Introduction foundation graduation phân cấp như thế nào

Học phần giới thiệu khái quát chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra ngành cao đẳng sinh học ứng dụng - là ngành cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, cơ sở về Sinh học ứng dụng, các kỹ thuật chuyên ngành trong Sinh học ứng dụng để ứng dụng vào các vấn đề trong Sinh học ứng dụng

  1. 2.     [ABI301] Kỹ thuật trồng và nhân giống hoa kiểng (Flowers Cultivation and Propagation Technology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A.

Học phần cung cấp kiến thức liên quan đến tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ hoa trong và ngoài nước. Đặc điểm chung và các yêu cầu ngoại cảnh của từng loại hoa và cây cảnh; nhu cầu về đất, nước và dinh dưỡng cho cây hoa. Cách thiết kế vườn ươm, các phương pháp nhân giống và chăm sóc cây con trong vườn ươm. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật của từng loại hoa. Kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa kiểng phổ biến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

  1. 3.     [ABI302] Kỹ thuật trồng và sản xuất giống rau (Vegetables Planting Production Technology)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp kiến thức về qui luật sinh trưởng, phát triển của các loại rau thuộc họ thập tự, bầu bí dưa, cà và họ đậu; kỹ thuật trồng và sản xuất giống một số loại rau thuộc họ thập tự, bầu bí dưa, cà và họ đậu. Ngoài ra, một số kỹ năng về trồng rau, lai tạo và sản xuất hạt giống rau cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học. Sinh viên cũng được nhận diện một số sâu bệnh hại trên rau trong quá trình thực tập và đi thực tế.

  1. 4.     [ABI501] Cơ sở di truyền chọn giống thực vật (Genetic Resources of Plant Breeding)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Công nghệ sinh học thực vật.

Học phần cung cấp kiến thức liên quan đến công tác chọn giống thực vật, lịch sử phát triển của chọn giống, mục tiêu của các nhà chọn giống, sự sinh sản của cây trồng, bảo tồn và ứng dụng nguồn gen, nghiên cứu di truyền cơ bản và áp dụng chọn giống cho cây tự thụ phấn, định luật sau Mendel của cây ưu thế lai trong tự thụ, di truyền số lượng, tương tác kiểu gen và môi trường, các phương pháp trong chọn giống như phương pháp phả hệ, trồng dồn, chọn từng cá thể, Backcross, chọn giống kháng sâu bệnh, chọn giống đa bội, cải tiến giống thông qua nuôi cấy mô.

  1. 5.     [ABI502] Phòng trừ dịch hại cây trồng (Plant Pest Management)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A.

Học phần cung cấp tác nhân gây bệnh cây trồng, triệu chứng và chuẩn đoán bệnh cây, sự lưu tồn và lan truyền của mầm bệnh, sự xâm nhiễm và gây hại của mầm bệnh, sự kháng bệnh và dịch bệnh của cây trồng và các biện pháp đối phòng trị bệnh; đặc điểm, đặc tính và quy luật sinh sống của các lớp côn trùng; biện pháp phòng chống các loài có hại, khai thác và bảo vệ những loài có ích cho sản xuất nông nghiệp, thu thập, phân loại và tồn trữ côn trùng, phương pháp sưu tập và tồn trữ mẫu bệnh cây trồng, nhận diện một số sâu bệnh hại trên lúa, rau màu.

  1. 6.     [ABI503] Vi sinh vật ứng dụng trong trồng trọt (Applied Microbiology for Crop Production)

(3; 30; 30)

Học phần hướng dẫn sinh viên tìm hiểu các quy luật về sự phát sinh, phát triển và tiến hoá của vi sinh vật: về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hoá, di truyền của các nhóm vi sinh vật có ích thường gặp trong tự nhiên. Nghiên cứu vai trò to lớn của các nhóm vi sinh vật có ích trong tự nhiên nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nhằm khai thác một cách có hiệu quả tạo ra các chế phẩm sinh vi sinh vật có ích, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người.

  1. 7.     [ABI504] Kỹ thuật sản xuất giống nấm (Mushroom Production Technology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần giới thiệu hệ thống giống nấm ăn và nấm dược liệu, môi trường phân lập và nhân giống, các kỹ thuật sản xuất meo giống nấm, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch một số loại nấm ăn và nấm dược liệu. Ngoài ra, một số kỹ năng thực hành thí nghiệm liên quan đến lĩnh vực phân lập và nhân giống nấm ăn và nấm dược liệu cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học.

  1. 8.     [ABI505] Công nghệ sinh học môi trường (Environmental Biotechnology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về những nguyên lý cơ bản ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị, các quá trình sinh học trong xử lý nước thải, vi sinh vật trong xử lý nước thải, giúp cho sinh viên biết cách áp dụng công nghệ sinh học trong việc phân hủy các loại chất thải và sản xuất phân hữu cơ từ rác thải đô thị một cách hiệu quả

  1. 9.     [ABI506] Kỹ thuật trồng và sản xuất giống lương thực (Cereal Production Technology)

(3; 30; 30)

Học phần giới thiệu hệ thống giống theo các cấp giống tác giả, siêu nguyên chủng, nguyên chủng, giống xác nhân, các kỹ thuật kiểm nghiệm đồng ruộng, kiểm nghiệm hạt giống, các kỹ thuật canh tác và sản xuất giống lúa, bắp và khoai lang. Ngoài ra, một số kỹ năng về kỹ thuật trồng lúa, bắp và khoai lang, sản xuất hạt giống lúa, lai tạo giống bắp, sản xuất giống khoai lang cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học. Sinh viên cũng được nhận diện một số sâu bệnh hại trên lúa, bắp và khoai lang trong quá trình thực tập và đi thực tế.

10. [ABI507] Kỹ thuật trồng và sản xuất giống rau màu (Vegetables Planting Production Technology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A.

Học phần cung cấp kiến thức về qui luật sinh trưởng, phát triển của các loại rau thuộc họ thập tự, bầu bí dưa, cà và họ đậu; kỹ thuật trồng và sản xuất giống một số loại rau thuộc họ thập tự, bầu bí dưa, cà và họ đậu. Ngoài ra, một số kỹ năng về trồng rau, lai tạo và sản xuất hạt giống rau cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học. Sinh viên cũng được nhận diện một số sâu bệnh hại trên rau trong quá trình thực tập và đi thực tế.

11. [ABI509] Kỹ thuật sản xuất giống vật nuôi (Producing Techniques of Livestock Breeds)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh lý người và động vật.

Học phần trang bị cho người học hệ thống sinh lý giống vật nuôi, cơ chế sinh sản, các cơ quan sinh sản động vật, các kỹ thuật cơ bản trong sản xuất giống vật nuôi và kỹ thuật sản xuất một số giống vật nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long.

12. [ABI510] Công nghệ lên men (Fermentation Technology)

(3; 30; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức để làm quen với các bước chính trong một quá trình lên men, hiểu được nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng lên một quá trình lên men xét về khía cạnh kỹ thuật và kinh tế. Tập trung vào thảo luận những qui trình lên men các sản phẩm như: kháng sinh, acid amin, acid hữu cơ, vitamin, cồn…

13. [ABI511] Vi sinh vật ứng dụng trong trồng trọt – CĐ CNSH (Applied Microbiology for Crop Production)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần giúp sinh viên tìm hiểu các quy luật về sự phát sinh, phát triển và tiến hoá của vi sinh vật về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hoá, di truyền của các nhóm vi sinh vật có ích thường gặp trong tự nhiên. Nghiên cứu vai trò to lớn của các nhóm vi sinh vật có ích trong tự nhiên nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nhằm khai thác một cách có hiệu quả tạo ra các chế phẩm sinh vi sinh vật có ích, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người.

14. [ABI512] Kỹ thuật sản xuất giống nấm – CĐ CNSH (Mushroom Production Technology)

(3; 25; 40)

Học phần giới thiệu hệ thống giống nấm ăn và nấm dược liệu, môi trường phân lập và nhân giống, các kỹ thuật sản xuất meo giống nấm, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch một số loại nấm ăn và nấm dược liệu. Ngoài ra, một số kỹ năng thực hành thí nghiệm liên quan đến lĩnh vực phân lập và nhân giống nấm ăn và nấm dược liệu cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học.

15. [ABI513] Kỹ thuật trồng và sản xuất giống lương thực – CĐ CNSH (Cereal Production Technology)

(3; 25; 40)

Học phần cung cấp cho người học hệ thống giống theo các cấp giống tác giả, siêu nguyên chủng, nguyên chủng, giống xác nhân, các kỹ thuật kiểm nghiệm đồng ruộng, kiểm nghiệm hạt giống, các kỹ thuật canh tác và sản xuất giống lúa, bắp và khoai lang. Ngoài ra, một số kỹ năng về kỹ thuật trồng lúa, bắp và khoai lang, sản xuất hạt giống lúa, lai tạo giống bắp, sản xuất giống khoai lang cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học. Sinh viên cũng được nhận diện một số sâu bệnh hại trên lúa, bắp và khoai lang trong quá trình thực tập và đi thực tế.

16. [ABI514] Công nghệ lên men (Fermentation Technology)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp những kiến thức lý thuyết về kỹ thuật lên men ; những nguyên lý chuyển hóa suốt quá trình lên men thực phẩm, động học quá trình phát triển sinh khối vi sinh vật, sản phẩm tạo thành và hiểu biết về các thiết bị sử dụng trong lên men là những phần kiến thức căn bản của môn học.

17. [ABI515] Kỹ thuật lên men công nghiệp (Industrial Fermentation Techniques)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp những kiến thức lý thuyết về kỹ thuật lên men. Trong đó những nguyên lý chuyển hóa suốt quá trình lên men kiểm soát quá trình phát triển của vi sinh vật sản phẩm tạo thành và hiểu biết về các thiết bị sử dụng trong lên men là những phần kiến thức căn bản của môn học. Ngoài ra một số kỹ năng thực hành thí nghiệm liên quan đến lĩnh vực lên men cùng các thiết bị đo đạc và kiểm soát trên qui mô phòng thí nghiệm cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học.

  1. 18.          [ABI516] Kỹ thuật trồng rau màu (Vegetable Cultivation)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp kiến thức về qui luật sinh trưởng phát triển của các loại rau thuộc họ thập tự bầu bí dưa cà và họ đậu; kỹ thuật trồng một số loại rau thuộc họ thập tự bầu bí dưa cà và họ đậu và bắp. Ngoài ra một số kỹ năng về trồng rau và bắp cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học. sinh viên cũng được nhận diện một số sâu bệnh hại trên rau trong quá trình thực tập và đi thực tế.

19. [ABI517] Kỹ thuật trồng nấm (Mushroom Culture Technology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần giới thiệu về hệ thống giống nấm ăn và nấm dược liệu, các kỹ thuật sản xuất meo giống nấm kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch một số loại nấm ăn và nấm dược liệu. Ngoài ra một số kỹ năng thực hành thí nghiệm liên quan đến lĩnh vực phân lập và nhân giống nấm ăn và nấm dược liệu cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học.

20. [ABI518] Kỹ thuật trồng lúa (Rice Cultivation)

(2; 15; 30)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa yêu cầu sinh thái kỹ thuật trồng cây lúa cơ sở kỹ thuật tăng năng suất lúa các thiệt hại và phòng trị sâu bệnh hại chính và các biện pháp làm giảm sự thất thoát sau thu hoạch lúa cũng như trong chọn và cải tiến giống các kỹ thuật sản xuất giống lúa. Sinh viên cũng được nhận diện một số sâu bệnh hại trên lúa trong quá trình thực tập và đi thực tế.

21. [ABI519] Nuôi cấy mô thực vật (Plant Tissue Culture)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Sinh lý thực vật.

Học phần cung cấp các kiến thức liên quan đến nuôi cấy mô lịch sử và hiện trạng nuôi cấy mô trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời giúp cho sinh viên nắm vững các nguyên tắc cũng như các kỹ thuật cần thiết trong việc lựa chọn và xử lý mẫu cấy môi trường nuôi cấy thích hợp cho từng đối tượng và mục tiêu nghiên cứu; các ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy mô trong nhân giống cây trồng tạo cây sạch bệnh thông qua các kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng vi ghép.

22. [ABI520] Ứng dụng CNSH trong sản xuất hoa (Biotechnology in Producing Flowers)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A.

Học phần giới thiệu cho người học tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ hoa trong và ngoài nước. Đặc điểm chung và các yêu cầu ngoại cảnh của từng loại hoa và cây cảnh; nhu cầu về đất, nước và dinh dưỡng cho cây hoa. Ứng dụng công nghệ mới trong chọn tạo giống và nhân giống hoa. Cách thiết kế vườn ươm và chăm sóc cây con trong vườn ươm. Một số biện pháp kỹ thuật mới trong sản xuất hoa. Kỹ thuật trồng một số loại hoa chất lượng cao và phổ biến hiện nay.

23. [ABI915] Công nghệ sinh học nông nghiệp (Agricultural Biotechnology)

(2; 20; 20)

Học phần hướng dẫn người học ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng, vật nuôi và sản xuất các chế phẩm vi sinh ứng dụng trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu vi sinh và phân hữu cơ vi sinh. Kỹ năng về vi nhân giống qua các giai đoạn tạo và nhân nhanh chồi, tạo rễ và kỹ thuật đưa cây cấy mô ra vườn ươm cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học. Sinh viên cũng được tìm hiểu kỹ thuật sử dụng chế phẩm phân vi sinh và thuốc trừ sâu vi sinh trong quá trình thực tập thực tế.

24. [ABI916] Giống và công nghệ hạt giống (Breed and Breeding Technology)

(2; 20; 20)

Học phần cung cấp kiến thức về quá trình sinh lý hình thành hoa, kết hạt đến chín, đặc tính sinh lý sinh hóa ảnh hưởng sức sống và tồn trữ của hạt, công nghệ sản xuất và sơ chế hạt giống, đặc tính tồn trữ một số loại hạt của các loài cây phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, một số kỹ năng về thử nghiệm sự nẩy mầm của các hạt giống, các biện pháp phá miên trạng hạt giống và xác định nấm gây bệnh trên hạt giống cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học. Sinh viên cũng nấm được kỹ thuật sơ chế và bảo quản hạt giống lúa trong quá trình thực tập và đi thực tế.

25. [ABI917] Sinh sản nhân tạo (Artificial Reproduction on Animal)

(2; 20; 20)

Học phần cung cấp cho người học các nội dung liên quan đến hệ thống cơ quan sinh sản của động vật, các quá trình sinh trứng, tinh trùng, quá trình thụ thai, các kỹ thuật lấy tinh, trứng, các kỹ thuật thụ tinh và ứng dụng trong sản xuất giống động vật.

26. [ABI918] Chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản (Food Processing for Domestic Animal and Fishery)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về dinh dưỡng nhu cầu và phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng các nguồn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi thủy sản thiết lập công thức chế biến thức ăn và sử dụng phù hợp trong chăn nuôi thủy sản.

27. [ACC101] Nguyên lý kế toán (Principles of Accounting)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về kế toán cho sinh viên ngành kinh tế, cụ thể là các phương pháp kế toán: chứng từ, tài khoản và ghi sổ kép, tính giá, tổng hợp - cân đối kế toán và kế toán các quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Là điều kiện tiên quyết để học các môn học tiếp theo về kế toán: Kế toán Tài chính, Kế toán Quản trị, Kế toán Chi phí…Ngoài ra, qua môn học này còn giúp sinh viên nâng cao kỹ năng diễn đạt vấn đề trước tập thể và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm.

28. [ACC102] Giới thiệu ngành – ĐH KT (Introduction to Accounting)

(1; 15; 0)

Học phần giới thiệu ngành Kế toán giới thiệu cho sinh viên năm thứ nhất ngành Kế toán nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo của ngành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng cần thiết để học tập và hướng dẫn sinh viên thiết kế, xây dựng chương trình học tập phù hợp với yêu cầu và năng lực của từng người.

29. [ACC103] Giới thiệu ngành – CĐ KT (Introduction to Accounting)

(1; 15; 0)

Học phần giới thiệu ngành Kế toán giới thiệu cho sinh viên năm thứ nhất ngành Kế toán nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo của ngành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng cần thiết để học tập và hướng dẫn sinh viên thiết kế, xây dựng chương trình học tập phù hợp với yêu cầu và năng lực của từng người.

30. [ACC501] Kế toán tài chính 1 (Financial Accounting 1)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Nguyên lý kế toán.

Học phần cung cấp những thông tin cơ bản về các khái niệm, thuật ngữ, nguyên tắc kế toán, chứng từ, tài khoản, phương pháp hạch toán và sổ sách từng phần hành kế toán như: kế toán tiền và các khoản phải thu; kế toán hàng tồn kho; kế toán tài sản cố định; kế toán nợ phải trả; kế toán vốn chủ sở hữu; kế toán hoạt động thương mại và xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Kết thúc học phần, sinh viên có thể ghi sổ kế toán, đọc và hiểu được các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính.

31. [ACC503] Kế toán tài chính 2 (Financial Accounting 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kế toán tài chính 1.

Học phần nghiên cứu hệ thống các khái niệm, nguyên tắc kế toán, chứng từ, tài khoản và phương pháp hạch toán từng vấn đề: kế toán các giao dịch ngoại tệ, kế toán bất động sản đầu tư, kế toán thuê tài sản, kế toán các khoản đầu tư tài chính, kế toán nợ vay và dự phòng phải trả, kế toán công ty cổ phần. Vận dụng kiến thức đã học trong kế toán tài chính vào những tình huống thực tế phát sinh, phân tích và giải quyết các vấn đề về hệ thống kế toán, cách ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp theo nhiều cấp độ khác nhau.

32. [ACC504] Kế toán tài chính 3 (Financial Accounting 3)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kế toán tài chính 2.

Học phần trang bị những kiến thức chuyên sâu liên quan đến các khái niệm, nguyên tắc kế toán, chứng từ, tài khoản, phương pháp ghi sổ và báo cáo từng phần hành: kế toán thuế; kế toán phải thu, phải trả nội bộ; báo cáo tài chính; sai sót trong kế toán, thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Kết thúc học phần, sinh viên biết cách kê khai thuế; đọc, hiểu và lập được báo cáo tài chính; điều chỉnh sai sót kế toán khi báo cáo tài chính đã công bố.

33. [ACC506] Hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information System)

(3; 45; 0)

Học phần trang bị những kiến thức về hệ thống thông tin kế toán để có thể tổ chức công tác kế toán trong điều kiện doanh nghiệp đã tin học hóa. Nội dung bao gồm như: lập tài liệu hệ thống, tổ chức và xử lý dữ liệu, kiểm soát hệ thống, các chu trình kinh doanh, tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa.

34. [ACC507] Kiểm toán (Auditing)

(3; 45; 0)

Học phần song hành: Kế toán tài chính 1.

Học phần trang bị cho sinh viên các khái niệm về kiểm toán và qui trình kiểm toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, kế hoạch kiểm toán, bằng chứng kiểm toán và các loại ý kiến của kiểm toán viên. Qua đó sinh viên có thể độc lập nghiên cứu, làm việc nhóm để vận dụng vào việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán thích hợp.

35. [ACC509] Kế toán ngân hàng thương mại (Commercial Bank Accounting)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về những nguyên lý kế toán áp dụng cho ngân hàng thương mại, hệ thống các khái niệm, nguyên tắc kế toán, chứng từ, tài khoản và phương pháp hạch toán từng vấn đề: kế toán tiền mặt, kế toán các hoạt động nhận tiền gửi, kế toán nghiệp vụ cấp tín dụng, kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, kế toán tài sản cố định và công cụ lao động, kế toán kinh doanh ngoại tệ, kế toán thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại, và kỹ năng đọc hiểu các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại.

36. [ACC511] Kế toán ngân sách (National Budget Accouting)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Nguyên lý kế toán.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng về kế toán ngân sách. Sau khi học học phần này sinh viên sẽ thực hiện công tác kế toán ngân sách tại đơn vị. Đồng thời sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về việc quản lý thu, chi ngân sách của địa phương.

37. [ACC512] Kế toán chi phí (Cost Accounting)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kế toán tài chính 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về các phương pháp hạch toán, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng mô hình chi phí. Ngoài ra, học phần còn cung cấp cho sinh viên kỹ năng về việc tạo lập thông tin chi phí sản xuất của doanh nghiệp và cách kiểm soát các chi phí đó.

38. [ACC514] Kế toán quản trị (Management Accounting)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kế toán tài chính 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những thông tin cơ bản về bản chất, mục tiêu, nội dung và các phương pháp của kế toán quản trị; các kiến thức cơ bản về phân loại chi phí và giá thành trong kế toán quản trị. Xây dựng các phương pháp tính giá, phương pháp lập dự toán, kiểm soát chi phí, phân tích chi phí trong mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận cũng như tạo lập và cung cấp thông tin thích hợp cho quá trình ra quyết định ngắn hạn và dài hạn của nhà quản trị.

39. [ACC516] Phân tích hoạt động kinh doanh (Bussiness analysis)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kế toán quản trị.

Học phần này trang bị cho sinh viên phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho nhà quản lý đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện những tiềm năng cũng như nhận thấy những rủi ro từ đó hoạch định chiến lược phát triển phù hợp cho doanh nghiệp. Nội dung chính bao gồm: phân tích kết quả sản xuất, phân tích giá thành sản phẩm, phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, phân tích báo cáo tài chính.

40. [ACC518] Kế toán ngân sách (National Budget Accounting)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Nguyên lý kế toán.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng về kế toán ngân sách. Sau khi học học phần này sinh viên sẽ thực hiện công tác kế toán ngân sách tại đơn vị. Đồng thời sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về việc quản lý thu, chi ngân sách của địa phương.

41. [ACC902] Thực tập tốt nghiệp – KT (Undergraduate Practice)

(5; 0; 150)

Học phần này nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào việc tổng hợp, so sánh, đối chiếu với thực tiễn các hoạt động của đơn vị thực tập. Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội. Từ đó, sinh viên báo cáo kết quả về các hoạt động được sinh viên chọn lựa ghi nhận.

42. [ACC913] Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp (Public Accounting)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Nguyên lý kế toán.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng về kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. Sau khi học học phần này sinh viên sẽ thực hiện công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp tại đơn vị, đồng thời hiểu rõ hơn việc quản lý kinh phí tại đơn vị.

43. [ACC914] Kế toán Mỹ (American Accounting)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kế toán tài chính 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên ngành về quy trình và phương pháp kế toán trong hệ thống kế toán của Mỹ, đồng thời có thể so sánh và đối chiếu với hệ thống kế toán Việt Nam. Nội dung chính của học phần bao gồm: Chu trình kế toán Mỹ, kế toán trong công ty thương mại, kế toán tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, kế toán nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

44. [ACC915] Khóa luận tốt nghiệp – KT (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần trước: Phương pháp NCKH - KTQTKD.

Học phần này giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào thực tiễn tác nghiệp nghề nghiệp tại các đơn vị thực tập. Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội. Từ đó, sinh viên trình bày được kết quả và đưa ra giải pháp về các vấn đề nghiên cứu của đơn vị.

45. [ACC916] Kế toán tài chính 4 (Fiancial Accouting 4)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kế toán tài chính 3.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức để giải quyết các vấn đề chuyên sâu của kế toán tài chính như phân tích các đặc điểm riêng hoạt động, nhận diện xử lý và tổng hợp giao dịch liên quan, tổ chức và cung cấp thông tin kế toán liên quan đến các hoạt động mang đặc trưng riêng của ngành sản xuất công nghiệp, các loại hình dịch vụ, trồng trọt và chăn nuôi, nhận thầu xây lắp và đầu tư xây dựng cơ bản trong đơn vị kinh doanh.

46. [ACC918] Khóa luận tốt nghiệp (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Học phần này giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào thực tiễn tác nghiệp nghề nghiệp tại các đơn vị thực tập. Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội. Từ đó, sinh viên trình bày được kết quả và đưa ra giải pháp về các vấn đề nghiên cứu của đơn vị.

47. [AES101] Mỹ thuật (Fine Arts)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình họa, trang trí các hình cơ bản, kiến thức về kẻ, cắt chữ, trang trí bảng bé ngoan, trường lớp mầm non. Người học được rèn luyện kỹ năng thực hành, năng lực cảm thụ cái đẹp, bước đầu làm quen với sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, người học có được những kiến thức bổ ích, kỹ năng cần thiết để vận dụng vào giảng dạy các lớp mầm non, làm đẹp môi trường sống của mình và xã hội.

48. [AES102] Mỹ học đại cương (Basic Aesthetics)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị ý thức thẩm mỹ cho sinh viên, góp phần hình thành ở sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn,trong đó, mục tiêu lớn nhất là giáo dục tình cảm thẩm mỹ, với mong muốn giúp sinh viên biết trân trọng cái đẹp, trân trọng những gì mà mình đang có, hỗ trợ sinh viên xây dựng những giá trị sống của bản thân, đúng theo tinh thần của Socrates: “Không phải chỉ là sống, mà hãy sống sao cho thật ý nghĩa”.

49. [AES105] Hình họa 1 (Drawing 1)

(2; 5; 50)

Học phần song hành: Luật xa gần.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về những ứng dụng quy luật cơ bản của luật xa gần, sự tương tác của ánh sáng với các hình khối để xây dựng không gian ba chiều trên mặt phẳng. Đây là giai đoạn sinh viên được làm quen với chất liệu chì và phương pháp vẽ hình họa thông qua kỹ năng thực hành từ các bài tập hình họa khối cơ bản.

50. [AES106] Trang trí 1 (Fine Arts Decorating 1)

(2; 5; 50)

Trang trí 1 là học phần cơ bản của phân môn trang trí. Đây là học phần cung cấp những kỹ năng ban đầu như: làm quen với những vấn đề chung của trang trí, các nguyên tắc của bố cục trang trí, vai trò của màu sắc trong học tập và sáng tác thông qua kỹ năng thực hành từ các bài tập trang trí cơ bản. Qua học phần này sinh viên được trang bị kỹ năng sử dụng màu nước hoặc màu bột để thực hiện bài trang trí, làm nền tảng cho học phần Trang trí 2.

51. [AES107] Nghệ thuật học đại cương (Generality of Arts)

(2; 30; 0)

Học phần này cung cấp cho sinh viên hệ Cao đẳng sư phạm mỹ thuật những kiến thức mang tính khái quát về nghệ thuật đồng thời vận dụng các kiến thức của nghệ thuật học vào việc xem xét, phân tích, đánh giá tác phẩm nghệ thuật, nhìn nhận vấn đề theo hướng đa chiều, khoa học, khách quan. Học phần gồm 3 nội dung chính: nguồn gốc của nghệ thuật, thành tựu cơ bản của nghệ thuật và lý luận chung về sáng tác, tác phẩm, thể loại nghệ thuật.

52. [AES108] Nguyên lý thị giác (Optic Principle)

(1; 5; 20)

Học phần tiên quyết: Luật xa gần.

Nguyên lý thị giác là học phần cơ bản cho các môn học chuyên ngành mỹ thuật. Đó là cơ sở tạo hình trên mặt phẳng. Học phần này trang bị cho sinh viên nhận thức tổng hợp về giá trị và trật tự của nguyên lý tạo hình trên mặt phẳng được biến hoá ở nhiều dạng, nhiều vẻ bằng các định luật thị giác. Rèn luyện các bài tập tạo hình trên mặt phẳng hình, nền, đường viền, tương phản, chình phụ, cân bằng thị giác từ hình vô hướng, định hướng, hướng đối lập, đa hướng, chuyển động để có được khả năng tư duy nghệ thuật thông qua các nguyên lý bố cục khác nhau đi từ cái đơn giản đến cái đa dạng.

53. [AES111] Giới thiệu ngành – CĐSP MT (General Introduction)

(1; 15; 0)

Học phần này giới thiệu tổng quát hệ thống các môn học trong chương trình cao đẳng Sư phạm Mỹ thuật như các học phần kiến thức đại cương, kiến thức chuyên nghiệp, thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp. Qua đó giúp sinh viên hiểu về những ngành học, phục vụ các hoạt động mỹ thuật trong nhà trường và ngoài xã hội.

54. [AES112] Lịch sử Mỹ thuật thế giới (World’s Fine Arts History)

(2; 30; 0)

Lịch sử mỹ thuật thế giới là một trong những môn chuyên ngành trong chương trình đào tạo về mỹ thuật. Dựa trên phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh, toàn bộ sự phát triển của tác phẩm, các trường phái sáng tác qua các thời đại cũng như các họa sĩ tiêu biểu của thế giới được đánh giá một cách có cơ sở và khoa học.

55. [AES113] Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (Vietnam’s Fine Arts History)

(2; 30; 0)

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức ban đầu, làm cơ sở cho việc tiếp thu các môn học khác về lý luận và lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Cung cấp những hiểu biết cần thiết để người học có thể tiếp cận các tác phẩm mỹ thuật thuận lợi hơn, đồng thời cũng kết hợp đào luyện thụ cảm về nghệ thuật tạo hình.

56. [AES114] Bố cục 1 (Composition 1)

(2; 10; 40)

Học phần trước: Luật xa gần.

Học phần này giúp sinh viên vận dụng luật xa gần trong bố cục tranh phong cảnh từ thực tế và bước đầu làm quen với các khái niệm, quy trình sáng tác tranh phong cảnh thông qua kỹ năng thực hành từ bài tập sáng tác cơ bản gồm 4 chương như sau: chương 1: Khái quát chung, chương 2: Phương pháp bố cục tranh (phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt và tự do), chương 3: Phương pháp tiến hành, chương 4: Phương pháp vẽ tranh phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt và bố cục tự do. Qua đó, sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng của môn bố cục 1 vào các học phần bố cục tiếp theo.

57. [AES115] Hình họa 2 (Drawing 2)

(2; 5; 50)

Học phần trước: Hình họa 1.

Học phần này nghiên cứu về đặc điểm hình khối và màu sắc của vật thể (cụ thể là những đồ vật quen thuộc và các loại quả) để vẽ các bài hình họa tĩnh vật chì và màu.Yêu cầu ở học phần này là sinh viên phải biết phối hợp kiến thức về luật xa gần, các nguyên lý bố cục cũng như hòa sắc để thể hiện bài vẽ tĩnh vật chất liệu chì và màu.

58. [AES116] Trang trí 2 (Fine Arts Decorating 2)

(2; 5; 50)

Học phần trước: Trang trí 1.

Học phần này giúp sinh viên vận dụng những kiến thức, kỹ năng trang trí vào các bài trang trí cơ bản như trang trí hình vuông, hình tròn, trang trí đường diềm. Qua đó, sinh viên tiếp tục củng cố, rèn luyện những kiến thức, kỹ năng cần thiết, rèn luyện thêm về tính sáng tạo để học những học phần trang trí ứng dụng tiếp sau.

59. [AES117] Bố cục 2 (Composition 2)

(2; 5; 50)

Học phần trước: Bố cục 1.

Học phần này ứng dụng tổng hợp các kiến thức cơ bản về nguyên lý thị giác, về luật xa gần, màu sắc và kỹ thuật chất liệu vào việc xây dựng bài tĩnh vật màu. Thông qua hệ thống các bài thực hành sinh viên có khả năng sử dụng chất liệu màu bột, sơn dầu và chất liệu tổng hợp vào sáng tác tranh tĩnh vật một cách sáng tạo, đúng phương pháp.

60. [AES301] Giải phẫu tạo hình (Human Anatomy)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, sơ lược về cấu trúc, tỉ lệ của con người thông qua cấu tạo xương và cơ (các cơ cạn). Học phần củng cố kỹ năng vẽ hình, tạo khối và ký họa trong chương trình Mỹ thuật. Từ cấu tạo của xương, cơ và sự thay đổi có tính quy luật khi con người hoạt động giúp cho việc dựng hình đúng, chắc chắn và sinh động hơn. Học phần áp dụng kiến thức vào các học phần hình họa, bố cục.

61. [AES302] Nghiên cứu chất liệu (Painting Material Research)

(1; 10; 10)

Học phần này giới thiệu cho sinh viên những quy luật cơ bản và hiệu quả thẩm mỹ của chất liệu sáng tác. Qua học phần sinh viên hình thành tư duy tạo hình trong một tác phẩm. Bước đầu giúp sinh viên làm quen với các khái niệm, quy trình sáng tác thông qua kỹ năng thực hành từ các bài tập sáng tác cơ bản. Học phần này sinh viên có thể vận dụng kiến thức vào các học phần bố cục, hình họa.

62. [AES303] Hình họa 3 (Drawing 3)

(2; 5; 50)

Học phần trước: Hình họa 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về phương pháp vẽ tượng chân dung người bằng chất liệu chì hoặc than. Sau môn học sinh viên có khả năng thể hiện đặc điểm chân dung người đúng phương pháp và cấu trúc, làm tiền đề cho việc học tập các môn học khác như hình họa 4, sáng tác, bố cục hay điêu khắc…

63. [AES304] Trang trí 3 (Fine Arts Decorating 3)

(2; 5; 50)

Học phần trước: Trang trí 2.

Trang trí 3 là học phần trang trí ứng dụng đầu tiên sau hai học phần trang trí cơ bản. Trong học phần này, sinh viên được trang bị một số kiến thức và kỹ năng về trang trí chữ, khẩu hiệu, trang trí báo tường, bìa sách. Qua đó, sinh viên hiểu được tầm quan trọng của trang trí trong học tập, giảng dạy và trong đời sống xã hội, đồng thời nâng cao kiến thức, kỹ năng, tính sáng tạo trong trang trí.

64. [AES305] Bố cục 3 (Composition 3)

(3; 5; 80)

Học phần tiên quyết: Bố cục 2.

Học phần Bố cục 3 giới thiệu một số tranh bố cục với nhiều dạng chất liệu khác nhau, sinh viên vận dụng kiến thức học phần nghiên cứu chất liệu và chọn chất liệu yêu thích (đa chất liệu) để thể hiện được bố cục đề tài tranh chủ đề tự do. Thông qua học phần sinh viên có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Bài thực hành là bài thi kết thúc học phần.

65. [AES307] Chép vốn cổ Việt Nam (Researchon Vietnam’s Prehistory of FineArt)

(2; 5; 50)

Học phần này nghiên cứu cái đẹp về hoạ tiết, hoa văn cổ, bước đầu làm quen với cách chép hình mẫu thật ở không gian 3 chiều vào mặt phẳng, thể hiện khả năng thực hành từ các bài tập chép hoa văn, hoạ tiết cổ Việt Nam. Qua môn học này sinh viên có kiến thức sâu hơn về nghệ thuật cổ của đất nước, biết tôn trọng giữ gìn và phát triển di sản Việt Nam. Quan trọng hơn là sinh viên biết thêm kỹ năng chép và sáng tạo hoa văn trang trí phục vụ cho bộ môn trang trí và các kiến thức dạy học sau này.

66. [AES503] Thủ công – Kỹ thuật (Craft - Technical)

(3; 30; 30)

Học phần này cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật tạo hình bằng giấy, bìa, kỹ thuật xé, dán giấy, kỹ thuật gấp, cắt, dán, ghép hình, phối hợp gấp cắt, dán giấy, kỹ thuật đan nan bằng giấy bìa, kỹ thuật làm đồ chơi, kỹ thuật phục vụ đơn giản như : cắt, khâu, thêu, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, kỹ thuật trồng rau, hoa, kỹ thuật lắp ghép mô hình cơ khí.

67. [AES507] Hình họa 4 (Drawing 4)

(2; 5; 50)

Học phần trước: Hình họa 3.

Học phần song hành: Giải phẫu tạo hình.

Học phần Hình họa 4 nghiên cứu về hình thái, cấu trúc và tỷ lệ cơ thể người con người qua các tượng thạch cao và chân dung người thật. Học phần này yêu cầu sinh viên hiểu đúng cấu trúc cơ thể người, hình khối chuẩn xác, nắm được đặc điểm, tính cách nhân vật. Đồng thời sinh viên phải có tư duy khoa học, biết ước lượng, chủ động khi phác bóng với các độ đậm nhạt nhuần nhuyên. Qua đó sinh viên có kỹ năng, năng lực để bổ sung cho các học phần khác như : Bố cục, Điêu khắc…

68. [AES508] Trang trí 4 (Fine Arts Decorating 4)

(2; 2; 56)

Học phần trước: Trang trí 3.

Học phần Trang trí 4 giới thiệu kiến thức một số bài trang trí ứng dụng như trang trí lều trại, trang trí hội trường, sân khấu. Sinh viên cần vận dụng các kiến thức trang trí cơ bản, luật xa gần, nguyên lý thị giác để vận dụng vào bài thực hành trong học phần. Các bài tập ứng dụng có thể ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

69. [AES512] Ký họa thực tế (Sketching)

(3; 5; 50)

Học phần tiên quyết: Luật xa gần.

Ký họa thực tế là học phần chú trọng việc thực hành và tự rèn luyện kỹ năng ký họa, nhằm nâng cao kỹ năng tạo hình và sáng tạo tác phẩm mỹ thuật. Học phần này giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận đặc thù văn hóa của các địa phương trong quá trình đi thực tế.

70. [AES510] Bố cục 4 (Composition 4)

(3; 5; 80)

Học phần tiên quyết: Bố cục 3.

Học phần Bố cục 4 là học phần có tính nghiên cứu sâu về cuộc sống thực tế, thể hiện không gian trong nghệ thuật và việc vận dụng các chất liệu để thực hiện một bài bố cục sinh hoạt tự do bằng một trong số chất liệu màu bột, acrilic, sơn dầu. Gồm các nội dung sau, chương 1. Lý thuyết về tranh sinh hoạt, chương 2. Phương pháp tiến hành. Qua học phần giúp sinh viên nâng cao kỹ năng tạo hình và sáng tạo tác phẩm để chuẩn bị cho học phần tốt nghiệp.

71. [AES511] Điêu khắc (Sculpture)

(2; 5; 50)

Điêu khắc là học phần về hình khối ba chiều trong không gian nghệ thuật dưới tác động của ánh sáng. Học phần này giúp sinh viên hiểu rõ các thể loại, chất liệu điêu khắc. Nắm vững và thực hiện được các tính chất, đặc điểm, kỹ thuật thể hiện các thể loại, chất liệu điêu khắc.Từ đó giúp sinh viên có thêm tri thức trong thưởng thức và đánh giá về giá trị của nghệ thuật điêu khắc trong nền nghệ thuật tạo hình. Thông qua các bài thực hành, khơi gợi cho sinh viên lòng yêu nghề, biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc.

72. [AES910] Hình họa 5a (Drawing 5a)

(2;5; 50)

Học phần trước: Hình họa 4.

Học phần này giúp sinh viên làm quen với việc vẽ nghiên cứu toàn thân người thật, làm cơ sở cho học phần bố cục khi vẽ người. Nội dung học phần này là vẽ bán thân người thật và tượng toàn thân người bằng thạch cao bằng chất liệu chì đen. Yêu cầu sinh viên phải vận dụng những kiến thức đã học ở các học phần trước để vẽ đúng tương quan tỉ lệ, đậm nhạt; đúng cấu trúc cơ thể người và hình khối chuẩn xác.

73. [AES911] Hình họa 5b (Drawing 5a)

(2;5; 50)

Học phần trước: Hình họa 4.

Học phần này giúp sinh viên làm quen với việc vẽ nghiên cứu toàn thân người thật, làm cơ sở cho học phần bố cục khi vẽ người. Nội dung học phần này là vẽ bán thân người thật và tượng toàn thân người bằng thạch cao bằng chất liệu chì đen. Yêu cầu sinh viên phải vận dụng những kiến thức đã học ở các học phần trước để vẽ đúng tương quan tỉ lệ, đậm nhạt; đúng cấu trúc cơ thể người và hình khối chuẩn xác.

74. [AES912] Bố cục 5a (Composition 5a)

(3;5; 80)

Học phần trước: Bố cục 4.

Đây là học phần có tính tổng hợp kiến thức và kỹ năng của môn học Bố cục. Học phần này giúp sinh viên lựa chọn chất liệu màu bột để thể hiện một bài bố cục theo chủ đề tự chọn. Sinh viên được củng cố lại kiến thức và kỹ năng có được từ các học phần Bố cục trước đó để hoàn thành một bài bố cục hoàn chỉnh đảm bảo nội dung và nghệ thuật. Sau khi được Hội đồng Bộ môn Mỹ thuật duyệt và chấm điểm phác thảo (bài đánh giá giữa kì), sinh viên sẽ chia nhóm để lấy tư liệu thực hiện bài xây dựng hình và thể hiện bài hoàn chỉnh. Cuối học phần trường sẽ thành lập Hội đồng chấm bài bố cục tranh hoàn chỉnh để lấy điểm kết thúc học phần cho sinh viên.

75. [AES913] Bố cục 5b (Composition 5b)

(3;5; 80)

Học phần trước: Bố cục 4.

Đây là học phần có tính tổng hợp kiến thức và kỹ năng của môn học Bố cục. Học phần này giúp sinh viên lựa chọn chất liệu sơn dầu để thể hiện một bài bố cục theo chủ đề tự chọn. Sinh viên được củng cố lại kiến thức và kỹ năng có được từ học phần trước để hoàn thành một bài bố cục hoàn chỉnh đảm bảo nội dung và nghệ thuật. Sau khi được Hội đồng Bộ môn mỹ thuật duyệt và chấm điểm phác thảo (bài đánh giá giữa kì), sinh viên sẽ chia nhóm để lấy tư liệu thực hiện bài xây dựng hình và thể hiện bài hoàn chỉnh. Cuối học phần trường sẽ thành lập Hội đồng chấm bài bố cục tranh hoàn chỉnh để lấy điểm kết thúc học phần cho sinh viên.

76. [AES915] Trang trí 5 (Drawing 5)

(2; 2; 56)

Học phần trước: Trang trí 4.

Học phần này giúp sinh viên làm quen với việc vẽ nghiên cứu toàn thân người thật, làm cơ sở cho học phần bố cục khi vẽ người. Nội dung học phần này là vẽ bán thân người thật và tượng toàn thân người bằng thạch cao bằng chất liệu chì đen. Yêu cầu sinh viên phải vận dụng những kiến thức đã học ở các học phần trước để vẽ đúng tương quan tỉ lệ, đậm nhạt; đúng cấu trúc cơ thể người và hình khối chuẩn xác.

77. [AGR102] Sinh học đại cương 1 (General Biology)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học của sự sống trên cơ sở hoá học và sinh học bao gồm: các kiến thức về thành phần hoá học, cấu trúc và chức năng của tế bào sống, các dạng chuyển hoá vật chất và năng lượng, các phân tử mang thông tin di truyền và đặc tính di truyền của cơ thể, các học thuyết tiến hóa, quá trình tiến hóa của sinh giới, nguồn gốc và sự đa dạng các loài trên trái đất.

78. [AGR103] Sinh học đại cương (General Biology)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về sinh học cơ thể thực vật (cấu tạo cơ thể thực vật, sự thích nghi của rễ và lá, phản ứng của thực vật và tác động của formon thực vật, sự phát triển của thực vật, sự sinh sản của thực vật có hoa) và sinh học cơ thể động vật (tổ chức của cơ thể động vật có xương sống, hệ thần kinh, hệ thụ cảm, hệ vận động, hệ nội tiết, hệ máu và dịch thể, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh dục.

79. [AGR104] Kỹ năng giao tiếp và truyền thông (Communication Skills)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên khái niệm cơ bản về kỹ năng truyền thông, giới thiệu mô hình của quá trình truyền thông, các kỹ năng, nguyên tắc cơ bản trong truyền thông. Ngoài ra, môn học cung cấp kiến thức về kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hội họp và kỹ năng giao tiếp nơi công sở. Môn học lồng ghép các buổi giảng kiến thức trên lớp và thực hành các kỹ năng giúp các cá nhân có cơ hội tự học hỏi và nhận thức về bản thân để có hướng phát triển và rèn luyện các kỹ năng này.

80. [AGR105] Kỹ thuật soạn thảo văn bản (Document EditingTechniques)

(2; 25; 10)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về các loại văn bản Nhà nước, về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; đồng thời, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến công tác văn thư hành chính trong cơ quan, đơn vị, trách nhiệm và quyền hạn của từng chức danh đối với công tác văn thư. Kỹ năng sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính để trình bày đúng thể thức quy định, đúng kỹ thuật cho từng loại văn bản.

81. [AGR106] Sinh học phân tử (Molecular Biology)

(2; 22; 16)

Học phần này giúp cho sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về cấu tạo, vai trò, chức năng của tế bào và các đại phân tử sinh học quan trọng trong tế bào như DNA, RNA, Protein, điều hòa biểu hiện gen và giới thiệu những ứng dụng trong sinh học phân tử.

  1. 82.          [AGR107] Sinh học đại cương – SHUD (General Biology)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học của sự sống trên cơ sở hoá học và sinh học bao gồm: các kiến thức về thành phần hoá học cấu trúc và chức năng của tế bào sống; các dạng chuyển hoá vật chất và năng lượng; các phân tử mang thông tin di truyền và đặc tính di truyền của cơ thể; các học thuyết tiến hóa quá trình tiến hóa của sinh giới; sinh học cơ thể thực vật và động vật.

83. [AGR108] Kỹ thuật phòng thí nghiệm – CN (Laboratory Technologies – Animal Science)

(1; 0; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về các nguyên tắc, kỹ thuật, cách pha hóa chất, vận hành thiết bị và xử lý một số tình huống bất thường xảy ra trong phòng thí nghiệm.

84. [AGR109] Sinh học đại cương 2 (General Biology)

(2; 22; 16)

Học phần này gồm có 2 phần: sinh học cơ thể thực vật và sinh học cơ thể động vật. Phần sinh học cơ thể thực vật giới thiệu về cấu tạo cơ thể thực vật, sự thích nghi của rễ và lá, phản ứng của thực vật và tác động của formon thực vật, sự phát triển của thực vật, sự sinh sản của thực vật có hoa. Phần sinh học cơ thể động vật học về tổ chức của cơ thể động vật có xương sống, hệ thần kinh, hệ thụ cảm, hệ vận động, hệ nội tiết, hệ máu và dịch thể, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh dục.

85. [AGR301] Phương pháp nghiên cứu khoa học – SHUD (Scientific Research Methods)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên phương pháp nhận định vấn đề sự kiện một cách khoa học; phân biệt các loại kiến thức và nhận ra các nguồn kiến thức; các phương pháp tìm các loại kiến thức; cách hình thành giả thiết và tiến hành các bước nghiên cứu chứng minh giả thiết; nguyên tắc cơ bản hình thành các thiết kế thí nghiệm sinh học thu thập số liệu và đánh giá số liệu; mô tả những phần của một báo cáo khoa học và viết một báo cáo khoa học đơn giản; mô tả những phần của một bài thuyết trình khoa học phương pháp soạn bài thuyết trình khoa học và cách thuyết trình khoa học.

86. [AGR302] Thống kê sinh học – SHUD (Biostatistics)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Xác suất thống kê A.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học thống kê ứng dụng trong nghiên cứu sinh học giúp sinh viên có khả năng thực hiện bố trí thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học biết cách xử lý và phân tích số liệu giải thích và trình bày kết quả một cách hợp lý.

87. [AGR506] Thống kê sinh học (Statistics And Experimental Design)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Xác suất thống kê A hoặc Xác suất thống kê B (ĐH CNSH)

Học phần này trang bị cho sinh viên kỹ thuật ứng dụng thống kê trong nghiên cứu Chuyên ngành, từ đó giúp sinh viên có khả năng thực hiện thí nghiệm một cách độc lập, biết cách xử lý và phân tích số liệu, giải thích kết quả một cách hợp lý và có khoa học.

88. [AGR512] Nông nghiệp bền vững (Sustainable Agriculture)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về hệ thống nông nghiệp, hệ thống canh tác và các giai đoạn phát triển của nền nông nghiệp. Ngoài ra, môn học này cũng phân tích, đánh giá những hệ thống canh tác đã và đang xảy ra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, sinh viên được giới thiệu và thảo luận về cách thức tổ chức một hệ thống trang trại nông nghiệp theo hướng bền vững.

89. [AGR903] Thực tập chuyên ngành (Food Technology Practice)

(4; 0; 240)

Học phần này giúp sinh viên tiếp xúc thực tế, bổ sung cho phần kiến thức lý thuyết chuyên ngành về các qui trình công nghệ trong chế biến thực phẩm, học tập các quy trình công nghệ và thiết bị thực phẩm tại các nhà máy chế biến ở quy mô công nghiệp. Ngoài ra, sinh viên cũng tích lũy được những kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành công nghệ thực phẩm, giúp hỗ trợ các em sau khi ra trường làm việc tại các cơ sở, nhà máy phù hợp với chuyên môn ngành.

90. [AGR904] Thực tập chuyên ngành – SH (Professional Internship - Biotechnology)

(4; 0; 360)

Học phần này giúp sinh viên thực hiện tại các cơ sở sản xuất, các trại giống, trung tâm khuyến nông hay bệnh viện… các phần thực tập của các học phần chuyên môn, tiếp cận được trình độ và quy trình làm việc, nghiên cứu và sản xuất thực tế, có điều kiện rà soát lại kiến thức để bổ sung phần lý thuyết đã được học ở trường.

