Highscope plan do review mô hình

HighScope là phương pháp giáo dục mà chúng tôi hướng tới. Là một phương pháp giáo dục hiện đại dành cho trẻ ngay từ những tháng tuổi sơ sinh, nền tảng cốt lõi của HighScope là phát triển con người dựa trên 8 lĩnh vực, với kĩ năng, cảm xúc, nhận thức, vận động, khả năng sáng tạo… thông qua quá trình trẻ tự khám phá qua chuỗi hoạt động có tổ chức.

8 lĩnh vực phát triển HighScope hướng đến bao gồm: Tiếp cận học tập, Phát triển xã hội và cảm xúc, Phát triển thể chất và sức khỏe, Ngôn ngữ và giao tiếp, Toán học, Nghệ thuật sáng tạo, Khoa học và công nghệ, Học tập các qui tắc xã hội.

Highscope plan do review mô hình

8 lĩnh vực phát triển HighScope hướng đến bao gồm: Tiếp cận học tập, Phát triển xã hội và cảm xúc, Phát triển thể chất và sức khỏe, Ngôn ngữ và giao tiếp, Toán học, Nghệ thuật sáng tạo, Khoa học và công nghệ, Học tập các qui tắc xã hội.

Trong các giờ sinh hoạt hàng ngày, các con được tổ chức các hoạt động phù hợp dựa trên mối quan tâm, hứng thú của trẻ với thế giới quanh em, các vấn đề

Phương pháp này khởi phát và phát triển mạnh mẽ tại Hoa Kỳ, với hơn 3000 trường ở Hoa Kỳ và 5000 trường trên toàn thế giới. HighScope đáp ứng những yêu cầu của Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục trẻ nhỏ của Hoa Kỳ (NAEYC). Đối với từng lĩnh vực nội dung cụ thể trong toàn bộ chương trình, HighScope cũng đảm bảo các tiêu chuẩn của các cơ quan chuyên môn liên quan của Hoa Kỳ như IRA (The International Reading Association), NCTM (The National Council of Teacher of Mathematics).

Mô hình HighScope xoay quanh khái niệm Bánh xe học tập HighScope (Wheel of HighScope), được cấu thành bởi 5 thành tố: Học tập chủ động, Tương tác giữa người lớn – trẻ nhỏ, Môi trường học tập, Chuỗi hoạt động hàng ngày, và Quy trình đánh giá.

Highscope plan do review mô hình

Học tập chủ động là quan điểm học tập được xây dựng dựa trên niềm tin vào khả năng trẻ có thể tự xây dựng và kiến tạo hệ thống hiểu biết của chính các con về thế giới. Trẻ là người phát hiện, tìm kiếm những tri thức, khám phá chúng thông qua những hoạt động trực tiếp, những tương tác với toàn bộ các giác quan, cảm xúc, trải nghiệm của chính các con, tiếp nhận, biến đổi, chiếm lĩnh chúng. Trẻ sẽ học tập hiệu quả nhất dựa trên cơ sở hứng thú tự nhiên có sự ủng hộ, khuyến khích và thử thách từ người lớn.

Mối quan hệ tương tác giữa trẻ và người lớn là một thành tố cơ bản tạo nên môi trường học tập chủ động. Trong môi trường này, trẻ và người lớn là hai yếu tố tương tác của quá trình học tập, hỗ trợ lẫn nhau, là cộng sự, là đối tác trong tất cả các hoạt động. Người lớn và trẻ xây dựng mối quan hệ cùng điều khiển (shared control). Trẻ có quyền đưa ra các quyết định trong phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của con như: chơi ở đâu, chơi cái gì, chơi như thế nào và chơi với ai. Người lớn chịu trách nhiệm về những quyết định trong phạm vi trách nhiệm của người lớn, bao gồm tạo ra và duy trì chuỗi hoạt động hàng ngày, sắp xếp và trang bị những dụng cụ cần thiết cho lớp học của mô hình học tập chủ động, giữ cho trẻ an toàn về thể chất và tinh thần.“Người lớn” ở đây là từ chỉ chung cho cả giáo viên, nhân viên nhà trường và phụ huynh. Chúng tôi tin rằng giáo dục gia đình là điều kiện tất yếu trong mọi chương trình giáo dục. Ngay tại gia đình, phụ huynh cần trở thành những giáo viên đáng tin cậy nhất của con mình.

Một thành tố vô cùng quan trọng nữa đó là việc xây dựng môi trường học tập chủ động. Môi trường được xem là hỗ trợ học tập chủ động đòi hỏi sự tinh tế, chu đáo, sự chuẩn bị kĩ càng của người lớn. Thay vì chơi với những vật dụng mà giáo viên đã lên sẵn kế hoạch sử dụng và phát cho từng trẻ, trẻ trong môi trường học tập chủ động có xu hướng tìm kiếm và sử dụng những vật dụng theo hứng thú của các con, trẻ quyết định mình sẽ dùng những vật dụng gì và với mục đích nào trong các hoạt động của mình. Vì thế, giáo viên/ phụ huynh sẽ luôn cần quan sát để nắm bắt hứng thú của trẻ và cung cấp những loại dụng cụ phù hợp. Có thể nói, lớp học HighScope là nơi chứa đựng các nguyên vật liệu, học phẩm, các dụng cụ và sản phẩm sáng tạo của các con, hơn là đồ chơi. Lớp học HighScope thể hiện hơi thở, tinh thần của những em bé chủ động và sáng tạo.

Chuỗi hoạt động hàng ngày xây dựng thời gian biểu dựa trên việc phân bố thời gian thực hiện các hoạt động điển hình trong mô hình học tập HighScope: thời gian trẻ lên kế hoạch – tiến hành kế hoạch – xem lại kế hoạch, đối chiếu (Qui trình Plan – Do – Review), tham gia các hoạt động nhóm lớn, hoạt động nhóm nhỏ, thời gian hoạt động ngoài trời,… Thời gian biểu này sẽ giống nhau mỗi ngày và khung thời gian cho mỗi hoạt động. Sự lặp lại này giúp trẻ tạo những thói quen sinh hoạt cũng như cho trẻ cảm giác tự điều khiển, tự kiểm soát hoạt động của mình.

HighScope đánh giá trẻ trên cơ sở sự phát triển của chính cá nhân đứa trẻ đó. Giáo viên ghi chú các hoạt động của học sinh mỗi ngày, dựa trên việc quan sát và lắng nghe trẻ. Những ghi chú này giúp giáo viên nhìn nhận đứa trẻ và lớp học một cách khách quan, liên tục và toàn diện. Chúng cũng giúp người giáo viên trả lời những câu hỏi như: