Hành tinh nào trong hệ mặt trời có núi lửa năm 2024

Núi lửa phun trào là cửa sổ để hiểu các hoạt động bên trong và cả nguồn gốc của các hành tinh trong hệ mặt trời cũng như các mặt trăng của những hành tinh đó.

Núi lửa trên Trái đất rất đáng chú ý nhưng Trái đất không phải là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có núi lửa phun trào.

Từ mặt trăng Io (vệ tinh tự nhiên nằm phía trong cùng trong số bốn vệ tinh Galileo của Sao Mộc) - nơi có nhiều núi lửa nhất trong hệ mặt trời, đến Olympus Mons trên sao Hỏa, nhiều ngọn núi lửa lạ thường đang hiện diện trong vũ trụ.

Cụ thể, vào ngày 30.12.2023, tàu Juno chỉ cách bề mặt Io, thế giới diễn ra hoạt động núi lửa dữ dội nhất trong hệ mặt trời, vỏn vẹn 1.500 km.

Đến ngày 3.2, tàu Juno một lần nữa có cuộc tiếp cận mặt trăng của sao Mộc. Lần này, phi thuyền NASA chủ yếu di chuyển bên trên vùng nam bán cầu, trong khi lần trước đó tập trung vào bắc bán cầu.

Với hai lần bay ngang mới nhất, tàu Juno đã thông qua thiết bị JunoCam ghi nhận được những hình ảnh cho thấy một cột khói, những đỉnh núi cao và các hồ dung nham với một số hòn đảo trên bề mặt Io.

NASA đang kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà khoa học công dân để phân tích và giải mã những hình ảnh mới về thế giới núi lửa.

Mặt trăng Io và sứ mệnh Juno

Sứ mệnh Juno, được NASA phóng lên vào ngày 5.8.2011, là dự án thám hiểm không gian chủ yếu tập trung vào sao Mộc, hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời, và một số mặt trăng của nó.

Còn Io là một trong những mặt trăng lớn nhất của sao Mộc và lớn thứ tư trong cả Thái Dương hệ. Mặt trăng Io khét tiếng với hoạt động núi lửa tấp nập, biến nó trở thành thiên thể diễn ra các hoạt động núi lửa dữ dội nhất của Thái Dương hệ.

Được Galileo Galilei phát hiện năm 1610, Io đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của con người nhằm tìm hiểu những quy trình hoạt động núi lửa ở các thế giới khác.

Bề mặt Io được bao phủ bởi hàng trăm núi lửa, một số núi lửa phun trào các cột khói lưu huỳnh và lưu huỳnh dioxide với độ cao lên đến 500 km.

Núi lửa thuộc hành tinh này cao gấp ba lần Everest - núi cao nhất của Trái đất tính từ mực nước biển.

Câu hỏi

Câu 1: Hành tinh nào có ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?

  1. Sao Thiên Vương
  1. Sao Thổ
  1. sao Hỏa

Hành tinh nào trong hệ mặt trời có núi lửa năm 2024
Chiều cao của Olympus Mons so với Everest. (Ảnh minh họa: Laurine Moreau).

Câu 2: Lý do nào khiến sao Hỏa còn được gọi là hành tinh đỏ?

  1. Bề mặt có màu đỏ đặc trưng
  1. Sở hữu nhiều núi lửa nhất Hệ Mặt trời

Câu 3: Sao Hỏa có bao nhiêu vệ tinh tự nhiên?

  1. 1
  1. 2
  1. 3

Câu 4: Kích thước sao Hỏa so với Trái đất như thế nào?

  1. Bán kính sao Hỏa bằng một nửa Trái đất
  1. Bán kính sao Hỏa gấp đôi đường kính Trái đất
  1. Bán kính sao Hỏa gấp ba đường kính Trái đất

Câu 5: Điều nào sau đây mô tả đúng về sao Hỏa?

  1. Chất hữu cơ tồn tại trên sao Hỏa
  1. Khí quyển sao Hỏa đậm đặc hơn Trái đất
  1. sao Hỏa nóng hơn Trái đất

Đáp án

Câu 1: c - sao Hỏa. Theo Space, núi lửa Olympus Mons trên sao Hỏa là ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt trời. Mặc dù mất hàng tỷ năm để hình thành, một số vùng của núi có thể chỉ mới vài triệu năm tuổi, tương đối trẻ so với tuổi thọ của Hệ Mặt trời. Olympus Mons vẫn có thể đang hoạt động, chờ đến đợt phun trào tiếp theo. Olympus Mons cao khoảng 25 km, gấp ba lần Everest - ngọn núi cao nhất của Trái đất khi so với mực nước biển (8.848 m). Về chiều rộng, Olympus Mons trải trài trên 624km, xấp xỉ kích thước tiểu bang Arizona, Mỹ.

