Hình thức to chức của thị trường ngoại hối bao gồm

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là hình thức liên kết giữa các ngân hàng để kinh doanh ngoại hối có tổ chức. Đối tượng giao dịch trên thị trường này là các loại ngoại tệ. Vậy Thị trường ngoại tệ là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Hình thức to chức của thị trường ngoại hối bao gồm
Thị trường ngoại tệ là gì?

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi mua, bán ngoại tệ giữa các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là hình thức liên kết giữa các ngân hàng để kinh doanh ngoại hối có tổ chức.

Cũng giống như thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng một thị trường phi tập trung, diễn ra trên phạm vi toàn cầu và phương thức giao dịch chủ yếu thông qua điện thoại, mạng internet.

Bên cạnh đó, do sự chênh lệch múi giờ trên trái đất mà thị trường này diễn ra 24/24. Là một thị trường có tính thanh khoản cao. Khối lượng giao dịch không giới hạn và tỷ giá luôn giao động.

Nhờ vào những đặc điểm trên. Các ngân hàng thường giao dịch cho chính mình để thay đổi trạng thái ngoại tệ. Và giao dịch cho khách hàng để tính phí.

Các thành phần tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thường có :

  • Ngân hàng thương mại: Đây là những thành viên tích cực tham gia trên thị trường cũng chính là những nhà tạo lập thị trường. Họ yết giá mua vào hay bán ra cho ngân hàng khác. Những ngân hàng trao đổi, giao dịch trực tiếp với nhau thông qua giá đã định sẵn.
  • Ngân hàng trung ương: Ngân hàng Trung Ương các nước. Cũng tham gia vào thị trường này với mục đích tăng nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia, đồng thời. Thông qua hoạt động này để thực hiện các mục đích ổn định tỷ giá trên thị trường tiền tệ quốc gia.
  • Nhà môi giới: Một sô ngân hàng sẽ chọn hình thức giao dịch thông qua nhà môi giới. Những ngân hàng sẽ đặt lệnh giới hạn và nhà môi giới sẽ thực hiện so sánh. Đối chiếu để tìm ra giá mua – bán tốt nhất các cặp tiền tệ cho các ngân hàng tham gia giao dịch.

Đối tượng giao dịch trên thị trường này là các loại ngoại tệ. Thành viên của thị trường phải là ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối, đáp ứng các điều kiện quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường.

Điều 3 của Quy chế quy định đối tượng tham gia th ị trường liên ngân hàng phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

– Là ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ

– Có hệ thống thông tin nội bộ nối mạng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định trong điều 2 của Quy chế. Cụ thể bao gồm các ngân hàng sau:

– Ngân hàng thương mại quốc doanh

– Ngân hàng đầu tư phát triển

– Ngân hàng thương mại cổ phần

– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam

– Ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

– Ngân hàng Nhà nước trung ương.

Phương thức giao dịch thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định ở điều 11, cụ thể bao gồm các phương tiện như điện thoại, telex, fax hoặc qua mạng vi tính.

Đồng tiền giao dịch được quy định ở điều 6, bao gồm USD, DEM, GBP, FRF, JYP, HKD, VND. Hiện nay các đồng^âìi tiền DEM, FRF đựoc thay thế bằng đồng EUR

Các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ được quy định ở điều 9, cụ thể bao gồm hai loại:

-Nghiệp vụ giao ngay – SPOT

-Nghiệp vụ có kỳ hạn – FORWARD

Tỷ giá giao dịch được quy định ở điều 10. Nó được thực hiện trên cơ sở tỷ giá chính thức của Ngân hàng Nhà nước và biên độ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Trên cơ sở này các Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ giá mua, bán của Ngân hàng Nhà nước với các thành viên của thị trường ngoại tệ liên hàng.

Thời gian giao dịch mua, bán ngoại tệ tr ên thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định ở điều 7, cụ thể là vào tất cả các ngày làm việc trong tuần theo biểu thời gian sáng từ 8h00 đến 11h00 và chiều từ 13h30 đến 15h30.

Trình tự giao dịch được quy định tại điều 12, cụ thể bắt đầu từ sự chào giá mua, bán một đơn vị ngoại tệ bằng VND, sau đó nêu số lượng ngoại tệ định mua, bán. Các thỏa thuận được ký kết dưới dạng hợp đồng. Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chủ tịch thị trường ngoại tệ liên hàng để điều hành trực tiếp thị trường. Mọi hình thức thanh toán đều thông qua phương thức chuyển khoản qua các tài khoản của các thành viên mở tại Ngân hàng Nhà nước hoặc tại Ngân hàng nước ngoài.

Thời gian thanh toán với nghiệp vụ giao ngay (xem điều 13) là 2 ngày kể làm việc kể từ ngày ký hợp đồng. Đối với nghiệp vụ có kỳ hạn thời gian thanh toán tính bằng thời hạn ghi trong hợp đồng cộng với 2 ngày làm việc của nghiệp vụ giao ngay. Nếu việc thanh toán bị chậm trễ thì bên thanh toán phải chịu phạt bằng ngoại tệ với mức 150% l ãi suất LIBOR của ngoại tệ thanh toán trên số ngày chậm trả hoặc chịu phạt bằng tiền Việt Nam với mức 150% l ãi suất tiền vay của Ngân hàng Nhà nước trên số ngày trả chậm.

Điều 8 của quy chế quy định trong giai đoạn đầu ra đời thị trường ngoại tệ liên hàng, số lượng ngoại tệ giao dịch được quy định là 50,000 USD hoặc các ngoại tệ khác tương đương cho mỗi lần giao dịch và phải chẵn đến hàng chục nghìn USD hoặc tính tròn tương đương đối với ngoại tệ khác.