91. [AGR917] Khóa luận tốt nghiệp – PTNT (Undergraduate Thesis on Rural Development)

(10; 0; 300)

Học phần này thiết kế ở học kỳ cuối cùng. Sinh viên sử dụng tất cả kiến thức trong quá trình học để tiếp cận hoàn cảnh trong thực tế; phân tích tình hình; thu thập số liệu; đề xuất giải pháp và viết báo cáo khoa học. Trong quá trình thực hiện những chiến lược giao tiếp, kinh nghiệm được xem xét nhằm hỗ trợ cho quá trình làm việc khi ra trường.

92. [AGR918] Khóa luận tốt nghiệp – CĐTP (Undergraduate Thesis on Food Technology)

(5; 0; 300)

Học phần này giúp sinh viên tổng hợp và vận dụng các kiến thức của mình đã tích lũy được để giải quyết vấn đề khoa học liên quan đến lĩnh vực CNTP, biết tư duy, năng động và sáng tạo trong NCKH, rèn luyện tính độc lập, tự chủ trong công việc. Sinh viên tiến hành các bước thí nghiệm theo phương pháp khoa học và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu trước hội đồng khoa học cũng như đăng báo khoa học.

93. [AGR919] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ CNSH (Undergraduate Thesis on Biotechnology)

(5; 0; 300)

Học phần này giúp sinh viên tổng hợp và vận dụng các kiến thức của mình đã tích lũy được để giải quyết vấn đề khoa học có liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học. Sinh viên nhận đề tài, cán bộ hướng dẫn trực tiếp. Sinh viên vận dụng các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến chuyên ngành. Biết tiến hành các bước thí nghiệm theo phương pháp khoa học và trình bày báo cáo kết quả trước hội đồng cũng như đăng báo khoa học.

94. [AGR920] Cây dược liệu – CNSH (Medicinal Plants)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A, Phân loại thực vật A.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguồn gốc, phân bố, đặc điểm những cây dược liệu thông dụng. Hiểu được thành phần và tác dụng của các cây dược liệu. Tiềm năng phát triển và ứng dụng dược liệu ở Việt Nam. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống, thu hoạch và các cây dược liệu thông dụng. Phương pháp bảo tồn và phát triển dược liệu.

  1. 95.          [AGR921] Khóa luận tốt nghiệp (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 600)

Học phần này giúp sinh viên tổng hợp và vận dụng các kiến thức của mình đã tích lũy được để giải quyết vấn đề khoa học có liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học. Sinh viên nhận đề tài, cán bộ hướng dẫn trực tiếp. Sinh viên vận dụng các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến chuyên ngành. Biết tiến hành các bước thí nghiệm theo phương pháp khoa học và trình bày báo cáo kết quả trước hội đồng cũng như đăng báo khoa học.

96. [AGR922] Khóa luận tốt nghiệp (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 600)

Học phần giúp sinh viên tổng hợp và vận dụng các kiến thức của mình đã tích lũy được để giải quyết vấn đề khoa học liên quan đến lĩnh vực CNTP, biết tư duy, năng động và sáng tạo trong NCKH, rèn luyện tính độc lập, tự chủ trong công việc. Sinh viên tiến hành các bước thí nghiệm theo phương pháp khoa học và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu trước hội đồng khoa học cũng như đăng báo khoa học

97. [AGR923] Khóa luận tốt nghiệp (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Học phần này thiết kế ở học kỳ cuối cùng. Sinh viên sử dụng tất cả kiến thức trong quá trình học để tiếp cận hoàn cảnh trong thực tế; phân tích tình hình; thu thập số liệu; đề xuất giải pháp và viết báo cáo khoa học. Trong quá trình thực hiện những chiến lược giao tiếp, kinh nghiệm được xem xét nhằm hỗ trợ cho quá trình làm việc khi ra trường.

98. [AGR924] Nông nghiệp bền vững (Sustainable Agriculture)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về hệ thống nông nghiệp, hệ thống canh tác và các giai đoạn phát triển của nền nông nghiệp. Ngoài ra, môn học này cũng phân tích, đánh giá những hệ thống canh tác đã và đang xảy ra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, sinh viên được giới thiệu và thảo luận về cách thức tổ chức một hệ thống trang trại nông nghiệp theo hướng bền vững.

99. [AGR925] Khóa luận tốt nghiệp (Undergraduate Thesis on Applied Biology)

(5; 0; 300)

Học phần này giúp sinh viên tổng hợp và vận dụng các kiến thức của mình đã tích lũy được để giải quyết vấn đề khoa học có liên quan đến lĩnh vực sinh học ứng dụngSinh viên nhận đề tài cán bộ hướng dẫn trực tiếpSinh viên vận dụng các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến chuyên ngành. Biết tiến hành các bước thí nghiệm theo phương pháp khoa học và trình bày báo cáo kết quả trước hội đồng cũng như đăng báo khoa học.

  1. 100.      [ALG301] Lý thuyết Mô-đun (Module Theory)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Đại số tuyến tính 2 và Đại số đại cương 2.

Học phần này được giới thiệu sau khi sinh viên đã nắm được các kiến thức về không gian vector, các cấu trúc như nhóm, vành, trường, đồng cấu… Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản của lý thuyết module như khái niệm module và các khái niệm liên quan, đồng cấu, các tính chất cơ bản của các khái niệm này, đồng thời cung cấp cho sinh viên các kỹ năng xử lý các vấn đề cơ bản của đại số hiện đại.

  1. 101.      [ALG501] Đại số tuyến tính 1 (Linear Algebra 1)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về Đại số tuyến tính: Ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian véc tơ và ánh xạ tuyến tính.

  1. 102.      [ALG502] Đại số tuyến tính 2 (Linear Algebra 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đại số tuyến tính 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản tiếp theo của đại số tuyến tính: Chéo hóa và ứng dụng của chéo hóa; Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương; Không gian Euclide; Không gian Unita; Ngoài ra học phần cũng giới thiệu một số kiến thức cơ bản về hình học giải tích là nền tảng để tiếp thu các học phần chuyên ngành về Đại số.

  1. 103.      [ALG503] Đại số đại cương 1 (General Algebra 1)

(3; 45; 0)

Học phần này giới thiệu tổng quát về cấu trúc đại số hiện đại gồm nửa nhóm, nhóm, vành, miền nguyên, trường và các đồng cấu của chúng. Đây là học phần tiền đề sinh viên có thể tiếp thu các môn chuyên ngành sâu hơn về đại số và lý thuyết số.

  1. 104.      [ALG504] Đại số đại cương 2 (General Algebra 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đại số đại cương 1.

Học phần này được giới thiệu cho sinh viên sau khi đã nắm được các kiến thức về nửa nhóm, nhóm, vành, trường ở Đại số đại cương 1 và là nền tảng cho học phần Lý thuyết Galois, Lý thuyết Module, Lý thuyết số.

  1. 105.      [ALG505] Đại số sơ cấp – GDTH (Primary Algebra)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Toán học 1 (Tập hợp – Logic) (MAT505 đối với trình độ đại học và MAT507 đối với trình độ cao đẳng).

Học phần này trang bị cho sinh viên một số khái niệm về đa thức, phân thức hữu tỷ, một số dạng phương trình, hệ phương trình. Khi học xong học phần sinh viên có thể giải được một số dạng phương trình, hệ phương trình bậc cao, được nâng cao khả năng giảng dạy các kiến thức liên quan đến các yếu tố đại số.

  1. 106.      [ALG506] Lý thuyết Số (Number Theory)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Đại số sơ cấp.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các tập hợp số N, Z, Q, R, C; lý do phải mở rộng các tập số và cách xây dựng các tập hợp số đó và các hệ thống ghi số. Kết thúc học phần, sinh viên hiểu rõ sự hình thành và phát triển của lý thuyết về các tập hợp số; hệ thống hóa, bổ sung đầy đủ các kiến thức về các tập hợp số; làm tiền đề cho việc giảng dạy toán sau này ở trường phổ thông.

  1. 107.      [ALG507] Lý thuyết nhóm (Groups Theory)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đại số tuyến tính 2 và Đại số đại cương 1.

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của lý thuyết nhóm như khái niệm nhóm, nhóm con, nhóm thương đồng cấu tích trực tiếp và các cấu trúc nhóm như: Nhóm đối xứng, nhóm cyclic, p-nhóm, nhóm giải được.

  1. 108.      [ALG509] Lý thuyết Galois (Galois Theory)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Đại số tuyến tính 2 và Đại số đại cương 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của lý thuyết Galois như khái niệm các mở rộng trường; mở rộng Galois; Định lý cơ bản của lý thuyết Galois và các ứng dụng của lý thuyết Galois như: Giải các phương trình đại số bằng căn thức, dựng hình bằng thước kẻ và compa.

  1. 109.      [ALG510] Đại số sơ cấp (Elementary Algebra)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hàm số, phương trình – hệ phương trình đại số, phương trình – hệ phương trình siêu việt, bất phương trình – hệ bất phương trình đại số, bất phương trình – hệ bất phương trình siêu việt.

  1. 110.      [ANI101] Giới thiệu ngành (Introduction to Animal Science)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về chương trình học ngành Chăn nuôi. Hỗ trợ sinh viên có hiểu rõ chương trình, từ đó có kế hoạch thích hợp trong việc thực hiện chương trình học, như là học vượt để tích lũy nhiều tín chỉ hơn hoặc sắp xếp thời gian học hợp lý với chính bản thân để hoàn thành chương trình trước thời gian quy định của trường.

  1. 111.      [ANI102] Giới thiệu ngành (Introduction to Animal Science)

(1; 15; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về chương trình học ngành Chăn nuôi. Hỗ trợ sinh viên có hiểu rõ chương trình, từ đó có kế hoạch thích hợp trong việc thực hiện chương trình học, như là học vượt để tích lũy nhiều tín chỉ hơn hoặc sắp xếp thời gian học hợp lý với chính bản thân để hoàn thành chương trình trước thời gian quy định của trường.

  1. 112.      [ANI301] Chăn nuôi đại cương (Principle of Animal Productions)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức thuộc chuyên ngành Thú y (Sinh lý gia súc gia cầm cơ bản, thú y cơ bản) và Chăn nuôi (xây dựng chuồng trại; xử lý chất thải trong chăn nuôi; giống vật nuôi, dinh dưỡng và thức ăn, chăn nuôi heo, gia cầm, trâu bò). Đồng thời cho sinh viên thực hành các đường cấp thuốc cho gia súc gia cầm, mổ khảo sát heo thịt, lập kế hoạch sản xuất cho một trại heo, heo thịt, heo cái sinh sản, đàn gà thương phẩm, nhận biết và phân loại giống vật nuôi, phối hợp khẩu phần và chế biến thức ăn gia súc..

  1. 113.      [ANI302] Chăn nuôi đại cương (Principle of Animal Production)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chăn nuôi như sinh sản giống dinh dưỡng động vật phòng và trị bệnh cho vật nuôi. Đồng thời sinh viên còn nhận thức được tầm ảnh hưởng và những đóng góp của chăn nuôi đọng vật đến sự phát triển xã hội.

  1. 114.      [ANI502] Di truyền động vật (Animal Genetics)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Động vật học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các nội dung di truyền cơ bản, di truyền phân tử, di truyền miễn dịch, di truyền dị tật, di truyền quần thể và di truyền số lượng.

  1. 115.      [ANI505] Sinh lý tiêu hóa gia súc nhai lại (Digestive Physiology of Ruminant)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương, Sinh lý động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức về cơ thể học dạ dày của thú nhai lại và giả nhai lại; sinh thái, hoạt động sống và phát triển của cộng đồng vi sinh vật dạ cỏ: protozoa, vi khuẩn, virus và nấm; hoạt động trao đổi tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của bộ máy tiêu hóa và các vấn đề dinh dưỡng có liên quan đến hệ thống tiêu hóa của gia súc nhai lại và giả nhai lại.

  1. 116.      [ANI506] Dinh dưỡng động vật (Animal Nutrition)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Hoá sinh đại cương - Sinh lý động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về thành phần hóa học và các chất dinh dưỡng trong thức ăn, quá trình tiêu hóa, trao đổi chất và hấp thu các chất dinh dưỡng như đạm, béo, chất bột đường, vitamin và khoáng trong dinh dưỡng động vật ; hệ thống giá trị dinh dưỡng nhằm góp phần vào việc đánh giá chất lượng dinh dưỡng của thức ăn, xác định tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất thông qua các thí nghiệm cân bằng dinh dưỡng.

  1. 117.      [ANI507] Thức ăn chăn nuôi (Animal Feeds)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Dinh dưỡng động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp phân loại thức ăn. Tính chất, đặc điểm và cách sử dụng các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Phương pháp dự trữ và chế biến thức ăn thô cho gia súc nhai lại. Xác định tiêu chuẩn ăn và xây dựng khẩu phần hoàn chỉnh cho vật nuôi.

  1. 118.      [ANI508] Chăn nuôi gia cầm (Poultry Production)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Thức ăn chăn nuôi.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử thuần hoá và công tác giống gia cầm, một số đặc điểm sinh lý, chuồng trại, thức ăn dinh dưỡng, kỹ thuật nuôi dưỡng gia cầm và qui trình giết mổ tập trung thủ công và hiện đại; chế biến, bảo quản sản phẩm gia cầm; thị trường tiêu thụ thịt gia cầm.

  1. 119.      [ANI509] Chăn nuôi heo (Swine Production)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Thức ăn chăn nuôi.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quy trình chăn nuôi bao gồm các thuật ngữ, khái niệm và các qui trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng các loại heo khác nhau trong thực tiễn. Nội dung môn học giới thiệu các thành phần cơ bản trong qui trình nuôi bao gồm: giống, dinh dưỡng và thức ăn, chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo các loại và mối liên kết giữa các yếu tố này.

  1. 120.      [ANI510] Chăn nuôi trâu, bò (Cattle Production)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Thức ăn chăn nuôi.

Học phần này gồm 2 phần: phần đại cương gồm các kiến thức cơ bản giống; dinh dưỡng và thức ăn cho trâu bò. Phần chuyên khoa là những kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi trâu bò. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò và những biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất sản xuất của trâu bò.

  1. 121.      [ANI514] Công nghệ thức ăn gia súc (Animal Feed Technology)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Thức ăn chăn nuôi; Dinh dưỡng vật nuôi.

Học phần này giới thiệu lịch sử phát triển của ngành, phương pháp xây dựng công thức thức ăn công nghiệp, thiết bị và dây chuyền công nghệ. Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm, cách tổ chức sản xuất. Giới thiệu những văn bản qui định về nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành. Tham quan nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tính cân bằng nguyên liệu trong cho dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi.

  1. 122.      [ANI516] Vệ sinh môi trường chăn nuôi (Environmental Hygiene in Animal Production)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương.

Học phần vệ sinh môi trường chăn nuôi sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về Sinh thái học trong chăn nuôi, đất và những chu trình dưỡng chất của đất, những điểm lưu ý trong việc chọn địa điểm lập trại chăn nuôi liên quan đến môi trường, những đặc tính của chất thải, quản lý và xử lý chất thải.

  1. 123.      [ANI517] Chăn nuôi dê, thỏ (Goat and Rabbit Production)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Dinh dưỡng gia súc, Sinh lý động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về giống và chọn giống, chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi dê và thỏ từ sơ sinh đến cai sữa, hậu bị, đực giống, cái sinh sản, vỗ béo lấy thịt và một số bệnh thường gặp ở dê thỏ, quy trình nuôi và quản lý thực hành.

  1. 124.      [ANI518] Quản lý sản xuất chăn nuôi (Management of Animal Production)

(2; 22; 16)

Học phần này gồm 3 phần là xác lập được qui mô và cơ cấu đàn gia súc gia cầm, lập kế hoạch và tổ chức quản lý sản xuất chăn nuôi. Sinh viên xác lập được qui mô và cơ cấu đàn gia súc gia cầm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời đảm bảo cân đối giữa yêu cầu của đàn gia súc gia cầm và khả năng đáp ứng của cơ sở về tài chính, giống, thức ăn, chuồng trại, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực quản lý của cơ sở đó. Lập kế hoạch và tổ chức quản lý sản xuất chăn nuôi

  1. 125.      [ANI522] Thực tập thực tế (tham quan) (Field Trip)

(1; 0; 60)

Học phần trước: Chăn nuôi gia cầm, Chăn nuôi heo, Chăn nuôi trâu, bò.

Học phần này giúp sinh viên tham quan các cơ sở nghiên cứu, sản xuất chế biến các sản phẩm chăn nuôi và thú y, tiếp cận các quy trình chăn nuôi gia súc gia cầm hiện đại, các dây truyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, các giống vật nuôi cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Sau đợt thực tập, Sinh viên viết báo cáo thu hoạch kết quả đã ghi nhận được.

  1. 126.      [ANI528] Động vật học (Zoology)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức động vật n cấu trúc và chức năng của tế bào động vật (sự trao đổi và vận chuyển các chất ở động vật, tương tác của tế bào trong cơ thể), nguồn gốc tiến hóa, đa dạng sinh học loài, phân loại học, sinh thái học động vật và sinh học động vật nuôi. Sinh viên có đủ kiến thức cơ bản cần thiết để học các chuyên ngành chăn nuôi thú y và phát triển kỹ năng làm việc độc lập.

  1. 127.      [ANI529] Chọn và nhân giống vật nuôi A (Animal Selection and Breeding)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Di truyền học động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về di truyền động vật và các ứng dụng trong giám định, chọn lọc, nhân giống và quản lý giống vật nuôi. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống gia súc. Thực tập một số kỹ thuật đánh giá sinh trưởng, nhận dạng giống, giám định heo, bò giống.

  1. 128.      [ANI530] Giải phẫu động vật A (Anatomy of Domestic Animal)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Động vật học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình thái, vị trí, cấu tạo của các cơ quan, nội tạng trong cơ thể gia súc gia cầm: hệ xương, khớp, cơ, nội quan, huyết quản, nội tiết, thần kinh, cơ quan cảm giác. sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về hình thái, màu sắc, vị trí, cấu tạo của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể gia súc gia cầm để vận dụng vào thực tiễn chẩn đoán và điều trị nhất là điều trị bằng phẫu thuật.

  1. 129.      [ANI531] Tổ chức và phôi thai học (Animal Histology and Embryology)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Động vật học.

Học phần này trang bị các kiến thức nền tảng cho sinh viên về cấu trúc vi thể cơ bản nhất trong tổ chức cơ thể gia súc, giúp hiểu rõ về sự cấu tạo và sắp xếp về mặt tế bào của cơ quan, bộ máy trong cơ thể động vật, từ đó nhận biết được sự khác biệt giữa các cơ quan với nhau về phương diện cấu tạo hiển vi, hiểu rõ cấu tạo bình thường để so sánh với những thay đổi trong trường hợp mô bị bệnh.

  1. 130.      [ANI910] Bệnh dinh dưỡng gia súc (Animal Nutritional Diseases)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Dinh dưỡng gia súc.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về các bệnh xảy ra trên gia súc gia cầm do thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng, do ngộ độc các chất độc có sẵn trong thức ăn, các độc chất sản sinh ra từ các loại nấm mốc trong thức ăn trong quá trình bảo quản. Bên cạnh đó, sinh viên được trực tiếp thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm hàm lượng khoáng (Ca, P) để chẩn đoán bệnh, thực hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh dinh dưỡng trên gia súc, gia cầm.

  1. 131.      [ANI911] Đồng cỏ thức ăn gia súc nhai lại (Range Land Management)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Chăn nuôi trâu, bò.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về đồng cỏ tự nhiên; xây dựng đồng cỏ nhân tạo; kỷ thuật trồng cỏ và cây thức ăn cho gia súc; bảo quản và xử lý nguồn thức ăn thô; giới thiệu một số loại thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại. Hướng dẫn nhận diện một số loại cỏ và cây thức ăn sử dụng phổ biến cho gia súc nhai lại; kỹ thuật trồng một số loại cỏ làm thức ăn cho gia súc nhai lại; kỹ thuật ủ chua thức ăn xanh cây họ đậu; Xử lý rơm bằng urê và mật đường

  1. 132.      [ANI912] Hệ thống chăn nuôi nhiệt đới (Tropical Livestock Production Systems)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Chăn nuôi heo, Chăn nuôi gia cầm, Chăn nuôi trâu, bò.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về các hệ thống chăn nuôi gia súc bền vững dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có, quản lý môi trường và bảo vệ tính đa dạng sinh học

  1. 133.      [ANI913] Chuyên đề thực tập ngành Chăn nuôi (Field Practices)

(4; 0; 240)

Học phần trước: Chăn nuôi gia cầm, Chăn nuôi heo, Chăn nuôi trâu, bò.

Học phần này giúp sinh viên thực hiện các phần thực tập của các môn học chuyên môn tại các bệnh xá thú y, trạm thú y, trạm chẩn đoán xét nghiệm thú y và trại chăn nuôi, tiếp cận được thao tác kỹ thuật trong chẩn đoán bệnh, phòng và điều trị bệnh cho gia súc gia cầm; ngoài ra còn tiếp cận và học hỏi thực tế sản xuất để bổ sung phần lý thuyết đã học ở trường.

  1. 134.      [ANI914] Khóa luận tốt nghiệp – CN (Undergraduate Thesis on Animal Science)

(10; 0; 600)

Học phần này giúp sinh viên tổng hợp và vận dụng các kiến thức của mình đã tích lũy được để giải quyết vấn đề khoa học liên quan đến lĩnh vực Chăn nuôi hoặc Thú y, biết tư duy, năng động và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, rèn luyện tính độc lập, tự chủ trong công việc. Sinh viên tiến hành các bước thí nghiệm theo phương pháp khoa học và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu trước hội đồng khoa học cũng như đăng báo khoa học

  1. 135.      [ANI915] Chuyên đề tốt nghiệp – CN (Graduation Project on Animal Science)

(4; 0; 240)

Chuyên đề tốt nghiệp là một báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học thông qua một nghiên cứu nhỏ, được thực hiện với một nội dung cụ thể thuộc lĩnh vực Chăn nuôi hoặc Thú y. Báo cáo được thực hiện trong một khoảng thời gian quy định. Sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, cách tham khảo và trích dẫn tài liệu, cách thu thập số liệu, phân tích số liệu, viết báo cáo và trình bày báo cáo khoa học.

  1. 136.      [ANI916] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ CN (Undergraduate Thesis on Animal Science)

(5; 0; 300)

Học phần này giúp sinh viên thực hiện được một nghiên cứu khoa học về chuyên ngành Chăn nuôi hoặc Thú y thông qua việc làm đề cương nghiên thực hiện nghiên cứu, viết và trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học theo hình thức của một khoá luận tốt nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong một khoảng thời gian quy định, và được bảo vệ trước một Hội đồng Khoa học - Đào tạo (3 thành viên) cấp Bộ môn.

  1. 137.      [ANI917] Chuyên đề tốt nghiệp – CĐ CN (Graduation Project on Animal Science)

(3; 0; 180)

Sinh viên thực hiện được một NCKH về chuyên ngành Chăn nuôi hoặc Thú y thông qua việc làm đề cương nghiên thực hiện nghiên cứu, viết và trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học theo hình thức của một chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề tốt nghiệp được thực hiện trong một khoảng thời gian quy định, và được bảo vệ trước một Hội đồng Khoa học - Đào tạo (3 thành viên) cấp Bộ môn.

  1. 138.      [APH301] Sinh lý động vật thủy sản B – CĐ NTTS (Aquatic Animal Physiology B)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể cá và giáp xác. Biết được các quy luật về sự phát sinh, phát triển, biến đổi các chức năng của cơ thể cá và giáp xác. Sinh viên có thể ứng dụng các kiến thức học được vào các học phần chuyên môn của chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản.

  1. 139.      [APH501] Sinh thái thủy sinh vật (Ecology of Aquatic Organisms)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các nhóm sinh vật ở nước và môi trường sống của chúng, sinh thái học cá thể thủy sinh vật, đời sống sinh vật trong các quần thể, quần xã và hệ sinh thái, quá trình chuyển hoá năng lượng và năng suất trong vực nước, các hệ sinh thái cơ bản của thủy quyển.

  1. 140.      [APH503] Sinh lý người và động vật (Human and Animal Phys‎iology)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các chức năng hoạt động trong tổ chức, cơ quan ở động vật bậc cao, cơ chế điều hoà và tự điều hoà của các quá trình sống để duy trì sự cân bằng, thích nghi, tồn tại và phát triển của các hệ thống sống. Sau khi học xong môn học sinh viên có thể lý giải được, phân tích được cơ chế điều hòa hoạt động của các cơ quan và các hệ trong cơ thể động vật, phân tích được mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường sống.

  1. 141.      [APH504] Sinh lý động vật thủy sản B (Aquatic Animal Physiology B)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể cá và giáp xác. Biết được các quy luật về sự phát sinh, phát triển, biến đổi các chức năng của cơ thể cá và giáp xác. Sinh viên có thể ứng dụng các kiến thức học được vào các học phần chuyên môn của chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản.

  1. 142.      [ARI501] Số học (Arithmetics)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đại số đại cuơng 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về phép chia hết và chia có dư; Đồng dư; Phương trình đồng dư, hệ phương trình đồng dư; Phương trình nghiệm nguyên. Sau khi học xong môn này, các em sẽ coc kiến thức về số học trên miền Nguyên và là cơ sở để học môn Lý thuyết Số về sau.

  1. 143.      [ARI502] Toán học 2 (Các tập hợp số) (Mathematics Part 2)

(2; 25; 10)

Học phần trước: Toán học 1 (Tập hợp – Logic).

Học phần này trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về các tập hợp số như xây dựng các tập hợp số theo hướng mở rộng cấu trúc đại số, các kiến thức về tập hợp số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực, số phức. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng nền tảng để có thể giảng dạy tốt các vấn đề liên quan đến mảng kiến thức về số trong chương trình toán tiểu học.

  1. 144.      [ARI503] Toán học 2 (Các tập hợp số) (Mathematics Part 2)

(2; 25; 10)

Học phần trước: Toán học 1 (Tập hợp – Logic) - CĐ GDTH.

Học phần này trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về các tập hợp số như xây dựng các tập hợp số theo hướng mở rộng cấu trúc đại số, các kiến thức về tập hợp số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực, số phức. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng nền tảng để có thể giảng dạy tốt các vấn đề liên quan đến mảng kiến thức về số trong chương trình toán tiểu học.

  1. 145.      [BAS101] Cơ sở văn hóa Việt Nam (Vietnam Cultural Facilities)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các thành tố văn hóa Việt Nam theo góc nhìn hệ thống - loại hình. Đồng thời cung cấp nhiều kiến thức quan trọng cho việc tiếp thu và thấu hiểu sâu sắc hơn nội dung các học phần có liên quan. Sẽ hình thành ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam một cách đúng đắn và hiệu quả trong cuộc sống và công việc. Phương pháp học tập nhóm sẽ góp phần hình thành và rèn luyện nhiều kỹ năng.

  1. 146.      [BAS102] Mỹ học đại cương – SP NV (The General Aesthetics)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản có tính hệ thống về Mỹ học, bao quát lịch sử Mỹ học, đặc trưng từng trường phái tiến đến việc nhận xét ưu điểm, hạn chế và những đóng của các trường phái cho sự phát triển của lịch sử Mỹ học. Học phần giúp sinh viên có khả năng lĩnh hội, cảm thụ bén nhạy trước hiện tượng đời sống và văn học nghệ thuật dựa trên chuẩn mực mĩ học tiến đến xây dựng lối sống tốt đẹp, cao thượng giàu tính nhân văn, in đậm dấu ấn nền văn minh thời đại.

  1. 147.      [BAS103] Lịch sử văn hóa Việt Nam (Vietnamese Cultural History)

(2; 30; 0)

Học phần này nhằm giúp sinh viên tìm hiểu chi tiết hơn những nội dung như tiến trình văn hóa, không gian, thời gian và chủ thể văn hóa, của học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam. Đồng thời có sự giao thoa kiến thức với học phần khác. Học phần sẽ giúp người học có kiến thức về văn hóa Việt Nam theo chiều lịch đại và đồng đại. Đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên.

  1. 148.      [BAS501] Văn hóa các nước ASEAN (Introduction to ASEAN Cultures)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức về những nét đặc trưng văn hoá, phong tục, tập quán, và những sự kiện văn hóa của các quốc gia trong khối ASEAN. Học phần cũng phân tích, khám phá nguyên nhân, điều kiện của sự thống nhất và đa dạng văn hóa của các nước trong cộng đồng ASEAN. Kiến thức tiếp thu được trong học phần giúp người học mở rộng tầm nhìn văn hóa và phát triển năng lực giao tiếp đa văn hóa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới.

  1. 149.      [BAS502] Văn hóa các nước nói tiếng Anh (Cultures of English-Speaking Countries)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa các nước nói tiếng Anh tập trung vào những quốc gia có lượng du học sinh và người nhập cư lớn như Hoa Kỳ, Canada, Anh, và Úc. Môn học tập trung vào các chủ đề về lịch sử, lễ hội đặc trưng, giáo dục, phong tục tập quán và đặc điểm ngôn ngữ của các quốc gia nói tiếng Anh

  1. 150.      [BIO101] Sinh học đại cương (General Biology)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tế bào (thành phần hóa học, cấu trúc, chuyển hóa vật chất và năng lượng, và sự phân bào); Các cơ chế di truyền, biến dị và các qui luật di truyền; Sinh học về cơ thể thực vật (tổ chức cơ thể, sinh trưởng, phát triển và sinh sản); Đa dạng sinh học (sinh vật sơ hạch, nấm, thực vật và động vật).

  1. 151.      [BIO102] Sinh hóa học (Biochemistry)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Hóa đại cương B.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các thành phần, cấu tạo, chức năng, cơ chế tác động của các chất như: carbohydrate, lipid, amino acid, protein, nucleic acid, vitamin và enzyme, các quá trình chuyển hóa và sinh tổng hợp các chất, các phương pháp phân tích sinh hóa thành phần hoá học cũng như thành phần dinh dưỡng của vật thể sống.

  1. 152.      [BIO103] Hóa sinh đại cương (General Biochemistry)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Hóa đại cương B và Sinh học đại cương (Sinh học đại cương 1 đối với ngành Công nghệ sinh học trình độ cao đẳng).

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo, phân loại, tính chất và sự chuyển hóa của các thành phần cơ bản trong sinh vật sống như protein, lipid, glucid cũng như cấu tạo và tính chất của các thành phần vitamin, enzyme và hormone. Ngoài ra, sinh viên sau khi học xong học phần này còn có thể hiểu được mối liên hệ giữa hóa học và sinh học trong sự sống, và tạo nền tảng kiến thức cho các học phần sau này.

  1. 153.      [BIO105] Hóa sinh đại cương – SHUD (Biochemistry)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Hóa đại cương B, Sinh học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các thành phần cấu tạo chức năng cơ chế tác động của các chất như: carbohydrate lipid amino acid protein nucleic acid vitamin và enzyme. Bên cạnh đó môn học còn cung cấp các phương pháp phân tích sinh hóa cơ bản phục vụ cho việc phân tích thành phần hoá học của vật thể sống cũng như thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra yêu cầu môn học các kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành sinh hóa học những thành tựu và triển vọng phát triển của nó trong đời sống xã hội.

  1. 154.      [BIO301] Phương pháp đánh giá trong dạy học sinh học phổ thông (Assessment in Biology Teaching at High School)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Xác suất thống kê B, Giáo dục học 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản có hệ thống về cơ sở lí luận của kiểm tra đánh giá hoạt động học tập; các công cụ kiểm tra đánh giá, xử lí và phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá.

  1. 155.      [BIO501] Sinh học tế bào (Cell Biology)

(2; 20; 20)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các quy luật và cơ chế hoạt động sống của tế bào như khái niệm, cấu tạo, cơ chế hoạt động, chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào và các quá trình sinh lý sinh hóa diễn ra trong tế bào của cơ thể sinh vật, các ứng dụng khoa học của nghiên cứu tế bào vào thực tiễn đời sống, giúp người học nâng cao kiến thức về lý luận đồng thời có thể vận dụng kiến thức đã học cũng như kỹ năng thực hành vào cuộc sống hằng ngày.

  1. 156.      [BIO502] Hình thái – Giải phẫu thực vật (Plant Anatomy and Morphology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh học tế bào.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm cấu tạo điển hình của tế bào thực vật; cấu tạo và chức năng của các loại mô ở thực vật; hình thái bên ngoài và cấu tạo bên trong của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cơ thể thực vật bậc cao; mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan, mô và cơ quan của cơ thể; sự sinh sản và chu trình phát triển của các ngành thực vật từ rêu đến thực vật có hoa.

  1. 157.      [BIO504] Bảo vệ môi trường (Environmental Protection)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh thái học.

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức về những vấn đề môi trường trên thế giới và trong nước bao gồm: các vấn đề chung về khoa học môi trường; sinh thái quyển và các kiểu hệ sinh thái; các dạng tài nguyên thiên nhiên;tác động của con người đối với môi trường; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; luật và chính sách môi trường của Việt Nam và giáo dục bảo vệ môi trường.

  1. 158.      [BIO505] Động vật không xương sống (Invertebrate Zoology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh học tế bào.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về vị trí của giới động vật trong sinh giới và hệ thống phân loại động vật; Cung cấp kiến thức cơ bản về cấu tạo và sinh lý, sinh sản và phát triển, sinh thái và phân bố, phân loại, tầm quan trọng thực tiễn và nguồn gốc tiến hóa của các đại diện thuộc các ngành động vật không xương sống. Phần thực hành, rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, giải phẫu, trình bày mẫu mổ và vẽ hình.

  1. 159.      [BIO506] Phân loại thực vật B (Phytotaxonomy)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Hình thái giải phẫu thực vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về thế giới thực vật, sự phân chia các nhóm thực vật thành các bậc phân loại cũng như nguồn gốc, con đường tiến hóa của chúng trong tự nhiên. Nhấn mạnh những đặc điểm quan trọng của các bộ, họ nhất là các bộ và họ có ý nghĩa kinh tế; trên cơ sở đó có thể nhận dạng về hình thái ngoài cũng như một số đặc điểm đặc trưng của một số đại diện. Trang bị một số kỹ năng quan sát, mô tả, thu thập, phân tích mẫu vật, làm tiêu bản bách thảo để nghiên cứu thực vật.

  1. 160.      [BIO507] Hóa sinh học (Biochemistry)

(4; 45; 30)

Học phần trước: Hóa đại cương B.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về thành phần cấu tạo, cấu trúc, tính chất, chức năng, mối liên hệ giữa cấu trúc, chức năng của các chất cơ bản của tế bào và của cơ thể sống: protein, axit nucleic, gluxit, lipit, vitamin, enzym, hormon và các chất có nguồn gốc thứ cấp. Đồng thời hiểu rõ mối quan hệ giữa các quá trình sống trong cơ thể sinh vật như: đồng hóa, dị hóa, sinh sản, tổng hợp, phân giải các chất…

  1. 161.      [BIO508] Sinh lý thực vật B (Plant Physiology)

(4; 45; 30)

Học phần trước: Phân loại thực vật B.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các quá trình sống diễn ra trong cơ thể thực vật như trao đổi nước, quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng, sinh lý sinh trưởng phát triển thực vật, tính chống chịu… và mối liên quan giữa sinh lý thực vật và các môn khoa học khác như hóa sinh, lý sinh, di truyền, sinh học phân tử, cơ sở chọn giống, phân loại thực vật, hình thái giải phẫu thực vật… cũng như mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cơ thể thực vật với môi trường xung quanh.

  1. 162.      [BIO509] Động vật có xương sống (Vertebrate Zoology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Động vật không xương sống.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo và các chức năng sống của cơ thể động vật qua các hệ cơ quan; Sinh thái học về đời sống và tập tính các loài; Sự phân bố, phân loại; Nguồn gốc tiến hóa; Ý nghĩa thực tiễn của mỗi lớp trong ngành động vật có xương sống. Phần thực hành, phân loại, phân tích các mẫu mổ, mẫu ngâm, mẫu nhồi… nhằm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng quan sát, phân tích, giải phẫu, trình bày mẫu mổ và vẽ hình.

  1. 163.      [BIO510] Lược sử Sinh học (History of Biology)

(2; 30; 0)

Học phần này cho biết môn sinh học đã trải qua những giai đoạn nào, đóng góp của mỗi nhà khoa học cho hiểu biết của nhân loại ra sao. Qua môn học này sẽ biết được nguồn gốc, quá trình phát triển của các quy luật sinh học, các chuyên ngành khác nhau của sinh học đã ra đời như thế nào, do công lao của các nhà bác học nào. Nắm vững lịch sử Sinh học giúp sinh viên dễ dàng hiểu được những thành tựu phát triển như vũ bão hiện nay của sinh học và liên kết với các ngành khoa học khác như toán học, hóa học, lý học, tin học, tự động hóa...

  1. 164.      [BIO511] Nuôi cấy mô thực vật – SP SH (Plant Tissue Culture)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Công nghệ sinh học – SP SH.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý của nuôi cấy mô và tế bào thực vật, cách thiết kế phòng thí nghiệm, ứng dụng của nuôi cấy mô trong việc chọn giống, nhân giống cây trồng và một số ứng dụng khác, phương pháp thuần hóa cây con sau nuôi cấy. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào nghiên cứu hoặc sản xuất.

  1. 165.      [BIO512] Giống cây trồng (Agricultural Crop Seeding)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Di truyền học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các nguyên lý và các phương pháp chọn giống cho các nhóm cây trồng khác nhau. Kết thúc học phần, sinh viên có thể thực hiện các kỹ thuật chọn giống và nhân giống cây trồng trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm; đánh giá phân tích, đề xuất, tham gia thực hiện và tổng kết các công việc về giống cây trồng.

  1. 166.      [BIO513] Trồng trọt đại cương - SP SH (Basic Cultivation)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Sinh lý thực vật B.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật làm đất, kỹ thuật nhân giống, các vấn đề về dinh dưỡng, sinh trưởng, phát triển và bảo vệ cây trồng. Về phần thực hành, sinh viên tự gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch một số loại cây ăn lá, hoa, quả,.. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực hiện khóa luận, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông...

  1. 167.      [BIO515] Di truyền học (Genetics)

(4; 45; 30)

Học phần nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật. Di truyền học tìm hiểu về quá trình di truyền và nhận biết được sinh vật thừa kế những tính trạng theo một cách riêng rẽ mà trong đó những đơn vị cơ bản của di truyền được gọi là gen.

  1. 168.      [BIO519] Vi sinh học (Microbiology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh học tế bào.

Học phần này nghiên cứu các đặc điểm sinh học cơ bản của các vi sinh vật về hình thái, cấu tạo, trao đổi chất, di truyền, miễn dịch. Các biện pháp thích hợp để có thể sử dụng một cách có hiệu quả nhất vi sinh vật có lợi cũng như các biện pháp tích cực nhằm ngăn ngừa các vi sinh vật có hại. Phần thực hành tiến hành các thí nghiệm vi sinh vật như: phân lập và nuôi cấy vi sinh, sử dụng kính hiển vi quan sát hình thái và cấu tạo tế bào vi sinh vật, sử dụng các phương pháp nhuộm màu, thu nhận các chất hoạt động của vi sinh vật.

  1. 169.      [BIO520] Giải phẫu người (Human Anatomy)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Động vật có xương sống.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình dạng, cấu tạo, vị trí và chức năng của các mô (mô bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh), các cơ quan cũng như các hệ cơ quan (xương, cơ, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, sinh dục, nội tiết, thần kinh và giác quan) trong cơ thể con người; mối quan hệ giữa cấu tạo giải phẫu và chức năng của các mô cũng như các cơ quan và các hệ cơ quan trong cơ thể.

  1. 170.      [BIO521] Cơ sở di truyền chọn giống động vật (Genetical Principles of Animal Breeding)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Động vật có xương sống, Di truyền học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hiện đại về lý luận cũng như những kĩ thuật chọn, tạo giống vật nuôi phù hợp với xu thế phát triển của công tác chọn giống nước ta. Các nguyên lý của các quá trình chọn lọc, lai tạo, nhân giống. Xác định đúng phương pháp chọn lọc, nhân giống, lai tạo đối với từng giống vật nuôi, từng giai đoạn phát triển của vật nuôi, nhu cầu thành phẩm năng suất, đời sống vật nuôi. Khả năng ứng dụng của chọn giống vật nuôi vào thực tiễn.

  1. 171.      [BIO522] Cơ sở di truyền chọn giống động vật – CNSHNN (Animal Genetics and Breeding)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Công nghệ sinh học động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về di truyền động vật và các ứng dụng trong giám định, chọn lọc, nhân giống và quản lý giống vật nuôi. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống gia súc. Thực tập một số kỹ thuật đánh giá sinh trưởng, nhận dạng giống, giám định heo, bò giống.

  1. 172.      [BIO525] Tiến hóa (Evolutonary)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau. Các quá trình tiến hóa làm nảy sinh sự đa dạng ở mọi mức độ tổ chức sinh học bao gồm loài, các cá thể sinh vật và cả các phân tử như ADN và protein. Tiến hóa nghiên cứu sự sống trên Trái Đất khởi nguồn và sau đó tiến hóa từ một tổ tiên chung từ khoảng 3,8 tỷ năm trước. Sự tiến hóa thành loài mới và sự phân nhánh sự sống lặp lại có thể suy luận ra từ tập hợp những đặc tính sinh hóa và hình thái sinh học chung, hay những chuỗi ADN chung. Những nét tương đồng này giống nhau hơn giữa những loài có tổ tiên chung gần gũi nhau hơn, và có thể dùng để tái dựng lịch sử tiến hóa từ những loài hiện tồn và những dấu vết hóa thạch. Hình ảnh về sự đa dạng sinh học trên hành tinh ngày nay hình thành từ cả sự hình thành loài và sự tuyệt chủng.

  1. 173.      [BIO526] Công nghệ sinh học – SP SH (Biotechnology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Vi sinh học, Sinh lý thực vật B, Động vật có xương sống.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên lý, cơ sở khoa học và quy trình công nghệ ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi như tạo giống vật nuôi và cây trồng mới, sản xuất phân sinh học, bảo vệ cây trồng và vật nuôi, nuôi cấy mô – tế bào, ứng dụng của công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường.

  1. 174.      [BIO527] Sinh lý người và động vật (Human and Animal Physiology)

(4; 45; 30)

Học phần trước: Giải phẫu người.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về chức năng và hoạt động chức năng của các tế bào, các cơ quan và các hệ cơ quan (tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, nội tiết, sinh sản, cơ, thần kinh trung ương, giác quan và hoạt động thần kinh cấp cao) của cơ thể người và động vật trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi trường sống.

  1. 175.      [BIO528] Sinh thái học (Ecology)

(2; 30; 0)

Nội dung học phần giới thiệu đến người học những khái niệm sinh thái học cơ bản; Các mối quan hệ tương tác giữa cơ thể và môi trường; Cấu trúc quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển và các khu sinh học; Mối quan hệ giữa các cá thể, các loài trong quần thể, quần xã, hệ sinh thái; Các quá trình và chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái; Vấn đề dân số, tài nguyên và môi trường.

  1. 176.      [BIO529] Sinh lí sinh trưởng phát triển thực vật (Plant Physiology and Development)

(1; 15; 0)

Học phần trước: Sinh lý thực vật B.

Học phần Sinh lý sinh trưởng phát triển thực vật tập trung sâu vào các quy luật, cơ chế hoạt động sống của các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể thực vật và các ứng dụng khoa học của việc nghiên cứu này vào thực tiễn đời sống. Học xong học phần người học nâng cao kiến thức về lý luận, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, tiến hành các phương pháp nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển một cách khoa học.

  1. 177.      [BIO530] Thực tập nghiên cứu thiên nhiên (Fieldwork)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Phân loại thực vật B, Động vật có xuông sống, Sinh thái học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp thu, xử lí và bảo quản các loại mẫu thực vật, động vật; những hiểu biết về đặc điểm hình thái, môi trường sống và nhận diện được một số loài Thực vật, Động vật đặc trưng cho các ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài ngoài thiên nhiên.

  1. 178.      [BIO531] Lý sinh (Biophysics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh lý thực vật B, Sinh lý người – động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về những quy luật vật lý cơ bản đã tồn tại, thể hiện và chi phối các quá trình sống ở mức cơ thể, tế bào, cũng như ở mức phân tử như thế nào, các tác nhân vật lý đã ảnh hưởng như thế nào và bằng cách nào lên cơ thể sống. Ứng dụng những hiểu biết về lý sinh của cơ thể sống trong sinh – nông – y học.

  1. 179.      [BIO533] Di truyền người (Human Genetics)

(1; 15; 0)

Học phần trước: Di truyền học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các phương pháp nghiên cứu di truyền học người, nhiễm sắc thể và gen của người, sự di truyền tính trạng của người, quần thể người - sự di truyền trong quần thể ngẫu phối, di truyền hóa sinh.

  1. 180.      [BIO534] Sinh học phân tử – SP SH (Molecular Biology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Di truyền học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về giới sinh vật ở mức độ phân tử, tìm hiểu mối tương tác giữa các hệ thống khác nhau trong tế bào bao gồm cả mối liên hệ và tương tác giữa các phân tử DNA, RNA, quá trình tổng hợp protein cũng như tìm hiểu cơ chế điều hòa những mối tương tác này. Kiến thức về các mối tương tác trong từng đối tượng tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể... giúp ta tìm hiểu sâu hơn về học thuyết trung tâm (central Dogma) trong di truyền học từ đó có những can thiệp thích hợp để đưa đến những ứng dụng trong y dược học, nông nghiệp, công nghiệp, bảo vệ môi sinh... Sinh học phân tử cũng không chỉ giúp con người nghiên cứu hình thái của sinh vật ở mức độ tinh vi hơn mà còn nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển (về số lượng và kích thước) của một tế bào, một cơ quan, một cá thể hay một loài cũng như nghiên cứu về chức năng của các quá trình đó.

  1. 181.      [BIO535] Sinh lý thần kinh cấp cao (Neurobiophysics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh lý người - động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực hẹp của sinh lý thần kinh động vật bậc cao: hoạt động phản xạ của bộ não, các hoạt động thần kinh cấp cao, sự ức chế phản xạ có điều kiện, các hệ thống tín hiệu, cơ chế xuất hiện trí nhớ, lưu trữ trí nhớ của não bộ làm cơ sở nhận thức theo quan điểm duy vật biện chứng.

  1. 182.      [BIO537] Câu hỏi và bài tập Sinh học THPT (Questions & Exercises in Biology at High School)

(2; 13; 34)

Học phần trước: Phân tích chương trình sinh học phổ thông, Di truyền học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và nâng cao về các phương pháp giải các loại bài tập sinh học trung học phổ thông. Đồng thời, người học còn biết cách hướng dẫn học sinh giải quyết các dạng bài tập sinh học trung học phổ thông; phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện; phát triển năng lực nghề nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất những hướng giải quyết mới hiệu quả hơn.

  1. 183.      [BIO538] Sinh học phát triển (Developement Biology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh lý người – động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về tiến trình sinh vật tăng trưởng và phát triển. Sinh học phát triển hiện đại nghiên cứu sự kiểm soát di truyền trong quá trình tăng trưởng, biệt hóa, hình thái của tế bào. Các quá trình này diễn ra sẽ tạo nên các mô, cơ quan, hệ thống giải phẫu của sinh vật.

  1. 184.      [BIO539] Giống vật nuôi (Animal Breeding)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Động vật có xương sống, Di truyền học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về giống, các hình thức về chọn lọc giống, quá trình hình thành giống và nhân giống. Giống vật nuôi được phân loại theo: nguồn gốc của giống, theo mức độ tiến hoá của giống, theo hướng sản xuất. Để trở thành giống vật nuôi, phải có những điều kiện như: Có nguồn gốc, lịch sử hình thành, có đặc điểm riêng biệt của giống, các đặc điểm này khác biệt với các giống khác, di truyền một cách tương đối ổn định cho đời sau, đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng, được hội đồng giống quốc gia công nhận là một giống.

  1. 185.      [BIO540] Phân tích chương trình sinh học phổ thông (Program Analysis at High School)

(3; 22; 46)

Học phần trước: Lý luận dạy học sinh học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quan điểm xây dựng chương trình, khái quát chương trình sinh học ở phổ thông, phân tích cấu trúc chương trình, xác định mục tiêu và những định hướng dạy học phù hợp những nội dung cụ thể.

  1. 186.      [BIO910] Sinh học của sự sinh sản (Reproductive Biology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh lý thực vật B- Sinh lý người - động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về cơ sở của sự sinh sản, đặc điểm sinh sản của hai giới sinh vật (động vật và thực vật), và các hệ quả kinh tế xã hội của sinh sản ở người, vật nuôi và cây trồng.