Câu 2: a - Bề mặt có màu đỏ đặc trưng. Biệt danh của sao Hỏa là hành tinh đỏ, do những bức ảnh từ tàu vũ trụ cho thấy nó có màu đỏ gỉ, theo Universe Today. Đó là màu của sắt oxit, hợp chất tồn tại rất nhiều trên bề mặt sao Hỏa. Sắt bỏ lại trong mưa sẽ bị phủ lớp gỉ vì nguyên tố sắt phản ứng với oxy trong không khí và nước tạo thành sắt oxit. Sắt oxit của sao Hỏa có thể đã hình thành từ rất lâu, khi hành tinh này có nhiều nước hơn. Vật chất này được vận chuyển tới khắp hành tinh trong đám mây bụi, bao phủ mọi thứ bằng một lớp gỉ. Đỏ là màu của máu, do đó sao Hỏa được đặt tên theo Mars trong thần thoại La Mã (thần chiến tranh Ares trong thần thoại Hy Lạp). Bề mặt hành tinh và bầu trời khi quan sát từ sao Hỏa có màu đỏ, nhưng theo hình ảnh ghi lại được từ xe thám hiểm Curiosity của NASA, hoàng hôn nơi đây màu xanh, kể cả khi nhìn bằng mắt thường.

Câu 3: b - 2. sao Hỏa có hai vệ tinh tự nhiên là Phobos (có nghĩa là "nỗi sợ") và Deimos (có nghĩa là "khủng bố" hoặc "cái chết"). Chúng được đặt tên theo hai người con của thần chiến tranh Ares thuộc thần thoại Hy Lạp, hộ tống cha mình trong cuộc chiến. Hai vệ tinh này được nhà thiên văn người Mỹ Asaph Hall phát hiện trong cùng tháng 8/1877 tại Đài thiên văn Hải quân Mỹ, Washington D.C. Đây là khám phá có chủ đích bởi ông đã dành thời gian dài để nghiên cứu về vệ tinh của sao Hỏa. Trước đó từ rất lâu, giới khoa học cũng suy đoán về sự tồn tại của chúng. Phobos lớn hơn Deimos và cách sao Hỏa chưa tới 6.000km. Đây là khoảng cách gần nhất giữa một vệ tinh và hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Câu 4: a - bán kính sao Hỏa bằng một nửa bán kính Trái đất. Hai hành tinh có những điểm tương đồng về kích thước, độ nghiêng, cấu trúc, thành phần, và thậm chí sự hiện diện của nước trên bề mặt. Về kích thước và khối lượng, Trái đất và Hỏa tinh rất khác nhau. Universe Today thông tin, với bán kính trung bình 6.371 km và khối lượng 5,97 × 10^24 kg, Trái đất là hành tinh lớn thứ năm và nặng thứ năm trong Hệ Mặt trời, đồng thời lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá ở vòng trong. Trong khi đó, sao Hỏa có bán kính khoảng 3.396 km ở đường xích đạo (3.376 km ở vùng cực), tương đương với khoảng 0,53 Trái đất. Tuy nhiên, khối lượng của nó chỉ là 6.4185 x 10^23 kg, khoảng 10,7% của Trái đất.

Câu 5: a - Chất hữu cơ tồn tại trên sao Hỏa. Năm 2014, xe Curiosity phát hiện dấu vết của hợp chất chứa carbon trong đá và khí methane trong bầu khí quyển của hành tinh đỏ. Reuters cho biết đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên tìm thấy chất hữu cơ trên bề mặt hành tinh láng giềng của Trái đất, mở ra các cơ hội nghiên cứu nguồn gốc sự sống ở đây. Các đáp án còn lại không chính xác. Khí quyển Trái đất đậm đặc hơn 100 lần so với khí quyển sao Hỏa. Theo Space, do ở xa Mặt Trời hơn và bầu khí quyển quá mỏng để giữ nhiệt, hành tinh đỏ có nhiệt độ bề mặt trung bình là khoảng âm 60 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình của Trái đất là 16 độ C.

Trong hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh khác nhau?

Các vật thể lớn nhất sau Mặt Trời là hành tinh. Hệ Mặt trời có 8 hành tinh, bao gồm 4 hành tinh đất đá (Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả) và 4 hành tinh khổng lồ (Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương). Các hành tinh đất đá, theo như tên gọi, có bề mặt rắn và tính địa chất.

8 hành tinh trong hệ Mặt Trời tên gì?

8 hành tinh trong hệ Mặt Trời gồm sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương.

Đâu là ngọn núi cao nhất hệ Mặt Trời?

Olympus Mons là núi lửa hình khiên cao 25 km, trải rộng trên khu vực lớn ngang Ba Lan. Đây không chỉ là núi lửa lớn nhất mà còn là ngọn núi cao nhất trong hệ Mặt Trời.

Ngọn núi cao nhất trên Sao Hỏa tên là gì?

Phát hiện bằng chứng hồ nước thời cổ đại trên sao Hỏa Lớn nhất là núi Olympus Mons, cao 21.950m, có diện tích bằng cả đất nước Ba Lan và là ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt trời.