Trong môi trường kinh doanh thuận lợi do cơ chế điều tiết thị trường ngày càng thông thoáng, nguồn ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại tăng mạnh so với năm 2004. Trong năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã thu hút được một lượng ngoại tệ đáng kể từ các Ngân hàng thương mại (tăng 4,96 lần so với năm 2004), góp phần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Nhu cầu ngoại tệ phục vụ nhập khẩu của nền kinh tế trong năm cũng luôn được đáp ứng đầy đủ, nhất là từ khi Ngân hàng Nhà nước mở rộng đối tượng được mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước phục vụ các nhu cầu hợp lý của nền kinh tế và đặc biệt ưu tiên nhu cầu nhập khẩu xăng dầu. Hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong năm qua đã góp phần ổn định giá xăng dầu trong nước, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các ngân hàng thương mại và dân cư, cung cầu trên ngoại tệ trên thị trường tương đối cân bằng, hoạt động mua bán ngoại tệ thông suốt và sôi động.

Tuy nhiên, trong năm qua tỷ giá niêm yết, giao dịch của các NHTM chưa phản ánh sát cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế nên phần nào hạn chế hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Với việc nới lỏng cơ chế quản lý ngoại hối của NHNN và chính sách tỷ giá linh hoạt hơn sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong thời gian tới.

Thủ tục trở thành thành viên của thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định tại điều 4. Các đơn vị phải làm đơn gia nhập gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo mẫu quy định.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày…… tháng…… năm…….

ĐƠN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN HÀNG

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Tên đơn vị:……………………………………………………………………………

Địa chỉ …………………………………………………………………………………

Điện thoại:……………………………………………………………………………….

Telex: …………………………………………………………………………………

Telefax: ………………………………………………………………………………

Tài khoản bằng ngoại tệ: ………………………………………………………………

Mở tại ngân hàng: …………………………………………………………………

Số tài khoản: …………………………………………………………………………

Tài khoản bằng đồng Việt Nam: …………………………………………………………

Mở tại ngân hàng: ………………………………………………………………………

Số tài khoản: ………………………………………………………………………………

Giấy phép kinh doanh ngoại tệ số………. ngày…………………………………………

Giấy phép mở tài khoản ở nước ngoài số ………… ngày ……………………………

Xin được tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với các cam kết sau:

– Chấp hành mọi quy định trong bản quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên hàng cũng như Nội quy giao dịch của thị trường

– Sau đây chúng tôi xin giới thiệu:

+ Cán bộ giao dịch tại thị trường:………………………………………………………

1- Họ và tên……………………………….. Chức vụ:……………………………………

Chữ ký mẫu…………………………………………………………………………………

2- Họ và tên………………………………… Chức vụ:…………………………………

Chữ ký mẫu……………………………………………………………………………

+ Cán bộ có thẩm quyền ký xác nhận giao dịch:

1- Họ và tên ………………………………. Chức vụ:……………………………………

Chữ ký mẫu…………………………………………………………………………………

2- Họ và tên……………………………….. Chức vụ:……………………………………

Chữ ký mẫu ………………………………………………………………………………

Đề nghị Ngân h àng Nhà nước Việt Nam cho chúng tôi được tham gia Thị trường ngoại tệ liên hàng.

Ngân hàng Tổng Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

Việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ được thực hiện qua việc xác nhận giao dịch ngoại tệ bằng TELEX hoặc FAX theo mẫu thống nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

MẪU XÁC NHẬN GIAO DỊCH NGOẠI TỆ (BẰNG TELEX)

Ngân hàng gửi xác nhận giao dịch:……………………………………………………

Ngân hàng xác nhận giao dịch:…………………………………………………………

Mã khóa………………… cho số tiền………………………………………………………

Ngày………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi xác nhận bán cho Quý Ngân hàng/mua của Quý Ngân hàng

số tiền…………………………. USD với tỷ giá…………………….. thành tiền…………

Việt Nam

Chúng tôi sẽ chuyển trả vào tài khoản số…………………………………………………

của Quý ngân hàng tại Ngân hàng…………………………………………………………

Đề nghị Quý ngân hàng chuyển số tiền…………………………………………………

vào tài khoản của chúng tôi số………………………………………………

tại ngân hàng ……………………………………………………………………………

chậm nhất vào ngày………………………………………………………………………

(Tên ngân hàng điện)………………………………………………………………………

(Chữ ký – nếu xác nhận bằng Fax.)………………………………………………………

Ở Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên quy định về tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 203A/QĐ-NH13 ngày 20.9.1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thị trường này chính thức hoạt động kể từ ngày 01.10.1994. Thành viên của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là các ngân hàng thương mại/được phép kinh doanh ngoại tệ có năng lực ngoại hối (trạng thái ngoại hối) đáp ứng điều kiện do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa là cơ quan tổ chức, quản lí vừa là thành viên của thị trường này.

Bắt đầu từ ngày 20/09/1994, thị trường ngoại tệ Việt Nam được chính thức thành lập theo quyết định số 203/QĐ-NH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Quy chế “Tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”. Thị trường này do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và điều hành nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ, làm cơ sở cho việc ra đời của thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam. Thông qua thị trường ngoại tệ liên hàng, Ngân hàng Nhà nước sử dụng Quỹ điều hòa ngoại tệ với tư cách là người mua, người bán cuối cùng để can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, tỷ giá của Nhà nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Thị trường ngoại tệ là gì mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330Zalo: 0846967979Gmail:

Website: accgroup.vn