  1. 187.      [BIO911] Đấu tranh sinh học và ứng dụng (Biological Control and Appication)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Công nghệ sinh học -SPSH.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận của các biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp dựa trên nguyên tắc cân bằng tự nhiên và điều hoà tự nhiên các hệ sinh thái; các đặc điểm, tính chất, thành phần loài và hoạt động của các nhóm thiên địch là các loài ký sinh, ăn thịt, gây bệnh… Sinh viên còn được nghiên cứu các thành tựu đấu tranh sinh học đạt được trên thế giới và Việt Nam và triển vọng đấu tranh sinh học trong tương lai

  1. 188.      [BIO912] Đa dạng sinh học – SP SH (Biodiversity)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phân loại thực vật B.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về đa dạng sinh học; sự phát triển đa dạng sinh giới; giá trị của đa dạng sinh học, vai trò, nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Hơn nữa, học phần còn đề cập đến đa dạng sinh học ở Việt Nam. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc tuyên truyền, vận động mọi người chung sức bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học vô cùng quý giá này.

  1. 189.      [BIO913] Tập tính động vật (Animal Behaviour)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh lý người - động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về tập tính, các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp ở động vật. Cơ chế hình thành, điều khiển tập tính ở động vật là các phản xạ có điều kiện và không điều kiện và hoocmon. Sinh viên có thể ứng dụng tập tính động vật vào đời sống hàng ngày và chăn nuôi phục vụ đời sống, sản xuất.

  1. 190.      [BIO914] Giải phẫu so sánh động vật (Comparative Vertebrate Anatomy)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Động vật có xương sống.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo và các chức năng sống của các hệ cơ quan ở cơ thể động vật. Nghiên cứu tính đa dạng, sai khác về hình thái và biến đổi của hệ cơ quan. Phân tích các đặc điểm cấu tạo thích nghi ở từng hệ cơ quan. Rút ra chiều hướng tiến hóa của động vật qua quá trình tiến hóa của các hệ cơ quan.

  1. 191.      [BIO915] Môi trường và con người (Environment and Human)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh thái học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường; Những nguyên lý sinh thái áp dụng trong khoa học môi trường; Vấn đề dân số và môi trường; Nhu cầu và các hoạt động đáp ứng nhu cầu con người; Tài nguyên thiên nhiên; Ô nhiễm môi trường; Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

  1. 192.      [BIO916] Quang hợp (Photosynthesis)

(1; 15; 0)

Học phần trước: Sinh lý thực vật B.

Quang hợp là một quá trình then chốt trong sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, nó không chỉ là quá trình chủ yếu của sự chuyển đổi năng lượng ở thực vật, mà còn ảnh hưởng đến sự sử dụng nước thông qua độ dẫn truyền của khí khẩu. Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về bào quan thực hiện nhiệm vụ quang hợp, cơ chế quang hợp ở thực vật, phân biệt quang hợp giữa các loại thực vật. Học xong học phần, sinh viên có thể điều khiển quang hợp cải thiện năng suất cây trồng.

  1. 193.      [BIO920] Vi sinh vật chuyển hóa vật chất trong đất (Soil Microbiology)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Vi sinh vật học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đối tượng, nhiệm vụ của vi sinh vật nông nghiệp, những quá trình chuyển hóa vật chất trong đất, vi sinh vật có ích trong nông nghiệp, sản xuất sinh khối, phương pháp định danh, định tính, định lượng, các yêu cầu trong việc lấy mẫu, xử lý mẫu và kiểm nghiệm vi sinh trong đất. Kết thúc học phần, sinh viên có thể thực hiện khóa luận, giảng dạy cũng như quản lý sâu bệnh hại cây trồng.

  1. 194.      [BIT101] Vi sinh vật học đại cương (General Microbiology)

(2; 22; 16)

Học phần này giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển ngành vi sinh vật học, các nhóm vi sinh vật và vị trí của chúng trong sinh giới; các yếu tố tác động đến sự phát triển vi sinh vật; phân loại, hình thái, cấu tạo và các đặc điểm của các nhóm vi sinh vật; các phương tiện, phương pháp trong nghiên cứu vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật trong cho đời sống, học tập và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, một số kỹ năng thực hành thí nghiệm về vi sinh vật cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học.

  1. 195.      [BIT102] Vi sinh vật học đại cương – SHUD (General Microbiology)

(2; 15; 30)

Học phần này giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển của ngành vi sinh vật học các nhóm vi sinh vật và vị trí của các nhóm vi sinh vật trong sinh giới; các yếu tố tác động đến vi sinh vật; phân loại hình thái cấu tạo và các đặc điểm sinh lý của các nhóm vi sinh vật; các phương tiện phương pháp các thao tác trong nghiên cứu vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật để phục vụ cho đời sống học tập và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra một số kỹ năng thực hành thí nghiệm liên quan đến lĩnh vực vi sinh vật cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học.

  1. 196.      [BIT103] Giới thiệu ngành (Introduction to Biotechnology)

(1; 15; 0)

Học phần này giới thiệu khái quát chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra ngành Công nghệ sinh học trình độ đại học - là ngành cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học.

  1. 197.      [BIT104] Giới thiệu ngành (Introduction toBiotechnology)

(1; 15; 0)

Học phần này giới thiệu khái quát chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra ngành Công nghệ sinh học trình độ cao đẳng - là ngành cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học.

  1. 198.      [BIT301] Công nghệ protein và enzyme – SHUD (Enzyme and Protein Technology)

(3; 15; 60)

Học phần tiên quyết: Sinh hóa học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các liên kết hoá học trong cấu trúc protein tính chất hoá học và chức năng của protein; nguồn gốc các phương pháp trích li tinh sạch định lượng thực hiện những nghiên cứu ban đầu về protein. Những đặc tính nổi bật của enzyme động học enzyme và sự ức chế điều khiển hoạt tính enzyme giúp sinh viên hiểu được những kiến thức chung của enzyme những enzyme thường được sử dụng trong thực phẩm cũng như cách ứng dụng chúng trong sản xuất

  1. 199.      [BIT302] Vi sinh vật học ứng dụng – SHUD (Applied Microbiology)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các nguyên lý cơ bản trong vi sinh vật học ứng dụng các quá trình trao đổi chất ở vi sinh vật môi trường nuôi cấy các phương pháp tạo giống nhân giống bảo quản giống vi sinh vật ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp công nghiệp môi trường và y học.

  1. 200.      [BIT501] Sinh học phân tử – CNSH (Molecular Biology)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản ở mức độ phân tử về các phản ứng sinh học đặc trưng cho sự sống, về các quá trình điều khiển, kiểm soát chúng trong tế bào, trong quá trình phát triển, phân chia tế bào; Những kiến thức cơ bản và cần thiết cho công nghệ gen (Công nghệ DNA), những phương pháp và kỹ thuật hiện đại để nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thực tiễn của sinh học; cấu trúc genome, hoạt động của gen trong tế bào, tổng hợp và sửa chữa DNA, kỹ thuật tách dòng, tái tổ hợp DNA và vận chuyển protein trong tế bào.

  1. 201.      [BIT502] Nhập môn Công nghệ sinh học (Basic Biotechnology)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên cái nhìn tổng quát và hệ thống về Công nghệ sinh học như: khái niệm, các đặc điểm, các lĩnh vực và ứng dụng chủ yếu của công nghệ sinh học. Mục tiêu của học phần: công nghệ sinh học là ngành công nghệ mũi nhọn của thế kỷ và cách mạng Sinh học mới. Tư duy và phương pháp luận đúng về môn học: tính liên ngành, tế bào là công cụ sản xuất và thử nghiệm, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ sinh học vi sinh vật, công nghệ sinh học động vật và công nghệ sinh học thực vật, Các ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực và những triển vọng mới trong tương lai. Sinh viên biết được khái quát về các lĩnh vực chủ yếu của công nghệ sinh học làm nền tảng cho những nghiên cứu về sinh học sau đó.

  1. 202.      [BIT505] Công nghệ sinh học vi sinh vật (Microbial Biotechnology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về những nguyên lý cơ bản trong công nghệ sinh học vi sinh vật; các quá trình trao đổi chất và môi trường nuôi cấy vi sinh vật; những vấn đề kỹ thuật và các phương pháp nghiên cứu hình thái, các đặc điểm sống, di truyền và biến dị của vi sinh vật; và các quá trình sinh tổng hợp acid hữu cơ, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng, vitamin, acid amin, enzyme, protein đơn bào. Ngoài ra, một số kỹ năng thực hành thí nghiệm về vi sinh vật và ứng dụng vi sinh vật cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học.

  1. 203.      [BIT506] Công nghệ sinh học thực vật (Plant Biotechnology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh học phân tử, Sinh lý thực vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về các nội dung: lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ sinh học thực vật; sự kết hợp giữa công nghệ sinh học, sinh lý học và phương pháp nhân giống cổ điển; các nguyên lý trong kiểm soát sự sinh trưởng và phát triển của thực vật... giúp người học tiếp cận với một số hướng ứng dụng mới của công nghệ sinh học thực vật trong lĩnh vực như thực phẩm, hóa sinh học, dược phẩm và một số lĩnh vực khác.

  1. 204.      [BIT507] Công nghệ sinh học động vật (Animal Biotechnology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh lý động vật; Di truyền động vật.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, công nghệ tạo dòng vô tính động vật, tế bào gốc, động vật biến đổi gene, vật liệu sinh học, đạo lý sinh học. Từ đó giúp sinh viên nghiên cứu về các lĩnh vực công nghệ sinh học động vật. Sinh viên thao tác bằng bằng thực nghiệm in vitro như: Quan sát tế bào động vật, đánh giá và phân loại tế bào sinh dục (trứng và tinh trùng) của động vật hữu nhũ.

  1. 205.      [BIT508] Công nghệ protein và enzyme (Enzyme and Protein Technology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh hóa học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các liên kết hoá học trong cấu trúc protein, tính chất hoá học và chức năng của protein; nguồn gốc, các phương pháp trích li, tinh sạch, định lượng, thực hiện những nghiên cứu ban đầu về protein. Phần công nghệ enzyme giới thiệu cho sinh viên về những đặc tính nổi bật của enzyme, động học enzyme và sự ức chế, điều khiển hoạt tính enzyme giúp sinh viên hiểu được những kiến thức chung của enzyme, những enzyme thường được sử dụng trong thực phẩm cũng như cách ứng dụng chúng trong quá trình sản xuất.

  1. 206.      [BIT509] Di truyền vi sinh vật (Genetics of Microorganism)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Di truyền đại cương , Vi sinh vật học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết cơ bản về Di truyền học vi sinh vật, giúp sinh viên có tầm nhìn tổng quát và hệ thống về môn học như: các ưu thế và đặc điểm, các lĩnh vực và ứng dụng chủ yếu: cơ sở phân tử của tính di truyền, các đột biến, di truyền học virus, vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, các ứng dụng và kỷ thuật di truyền; Genomic và Proteomics; chọn giống vi sinh vật.

  1. 207.      [BIT510] Công nghệ gen (Gene Technology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Sinh học phân tử.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ gen như các phương pháp chuyển gen, các vật liệu cần thiết cho công nghệ di truyền, các kỹ thuật cơ bản trong tạo dòng gen; công nghệ gen tế bào động vật, tế bào thực vật, vi sinh vật.

  1. 208.      [BIT511] An toàn sinh học (Biosafety)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về an toàn sinh học cây trồng biến đổi gen; những lợi ích, rủi ro của các sản phẩm biến đổi gen; các quy chế, nghị định trong nước và quốc tế để quản lý các sản phẩm biến đổi gen, ảnh hưởng qua lại giữa cây trồng biến đổi gen và môi trường, an toàn thực phẩm đối với cây trồng biến đổi gen, các sản phẩm công nghệ sinh học, an toàn sinh học phòng thí nghiệm, các quy định an toàn sinh học liên quan đến nghiên cứu và sử dụng các tác nhân sinh học, giảm thiểu rủi ro cho con người, cộng đồng và môi trường.

  1. 209.      [BIT513] Tin sinh học (Bioinformatics)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Tin học đại cương, Sinh học phân tử.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các ứng dụng khoa học máy tính, toán học ứng dụng, thống kê đến các lĩnh vực công nghệ sinh học bao gồm: các kiến thức và kỹ năng về việc khai thác các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; thu thập, tổng hợp, xây dựng và trình bày các dữ liệu sinh học; phân tích và so sánh các trình tự nucleotide, amino acide, giúp người học tiếp cận với một số hướng ứng dụng mới của tin sinh học trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

  1. 210.      [BIT514] Thực tập thực tế – công nghệ sinh học (Study Tour)

(1; 0; 90)

Trong học phần này, sinh viên được hướng dẫn đến các viện nghiên cứu, cơ quan, nhà máy có liên quan đến công nghệ sinh học để làm quen với công việc thực tế, có điều kiện gắn lý thuyết đã học với thực tiễn sản xuất của cuộc sống. Các lĩnh vực được quan tâm bao gồm: ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt, nuôi cấy mô, nuôi trồng nấm, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ lên men các sản phẩm thực phẩm, chế biến bảo quản nông sản thực phẩm, kỹ thuật xét nghiệm vi sinh trong an toàn vệ sinh thực phẩm, y học...

  1. 211.      [BIT515] Nuôi cấy mô thực vật – CNSH (Plant Tissue culture)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến nuôi cấy mô, lịch sử và hiện trạng nuôi cấy mô trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời giúp cho sinh viên nắm vững các nguyên tắc, cũng như các kỹ thuật cần thiết trong việc lựa chọn và xử lý mẫu cấy, môi trường nuôi cấy thích hợp cho từng đối tượng và mục tiêu nghiên cứu; các ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy mô trong chọn và tạo giống cây trồng thông qua các kỹ thuật như cấy đỉnh sinh trưởng, tế bào đơn bội, lai tạo và chuyển nạp gen….

  1. 212.      [BIT516] Công nghệ sinh học vi sinh vật – CĐ CNSH (Microbial Biotechnology)

(3; 25; 40)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về những nguyên lý cơ bản trong công nghệ sinh học vi sinh vật; các quá trình trao đổi chất và môi trường nuôi cấy vi sinh vật; những vấn đề kỹ thuật và các phương pháp nghiên cứu hình thái, các đặc điểm sống, di truyền và biến dị của vi sinh vật; và các quá trình sinh tổng hợp acid hữu cơ, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng, vitamin, acid amin, enzyme, protein đơn bào. Ngoài ra, một số kỹ năng thực hành thí nghiệm về vi sinh vật và ứng dụng vi sinh vật cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học.

  1. 213.      [BIT517] Công nghệ sinh học thực vật (Plant Biotechnology)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Sinh học phân tử, Sinh lý thực vật A.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về các nội dung liên quan bao gồm lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ sinh học thực vật; sự kết hợp giữa công nghệ sinh học, sinh lý học và phương pháp nhân giống cổ điển ; các nguyên lý trong kiểm soát sự sinh trưởng và phát triển của thực vật... một số hướng ứng dụng mới của công nghệ sinh học thực vật trong lĩnh vực như thực phẩm, hóa sinh học, dược phẩm và một số lĩnh vực khác.

  1. 214.      [BIT518] Công nghệ sinh học động vật (Animal Biotechnology)

(3; 25; 40)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, công nghệ tạo dòng vô tính động vật, tế bào gốc, động vật biến đổi gene, vật liệu sinh học, đạo đức sinh học. Từ đó có thể giúp sinh viên nghiên cứu về các lĩnh vực công nghệ sinh học động vật. Sinh viên thao tác bằng phương pháp thực nghiệm In vitro như Quan sát tế bào động vật, đánh giá và phân loại tế bào sinh dục (trứng và tinh trùng) của động vật hữu nhũ.

  1. 215.      [BIT519] Nuôi cấy mô thực vật (Plant Tissue culture)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến nuôi cấy mô, lịch sử và hiện trạng nuôi cấy mô trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời giúp cho sinh viên nắm vững các nguyên tắc, cũng như các kỹ thuật cần thiết trong việc lựa chọn và xử lý mẫu cấy, môi trường nuôi cấy thích hợp cho từng đối tượng và mục tiêu nghiên cứu; các ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy mô trong nhân giống cây trồng, tạo cây sạch bệnh thông qua các kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, vi ghép.

  1. 216.      [BIT520] Nuôi cấy mô thực vật – BVTV (Plant Tissue Culture)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về việc ứng dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học trên đối tượng thực vật bao gồm vi nhân giống, nuôi cấy tế bào trần, tế bào đơn, nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, kỹ thuật tạo cây đơn bội, bảo quản nguồn gen thực vật in vitro... Ngoài ra, cung cấp các kỹ năng thực hành liên quan đến việc thực hiện vi nhân giống và nuôi cấy trong ống nghiệm một số các loại cây thương mại tại các phòng thí nghiệm.

  1. 217.      [BIT521] Kỹ thuật phân tích trong CNSH (Biotechnology Laboratory Methods & Techniques)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Hóa phân tích, Sinh học phân tử.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về một số thiết bị chuyên dùng trong công nghệ sinh học, các phương pháp phân tích trên DNA và các kỹ thuật cơ bản trong phân tích các chỉ tiêu chất lượng hàng hóa, kỹ thuật lấy mẫu, kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu như ẩm độ, đường, đạm, xơ, béo, muối, acid amin, tro, dư lượng kim loại... trong sản phẩm thực phẩm: thịt, cá, trứng, sữa....

  1. 218.      [BIT522] Thực tập thực tế – SHUD (Study Tour)

(1; 0; 90)

Trong học phần này, sinh viên được hướng dẫn đến các viện nghiên cứu cơ quan nhà máy có liên quan đến Công nghệ sinh học để làm quen với công việc thực tế có điều kiện gắn lý thuyết đã học với thực tiễn sản xuất của cuộc sống. Các lãnh vực được quan tâm bao gồm: trồng trọt, nuôi cấy mô, nuôi trồng nấm nông nghiệp công nghệ cao công nghệ lên men các sản phẩm thực phẩm, chế biến bảo quản nông sản thực phẩm, kỹ thuật xét nghiệm vi sinh trong an toàn vệ sinh thực phẩm, y học...

  1. 219.      [BIT523] Thực tập chuyên ngành – CĐ SHUD (Professional Internship – Applied Biology)

(4; 0; 240)

Trong học phần này, sinh viên thực hiện tại các cơ sở sản xuất các trại giống trung tâm khuyến nông hay bệnh viện … các phần thực tập của các học phần chuyên môn tiếp cận được trình độ và quy trình làm việc nghiên cứu và sản xuất thực tế có điều kiện rà soát lại kiến thức để bổ sung phần lý thuyết đã được học ở trường.

  1. 220.      [BIT910] Chuyên đề tốt nghiệp – SH (Essay Graduate of Biotechnology)

(4; 0; 240)

Học phần này giúp sinh viên tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích lũy để giải quyết vấn đề khoa học liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học. Sinh viên tự chọn chủ đề hoặc theo sự đề xuất của giảng viên, thuộc các lãnh vực: nuôi cấy mô thực vật; công nghệ sinh học thực vật; công nghệ sinh học động vật; công nghệ sinh học vi sinh vật; công nghệ sinh học thực phẩm; công nghệ protein- enzyme; phân tích sinh hóa và vi sinh vật trong nông sản và thực phẩm; sản xuất giống và trồng nấm ăn và nấm dược liệu…

  1. 221.      [BUS101] Quản trị hành chính văn phòng (Administrative Office Management)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết trong quá trình Quản trị hoạt động hành chính trong các văn phòng. Đồng thời, sinh viên còn được trang bị những kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghiệp vụ văn phòng. Những kiến thức về quản trị hoạt động hành chính trong các văn phòng là nền tảng cho việc điều hành và xử lý các công việc hành chính văn phòng nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển của tổ chức.

  1. 222.      [BUS102] Quản trị học – VHDL (Management)

(2; 30; 0)

Học phần này làm tiền đề cho các học phần quản trị, nội dung học phần tập trung nghiên cứu các vấn đề của doanh nghiệp và hoạt động quản trị. Học phần cung cấp cho người học những kiến thức chung về môi trường doanh nghiệp, quy trình ra quyết định, sự phát triển của tư tưởng quản trị. Bên cạnh đó môn học còn tiếp cận các chức năng quản trị như chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra. Sau khi kết thúc học phần sinh viên có kỹ năng chuyên môn và kiến thức tổng quát về hoạt động quản trị kinh doanh trong tổ chức.

  1. 223.      [BUS103] Quản trị học (Fundamentals of Management)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoạt động quản trị trong tổ chức làm nền tảng để tiếp tục nghiên cứu các môn chuyên ngành. Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên hiểu được quá trình quản trị tổ chức thông qua 4 chức năng cơ bản của hoạt động quản trị và có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống quản trị thực tế trong tổ chức một cách khoa học.

  1. 224.      [BUS104] Kỹ năng truyền thông (Communication Skills)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ năng truyền thông, giới thiệu mô hình của quá trình truyền thông, các kỹ năng, nguyên tắc cơ bản trong truyền thông. Ngoài ra, môn học cung cấp kiến thức về kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hội họp và kỹ năng giao tiếp nơi công sở. Môn học lồng ghép các buổi giảng kiến thức trên lớp và thực hành các kỹ năng giúp các cá nhân có cơ hội tự học hỏi và nhận thức về bản thân để có hướng phát triển và rèn luyện các kỹ năng này.

  1. 225.      [BUS106] Giới thiệu ngành – ĐH QTKD (Introduction to Business Administration Major)

(1; 15; 0)

Học phần này giới thiệu cho sinh viên chương trình đào tạo của ngành Quản trị kinh doanh trình độ đại học, rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng cần thiết để học tập và hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với yêu cầu và khả năng của từng sinh viên.

  1. 226.      [BUS107] Giới thiệu ngành – CĐ QTKD (Introduction to Business Administration Major)

(1; 15; 0)

Học phần này giới thiệu cho sinh viên chương trình đào tạo của ngành Quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng, rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng cần thiết để học tập và hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với yêu cầu và khả năng của từng sinh viên.

  1. 227.      [BUS108] Giới thiệu ngành – ĐH KTQT (Introduction to International Economics Major)

(1; 15; 0)

Học phần này giới thiệu cho sinh viên năm thứ nhất ngành Kinh tế quốc tế tổng quát về chương trình đào tạo của ngành, rèn luyện một số kỹ năng cần thiết để học tập và hướng dẫn thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng sinh viên.

  1. 228.      [BUS301] Marketing căn bản – VHDL (Basic Marketing)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về marketing, các khái niệm về nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm... Môn học còn giúp cho người học nắm bắt được 4 phối thức quan trọng trong việc phân tích và xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp cho doanh nghiệp, làm nền tảng cho các học phần quản trị tiếp theo.

  1. 229.      [BUS501] Quản trị doanh nghiệp (Business Administration)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Quản trị học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động quản trị trong doanh nghiệp. Sau khi học học phần này, sinh viên sẽ có các kiến thức chung liên quan đến doanh nghiệp, đồng thời, hình thành được các kỹ năng nhằm thực hiện các hoạt động quản trị doanh nghiệp như quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị nhân sự, quản trị chất lượng và quản trị sản xuất.

  1. 230.      [BUS502] Vận tải và giao nhận ngoại thương (Foreign Trade Transportation and Forwarding)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Nghiệp vụ ngoại thương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng, cũng như năng lực thực hiện một số chức năng trong vận tải và giao nhận ngoại thương. Bên cạnh đó, sinh viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ có tác phong làm việc chuyên nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế.

  1. 231.      [BUS503] Bảo hiểm ngoại thương (Trade Insurance)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Nghiệp vụ ngoại thương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về rủi ro, tổn thất và các điều kiện bảo hiểm ngoại thương, phân tích hợp đồng, cách thức xây dựng hợp đồng bảo hiểm, thực hiện các thủ tục giám định và bồi thường, ứng dụng giải quyết các tình huống tổn thất và rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thuyết trình trên lớp.

  1. 232.      [BUS504] Nghiệp vụ ngoại thương (Commercial Bank Operations)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về hệ thống ngân hàng thương mại và kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng thương mại phổ biến trong nước và trên thế giới: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng - bảo lãnh, và các dịch vụ ngân hàng. Sinh viên vận dụng các nghiệp vụ để giải quyết các phát sinh bằng những tình huống nhằm cụ thể hóa lý thuyết thông qua thực hành.

  1. 233.      [BUS505] Marketing quốc tế (International Marketing)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Marketing căn bản.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về bản chất của thị trường toàn cầu, những thách thức môi trường tác động lên Marketing quốc tế, đánh giá thị trường nước ngoài và xác định thị trường tiềm năng, những chiến lược thâm nhập và mở rộng những thị trường nước ngoài, những sự quyết định về khách hàng hóa hay tiêu chuẩn hóa về sản phẩm và thương hiệu, truyền thông, giá và những vấn đề phân phối.

  1. 234.      [BUS508] Hành vi tổ chức (Organization Behavior)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Quản trị học.

Học phần nghiên cứu một cách có hệ thống về các hành vi và thái độ của con người trong một tổ chức và sự tương tác giữa hành vi của con người với tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Nội dung môn học được thiết kế bao gồm 9 chương nhằm trang bị kiến thức để giúp sinh viên có thể hiểu, giải thích, dự đoán được hành vi ứng xử cũng như có những biện pháp cải biến những hành vi không mong đợi ở 3 cấp độ (1) Cá nhân, (2) Nhóm và (3) Tổ chức.

  1. 235.      [BUS509] Tâm lý quản lý và nghệ thuật lãnh đạo (Leadership)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Quản trị học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức quan trọng trong đánh giá và phản ánh những điểm cốt lõi của lãnh đạo trong lý thuyết và thực tiễn. Điềy này đạt được thông qua việc xem xét đánh giá các lý thuyết lãnh đạo khác nhau, thảo luận cởi mở, tự đánh giá cá nhân và phản ánh những thực tiễn lãnh đạo nhằm giúp người học phát triển các kỹ năng cốt yếu của lãnh đạo trong môi trường hiện đại là hình thành và truyền đạt tầm nhìn, tạo ra khả năng, điều kiện thuận lợi để đạt được tầm nhìn chung.

  1. 236.      [BUS512] Marketing ngân hàng (Banking Marketing)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Marketing căn bản.

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về lý luận, thực tiễn, kỹ năng thực hành các hoạt động marketing ngân hàng, đề cập đến các khái niệm hiện đại về marketing, tình huống cụ thể tại ngân hàng để thảo luận và phân tích về các vấn đề quan trọng trong Marketing ngân hàng: Nghiên cứu thị trường; khách hàng và hành vi tiêu dùng; sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giá cả, kênh phân phối, nhằm xây dựng các chiến lược, quy trình phát triển các sản phẩm – dịch vụ mới được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng.

  1. 237.      [BUS514] Quản trị nguồn nhân lực (Human Resources Management – HRM)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Quản trị học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những nhận thức đúng đắn về quản trị nguồn nhân lực, có kiến thức và kỹ năng cần thiết để phân tích, đánh giá và thực hiện các chính sách, hoạt động thực tiễn về QTNNL; biết cách xây dựng chiến lược quản trị nguồn nhân lực trong mối liên hệ với các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực, sẵn sàng nhận trách nhiệm của nhà quản lí nhân sự hoặc nhân viên phụ trách công tác nhân sự của doanh nghiệp.

  1. 238.      [BUS515] Marketing căn bản (Fundamental Marketing)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kinh tế vi mô.

Học phần trang bị cho sinh viên những triết lý kinh doanh hiện đại để tham gia vào kinh tế thị trường. Cung cấp một số khái niệm căn bản về Marketing. Giúp người học biết cách phân tích thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và triển khai chiến lược Marketing thông qua 4 công cụ của Marketing hỗn hợp (Marketing-Mix): Sản phẩm, Giá, Phân phối, Xúc tiến.

  1. 239.      [BUS517] Chiến lược kinh doanh (Business Strategy)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Kinh tế vĩ mô, Quản trị học, Marketing căn bản.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về hoạch định chiến lược để doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển vị thế cạnh tranh trong dài hạn. Các kiến thức quan trọng được giới thiệu gồm: (1) phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp; (2) hoạch định mục tiêu phát triển; (3) đề xuất các phương án chiến lược; (4) lựa chọn các chiến lược kinh doanh tối ưu; (5) các vấn đề quan trọng để triển khai chiến lược thành công; (6) phương pháp đánh giá chiến lược.

  1. 240.      [BUS518] Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư (Establishment and Appraisal of Investment Project)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Quản trị tài chính 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về việc lập và thẩm định dự án đầu tư như: phân tích xác định được cơ hội đầu tư; tổ chức phân tích thị trường SP/DV của cơ hội đầu tư; phân tích kỹ thuật công nghệ, tổ chức SXKD; lập được mô hình phân tích/đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trên Excel; phân tích rủi ro bằng phần mềm Crystal Ball; thực hành viết báo cáo nghiên cứu khả thi theo nhóm; đánh giá được báo cáo nghiên cứu khả thi.

  1. 241.      [BUS519] Nghiên cứu Marketing (Marketing Research)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Marketing căn bản, Kinh tế lượng.

Học phần này giúp sinh viên xác định các vấn đề Marketing trong doanh nghiệp, xây dựng thiết kế vấn đề nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, cách thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, các phương pháp phân tích và kiểm định giả thiết, cách viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu.

  1. 242.      [BUS520] Quản trị hệ thống thông tin (Management Information System)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Tin học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về khái niệm và vai trò của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin quản lý và cách thức tăng cường hiệu quả đó, nhận dạng các loại hệ thống thông tin và ứng dụng của chúng, phân tích hệ thống thông tin trong tình huống doanh nghiệp (business case) và phác thảo kế hoạch phát triển một hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.

  1. 243.      [BUS521] Quản trị chất lượng (Quality Management)

(2;30; 0)

Học phần tiên quyết: Marketing căn bản, Xác suất thống kê - Kinh tế.

Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm liên quan đến quản trị chất lượng, các phương pháp đo lường chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó môn học còn giới thiệu một vài công cụ thống kê cơ bản để kiểm soát chất lượng, một số hệ thống quản trị chất lượng đang được áp dụng phổ biến hiện nay.

  1. 244.      [BUS522] Quản trị sản xuất (Production Management)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Quy hoạch tuyến tính - Kinh tế, Kinh tế lượng.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng căn bản về việc quản trị hệ thống sản xuất trong thực tế nhằm mục đích giúp cho sinh viên có thể hiểu và thực hiện được các công việc cần phải làm trong quá trình quản trị hệ thống sản xuất bao gồm: dự báo nhu cầu, hoạch định năng lực sản xuất, xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất, tính toán tồn kho, lập lịch trình sản xuất, hoạch định nhu cầu vật tư và điều hành sản xuất.

  1. 245.      [BUS523] Quản trị logistics (Logistic Management)

(2; 30; 0)

Học phần này nằm trong HK thứ 8 (HK VIII) của chương trình đào tạo ngành Kinh tế Quốc tế, và HK thứ 7 của ngành Quản trị Kinh doanh. Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng, cũng như năng lực thực hiện một quá trình vận hành Logistic trong kinh doanh quốc tế. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên được trang bị tác phong làm việc chuyên nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế.

  1. 246.      [BUS524] Bảo hiểm (Insurance)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo hiểm và vận dụng chúng vào thực tiễn. Cụ thể: Giới thiệu tổng quan về nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển của bảo hiểm trên thế giới và ở Việt Nam. Giúp sinh viên nắm rõ các khái niệm và thuật ngữ cơ bản (Đối tượng, phạm vi, giá trị, số tiền bảo hiểm…); các hoạt động cơ bản liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại. Một số nghiêp vụ bảo hiểm thông thường sẽ được trình bày, với các minh hoạ thực tế về các lĩnh vực liên quan của một số loại hình bảo hiểm như: Bảo hiểm về tài sản, Bảo hiểm con người, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp Đồng bảo hiểm và Tái bảo hiểm. Cơ sở pháp lý của hợp đồng bảo hiểm và cách xử lý khi rủi ro xảy ra.

  1. 247.      [BUS525] Quản trị rủi ro tài chính (Financial Risk Management)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Quản trị tài chính 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các sản phẩm phát sinh để ứng dụng trong thực tiễn nhằm phòng ngừa rủi ro khi tham gia thị trường tài chính. Đồng thời, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, nghiên cứu để xác định, định lượng rủi ro và sử dụng các công cụ tài chính để hạn chế rủi ro.

  1. 248.      [BUS527] Thương mại điện tử (Electronic Commerce)

(2; 15; 30)

Học phần tiên quyết: Tin học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về thương mại điện tử, tình hình phát triển Thương mại điện tử trên thế giới và ở Việt Nam; hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua đó thấy được lợi ích và hiệu quả của các tổ chức và cá nhân tham gia khi vào thương mại điện tử.

  1. 249.      [BUS528] Thương mại điện tử – TH (Ecommerce)

(2; 20; 20)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh, mô hình lợi nhuận, các quy trình kinh doanh; xác định các cơ hội của thương mại điện tử trong nước và quốc tế, cung cấp kiến thức cơ bản về cơ sở hạ tầng thương mại điện tử, kiến thức về bán hàng trên website, kiến thức về công nghệ thương mại điện tử, an toàn thương mại điện tử, hệ thống thanh toán trong thương mại điện tử. Ngoài ra môn học còn cung cấp các phương pháp tích hợp hoạch định thương mại điện tử trong kinh doanh, các chiến lược phát triển website thương mại điện tử, quản lý thực hiện dự án thương mại điện tử, áp dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn tham gia kinh doanh trực tuyến.

  1. 250.      [BUS529] Tổ chức quản lý doanh nghiệp (Business Organization Management)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các hình thức về sở hữu doanh nghiệp, kỹ năng và phong cách lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, kỹ năng quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị Marketing trong doanh nghiệp.

  1. 251.      [BUS533] Marketing dịch vụ (Service Marketing)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Marketing căn bản.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng căn bản về các hoạt động dịch vụ và cách thiết lập các hoạt động marketing đối với các loại hình dịch vụ trong thực tế nhằm mục đích giúp cho sinh viên có thể hiểu và thực hiện được các công việc cần phải làm trong quá trình điều hành các doanh nghiệp dịch vụ cụ thể thông qua việc làm các tiểu luận nhóm.

  1. 252.      [BUS534] Quản trị sản xuất – CĐ (Production Management)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Quy hoạch tuyến tính; Kinh tế lượng.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức căn bản về việc quản trị hệ thống sản xuất trong thực tế nhằm mục đích giúp cho sinh viên có thể hiểu và thực hiện được các công việc cần phải làm trong quá trình quản trị hệ thống sản xuất bao gồm: dự báo nhu cầu, hoạch định năng lực sản xuất, xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất, tính toán tồn kho, lập lịch trình sản xuất, hoạch định nhu cầu vật tư và điều hành sản xuất.

  1. 253.      [BUS535] Quản trị bán hàng – CĐ (Sales Management)

(3; 45; 0)

Học phần này nghiên cứu các hoạt động tổ chức, xây dựng, và quản lý hoạt động của lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp. Giúp cho sinh viên hiểu được kiến thức và vận dụng tốt các kỹ năng cơ bản về quản trị bán hàng, nhận thức về người quản lý bán hàng và nhân viên bán hàng trong công ty, nắm được cách thức xây dựng và quản trị đội ngũ bán hàng, hiểu được quy trình mua hàng và các mối quan hệ với khách hàng, nắm vững các kỹ năng lãnh đạo, tuyển dụng, huấn luyện, và đánh giá thành tích lực lượng bán hàng.

  1. 254.      [BUS536] Quản trị thương hiệu – CĐ (Brand Management)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Marketing căn bản.

Học phần này trình bày toàn diện quy trình từ hoạch định, đến tổ chức, điều khiển, kiểm soát các chiến lược và kế hoạch xây dựng thương hiệu.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức bao gồm: Các quan điểm về thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu; Việc xây dựng thương hiệu mạnh và phát triển thương hiệu, lựa chọn chiến lược và chính sách thương hiệu; Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu; Chiến lược định vị và truyền thông thương hiệu; Đăng ký bảo hộ thương hiệu và quản lý thương hiệu.

  1. 255.      [BUS902] Thực tập tốt nghiệp – KTQT (Undergraduate Practice)

(5; 0; 150)

Học phần chuyên đề tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào việc tổng hợp, so sánh, đối chiếu với thực tiễn các hoạt động của đơn vị thực tập. Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội. Từ đó, sinh viên báo cáo kết quả về các hoạt động được sinh viên chọn lựa ghi nhận.

  1. 256.      [BUS903] Thực tập tốt nghiệp – QTKD (Undergraduate Practice)

(5; 0; 150)

Học phần này nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào việc tổng hợp, so sánh, đối chiếu với thực tiễn các hoạt động của đơn vị thực tập. Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội. Từ đó, sinh viên báo cáo kết quả về các hoạt động được sinh viên chọn lựa ghi nhận.

  1. 257.      [BUS907] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ QTKD (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Học phần này nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào việc tổng hợp, so sánh, đối chiếu với thực tiễn các hoạt động của đơn vị thực tập. Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội. Từ đó, sinh viên báo cáo kết quả về các hoạt động được sinh viên chọn lựa ghi nhận.

  1. 258.      [BUS910] Quản trị Marketing (Marketing Management)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Marketing căn bản.

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết quản trị Marketing vào thực tiễn, bao gồm các nội dung: (1) Tổng quan về quản trị Marketing; (2) Phân tích thị trường – khách hàng và cơ hội marketing; (3) Hoạch định chiến lược marketing – mix, phân tích đối thủ cạnh trạnh và chiến lược cạnh tranh; (4) Tổ chức, thực hiện và kiểm tra hoạt động Marketing.

  1. 259.      [BUS913] Quản trị kinh doanh quốc tế (International Business Mamangement)

(3; 45; 0)

Học phần Quản trị Kinh doanh Quốc tế trang bị kiến thức chuyên ngành về quản trị doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế, bao gồm ba nội dung chính. Phần một giới thiệu môi trường kinh doanh quốc tế. Phần hai phân tích sự khác biệt của quốc gia trong môi trường kinh doanh quốc tế. Phần ba nghiên cứu các nghiệp vụ trong kinh doanh quốc tế. Kiến thức và kỹ năng trong học phần này giúp sinh viên có thể thích ứng và làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế.

  1. 260.      [BUS914] Kế hoạch kinh doanh (Business Plan)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Chiến lược kinh doanh.

Học phần này giới thiệu cách kết nối kiến thức kinh doanh đã học trong toàn khóa vào việc lập kế hoạch kinh doanh để doanh nghiệp thực thi các chiến lược kinh doanh đã chọn. Các kiến thức quan trọng của học phần bao gồm: (1) phân tích môi trường kinh doanh; (2) hoạch định mục tiêu và chiến lược kinh doanh; (3) xây dựng các kế hoạch cụ thể để triển khai chiến lược kinh doanh: marketing – bán hàng, sản xuất – vận hành, nhân sự, tài chính và quản lý rủi ro.

  1. 261.      [BUS918] Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (International Business Operations)

(3; 30; 30)

Học phần song hành: Vận tải và giao nhận ngoại thương, Bảo hiểm ngoại thương.

Học phần này giúp sinh viên hiểu và vận dụng những kiến thức của các học phần trước vào việc xử lý các tình huống thực tế trong hoạt động ngoại thương, phân tích các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam để tìm ra hướng kinh doanh mới. Học phần này nhằm hoàn thiện các kỹ năng đàm phán, khả năng tư duy giải quyết vấn đề, hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp trong môi trường quốc tế.

  1. 262.      [BUS919] Khóa luận tốt nghiệp – KTQT (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần trước: Phương pháp nghiên cứu khoa học - KTQTKD.

Học phần này giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào thực tiễn tác nghiệp nghề nghiệp tại các đơn vị thực tập. Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội. Từ đó, sinh viên trình bày được kết quả và đưa ra giải pháp về các vấn đề nghiên cứu của đơn vị.

  1. 263.      [BUS920] Khóa luận tốt nghiệp – ĐH QTKD (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần này nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào thực tiễn tác nghiệp nghề nghiệp tại các đơn vị thực tập. Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội. Từ đó, sinh viên trình bày được kết quả và đưa ra giải pháp về các vấn đề nghiên cứu của đơn vị.

  1. 264.      [BUS921] Đàm phán trong kinh doanh quốc tế (International Business Negotiation)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng, cũng như năng lực thực hiện một quá trình đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có tác phong làm việc chuyên nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế.

  1. 265.      [BUS922] Đầu tư quốc tế (Foreign Investment)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về đầu tư quốc tế, sự hình thành và phát triển của hoạt động đầu tư quốc tế, và các hình thức củađầu tư quốc tế, vai trò của đầu tư quốc tế với nước nhận đầu tư, nước đầu tư và nhà đầu tư; học phần cũng nghiên cứu những tình huống kinh doanh thực tiễn về đầu tư quốc tế và các công ty đa quốc gia, hình thức mua lại và sáp nhập đối với các công ty này trên thị trường quốc tế.

  1. 266.      [BUS923] Chiến lược Marketing (Marketing Strategy)

(2; 30; 0)

Học phần này xem xét sự chuẩn bị và thực hiện những kế hoạch Marketing. Nó cũng giới thiệu với sinh viên những công việc nhận dạng và đánh giá sự đa dạng của những chiến lược Marketing. Môn học này còn cung cấp cho sinh viên cơ hội để học, nghiên cứu và ứng dụng những quy trình marketing chiến lược trong sự đa dạng của môi trường Marketing. Nội dung bao gồm những khái niệm và mô hình để hướng dẫn phát triển các chiến lược Marketing, những phương pháp thay thế khác nhau để hiểu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường rộng hơn, những chiến lược và chiến thuật Marketing phù hợp cho doanh nghiệp.

  1. 267.      [BUS924] Quản trị thương hiệu (Brand Management)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Marketing căn bản.

Học phần này trình bày toàn diện quy trình từ hoạch định, đến tổ chức, điều khiển, kiểm soát các chiến lược và kế hoạch xây dựng thương hiệu.

Học phần trang bị cho người học những kiến thức bao gồm: Các quan điểm về thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu; Việc xây dựng thương hiệu mạnh và phát triển thương hiệu, lựa chọn chiến lược và chính sách thương hiệu; Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu; Chiến lược định vị và truyền thông thương hiệu; Đăng ký bảo hộ thương hiệu và quản lý thương hiệu.

  1. 268.      [BUS925] Quản trị bán hàng (Sales Management)

(2; 30; 0)

Quản trị bán hàng là học phần nghiên cứu các hoạt động tổ chức, xây dựng, và quản lý hoạt động của lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp. Đây là học phần giúp cho sinh viên hiểu được kiến thức và vận dụng tốt các kỹ năng cơ bản về quản trị bán hàng, nhận thức về người quản lý bán hàng và nhân viên bán hàng trong công ty, nắm được cách thức xây dựng và quản trị đội ngũ bán hàng, hiểu được quy trình mua hàng và các mối quan hệ với khách hàng, nắm vững các kỹ năng lãnh đạo, tuyển dụng, huấn luyện, và đánh giá thành tích lực lượng bán hàng.

  1. 269.      [BUS926] Phân tích kinh doanh và ra quyết định (Business Analysis and Decision Making)

(3; 30; 30)

Học phần tiên quyết: Tin học đại cương, Kinh tế lượng.

Học phần này cung cấp các khung khái niệm và minh họa thực tế của các kỹ thuật phân tích kinh doanh bao gồm cây quyết định, mô phỏng và tối ưu hóa. Những khung này sẽ được áp dụng cho các mặt quyết định khác nhau của tổ chức, với các ứng dụng trong các lĩnh vực kinh doanh, chiến lược, sản xuất, tiếp thị và tài chính.

  1. 270.      [BUS927] Quản trị dự án – CĐ (Project Management)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Quản trị tài chính, Quản trị sản xuất.

Học phần quản lý dự án trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về việc quản lý dự án như: nắm sơ lược về quản lý dự án, mô hình tổ chức, nhà quản lý dự án; lập kế hoạch tổ chức quản lý; lên kế hoạch quản lý thời gian, tiến độ, phân phối nguồn lực; dự toán ngân sách, quản lý chi phí, quản lý chất lượng; giám sát, đánh giá, quản lý rủi ro; ứng dụng phần mềm Microsoft Project.

  1. 271.      [BUS928] Hành vi khách hàng – CĐ (Consumer Behavior)

(3; 45; 0)

Hành vi khách hàng là học phần nghiên cứu tâm lý cá nhân, niềm tin cốt yếu, những giá trị, phong tục và tập quán ảnh hưởng đến hành vi con người và ảnh hưởng tương tác giữa các cá nhân trong quá trình mua sắm. Sự hiểu biết về hành vi tiêu dùng cung cấp nền tảng cho việc hoạch định các chiến lược Marketing, bao gồm việc phân khúc thị trường, định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm và thị trường mới cũng như những quyết định Marketing hỗn hợp.

  1. 272.      [BUS929] Quản trị hành chính văn phòng – GDTH (Administrative Office Management)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết trong quá trình Quản trị hoạt động hành chính trong các văn phòng. Đồng thời, sinh viên còn được trang bị những kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghiệp vụ văn phòng. Những kiến thức về quản trị hoạt động hành chính trong các văn phòng là nền tảng cho việc điều hành và xử lý các công việc hành chính văn phòng nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển của tổ chức.

  1. 273.      [BUS930] Đàm phán trong kinh doanh quốc tế (International Business Negotiation)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện một quá trình đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên được trang bị tác phong làm việc chuyên nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế.

  1. 274.      [CAL501] Giải tích cổ điển 1 (Classical Analysis 1)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức toán giải tích cơ bản, làm cơ sở để học tiếp các học phần tiếp theo và giảng dạy môn Toán Giải tích ở trường trung học phổ thông. Nội dung học phần gồm kiến thức về số thực, dãy số, giới hạn dãy số; kiến thức về hàm số một biến, giới hạn của hàm số một biến.

  1. 275.      [CAL502] Giải tích cổ điển 2 (Classical Analysis 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Giải tích cổ điển 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức toán giải tích cơ bản, làm cơ sở để học tiếp các học phần tiếp theo và giảng dạy môn Toán Giải tích ở trường trung học phổ thông. Nội dung học phần gồm kiến thức về hàm số liên tục, đạo hàm, vi phân, ứng dụng phép tính vi phân; kiến thức về nguyên hàm, tích phân xác định, các ứng dụng của tích phân.

  1. 276.      [CAL503] Giải tích cổ điển 3 (Classical Analysis 3)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Giải tích cổ điển 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức giải tích hàm nhiều biến số, lý thuyết chuỗi và tích phân suy rộng. Học phần là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống các kiến thức toán được giảng dạy ở các Trường đại học.

  1. 277.      [CAL504] Giải tích cổ điển 4 (Classical Analysis 4)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Giải tích cổ điển 3.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của Giải tích cổ điển 1, 2 và 3. Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản của Giải tích cổ điển bao gồm tích phân phụ thuộc tham số, tích phân bội trên, tích phân đường, tích phân mặt và các ứng dụng của chúng.

  1. 278.      [CAL505] Phương trình vi phân (Differential Equations)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đại số tuyến tính 2, Giải tích cổ điển 4.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các khái niệm phương trình vi phân, bài toán Cauchy, sự tồn tại và duy nhất nghiệm của phương trình vi phân, cách giải các phương trình vi phân cấp 1, cấp 2, hệ phương trình vi phân và những ứng dụng của nó. Ngoài ra, học phần còn giúp sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu các kiến thức khác cao hơn về phương trình của toán học như phương trình đạo hàm riêng.

  1. 279.      [CAL507] Giải tích hàm (Functional Analysis)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Giải tích cổ điển, Hàm biến phức, Tô pô đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của Giải tích hàm bao gồm không gian định chuẩn, các định lý cơ bản của giải tích hàm, không gian đối ngẫu và không gian Hilbert.

  1. 280.      [CAL508] Giải tích đa trị (Multivalued Analysis)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giải tích cổ điển 4, Tô pô đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của Giải tích hàm đa trị bao gồm khái niệm các ánh xạ đa trị, tính liên tục của ánh xạ đa trị, các quá trình lồi đóng, nón tiếp tuyến và đạo hàm của ánh xạ đa trị.

  1. 281.      [CAL510] Hàm biến phức (Complex Functions)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Giải tích cổ điển 4.

Học phần này giúp sinh viên nhận thức được nhu cầu xuất hiện số phức cùng với những ứng dụng của nó trong việc giải toán sơ cấp, đồng thời trang bị cho họ kiến thức nền tảng và kỹ năng giải quyết các vấn đề chuẩn của hàm biến phức, phục vụ tốt cho các ngành toán hiện đại có liên quan.

  1. 282.      [CAL511] Độ đo tích phân (Measure - Integration)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Giải tích cổ điển 4.

Học phần này giúp cho sinh viên hiểu khái niệm độ đo là sự chính xác hóa, mở rộng của khái niệm “độ dài, diện tích, thể tích, …”; phân biệt được độ đo Peano-Jordan và độ đo Lebesgue (cơ sở hình thành tích phân Riemann và tích phân Lebesgue); phát hiện được những hạn chế của tích phân Riemann và khắc sâu lý thuyết tích phân Lebesgue.

