://dhannd.edu.vn/thu-vien-video">