  1. 283.      [CAL512] Topo đại cương (General topology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giải tích cổ điển 4.

Học phần này làm nổi bật vai trò của metric trong việc xây dựng công cụ đặc trưng cho phép lấy giới hạn. Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền về không gian metric, không gian topo. Mô tả những nét đặc sắc của phép biến đổi topo. Bước đầu giới thiệu những ứng dụng ấn tượng của G.Topology trong cuộc sống.

  1. 284.      [CAL910] Phương trình đạo hàm riêng (Partial Differential Equations)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Phương trình vi phân.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các khái niệm phương trình đạo hàm riêng bài toán Cauchy phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp 1 về phân loại và đưa về dạng chính tắc phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp 2 về một số dạng phương trình đạo hàm riêng quan trọng như phương trình Laplace phương trình truyền sóng phương trình truyền nhiệt.

  1. 285.      [CAL911] Nhập môn đa tạp khả vi (Introduction to Differential Manifolds)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tôpô đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức mở đầu về đa tạp khả vi một đối tượng được nghiên cứu trong nhiều ngành của Toán học và Vật lý.

  1. 286.      [CHE101] Hóa đại cương A1 (General Chemistry A1)

(4; 60; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản chất của nguyên tử; sự hình thành phân tử và cấu tạo phân tử chất; cấu trúc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; sự phát triển lý thuyết về nguyên tử, phân tử từ cổ điển đến hiện đại. Từ đó, tạo nền tảng cơ bản để sinh viên có thể học tốt các môn môn học chuyên ngành tiếp sau; Vận dụng thành thạo các kiến thức trên để giải quyết tốt các vấn đề về cấu tạo chất; Thể hiện quan điểm duy vật biện chứng, yêu khoa học, trân trọng những thành tựu khoa học của các nhà khoa học đi trước, có phương pháp tư duy khoa học; Rèn luyện ý thức tự học, tự nghiên cứu.

  1. 287.      [CHE103] Hóa đại cương B (General Chemistry B)

(3; 30; 30)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hóa học như: Bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, dung dịch... và nắm được tính chất của các hợp chất hữu cơ cũng như các hợp chất vô cơ. Đồng thời trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành cơ bản trong phòng thí nghiệm. Đây là nền tảng để sinh viên tiếp thu những kiến thức chuyên ngành. Vận dụng kiến thức cơ bản Hóa đại cương để nghiên cứu hay làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp.

  1. 288.      [CHE104] Hóa đại cương A1 – KTMT (Basic Chemistry A1)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo nguyên tử và các quy luật của các quá trình hóa học (cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, dung dịch); Phân loại các nguyên tố hóa học, tính chất của một số nguyên tố và hợp chất vô cơ. Tính toán được các loại nồng độ, dung dich điện ly, pH, áp suất thẩm thấu, độ tăng nhiệt độ sôi, độ hạ nhiệt độ đông đặc. Giải thích được tính chất hóa học của các hợp chất thông dụng.

  1. 289.      [CHE105] Thực hành Hóa đại cương A1– KTMT (Practice of Basic Chemistry A1)

(1; 0; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của một số nguyên tố và hợp chất vô cơ. So sánh hiện tượng hóa học, giải thích, chỉ ra sự khác biệt giữa các phản ứng thực nghiệm. Tính toán để pha chế các dung dich có nồng độ, độ điện ly, pH, áp suất thẩm thấu, độ tăng nhiệt độ sôi, độ hạ nhiệt độ đông đặc khác nhau.

  1. 290.      [CHE106] Hóa đại cương B – QLMT (General Chemistry B)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo nguyên tử và các quy luật của các quá trình hóa học (cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, dung dịch); Phân loại các nguyên tố hóa học, tính chất của một số nguyên tố và hợp chất vô cơ, hữu cơ. Tính toán được các loại nồng độ, dung dich điện ly, pH, áp suất thẩm thấu, độ tăng nhiệt độ sôi, độ hạ nhiệt độ đông đặc. Giải thích được tính chất hóa học của các hợp chất thông dụng.

  1. 291.      [CHE107] Thực hành Hóa đại cương B – QLMT (Practice of Basic Chemistry B)

(1; 0; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản khi thực hành trong phòng thí nghiệm. Giúp cho sinh viên thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của một số nguyên tố và hợp chất vô cơ, hữu cơ. So sánh hiện tượng hóa học, giải thích, chỉ ra sự khác biệt giữa các phản ứng thực nghiệm. Tính toán để pha chế các dung dich có nồng độ, độ điện ly, pH, áp suất thẩm thấu, độ tăng nhiệt độ sôi, độ hạ nhiệt độ đông đặc khác nhau.

  1. 292.      [CHE108] Hóa vô cơ 1 (Inorganic Chemistry 1)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hóa vô cơ như: Đại cương về các nguyên tố không chuyển tiếp; Hydrogen; Oxigen; Các nguyên tố nhóm IIIA (Bo); Các nguyên tố nhóm IVA (C; Si); Các nguyên tố nhóm VA; Các nguyên tố nhóm VIA; Các nguyên tố nhóm VIIA (Các halogen); Khí hiếm. Đồng thời làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành. Giúp sinh viên có kỹ năng tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm, ận dụng được kiến thức về Hóa vô cơ để giảng dạy, nghiên cứu hay làm các công việc khác.

  1. 293.      [CHE302] Hóa hữu cơ 1 (Organic Chemistry 1)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa đại cương A1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về chất hữu cơ và hóa học hữu cơ, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, liên kết và các hiệu ứng electron, một số phương pháp nghiên cứu hợp chất hữu cơ, phản ứng hữu cơ. Danh pháp, tính chất, điều chế và ứng dụng của các loại hidrocacbon. Làm nền tảng để sinh viên học tốt các môn hóa hữu cơ tiếp theo (hữu cơ 2, hữu cơ 3,…). Vận dụng kiến thức cơ bản về hóa hữu cơ để giảng dạy hóa hữu cơ ở các trường phổ thông và đáp ứng cho khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

  1. 294.      [CHE303] Hóa vô cơ 2 (Inorganic Chemistry 2)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hóa vô cơ như: Đại cương về kim loại; Các nguyên tố nhóm IA; Các nguyên tố nhóm IIA; Các nguyên tố nhóm IIIA; Các kim loại nhóm IVA; Đại cương về các nguyên tố chuyển tiếp; Các nguyên tố nhóm IB; Các nguyên tố nhóm IIB; Các nguyên tố nhóm VIB; Các nguyên tố nhóm VIIB; Các nguyên tố nhóm VIIIB. Đồng thời làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành. Giúp sinh viên có kỹ năng tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm, giảng dạy, nghiên cứu hay làm các công việc khác.

  1. 295.      [CHE304] Nhiệt động học (Thermodynamical Chemistry)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Nhiệt động học như: Nguyên lý thứ nhất; Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học; Nhiệt hóa học; Hệ một cấu tử đồng thể; Hệ một cấu tử dị thể; Đại cương về dung dịch; Hỗn hợp khí; Dung dịch lỏng loãng; Cân bằng lỏng – hơi; Cân bằng dung dịch lỏng – cấu tử rắn; Cân bằng hóa học. Đồng thời làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành. Có kỹ năng tự nghiên cứu. Có khả năng làm việc theo nhóm. Vận dụng được kiến thức về Nhiệt động học để giảng dạy, nghiên cứu hay làm các công việc khác.

  1. 296.      [CHE305] Hóa phân tích 1 (Analytical Chemistry 1)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Hóa đại cương A1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản để học tốt học phần hóa phân tích 2. Do đó, học phần này bao gồm các phương pháp mô tả cân bằng, tính toán cân bằng ion trong các dung dịch, các qui luật về phản ứng ion trong các hệ đồng thể và dị thể, các phương pháp tách biệt và tinh chế các chất. Giúp sinh viên vận dụng thành thạo kiến thức về các qui luật về phản ứng ion để định hướng tốt các quá trình cân bằng diễn ra trong dung dịch ở học phần Hóa phân tích 2. Học phần này cũng giúp sinh viên có tư duy logic, yêu và say mê nghiên cứu khoa học.

  1. 297.      [CHE501] Hóa đại cương A2 (General Chemistry A2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Hóa đại cương A1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hóa học nhằm đặt nền tảng cho sinh viên theo học các chuyên ngành hóa học khác. Học phần này giúp sinh viên hiểu được bản chất các quá trình hóa học, phát triển khả năng giải quyết vấn đề định lượng liên quan đến nhiệt động lực học, động học phản ứng, cân bằng hóa học, tính chất dung dịch và pin điện hóa. Đây chính là nền tảng để sinh viên tiếp thu các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành liên quan, cung cấp kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên nhằm nâng cao khả năng nhận biết thế giới khách quan, có niềm tin yêu và say mê khoa học, có thế giới quan và nhân sinh quan duy vật biện chứng, để đáp ứng cho khả năng học tập ở trình độ cao hơn hoặc học đại học văn bằng hai.

  1. 298.      [CHE502] Thực hành Hóa đại cương (General Chemistry Laboratory)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Hóa đại cương A2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thực hành hóa học nhằm làm cho sinh viên biết sử dụng các dụng cụ, thiết bị và hóa chất trong phòng thí nghiệm, từ đó sinh viên có thể kiểm nghiệm những vấn đề lý thuyết mà họ đã được học, do đó cũng cố được kiến thức, khắc sâu nhiều khái niệm hóa học. Thí nghiệm hóa học còn giúp sinh viên rèn luyện óc quan sát, giải thích hiện tượng hóa học dựa vào kiến thức đã học. Bằng cách tiến hành thí nghiệm, sinh viên được rèn luyện và nâng cao kỹ năng thao tác thực nghiệm, biết cách xử lí kết quả đo đạc như tính toán, tính sai số, vẽ đồ thị. Làm quen với các bài thí nghiệm thực hành. Thực hành thí nghiệm xác định khối lượng nguyên tử, khối lượng phân tử, pha chế hóa chất, cân bằng hóa học, thí nghiệm về một số tính chất của các hệ phân tán. Học phần này giúp sinh viên có cái nhìn thế giới một cách duy vật biện chứng

  1. 299.      [CHE505] Thực hành Hóa vô cơ (Inorganic Chemistry Laboratory)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Hóa vô cơ 1; Hóa vô cơ 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những bài thực hành Hóa vô cơ như: Hydro và Oxy; Halogen và hợp chất; Lưu huỳnh và hợp chất; Nitơ và hợp chất; Cacbon và hợp chất; Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ; Nhôm và hợp chất; Crom và hợp chất; Mangan và hợp chất; Sắt và hợp chất. Làm nền tảng cho sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp, các quá trình nghiên cứu thực nghiệm và triển khai ứng dụng khác. Có kỹ năng tự nghiên cứu. Có khả năng làm việc theo nhóm. Vận dụng được kiến thức về Thực hành Hóa vô cơ để giảng dạy, nghiên cứu hay làm các công việc khác.

  1. 300.      [CHE507] Hóa hữu cơ 2 (Organic Chemistry 2)

(2; 30; 0)

Học phần song hành: Hóa hữu cơ 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: danh pháp, cấu tạo; tính chất vật lí; tính chất hóa học; các phương pháp điều chế các hợp chất hữu cơ có nhóm chức. Làm nền tảng để sinh viên học tốt các môn hóa hữu cơ tiếp theo (hữu cơ 3, tổng hợp hữu cơ…). Rèn luyện cho sinh viên niềm đam mê đối với các hợp chất hữu cơ có nhóm chức qua các ứng dụng rộng rãi của chúng trong thực tế cuộc sống. Vận dụng kiến thức cơ bản về hóa hữu cơ để giảng dạy ở các trường phổ thông và đáp ứng cho khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

  1. 301.      [CHE508] Hóa hữu cơ 3 (Organic Chemistry 3)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Hóa hữu cơ 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hợp chất chứa nitơ, dị vòng và tạp chức. Vận dụng phần lý thuyết đã học vào việc giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành hóa hữu cơ. Hình thành một số kỹ năng cơ bản: kỹ năng phân tích và giải quyết các hiện tượng hóa học xảy ra trong cuộc sống, kỹ năng tư duy, kỹ năng tự học,… Rèn luyện tính tự lập, sự yêu thích, say mê khoa học và sự nghiệp giảng dạy.

  1. 302.      [CHE509] Thực hành Hóa hữu cơ (Experiments in Organic Chemistry)

(2; 0; 60)

Học phần tiên quyết: Hóa hữu cơ 3.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất, những kỹ năng tối thiểu thực hành Hóa hữu cơ, cụ thể: biết tổng hợp hữu cơ, biết chứng minh tính chất của chất và nhận biết những hợp chất hữu cơ cơ bản. Làm nền tảng cho sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp, các quá trình nghiên cứu thực nghiệm về lĩnh vực hóa hữu cơ.

  1. 303.      [CHE511] Động hóa học (Chemical Kinetics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa đại cương A1, A2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Động hóa học và Xúc tác. Giúp các em học tốt hơn các môn chuyên ngành khác và vận dụng những kiến thức môn học này trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông.Tạo cơ sở để có thể vận dụng vào việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng hóa học có liên quan đến thực tiển sản xuất và đời sống. Sinh viên phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu bài, tham gia xây dựng bài,...

  1. 304.      [CHE512] Điện hóa học (Electrochemistry)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa đại cương A1, A2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về điện hóa học cho sinh viên, giúp các em học tốt hơn các môn chuyên ngành khác và vận dụng những kiến thức môn học này trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông, làm việc ở Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu. Tạo cơ sở để có thể vận dụng vào việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng hóa học có liên quan đến thực tiễn sản xuất và đời sống. Sinh viên phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu bài, tham gia xây dựng bài,...

  1. 305.      [CHE513] Hóa lượng tử (Quantum Chemistry)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Hóa đại cương A1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hóa lượng tử như: Cơ sở về cơ học lượng tử; Momen động lượng của obitan; Hệ nguyên tử một electron một hạt nhân; Hệ nguyên tử nhiều electron; Các đặc trưng năng lượng của nguyên tử; Thuyết liên kết hóa trị; Thuyết obitan phân tử; Một số phương pháp tính trong cơ học lượng tử; Liên kết hóa học trong phức chất. Đồng thời làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành. Có kỹ năng tự nghiên cứu. Có khả năng làm việc theo nhóm. Vận dụng được kiến thức về Hóa lượng tử để giảng dạy, nghiên cứu hay làm các công việc khác.

  1. 306.      [CHE514] Thực hành hóa lý (Experiments In Physical Chemistry)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Hóa đại cương A1, A2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những bài thực hành Hóa lý minh họa cho phần lý thuyết nhiệt hóa học, Động hóa học, Điện hóa học và Hóa keo qua đó rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên. Tạo cơ sở sinh viên để có thể vận dụng vào việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng hóa học có liên quan đến thực tiển sản xuất và đời sống. Sinh viên phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu bài, tham gia xây dựng bài,...

  1. 307.      [CHE517] Thực hành Hóa phân tích (Analytical Chemistry Laboratory)

(2; 0; 60)

Học phần tiên quyết: Hóa phân tích 1, 2.

Học phần trang bị cho sinh viên các kĩ năng, cách thức thực hành phân tích một chất từ việc phân tích các ion riêng rẽ theo từng nhóm, sau đó sẽ phân tích một chất nguyên chất. Học phần này cũng trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng trong việc tiến hành một số phương pháp phân tích định lượng như: phương pháp trọng lượng, phương pháp thể tích nhằm giúp sinh viên biết cách xác định chính xác hàm lượng của một số ion trong dung dịch. Vận dụng được học phần này sinh viên sẽ thành thạo các thao tác tiến hành thí nghiệm phân tích. Học phần này cũng giúp sinh viên có tư duy logic, yêu và say mê nghiên cứu khoa học.

  1. 308.      [CHE520] Hóa công nghệ (Technology Chemistry)

(3; 30; 30)

Học phần tiên quyết: Hóa vô cơ 2, Hóa hữu cơ 3.

Học phần trước: Hóa lý.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên tắc, phương pháp sản xuất một số hợp chất hoá học được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Đây là tiềm lực tri thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy kiến thức hóa công - nông nghiệp trong chương trình phổ thông. Đồng thời, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất của địa phương. Rèn luyện tính tự lập nghiên cứu khoa học, lòng say mê khoa học và yêu thích môn học.

  1. 309.      [CHE521] Thực tế Hóa công nghệ (tham quan) (Technology Chemistry Field Trip)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Hóa Công nghệ.

Học phần này giúp sinh viên tham quan các nhà máy sản xuất hóa chất, nhiên liệu, nguyên vật liệu thông dụng; tiếp cận các quy trình sản xuất hóa chất; mô hình sản xuất cây trồng, rau quả sạch đạt năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Sau chuyến tham quan thực tế sinh viên viết bài thu hoạch báo cáo kết quả đã ghi nhận được. Khối lượng kiến thức thực tế sẽ đưa vào từng bài giảng hoặc trong nghiên cứu. Qua đó, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tiếp cận các trang thiết bị, quy trình sản xuất trong nhà máy, xí nghiệp hiện đại. Từ đó, sinh viên có tầm nhìn tổng quát và đam mê ngành khoa học kỹ thuật ứng dụng.

  1. 310.      [CHE523] Bài tập Hóa học (Chemistry Exercises)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Phương pháp dạy học hóa học 1, 2; Hoá vô cơ, Hóa hữu cơ.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bài tập trong dạy học hóa học. Hiểu rõ ý nghĩa, tác dụng và phương pháp thiết kế bài tập trong dạy học hóa học. Rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng hướng dẫn học sinh giải bài tập và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình giải bài tập. Hướng dẫn sinh viên phương pháp phân loại, thiết kế, xây dựng các bài tập hóa học từ đơn giản đến phức tạp.

  1. 311.      [CHE524] Danh pháp hữu cơ (Organic terminology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa hữu cơ 1, 2, 3.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về danh pháp của các hợp chất hữu cơ theo những hệ thống khác nhau như: danh pháp gốc chức, danh pháp thay thế, danh pháp nửa hệ thống nửa thông thường. Vận dụng được các qui tắc đọc tên để đọc tên các hợp chất hữu cơ theo nhiều hệ thống khác nhau, đồng thời giúp sinh viên nhận thức được sự quan trọng trong việc gọi tên các hợp chất hữu cơ.

  1. 312.      [CHE525] Tổng hợp hữu cơ (Organic Synthesis)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa hữu cơ 1, 2, 3.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các phản ứng để tổng hợp một số chất hữu cơ. Đây là nền tảng để sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Vận dụng kiến thức cơ bản tổng hợp hữu cơ để nghiên cứu hay làm việc trong lĩnh vực hóa học hữu cơ.

  1. 313.      [CHE526] Hóa học polyme (Polymer Chemistry)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hóa học polyme như: Cấu tạo và tổng hợp polyme, tính chất cơ lý của polyme, một số polyme phổ biến và thông dụng, biến tính polyme và ứng dụng, các phương pháp hóa lý nghiên cứu polyme. Từ đó có thể chế tạo được các sản phẩm polyme có giá trị kinh tế cao ứng dụng nhiều trong y học và dược phẩm. Đồng thời làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành. Có kỹ năng tự nghiên cứu. Có khả năng làm việc theo nhóm. Vận dụng được kiến thức về Hóa học polyme để giảng dạy, nghiên cứu hay làm các công việc khác.

  1. 314.      [CHE527] Hợp chất thiên nhiên (Natural Compound Chemistry)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa hữu cơ 3.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về trạng thái tự nhiên, phương pháp định tính, cách trích ly, xác định cấu trúc của mỗi nhóm chất, vai trò sinh học của các nhóm chất: terpen, steroid, alkaloid, flavonoid, các acid béo chưa no và các chất khác. Có khả năng đọc hiểu và viết bài seminar chuyên ngành, thích tự nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên. Vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc hỗ trợ kiến thức hóa hữu cơ trong giảng dạy, nghiên cứu chuyên sâu về các hợp chất thiên nhiên phục vụ cho ngành hóa dược.

  1. 315.      [CHE528] Hóa học xúc tác dị thể (Heterogeneous Catalysts)

(2; 30; 0)

Đây là học phần tự chọn dành cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Hóa, trang bị những kiến thức nâng cao về xúc tác dị thể, tạo cơ sở để có thể vận dụng vào việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng hóa học có liên quan đến thực tiển sản xuất và đời sống. Sinh viên phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu bài, tham gia xây dựng bài,...

  1. 316.      [CHE529] Hóa keo – SP HH (Colloid Chemistry)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hệ keo và các quá trình xảy ra trong hệ keo, từ đó giúp cho sinh viên nắm bắt và hiểu sâu hơn về các hệ keo, đồng thời làm nền tảng cho sinh viên tiếp cận các kiến thức của các môn học thuộc chuyên ngành sau này. Tạo cơ sở để có thể vận dụng vào việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng hóa học có liên quan đến thực tiển sản xuất và đời sống. Sinh viên phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu bài, tham gia xây dựng bài,....

  1. 317.      [CHE530] Xử lý nước (Wastewater Treatment)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về nước thải và một số phương pháp xử lý nước thải, giúp sinh viên sau khi ra trường có kiến thức tích hợp, lồng ghép kiến thức môi trường vào môn học để giảng dạy tốt hơn. Tạo cơ sở để có thể vận dụng vào việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng hóa học có liên quan đến thực tiễn sản xuất và đời sống. Sinh viên phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu bài, tham gia xây dựng bài,...

  1. 318.      [CHE531] Cơ sở lý thuyết Hóa vô cơ (Basic Principles of Inorganic Chemistry)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về hình dạng và sự ổn định của các phân tử cộng hóa trị, các phản ứng hóa học, các loại hợp chất vô cơ, các mối liên hệ giữa đặc điểm liên kết và tính chất vật lí của các hợp chất vô cơ đó,....

  1. 319.      [CHE533] Hóa dược đại cương (General Pharmacognostic Chemistry)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa hữu cơ 3.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm cấu tạo, tính chất, định tính và tác dụng của các hoạt chất tự nhiên có trong một số cây dược liệu. Qua đó, sinh viên có khả năng phân biệt và đánh giá được từng nhóm cây dược liệu có lợi. Vận dụng kiến thức lý thuyết để truyền tải vào chương trình giảng dạy, trích ly các hợp chất thiên nhiên của từng nhóm cây dược liệu trong việc nghiên cứu các loại thuốc chữa bệnh. Giúp sinh viên yêu thích, giữ gìn, bảo vệ các loại cây thảo dược.

  1. 320.      [CHE534] Hóa môi trường (Environmental Chemistry)

(2; 15; 30)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Hóa môi trường và một số phương pháp xử lí môi trường ô nhiễm nhằm giúp sinh viên sau khi ra trường giảng dạy tốt phần lồng ghép, tích hợp kiến thức môi trường vào Hóa học.Tạo cơ sở để có thể vận dụng vào việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng hóa học có liên quan đến thực tiển sản xuất và đời sống. Sinh viên phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu bài, tham gia xây dựng bài...

  1. 321.      [CHE535] Phân tích công cụ (Equipment Analyis)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Hóa phân tích 1, 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các phương pháp phân tích với những công cụ hiện đại. Học phần này sẽ giúp sinh viên tiếp cận với phương pháp phân tích đo độ dẫn điện, phương pháp phân tích đo điện thế, phương pháp Vôn – Ampe, phương pháp điện phân và đo điện lượng, phương pháp phân tích đo quang, một số phương pháp phổ thường dùng trong hóa học, phương pháp phân tích trắc quang, phương pháp sắc kí. Vận dụng các phương pháp này sinh viên có thể sử dụng thành thạo các thiết bị phân tích hiện đại. Học phần này cũng giúp sinh viên có tư duy logic, yêu và say mê nghiên cứu khoa học.

  1. 322.      [CHE536] Hóa phân tích 2 (Analytical Chemistry 2)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Hóa phân tích 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về các cân bằng trong dung dịch. Nắm vững kiến thức học phần này sẽ giúp sinh viên hiểu được nguyên tắc các quá trình chuẩn độ trong dung dịch; cách biểu diễn cùng với việc đánh giá kết quả phân tích định lượng. Học phần này cũng giúp sinh viên có tư duy logic, yêu và say mê nghiên cứu khoa học.

  1. 323.      [CHE537] Chuyên đề ứng dụng hóa học (Applied Chemistry In Professtional Projects)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Các môn chuyên ngành.

Học phần này thuộc kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thiện các kiến thức chuyên ngành vô cơ, hữu cơ, phân tích, hóa lý, hóa dược…. giúp sinh viên tìm hiểu sâu hơn kiến thức của một trong những chuyên môn vừa nêu, rèn luyện kỹ năng viết tốt các chuyên đề khoa học. Tạo nền tảng cho việc chọn hướng nghiên cứu hoặc việc học ở trình độ cao hơn.

  1. 324.      [CHE910] Cơ sở lý thuyết Hóa hữu cơ (The Theoretical Basis of Organic Chemistry)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Hóa hữu cơ 1,2,3.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo các chất hữu cơ và những thay đổi về mặt cấu tạo và năng lượng của các chất trong quá trình phản ứng hóa học, nhằm làm sáng tỏ cơ chế các loại phản ứng trong lĩnh vực hữu cơ. Làm cho người học nắm vững các phương pháp nghiên cứu cơ chế các loại phản ứng hữu cơ, đặt nền tảng cho người học có thể vận dụng kiến thức về cơ chế các phản ứng hữu cơ để nghiên cứu và ứng dụng hóa học hữu cơ vào thực tiễn. Ngoài ra học phần cũng góp phần giáo dục người học thế giới quan duy vật biện chứng, lòng say mê khoa học.

  1. 325.      [CHE911] Các phương pháp phổ ứng dụng trong Hóa học (Spectroscopy Methods Applied for Chemistry)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Hóa phân tích 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết về quang phổ và các phổ thông dụng như: phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại - khả kiến, phổ nhiễu xạ tia X, phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng. Giúp người học hiểu lý thuyết về các nguyên lý và phương pháp phổ ứng dụng trong hóa học; biết cách phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm từ các phổ đồ; nắm được ý nghĩa của việc nghiên cứu các phương pháp phân tích hiện đại; thể hiện niềm tin từ kết quả phân tích mang lại và từ đó hình thành niềm say mê môn học và ngành học.

  1. 326.      [CHE913] Đánh giá thống kê các số liệu thực nghiệm Hóa học (Statistical Evaluation of Chemical Experimental Data)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa phân tích 1, 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các hàm phân bố và mục đích sử dụng của chúng, giúp sinh viên trình bày kết quả trong quá trình phân tích một cách đúng đắn và chính xác. Học phần này cũng giúp sinh viên có tư duy logic, yêu và say mê nghiên cứu khoa học.

  1. 327.      [CHE916] Hóa học phức chất (Coordination Chemistry)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa vô cơ 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về phức chất và các cơ sở lý thuyết quan trọng áp dung cho phức chất như Thuyết cộng hóa trị, Thuyết trường tinh thể, Thuyết trường phối tử. Đồng thời, người học có thể hiểu và vận dụng kiến thức trên vào việc tổng hợp và hướng đến ứng dụng quan trọng của phức chất trong đời sống. Từ đó, người học thấy được tầm quan trọng của phức chất đối với thức tế cuộc sống và có thể lý giải được các vấn đề có liên quan bằng kiến thức về phức chất.

  1. 328.      [CHI101] Tiếng Trung 1 (Chinese 1)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Trung Quốc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.Học phần gồm 10 nội dung được sắp xếp tương ứng với bài học trong “Giáo trình Hán ngữ” quyển 1. Mỗi bài học gồm 5 phần: Ngữ âm, Từ vựng, đọc hiểu, Ngữ pháp, luyện tập. Học phần còn giúp người học rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Trung, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có thái độ học tích cực.

  1. 329.      [CHI102] Tiếng Trung 2 (Chinese 2)

(4; 60; 0)

Học phần trước: Tiếng Trung 1.

Học phần này gồm 10 nội dung xếp thứ tự tương ứng từ bài 11 – 20 trong “Giáo trình Hán ngữ (cải tiến)”. Các nội dung này giúp người học phân tích từ, ngữ pháp, vận dụng tốt các kỹ năng. Đánh giá việc học, sáng tạo trong nghiên cứu, có trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt, cầu tiến. Đánh giá việc dùng tiếng Trung, phân tích tình hình và đoàn kết trong tập thể, ứng xử tốt với mọi người. Đánh giá bối cảnh xã hội, sáng tạo trong giới thiệu văn hoá, gắn kết với chuyên ngành.

  1. 330.      [COA101] Tin học cho Sinh học (Computational Applications in Biology Teaching)

(2; 10; 40)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức để tìm kiếm, chuyển tải thông tin Sinh học thông qua mạng internet. Sử dụng thông thạo một số chương trình phục vụ cho việc giảng dạy sinh học (sử dụng được máy vi tính soạn giảng bài dạy sinh học, trình chiếu bài giảng điện tử, chỉnh sửa ảnh, soạn đề thi trắc nghiệm...) như Paint, ACDSee, Internet, MS.Powerpoint, Lĩnh vực sinh tin học...

  1. 331.      [COA103] Ứng dụng CNTT trong dạy học – SP Tin (Applied Informatics in Teaching)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các phương tiện kỹ thuật dạy học phổ biến, các phần mềm dạy hoc và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy như: tìm kiếm tài nguyên, thiết kế bài giảng, sử dụng một số phần mềm dạy học ở bậc phổ thông. Từ đó sinh viên có thể áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

  1. 332.      [COA301] Tin học ứng dụng trong CNTP (Computing Applications in Food Technology)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức như các phương pháp áp dụng tin học trong tính toán các quá trình chế biến thực phẩm, áp dụng tính toán động hóa học, truyền nhiệt, làm lạnh, cô đặc, sấy trong chế biến thực phẩm và áp dụng tối ưu hóa vào quá trình sản xuất thực phẩm.

  1. 333.      [COA302] Tin học (Photoshop) (Photoshop)

(1; 0; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về xử lý ảnh và sử dụng phần mềm Photoshop, giúp sinh viên có thể sáng tạo trong thiết kế logo, banner, poster quảng cáo, thiết kết bao bì sản phẩm, …

  1. 334.      [COA304] Tin học chuyên ngành (Informatics for Mathematics)

(3; 15; 60)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần này được giới thiệu sau khi người học nắm được các kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản và trước khi người học tìm hiểu các học phần phương pháp giảng dạy. Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng các phần mềm Toán học thông dụng như MathType, Geometer’s Sketchpad, Cabri, Maple và LaTeX; các kiến thức và kỹ năng trong việc vận dụng các phần mềm trên vào việc dạy và học Toán.

  1. 335.      [COA305] Tin học ứng dụng chuyên ngành Mỹ thuật (Graphic Design)

(3; 5; 80)

Học phần tiên quyết: Tin học đại cương.

Tin học ứng dụng chuyên ngành Mỹ thuật là học phần bao gồm hai phần mềm đồ họa cơ bản là CorelDRAW và Photoshop (hiệu chỉnh ảnh cơ bản). Thông qua học phần này sinh viên được trang bị kỹ năng thiết kế những sản phẩm quảng cáo, cổng trại, sân khấu… Những kỹ năng sinh viên được trang bị sẽ là công cụ hỗ trợ trong quá trình công tác. Không thi kết thúc học phần mà lấy điểm quá trình và các bài kiểm tra trên lớp. Sinh viên sẽ học tại phòng máy trong suốt học phần.

  1. 336.      [COA504] Tin học kế toán (Accounting Informatics)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Tin học đại cương, Kế toán tài chính 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán tại doanh nghiệp, hướng dẫn sinh viên các thao tác thực hành kế toán trên nền máy tính, như việc sử dụng phần mềm kế toán và tổ chức thực hành kế toán trên Excel.

  1. 337.      [COA505] Tin học ứng dụng quản trị (Applied Information Technology for Business Administration)

(2; 15; 30)

Học phần tiên quyết: Tin học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phân tích và xử lý số liệu kinh tế xã hội. Đây là một giai đoạn của quá trình nghiên cứu khoa học, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho một nhà quản trị trong tương lai.

  1. 338.      [COA506] Tin học cho Hóa học (Computational Applications in Chemistry)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức để tìm kiếm, chuyển tải thông tin Hóa học thông qua mạng internet. Sử dụng thông thạo một số chương trình phục vụ cho việc giảng dạy hóa học (đánh máy công thức hóa học, mô phỏng, trình chiếu bài giảng điện tử) như MathType, ChemWindow, ChemBioOffice, MS.PowerPoint,... Lĩnh vực hóa tính toán, đặc biệt là chương trình Gaussian 09 cũng được giới thiệu sơ lược làm nền tảng cho việc nghiên cứu hóa học lý thuyết của sinh viên sau này.

  1. 339.      [COA507] Tin học cho Vật lý (Informatics for Physics)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, các phần mềm thông dụng hỗ trợ giảng dạy vật lý(Crocrodile, Electronic Workbench, Mcmix, Opticmin). Học phần cũng cung cấp những kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử bằng Powerpoint và cách thức liên kết với các phần mềm mô phỏng vật lý.

  1. 340.      [COA511] Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học (Teaching Equipment and Applied Informatics for Teaching)

(3; 25; 40)

Học phần tiên quyết: Tin học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về một số loại phương tiện dạy học và nguyên tắc sử dụng hiệu quả. Sau khi học môn học này, sinh viên sẽ hình thành các kỹ năng sử dụng một số loại phương tiện kỹ thuật và có thể vận dụng sáng tạo các công cụ tin học trong việc xây dựng một bài giảng điện tử. Về thái độ, sinh viên sẽ hình thành được thái độ học tập tích cực, biết tự tìm kiếm, tự nghiên cứu và sáng tạo.

  1. 341.      [COA513] Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non (Applied IT In Preschool Education)

(2; 10; 40)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Hướng dẫn khai thác internet để tìm kiếm thông tin, sử dụng thư điện tử, thiết kế các hoạt động giáo dục trẻ bằng các phần mềm ứng dụng. Đồng thời, hợp tác nhóm cùng phân tích chương trình Kidmart để hướng dẫn trẻ chơi và ứng dụng vào hoạt động học tập, vui chơi.

  1. 342.      [COA514] Ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lý (Appied Informatics for Teaching Geography)

(2; 5; 50)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về CNTT nhằm sử dụng chúng trong dạy học tích cực, phát huy tính hiệu quả của hoạt động dạy và học. Học phần sẽ giúp sinh viên biết cách vẽ các dạng biểu đồ địa lý bằng các phần mềm máy tính, thiết kế bài giảng đa phương tiện, soạn câu hỏi đề thi, lượng giá kết quả học tập, tìm kiếm và sử dụng thông tin trên internet. Ngoài ra, học phần còn trang bị cho học sinh các kĩ thuật để xử lí hình ảnh, phim, thiết kế các sơ đồ tư duy nhằm hỗ trợ cho việc soạn thảo bài giảng điện tử một cách hiệu quả.

  1. 343.      [COA515] Ứng dụng CNTT trong giảng dạy – SPTA (Instructional Technology in Teaching English)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về vai trò của công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh, các chức năng và khả năng ứng dụng của một số phương tiện dạy học hiện đại trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp, soạn bài, xây dựng lớp học ảo và bài tập trực tuyến. Qua đó, sinh viên sử dụng một số công cụ và phần mềm, tài liệu hỗ trợ để soạn giảng, khai thác các nguồn học liệu từ Internet, thiết kế bài giảng tích hợp bài tập trực tuyến và mạng xã hội.

  1. 344.      [COA518] Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử (Application of Information Technology in Teaching History)

(3; 20; 50)

Học phần trước: Tin học đại cương & Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm – SPLS.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử là học phần quan trọng giúp sinh viên hiểu rõ về vị trí và vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động học tập, nghiên cứu và giảng dạy, đồng thời trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết về tin học và phương tiện công nghệ thông tin để ứng dụng vào việc học tập, nghiên cứu một cách hiệu quả và giảng dạy lịch sử một cách sinh động, gây hứng thú cho người học nhằm đạt được mục tiêu học tập và giảng dạy đã đề ra.

  1. 345.      [COA519] Hệ thống thông tin địa lý (GIS) – KTMT (Geographic Informaton System)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin địa lý (GIS) và kết hợp với việc sử phần mềm nhằm thiết kế bản đồ chuyên đề phục vụ cho việc quản lý các thành phần môi trường. Những khái niệm căn bản về GIS và giúp sinh viên tiếp cận phương pháp để biểu diễn các đối tượng không gian trong một hệ thống thông tin địa lý. Môn học đi sâu vào phân tích khả năng ứng dụng GIS trong quản lý môi trường thông qua việc khai thác các thông tin của đối tượng đã được thiết kế và cài đặt trong cơ sở dữ liệu cùng với những khả năng phân tích của GIS.

  1. 346.      [COA520] Ứng dụng GIS trong quản lý môi trường (Geographic Information System For Environmental Management)

(2; 30; 0)

Học phần song hành: Thực hành ứng dụng GIS trong quản lý môi trường.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin địa lý (GIS) như: các khái niệm về GIS, quá trình phát triển, các thành phần, chức năng của GIS, cấu trúc dữ liệu GIS, các bài toán cơ bản của GIS.... Bên cạnh đó còn trang bị cho sinh viên kỹ năng ứng dụng GIS trong việc xử lý dữ liệu không gian phục vụ cho công tác quản lý môi trường. Ngoài ra, sinh viên có sự hiểu biết về vai trò và các ứng dụng của GIS trong quản lý môi trường.

  1. 347.      [COA521] Thực hành Ứng dụng GIS trong quản lý môi trường (Practice Geographic Informaton System for Environmental Management)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Ứng dụng GIS trong quản lý môi trường.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phần mềm Arcmap và kết hợp với việc sử dụng phần mềm nhằm thiết kế bản đồ chuyên đề phục vụ cho quản lý môi trường. Sinh viên được thực hành với các nội dung sau: xây dựng dữ liệu không gian và thuộc tính; lưu trữ và hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu GIS; liên kết, khai thác, truy vấn và hiển thị các cơ sở dữ liệu. Ngoài ta, sinh viên còn có khả năng số hóa các vị trí quan trắc chất lượng nước và không khí trong một khu vực, từ đó tạo được bản đồ số hoàn chỉnh phục vụ cho quản lý môi trường…

  1. 348.      [COA522] Tin học chuyên ngành – TT (Specialized Informatics for Crop Science)

(1; 0; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết về các phương pháp bố trí thí nghiệm nói chung, đặc biệt là kiến thức về việc ứng dụng các phần mềm thống kê nông nghiệp cơ bản. Kết thúc môn học sinh viên ngành khoa học cây trồng có thể bố trí một thí nghiệm chuyên ngành ngoài thực tế và có khả năng tính toán và đánh giá kết quả cuối cùng.

  1. 349.      [COA523] Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn (Appied Informatics for Literature Students)

(2; 24; 12)

Học phần song hành: Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về việc ứng dụng Công nghệ thông tin và tài nguyên internet; đi sâu khai thác công nghệ thông tin vào giảng dạy (Multimedia hóa kiến thức, soạn thảo, trình chiếu đa phương tiện, internet…) nhằm bồi đắp cho người học tình yêu và kỹ năng tin học để ứng dụng trong công tác chuyên môn. Học phần giúp sinh viên phát triển kỹ năng tương tác với công nghệ, thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Ngữ văn.

  1. 350.      [COA524] Tin học ứng dụng trong Chăn nuôi (Applied Informatics in Animal Husbandry)

(1; 5; 20)

Học phần trước: Thống kê sinh học.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về thao tác xử lý dữ liệu từ sơ bộ trên Word, Excel đến chuyên sâu trên phần mềm Minitab, so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên, khối hoàn toàn ngẫu nhiên và hình vuông La-tin. Chẩn đoán và đánh giá các phương pháp chẩn đoán, nghiên cứu mẫu, phát hiện bệnh… Thực hành chạy số liệu thu thập từ 3 kiểu bố trí thí nghiệm trong chăn nuôi. Giải thích kết quả dịch tể học thú y: nghiên cứu cắt ngang, biện chứng và thuần tập.

  1. 351.      [CON301] Mạng máy tính (Computer Network)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên các nguyên lý nền tảng về mạng máy tính, giúp người học tìm thấy những vấn đề phát sinh cần phải quan tâm khi xây dựng một mạng máy tính từ gốc độ phần cứng, hệ điều hành mạng, phần mềm hệ thống và ứng dụng mạng; Giúp người đọc có thể lý giải được cách thức hoạt động và vận hành của một mạng máy tính hay một ứng dụng mạng; Làm tiền đề để người học học tập và nghiên cứu những lĩnh vực về mạng như quản trị mạng, thiết kế và cài đặt mạng máy tính, bảo mật mạng máy tính, xây dựng ứng dụng mạng.

  1. 352.      [CON501] Lập trình Web (Web Programming)

(3; 25; 40)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về ngôn ngữ lập trình web như HTML, XHTML, CSS, ngôn ngữ JavaScript, PHP và cơ sở dữ liệu MySQL, xây dựng ứng dụng web hoàn chỉnh. Với kiến thức của học phần này, sinh viên cũng có thể nghiên cứu phát triển ứng dụng web bằng các ngôn ngữ khác.

  1. 353.      [CON502] Lập trình cho các thiết bị di động (Mobile Device Programming)

(3; 25; 40)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về môi trường phát triển thiết bị di động. Sinh viên được tiếp cận các kiến thức cơ bản và nâng cao của nền tảng Android: xây dựng ứng dụng GUI, lập trình với CSDL SQLLite, thiết kế ứng dụng dạng Web Service.

  1. 354.      [CON503] Quản trị mạng (Network Administration)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Mạng máy tính.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức nâng cao về mạng máy tính; có kỹ năng quản trị, xây dựng, triển khai các dịch vụ mạng với vai trò là một quản trị hệ thống mạng của một công ty, cơ quan, doanh nghiệp.

  1. 355.      [CON504] An toàn hệ thống và an ninh mạng (System and Network Security)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Quản trị mạng.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên lý của các kỹ thuật an ninh mạng; kiến thức về các kỹ thuật, công cụ phân tích các lỗ hổng trong hệ thống mạng; các kỹ thuật bảo mật hạ tầng mạng như Firewall, IDS/IPS; các kỹ thuật trong bảo mật ứng dụng: remote access security, web security, Email security, buffer overflow.

  1. 356.      [CON507] Lập trình Web – CĐ (Web Programming)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Cơ sở dữ liệu - CĐ

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về ngôn ngữ lập trình web như HTML, XHTML, CSS, ngôn ngữ JavaScript, PHP và cơ sở dữ liệu MySQL, xây dựng ứng dụng web hoàn chỉnh. Với kiến thức của học phần này, sinh viên cũng có thể nghiên cứu phát triển ứng dụng web bằng các ngôn ngữ khác.

  1. 357.      [CON508] Quản trị mạng – CĐ (Network Administration)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Mạng máy tính.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức nâng cao về mạng máy tính; có kỹ năng quản trị, xây dựng, triển khai các dịch vụ mạng với vai trò là một quản trị hệ thống mạng của một công ty, cơ quan, doanh nghiệp.

  1. 358.      [CON511] Lập trình cho các thiết bị di động nâng cao (Advanced Programming for Mobile Devices)

(3; 25; 40)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức thức nâng cao của nền tảng Android như lập trình dịch vụ trong Android, làm việc với Google Map và hệ thống cảm biến của thiết bị di động

  1. 359.      [CON910] Công nghệ Web và Ứng dụng (Web Technologies and Application)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Lập trình web.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về lập trình web với PHP từ cơ bản đến nâng cao. Bên cạnh đó học phần cũng giới thiệu kiến thức về MySQL, một số thành phần bổ trợ trong web và hướng dẫn sinh viên xây dựng một ứng dụng web động bằng PHP theo mô hình 3-Tiers . Tập trung vào các ứng dụng mang tính chất thực tế giúp sinh viên có thể áp dụng vào công việc.

  1. 360.      [CON913] Xây dựng dịch vụ mạng (Network Services)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Phân tích thiết kế Hệ thống Thông tin.

Học phần này trang bị cho sinh viên cách thiết kế và phát triển các ứng dụng – các dịch vụ web bằng cách sử dụng các công cụ và ngôn ngữ lập trình khác nhau. Sinh viên sẽ được tiếp xúc với kiến trúc phát triển các dịch vụ mạng.

  1. 361.      [CON914] Lập trình truyền thông (Network Communication Programming)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Mạng máy tính.

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức về các loại kiến trúc mạng. Tìm hiểu các cơ chế giao tiếp liên quá trình (InterProcess Communication) phổ biến hiện nay: Pipe, Socket, RPC. Xây dựng các ứng dụng client-server, ứng dụng phân tán sử dụng các tiện ích Pipe, Socket, RMI bằng ngôn ngữ Java.

  1. 362.      [CON915] Thiết kế và cài đặt mạng (Network Design and Implementation)

(2; 20; 20)

Học phần tiên quyết: Mạng máy tính.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về tiến trình xây dựng một mạng máy tính và các vấn đề cần quan tâm; Các chuẩn mạng cục bộ phổ biến và các thiết bị mạng thường được sử dụng để xây dựng các mạng cục bộ (LAN); sơ đồ mở rộng mạng LAN và vấn đề cải thiện băng thông cho mạng LAN; Vấn đề chọn đường khi xây dựng mạng diện rộng (WAN); Cơ chế điều khiển truy cập tài nguyên trên mạng; Các giao thức liên quan đến vấn đề quản trị mạng; Quy trình thiết kế mạng LAN.

  1. 363.      [CON916] Công nghệ Web (Web Technology)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Lập trình web - CĐ.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về lập trình web với PHP từ cơ bản đến nâng cao. Bên cạnh đó học phần cũng giới thiệu kiến thức về MySQL, một số thành phần bổ trợ trong web và hướng dẫn sinh viên xây dựng một ứng dụng web động bằng PHP. Tập trung vào các ứng dụng mang tính chất thực tế giúp sinh viên có thể áp dụng vào công việc.

  1. 364.      [CON917] Thiết kế và cài đặt mạng – CĐ (Network Design and Implementation)

(3; 25; 40)

Học phần tiên quyết: Mạng máy tính.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về tiến trình xây dựng một mạng máy tính và các vấn đề cần quan tâm; Các chuẩn mạng cục bộ phổ biến và các thiết bị mạng thường được sử dụng để xây dựng các mạng cục bộ (LAN); sơ đồ mở rộng mạng LAN và vấn đề cải thiện băng thông cho mạng LAN; Vấn đề chọn đường khi xây dựng mạng diện rộng (WAN); Cơ chế điều khiển truy cập tài nguyên trên mạng; Các giao thức liên quan đến vấn đề quản trị mạng; Quy trình thiết kế mạng LAN.

  1. 365.      [CON918] Hệ điều hành mã nguồn mở (Open-source Operating System)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan, nền tảng về hệ điều hành mã nguồn mở Linux – Unix. Sinh viên hiểu được về hệ thống file trên hệ điều hành Linux. Ngoài ra, sinh viên có thể vận hành, điều khiển, quản trị hệ thống; có thể giao tiếp truyền thông và mạng; có thể lập trình điều khiển thông qua ngôn ngữ C trên hệ điều hành nguồn mở này.

  1. 366.      [CON919] Bảo trì máy tính (Computer Maintenance)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Kiến trúc máy tính.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về phần cứng máy tính, hiểu rõ các chủng loại và tính năng của các linh kiện cấu thành máy vi tính, kỹ thuật lắp ráp máy vi tính. Hiểu quy trình cài đặt máy tính. Quản lý thiết bị lưu trữ, tối ưu phân hoạch ổ đĩa, cài đặt hệ điều hành. An toàn dữ liệu và phòng chống virus, hiểu quy trình và các kỹ thuật bảo dưỡng máy vi tính cơ bản, chuẩn đoán và giải quyết sự cố.

  1. 367.      [CON920] Bảo trì hệ thống mạng (Network System Maintenance)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Mạng máy tính.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về bảo dưỡng, nâng cấp và sửa chữa hệ thống mạng. Tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống mạng của công ty, xí nghiệp, trường học, trung tâm… Đảm bảo an toàn các hệ thống mạng.

  1. 368.      [CON921] Công nghệ mạng không dây (Wireless Networking Technology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Mạng máy tính.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mạng không dây. Thông qua kiến thức môn học, sinh viên nắm bắt được các các kiến thức cơ bản về các thành phần, cấu trúc cơ bản của mạng không dây, các kỹ thuật truyền dẫn không dây, các giao thức điều khiển trong mạng không dây.

  1. 369.      [COS101] Tin học đại cương (General Informatics)

(3; 25; 40)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học, máy tính điện tử, trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng cơ bản dịch vụ email, công cụ tìm kiếm, hệ điều hành Microsoft Windows và Word, Excel, PowerPoint. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ nắm được các khái niệm cơ bản về tin học, có kỹ năng sử dụng các PM Tin học văn phòng trong xử lý công việc.

  1. 370.      [COS102] Lập trình căn bản (Introduction to Programming)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal, các kỹ năng cần thiết khi sử dụng ngôn ngữ này đề viết các chương trình.

  1. 371.      [COS104] Giới thiệu ngành – ĐH CNTT (An Introduction to Information Technology)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về các ngành nghề công nghệ thông tin (CNTT), yêu cầu của một cử nhân CNTT trong tương lai về kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân và năng lực thực hành nghề nghiệp. Học phần còn cung cấp các kỹ năng nhằm tăng khả năng thành công của người cử nhân trong tương lai ngay từ khi còn là sinh viên bằng cách nhận thức được trách nhiệm của người cử nhân đối với xã hội từ đó đưa ra các ứng xử, thái độ tích cực trong giao tiếp và trong học tập.

  1. 372.      [COS105] Giới thiệu ngành – CĐ CNTT (Introduction to Information Technology)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về các ngành nghề công nghệ thông tin (CNTT), yêu cầu của một cử nhân cao đẳng CNTT trong tương lai về kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân và năng lực thực hành nghề nghiệp. Học phần còn cung cấp các kỹ năng nhằm tăng khả năng thành công của người cử nhân trong tương lai ngay từ khi còn là sinh viên bằng cách nhận thức được trách nhiệm của người cử nhân đối với xã hội từ đó đưa ra các ứng xử, thái độ tích cực trong giao tiếp và trong học tập.

  1. 373.      [COS106] Lập trình căn bản (Introduction to Programming)

(4; 35; 50)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về ngôn ngữ lập trình, giúp trang bị cho sinh viên khả năng xây dựng các chương trình cơ bản. Sau khi học học phần này, sinh viên sẽ hình thành được kỹ năng xác định vấn đề, kỹ năng phân tích để đưa ra hướng giải quyết và biết vận dụng những cấu trúc ngôn ngữ lập trình C để cài đặt bài toán. Bên cạnh đó, môn học cũng giúp cho sinh viên có được biết cách làm việc nhóm và cách tự nhìn nhận vấn đề, đề xuất hướng giải quyết vấn đề từ tự nhiên đến cài đặt.

  1. 374.      [COS107] Nền tảng Công nghệ thông tin (Fundamentals of Information Technology)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức tương đối hoàn chỉnh về nền tảng công nghệ thông tin. Các nội dung chủ yếu bao gồm: Giới thiệu về máy tính, hệ thống máy tính, thiết bị máy tính, hệ điều hành, truyền thông và mạng máy tính, hệ cơ sở dữ liệu, an toàn thông tin, và các hệ thống tính toán chuyên dùng

  1. 375.      [COS301] Tin học đại cương 1 (Introduction to Computer Science 1)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về ngôn ngữ lập trình, giúp trang bị cho sinh viên khả năng xây dựng các chương trình cơ bản. Sau khi học học phần này, sinh viên sẽ hình thành được kỹ năng xác định vấn đề, kỹ năng phân tích để đưa ra hướng giải quyết và biết vận dụng những cấu trúc ngôn ngữ lập trình C để cài đặt bài toán. Bên cạnh đó, môn học cũng giúp cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đề xuất hướng giải quyết vấn đề từ tự nhiên đến cài đặt.

  1. 376.      [COS302] Ngôn ngữ lập trình Java (Java Programming Language)

(2; 15; 30)

Học phần trước:Lập trình căn bản (Tin học đại cương 1 đối với ngành cao đẳng Công nghệ thông tin).

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức để nắm được các thành phần cơ bản của ngôn ngữ Java và phương pháp lập trình hướng đối tượng, từ đó xây dựng các ứng dụng hướng đối tượng bằng ngôn ngữ lập trình Java.

  1. 377.      [COS303] Phương pháp tính – TH (Numerical Analysis)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về khái niệm số gần đúng và sai số; biết cách áp dụng các công thức tính, phương pháp để tính gần đúng giá trị của hàm số và giải phương trình; biết cách xây dựng các đa thức nội suy, đặc biệt quan trọng là đa thức nội suy Lagrange và Newton.

  1. 378.      [COS304] Cấu trúc dữ liệu (Data Structure)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Lập trình căn bản.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về phương pháp tổ chức và những thao tác trên từng cấu trúc dữ liệu, kết hợp với việc phát triển tư duy giải thuật để hình thành nên chương trình máy tính. Giúp sinh viên hiểu tầm quan trọng của giải thuật và cách tổ chức dữ liệu; củng cố và phát triển kỹ năng lập trình được học ở các học phần trước.

  1. 379.      [COS309] Phân tích và thiết kế giải thuật (Algorithms Analysis and Design)

(3; 35; 20)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về phân tích và thiết kế các giải thuật lập trình cho máy tính; Hiểu được khái niệm thời gian thực hiện của chương trình, độ phức tạp Hiểu được các kỹ thuật thiết kế giải thuật, vận dụng vào việc giải một số bài toán thực tế; Trình bày và thực hiện được các phương pháp tổ chức lưu trữ và sắp xếp dữ liệu trong tập tin.

  1. 380.      [COS310] Hệ điều hành (Operating System)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử, cấu trúc của Hệ điều hành, nguyên lý hoạt động của hệ điều hành. Tìm hiểu để thấy được sự khác nhau, giống nhau, sự phát triển cải tiến của một số hệ điều hành cụ thể như MS-DOS, Windows, Linux, …. Sinh viên có những kiến thức cơ bản về hệ thống quản lý tập tin, hệ thống quản lý bộ nhớ, có được khái niệm về đơn vị công việc của hệ điều hành – quá trình, tìm hiểu về các giải thuật định thời và các vấn đề tắt nghẽn của hệ thống.

  1. 381.      [COS311] Cơ sở dữ liệu (Introduction to Database)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên một cái nhìn tổng quát về sự cần thiết của cơ sở dữ liệu trong các ứng dụng và trong thực tế. Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ, ngoài ra còn cung cấp các kỹ thuật, công cụ và kỹ năng để sinh viên có thể thao tác với CSDL thông qua hệ quản trị CSDL.

  1. 382.      [COS313] Phương pháp lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Lập trình căn bản.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về phương pháp lập trình hướng đối tượng, một phương pháp được ứng dụng phổ biến hiện nay. Môn học giúp sinh viên mô tả các bài toán thực tế thành các lớp, từ đó để xây dựng các chương trình trên các lớp đã phân tích để viết các chương trình hướng đối tượng. Sau khi học học phần này, sinh viên sẽ hình thành được kỹ năng phân tích các bài toán thực tế sang các lớp đối tượng để sử dụng khi viết các chương trình theo phương pháp hướng đối tượng. Bên cạnh đó, môn học cũng giúp cho sinh viên có được thái độ tự suy nghĩ, tự nhìn nhận vấn đề và đề xuất hướng giải quyết vấn đề từ tự nhiên đến cài đặt bằng phương pháp hướng đối tượng.

  1. 383.      [COS315] Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)

(2; 20; 20)

Học phần này trang bị cho sinh viên cách biểu diễn bài toán và tìm kiếm lời giải, các kỹ thuật tìm kiếm Heuristic, kỹ thuật tìm kiếm đối kháng, biểu diễn tri thức, sử dụng logic mệnh đề và logic vị từ, biểu diễn tri thức và sử dụng luật suy diễn, biểu diễn tri thức có cấu trúc, tri thức và suy luận không chắc chắn.

  1. 384.      [COS316] Đồ hoạ máy tính (Computer Graphics)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Tin học đại cương 1. Cấu trúc dữ liệu – giải thuật. Đại số tuyến tính. Phương pháp lập trình hướng đối tượng.

Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ sở và các thuật toán nền tảng của đồ họa máy tính, các thao tác trên các đối tượng đồ họa hai chiều và kiến thức cơ bản về đồ họa ba chiều. Kết thúc môn học, sinh viên được trang bị một nền tảng kiến thức để có thể xây dựng các chương trình ứng dụng đồ họa.

  1. 385.      [COS317] Chuyên đề Ngôn ngữ lập trình 1 – CĐ (Programing Language Special Course 1)

(3; 25; 40)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lập trình .NET thông qua Visual Basic.NET. Sau khi hoàn tất môn học, người học có thể vận dụng để xây dựng các ứng dụng nói chung (cơ sở dữ liệu, hệ thống…). Tuy môn học không giới thiệu tất cả các hỗ trợ của .NET nhưng người học có thể tự tìm hiểu chúng qua các tài liệu tham khảo. Qua đó, người học được trang bị một công cụ lập trình được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay.

  1. 386.      [COS318] Chuyên đề Ngôn ngữ lập trình 2 – CĐ (Programing Language Special Course 2)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Lập trình Java.

Học phần này giới thiệu cho sinh viên các chủ đề nâng cao của ngôn ngữ lập trình Java để phát triển các ứng dụng hướng đối tượng như lập trình đồ họa, luồng tập tin, tạo giao diện, tương tác với cơ sở dữ liệu, xử lý lỗi,...

  1. 387.      [COS319] Chuyên đề Ngôn ngữ lập trình 3 – CĐ (Programing Language Special Course 3)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Lập trình căn bản.

Học phần này trang bị những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho sinh viên mới bắt đầu học về lập trình C#. Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên cách thức để bước đầu làm việc được với C# thông qua lập trình OOP, từ đó sinh viên có thể làm chủ được những tính năng mới, nổi bật của C#. Sinh viên lập trình thành thạo ngôn ngữ C# trên môi trường Console và Windows Form.

  1. 388.      [COS320] Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (Data Structure and Algorithm)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Tin học đại cương 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên các phương pháp tổ chức và những thao tác trên từng cấu trúc dữ liệu, kết hợp với việc phát triển tư duy giải thuật để hình thành nên chương trình máy tính. Giúp sinh viên hiểu tầm quan trọng của giải thuật và cách tổ chức dữ liệu; củng cố và phát triển kỹ năng lập trình được học ở các học phần trước.

  1. 389.      [COS321] Cơ sở dữ liệu – CĐ (Introduction to Database)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên cái nhìn tổng quát về sự cần thiết của cơ sở dữ liệu trong các ứng dụng và trong thực tế. Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ, ngoài ra còn cung cấp các kỹ thuật, công cụ và kỹ năng để sinh viên có thể thao tác với CSDL thông qua hệ quản trị CSDL.

  1. 390.      [COS322] Nguyên lý hệ điều hành (Operating System)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử, cấu trúc của Hệ điều hành, nguyên lý hoạt động của hệ điều hành. Tìm hiểu để thấy được sự khác nhau, giống nhau, sự phát triển cả tiến của một số hệ điều hành cụ thể như MS-DOS, Windows, Linux…Sinh viên có những kiến thức cơ bản về hệ thống quản lý tập tin, hệ thống quản lý bộ nhớ, có được khái niệm về đơn vị công việc của hệ điều hành – quá trình, tìm hiểu về các giải thuật định thời và các vấn đề tắt nghẽn của hệ thống.

  1. 391.      [COS324] Kỹ thuật soạn thảo văn bản – TH (Technical Text Editor)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn bản quản lý nhà nước, những qui định mang tính pháp lý về thể thức văn bản, thẩm quyền ban hành và nắm rõ các yếu tố bắt buộc trong thể thức văn bản. Biết cách soạn văn bản thông thường và văn bản pháp lý và vận dụng kiến thức của môn học vào trong báo cáo các môn học và sau khi ra trường.

  1. 392.      [COS326] Kỹ năng giao tiếp ngành nghề (Communication Skills - Career)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên các phương pháp lập và thực hiện kế hoạch, quản lý rủi ro; kỹ năng thuyết trình và viết báo cáo; bên cạnh đó học phần cũng cung cấp cho sinh viên kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm và quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp.

  1. 393.      [COS327] Kỹ thuật lập trình (Programming Fundamentals)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Tin học đại cương 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lập trình như vòng lặp, đệ qui, gọi hàm, các cấu trúc dữ liệu cơ bản. Xây dựng các kỹ năng lập trình nâng cao dựa trên ngôn ngữ lập trình C. Cho sinh viên tiếp cận với các phương pháp lập trình (top-down, bottom-up). Giúp sinh viên tiếp cận với cách giải quyết bài toán dùng giải thuật và xây dựng nền tảng chọn giải thuật, cấu trúc dữ liệu trước khi sinh viên học môn Cấu trúc dữ liệu và giải thuật.

  1. 394.      [COS329] Đồ án 1 (Project 1)

(1; 0; 30)

Học phần này rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng tự tìm hiểu các ngôn ngữ, kỹ thuật lập trình đã học để phát triển đồ án. Trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học, sinh viên tự tìm hiểu nghiên cứu những nội dung mới theo hướng dẫn của giảng viên.

  1. 395.      [COS330] Kiến trúc máy tính và Hợp ngữ (Computer Architecture and Assembly)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm tổng quan bao gồm lịch sử phát triển các thế hệ máy tính, khái niệm thông tin và mã hóa thông tin trong máy tính. Cách thức tổ chức và tập lệnh của bộ vi xử lý. Hệ thống bộ nhớ của máy tính về chuẩn loại, dung lượng và tốc độ truy xuất. Cuối cùng, học phần cung cấp các kiến thức về các thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính.

  1. 396.      [COS501] Kiến trúc Máy tính (Computer Architecture)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm tổng quan bao gồm lịch sử phát triển các thế hệ máy tính, khái niệm thông tin và mã hóa thông tin trong máy tính. Cách thức tổ chức và tập lệnh của bộ vi xử lý. Hệ thống bộ nhớ của máy tính về chuẩn loại, dung lượng và tốc độ truy xuất. Cuối cùng, học phần cung cấp các kiến thức về các thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính.

  1. 397.      [COS503] Lý thuyết đồ thị (Graph Theory)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Cấu trúc dữ liệu 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết đồ thị. Sau khi học học phần, sinh viên sẽ hiểu các khái niệm trong đồ thị, giải một số bài toán bằng lý thuyết đồ thị, biết và hiểu được các giải thuật xử lý bài toán bằng đồ thị. Cài đặt được các thuật toán ứng dụng trong đồ thị, áp dụng lý thuyết đồ thị để giải quyết các bài toán thực tế.

  1. 398.      [COS508] Xử lý ảnh (Digital Image Processing)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ảnh số, phân biệt các loại ảnh, các thao tác nâng cao chất lượng ảnh, nén ảnh...Sau khi học học phần này, sinh viên phân biệt được các loại ảnh, cài đặt các thuật toán nâng cao chất lượng ảnh, cài đặt được các ứng dụng, sử dụng cơ bản được các thư viện xử lý ảnh (OpenCV, EmguCV, Matlab…). Bên cạnh đó, môn học cũng giúp cho sinh viên biết tổ chức làm việc nhóm để xây dựng các ứng dụng thực tế.

  1. 399.      [COS514] Hệ thống thông tin địa lý (GIS) – TH (Geographic Information System)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin địa lý bao gồm: cơ sở địa lý học, cơ sở dữ liệu trong GIS, hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS), xử lý dữ liệu, tổng quan về viễn thám, công nghệ WEBGIS, ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên môi trường.

  1. 400.      [COS515] Khai khoáng dữ liệu (Data Mining)

(3; 30; 30)

Học phần này giới thiệu khái quát về khám phá tri thức và khai khoáng dữ liệu, các kỹ thuật tiền xử lý dữ liệu, phương pháp đánh giá, các mô hình khai khoáng dữ liệu như: giải thuật k láng giềng, Bayes, cây quyết định, luật kết hợp, phân cụm. Các mô hình được minh họa bằng ngôn ngữ R.

  1. 401.      [COS517] Lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Tin học đại cương 1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về phương pháp lập trình hướng đối tượng, một phương pháp được ứng dụng phổ biến hiện nay; Giúp sinh viên sẽ hình thành kỹ năng phân tích các bài toán thực tế sang các lớp đối tượng để sử dụng khi viết các chương trình theo phương pháp hướng đối tượng. Ngoài ra, môn học cũng giúp định hướng cho sinh viên trong việc phân tích vấn đề từ tự nhiên đến cài đặt bằng phương pháp hướng đối tượng.

  1. 402.      [COS518] Lập trình quản lý cơ sở dữ liệu (Database Information Management System Programming)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Cơ sở dữ liệu – CĐ.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của một chương trình quản lý như kiến trúc đa tầng và mô hình ba lớp, thiết kế giao diện, lập trình xử lý nghiệp vụ phần mềm, lập trình tương tác cơ sở dữ liệu (căn bản và nâng cao), kết xuất báo cáo. Các công cụ triển khai phần mềm cũng được giới thiệu trong mô học này

  1. 403.      [COS519] Đồ án 2 (Project 2)

(1; 0; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về sử dụng các kỹ thuật, ngôn ngữ, cũng như môi trường để phát triển ứng dụng phù hợp. Sinh viên vận dụng những kiến thức đã học để phân tích thiết kế, chọn lựa hệ quản trị cơ sở dữ liệu và áp dụng các kỹ năng lập trình để xây dựng những ứng dụng hoàn chỉnh.

  1. 404.      [CUA902] Thực tập tốt nghiệp (Undergraduate Practice)

(5; 0; 150)

Học phần này giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo vào thực tế công việc, tiêu biểu như học phần Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nghiệp vụ nhà hàng, Nghiệp vụ khách sạn, Tuyến điểm du lịch 1 và 2… Đồng thời qua chuyến đi, giúp sinh viên hiểu biết thêm về tuyến điểm du lịch Việt Nam và đặc điểm nghề hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam.

  1. 405.      [CUA906] Khóa luận tốt nghiệp (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần tiên quyết: Phương pháp nghiên cứu khoa học.

Khóa luận tốt nghiệp là học phần tự chọn trong nhóm kiến thức chuyên ngành tốt nghiệp dành cho sinh viên đạt yêu cầu theo quy định. Thông qua việc thực hiện đề tài khóa luận, sinh viên sẽ tích lũy những kinh nghiệm về kế hoạch thực hiện nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học, cách tìm kiếm, chọn lọc thông tin và xử lý thông tin trong nghiên cứu. Học phần còn trang bị cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu khoa học và thực hiện được một đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch và văn hóa.

  1. 406.      [CUA907] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Học phần tiên quyết: Phương pháp nghiên cứu khoa học.

Khóa luận tốt nghiệp là học phần tự chọn trong nhóm kiến thức chuyên ngành tốt nghiệp dành cho sinh viên đạt yêu cầu theo quy định. Thông qua việc thực hiện đề tài khóa luận, sinh viên sẽ tích lũy những kinh nghiệm về kế hoạch thực hiện nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học, cách tìm kiếm, chọn lọc thông tin và xử lý thông tin trong nghiên cứu. Học phần còn trang bị cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu khoa học và thực hiện được một đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch và văn hóa.

  1. 407.      [CUL101] Giới thiệu ngành – ĐH KHCT (Introduction to Crop Science)

(1; 15; 0)

Học phần này giới thiệu khái quát ngành Khoa học cây trồng, giúp sinh viên có kỹ năng và phẩm chất cá nhân; Có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; Thích ứng tốt với công việc ở các cơ quan, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc và dịch vụ chuyên ngành.

  1. 408.      [CUL102] Giới thiệu ngành – CĐ KHCT (Introcduction Crop Science)

(1; 15; 0)

Học phần này giới thiệu khái quát ngành khoa học cây trồng - là ngành đào tạo kỹ sư có kiến thức về trồng trọt; Có kỹ năng và phẩm chất cá nhân; Có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; Thích ứng tốt với công việc ở các cơ quan, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc và dịch vụ chuyên ngành.

  1. 409.      [CUL301] Địa chất (Geology)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những thông tin, kiến thức cơ bản về khoa học trái đất, Khoáng vật và đá, Quá trình địa chất cấu tạo nên đất đai, lớp thổ nhưỡng như macma, động đất, chuyển động kiến tạo, các quá trình địa chất của khí quyển, của nước, biển và đại dương, hồ và đầm lầy, băng hà, Các thuyết địa kiến tạo.

  1. 410.      [CUL303] Cơ khí nông nghiệp (General Agricultural Machinery)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về qui trình cơ giới hóa trong nông nghiệp, ý nghĩa của ngành cơ khí, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng các trang thiết bị máy trong nông nghiệp, những hư hỏng, cách sửa chữa các động cơ, máy nông nghiệp, khai thác và sử dụng các trang thiết bị máy hiệu quả, tư vấn nông dân thành lập trang trại mua sắm trang thiết bị máy móc, ứng dụng của cơ giới hóa trong nông nghiệp.

  1. 411.      [CUL304] Sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả (Energy Savings And Efficiency)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về năng lượng, sự bảo tồn, chuyển hóa năng lượng trong tự nhiên; Tầm quan trọng của năng lượng đối với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên thế giới và ở nước ta hiện nay; Ảnh hưởng của việc sử dụng lãng phí năng lượng đối với đời sống, phát triển sản xuất, môi trường. Giải pháp cơ bản của các chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở nước ta, trong khu vực và trên thế giới.

  1. 412.      [CUL305] Sinh thái học – KHCT (Ecology)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường ở các cấp độ từ cá thể, quần thể, quần xã đến hệ sinh thái, có thể vận dụng để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và hình thành những quan điểm đúng đắn, giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch và có ý thức tích cực để xây dựng cuộc sống theo hướng phát triển bền vững.

  1. 413.      [CUL306] Bệnh cây nông nghiệp (Plant Pathology)

(3; 15; 60)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về bệnh trạng của cây, nguyên nhân gây ra bệnh, mối tương tác qua lại giữa cây-mầm bệnh, ảnh hưởng của môi trường lên mối tương tác giữa cây và mầm bệnh, sự thiệt hại do bệnh gây ra và các biện pháp đối phó với bệnh. Ngoài ra, học phần cũng giúp sinh viên nhận diện được một số triệu chứng bệnh hại trên cây trồng và các biện pháp phòng trị bệnh hại trên một số cây trồng chính.

  1. 414.      [CUL307] Côn trùng nông nghiệp (Agricultural Insects)

(3; 15; 60)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về một số đặc điểm chính về hình thái, giải phẫu, sinh vật học côn trùng, ảnh hưởng yếu tố môi trường đến sự phát triển của côn trùng và phân biệt được bộ côn trùng chính gây hại cho cây trồng nông nghiệp. Giúp sinh viên nhận biết được các loại côn trùng gây hại trên cây trồng và mô tả được chúng.

  1. 415.      [CUL501] Lâm nghiệp đại cương (General Forestry Husbandry)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về rừng. Môi trường sinh thái rừng Việt Nam, tài nguyên rừng; tác động của con người đến tài nguyên. Bảo vệ rừng: Luật Bảo vệ và phát triển rừng; rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng; nội dung quản lý bảo vệ rừng; chủ trương giao đất lâm nghiệp và lâm nghiệp xã hội. Kỹ thuật trồng rừng đại cương. Kỹ thuật trồng rừng phòng hộ: trồng rừng chống xói mòn đất; chắn gió; cố định cát. Kỹ thuật trồng 5 loại cây rừng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (đước, tràm, bạch đàn, keo lai, trầm hương).

  1. 416.      [CUL502] Nghiên cứu hệ thống canh tác (Farming System Research & Development)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm, quan điểm về hệ thống canh tác và nghiên cứu hệ thống canh tác. Các kỹ năng: những vấn đề có liên quan đến kỹ thuật, sự khéo léo của cán bộ nghiên cứu để thực hiện các giai đoạn nghiên cứu về hệ thống canh tác. Các phương pháp: tính toán xử lý số liệu và đánh giá kết quả, thu thập dữ kiện, thực hiện điều tra phỏng vấn, thực hiện thí nghiệm ngoài đồng và phát triển kết quả hệ thống canh tác ra sản xuất. Thực hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu điểm theo hệ sinh thái.

  1. 417.      [CUL504] Bệnh cây nông nghiệp (Plant Pathology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về bệnh trạng của cây, nguyên nhân gây ra bệnh, mối tương tác qua lại giữa cây - mầm bệnh, ảnh hưởng của môi trường lên mối tương tác giữa cây và mầm bệnh, sự thiệt hại do bệnh gây ra và các biện pháp đối phó với bệnh. Ngoài ra, học phần cũng giúp sinh viên nhận diện được một số triệu chứng bệnh hại trên cây trồng và các biện pháp phòng trị bệnh hại trên một số cây trồng chính.

  1. 418.      [CUL505] Côn trùng nông nghiệp (Agricultural Insects)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về một số đặc điểm chính về hình thái, giải phẫu, sinh vật học côn trùng, ảnh hưởng yếu tố môi trường đến sự phát triển của côn trùng và phân biệt được bộ côn trùng chính gây hại cho cây trồng nông nghiệp. Giúp sinh viên nhận biết được các loại côn trùng gây hại trên cây trồng và mô tả được chúng.

  1. 419.      [CUL506] Chọn tạo giống cây trồng (Plant Breeding)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Di truyền học - TT.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác chọn tạo giống cây trồng: khái niệm và vai trò của giống cây trồng, nhiệm vụ sản xuất giống cây trồng, sử dụng nguồn gen thực vật trong chọn giống, các phương pháp chọn tạo giống cây trồng truyền thống và ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, những kiến thức liên quan đến khảo nghiệm, công nhận giống và sản xuất giống. Ngoài ra, cung cấp các kỹ năng thực hành liên quan đến việc chọn giống và nhân giống cây trồng.

  1. 420.      [CUL507] Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (Pesticide)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Hóa đại cương B.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về độc chất học trong nông nghiệp, đặc tính, phân loại và cơ chế tác động của các loại hóa chất nông nghiệp đối với dịch hại, cây trồng, vật nuôi, môi trường và con người xung quanh; cơ chế kháng thuốc của các loài dịch hại, những nguyên lý, phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, bảo vệ môi trường.

  1. 421.      [CUL508] Cây lúa (Rice Plant)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguồn gốc, đặc điểm sinh học và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa. Học phần cũng cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng, quản lý dịch hại, thu hoạch và bảo quản lúa nhằm tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế khi sản xuất lúa.

  1. 422.      [CUL509] Cây rau (Vegetables)

(2; 20; 20)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cây rau, hiểu được qui luật sinh trưởng, phát triển của cây rau, giúp sinh viên nắm vững kỹ thuật trồng trọt những cây rau chủ yếu ở Việt Nam, có khả năng vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học và những công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất rau, góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để phục vụ cho đời sống xã hội.

  1. 423.      [CUL510] Cây dài ngày (Perennial Trees)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và lịch sử phát triển, tình sản xuất, đặc tính thực vật của cây, kỹ thuật canh tác, nhân giống, chăm sóc và biện pháp quản lý dịch hại trên một số loại cây dài ngày quan trọng được trồng phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long như dừa, ca cao, điều, tiêu,….

  1. 424.      [CUL511] Cây ngắn ngày (Ephemeral Plants)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và lịch sử phát triển, tình sản xuất, đặc tính thực vật của cây, kỹ thuật canh tác, chăm sóc và biện pháp quản lý dịch hại trên một số loại cây ngắn ngày quan trọng được trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long như đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, mè, mía, bắp…

  1. 425.      [CUL512] Cây ăn trái (Fruit Trees)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về tầm quan trọng của cây ăn trái trong hệ thống cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam, mùa vụ, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Giúp sinh viên nắm được những đặc tính thực vật, yêu cầu ngoại cảnh để phát triển kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và tồn trừ bảo quản một số loại cây ăn trái có triển vọng trong vùng như cam quít, xoài, nhãn, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, thanh long, dứa (thơm khóm)...

  1. 426.      [CUL514] Marketing nông nghiệp (Agricultural Marketing)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về tiếp thị và những kiến thức khác có liên quan đến việc tiếp thị một sản phẩm nông nghiệp ra thị trường: hoạt động của hệ thống nông nghiệp; vận chuyển, quảng cáo và bán lẻ các sản phẩm nông nghiệp; cấu trúc, cách thức vận hành và hoạt động của nhà máy và nền công nghiệp tiếp thị nông nghiệp; quy định pháp luật về tiếp thị nông nghiệp.

  1. 427.      [CUL515] Đa dạng sinh học – TT (Biodiversityl)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh thái học và hệ sinh thái nông nghiệp.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về thực trạng đa dạng sinh học trên thế giới và của Việt Nam; giá trị của đa dạng sinh học đến sinh kế người dân và phát triển quốc gia; mối đe dọa đến suy thoái và xói mòn đa dạng sinh học; các chiến lược bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

  1. 428.      [CUL517] Nông lâm kết hợp (Agroforestry)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các vấn đề thách thức trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên; các hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) hiện có và những lợi ích, thuận lợi, khó khăn do nông lâm kết hợp mang lại. Đồng thời môn học cũng cung cấp cho sinh viên những kỹ thuật có thể áp dụng trong khi thực hiện NLKH. Ngoài ra, danh sách các loại cây trồng phù hợp cho từng điều kiện tự nhiên có thể áp dụng trong NLKH cũng được giới thiệu trong môn học này.

  1. 429.      [CUL519] Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management)

(1; 15; 0)

Học phần trước: Côn trùng đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về bảo vệ mùa màng đảm bảo năng suất chất lượng, ổn định sản xuất, các biện pháp phòng trừ dịch hại hiệu quả, cách khắc phục được những nhược điểm của biện pháp hóa học.

  1. 430.      [CUL520] Công nghệ sau thu hoạch (Postharvest Technology)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về biến đổi sinh lý, sinh hóa của nông sản sau thu hoạch; Nguyên nhân gây thất thoát và phương pháp đánh giá tổn thất nông sản sau thu hoạch; Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch trong khâu thu hoạch, bảo quản rau quả, hoa và lương thực nhằm hạn chế thất thoát và quản lý chất lượng nông sản sau thu hoạch.

  1. 431.      [CUL521] Xử lý ra hoa (Floral Induction Of Fruit Trees)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm ra hoa và phát triển trái, các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa, biện pháp kích thích ra hoa và quy trình xử ra ra hoa trên một số loại cây ăn trái như xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, cam quýt, thanh long.

  1. 432.      [CUL524] Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) (Good Agricultural Practice)

(2; 20; 20)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về mối liên kết trong chuỗi cung ứng và cách quản lý để đảm bảo nông sản an toàn và chất lượng trong suốt quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ, đồng thời cung cấp kiến thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và những quy định GAP để sản xuất ra các sản phẩm rau quả an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, người sản xuất, bảo vệ môi trường và có thể truy nguyên nguồn gốc.

  1. 433.      [CUL526] Phân loại thực vật A (Plant Physiology)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sinh lý tế bào thực vật, sự trao đổi nước của thực vật, những vấn đề về dinh dưỡng khoáng, các quá trình quang hợp và hô hấp, sự vận chuyển và phân phối các chất hoà tan trong cây, sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, khả năng chống chịu lại những yếu tố bất lợi với môi trường của thực vật.

  1. 434.      [CUL527] Thực tập cơ sở ngành (Practice At Farm And Farmer’s Households)

(1; 0; 90)

Học phần này giúp cho sinh viên tiếp cận các công ty, trang trại, trạm, viện và trung tâm nghiên cứu sản xuất liên quan đến chuyên ngành mà sinh viên được học lý thuyết tại trường. Qua đó, sinh viên biết các quy trình kỹ thuật đang áp dụng, nhận định và phân tích những khó khăn trong cách tổ chức quản lý vận hành ở cơ sở. Từ đó sinh viên bổ sung vào kiến thức đã học, có cái nhìn thực tế và ứng dụng kiến thức đã học vào sản xuất, vào công việc khi tốt nghiệp.

  1. 435.      [CUL531] Kỹ năng khuyến nông (Agricultural Extension Skills)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ năng khuyến nông, các phương pháp dạy và học trong khuyến nông; Cách tiếp cận và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cách tổ chức và quản lý nhóm; Lập kế hoạch và đánh giá chương trình khuyến nông.

  1. 436.      [CUL532] Điều tra và phân tích hệ sinh thái ruộng lúa (Survey And Analysis Of Rice Field Ecosystem)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Cây Lúa, Côn trùng, Bệnh cây.

Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm về hệ sinh thái ruộng lúa, các phương pháp điều tra và phân tích hệ sinh thái ruộng lúa nước, các loài dịch hại chính và biện pháp quản lý tổng hợp các loài dịch hại chủ yếu trên ruộng lúa.

  1. 437.      [CUL533] Cây công nghiệp (Industrial Crops)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và lịch sử phát triển, tình sản xuất, đặc tính thực vật của cây, kỹ thuật canh tác, nhân giống, chăm sóc và biện pháp quản lý dịch hại trên một số loại cây công nghiệp quan trọng được trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long như đậu nành, đậu phộng, mè, mía, dừa, ca cao, điều, tiêu,….

  1. 438.      [CUL534] Động vật hại nông nghiệp (Agriculture Animal Pests)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm và khái quát các nhóm động vật gây hại chính như ốc bươu vàng, các loài ốc sên, ốc sên trần, chuột và nhện nhỏ gây hại trên cây trồng. Sinh viên biết về vai trò, vị trí phân loại, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm hình thái cũng như các biện pháp cơ giới vật lý, biện pháp canh tác, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học trong phòng trừ và từ đó làm cơ sở đề ra chiến lược quản lý tổng hợp các loài động vật gây hại quan trọng trong nông nghiệp.

  1. 439.      [CUL535] Thực vật học (Botany)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về tế bào thực vật, các loại mô thực vật, hình thái ngoài, cấu tạo giải phẫu của các cơ quan thân, rễ, lá, sự hấp thu các chất, sự sinh trưởng, phân loại giới thực vật và ích lợi của thực vật, phân loại, cách đặt tên, vị trí các nhóm, ngành thực vật và các đại diện trong hệ thống phân loại giới thực vật bậc cao, hình thái và cấu tạo giải phẫu của tế bào, mô thực vật, cơ quan sinh sản, cơ quan sinh dưỡng, sự hấp thu và vận chuyển các chất trong cây.

  1. 440.      [CUL536] Canh tác học (Farming Technique)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những cơ sở khoa học xác định hệ thống cây trồng; luân canh cây trồng: biện pháp tận dụng tốt nhất tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, đất trồng và tài nguyên thực vật); nguyên lý và biện pháp làm đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

  1. 441.      [CUL537] Cỏ dại (Weed Science)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm, lịch sử nghiên cứu cỏ dại, lợi ích và tác hại của cỏ dại trong sản xuất nông nghiệp. Sinh viên nhận dạng các loại cỏ dại phổ biến, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài cỏ quan trọng, yếu tố quyết định sự tương tác giữa cỏ dại và cây trồng, phân biệt hiện tượng allelopathy và sự cạnh tranh. Học phần này còn giúp sinh viên biết biện pháp ngăn chặn, diệt trừ, kiểm soát và quản lý tổng hợp cỏ dại.

  1. 442.      [CUL538] Hoa, cây cảnh và thiết kế cảnh quan (Flower, Ornamental Production And Landscape Design)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức vai trò và phân loại các loại hoa cây cảnh, vùng sản xuất hoa cây cảnh trong nước và thế giới; yêu cầu ngoại cảnh và các phương pháp nhân giống hoa cây cảnh. Đồng thời cung cấp những kiến thức lý thuyết cơ bản và thực hành về đặc điểm sinh vật học, kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa cây cảnh; những kiến thức về bảo quản hoa cắt cành. Các hiểu biết về cây xanh, những nguyên tắc và yếu tố tạo cảnh trong thiết kế cảnh quan sân vườn.

  1. 443.      [CUL539] Cây lương thực (Upland crop)

(3; 15; 60)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về giá trị một số hoa màu trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam như lúa, bắp, khoai mì, khoai lang, khoai môn và củ sắn. Bên cạnh, đó còn cung cấp thêm cho sinh viên biết được tình hình nghiên cứu các giống cây lương thực của một số tổ chức, trang web, tạp chí nghiên cứu về lĩnh vực. Giúp sinh viên biết nhận dạng về cách chọn giống, kỹ thuật lai giống.

  1. 444.      [CUL540] Cây công nghiệp (Industrial Crops)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức thức cơ bản về nguồn gốc và lịch sử phát triển, tình sản xuất, đặc tính thực vật của cây, kỹ thuật canh tác, nhân giống, chăm sóc và biện pháp quản lý dịch hại trên một số loại cây công nghiệp quan trọng được trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long như đậu nành, cây mè, dừa, ca cao, ….

  1. 445.      [CUL541] Cây ăn trái (Fruit Trees)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về tầm quan trọng của cây ăn trái trong hệ thống cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam, mùa vụ, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; nắm vững những đặc tính thực vật, yêu cầu ngoại cảnh để phát triển kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và tồn trừ bảo quản một số loại cây ăn trái có triển vọng trong vùng như cam quít, xoài, nhãn, chôm chôm ... Chú trọng phần thực hành và tiếp cận học tập thực tế tại các tỉnh trọng điểm về cây ăn trái.

  1. 446.      [CUL542] Cây rau (Vegetable)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cây rau, hiểu được qui luật sinh trưởng, phát triển của cây rau, giúp sinh viên nắm vững kỹ thuật trồng trọt những cây rau chủ yếu ở Việt Nam, có khả năng vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học và những công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất rau, góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để phục vụ cho đời sống xã hội.

  1. 447.      [CUL544] Cây lương thực (Upland Crop)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh lý thực vật - Chọn tạo giống cây trồng - Bệnh cây đại cương và chuyên khoa - Côn trùng đại cương và chuyên khoa.

Học phần song hành: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Chất điều hòa sinh trưởng.

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức về một số cây lương thực trong sản xuất nông nghiệp như lúa, bắp, khoai mì, khoai lang, khoai môn và củ sắn, tình hình nghiên cứu các giống cây lương thực, giúp sinh viên biết nhận dạng về đặc điểm sinh học, sinh thái học, cách chọn giống, kỹ thuật lai giống, hệ thống canh tác một số cây lương thực, kỹ thuật canh tác của một số cây lương thực để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

  1. 448.      [CUL545] Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Côn trùng đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về hiện trạng và tác hại của việc sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng, giới thiệu sự cần thiết và các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng vừa hiệu quả quản lý dịch hạitrên các nhóm cây trồng, nhưng đồng thời khắc phục được những nhược điểm của biện pháp hóa học, bền vững và thân thiện môi trường.

  1. 449.      [CUL555] Chất điều hòa sinh trưởng (Plant Growth Regulator)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các nhóm chất điều hòa sinh trưởng, vai trò sinh học và mối liên hệ giữa các chất điều hòa sinh trưởng trong quá trình sống của thực vật; phương pháp nghiên cứu và những ứng dụng các chất điều hoà sinh trưởng lên cây trồng. Ngoài ra, cung cấp các kỹ năng thực hành thí nghiệm liên quan đến việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt để điều khiển cây sinh trưởng và phát triển theo hướng có lợi cho con người.

  1. 450.      [CUL902] Thực tập chuyên ngành – KHCT (Crop Science Practice)

(4; 0; 120)

Học phần này giúp sinh viên tiếp xúc thực tế, bổ sung cho phần kiến thức lý thuyết chuyên ngành về các qui trình canh tác, học tập và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới từ các cơ sở kỹ thuật, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, viện nghiên cứu và trang trại về kỹ thuật trồng trọt. Ngoài ra, sinh viên cũng tích lũy được những kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành khoa học cây trồng ở các nơi thực tập, giúp hỗ trợ các em sau khi ra trường làm việc tại các cơ sở sản xuất, công ty, trang trại, trung tâm và viện nghiên cứu phù hợp với chuyên môn.

  1. 451.      [CUL905] Khóa luận tốt nghiệp – KHCT (Undergraduate Thesis in Crop Science)

(10; 0; 600)

Trong học phần này, sinh viên được hướng dẫn hệ thống các kiến thức liên quan đến chủ đề nghiên cứu về khoa học cây trồng học từ các học phần khác để viết đề cương nghiên cứu. Xác định mục tiêu nghiên cứu, lập đề cương, xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện thí nghiệm của đề tài nghiên cứu: thu thập, phân tích số liệu thí nghiệm; thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng viết lược khảo tài liệu và thảo luận trong viết bài khóa luận và báo cáo kết quả.

  1. 452.      [CUL906] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ KHCT (Undergraduate Thesis in Crop Science)

(5; 0; 150)

Học phần trước: Hoàn thành các học phần học kỳ 1-5 (TIÊN QUYẾT).

Trong học phần này, sinh viên được hướng dẫn hệ thống các kiến thức liên quan đến chủ đề nghiên cứu về khoa học cây trồng học từ các học phần khác để viết đề cương nghiên cứu. Xác định mục tiêu nghiên cứu, lập đề cương, xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện thí nghiệm của đề tài nghiên cứu: thu thập, phân tích số liệu thí nghiệm; thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng viết lược khảo tài liệu và thảo luận trong viết bài khóa luận và báo cáo kết quả.

  1. 453.      [CUL910] Sinh lý stress thực vật (Plant Stress Physiology)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh lý thực vật A.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về tính chống chịu sinh lý của cây như là một phản ứng thích nghi của cây đối với các nhân tố sinh thái bất thuận để tồn tại, phát triển và duy trì nòi giống của mình. Các hiểu biết về tính chống chịu sinh lý của cây trồng giúp con người đề xuất các biện pháp nhằm tăng khả năng sản xuất của các cây trồng trên các vùng sinh thái luôn có các nhân tố bất thuận xảy ra.

  1. 454.      [CUL911] Công nghệ sinh học trong BVTV (Biotechnology)

(2; 20; 20)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của ba nhóm tác nhân sinh học là vi sinh vật, côn trùng thiên địch, tuyến trùng, cây chuyển gen và những thành tựu về công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, công nghệ sản xuất và sử dụng các loại thiên địch trong và ngoài nước để phòng trừ các loại sâu, bệnh hại, cỏ dại... đây là các biện pháp chủ lực trong quản lý quản lý và phòng trừ sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

  1. 455.      [CUL912] Thực hành chọn tạo giống lúa (Practices of Rice Breeding)

(2; 0; 60)

Học phần tiên quyết: Vi sinh vật học đại cương, Sinh học đại cương, Sinh lý thực vật, Côn trùng, Bệnh cây, Cây lúa và Toán thống kê sinh học.

Học phần song hành: Chọn giống cây trồng.

Thông qua môn học cung cấp các kiến thức về kiểm định hạt giống, qui trình sản xuất giống cộng đồng, điều tra đánh giá cấp bệnh hại, kỹ thuật lai tạo và phục tráng giống lúa.

  1. 456.      [CUL914] Kỹ thuật sản xuất rau sạch (Safe Vegetable Production Technique)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Cây rau.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các yếu tố gây ô nhiễm rau và các biện pháp khắc phục, các kỹ thuật cơ bản của sản xuất sạch trong nước (điều kiện tự nhiên ngoài đồng, trong nhà lưới) và ngoài nước (trong nhà kính: công nghệ cao), những khó khăn của sản xuất rau sạch ở đồng bằng sông Cửu Long và vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã học để nâng cao tính an toàn thực phẩm rau, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập.

  1. 457.      [CUL915] Kỹ thuật sản xuất cây trồng quy mô trang trại (Crop Production Management in Scale of Farm)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về cách thiết kế, xây dựng và quản lý sản xuất cây trồng trên quy mô trang trại theo hướng bền vững.

  1. 458.      [CUL919] Thực vật ứng dụng trong phòng trừ dịch hại A (Applied Plant For Pest And Plant Diseases)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên một số giải pháp sử dụng thực vật thay thế thuốc bảo vệ thực vật như mô hình công nghệ sinh thái; dùng các loại cây cỏ có chứa chất độc dùng làm thuốc trừ sâu bệnh; hoặc có khả năng kích thích cây kháng bệnh, cách nhận biết những loại cây cỏ có chứa chất độc dùng làm thuốc trừ sâu; cách thu hái những loại cây cỏ dùng làm thuốc trừ sâu; cách chế biến và sử dụng thực vật trong mục đích quản lý bệnh hại.

  1. 459.      [CUL920] Cây dược liệu A (Drug Plant)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cây dược liệu. Trình bày các nhóm cây dược liệu theo nhóm hợp chất tự nhiên được sử dụng; và công dụng của cây dược liệu, phân biệt tác dụng của từng nhóm cây dược liệu; kỹ thuật chọn tạo, nhân giống, thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu; yêu cầu ngoại cảnh chung của cây dược liệu và kỹ thuật trồng một số cây dược liệu thông dụng.

  1. 460.      [CUL921] Thực vật ứng dụng trong phòng trừ dịch hại (Applied Plant for Pest and Plant Diseases)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam và giới thiệu một số giải pháp và loại cây sử dụng thực vật thay thế thuốc bảo vệ thực vật như mô hình công nghệ sinh thái; dùng các loại cây cỏ có chứa chất độc dùng làm thuốc trừ sâu bệnh; dùng các loại cây cỏ có khả năng kích thích cây kháng bệnh. Bên cạnh đó, môn học cũng cung cấp sinh viên cách nhận biết những loại cây cỏ có chứa chất độc dùng làm thuốc trừ sâu; cách thu hái những loại cây cỏ dùng làm thuốc trừ sâu; cách chế biến và sử dụng thực vật trong mục đích quản lý bệnh hại.

  1. 461.      [CUL922] Động vật hại nông nghiệp (Agriculture Animal Pests)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên khái niệm và khái quát các nhóm động vật gây hại chính như ốc bươu vàng, các loài ốc sên, ốc sên trần, chuột và nhện nhỏ gây hại trên cây trồngSinh viên biết về vai trò, vị trí phân loại, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm hình thái cũng như các biện pháp cơ giới vật lý, biện pháp canh tác, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học trong phòng trừ và từ đó làm cơ sở đề ra chiến lược quản lý tổng hợp các loài động vật gây hại quan trọng trong nông nghiệp.

  1. 462.      [CUL923] Chuyên đề tốt nghiệp (College Graduate Thesis In Crop Science)

(4; 0; 300)

Trong học phần này, sinh viên được hướng dẫn hệ thống các kiến thức liên quan đến chủ đề nghiên cứu về khoa học cây trồng học từ các học phần khác để viết đề cương nghiên cứu. Xác định mục tiêu nghiên cứu, lập đề cương, xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện thí nghiệm của đề tài nghiên cứu: thu thập, phân tích số liệu thí nghiệm; thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng viết lược khảo tài liệu và thảo luận trong viết bài khóa luận và báo cáo kết quả.

  1. 463.      [ECL301] Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững (Agricultural Ecology And Sustainable Development)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các khái niệm, quan điểm về hệ sinh thái và cách nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Ngoài ra học phần còn đưa ra những vấn đề có liên quan đến kỹ thuật, sự khéo léo của cán bộ nghiên cứu để thực hiện các nghiên cứu về sinh thái nông nghiệp. Cuối cùng học phần hướng dẫn các phương pháp tính toán, xử lý số liệu và đánh giá kết quả thu thập được khi làm thí nghiệm.

  1. 464.      [ECL501] Sinh thái học và quản lý môi trường tài nguyên thiên nhiên (Ecology – Management of Environment and Natural Resources)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, các nguyên lý cơ bản về hệ sinh thái nông nghiệp; các vấn đề suy thoái môi trường và tài nguyên thiên nhiên và giải pháp quản lý; làm cơ sở cho các lĩnh vực quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Kiến thức về các công cụ trong quản lý môi trường và tái sử dụng chất hữu cơ.

  1. 465.      [ECO101] Kinh tế học đại cương (Economics)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô. Sinh viên được rèn luyện kỹ năng tiếp cận kinh tế học để giải quyết các vấn đề có liên quan, cũng như thực hành kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Sinh viên có khả năng phân tích, ra quyết định sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế.

  1. 466.      [ECO103] Kinh tế vi mô – vĩ mô – VHDL (Microeconomics - Macroecomics)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, kỹ năng đánh giá và phân tích các sự việc kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề có liên quan trong các môn học chuyên ngành sau này. Nội dung kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm. Nội dung này tập trung vào động cơ, cách thức ra quyết định của các chủ thể và ảnh hưởng của các quyết định đến các chủ thể khác cũng như tổng thể nền kinh tế. Nội dung của kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế tổng thể, bao gồm việc mô tả và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội, giá cả và lạm phát, thất nghiệp... Nội dung còn xây dựng các mô hình kinh tế đơn giản để giúp sinh viên giải thích các mối quan hệ giữa các biến số. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ nghiên cứu những biến động kinh tế trong ngắn hạn và vai trò của các chính sách ổn định hóa như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

  1. 467.      [ECO302] Quy hoạch tuyến tính – Kinh tế (Linear Programming for Economics)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quy hoạch tuyến tính, giúp người học biết cách lập mô hình toán học trong những tình huống thực tế và giải các bài toán đó để đưa ra kết quả tối ưu. Ngoài ra, học phần giúp hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Hướng dẫn sinh viên sử dụng thành thạo phần mềm giải toán quy hoạch tuyến tính.

  1. 468.      [ECO303] Xác suất thống kê – Kinh tế (Probability and Statistics for Economics)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất: công thức tính xác suất của các biến cố, biến ngẫu nhiên, luật phân phối xác suất và các bài toán thống kê cơ bản: lý thuyết mẫu, ước lượng tham số, kiểm định giả thuyết, hồi quy và tương quan tuyến tính. Qua đó hình thành cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, biết vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

  1. 469.      [ECO304] Kinh tế lượng – CĐ (Econometrics)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Xác suất thống kê A.

Học phần này trang bị cho sinh viên những khái niệm và công cụ cơ bản trong phân tích định lượng kinh tế: xây dựng và ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính đơn, bội và với biến giả; các vấn đề về hiệu chỉnh mô hình; chọn mô hình và kiểm định việc định dạng mô hình. Từ đó có thể ứng dụng để phân tích và đánh giá các chính sách hay các vấn đề khác. Qua đó hình thành cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, biết vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

  1. 470.      [ECO501] Kinh tế học (Economics)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoạt động của nền kinh tế và giúp sinh viên xác định được giá cả và sản lượng cân bằng; các nguyên tắc ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, nhà sản xuất trong giới hạn nguồn lực. Đồng thời môn học còn nghiên cứu nền kinh tế trên phương diện tổng thể như mô tả và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô (GDP, lạm phát, thất nghiệp, . . .), mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các biến này được giải thích thông qua các mô hình kinh tế đơn giản.

  1. 471.      [ECO503] Kinh tế phát triển (Development Economics)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kinh tế vĩ mô.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, những mô hình tăng trưởng, mối quan hệ giữa các nước đang phát triển và nước phát triển dưới tác động của nền kinh tế thế giới. Đồng thời còn đề cập đến các cơ chế tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị trong cả khu vực tư nhân và nhà nước, để cải thiện quy mô đời sống thấp kém ở các nước đang phát triển.

  1. 472.      [ECO505] Kinh tế vi mô (Microeconomic)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Toán B1.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về lý luận và phương pháp kinh tế trong lựa chọn để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế. Những cơ sở của cung cầu: vấn đề tiêu dùng cá nhân, đặc tính cầu cá nhân và từ đó suy ra cầu của thị trường. Đặc điểm của sản xuất, chi phí, lợi nhuận. Các lựa chọn tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp trong các mô hình thị trường và giới thiệu những vấn đề: thất bại của thị trường, thông tin suy thoái và vai trò của chính phủ.

  1. 473.      [ECO506] Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kinh tế vi mô.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thứcvề  nền kinh tế trên phương diện tổng thể, bao gồm việc mô tả và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội, giá cả, lạm phát, việc làm và thất nghiệp, cung cầu tiền tệ, lãi suất... Mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các biến này được giải thích thông qua các mô hình kinh tế đơn giản và các chính sách ổn định hóa kinh tế như: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách ngoại thương.

  1. 474.      [ECO507] Kinh tế lượng (Econometrics)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Xác suất thống kê – Kinh tế.

Học phần này trang bị cho sinh viên những khái niệm và công cụ cơ bản trong phân tích định lượng kinh tế: xây dựng và ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính đơn, bội và với biến giả; các vấn đề về hiệu chỉnh mô hình; chọn mô hình và kiểm định việc định dạng mô hình. Từ đó có thể ứng dụng để phân tích và đánh giá các chính sách hay các vấn đề khác. Qua đó hình thành cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, biết vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

  1. 475.      [ECO508] Kinh tế quốc tế (International Economics)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kinh tế vĩ mô.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức dựa trên nền tảng kinh tế học, mô tả quá trình sử dụng và phân phối những nguồn lực có hạn của thế giới nhằm đem lại sự thỏa mãn cao nhất cho mọi thành viên trong xã hội. Đồng thời thể hiện lợi ích các quốc gia nhận được thông qua lợi thế so sánh khi giao thương với nhau. Mặt khác để bảo vệ lợi ích của thành viên nên chính phủ phải tác động vào nền kinh tế thông qua một số chính sách thương mại và tiến tới sự liên kết kinh tế quốc tế giữa các quốc gia.

  1. 476.      [ECO509] Quan hệ kinh tế quốc tế (International Economic Relations)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Kinh tế quốc tế.

Học phần này giúp người học hiểu, đánh giá và phân tích các vấn đề trong mối quan hệ kinh tế giữa các nước, các nền kinh tế trên thế giới, các tổ chức quốc tế và các liên kết kinh tế quốc tế. Nó trang bị cho người học khả năng tư duy, lý giải, vận dụng vấn đề thực tiễn về tình hình kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế với những ảnh hưởng của mối quan hệ này đối với nền kinh tế quốc tế nói chung và kinh tế quốc gia nói riêng.

  1. 477.      [ECO510] Kinh tế môi trường (Environmental Economics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Kinh tế vĩ mô.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về kinh tế học tài nguyên và môi trường. Sinh viên được rèn luyện kỹ năng tiếp cận kinh tế học để giải quyết các vấn đề về tài nguyên môi trường, cũng như thực hành kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Sinh viên có khả năng phân tích, ra quyết định lựa chọn các dự án có liên quan đến vấn đề tài nguyên môi trường trên quan điểm của cả nền kinh tế.

  1. 478.      [ECO512] Kinh tế thủy sản (Fisheries Economics)

(2; 30; 0)

Kinh tế thủy sản là học phần tổng hợp những kiến thức kinh tế cơ bản nhất về kinh tế học ứng dụng cho các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng. Nội dung môn học trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn của ngành nuôi trồng thủy sản và quản lý nguồn lợi thủy sản.

  1. 479.      [ECO513] Kinh tế môi trường – KTMT (Economics of Environment)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến công tác quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trong cơ chế thị trường để phát triển bền vững; phân tích, đánh giá tất cả các vấn đề liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện; vận dụng các kiến thức về kinh tế trong lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý.

  1. 480.      [EDU101] Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành GD và ĐT (State Administrative Management and Educational Management.)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nền hành chính nhà nước nói chung và ngành Giáo dục – Đào tạo nói riêng, hiểu được những vấn đề liên quan đến công chức, công vụ, Luật công chức, Luật viên chức; đường lối, quan điểm về giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước, Luật Giáo dục và điều lệ Trường phổ thông; thành tựu và hạn chế của giáo dục, mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục Việt Nam.

  1. 481.      [EDU107] Giới thiệu ngành – SP Toán học (Introduction to Mathematics Teacher Education)

(1; 15; 0)

Học phần này giới thiệu cho sinh viên về chương trình đào tạo, giúp sinh viên xây dựng kế hoạch học tập, chương trình thực tập, kế hoạch tốt nghiệp phù hợp. Tạo sự thu hút và quan tâm của sinh viên đối với ngành học, từ đó mang lại sự thay đổi tích cực trong hành vi và thái độ, phát triển học tập và phát triển nghề nghiệp chuyên môn, nâng cao khả năng thành công của sinh viên sau khi tốt nghiệp

  1. 482.      [EDU108] Giới thiệu ngành – SP VL (Introduction to Physics Teacher Education)

(1; 15; 0)

Học phần này giới thiệu và lôi cuốn sự quan tâm của sinh viên đối với ngành Sư phạm Vật lý, giới thiệu chương trình đào tạo Sư phạm Vật lý cho sinh viên, giúp sinh viên lên kế hoạch học tập, chương trình thực tập, kế hoạch tốt nghiệp. Từ đó nâng cao sự thành công của sinh viên, mang lại sự thay đổi tích cực trong hành vi và thái độ, phát triển học tập và phát triển nghề nghiệp chuyên môn.

  1. 483.      [EDU110] Giới thiệu ngành – SP HH (Introduction to Chemistry Teacher Education)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Ngành Sư phạm Hóa học, bao gồm: những kiến thức cơ bản về ngành sư phạm; về quy định của ngành giáo dục, các quy định về công tác học vụ tại Trường Đại học An Giang; về công tác giảng dạy Hóa học và công tác giáo dục ở các trường phổ thông hiện nay; về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, đội ngũ cán bộ giảng dạy chính ngành Sư phạm Hóa học của Trường Đại học An Giang.

  1. 484.      [EDU111] Giới thiệu ngành – SP Sinh học (Introduction of Biology Teacher Education)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức khái quát về ngành Sư phạm Sinh trình độ Đại học, các thông tin liên quan đến ngành Sư phạm Sinh (Chuẩn đầu ra, khung chương trình, các học phần thuộc các nhóm kiến thức khác nhau, các kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm của ngành Sinh…) Học phần cũng giới thiệu các phương pháp học tập hiệu quả cùng các hoạt động kỹ năng sư phạm để giúp sinh viên có thể hoàn thành tốt khóa học.

  1. 485.      [EDU112] Giới thiệu ngành – SP NV (Introduction to the Course - Literature and Linguistics Teacher Education)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức khái quát về ngành Sư phạm Ngữ văn trình độ Đại học, các thông tin liên quan đến ngành Sư phạm Ngữ văn (Chuẩn đầu ra, khung chương trình, các nhóm kiến thức,…). Học phần cũng giới thiệu các phương pháp học tập hiệu quả cùng các yếu tố đặc thù của ngành sư phạm Ngữ văn để sinh viên hình thành các kỹ năng và phẩm chất cá nhân phù hợp với nghề nghiệp sau này.

  1. 486.      [EDU113] Giới thiệu ngành – SP LS (Introduction to the Course)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức khái quát về ngành Sư phạm Lịch sử trình độ Đại học với các nội dung: thông tin tổng quát về bộ môn Lịch sử, những yêu cầu cơ bản đối với người học và nhu cầu xã hội, Chương trình đào tạo ngành SPLS, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp,... Học phần cũng giới thiệu các phương pháp học tập hiệu quả cùng các hoạt động kỹ năng sư phạm để giúp sinh viên có thể hoàn thành tốt khóa học.

  1. 487.      [EDU114] Giới thiệu ngành – SP ĐL (Introduction to Geography)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về ngành Địa lý nói chung và ngành Sư phạm Địa lý nói riêng, cũng như về vị trí vai trò của người giáo viên điạ lý trong xã hội ngày nay. Học phần này cũng giúp sinh viên vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu trong một không gian và phương pháp hoàn toàn mới; bước đầu hình thành kế hoạch đào tạo cá nhân để từ đó tự tin và làm chủ quá trình đào tạo. Học phần cũng đề cập đến những kĩ năng, thái độ và phẩm chất đạo đức cần có của một giáo viên địa lý tương lai.

  1. 488.      [EDU115] Giới thiệu ngành – SP TA (An Introduction to The Training Program of English Language Teacher Education)

(1; 15; 0)

Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những thông tin, hiểu biết cơ bản về mục tiêu, chuẩn đầu ra, cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông. Qua đó sinh viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng cũng như các học phần trong chương trình giúp sinh viên chủ động trong việc tiến hành và hoàn thành chương trình học.

  1. 489.      [EDU116] Giới thiệu ngành – GDCT (Political Education Introduction)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ngành Giáo dục chính trị như chuẩn đầu ra, vị trí việc làm, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng... mà sinh viên để từ đó sinh viên xác định được nhiệm vụ của người sinh viên ngành Giáo dục chính trị cần phải đạt được sau khi tốt nghiệp.

  1. 490.      [EDU117] Giới thiệu ngành – ĐH GDTH (Introduction to Primary School Teacher Education)

(1; 15; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên chương trình học của toàn khóa học; cung cấp một số qui định cần thiết của ngành; cung cấp một số qui định về tác phong, đạo đức cần có của người giáo viên Tiểu học; cung cấp một số kiến thức về chuẩn bị bài giảng, cách soạn bài giảng và một số bước cơ bản khi lên lớp.

  1. 491.      [EDU119] Giới thiệu ngành – CĐ GDTH (Introduction to Primary school teacher education)

(1; 15; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên chương trình học của toàn khóa học; cung cấp một số qui định cần thiết của ngành; cung cấp một số qui định về tác phong, đạo đức cần có của người giáo viên Tiểu học; cung cấp một số kiến thức về chuẩn bị bài giảng, cách soạn bài giảng và một số bước cơ bản khi lên lớp.

  1. 492.      [EDU120] Giới thiệu ngành – CĐ GDMN (Introduction to Preschool Education)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chương trình đào tạo, phương pháp học, kiến thức và kỹ năng của người giáo viên mầm non. Giới thiệu những hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non, nhân cách và nghề giáo viên mầm non. Thông qua đó, sinh viên có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp của mình và có tình yêu thương với trẻ mầm non.

  1. 493.      [EDU121] Giới thiệu ngành – CĐSP Tin học (Introduction to Pedagogical Informatics)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về các ngành công nghệ thông tin nói chung và dạy Tin học ở trường trung học cơ sở nói riêng, yêu cầu của một giáo viên Tin học trong tương lai về kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân và năng lực thực hành nghề nghiệp. Học phần còn cung cấp các kỹ năng nhằm tăng khả năng thành công của người học trong tương lai ngay từ khi còn là sinh viên bằng cách nhận thức được trách nhiệm của người cử nhân đối với xã hội từ đó đưa ra các ứng xử, thái độ tích cực trong giao tiếp và trong học tập.

  1. 494.      [EDU122] Giới thiệu ngành - CĐ GDTC (Introduction to Physical Education Sector)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tầm quan trọng của ngành Giáo dục Thể chất, hiểu được vai trò và nhiệm vụ của công tác GDTC trong mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện. Qua học phần, người học có thể vận dụng kiến thức, tìm ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác GDTC trong tình hình mới.

  1. 495.      [EDU123] Giới thiệu ngành – CĐSP AN (Introduce)

(1; 15; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức khái quát về ngành Sư phạm Âm nhạc trình độ cao đẳng, các thông tin liên quan đến ngành Sư phạm Âm nhạc (chuẩn đầu ra, khung chương trình, các học phần thuộc các nhóm kiến thức khác nhau, các kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm của ngành…). Học phần giới thiệu các phương pháp học tập hiệu quả cùng các hoạt động và kỹ năng sư phạm để giúp sinh viên có thể hoàn thành tốt khóa học.

  1. 496.      [EDU501] Giao tiếp sư phạm (Pedagogical Communication)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giao tiếp sư phạm. Qua đó, người học nắm được các nguyên tắc, phong cách giao tiếp và các bước của quá trình giao tiếp trong lớp học. Học phần này rèn luyện cho người giáo viên tương lai các kỹ năng giao tiếp sư phạm như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phương tiện trong quá trình giao tiếp sư phạm, kỹ năng quản lý cảm xúc, các kỹ năng ứng xử với học sinh, với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.

  1. 497.      [EDU502] Công tác đoàn đội (Working Group – Teams In Schools)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Giáo dục học 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về mục đích, tính chất, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; một số nguyên tắc, nội dung, hình thức và phương pháp công tác Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; công tác Sao nhi đồng ở trường tiểu học. Thực hành các kỹ năng công tác Đội.

  1. 498.      [EDU901] Kiến tập sư phạm – SP (Teaching Observation)

(2; 0; 60)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở trường phổ thông 1.

Học phần trước: Tâm lý lứa tuổi và sư phạm, Giáo dục học 2.

Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm tiếp cận sớm với môi trường giáo dục ở phổ thông, cụ thể như: hoạt động dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh, hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động nghiên cứu khoa học của người giáo viên. Thông qua hoạt động kiến tập sư phạm, sinh viên có được những tình cảm tốt đẹp và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, là cơ sở cho việc thực tập sư phạm tập trung ở năm cuối và học tập kiến thức nghề nghiệp thực tế.

  1. 499.      [EDU903] Kiến tập sư phạm – CĐ SP (Teaching Observation)

(2; 0; 60)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở trường phổ thông 1.

Học phần trước: Tâm lý lứa tuổi và sư phạm.

Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm tiếp cận sớm với môi trường giáo dục ở phổ thông, cụ thể như: hoạt động dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh, hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động nghiên cứu khoa học của người giáo viên. Thông qua hoạt động kiến tập sư phạm, sinh viên có được những tình cảm tốt đẹp và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, là cơ sở cho việc thực tập sư phạm tập trung ở năm cuối và học tập kiến thức nghề nghiệp thực tế.

  1. 500.      [EDU907] Thực tập sư phạm – SP Toán (Teaching Practice)

(5; 0; 150)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở trường phổ thông 2.

Học phần trước: Lý luận dạy học toán, Phương pháp giảng dạy Đại số và Giải tích, Phương pháp giảng dạy Hình học.

Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm tiếp cận với môi trường giáo dục ở phổ thông, cụ thể như: hoạt động giảng dạy, hoạt động chủ nhiệm lớp, ý thức chuyên cần, tính kỷ luật và thể hiện tác phong sư phạm. Thông qua hoạt động thực tập sư phạm, sinh viên có được những tình cảm tốt đẹp và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp.

  1. 501.      [EDU908] Thực tập sư phạm – SP VL (Pedagogical Practice in High School)

(5; 0; 150)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở trường phổ thông 2.

Học phần trước: Kiến tập sư phạm.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về cách trực tiếp tham gia công tác giảng dạy và giáo dục tại trường phổ thông, biết tiếp cận với môi trường giáo dục ở phổ thông như: hoạt động giảng dạy, hoạt động chủ nhiệm lớp. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ nâng cao hơn kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, là tiền đề cho việc trở thành người giáo viên trung học phổ thông tương lai; được bồi dưỡng lòng yêu nghề, có thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp tương lai.

  1. 502.      [EDU910] Thực tập sư phạm – SPHH (Teaching Practice)

(5; 0; 150)

Học phần trước: Phương pháp dạy học hóa học 1, 2.

Học phần này giúp sinh viên sẽ chủ động vận dụng kiến thức chuyên ngành đã học; rèn luyện kĩ năng giáo dục trong thực tế nhà trường để hình thành năng lực sư phạm; nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội và rèn luyện tư cách, tác phong sư phạm thông qua các buổi dự giờ thực hiện giảng dạy ở trường phổ thông.

  1. 503.      [EDU911] Thực tập sư phạm – SP Sinh (Biology Teaching Practice)

(5; 0; 150)

Học phần này giúp sinh viên chủ động vận dụng kiến thức chuyên ngành đã học; rèn luyện kĩ năng giáo dục trong thực tế nhà trường để hình thành năng lực sư phạm; nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội và rèn luyện tư cách, tác phong sư phạm thông qua các buổi dự giờ thực hiện giảng dạy ở trường phổ thông.

  1. 504.      [EDU912] Thực tập sư phạm – SP NV (Teaching Practice – Literature)

(5; 0; 150)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở trường PT 2.

Học phần này rèn luyện cho sinh viên những hoạt động chủ yếu của người giáo viên ở trường trung học phổ thông. Sinh viên vận dụng những kiến thức về Tâm lí học, Giáo dục học và Lí luận & PPDH bộ môn để thực hiện công việccủa người GV ở trường thực tập. Thông qua quan sát và thực hành nghiệp vụ, sinh viên hình thành cho mình những kĩ năng cần thiết để trở thành người giáo viên trung học phổ thông.

  1. 505.      [EDU913] Thực tập sư phạm – SP LS (Teaching Practice)

(5; 0; 150)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên tại trường phổ thông 2.

Học phần trước: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm tiếp cận với môi trường giáo dục ở phổ thông, cụ thể như: hoạt động giảng dạy, hoạt động chủ nhiệm lớp, ý thức chuyên cần, tính kỷ luật và thể hiện tác phong sư phạm. Thông qua hoạt động thực tập sư phạm, sinh viên có được những tình cảm tốt đẹp và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp.

  1. 506.      [EDU914] Thực tập sư phạm – SP ĐL (Teaching Practice)

(5; 0; 150)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên tại trường phổ thông 2.

Với học phần này, sinh viên sẽ chủ động vận dụng kiến thức chuyên ngành đã học; rèn luyện kĩ năng giáo dục trong thực tế nhà trường để hình thành năng lực sư phạm; nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội và rèn luyện tư cách, tác phong sư phạm thông qua các buổi dự giờ thực hiện giảng dạy ở trường phổ thông.

  1. 507.      [EDU915] Thực tập sư phạm – ĐHSPTA (Practicums)

(5; 0; 150)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên tại trường phổ thông 2.

Học phần trước: Kiến tập sư phạm.

Với học phần này, sinh viên sẽ chủ động vận dụng kiến thức chuyên ngành đã học; rèn luyện kĩ năng giáo dục trong thực tế nhà trường để hình thành năng lực sư phạm; nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội và rèn luyện tư cách, tác phong sư phạm thông qua các buổi dự giờ thực hiện giảng dạy ở trường phổ thông.

  1. 508.      [EDU916] Thực tập sư phạm – GDCT (Teaching Practice)

(5; 0; 150)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên tại trường phổ thông 2.

Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm tiếp cận với môi trường giáo dục ở phổ thông, cụ thể như: hoạt động giảng dạy, hoạt động chủ nhiệm lớp, ý thức chuyên cần, tính kỷ luật và thể hiện tác phong sư phạm. Thông qua hoạt động thực tập sư phạm, sinh viên có được những tình cảm tốt đẹp và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp.

  1. 509.      [EDU917] Thực tập sư phạm – ĐH GDTH (Teaching Practice)

(5; 0; 150)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên tại trường phổ thông 2.

Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm tiếp cận sớm với môi trường giáo dục ở phổ thông, cụ thể như: hoạt động dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh, hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động nghiên cứu khoa học của người giáo viên. Thông qua hoạt động thực tập sư phạm, sinh viên có được những tình cảm tốt đẹp và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, trau dồi kiến thức nghề nghiệp thực tế.

  1. 510.      [EDU918] Thực tập sư phạm – CĐ SP TA (English Teaching Practice)

(4; 0; 120)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên tại trường phổ thông 2.

Với học phần này, sinh viên sẽ chủ động vận dụng kiến thức chuyên ngành đã học; rèn luyện kĩ năng giáo dục trong thực tế nhà trường để hình thành năng lực sư phạm; nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội và rèn luyện tư cách, tác phong sư phạm thông qua các buổi dự giờ thực hiện giảng dạy ở trường trung học cơ sở.

  1. 511.      [EDU919] Thực tập sư phạm – CĐ GDTH (Teaching Practice)

(4; 0; 120)

Học phần trước: TQ: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở trường phổ thông 2.

Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm tiếp cận sớm với môi trường giáo dục ở phổ thông, cụ thể như: hoạt động dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh, hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động nghiên cứu khoa học của người giáo viên. Thông qua hoạt động thực tập sư phạm, sinh viên có được những tình cảm tốt đẹp và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, trau dồi kiến thức nghề nghiệp thực tế.

  1. 512.      [EDU920] Thực tập sư phạm – CĐ GDMN (Teaching Practice – College of Preschool Education)

(4; 0; 120)

Học phần này giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giáo dục mầm non (GDMN) trong giai đoạn đổi mới, trên cơ sở đó giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng với nghề nghiệp và trở thành giáo viên giỏi sau này. Học phần còn tạo điều kiện cho sinh viên chủ động và sáng tạo trong việc vận dụng các kỹ năng, kiến thức đã học vào hoạt động giáo dục trẻ trong thực tế.

  1. 513.      [EDU921] Thực tập sư phạm – CĐ Tin (Undergraduate Practice)

(4; 0; 120)

Học phần này là cơ hội để sinh viên thực hành vận dụng những kiến thức và kỹ năng mình đã học tại trường vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại đơn vị thực tập. Sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ kỹ năng vận dụng các giải pháp CNTT phù hợp để giải quyết vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phát triển các mối quan hệ xã hội.

  1. 514.      [EDU922] Thực tập sư phạm – CĐ GDTC (Undergraduate Practice)

(3; 0; 120)

Thực tập cuối khóa là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất; giúp sinh viên bổ túc và áp dụng các kiến thức trên lớp, đi sát nhu cầu thực tế, kịp thời đáp ứng đòi hỏi của các Trường học nơi sinh viên thực tập. Ngoài ra, đây cũng là dịp để sinh viên có cơ hội học hỏi những thực tiễn cuộc sống, tinh thân tập thể, rèn luyện tính kỹ luật trong công việc và kỹ năng giao tiếp xã hội.

  1. 515.      [EDU923] Thực tập sư phạm – CĐ SPAN (Pedagogical practice)

(4; 0; 120)

Học phần tiên quyết: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở trường phổ thông 2.

Học phần trước: Phương pháp nghiên cứu khoa học.

Thực tập sư phạm bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

2.1. Tìm hiểu thực tế giáo dục ở trường phổ thông: Nghe báo cáo tình hình thực tế của trường; báo cáo về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục của địa phương; báo cáo của tổ chức Đoàn, Đội; tìm hiểu công việc của người giáo viên và tổ bộ môn; tìm hiểu các loại hồ sơ sổ sách.

2.2. Thực tập công tác chủ nhiệm lớp và công tác thanh niên, công tác Đội: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, hướng dẫn các buổi sinh hoạt lớp; tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội, Sao nhi đồng và các hoạt động ngoại khóa.

2.3. Thực tập dạy học: Lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án; dự giờ 2 tiết, dạy 6 tiết; tìm hiểu quá trình phấn đấu của giáo viên giỏi, tổ chuyên môn.

2.4. Viết báo cáo thu hoạch

  1. 516.      [EDU924] Thực tập sư phạm – CĐ SPMT (Teaching Practice)

(4; 0; 120)

Học phần tiên quyết: Các học phần về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, PPNC khoa học giáo dục.

Thực tập sư phạm bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

2.1. Tìm hiểu thực tế giáo dục ở trường phổ thông: Nghe báo cáo tình hình thực tế của trường; báo cáo về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục của địa phương; báo cáo của tổ chức Đoàn, Đội; tìm hiểu công việc của người giáo viên và tổ bộ môn; tìm hiểu các loại hồ sơ sổ sách.

2.2. Thực tập công tác chủ nhiệm lớp và công tác Thanh niên, công tác Đội: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, hướng dẫn các buổi sinh hoạt lớp; tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội, Sao nhi đồng và các hoạt động ngoại khóa.

2.3. Thực tập dạy học: Lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án; dự giờ 2 tiết, dạy 6 tiết; tìm hiểu quá trình phấn đấu của giáo viên giỏi, tổ chuyên môn.

2.4. Viết báo cáo thu hoạch.

  1. 517.      [EDU931] Khóa luận tốt nghiệp – SP VL (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Khóa luận trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về một trong các lĩnh vực gồm: cơ học, nhiệt học, điện học, quang học, Vật lý lý thuyết, Vật lý kỹ thuật, Vật lý hiện đại, lý luận và phương pháp dạy học Vật lý thông qua việc thực hiện một đề tài nghiên cứu. Khoá luận bước đầu hình thành và hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên, tạo cho sinh viên một bước ngoặt quan trọng khi tiếp cận với vấn đề nghiên cứu khoa học.

  1. 518.      [EDU936] Khóa luận tốt nghiệp – SP LS (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Khóa luận tốt nghiệp là một đề tài mới được sinh viên lựa chọn sau khi đã hoàn thành các học phần trước, có sự hướng dẫn của giảng viên ở Bộ môn. Đề tài tập trung vào các vấn đề về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo… ở các nước trên thế giới lẫn Việt Nam, nhằm mục đích là đưa ra những kết luận mới mang tính khoa học và ý nghĩa thực tiễn khi hoàn thành đề tài, tạo cho sinh viên một bước ngoặt quan trọng khi tiếp cận với vấn đề nghiên cứu khoa học.

  1. 519.      [EDU941] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ SPTA (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Tùy thuộc vào lĩnh vực mà sinh viên chọn nghiên cứu và giới hạn cũng như các khía cạnh chủ yếu do giảng viên hướng dẫn chỉ dẫn sinh viên thực hiện, nghiên cứu.

  1. 520.      [EDU942] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ GDTH (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Giúp sinh viên có điều kiện và cơ hội nâng cao các khối kiến thức và kỹ năng đã được trang bị tại trường và phát huy sở trường của mình trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Sinh viên sẽ được 1 giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên hướng dẫn trong suốt quá trình làm khóa luận.

  1. 521.      [EDU943] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ GDMN (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên trong thời gian của học kỳ cuối khóa học dưới sự hướng dẫn của giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có chuyên môn phù hợp với đề tài của sinh viên.Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp sinh viên phải đạt được điểm tích lũy và số tín chỉ theo quy định.

  1. 522.      [EDU944] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ Tin (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Nội dung chính của học phần này là sinh viên vận dụng các học phần của khối kiến thức và kỹ năng làm việc để xây dựng hoặc triển khai giải pháp CNTT nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Các công việc chính bao gồm: phân tích vấn đề cần giải quyết, ứng dụng giải pháp phù hợp, thiết kế giải pháp, xây dựng giải pháp và viết báo cáo và trình bày kết quả.

  1. 523.      [EDU945] Khóa luận tốt nghiệp – SP Toán (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về một trong các lĩnh vực gồm đại số và lý thuyết số giải tích hình học lý luận và phương pháp dạy học Toán học thông qua việc thực hiện một đề tài nghiên cứu. Khoá luận bước đầu hình thành và hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên tạo cho sinh viên một bước ngoặc quan trọng khi tiếp cận với vấn đề nghiên cứu khoa học.

  1. 524.      [EDU947] Khóa luận tốt nghiệp – SP HH (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về một trong các lĩnh vực gồm Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ, Hóa lý, Hóa phân tích và phương pháp dạy học Hóa học thông qua việc thực hiện một đề tài nghiên cứu. Khoá luận bước đầu hình thành và hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên, tạo cho sinh viên một bước ngoặc quan trọng khi tiếp cận với vấn đề nghiên cứu khoa học.

  1. 525.      [EDU948] Khóa luận tốt nghiệp – SP SH (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về một trong các lĩnh vực gồm Thực vật, Động vật, Sinh lý, Di truyền, Vi sinh vật và phương pháp dạy học Sinh học thông qua việc thực hiện một đề tài nghiên cứu. Khoá luận bước đầu hình thành và hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên, tạo cho sinh viên một bước ngoặc quan trọng khi tiếp cận với vấn đề nghiên cứu khoa học.

  1. 526.      [EDU949] Khóa luận tốt nghiệp – SP NV (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Khóa luận tốt nghiệp dành cho sinh viên có điểm tích lũy đạt điều kiện, có năng lực và đam mê nghiên cứu khoa học. Đề tài do sinh viên lựa chọn liên quan đến khối kiến thức chuyên ngành, có tính mới và có giá trị khoa học. Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp được hình thành các kỹ năng nghiên cứu khoa học cùng những phẩm chất của một nhà khoa học. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu ở các bậc học cao hơn

  1. 527.      [EDU951] Khóa luận tốt nghiệp (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần trước: Phương pháp nghiên cứu khoa học – SPĐL.

Học phần là một văn bản trình bày một cách hệ thống các kết quả nghiên cứu sau những năm học tập trong nhà trường, là sản phẩm cuối cùng của sinh viên trước khi ra trường. Học phần giúp sinh viên ứng dụng hệ thống kiến thức thu nhận được sau những năm học tập, trong đó sinh viên cũng phải đưa ra một hoặc một vài hệ thống luận điểm ứng dụng của mình, phải có phương pháp tìm kiếm các luận cứ để chứng minh luận điểm ứng dụng đó của mình là đúng. Bên cạnh, học phần cũng giúp sinh viên có những tư tưởng khoa học khi quyết định lựa chọn áp dụng những cơ sở lý luận đã học tập vào đời sống thực tế. Hơn nữa, học phần cũng giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học, từ đó sinh viên sẽ thuận lợi hơn khi tiến hành thực hiện các công trình nghiên cứu sau này.

  1. 528.      [EDU952] Khóa luận tốt nghiệp – ĐH SPTA (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần là một văn bản trình bày một cách hệ thống các kết quả nghiên cứu sau những năm học tập trong nhà trường, là sản phẩm cuối cùng của sinh viên trước khi ra trường. Học phần giúp sinh viên ứng dụng hệ thống kiến thức thu nhận được sau những năm học tập, trong đó sinh viên cũng phải đưa ra một hoặc một vài hệ thống luận điểm ứng dụng của mình, phải có phương pháp tìm kiếm các luận cứ để chứng minh luận điểm ứng dụng đó của mình là đúng. Bên cạnh, học phần cũng giúp sinh viên có những tư tưởng khoa học khi quyết định lựa chọn áp dụng những cơ sở lý luận đã học tập vào đời sống thực tế. Hơn nữa, học phần cũng giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học, từ đó sinh viên sẽ thuận lợi hơn khi tiến hành thực hiện các công trình nghiên cứu sau này.

  1. 529.      [EDU954] Khóa luận tốt nghiệp – GDCT (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần này trang bị cho sinh viên ngành sư phạm Giáo dục chính trị kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học, thực hành nghiên nghiên cứu khoa học với sự hướng dẫn khoa học của giảng viên. Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng và vận dụng hệ thống tri thức chuyên ngành, tri thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học để tổ chức thành công một đề tài nghiên cứu khoa học.

  1. 530.      [EDU955] Khóa luận tốt nghiệp – ĐH GDTH (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Giúp sinh viên có điều kiện và cơ hội nâng cao các khối kiến thức và kỹ năng đã được trang bị tại trường và phát huy sở trường của mình trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Sinh viên sẽ được 1 giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên hướng dẫn trong suốt quá trình làm khóa luận.

  1. 531.      [EDU956] Giao tiếp Sư phạm (Pedagogical Communication)

(2; 30; 0)

Học phần này cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về giao tiếp sư phạm. Qua đó, người học nắm được các nguyên tắc, phong cách giao tiếp và các bước của quá trình giao tiếp trong lớp học. Học phần này rèn luyện cho người giáo viên tương lai các kỹ năng giao tiếp sư phạm như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phương tiện trong quá trình giao tiếp sư phạm, kỹ năng quản lý cảm xúc, các kỹ năng ứng xử với học sinh, với đồng nghiệp và bố mẹ học sinh.

  1. 532.      [EDU957] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ GDTC (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Khóa luận tốt nghiệp là một nội dung quan trọng dành cho các sinh viên có năng lực học tập tốt, có mong muốn nghiên cứu một đề tài khoa học. Khi thực hiện đề tài này sinh viên sẽ rèn luyện được khả năng nghiên cứu, làm việc nhóm, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán thực tế.

  1. 533.      [EDU958] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ SPMT (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Thực hiện khóa luận tốt nghiệp giúp sinh viên có thể: rèn luyện kĩ năng chuyên môn, tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện; rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc; phát huy tính độc lập, sáng tạo và tự nghiên cứu để tạo ra một sản phẩm, một báo cáo trình bày hoàn chỉnh. Khóa luận tốt nghiệp phản ánh kết quả học tập, đồng thời cũng là một công trình nghiên cứu khoa học, thể hiện lao động khoa học nghiêm túc, độc lập, sự tìm tòi, sáng tạo, những ý tưởng khoa học của người viết. Công trình khoa học này đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc và phải đạt các yêu cầu: luận văn phải có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn; số liệu và các nguồn trích dẫn phải chính xác và đáng tin cậy; văn phong mạch lạc, chuẩn xác; được trình bày đúng theo quy định và thể hiện người viết có phương pháp nghiên cứu.

  1. 534.      [EDU959] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ SPAN (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Học phần trước: Phương pháp nghiên cứu khoa học.

Học phần song hành: Thực tập sư phạm.

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học ngành Sư phạm Âm nhạc. Học phần cũng giúp sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một sáng kiến kinh nghiệm và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc.

  1. 535.      [EDU970] Giao tiếp sư phạm – GDTH (Pedagogical Communication)

(2; 30; 0)

Học phần này cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về giao tiếp sư phạm. Qua đó, người học nắm được các nguyên tắc, phong cách giao tiếp và các bước của quá trình giao tiếp trong lớp học. Học phần này rèn luyện cho người giáo viên tương lai các kỹ năng giao tiếp sư phạm như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phương tiện trong quá trình giao tiếp sư phạm, kỹ năng quản lý cảm xúc, các kỹ năng ứng xử với học sinh, với đồng nghiệp và bố mẹ học sinh.

  1. 536.      [ENG101] Tiếng Anh 1 (English 1)

(3; 45; 0)

Học phần củng cố một số chủ điểm ngữ pháp, từ vựng, phát âm và rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh, giúp sinh viên có khả năng làm việc nhóm và biết xử lý tình huống khi tương tác với tiếng Anh, dùng được tiếng Anh trong giao tiếp và các hoạt động nghề nghiệp. Sau khóa học, sinh viên có thể đạt cấp độ A2 theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam. Học phần là nền tảng để sinh viên học tiếp các học phần tiếng Anh 2 và tiếng Anh chuyên ngành.

  1. 537.      [ENG102] Tiếng Anh 2 (English 2)

(4; 60; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 1.

Học phần giúp sinh viên trang bị kiến thức từ vựng và cấu trúc tiếng Anh thông dụng, các thì cơ bản, rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết; đồng thời tạo nền tảng cho sinh viên tự trau dồi thêm để đạt được trình độ A2 (khung 6 bậc). Khả năng tư duy phản biện và tự học của sinh viên cũng được phát huy thông qua các hoạt động giao tiếp. Sinh viên có thể ứng dụng kiến thức và năng lực ngôn ngữ đã học vào công việc và cuộc sống hàng ngày ở mức độ cơ bản.

  1. 538.      [ENG103] Tiếng Anh 1 – CĐ (English 1)

(3; 45; 0)

Học phần củng cố một số chủ điểm ngữ pháp, từ vựng, phát âm và rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh, giúp sinh viên có khả năng làm việc nhóm và biết xử lý tình huống khi tương tác với tiếng Anh, dùng được tiếng Anh trong giao tiếp và các hoạt động nghề nghiệp. Sau khóa học, sinh viên có thể đạt cấp độ A2 theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam. Học phần là nền tảng để sinh viên học tiếp các học phần tiếng Anh 2 và tiếng Anh chuyên ngành.

  1. 539.      [ENG104] Tiếng Anh 2 – CĐ (English 2)

(4; 60; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 1.

Học phần giúp sinh viên trang bị kiến thức từ vựng và cấu trúc tiếng Anh thông dụng, các thì cơ bản, rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết; đồng thời tạo nền tảng cho sinh viên tự trau dồi thêm để đạt được trình độ A1+ (khung 6 bậc). Khả năng tư duy phản biện và tự học của sinh viên cũng được phát huy thông qua các hoạt động giao tiếp. Sinh viên có thể ứng dụng kiến thức và năng lực ngôn ngữ đã học vào công việc và cuộc sống hàng ngày ở mức độ cơ bản.

  1. 540.      [ENG105] Giới thiệu ngành – ĐH TA (Orientation)

(1; 15; 0)

Học phần thuộc khối kiến thức đại cương, trang bị những kiến thức cơ bản về chương trình đào tạo, kiến thức và kỹ năng của người làm công việc trong lĩnh vực dịch thuật, nhà hàng, khách sạn. Học phần giới thiệu mục tiêu và nội dung giảng dạy của các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành trong chương trình đào tạo.

  1. 541.      [ENG506] Tiếng Anh thương mại 2 (Business English 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh thương mại 1.

Học phần Tiếng Anh Thương mại 2 hướng dẫn sinh viên xây dựng kiến thức và phát triển kỹ năng cần thiết, cả về ngôn ngữ lẫn nghề nghiệp, để giao tiếp bằng tiếng Anh ở trình độ B1-B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu (CEFR) trong môi trường kinh doanh quốc tế. Khóa học sử dụng nguồn dữ liệu thực của tạp chí Financial Times để đảm bảo tính ứng dụng của kiến thức. Sinh viên sẽ tìm hiểu các chủ đề như: quảng cáo, tiền tệ, yếu tố văn hóa và nhân sự.

  1. 542.      [ENG507] Tiếng Anh Du lịch 2 (English for Tourism 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh du lịch 1.

Học phần Tiếng Anh du lịch 2 cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch, kĩ năng ngôn ngữ và cuối cùng là kiến thức về ngôn ngữ sử dụng trong lĩnh vực du lịch ở mức độ trung cấp. Qua đó học phần còn giúp sinh viên tự tin hơn đối với các quy tắc ứng xử, kiến thức cần có khi du lịch ở những quốc gia khác nhau trên thế giới.

  1. 543.      [ENG508] Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (Tourguide Professional Skills)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức liên quan đến hướng dẫn du lịch như: tổ chức đón tiễn khách, sắp xếp nơi ăn ở, tổ chức tham quan cho khách du lịch… Đồng thời rèn luyện cho sinh viên cách biên tập bài thuyết minh, tổ chức vui chơi, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống… Ngoài ra, học phần còn rèn luyện cho sinh viên thái độ yêu nghề, chấp hành quy định của pháp luật đối với nghề hướng dẫn du lịch.

  1. 544.      [ENG509] Tiếng Anh thương mại 1 (Business English 1)

(3; 45; 0)

Học phần Tiếng Anh Thương mại 1 hướng dẫn sinh viên xây dựng kiến thức và phát triển kỹ năng cần thiết, cả về ngôn ngữ lẫn nghề nghiệp, để giao tiếp bằng tiếng Anh ở trình độ B1 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung trong môi trường kinh doanh quốc tế. Khóa học sử dụng nguồn dữ liệu thực của tạp chí Financial Times để đảm bảo tính ứng dụng của kiến thức. Sinh viên sẽ tìm hiểu các chủ đề như: thương hiệu, sự di chuyển, cải tổ và tổ chức công ty.

  1. 545.      [ENG510] Tiếng Anh Du lịch 1 (English for Tourism 1)

(3; 45; 0)

Học phần Tiếng Anh du Lịch 1 giúp sinh viên sư phạm và ngôn ngữ Anh thực hành 4 kĩ năng ngôn ngữ trong các tình huống khác nhau của ngành du lịch, qua đó cung cấp những kiến thức, kĩ năng cơ bản cho một cử nhân tiếng Anh muốn phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Người học sẽ gặp các tình huống cơ bản trong ngành du lịch như nhận giữ phòng qua điện thoại, thủ tục nhận phòng, thủ tục trả phòng, cách tiếp thị du lịch, viết các email cho khách hàng, làm du lịch sinh thái.

  1. 546.      [ENG511] Tiếng Anh thương mại 3 (Business English 3)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh thương mại 2.

Học phần tiếng Anh thương mại 3 trang bị cho sinh viên kiến thức về thương mại toàn cầu với các cường quốc như Trung Quốc và Mỹ trong đó có đề cập đến thương mại tự do miễn thuế. Học phần cũng giới thiệu vấn đề đạo đức trong kinh doanh, bản lĩnh lãnh đạo và sự cạnh tranh trong kinh doanh. Sinh viên được rèn luyện các kỹ năng đàm phán, quyết định trong nhiều lựa chọn và thuyết trình.

  1. 547.      [ENG512] Tiếng Anh Du lịch 3 (English for Tourism 3)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh du lịch 2.

Tiếp nối học phần trước, học phần tiếng Anh du lịch 3 đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của du lịch bền vững. Các chủ đề được mở rộng cùng với kĩ năng ngôn ngữ cấp độ cao được lồng ghép vào những hoạt động khác nhau rèn luyện sinh viên tư duy phản biện để vận dụng tất cả những kiến thức, kĩ năng đã học để đáp ứng yêu cầu trong môi trường hội nhập quốc tế.

  1. 548.      [ENG513] Nghiệp vụ nhà hàng – TA (Food and Beverage Service Skills)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về lĩnh vực phục vụ ăn uống, thực hành đúng những kỹ năng chuyên môn, rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp, bán hàng, làm việc nhóm, giải quyết tình huống với một thái độ chuyên nghiệp. Môn học giúp sinh viên hiểu thêm những yêu cầu, tiêu chuẩn và đặc thù công việc của người tham gia vào hoạt động ngành ẩm thực, từ đó hình thành một thái độ phù hợp với nghề trong tương lai và có lương tâm đạo đức nghề nghiệp.

  1. 549.      [ENG600] Tiếng Anh toàn cầu (World Englishes)

(2; 30; 0)

Học phần giúp sinh viên hiểu rõ sự phát triển, phổ biến, tồn tại và tương lai của tiếng Anh chuẩn, tiếng Anh toàn cầu, và tiếng Anh được sử dụng trong Đông Nam Á; thảo luận một số khái niệm, thuật ngữ, và các vấn đề liên quan đến các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, kiểm tra và đánh giá trong giáo dục. Từ đó, sinh viên phát triển tư duy biện chứng về tiếng Anh toàn cầu trong thiết kế công việc cụ thể, tự đánh giá và phát triển năng lực nghề nghiệp.

  1. 550.      [ENG906] Thực tập Ngôn ngữ Tiếng Anh (English Practice)

(4; 0; 240)

Học phần trước: Nghe & Nói 7, Đọc và Viết 7, Dịch thuật 4.

Học phần tạo điều kiện cho sinh viên biết cách kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, giữa việc học tập trong nhà trường với công việc ngoài xã hội, rèn luyện khả năng áp dụng lý luận, phát huy khả năng tư duy sáng tạo; học tập cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn; giáo dục sinh viên tác phong làm việc nơi công sở, tiếp cận thực tiễn để hiểu sâu hơn về công tác nghiệp vụ, văn phòng, nêu cao ý thức, trách nhiệm để có thể hoàn thành công việc ở mức độ tốt nhất.

  1. 551.      [ENG907] Khóa luận tốt nghiệp – TA (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Thực hiện khóa luận tốt nghiệp giúp sinh viên có thể: rèn luyện kĩ năng chuyên môn, tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện; rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc; phát huy tính độc lập, sáng tạo và tự nghiên cứu để tạo ra một sản phẩm, một báo cáo trình bày hoàn chỉnh. Khóa luận tốt nghiệp phản ánh kết quả học tập, đồng thời cũng là một công trình nghiên cứu khoa học, thể hiện lao động khoa học nghiêm túc, độc lập, sự tìm tòi, sáng tạo, những ý tưởng khoa học của người viết. Công trình khoa học này đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc và phải đạt các yêu cầu: luận văn phải có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn; số liệu và các nguồn trích dẫn phải chính xác và đáng tin cậy; văn phong mạch lạc, chuẩn xác; được trình bày đúng theo quy định và thể hiện người viết có phương pháp nghiên cứu.

  1. 552.      [ENG911] Tư duy phê phán (Critical Thinking)

(2; 30; 0)

Học phần này giúp sinh viên có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về các vấn đề, thông tin mà họ tiếp nhận từ các văn bản, nguồn tin khác nhau từ đó có cách đánh giá đa chiều, đúng đắn. Thông qua các hoạt động rèn luyện kĩ năng phản biện, sinh viên có thể giải quyết các vấn đề đặt ra trong các hoạt động giao tiếp thông qua ngôn ngữ, những bài thi đòi hỏi khả năng tư duy phản biện và trong cả môi trường công việc trong tương lai.

  1. 553.      [ENG912] Tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng, khách sạn (English in Hotel - Restaurant)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh du lịch 3.

Học phần trang bị cho sinh viên một số kỹ năng cần thiết , từ vựng, thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh giành cho ngành quản lý, nhân viên phục vụ ở nhà hàng, khách sạn trong quá trình kinh doanh và giao tiếp với khách hàng.

  1. 554.      [ENG913] Tiếng Anh toàn cầu (World Englishes)

(2; 30; 0)

Học phần giúp sinh viên hiểu rõ sự phát triển, phổ biến, tồn tại và tương lai của tiếng Anh chuẩn, tiếng Anh toàn cầu, và tiếng Anh được sử dụng trong Đông Nam Á; thảo luận một số khái niệm, thuật ngữ, và các vấn đề liên quan đến các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, kiểm tra và đánh giá trong giáo dục. Từ đó, sinh viên phát triển tư duy biện chứng về tiếng Anh toàn cầu trong thiết kế công việc cụ thể, tự đánh giá và phát triển năng lực nghề nghiệp.

  1. 555.      [ENV101] Giới thiệu ngành – ĐH KTMT (Environmental Introduction)

(1; 15; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên các thông tin về khóa học, chương trình đào tạo, giúp cho sinh viên định hướng được quá trình học tập và tự thiết kế chương trình học phù hợp với từng cá nhân, các phương pháp học tập hiệu quả ở bậc đại học. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của người kỹ sư; yêu cầu đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực môi trường và các hình thức ứng xử chuyên nghiệp.

  1. 556.      [ENV102] Đại cương về Trái Đất – MT (Introduction to the Earth)

(2; 30; 0)

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Vũ trụ và Hệ Mặt Trời; hình dạng, kích thước, khối lượng, các vận động chính của Trái Đất và những hệ quả địa lý; cấu trúc bên trong và một số đặc điểm của Trái Đất; cấu trúc bên ngoài của Trái Đất.

  1. 557.      [ENV301] Phương pháp phân tích các thông số môi trường (Method Analysis and Experiment for Environmental Engineering)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho người học kiến thức cơ bản về hóa học phân tích từ đó sinh viên biết cách tổng hợp kiến thức đã học để đánh giá tính chất hóa học, lý học của các hợp chất và dung dịch trong môi trường. Áp dụng vào phân tích các thông số môi trường, tính toán và đánh giá kết quả phân tích thu được. So sánh các phương pháp phân tích các thông số môi trường và đề xuất phương pháp phân tích phù hợp.

  1. 558.      [ENV302] Thực hành Phương pháp phân tích các thông số môi trường (Practice of Method Analysis and Experiment for Environmental Engineering)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Phương pháp phân tích các thông số môi trường.

Học phần trang bị cho sinh viên các kỹ năng thực hành một cách thành thạo trong phòng thí nghiệm, kỹ năng vận hành, tinh chỉnh một số máy móc phân tích môi trường, kỹ năng phân tích thực tế một số thông số môi trường cơ bản, tính toán kết quả phân tích thu được làm tiền đề cho việc nghiên cứu học tập thực nghiệm về sau.

  1. 559.      [ENV303] Hóa kỹ thuật môi trường (Chemistry for Environmental Engineering)

(2; 30; 0)

Học phần song hành: Thực hành Hóa Kỹ Thuật Môi Trường.

Học phần này giới thiệu một số ứng dụng của phương pháp hóa học trong xử lý nước, không khí, chất thải rắn, chất thải độc hại và giúp cho sinh viên làm quen với một số mô hình xử lý nước thải, khí thải trong phòng thí nghiệm môi trường. Giới thiệu một số ứng dụng của phương pháp hóa học trong xử lý nước, không khí, chất thải rắn, chất thải độc hại và giúp cho sinh viên làm quen với một số mô hình xử lý nước thải, khí thải trong phòng thí nghiệm môi trường.

  1. 560.      [ENV304] Thực hành Hóa kỹ thuật môi trường (Practice for Chemistry for Environmental Engineering)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Hóa Kỹ Thuật Môi Trường.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về ứng dụng xử lý môi trường bằng phương pháp hóa học. Cung cấp cho người học các kỹ năng phân tích và đánh giá các quá trình hóa học trong xử lý môi trường và các thông số môi trường liên quan.

  1. 561.      [ENV305] Kỹ thuật xử lý chất thải (Waste treatment engineering)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản về chất thải rắn và nước thải cơ sở xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học các tác nhân sinh học tham gia trong quá trình xử lý các yếu tố ảnh hưởng quá trình xử lý chất thải và ứng dụng quá trình sinh học trong hệ thống xử lý chất thải.

  1. 562.      [ENV306] Con người và môi trường (Environment and Human)

(2; 30; 0)

Học phần giúp sinh viên biết được sự tác động qua lại giữa môi trường và con người. Chú trọng vai trò của con người trong việc sử dụng tài nguyên để sinh sống và phát triển, đồng thời hoạt động của con người còn gây cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Con người có khả năng hạn chế sự gia tăng dân số, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

  1. 563.      [ENV501] Cơ sở khoa học môi trường (Principles of Environmental Sciences)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về tài nguyên và môi trường. Giới thiệu các kiến thức cơ bản về các thành phần của môi trường, chu trình sinh địa hóa của trái đất, tài nguyên thiên nhiên và một số vấn đề môi trường thách thức hiện nay.

  1. 564.      [ENV502] Hóa môi trường đại cương (General Environmental Chemistry)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên một số các khái niệm chung về hóa môi trường; nắm vững lý thuyết về hóa học của khí quyển, hóa học của địa quyển và hóa học của thuỷ quyển.

  1. 565.      [ENV508] Sinh thái học môi trường (Enviromental Ecology)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về mối liên hệ giữa sinh thái học và môi trường, các nguyên lý cơ bản của sinh thái học, khả năng tự làm sạch của môi trường, chỉ thị sinh thái môi trường, đa dạng sinh học và sự tuyệt chủng. Trang bị cho sinh viên kỹ năng khai thác tư liệu về sinh học, môi trường và đa dạng sinh học trên internet, tạp chí khoa học... khả năng làm việc nhóm và thuyết trình trước lớp. Có năng lực vận dụng các kiến thức cơ bản vào chuyên ngành, vào đối tượng nghiên cứu cụ thể.

  1. 566.      [ENV509] Luật và chính sách môi trường (Environmental Law and Policy)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học kiến thức liên quan đến các vấn đề về pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường trên thế giới và Việt Nam; kỹ năng cơ bản để nhận định được các hành vi vi phạm pháp luật; phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật một cách thận trọng, khách quan và toàn diện; vận dụng các văn bản pháp luật để xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật hợp lý.

  1. 567.      [ENV510] Hệ thống cấp thoát nước (Water Supply and Drainage System)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Thủy lực môi trường.

Học phần trang bị cho sinh viên các vấn đề cơ bản cũng như các nguyên tắc thiết kế một hệ thống cấp và thoát nước. Giới thiệu các lý thuyết và phương pháp tính mạng lưới đường ống cấp thoát nước ngoài nhà và tập trung vào hệ thống cấp nước, thoát nước trong nhà. Một số vấn đề kỹ thuật có thể gặp trong quá trình thi công, vận hành và phương pháp đánh giá hiệu quả của hệ thống cũng sẽ được đề cập.

  1. 568.      [ENV511] Quan trắc và xử lý số liệu môi trường (Environmental Data Monitoring and Analysis)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa môi trường đại cương.

Học phần song hành: Vi sinh vật môi trường.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản giúp xác định các nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường; cơ sở khoa học để xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường; các phương pháp, quy trình quan trắc môi trường đảm bảo theo quy định; cách xử lý, đánh giá và khai thác số liệu môi trường.

  1. 569.      [ENV512] Quản lý chất thải nguy hại (Hazardous Waste Management)

(2; 30; 0)

Học phần này giúp cho sinh viên: Có các kiến thức về tính chất, phân loại những qui định pháp luật, sự vận chuyển, biện pháp thu gom, lưu trữ, vận chuyển, đề xuất cách phòng ngừa ô nhiễm và chọn kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại trong môi trường. Lập luận và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại; có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức tốt và tác phong mẫu mực. Có kỹ năng làm việc theo nhóm và tham khảo tài liệu bằng tiếng Anh. Có năng lực ứng phó với các vấn đề môi trường liên quan chất thải nguy hại và đưa ra các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, chọn công trình xử lý phù hợp trong thực tế.

  1. 570.      [ENV516] Ô nhiễm đất và kỹ thuật phục hồi (Soil Pollution and Recovery Techniques)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Cơ sở khoa học môi trường.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về quá trình hình thành đất, các thành phần lý, hóa và sinh học trong đất, nguồn gây ô nhiễm đất do các quá trình tự nhiên và các hoạt động nhân sinh làm ảnh hưởng đến môi trường đất và sức khỏe của con người. Đánh giá mối liên hệ giữa các chất ô nhiễm và đất, nguyên lí xác định mức độ ô nhiễm trong đất. Từ đó, đề xuất những biện pháp hạn chế ô nhiễm và biện pháp xử lý đất bị ô nhiễm bằng các phương pháp lý, hóa và sinh học. Ngoài ra, còn trang bị cho sinh viên kỹ năng thu mẫu đất, nhận diện phẩu diện đất, xử lý mẫu, phân tích chất lượng đất theo TCVN hiện hành và đánh giá kết quả phân tích.

  1. 571.      [ENV517] Độc học môi trường (Environmental Toxicology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Hóa môi trường đại cương.

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về độc chất, các yếu tố nguy cơ cho môi trường và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, các bệnh liên quan đến môi trường ô nhiễm như ô nhiễm đất, nước, không khí cũng như một số bệnh nghề nghiệp gây nên bởi độc chất; cung cấp cho người học các kỹ năng, phương pháp đánh giá nguy cơ của chất độc đối với con người và sinh vật và đề ra các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Học phần này sẽ giúp người học nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các công tác an toàn, sức khoẻ, môi trường hay quản lý môi trường tại các cơ quan, công ty..., giúp người học nhận thức được nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phòng chống các yếu tố nguy cơ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

  1. 572.      [ENV518] Bố trí thí nghiệm và thống kê môi trường (Environmental Statistic and Experiment Design)

(2; 15; 30)

Điều tra hay bố trí thí nghiệm để suy luận tìm ra cách giải thích các hiện tượng mới, xác lập các liên hệ giữa các hiện tượng và phát biểu thành một quy luật chung nhằm đạt đến một kết quả mới hơn, cao hơn, giá trị hơn. Học phần có sử dụng phần mềm SPSS cung cấp các kỹ thuật để phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, hồi quy tuyến tính, phân tích phương sai, phân tích sự tương quan, kiểm định giả thuyết…

  1. 573.      [ENV519] Thực tập thực tế 2 – KTMT (Field Trip 2)

(2; 0; 60)

Giúp cho sinh viên tìm hiểu hiện trạng môi trường của Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như học tập các mô hình quản lý và xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường của các tỉnh.

  1. 574.      [ENV521] Kiểm soát ô nhiễm không khí và tiếng ồn (Air and Noise Pollution Control)

(3; 30; 30)

Học phần tiên quyết: Hóa kỹ thuật môi trường.

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về cấu trúc, thành phần của khí quyển, các thông số khí tượng ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí và tác động của chúng đến quá trình khuếch tán chất ô nhiễm. Tác hại của các chất ô nhiễm không khí đến sinh vật và các hậu quả mang lại toàn cầu. Trình bày một số biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí. Phần thực hành thu mẫu các chỉ tiêu và xác định hàm lượng bụi và tiếng ồn, khí CO2, NH3, H2SO4, HCl, và SO2.

  1. 575.      [ENV523] Quản lý môi trường (Environmental Management)

(2; 30; 0)

Học phần giới thiệu các công cụ quản lý môi trường, các công cụ bổ trợ việc quản lý và chiến lược phát triển bền vững.

  1. 576.      [ENV524] Mô hình hóa môi trường (Environmental Modelling)

(2; 30; 0)

Học phần này giới thiệu cho sinh viên các bài toán về dự báo ô nhiễm môi trường và ứng dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý và dự báo ô nhiễm môi trường: Các khái niệm chung; mô hình hoá chất lượng nước: mô hình phân bố oxi hoà tan trong nước mặt và sự phú dưỡng hóa nguồn nước; mô hình hóa sự khuếch tán chất ô nhiễm trong khí quyển. Mô hình chất lượng nước mặt: mô hình hóa sự thay đổi của BOD và oxy hòa tan trong dòng sông và hồ chứa; sự phú dưỡng hóa, sự phân bố các chất ô nhiễm trong nguồn nước mặt. Mô hình khuếch tán ô nhiễm trong môi trường không khí.

  1. 577.      [ENV525] Năng lượng tái tạo (Renewable Energy)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học kiến thức liên quan đến năng lượng và năng lượng tái tạo,nguồn gốc các loại năng lượng tự nhiên; kỹ năng cơ bản để nhận định được mối liên hệ giữa khai thác năng lượng tối ưu và phát triển bền vững; phân tích, đánh giá tất cả mối liên hệ một cách thận trọng, khách quan và toàn diện; vận dụng các biện pháp kỹ thuật khai thác các nguồn năng lượng tái tạo: mặt trời, gió, sinh khối, thủy điện, thủy triều, sóng biển, địa nhiệt hợp lý.

  1. 578.      [ENV526] Thực tập thực tế 1 – KTMT (Field Trip 1)

(2; 0; 60)

Học phần giúp cho sinh viên củng cố các môn học lý thuyết và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc thực tế để sinh viên có thể giải thích một số hiện tượng hoặc làm sáng tỏ một quy trình nào đó đồng thời tìm hiểu hiện trạng môi trường Đồng bằng sông Cửu Long để định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình sao cho phù hợp.

  1. 579.      [ENV528] Quá trình công nghệ môi trường (Environmental Engineering)

(3; 30; 30)

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức về môi trường đại cương, các phương pháp xử lý nước cấp và nước thải, xử lý khí thải, chất thải rắn.

  1. 580.      [ENV529] Kỹ thuật xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại (Solid Waste and Hazardous Waste Treatment Engineering)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Vi sinh vật môi trường, Hóa kỹ thuật môi trường.

Học phần giúp sinh viên nắm vững các kiến thức về nguồn gốc phát sinh, thành phần, tính chất của chất thải rắn để từ đó có khả năng quản lý hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn; quản lý và ngăn ngừa ô nhiễm chất thải nguy hại; thu hồi và tái chế đối với một số loại chất thải rắn và ứng dụng các phương pháp xử lý cơ học, sinh học, hóa học và nhiệt để xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại một cách phù hợp.

  1. 581.      [ENV530] Đồ án Kỹ thuật xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại (Case Study of Solid Waste and Hazardous Waste Treatment Engineering)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Kỹ thuật xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.

Học phần giúp sinh viên các kiến thức về chuyên ngành trong kỹ thuật xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại như phân tích hệ thống thu gom, vạch tuyến thu gom, xử lý bằng phương pháp cơ học, nhiệt, sinh học, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Phân tích, so sánh các kỹ thuật xử lý chất thải rắn trong trường hợp cụ thể. Từ đó, tính toán thiết kế một công trình xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại đã đưa ra.

  1. 582.      [ENV531] Kỹ thuật xử lý nước cấp (Supply Water Treatment Engineering)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Hóa kỹ thuật môi trường.

Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về môi trường nước thiên nhiên như: thành phần và tính chất nước thiên nhiên, đánh giá chất lượng nguồn nước để lựa chọn phương pháp xử lý trong hệ thống cấp nước ở khu dân cư, các sơ đồ cơ bản về công nghệ xử lý nước, quy hoạch tổng thể nhà máy xử lý nước cấp.

  1. 583.      [ENV532] Đồ án xử lý nước cấp (Case study of Supply Water Treatment)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Kỹ thuật xử lý nước cấp.

Sinh viên vận dụng các kiến thức đã học về thành phần tính chất của nguồn nước, các phương pháp xử lý nước bằng biện pháp cơ học, hóa học… rồi đưa ra dây chuyền công nghệ xử lý phù hợp đối với một nguồn nước cụ thể cho mục đích ăn uống và sinh hoạt đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt. Từ đó, tính toán thiết kế và bố trí mặt bằng từng công trình đơn vị đã đề xuất trên bảng vẽ kỹ thuật.

  1. 584.      [ENV535] Thiết kế sinh thái (Ecology Design)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh thái học môi trường.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về thiết kế sinh thái, tìm kiếm các giải pháp sản xuất sản phẩm sạch thân thiện môi trường, đồng thời giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng. Thiết kế các công trình xanh thân thiện với môi trường như sử dụng hệ thống thông gió và chiếu sáng tự nhiên, lựa chọn các hệ thống thiết bị, hiết kế cấp thoát nước, sử dụng vật liệu và cấu kiện xây dựng thân thiện môi trường.

  1. 585.      [ENV536] Xây dựng và quản lý dự án môi trường (Build Environmental Project and Environmental Project Management)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Xử lí nước cấp, Xử lí nước thải, Xử lí chất thải rắn.

Xây dựng và quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Công tác quản lý môi trường dựa trên cơ sở triết học – xã hội của mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, cơ sở khoa học công nghệ và cơ sở kinh tế. Công cụ quản lý môi trường có thể được chia thành công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật và các công cụ khác. Mỗi loại công cụ quản lý môi trường sẽ có những điểm mạnh và điểm hạn chế khi áp dụng trên thực tế.

  1. 586.      [ENV537] Kỹ thuật xử lý nước thải (Wastewater Treatment Engineering)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Vi sinh vật môi trường, Hóa kỹ thuật môi trường.

Sau khi hoàn thành sinh viên nắm vững nguyên lý, cấu tạo, có khả năng phân tích vấn đề để đưa ra các sơ đồ qui trình xử lý phù hợp, áp dụng các kiến thức đã học để vận hành hệ thống.

  1. 587.      [ENV538] Đồ án Kỹ thuật xử lý nước thải (Design of Wastewater Treatment Engineering)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Kỹ thuật xử lý nước thải.

Học phần trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích và tính toán các công trình xử lý nước thải. Thực hiện các bản vẽ kỹ thuật các công trình xử lý nước thải.

  1. 588.      [ENV539] Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn (Exhaust and Noise Treatment Technology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Hóa kỹ thuật môi trường; Quá trình công nghệ môi trường.

Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức về lý thuyết các công nghệ trong xử lý bụi, khí thải và tiếng ồn. Tính toán và thiết kế các thiết bị xử lý khí thải phát ra từ các hoạt động sản xuất. Từ đó, giúp cho sinh viên lựa chọn công nghệ xử lý bụi, khí thải và tiếng ồn phù hợp cho từng loại hình sản xuất.

  1. 589.      [ENV540] Đồ án Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn (Design of Exhaust and Noise Treatment Technology)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng lựa chọn quy trình công nghệ trong xử lý bụi, mùi, hơi khí độc bằng các phương pháp trọng lực, quán tính, ly tâm, tĩnh điện, lọc, hấp phụ, hấp thụ,…cũng như tiếng ồn công nghệ xử lý hiệu quả, kinh tế phù hợp. Tính toán thiết kế các thiết bị và vẽ các bản vẽ kỹ thuật hệ thống xử lý ô nhiễm không khí.

  1. 590.      [ENV542] Công nghệ xử lý nước (Water Treatment and Wastewater Treatment Engineering)

(3; 30; 30)

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quan về xử lý nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất, kiến thức về xử lý nước thải và một số quy trình xử lý nước thải cho sinh hoạt, các loại hình sản xuất công nghiệp phổ biến

  1. 591.      [ENV543] Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment)

(2; 30; 0)

Học phần này cung cấp cho sinh viên những khái niệm, trình tự và phương pháp cơ bản của công tác đánh giá tác động môi trường đã và đang áp dụng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

  1. 592.      [ENV544] Đồ án Đánh giá tác động môi trường (Plan of Environmental Impact Assessment)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Đánh giá tác động môi trường.

Từ những kiến thức đã học ở học phần lý thuyết, sinh viên thâm nhập thực tế ở các công ty tư vấn môi trường, Trung tâm quan trắc kỹ thuật tài nguyên - môi trường, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, các chủ đầu tư đang hoạt động trên địa bàn của tỉnh,… để thu thập số liệu, khảo sát thực địa, phân tích và đánh giá số liệu. Từ đó, viết một báo cáo đánh giá tác động môi trường cho một dự án theo Thông tư hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, còn cung cấp thêm các thông tin có liên quan đến đánh giá môi trường chiến lược.

  1. 593.      [ENV545] Quản lý chất thải rắn (Solid Waste Management)

(2; 30; 0)

Học phần giúp sinh viên nắm vững: Các kiến thức về nguồn gốc phát sinh, thành phần, tính chất của chất thải rắn, quản lý hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn; thu hồi và tái chế đối với một số loại chất thải rắn và phân tích các phương pháp xử lý xử lý chất thải rắn. Lập luận và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn; có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức tốt và tác phong mẫu mực. Làm việc theo nhóm và tham khảo tài liệu bằng tiếng Anh. Phân tích các vấn đề do chất thải rắn gây ra và đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.

  1. 594.      [ENV546] Thực hành Quản lý chất thải rắn (Practice on Solid Waste Management)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Quản lý chất thải rắn.

Học phần giúp sinh viên: Vận dụng các kiến thức về chuyên ngành trong việc quản lý chất thải rắn cụ thể như hệ thống thu gom, trung chuyển, vạch tuyến thu gom, tái chế … để đưa ra được phương pháp quản lý phù hợp đối với chất thải rắn có thành phần khác nhau tại một địa phương cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Lập luận và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn; có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức tốt và tác phong mẫu mực. Làm việc theo nhóm và tham khảo tài liệu bằng tiếng Anh. Phân tích các vấn đề do chất thải rắn gây ra và đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.

  1. 595.      [ENV910] Công nghệ sạch (Clean Technology)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp kiến thức về biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong công nghiệp, nông nghiệp và trong các hoạt động khác; phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn để thực hiện việc cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững cho doanh nghiệp và xã hội; kiến thức cơ bản về bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường ISO 14000.

  1. 596.      [ENV912] Xử lý nước thải bằng đất ngập nước (Wastewater Treatment by Wetland)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Kỹ thuật xử lý nước thải.

Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp xử lý nước thải bằng đất ngập nước rất phổ biến trên thế giới bao gồm nguyên lý của phương pháp; vai trò của thủy sinh thực vật, cơ chế xử lý các chất ô nhiễm trong hệ thống; cách thiết kế các hệ thống xử lý nước thải bằng đất ngập nước và khả năng ứng dụng của nó trong thực tế.

  1. 597.      [ENV915] Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp (Urban Environmental Management)

(2; 30; 0)

Học phần thiệu các vấn đề môi trường chung ở đô thị và khu công nghiệp (ĐT-KCN), các công cụ pháp lý, kinh tế và khoa học công nghệ áp dụng cho quản lý môi trường ĐT-KCN, các biện pháp quản lý môi trường ĐT-KCN theo hướng bền vững và các ví dụ cụ thể về quản lý các thành phần môi trường đô thị và khu công nghiệp.

  1. 598.      [ENV916] Quản lý và vận hành công trình xử lý môi trường (Environmental Treament Facilities Management and Operations)

(3; 30; 30)

Học phần trang bị cho sinh viên nắm bắt các kỹ thuật cơ bản để vận hành và bảo trì được công trình xử lý nước thải, biết nhận dạng các sự cố, phân tích đánh giá các sự cố trên khía cạnh khoa học.

  1. 599.      [ENV917] Công nghệ xử lý nước thải nâng cao (Advantage Wastewater TreatmentTechnology)

(3; 30; 30)

Sau khi hoàn thành sinh viên nắm vững nguyên lý, cấu tạo, có khả năng phân tích vấn đề để đưa ra các sơ đồ qui trình xử lý phú hợp, áp dụng các kiến thức đã học để vận hành hệ thống.

  1. 600.      [ENV918] Quy hoạch môi trường (Environmental Planning)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh thái học môi trường.

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về phân vùng tài nguyên môi trường, giúp cho sinh viên xây dựng phương pháp luận khoa học về quản lý tổng hợp khai thác tài nguyên môi trường, ở quy mô vùng, lãnh thổ theo mục tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở đó ra quyết định hợp lý về quy hoạch hệ thống môi trường nhằm duy trì chất lượng môi trường, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên có hiệu quả nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và tính toàn vẹn của vùng sinh thái.

  1. 601.      [ENV919] Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Water Supply and Rural Sanitation)

(2; 30; 0)

Học phần này nhằm giúp cho sinh viên nắm được một số kiến thức đại cương về tài nguyên nước, vai trò và lợi ích của nước trong đời sống; sự ô nhiêm môi trường nước và các bệnh tật có liên quan đến ô nhiêm môi trường nước và chất thải bỏ, việc ngăn ngừa và các phương pháp cơ bản xử lý ô nhiêm nguồn nước.

  1. 602.      [ENV923] Công nghệ sinh học môi trường (Environmental Biotechnology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật môi trường.

Học phần này giúp cho sinh viên nắm bắt được các quy luật và quá trình chuyển hóa vật chất trong môi trường tự nhiên và nhân tạo. Những ứng dụng cơ bản của công nghệ sinh học trong tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong xử lý môi trường, trong công nghiệp và nông nghiệp. Môn học làm rõ tầm quan trọng của vi sinh vật trong các quá trình chuyển hóa vật chất và ứng dụng chúng của chúng trong tự nhiên và trong thực tế. Tầm quan trọng của công nghệ sinh học thực vật đối với nông nghiệp và sự đa dạng sinh học cũng như sự tái tạo nguồn cung cấp năng lượng từ các vật liệu sinh học cũng được đề cập đến trong môn học này.

  1. 603.      [ENV924] Quản lý và vận hành công trình xử lý môi trường (Environmental Treament Facilities Management and Operations)

(2; 30; 0)

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên nắm bắt các kỹ thuật cơ bản để vận hành và bảo trì được công trình xử lý nước thải, biết nhận dạng các sự cố, phân tích đánh giá các sự cố trên khía cạnh khoa học.

  1. 604.      [ENV925] Ứng dụng vật liệu trong xử lý môi trường (Materials for Environmental Remediation)

(3; 30; 30)

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về các loại vật liệu hấp phụ và xúc tác và giới thiệu các ứng dụng của chúng trong xử lý môi trường. Sinh viên nắm vững được các công nghệ chế tạo vật liệu bằng các phương pháp hóa học và nâng cao khả năng nghiên cứu và thực nghiệm.

  1. 605.      [ERM101] Giới thiệu ngành – ĐH QLMT (Course Introduction)

(1; 15; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên các thông tin về khóa học, chương trình đào tạo, giúp cho sinh viên định hướng được quá trình học tập và tự thiết kế chương trình học phù hợp với từng cá nhân, các phương pháp học tập hiệu quả ở bậc đại học. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của người kỹ sư; yêu cầu đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực môi trường và các hình thức ứng xử chuyên nghiệp.

  1. 606.      [ERM301] Khí tượng thủy văn – QLMT (Hydrometeorology)

(2; 30; 0)

Học phần được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về khí hậu, thời tiết và thủy văn; những tác động của các yếu tố khí hậu, thời tiết, thủy văn đối với sản xuất nông nghiệp; đồng thời trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng hợp lý, hiệu quả và bề vững tài nguyên khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.

  1. 607.      [ERM302] Tiếng Anh chuyên ngành môi trường (English for Environmental Management)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Tiếng Anh 2.

Học phần cung cấp kiến thức tiếng Anh chuyên ngành môi trường về các loại tài nguyên đất, nước; các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và sự tuyệt chủng; các vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; các phương pháp xử lý chất thải, ủ phân compost, sản xuất biogas và tái sử dụng chất thải hữu cơ… Sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng đọc hiểu, trích dẫn, dịch, viết và tìm tài liệu tiếng anh chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

  1. 608.      [ERM303] Vi sinh vật môi trường (Environmental Microbiology)

(2; 30; 0)

Học phần này cung cấp sinh viên các kiến thức về hình thái vi sinh vật và các nhóm vi sinh vật ứng dụng trong công nghệ môi trường. Các quá trình sinh lý cơ bản của vi sinh vật và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.

  1. 609.      [ERM304] Thực hành Vi sinh vật môi trường (Experiment of Environmental Microbiology)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Vi sinh vật môi trường.

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cần thiết và kỹ năng cơ bản về thí nghiệm vi sinh môi trường: Các phương pháp và môi trường nuôi cấy, phân lập vi sinh vật, phương pháp xác định mật số vi sinh vật trong môi trường,… Từ đó, ứng dụng vào phân tích các chỉ tiêu vi sinh môi trường. Hệ thống hóa các phương pháp, so sánh, đánh giá và đề xuất phương pháp phân tích phù hợp. Mặt khác, học phần giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

  1. 610.      [ERM305] Dân số, sức khỏe và môi trường (Population, Health and Environment)

(2; 30; 0)

Học phần hướng dẫn sinh viên cách phân tích được tình hình phát triển dân số trên thế giới và ở Việt Nam, các ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến môi trường cũng như sức khỏe của con người. Tổng hợp kiến thức về mối tương tác giữa dân số, sức khỏe và môi trường, đồng thời giúp sinh viên chỉ ra được yếu tố nào cần phải được tác động để con người có thể sống khỏe mạnh trong xã hội phát triển bền vững.

  1. 611.      [ERM306] Địa chất môi trường (Environmental Geology)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quan, vấn đề cơ bản và phương pháp luận của môn học Địa chất môi trường, từ đó có thể áp dụng các nguyên lý và tri thức địa chất nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh khi con người chiếm hữu, khai thác môi trường tự nhiên hoặc vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Ðịa chất môi trường cung cấp những kiến thức cơ bản để quy hoạch, quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, phát triển kinh tế bền vững. Học phần gồm các vấn đề chính sau: Vật chất trái đất: trái đất, khoáng vật, đá; Các quá trình địa chất nội sinh, ngoại sinh xảy ra trong quá trình phát triển của trái đất; Các vấn đề môi trường liên quan đến các quá trình địa chất.; Các hoạt động của con người liên quan đến địa chất và môi trường.

  1. 612.      [ERM307] Quản lý tài nguyên nước (Water Resources Management)

(2; 30; 0)

Trước tình hình tài nguyên nước ngày càng khan hiếm về số lượng và yếu về chất lượng, môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản có thể phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước sau khi ra trường. Môn học gồm có 6 chương: Kiến thức cơ bản, vai trò và thực trạng tài nguyên nước hiện nay cũng như tình hình quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam. Từ đó tìm ra các nguyên nhân đã, đang và sẽ gây ô nhiễm tài nguyên nước; Tiếp cận với nhu cầu sử dụng nước hiện nay và nhu cầu sử dụng nước cho phát triển nông thôn trong khu vực. Từ đó, có các giải pháp quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước này.

  1. 613.      [ERM308] Quản lý tài nguyên đất đai (Land Resource Management)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về tài nguyên đất đai, chức năng của đất đai, các nguồn tài nguyên của đất đai, hiện trạng sử dụng đất đai trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, việc quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Môn học cũng cho thấy các vấn đề tồn tại về quản lý tài nguyên đất đai, từ đó đưa ra các biện pháp, chiến lược nhằm quản lý và phát triển bền vững nguồn tài nguyên đất đai.

  1. 614.      [ERM309] Quản lý tài nguyên rừng (Forestry Management)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp kiến thức về tài nguyên rừng, các hệ sinh thái rừng, tầm quan trọng của tài nguyên rừng, tìm kiếm mức khai thác hợp lý, định ra các chính sách phù hợp để bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Có kỹ năng: tiếp cận vấn đề, tư duy và áp dụng phương pháp trong quản lý tài nguyên rừng. Phẩm chất làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình. Có nghiệp vụ quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng thích hợp xu thế toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế.

  1. 615.      [ERM310] Tài nguyên khoáng sản (Mineral Resources)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp sinh viên các kiến thức khái quát về đặc điểm địa chất, thành phần vật chất, nguồn gốc và điều kiện thành tạo của các khoáng sản cũng như quy luật phân bố của chúng trong không gian và theo thời gian; việc khai thác, quản lý tài nguyên khoáng sản và tác động đến môi trường. Ngoài ra, môn học còn đưa ra hiện trạng khai thác và công tác quản lý tài nguyên khoáng sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp quản lý bền vững.

  1. 616.      [ERM311] Tài nguyên đất ngập nước (Wetland Resources)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Sinh thái học môi trường.

Học phần song hành: Quản lý tài nguyên đất đai.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về tài nguyên đất ngập nước, chức năng và giá trị của đất ngập nước, thuộc tính, sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái đất ngập nước, cơ chế chuyển vận chất ô nhiễm trong đất ngập nước. Môn học cũng cho thấy các nguy cơ đối với hệ sinh thái đất ngập nước, thực trạng, thách thức và giải pháp trong việc khai thác, quản lý, bảo tồn bền vững tài nguyên đất ngập nước Việt Nam.

  1. 617.      [ERM312] Quản lý môi trường và tài nguyên biển (Marine Resources and Environmental Management)

(2; 30; 0)

Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường, tài nguyên biển và tầm quan trọng của tài nguyên biển đối với phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai bởi nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú và đa dạng đang thỏa mãn nhu cầu phát triển ngày càng cao. Tuy nhiên các nguồn tài nguyên biển không phải là vô tận và nó đang cạn kiệt từng ngày do bị ô nhiễm và việc khai thác quá mức và không hợp lý của con người cho mục tiêu kinh tế trước mắt. Từ đó giúp sinh viên thấy được tầm quan trọng của phương pháp quản lý tổng hợp môi trường biển nhằm khai thác các nguồn lợi biển có hiệu quả về mặt kinh tế, đáp ứng những nhu cầu của con người trong cuộc sống, nhưng vẫn phải đảm bảo tốc độ tái tạo, phục hồi các nguồn lợi tự nhiên vốn có của biển.

  1. 618.      [ERM313] Thực tập thực tế 1 – QLMT (Field Trip 1)

(2; 0; 60)

Sinh viên tìm hiểu hiện trạng quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như học tập cách xử lý các vấn đề môi trường liên quan. Sinh viên có thể thực tập theo các chuyên đề: Các hệ sinh thái biển, đảo; Các Vườn quốc gia; Các khu khai thác khoáng sản; Các hệ sinh thái đất ngập nước; Du lịch sinh thái.

  1. 619.      [ERM501] Kinh tế tài nguyên môi trường (Economics of Environment)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học kiến thức liên quan đến công tác quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trong cơ chế thị trường để phát triển bền vững; phân tích, đánh giá tất cả các vấn đề liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện; vận dụng các kiến thức về kinh tế trong lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý.

  1. 620.      [ERM502] Bảo tồn đa dạng sinh học (Biodiversity Conservation)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản về đa dạng sinh học, cơ sở, nguyên tắc, phương thức và tổ chức quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Giới thiệu về đa dạng sinh học và suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam. Từ đó lập kế hoạch điều tra, giám sát đa dạng sinh học.

  1. 621.      [ERM503] Kỹ thuật truyền thông môi trường (Environmental Communications Technique)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm về truyền thông và các công cụ, phương pháp truyền thông hiệu quả, phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng. Cung cấp cho sinh viên một số kỹ năng mềm cần thiết trong truyền thông môi trường.

  1. 622.      [ERM504] Quản lý môi trường nông nghiệp (Management of Agricultural Environment)

(2; 30; 0)

Học phần giúp cho sinh viên trang bị kiến thức và phương pháp phân tích tổng hợp về vấn đề môi trường trong các lĩnh vực canh tác nông nghiệp, từ đó tìm thấy được các giải pháp, biện pháp hiệu quả trong quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn. Có kỹ năng tiếp cận vấn đề, tư duy và áp dụng phương pháp trong quản lý môi trường nông nghiệp. Phẩm chất làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình trong quá trình học tập và nghiên cứu. Vận dụng và đề xuất các biệp pháp và chính sách trong quản lý môi trường nông nghiệp phù hợp với xu thế phát triển bền vững của đất nước.

  1. 623.      [ERM505] Viễn thám (Remote Sensing)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản của công nghệ viễn thám như cơ sở vật lý, các đặc điểm cơ bản của một số vệ tinh quan trắc Trái Đất, quy trình thu thập và xử lý ảnh vệ tinh, viễn thám nhiệt, ứng dụng của công nghệ viễn thám trong giám sát tài nguyên, nghiên cứu địa chất, môi trường và tai biến thiên nhiên

  1. 624.      [ERM506] Thực tập thực tế 2 – QLMT (Field Trip 2)

(2; 0; 60)

Sinh viên tìm hiểu hiện trạng môi trường của Đồng Bằng Sông Cửu Long, cũng như học tập cách quản lý và xử lý vấn đề môi trường của các tỉnh. Ngoài ra, thực tập thực tế còn giúp cho sinh viên có thể định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình sao cho phù hợp với nhu cầu của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sinh viên có thể thực tập thực tế về các lĩnh vực: Các mô hình xử lý chất thải tại các Sở, Viện Trường trong và ngoài tỉnh; Các mô hình xử lý chất thải của các công ty; Rừng ngập mặn và hệ sinh thái biển tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang;….Ngoài ra sinh viên còn được tham quan các mô hình sản xuất thành công khác.

  1. 625.      [ERM510] Phân tích hệ thống môi trường (Environmental Systems Analysis)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học một số các công cụ phân tích liên quan đến các hệ thống tự nhiên, xã hội nhằm giải quyết các nhiệm vụ phân tích trong lĩnh vực môi trường như: Phương pháp phân tích SWOT, Đánh giá tác động môi trường; Đánh giá chu trình sống; Phân tích luồng vật chất; Phân tích rủi ro môi trường. Phát triển cho người học các kỹ năng của 6 bậc tri thức: kiến thức – hiểu – áp dụng – tích – tổng hợp - đánh giá nhằm áp dụng vào nghiên cứu , quản lý trong lĩnh vực môi trường. Có khả năng làm việc nhóm, trình bày ý tưởng.

  1. 626.      [ERM511] Kiểm toán môi trường (Environmental Auditing)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học kiến thức liên quan đến đến những lợi ích, những yêu cầu cần thiết và những bước cụ thể tiến hành kiểm toán giảm thiểu chất thải công ngiệp; phân tích, đánh giá tất cả các vấn đề liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện; vận dụng các loại hình kiểm toán trong lĩnh vực môi trường.

  1. 627.      [ERM902] Thực tập cuối khóa – QLMT (Special Practice on Environmental Management)

(5; 0; 150)

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức thực tế để củng cố các môn học lý thuyết trên lớp. Bao gồm các lĩnh vực như: đánh giá tác động môi trường, công nghệ sạch và Iso, xử lý chất thải và các lĩnh vực về tài nguyên và đa dạng sinh học. Ngoài ra, sinh viên có thể thực hiện những nghiên cứu này xuất phát từ ý tưởng riêng của mình với sự hướng dẫn của các cán bộ, giảng viên chuyên ngành trong và ngoài trường. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên sẽ biết viết một bài báo cáo khoa học hoàn chỉnh.

  1. 628.      [ERM905] Khóa luận tốt nghiệp – QLMT (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Sinh viên sẽ thực hiện khóa luận tốt nghiệp với các kiến thức đã được học. Chủ đề thực hiện khóa luận tốt nghiệp như các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, phân tích, đánh giá, nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.

  1. 629.      [ERM910] Hệ thống quản lý môi trường và ISO 14001 (Environmental Management System and ISO 14001)

(3; 45; 0)

Học phần trang bị kiến thức về các lĩnh vực chính của bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, trong đó đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố cơ bản của hệ thống quản lý môi trường EMS theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và các vấn đề khác như tình hình áp dụng, lợi ích, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm khi thực thi tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

  1. 630.      [ERM911] Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng (Community-Based Resource Management)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Cơ sở khoa học môi trường; Sinh thái học môi trường.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, các khái niệm về văn hóa, luật tục và quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, kiến thức quản lý tài nguyên và khung pháp lý liên quan tại Việt Nam.

  1. 631.      [ERM912] Du lịch sinh thái – QLMT (Ecotourism)

(2; 30; 0)

Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái cũng như biết cách quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái. Bên cạnh đó còn giúp sinh viên đánh giá những vấn đề môi trường liên quan đến du lịch, trong đó có đề cập đến khía cạnh văn hóa du lịch và du lịch văn hóa. Đồng thời giới thiệu một số địa danh du lịch sinh thái điển hình ở Đồng bằng sông Cửu Long.

  1. 632.      [ESP303] Tiếng Anh chuyên ngành CNSH – CĐ (English for Biotechnology)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp các kiến thức về công nghệ sinh học bằng vốn từ vựng tiếng Anh, các thuật ngữ chuyên ngành công nghệ sinh học, đọc hiểu và dịch thuật các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh. Nội dung bao gồm tế bào sinh vật, di truyền hoc, để người học hiểu biết các thuật ngữ có liên quan đến công nghệ sinh học.

  1. 633.      [ESP305] Tiếng Anh chuyên ngành TH (English for Computing)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về tiếng Anh chuyên ngành Tin học bao gồm các phần sau: The Computer, History of Computer, Characteristics of Computer, Hardware and Software, Mainframes, Central Process Unit, Types of memory, Disk and Disk Drive, Printer, Terminals.

  1. 634.      [ESP306] Tiếng Anh chuyên ngành Địa lý (English for Geography)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần tiếng Anh chuyên ngành Địa lý giúp sinh viên hệ thống lại và tăng cường thêm kiến thức ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh cần thiết để nghiên cứu tài liệu chuyên ngành. Qua các hoạt đông giao tiếp đa dạng (thảo luận, thuyết trình), sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành. Đồng thời sinh viên cũng được trang bị kĩ năng tự học, nghiên cứu, khai thác và tìm tài liệu trên những phương tiện thông tin khác nhau và sử dụng Tiếng Anh để trao dồi chuyên môn.

  1. 635.      [ESP308] Tiếng Anh chuyên ngành – SP Toán học (English for Maths)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên những thuật ngữ chuyên ngành Toán về Đại số, Hình học, Giải tích, Số học… Giúp sinh viên có thể đọc hiểu một số định lý, một số bài chứng minh định lý Toán học đơn giản, nắm được cách trình bày bài giải một bài toán cơ bản bằng tiếng Anh và có thể nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

  1. 636.      [ESP309] Tiếng Anh chuyên ngành GDCT (English for Political Education)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần giúp sinh viên có được kiến thức cơ bản về tiếng Anh chuyên ngành giáo dục chính trị, tiếp cận sử dụng các nguồn học liệu tiếng Anh chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực chính trị, phục vụ cho công tác học thuật, nghiên cứu chuyên môn. Sau khóa học sinh viên phát triển kỹ năng đọc hiểu, phân tích và tóm tắt tài liệu tiếng Anh chuyên ngành chính trị.

  1. 637.      [ESP310] Tiếng Anh chuyên ngành CNSH (English for Biotechnology)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần cung cấp các kiến thức về công nghệ sinh học bằng vốn từ vựng tiếng Anh, các thuật ngữ chuyên ngành công nghệ sinh học, đọc hiểu và dịch thuật các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh. Nội dung bao gồm tế bào sinh vật, di truyền học, để người học hiểu biết các thuật ngữ có liên quan đến công nghệ sinh học.

  1. 638.      [ESP311] Tiếng Anh chuyên ngành CNTP (English for Food Technology)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Tiếng Anh 2.

Học phần này giúp cung cấp từ vựng chuyên ngành công nghệ thực phẩm cho sinh viên. Từ đó, sinh viên có khả năng đọc hiểu, lấy thông tin một cách nhanh chóng từ các nguồn tài liệu và tạp chí chuyên ngành được viết bằng tiếng Anh.

  1. 639.      [ESP501] Tiếng Anh chuyên ngành TT 1 (English for Crop Science)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những từ vựng chuyên môn trong ngành trồng trọt về các chủ đề như các bộ phận của cây và chức năng của chúng, vòng đời của cây, nguồn gốc và cấu tạo đất, tưới tiêu nước, phân hữu cơ và phân hoá học, kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh cây, vườn rau gia đình kinh doanh. Sinh viên được cung cấp phiên âm, ngữ nghĩa, bài dịch mẫu, đáp án các bài tập của giáo trình.

  1. 640.      [ESP503] Tiếng Anh chuyên ngành môi trường (English for Environmental Engineering)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Tiếng Anh 2.

Học phần trang bị cho người học kiến thức tiếng Anh các từ chuyên ngành môi trường; Kỹ năng giúp sinh viên đọc hiểu các tài liệu, sách báo chuyên ngành bằng tiếng anh. Hơn nữa, sinh viên biết phân tích, đánh giá và vận dụng các bài tiếng anh chuyên ngành về các loại tài nguyên và hệ sinh thái, dân số, an toàn lương thực, các vấn đề môi trường liên quan đến đất, nước, không khí, chất thải rắn, và các phương pháp xử lý nước thải của ngành công nghệ kỹ thuật môi trường.

  1. 641.      [ESP504] Tiếng Anh ngành chăn nuôi (English for Animal Science)

(4; 60; 0)

Học phần cung cấp cung cấp một số tài liệu có liên quan đến chuyên ngành giúp sinh viên có vốn từ để đọc hiểu một số tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh. Môn học cũng cung cấp một số kiến thức cơ bản trong việc sử dụng tiếng Anh như nghĩa của các cụm từ chuyên ngành, phân tích câu và một số cấu trúc ngữ pháp thường sử dụng trong các tài liệu chuyên ngành, cách dịch thuật trong sữ dụng tài liệu chuyên ngành.

  1. 642.      [ESP505] Tiếng Anh chuyên ngành – SPHH (English for Chemistry)

(4; 60; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần này trang bị và rèn luyện cho người học các kỹ năng của ngôn ngữ Tiếng Anh áp dụng cho chuyên ngành Hóa học. Nâng cao trình độ trao đổi chuyên môn, làm việc nhóm cũng như rèn luyện ý thức tự học, tự nghiên cứu các văn bản, tài liệu, sách báo bằng ngôn ngữ Tiếng Anh. Từ đó, người học có thể tự tin tham gia viết bài báo khoa học, trình bày kiến thức và dạy học bằng Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp.

  1. 643.      [ESP506] Tiếng Anh cho Vật lý (English for Physics)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần cung cấp những kiến thức về vật lý được trình bày dưới dạng các bài đọc bằng tiếng Anh và các yêu cầu theo cấu trúc: từ mới, bài đọc và tìm hiểu nội dung bài, sau cùng là các bài tập mở rộng. Nội dung bài đọc là những vấn đề vật lý đã được đề cập trong các môn vật lý giúp sinh viên dễ dàng sử dụng để đọc các tài liệu chuyên ngành sau này.

  1. 644.      [ESP509] Tiếng Anh chuyên ngành KTQTKD 1 (Business English 1)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần giới thiệu các chủ đề Tiếng Anh trong lĩnh vực kinh tế. Ở mỗi chủ đề, sinh viên sẽ tham gia các hoạt động để phát triển toàn diện 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết để hướng đến giúp sinh viên có thể vận dụng linh hoạt kiến thức vào công việc và giao tiếp.

  1. 645.      [ESP510] Tiếng Anh chuyên ngành KTQTKD 2 (Business English 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh chuyên ngành KTQTKD 1.

Học phần tiếp tục giới thiệu các chủ đề Tiếng Anh phức tạp hơn trong lĩnh vực kinh tế. Ở mỗi chủ đề, sinh viên sẽ tham gia các hoạt động để phát triển toàn diện 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết để hướng đến giúp sinh viên có thể vận dụng linh hoạt kiến thức vào công việc và giao tiếp.

  1. 646.      [ESP516] Tiếng Anh cho Sinh học (English for Biology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về thuật ngữ Sinh học tiếng Anh. Nội dung bài học được thiết kế theo chủ điểm, giúp cho người học hiểu rõ những khái niệm về sinh học thông qua các cụm từ, các thành ngữ, cấu trúc ngữ pháp qua từng đơn vị bài học, nhằm phát triển các kỹ năng ngôn ngữ như nghe – nói, đọc – viết. Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng tham khảo tài liệu tiếng Anh để phục vụ cho công việc cũng như khi học tiếp lên các bậc học cao hơn.

  1. 647.      [ESP518] Tiếng Anh chuyên ngành PTNT (English for Rural Development)

(2; 30; 0)

Sinh viên sẽ được giới thiệu kiến thức cơ bản nhất trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng tài liệu tiếng Anh. Qua học phần này, sinh viên sẽ được tăng cường khả năng đọc hiểu, kỹ năng nói và thảo luận các vấn đề phát triển nông thôn bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

  1. 648.      [ESP524] Tiếng Anh chuyên ngành Lịch sử (English for History)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về Lịch sử bằng tiếng Anh. Nội dung bài học được thiết kế theo chủ điểm, giúp cho người học hiểu rõ những khái niệm về Sử học thông qua các cụm từ, các thành ngữ, cấu trúc ngữ pháp qua từng đơn vị bài học. Học phần cũng góp phần phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có thể nghiên cứu, tham khảo tài liệu tiếng Anh để phục vụ cho công việc.

  1. 649.      [ESP527] Tiếng Anh chuyên ngành nuôi trồng thủy sản (English for Aquaculture)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần nhằm nâng cao khả năng sử dụng và ứng dụng ngoại ngữ trong chuyên ngành thủy sản thông qua việc trang bị cho sinh viên: Vốn từ vựng chuyên ngành và ngữ pháp về ngoại ngữ chuyên ngành; Khả năng đọc hiểu các sách, tài liệu tham khảo và các bài báo khoa học quốc tế chuyên ngành Thủy sản sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng Anh; - Khả năng thảo luận nhóm và cách trình bày báo cáo khoa học bằng tiếng Anh trong chuyên ngành Thủy sản.

  1. 650.      [ESP529] Tiếng Anh chuyên ngành KTQT (English for International Economics)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần song hành: Nghiệp vụ ngoại thương.

Học phần này sẽ cung cấp vốn từ vựng chuyên ngành dành cho các nghiệp vụ trong giao dịch mua bán ngoại thương. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng về viết thư tín thương mại, về phân tích các giao dịch thanh toán quốc tế, về ứng dụng vận tải giao nhận trong hoạt động ngoại thương. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị tác phong làm việc chuyên nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế.

  1. 651.      [ESP530] Tiếng Anh chuyên ngành Luật (Specialized English Law)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tiếng Anh 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức Tiếng Anh chuyên ngành Luật thông qua các chủ đề có liên quan đến Luật Kinh tế Luật Hình sự, Luật Dân sự… nhằm giúp sinh viên tăng cường vốn từ vựng về luật từ tăng cường khả năng ngôn ngữ để có thể tham khảo các tài liệu có liên quan đến lĩnh luật kinh tế chính trị.

  1. 652.      [FBI501] Nấm học (Mycology)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp kiến thức về một số loài nấm, đặc điểm cấu trúc của tế bào nấm, đặc điểm sinh học của nấm trong tự nhiên, những mặt có lợi và có hại của chúng trên người, gia súc và cây trồng. Môn học giúp sinh viên hình thành kỹ năng phân lập, phân loại nấm, nuôi cấy và bảo quản nấm, giúp sinh viên có khả năng tư duy độc lập,J671 nhìn nhận vấn đề, phân tích và khám phá tính đa dạng sinh học của nấm để tìm cách ứng dụng hoặc phòng tránh.

  1. 653.      [FBI502] Virus học (Basic of Viriology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức căn bản về cấu tạo và chức năng của virus. Phân biệt được các đặt tính đa dạng của virus, hiểu được các kỹ thuật để chẩn đoán, phát hiện virus. Đồng thời giúp sinh viên hiểu được sự tác động của virus trong xã hội.

  1. 654.      [FBI503] Vi khuẩn học (Bacteriology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cơ bản và chuyên sâu về vi khuẩn; hệ thống phân loại vi khuẩn; cấu trúc tế bào vi khuẩn; các đặc điểm sinh lý, sinh hóa, di truyền của vi khuẩn; và ứng dụng vi khuẩn trong đời sống. Ngoài ra, một số kỹ năng thực hành thí nghiệm về vi khuẩn và ứng dụng vi khuẩn trong nghiên cứu và đời sống cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học.

  1. 655.      [FBI505] Kỹ thuật phân tích chỉ tiêu vi sinh vật (Microbiological Analysis)

(3; 15; 60)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các chỉ tiêu vi sinh vật thường được kiểm soát trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm; phương pháp thu, bảo quản và chuẩn bị mẫu; các kỹ thuật cơ bản trong phân tích và kiểm nghiệm vi sinh vật; và qui trình phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật theo TCVN, AOAC và FDA. Đồng thời, sinh viên được tiến hành các quy trình kiểm nghiệm một số chỉ tiêu vi sinh vật trong quá trình thực hành môn học.

  1. 656.      [FBI507] Công nghệ lên men các phụ phẩm nông nghiệp và CNTP (Fermentation Technology for Agricultural Commodity and Food By-Products)

(3; 30; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về nguồn phụ phế phẩm phát sinh từ các ngành nông nghiệp (trồng trọt chăn nuôi...) và công nghệ thực phẩm từ đó sinh viên có thể ứng dụng kiến thức về lên men vi sinh vật để xử lí giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời giúp thu nhận các sản phẩm có giá trị ở dạng nhiên liệu sinh học hoặc các hợp chất hữu cơ như phân bón thức ăn chăn nuôi.

  1. 657.      [FBI508] Chuyển hóa sinh học (Biotransformation)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Sinh hóa học.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về những nguyên lý cơ bản về các quá trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên, chuyển hóa nitơ và ý nghĩa của chúng, chuyển hóa tinh bột, chuyển hóa các hợp chất carbon, chuyển hóa lipid, cellulose

  1. 658.      [FBI509] Vi sinh vật học trong chăn nuôi thú y (Veterinary Microbiology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc tính cơ bản về hình thái học, sinh hóa học, tính chất nuôi cấy và tính gây bệnh của các vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh phổ biến cho các loại gia súc gia cầm chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phục vụ cho việc chẩn đoán và phòng trị bệnh truyền nhiễm của gia súc, gia cầm.

  1. 659.      [FBI510] Vi sinh vật trong y học (Medical Microbiology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về những nguyên lý cơ bản về các vi sinh vật mục tiêu trong sản xuất sinh phẩm, các qui trình sản xuất sinh khối vi sinh vật, vaccin và các dược liệu ứng dụng trong thực phẩm và dược phẩm

  1. 660.      [FBI511] Vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản (Applied Microbiology in Aquaculture Processing)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp các kiến thức về hệ vi sinh vật gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản, các tác hại của chúng, các nguy cơ an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, các biện pháp vệ sinh vùng nuôi, quản lý môi trường nuôi và sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng và sản xuất thủy sản.

  1. 661.      [FBI513] Công nghệ sinh học thực phẩm – CNSH (Food Biotechnology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh hóa học, Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp các kiến thức về thành phần, cấu trúc, chức năng thực phẩm. Giới thiệu vi sinh vật thực phẩm và ứng dụng lên men các sản phẩm truyền thống. Ứng dụng enzyme trong quá trình thủy phân và chuyển hóa các thành phần thực phẩm. Các ứng dụng khác của công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, một số kỹ năng thực hành thí nghiệm liên quan đến lĩnh vực lên men qui mô phòng thí nghiệm cũng được rèn luyện cho sinh viên trong quá trình thực hành môn học.

  1. 662.      [FBI514] Kỹ thuật phân tích chỉ tiêu vi sinh vật – CĐ CNSH (Microbiological Analysis)

(3; 25; 40)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các chỉ tiêu vi sinh vật thường được kiểm soát trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm; phương pháp thu, bảo quản và chuẩn bị mẫu; các kỹ thuật cơ bản trong phân tích và kiểm nghiệm vi sinh vật; và qui trình phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật theo TCVN, AOAC và FDA. Đồng thời, sinh viên được tiến hành các quy trình kiểm nghiệm một số chỉ tiêu vi sinh vật trong quá trình thực hành môn học.

  1. 663.      [FBI515] Công nghệ sinh học thực phẩm – CĐ CNSH (Food Biotechnology)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương, Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp các kiến thức về thành phần, cấu trúc, chức năng thực phẩm. Giới thiệu vi sinh vật thực phẩm và ứng dụng lên men các sản phẩm truyền thống; ứng dụng enzyme trong quá trình thủy phân và chuyển hóa các thành phần thực phẩm; các ứng dụng khác của công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

  1. 664.      [FBI916] Công nghệ chế biến thủy sản (Fisheries Processing Technology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương, Công nghệ sinh học thực phẩm.

Học phần cung cấp các kiến thức về các quá trình làm lạnh, lạnh đông, ướp muối, làm khô trong chế biến thủy hải sản. Sinh viên hiểu được các biến đổi xảy ra trong quá trình chế biến và bảo quản và cách khắc phục cách biến đổi nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm thủy hải sản. Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị các quy trình công nghệ trong chế biến thủy hải sản.

  1. 665.      [FBI917] Công nghệ sản xuất sinh phẩm (Microbial Biomass Processing Technology)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về những nguyên lý cơ bản về các vi sinh vật mục tiêu trong sản xuất sinh phẩm, các qui trình sản xuất sinh khối vi sinh vật, vaccin và các dược liệu ứng dụng trong thực phẩm và dược phẩm

  1. 666.      [FBI918] SQF – HACCP (SQF - HACCP)

(2; 30; 0)

Sinh viên ứng dụng bộ tiêu chuẩn SQF – HACCP trong sản xuất thực phẩm, các qui trình thao tác và vận hành bộ tiêu chuẩn này cho một nhà máy thực phẩm, cách nhận định CCP và giảm thiểu tác hại cho mối nguy đó nhằm đảm bảo sản phẩm được an toàn.

  1. 667.      [FBI919] Công nghệ lên men các phụ phẩm nông nghiệp và CNTP (Fermentation Technology for Agricultural Commodity and Food By-Products)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về nguồn phụ phế phẩm phát sinh từ các ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,...) và công nghệ thực phẩm, từ đó sinh viên có thể ứng dụng kiến thức về lên men vi sinh vật để xử lí giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời giúp thu nhận các sản phẩm có giá trị ở dạng nhiên liệu sinh học hoặc các hợp chất hữu cơ như phân bón, thức ăn chăn nuôi.

  1. 668.      [FBI920] Công nghệ chế biến thực phẩm (Food Processing Technology)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp kiến thức tổng quát về các kỹ thuật trong chế biến thực phẩm cũng như vai trò của công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm. Nội dung bao gồm: đại cương về hệ thống thực phẩm, giới thiệu các nhóm nguyên liệu thực phẩm, nguyên lí của các quá trình công nghệ cơ bản, một số qui trình sản xuất thực phẩm đại diện và ứng dụng của công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm

  1. 669.      [FBI921] Công nghệ bảo quản thực phẩm (Food Preservation Technology)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức trong bảo quản thực phẩm; các phương pháp bảo quản thực phẩm. Nội dung bao gồm những phương pháp bảo quản truyền thống như kiểm soát ẩm, pH... và các phương pháp bảo quản mới như siêu âm, xung điện,...

  1. 670.      [FBI922] Ứng dụng CNSH trong bảo quản nông sản thực phẩm (Agricultural Product Preservation Biotechnology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Các phương pháp và ứng dụng Công nghệ sinh học trong bảo quản nông sản thực phẩm. Nội dung bao gồm Ứng dụng Công nghệ sinh học trong giảm tổn thất sau thu hoạch, những phương pháp sinh học trong bảo quản thuỷ sản, rau quả và lương thực như sử dụng chất kháng sinh tự nhiên, các chất chống oxy hóa tự nhiên, các enzyme,….

  1. 671.      [FBI923] Ứng dụng CNSH trong chế biến thuỷ sản (Biotechnology in Aquatic Product Processing)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp các kiến thức về thành phần hóa học của động vật thủy sản, vai trò của vi sinh vật đối với sản phẩm thuỷ sản, ứng dụng vi sinh vật trong chế biến các sản phẩm lên men từ các nguyên liệu thuỷ sản. Bên cạnh đó, hiểu được các biến đổi xảy ra và cách khắc phục các biến đổi nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm thủy hải sản trong quá trình chế biến và bảo quản.

  1. 672.      [FIN101] Giới thiệu ngành – ĐH NH (Introduction to Banking and Finance)

(1; 15; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quan về ngành Tài chính – Ngân hàng, cấu trúc của chương trình đào tạo của ngành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng cần thiết để học tập và hướng dẫn sinh viên thiết kế, xây dựng chương trình học tập phù hợp với yêu cầu và năng lực của từng sinh viên.

  1. 673.      [FIN102] Giới thiệu ngành – ĐH TC (Introduction to Corporate Finance)

(1; 15; 0)

Học phần giới thiệu ngành Tài chính doanh nghiệp giới thiệu cho sinh viên năm thứ nhất ngành Tài chính doanh nghiệp nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo của ngành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng cần thiết để học tập và hướng dẫn sinh viên thiết kế, xây dựng chương trình học tập phù hợp với yêu cầu và năng lực của từng người.

  1. 674.      [FIN301] Thuế – CĐ (Taxation)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán.

Học phần cung cấp cho sinh viên khái niệm, bản chất, chức năng và vai trò của thuế; nội dung của các luật thuế hiện hành tại Việt Nam; phạm vi áp dụng cũng như sự vận hành của hệ thống thuế. Qua đó, sinh viên có thể tính toán, kê khai các loại thuế theo qui định, đồng thời có thể tự cập nhật những thay đổi của chính sách thuế; thảo luận nhóm và trình bày quan điểm về các tình huống thuế trong thực tiễn.

  1. 675.      [FIN501] Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ (Financial and Monetary Theory)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kinh tế vĩ mô.

Học phần giúp cho người học tiếp cận một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lĩnh vực Tài chính và Tiền tệ trong cơ chế thị trường bao gồm: Lý luận cơ bản về tài chính, Lý luận cơ bản về tiền tệ, Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, Trung gian tài chính, Ngân hàng trung ương, Tài chính quốc tế, Thị trường tài chính… và vận dụng những kiến thức này có hiệu quả vào thực tiễn quản lý kinh tế.

  1. 676.      [FIN502] Quản trị tài chính 1 (Financial Management 1)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ.

Đây là một trong những học phần quan trọng của chương trình đào tạo chuyên ngành tài chính doanh nghiệp. Học phần giúp sinh viên hình thành những nhận thức cốt lõi và đồng thời cung cấp các công cụ, phương pháp, mô hình để giải quyết các bài toán về giá trị thời gian của tiền tệ; ước định giá trị tài sản, dự án đầu tư; phân tích tỷ số tài chính; hoạch định lợi nhuận, các dòng tiền; đánh giá hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

  1. 677.      [FIN503] Thuế (Taxation)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán.

Học phần cung cấp cho sinh viên khái niệm, bản chất, chức năng và vai trò của thuế; nội dung của các luật thuế hiện hành tại Việt Nam; phạm vi áp dụng cũng như sự vận hành của hệ thống thuế. Qua đó, sinh viên có thể tính toán, kê khai các loại thuế theo qui định, đồng thời có thể tự cập nhật những thay đổi, phân tích tác động của các thay đổi đó đến hoạt động của doanh nghiệp; thảo luận nhóm và trình bày quan điểm về các tình huống thuế trong thực tiễn.

  1. 678.      [FIN504] Tài chính quốc tế (International Finance)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Quản trị tài chính 1.

Học phần này giúp cho sinh viên hiểu và phân tích được các chính sách kinh tế, tài chính mà các chính phủ có thể áp dụng để thực hiện công tác tài chính quốc tế của quốc gia mình như: Hiểu và giải thích được sự biến động của tỷ, dự báo và phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, môn học còn giúp sinh viên hiểu được đặc điểm, nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng tiền tệ và các nội dung khác có liên quan.

  1. 679.      [FIN505] Thị trường chứng khoán (Stock Market)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Quản trị tài chính 1.

Học phần cung cấp những kiến thức tổng quan về khái niệm, phân loại, phương thức hoạt động thị trường chứng khoán; đặc điểm, phương pháp định giá và phân tích chứng khoán. Kết thúc học phần, sinh viên có thể đọc hiểu những thông tin trên thị trường để có thể tham gia vào thị trường chứng khoán; Nhận biết đặc điểm chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán và vận dụng để phân tích và ra quyết định đầu tư chứng khoán.

  1. 680.      [FIN506] Quản trị tài chính 2 (Financial Management 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Quản trị tài chính 1.

Đây là một trong những học phần quan trọng của chương trình đào tạo chuyên ngành tài chính doanh nghiệp. Quản trị tài chính 2 hình thành những nhận thức cốt lõi và đồng thời cung cấp các công cụ, phương pháp, mô hình để quản trị tài sản lưu động, lựa chọn nguồn vốn ngoại sinh dài hạn, tạo lợi nhuận và nguồn vốn nội sinh, kiểm soát rủi ro, gia tăng giá trị và xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn hạn lẫn dài hạn cho doanh nghiệp.

  1. 681.      [FIN507] Phân tích tài chính (Financial Analysis)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Quản trị tài chính 1.

Học phần sẽ trang bị các phương pháp và kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại nhằm cung cấp thông tin giúp các đối tượng có liên quan như nhà đầu tư, chủ nợ, chủ doanh nghiệp và các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước đánh giá đúng sức mạnh tài chính, hiệu quả kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp. Để từ đó, đưa ra các quyết định đúng đắn và có thể thực hiện được trong tương lai với những mục tiêu mà họ quan tâm.

  1. 682.      [FIN508] Nguyên lý thẩm định giá (The Principle of Valuation)

(3; 45; 0)

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản liên quan đến thẩm định giá như cơ sở về giá trị, nguyên tắc, phương pháp, quy trình và tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và Việt Nam. Kết thúc học phần, sinh viên có thể thu thập và thẩm định một số tài sản cơ bản. Học phần là cơ sở cho việc nghiên cứu các học phần chuyên sâu như định giá giá trị doanh nghiệp và các tài sản khác.

  1. 683.      [FIN510] Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Commercial Bank Operations)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ.

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về hệ thống ngân hàng thương mại và kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng thương mại phổ biến trong nước và trên thế giới: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng - bảo lãnh, và các dịch vụ ngân hàng. Sinh viên vận dụng các nghiệp vụ để giải quyết các phát sinh bằng những tình huống nhằm cụ thể hóa lý thuyết thông qua thực hành.

  1. 684.      [FIN511] Thanh toán quốc tế B (International Payment B)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp các kiến thức khái quát về tỷ giá hối, các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ thị trường ngoại hối, các phương tiện thanh toán và các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại.

  1. 685.      [FIN512] Quản trị ngân hàng thương mại (Commercial Bank Management)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Quản trị tài chính 1, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại.

Học phần cung cấp các kiến thức và kỹ năng trong quản trị nguồn vốn, tài sản của ngân hàng thương mại nhằm hạn chế rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

  1. 686.      [FIN513] Tiền tệ – Ngân hàng (Money - Banking)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Lý thuyết tài chính – tiền tệ.

Những kiến thức cơ bản về tiền tệ và ngân hàng như: các vấn đề lưu thông tiền tệ, lạm phát và chống lạm phát, tín dụng và thị trường tài chính, các tổ chức tín dụng và chính sách tiền tệ quốc gia, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, những vấn đề cơ bản trong quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế,… và vận dụng chúng có hiệu quả vào thực tiễn quản lý kinh tế ở Việt Nam huện nay.

  1. 687.      [FIN514] Thanh toán quốc tế A (International Payment)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp kiến thức về thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái, các phương tiện và các phương thức thanh toán quốc tế. Qua học phần này, sinh viên được được đào tạo kỹ năng và hướng dẫn thực hành các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: (1) mua bán ngoại tệ; (2) sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối; (3) tạo lập các chứng từ trong thanh toán quốc tế; (4) thực hành các phương thức thanh toán quốc tế và (5) xử lý các tình huống trong thanh toán quốc tế.

  1. 688.      [FIN515] Thẩm định tín dụng (Credit Appraisal)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại.

Học phần này cung cấp các kiến thức và kỹ năng phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh, tài chính của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhằm quản lý khoản vay tốt hơn, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng.

  1. 689.      [FIN516] Kinh doanh ngoại hối (Forex Trading)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp kiến thức về thị trường ngoại hối, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, kỹ thuật phân tích sự biến động của tỷ giá, phương pháp đánh giá rủi ro và ra quyết định trong kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra, học phần này còn cung cấp kiến thức về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại.

  1. 690.      [FIN518] Quản trị tài chính 1 – CĐ (Financial Management 1)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ.

Quản trị tài chính 1 là một trong những học phần quan trọng của chương trình đào tạo chuyên ngành tài chính doanh nghiệp. Quản trị tài chính 1 hình thành những nhận thức cốt lõi và đồng thời cung cấp các công cụ, phương pháp, mô hình để giải quyết các bài toán về giá trị thời gian của tiền tệ; ước định giá trị tài sản, dự án đầu tư; phân tích tỷ số tài chính; hoạch định lợi nhuận, các dòng tiền; đánh giá hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

  1. 691.      [FIN902] Thực tập tốt nghiệp – TC (Undergraduate Practice)

(5; 0; 150)

Học phần chuyên đề tốt nghiệp ngành Tài chính doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào việc tổng hợp, so sánh, đối chiếu với thực tiễn các hoạt động của đơn vị thực tập. Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội. Từ đó, sinh viên báo cáo kết quả về các hoạt động được sinh viên chọn lựa ghi nhận.

  1. 692.      [FIN903] Thực tập tốt nghiệp – NH (Undergraduate Practice)

(5; 0; 150)

Học phần chyên đề tốt nghiệp nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào vấn đề thực tiễn các nghiệp vụ phát sinh tại tại đơn vị thực tập (ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng,... Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phát triển các mối quan hệ xã hội....

  1. 693.      [FIN911] Định giá giá trị doanh nghiệp (Measuring the Value of Companies)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Nguyên lý thẩm định giá.

Học phần trang bị những kiến thức về định giá doanh nghiệp như: khái niệm và đặc trưng doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp; cơ sở lý luận và nội dung của các phương pháp định giá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, các tiêu chuẩn và các quy định liên quan đến hoạt động định giá doanh nghiệp. Từ những nội dung đó, người học có thể ứng dụng được các phương pháp vào các bài tập tình huống trong thực tế khi định giá doanh nghiệp.

  1. 694.      [FIN912] Tài chính công (Public Finance)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ.

Học phần tài chính công cung cấp các kiến thức cơ bản cho sinh viên về chức năng, vai trò của tài chính nhà nước trong nền kinh tế. Ngoài ra, học phần này còn giúp cho sinh viên hiểu được đâu là lĩnh vực mà mà nhà nước phải cung cấp, đâu là lĩnh vực mà tư nhân cung cấp cho xã hội. Bên cạnh đó, học phần này còn giúp cho sinh viên nắm rõ các kiến thức về quản lý quá trình thu, chi ngân sách nhà nước. Biết cách tổ chức cân đối ngân sách nhà nước, quản lý và xử lý quá trình bội chi ngân sách khi có hiện tượng xảy ra.

  1. 695.      [FIN913] Khóa luận tốt nghiệp – TC (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần trước: Phương pháp nghiên cứu khoa học - KTQTKD.

Học phần nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào thực tiễn tác nghiệp nghề nghiệp tại các đơn vị thực tập. Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội. Từ đó, sinh viên trình bày được kết quả và đưa ra giải pháp về các vấn đề nghiên cứu của đơn vị.

  1. 696.      [FIN914] Đầu tư tài chính (Financial Investment)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Quản trị tài chính 1.

Học phần trang bị kiến thức cơ bản trong đầu tư tài chính như các công cụ tài chính, cách tính các chỉ tiêu cơ bản trong đo lường tỷ suất, rủi ro, mức ngại rủi ro, giá trị hữu dụng của đầu tư. Giúp người học tiếp cận các lý thuyết đầu tư hiện đại: bài toán phân bổ vốn, ứng dụng các mô hình định giá tài sản vốn, mô hình lý thuyết định giá Arbitrage trong đầu tư. Rèn luyện một số kỹ năng như dự báo, phân tích, định giá, ra quyết định đầu tư; tính toán rủi ro, hiệu quả đầu tư.

  1. 697.      [FIN915] Khóa luận tốt nghiệp – NH (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần trước: Phương pháp nghiên cứu khoa học - KTQTKD.

Học phần nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội tại nhà trường vào vấn đề thực tiễn các nghiệp vụ phát sinh tại tại đơn vị thực tập (ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng,... Đồng thời qua học phần này, sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phát triển các mối quan hệ xã hội....

  1. 698.      [FIN916] Tài chính hành vi (Behavioral Finance)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Thị trường chứng khoán.

Học phần cung cấp các kiến thức liên quan đến hành vi của nhà đầu tư dựa trên những nguyên tắc tâm lý trong quá trình ra quyết định, bao gồm lý thuyết thị trường hiệu quả, các trường hợp bất thường trên thị trường chứng khoán, lý thuyết chênh lệch giá và yếu tố tâm lý trong tài chính hành vi. Sinh viên có thể phân tích hành vi nhà đầu tư. Học phần là cơ sở giải thích việc nhà đầu tư diễn giải và phản ứng đối với thông tin để ra quyết định đầu tư.

  1. 699.      [FIS101] Giới thiệu ngành – ĐH NTTS (Introduction to Aquaculture)

(1; 15; 0)

Học phần giới thiệu ngành nhằm thu hút và củng cố niềm yêu thích của sinh viên đối với ngành Nuôi trồng thủy sản. Nội dung của học phần là giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên một số kiến thức và kỹ năng cần thiết cơ bản của chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành Nuôi trồng thủy sản, làm nền tảng cho sinh viên trong các học phần tiếp theo và xây dựng một lộ trình cho các học phần trong chương trình đào tạo.

  1. 700.      [FIS102] Giới thiệu ngành – CĐ NTTS (Introduction to Aquaculture)

(1; 15; 0)

Học phần giới thiệu ngành nhằm thu hút và củng cố niềm yêu thích của sinh viên đối với ngành Nuôi trồng thủy sản. Nội dung của học phần là giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên một số kiến thức và kỹ năng cần thiết cơ bản của chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành Nuôi trồng thủy sản, làm nền tảng cho sinh viên trong các học phần tiếp theo và xây dựng một lộ trình cho các học phần trong chương trình đào tạo.

  1. 701.      [FIS103] Kỹ năng mềm và ứng dụng trong giao tiếp (Effective Communication And Soft Skills)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ bản về kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch, thuyết trình và nói chuyện trước đám đông, phỏng vấn xin việc làm để từ đó sinh viên vận dụng các kỹ năng này trong giao tiếp đã học để giải quyết và áp dụng trong công việc thực tiễn.

  1. 702.      [FIS301] Mô và phôi học động vật thủy sản (Histology And Embryology of Aquatic Animal)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về đặc điểm, cấu tạo và chức năng các loại mô trong cơ thể động vật; quy luật phát triển phôi và biến thái ấu trùng ở động vật thủy sản; nhằm phục vụ cho các nghiên cứu về sinh học và sản xuất giống các đối tượng nuôi thủy sản.

  1. 703.      [FIS302] Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Seed Production And Culture of Marine Fish)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Hình thái phân loại giáp xác và nhuyễn thể; Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Bệnh học thủy sản.

Học phần giới thiệu về: (i) Hiện trạng và tiềm năng phát triển nghề sản xuất giống và nuôi cá biển; (ii) Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm và phòng trị bệnh các đối tượng có giá trị kinh tế như: Cá bớp/giò, Cá chẽm, Cá chình, Cá mú, Cá măng, Cá ngựa; (iii) Những vấn đề về nuôi cá biển bền vững

  1. 704.      [FIS303] Bệnh học thủy sản – CĐ NTTS (Pathology of Aquatic Animal)

(4; 37; 46)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản về bệnh ở các loài thủy sản; những bệnh thường gặp; các biện pháp phòng và trị bệnh trên cá, tôm và các phương pháp để chẩn đoán bệnh động vật thủy sản. Phần thực hành giúp sinh viên biết được những thao tác và kỹ năng để chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản.

  1. 705.      [FIS304] Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt – CĐ NTTS (Freshwater Fish Breeding Technology)

(4; 30; 60)

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về cơ sở sinh học của quá trình thành thục và sinh sản của cá, các kỹ thuật cơ bản trong sản xuất giống nhân tạo các loài cá nuôi nước ngọt cũng như các kỹ thuật đặc biệt trong sản xuất giống cá nuôi. Học phần cũng trang bị cho sinh viên các kỹ năng cơ bản trong sản xuất giống cá thông qua thực hành thực tập tại trại thực nghiệm của khoa và các cơ sở sản xuất giống cá khác.

  1. 706.      [FIS306] Kỹ năng mềm và ứng dụng trong giao tiếp (Effective Communication and Soft Skills)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ bản về kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch, thuyết trình và nói chuyện trước đám đông, phỏng vấn xin việc làm để từ đó sinh viên vận dụng các kỹ năng này trong giao tiếp đã học để giải quyết và áp dụng trong công việc thực tiễn.

  1. 707.      [FIS307] Thực vật thủy sinh – CĐ NTTS (Aquatic Plants)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cấu tạo, vị trí phân loại, phân bố và ý nghĩa của các ngành thực vật thủy sinh trong nuôi trồng thủy sản. Phần thực hành giúp cho sinh viên kỹ năng phân tích định tính và định lượng thực vật thủy sinh trong thủy vực.

  1. 708.      [FIS308] Động vật thủy sinh – CĐ NTTS (Aquatic Animals)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức về các đặc tính sinh học, cấu tạo, phân loại, giá trị và sự phân bố của các loài động vật phiêu sinh và động vật đáy trong thủy vực. Ngoài ra học phần còn trang bị phương pháp thu, cố định, phân tích, đánh giá các mẫu Động vật phiêu sinh và động vật đáy.

  1. 709.      [FIS309] Ngư loại học – CĐ NTTS (Ichthyology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên cơ sở khoa học về đặc điểm hình thái cấu tạo cơ thể cá; giúp sinh viên có khả năng tổng hợp và phân tích những đặc điểm hình thái cấu tạo trong phân loại cá. Nội dung môn học giới thiệu về hình dạng, cấu tạo cơ thể cá; phân tích mối quan hệ giữa hình thái cấu tạo với tập tính sống cũng như hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cá. Trên cơ sở đó, tiến hành khảo sát các chỉ tiêu phân loại, hệ thống phân loại cá.

  1. 710.      [FIS310] Sinh thái thủy sinh vật – CĐ NTTS (Ecology of Aquatic Organisms)

(2; 30; 0)

Học phần bao gồm những nội dung cơ bản sau: Các nhóm sinh vật ở nước và môi trường sống của chúng, sinh thái học cá thể thủy sinh vật, đời sống sinh vật trong các quần thể, quần xã và hệ sinh thái, quá trình chuyển hoá năng lượng và năng suất trong vực nước, các hệ sinh thái cơ bản của thủy quyển.

  1. 711.      [FIS311] Thủy sản đại cương - CĐ NTTS (General Aquaculture)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp kiến thức tổng quan về môi trường nước, sinh thái, và các vấn đề có tính nguyên lý về nghề cá, đặc biệt là nghề nuôi cá cho sinh viên. Giúp sinh viên biết thế nào là nghề nuôi cá, loài cá nuôi, các dạng - loại hình nuôi cá và nguyên lý cơ bản của các loại hình nuôi cá đó, có những hiểu biết căn bản về đặc điểm của môi trường nước trong các ao nuôi cá, tôm. Đồng thời có cái nhìn toàn diện hơn về nghề nuôi thủy sản, vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở nước ta.

  1. 712.      [FIS312] Di truyền và chọn giống thủy sản – CĐ NTTS (Fish genetic and selective breeding)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về di truyền như: vật chất di truyền, cơ chế xác định giới tính ở cá; di truyền các tính trạng chất lượng, số lượng; di truyền liên kết giới tính; các kỹ thuật di truyền thực nghiệm (thuần hóa, di nhập giống; các phương pháp chọn lọc; lai tạo và điều khiển giới tính)…và ứng dụng của các kỹ thuật này trong việc cải thiện chất lượng giống thủy sản. Sinh viên cũng sẽ được thực hành một số kỹ thuật cơ bản trong di truyền thực nghiệm.

  1. 713.      [FIS313] Hình thái, phân loại giáp xác và nhuyễn thể – CĐ NTTS (Morphological classification of crustaceans and mollusks)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về sinh vật thủy sinh, trong đó tập trung vào hai nhóm chính là giáp xác và động vật thân mềm. Sinh viên được trang bị những kiến thúc về hình thái, cấu tạo của giáp xác và động vật thân mềm, vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học. Trên cơ sở hiểu biết những kiến thức trên sinh viên có thể vận dụng cho việc nghiên cứu sinh sản và ương nuôi các đối tượng này.

  1. 714.      [FIS314] Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản – CĐ NTTS (Water quality management for aquaculture pond)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Hóa phân tích.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về động thái, ý nghĩa của các yếu tố thủy lý, thủy hóa và sinh học trong ao nuôi. Các biện pháp quản lý chất lượng nước của ao nuôi. Phần thực hành giúp cho sinh viên kỹ năng phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường nước.

  1. 715.      [FIS315] Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản – CĐ NTTS (Feed and Aquaculture Nutrition)

(3; 30; 30)

Đây là học phần quan trọng trong chuyên ngành nuôi trồng thủy sản nhằm cung cấp những kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn của các đối tượng nuôi thủy sản ở hầu hết các giai đoạn và các vấn đề quan trọng khác như: cung cấp những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng như đặc điểm dinh dưỡng của động vật thủy sinh, các thành phần chính của thức ăn, sự tiêu hóa và biến dưỡng thức ăn, vai trò và nhu cầu năng lượng, protein, lipid, carbohydrate, muối khoáng và vitamin đối với động vật thủy sản...

  1. 716.      [FIS316] Công trình và thiết bị thủy sản – CĐ NTTS (Pond Construction and Equipment for Aquaculture)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khảo sát, quy hoạch đối với một trang trại thủy sản; sự hiểu biết về công tác đo đạc, xây dựng ao nuôi, bố trí hệ thống cấp tiêu nước hợp lý. Bên cạnh đó, các hạng mục công trình và thiết bị sử dụng trong trại trại thủy sản cũng được đề cập đến để trang bị cho sinh viên kiến thức căn bản trong công tác quy hoạch cũng như quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản thực sự có hiệu quả.

  1. 717.      [FIS503] Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản (Feed And Aquaculture Nutrition)

(3; 30; 30)

Đây là học phần quan trọng trong chuyên ngành nuôi trồng thủy sản nhằm cung cấp những kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn của các đối tượng nuôi thủy sản ở hầu hết các giai đoạn và các vấn đề quan trọng khác như: cung cấp những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng như đặc điểm dinh dưỡng của ĐVTS, các thành phần chính của thức ăn, sự tiêu hóa và biến dưỡng thức ăn, vai trò và nhu cầu năng lượng, protein, lipid, carbohydrate, muối khoáng và vitamin đối với động vật thủy sản...

  1. 718.      [FIS504] Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Water Quality Management For Aquaculture Pond)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Hóa phân tích.

Học phần cung ấp cho sinh viên các kiến thức về động thái, ý nghĩa của các yếu tố thủy lý, thủy hóa và sinh học trong ao nuôi. Các biện pháp quản lý chất lượng nước của ao nuôi. Phần thực hành giúp cho sinh viên kỹ năng phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường nước.

  1. 719.      [FIS507] Di truyền và chọn giống thủy sản (Fish Genetic And Selective Breeding)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về di truyền như: vật chất di truyền, cơ chế xác định giới tính ở cá; di truyền các tính trạng chất lượng, số lượng; di truyền liên kết giới tính; các kỹ thuật di truyền thực nghiệm (thuần hóa, di nhập giống; các phương pháp chọn lọc; lai tạo và điều khiển giới tính)…và ứng dụng của các kỹ thuật này trong việc cải thiện chất lượng giống thủy sản. Sinh viên cũng sẽ được thực hành một số kỹ thuật cơ bản trong di truyền thực nghiệm.

  1. 720.      [FIS508] Thủy sản đại cương (General Aquaculture)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp kiến thức tổng quan về môi trường nước, sinh thái, và các vấn đề có tính nguyên lý về nghề cá, đặc biệt là nghề nuôi cá cho sinh viên. Vì vậy, sau khi học xong môn học này sinh viên sẽ biết thế nào là nghề nuôi cá, loài cá nuôi, các dạng - loại hình nuôi cá và nguyên lý cơ bản của các loại hình nuôi cá đó, có những hiểu biết căn bản về đặc điểm của môi trường nước trong các ao nuôi cá, tôm. Đồng thời có cái nhìn toàn diện hơn về nghề nuôi thủy sản, vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở nước ta.

  1. 721.      [FIS509] Miễn dịch học đại cương và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản (Immunology And Applications in Aquaculture)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh lý động vật thủy sản B.

Học phần cung cấp những kiến thức về Miễn dịch học và quá trình phát triển Miễn dịch học; Các cơ chế bảo vệ không đặc hiệu; Các cơ chế miễn dịch đặc hiệu; Ký ức miễn dịch; Các nhân tố ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch; Sử dụng vaccine phòng bệnh cho cá; Những kỹ thuật gây kích ứng miễn dịch cho cá và giáp xác

  1. 722.      [FIS510] Vi sinh ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản (Applycation Microorganisms in Aquaculture)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Sinh viên được cung cấp kiến thức đại cương về thế giới vi sinh vật, mối quan hệ cơ bản giữa vi sinh vật với môi trường và các sinh vật khác, những ảnh hưởng và tác động của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn nuôi trồng thủy sản.

  1. 723.      [FIS511] Công trình và thiết bị thủy sản (Pond Construction And Equipment for Aquaculture)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khảo sát, quy hoạch đối với một trang trại thủy sản; sự hiểu biết về công tác đo đạc, xây dựng ao nuôi, bố trí hệ thống cấp tiêu nước hợp lý. Bên cạnh đó, các hạng mục công trình và thiết bị sử dụng trong trại trại thủy sản cũng được đề cập đến để trang bị cho sinh viên kiến thức căn bản trong công tác quy hoạch cũng như quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản thực sự có hiệu quả.

  1. 724.      [FIS512] Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên (The Production and Use of Live Food for Aquaculture)

(2; 15; 30)

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức về vai trò và tầm quan trọng của thức ăn tự nhiên. Học phần còn cung cấp kỹ thuật nuôi, thu hoạch, bảo quản, sử dụng các giống loài làm thức ăn tự nhiên đang được sử dụng phổ biến.

  1. 725.      [FIS513] Bệnh học thủy sản (Pathology of Aquatic Animal)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản về bệnh, những bệnh thường gặp; các biện pháp phòng và trị bệnh trên cá, tôm và các phương pháp để chẩn đoán bệnh động vật thủy sản. Phần thực hành giúp sinh viên biết được những thao tác và kỹ năng để chẩn đoán bệnh động vật thủy sản.

  1. 726.      [FIS514] Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt (Freshwater Fish Breeding Technology)

(3; 30; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về cơ sở sinh học của quá trình thành thục và sinh sản của cá, các kỹ thuật cơ bản trong sản xuất giống nhân tạo các loài cá nuôi nước ngọt cũng như các kỹ thuật đặc biệt trong sản xuất giống cá nuôi.Học phần cũng trang bị cho sinh viên các kỹ năng cơ bản trong sản xuất giống cá thông qua thực hành thực tập tại trại thực nghiệm của khoa và các cơ sở sản xuất giống cá khác.

  1. 727.      [FIS515] Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt (Freshwater Aquaculture Techniques)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những cơ sở khoa học và những biện pháp kỹ thuật của nghề nuôi cá nước ngọt. Với tổng thể về tình hình nuôi thủy sản thế giới và Việt Nam, đặc điểm sinh học các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao hiện nay; học phần còn giới thiệu các mô hình nuôi cá phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như hướng sinh viên đến những vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn - vệ sinh thực phẩm và phát triển nuôi bền vững…

  1. 728.      [FIS516] Sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản (Using Medication and Chemical in Aquaculture)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh lý động vật thủy sản, Bệnh học thủy sản.

Học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những nguyên lý cơ bản về dược lý học, các loại thuốc và hóa chất dùng trong thủy sản; từ đó sinh viên có khả năng ứng dụng phương pháp sử dụng thuốc và hóa chất, phân tích cơ chế tác động của thuốc và hóa chất lên cơ thể vật chủ. Nội dung môn học giới thiệu những khái niệm cơ bản về dược lý học, tìm hiểu các loại thuốc và hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản: phân loại, công dụng, cách dùng, mục đích sử dụng.

  1. 729.      [FIS517] Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản (Ornamental Fish And Aquatic Animals)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Bệnh học thủy sản.

Học phần này đóng góp những kiến thức về môi trường, thức ăn, phòng và trị bệnh cá cảnh; cách sinh sản và ương nuôi các giống loài cá cảnh có giá trị kinh tế như: cá Bảy màu, cá Chép, cá Dĩa, cá La hán, cá Ông tiên, cá Rồng, cá Vàng, cá Xiêm. Phần thủy đặc sản sinh viên cần nắm được đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm và phòng trị bệnh các đối tượng thủy đặc sản như: Baba, Ếch, Lươn đồng, Rắn ri voi và cá Sấu.

  1. 730.      [FIS518] Quy hoạch và quản lý nguồn lợi thủy sản (Aquatic Resources Planning and Management)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế trong công tác quản lý, quy hoạch, bảo tồn nguồn lợi thủy sản của Việt Nam và Thế giới. Nhằm trang bị kiến thức có trách nhiệm trong công tác bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản đang bị đe dọa nghiệm trọng bởi nhiều yếu tố phát triển sản xuất, tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

  1. 731.      [FIS519] Khuyến ngư và giao tiếp (Extention and Communication)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần học cung cấp cho sinh viên những kỹ năng trong giao tiếp cộng đồng xã hội, những kiến thức và năng lực chuyên môn trong công tác giáo dục và hướng dẫn nông dân để họ có khả năng, đủ năng lực tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để cải thiện điều kiện sinh kế phát triển bền vững của mỗi người dân, giúp đời sống cộng đồng địa phương tốt hơn.

  1. 732.      [FIS520] Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển (Seed Production And Culture of Marine Fish)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Bệnh học thủy sản.

Học phần giới thiệu về: (i) Hiện trạng và tiềm năng phát triển nghề sản xuất giống và nuôi cá biển; (ii) Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm và phòng trị bệnh các đối tượng có giá trị kinh tế như: Cá bớp/giò, Cá chẽm, Cá chình, Cá mú, Cá măng, Cá ngựa; (iii) Những vấn đề về nuôi cá biển bền vững

  1. 733.      [FIS522] Kỹ thuật trồng rong biển (Seaweed Culture)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Thực vật thủy sinh.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về: (i) Tình hình nghiên cứu sản xuất rong biển trong và ngoài nước; (ii) Giới thiệu những vấn đề cơ bản như: các đặc điểm sinh học và các phương pháp chung trong nghiên cứu và nuôi trồng rong biển; (iii) Kỹ thuật nuôi trồng cụ thể các loại rong biển dùng làm nguyên liệu để chiết xuất agar, carrageenan, và alginate, cũng như làm thực phẩm cho con người; (iv) Cuối cùng đề cập đến vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi rong biển Việt Nam.

  1. 734.      [FIS524] Thực tập thực tế giáo trình cơ sở (Basic Aquaculture Discipline Practical Training)

(2; 0; 120)

Học phần trước: Thực vật thủy sinh; động vật thủy sinh; Ngư loại học; Hình thái, phân loại giáp xác và nhuyễn thể.

Học phần song hành: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.

Thực tập giáo trình cơ sở là học phần nhằm giúp sinh viên củng cố lại kiến thức các môn cơ sở thông qua việc đi thực tập thực tế thu mẫu và bảo quản mẫu tại hiện trường các hệ sinh thái nước ngọt, lợ, mặn (về các yếu tố môi trường, thành phần loài động thực vật thủy sinh, nguồn lợi cá, giáp xác và nhuyễn thể); kỹ thuật phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, phân tích số liệu và báo cáo trước hội đồng.

  1. 735.      [FIS525] Phương pháp nghiên cứu sinh học cá (Research Method for Fish Biology)

(2; 22; 16)

Học phần giúp sinh viên nắm vững các khái niệm, nguyên lý và các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu sinh học cá. Các phương pháp bao gồm: thu và xử lý mẫu; các phương pháp các nghiên cứu về hình thái phân loại, dinh dưỡng, sinh sản, tuổi và sinh trưởng của cá; sinh học quần thể và phương pháp đánh giá trữ lượng cá. Phần thực hành sẽ giúp sinh viên củng cố lý thuyết, hiểu rõ hơn các phương pháp đã học, rèn luyện kỹ năng phân tích và đánh giá kết quả.

  1. 736.      [FIS526] Thực tập thực tế giáo trình chuyên ngành thủy sản nước ngọt (Practice on Feshwater Aquaculeture and Fish Breeding)

(4; 0; 240)

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước, Dinh dưỡng và Thức ăn thủy sản, Bệnh học thủy sản.

Học phần song hành: Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.

Thực tập quy trình tại trại thực nghiệm: Giúp sinh viên tiếp cận quy trình thực tế; rèn luyện kỹ năng thực hành trong sản xuất giống nhân tạo và nuôi thịt, quản lý ao, bể nuôi về mặt công trình, dinh dưỡng, môi trường, phòng trị bệnh trên các loài cá nuôi phổ biến.

Phần thực tập thực tế: Sinh viên đi thực tập thực tế tại Trung tâm giống thủy sản nước ngọt và các mô hình nuôi, các nhà máy chế biến và sản xuất thức ăn thủy sản, nhà máy sản xuất thuốc… nhằm giúp sinh viên có nhìn tổng quan về nghề cá ở Đồng bằng sông Cửu Long.

  1. 737.      [FIS527] Thực tập thực tế giáo trình chuyên ngành thủy sản nước lợ (Coastal Aquaculture Practices)

(4; 0; 240)

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Bệnh học thủy sản.

Học phần song hành: Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác; Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển; Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm.

Học phần nhằm : (i) Cũng cố lại các kiến thức đã học về các môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước lợ; (ii) Biết cách thiết kế và vận hành trại sản xuất giống và nuôi một số đối tượng thủy sản nước lợ; (iii) Biết quy trình sản xuất giống và nuôi một số đối tượng thủy sản nước lợ

  1. 738.      [FIS528] Thực vật thủy sinh (Aquatic Plants)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần cung cấp các kiến thức về cấu tạo, vị trí phân loại, phân bố và ý nghĩa của các ngành thực vật thủy sinh trong nuôi trồng thủy sản. Phần thực hành giúp cho sinh viên kỹ năng phân tích định tính và định lượng thực vật thủy sinh trong thủy vực.

  1. 739.      [FIS529] Động vật thủy sinh (Aquatic Animals)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức về các đặc tính sinh học, cấu tạo, phân loại, giá trị và sự phân bố của các loài động vật phiêu sinh và động vật đáy trong thủy vực. Ngoài ra học phần còn trang bị phương pháp thu, cố định, phân tích, đánh giá các mẫu Động vật phiêu sinh và động vật đáy.

  1. 740.      [FIS530] Ngư loại học (Ichthyology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên cơ sở khoa học về đặc điểm hình thái cấu tạo cơ thể cá; sinh viên có khả năng tổng hợp và phân tích những đặc điểm hình thái cấu tạo trong phân loại cá. Nội dung môn học giới thiệu về hình dạng, cấu tạo cơ thể cá; phân tích mối quan hệ giữa hình thái cấu tạo với tập tính sống cũng như hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cá. Trên cơ sở đó, tiến hành khảo sát các chỉ tiêu phân loại, hệ thống phân loại cá.

  1. 741.      [FIS531] Hình thái, phân loại giáp xác và nhuyễn thể (Morphological Classification of Crustaceans And Mollusks)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về sinh vật thủy sinh, trong đó tập trung vào hai nhóm chính là giáp xác và động vật thân mềm. Sinh viên được trang bị những kiến thúc về hình thái, cấu tạo của giáp xác và động vật thân mềm, vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học. Trên cơ sở hiểu biết những kiến thức trên sinh viên có thể vận dụng cho việc nghiên cứu sinh sản và ương nuôi các đối tượng này.

  1. 742.      [FIS532] Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác – CĐ NTTS (Seed production and farming of crustacean)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Hình thái, phân loại giáp xác và nhuyễn thể - CĐ NTTS; Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản - CĐ NTTS; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - CĐ NTTS; Bệnh học thủy sản - CĐ NTTS.

Học phần giới thiệu về: (i) Hiện trạng và xu hướng phát triển nghề sản xuất giống và nuôi giáp xác; (ii) Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm và phòng trị bệnh các đối tượng có giá trị kinh tế như: Tôm càng xanh, Tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, …), Cua biển; (iii) Những vấn đề về nuôi giáp xác ven biển bền vững.

  1. 743.      [FIS533] Thực tập thực tế giáo trình cơ sở – CĐ NTTS (Basic Aquaculture Discipline Practical Training)

(1; 0; 60)

Học phần trước: Thực vật thủy sinh; động vật thủy sinh; Ngư loại học; Hình thái, phân loại giáp xác và nhuyễn thể; Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.

Thực tập giáo trình cơ sở là học phần nhằm giúp sinh viên củng cố lại kiến thức các môn cơ sở thông qua việc đi thực tập thực tế thu mẫu và bảo quản mẫu tại hiện trường các hệ sinh thái nước ngọt, lợ, mặn (về các yếu tố môi trường, thành phần loài động thực vật thủy sinh, nguồn lợi cá, giáp xác và nhuyễn thể); kỹ thuật phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, phân tích số liệu và báo cáo trước hội đồng.

  1. 744.      [FIS534] Thực tập thực tế giáo trình chuyên ngành thủy sản nước ngọt – CĐ NTTS (Practice on Freshwater Aquaculeture and Fish Breeding)

(2; 0; 120)

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước, Dinh dưỡng và Thức ăn thủy sản, Bệnh học thủy sản, Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.

Thực tập quy trình tại trại Thực nghiệm: Giúp sinh viên tiếp cận quy trình Thực tế, rèn luyện kỹ năng Thực hành trong sản xuất giống nhân tạo và nuôi thịt, quản lý ao, bể nuôi về mặt công trình, dinh dưỡng, môi trường, phòng trị bệnh trên các loài cá nuôi phổ biến.

Phần thực tập thực tế: Sinh viên đi thực tập thực tế tại Trung tâm giống thủy sản nước ngọt và các mô hình nuôi sản xuất, các nhà máy chế biến và sản xuất thức ăn thủy sản, nhà máy sản xuất thuốc… nhằm giúp sinh viên có nhìn tổng quan về nghề cá ở Đồng bằng sông Cửu Long.

  1. 745.      [FIS535] Thực tập thực tế giáo trình chuyên ngành thủy sản nước lợ – CĐ NTTS (Coastal aquaculture practices)

(2; 0; 120)

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Bệnh học thủy sản; Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác; Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển.

Học phần nhằm: (i) Cũng cố lại các kiến thức đã học về các môn kỹ thuật nuôi nước lợ; (ii) Biết cách thiết kế và vận hành trại sản xuất giống và nuôi một số đối tượng thủy sản nước lợ; (iii) Biết quy trình sản xuất giống và nuôi một số đối tượng thủy sản nước lợ

  1. 746.      [FIS536] Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác (Seed Production And Farming of Crustacean)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Hình thái, phân loại giáp xác và nhuyễn thể; Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Bệnh học thủy sản.

Học phần giới thiệu về: (i) Hiện trạng và xu hướng phát triển nghề sản xuất giống và nuôi giáp xác; (ii) Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm và phòng trị bệnh các đối tượng có giá trị kinh tế như: Tôm càng xanh, Tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, …), Cua biển; (iii) Những vấn đề về nuôi giáp xác ven biển bền vững.

  1. 747.      [FIS537] Thống kê và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản (Statistics And Applied Statistics in Aquaculture)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần này nhằm giới thiệu cho người học phương pháp thiết kế bố trí thí nghiệm, phương pháp thu thập số liệu phân tích xử lý và đánh giá số liệu thống kê sinh học và sử dụng được một phần mềm thống kê sinh học.

  1. 748.      [FIS538] Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt – CĐ NTTS (Freshwater aquaculture techniques)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những cơ sở khoa học và những biện pháp kỹ thuật của nghề nuôi cá nước ngọt. Với tổng thể về tình hình nuôi thủy sản thế giới và Việt Nam, đặc điểm sinh học các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao hiện nay; học phần còn giới thiệu các mô hình nuôi cá phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như hướng sinh viên đến những vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn - vệ sinh thực phẩm và phát triển nuôi bền vững…

  1. 749.      [FIS539] Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển – CĐ NTTS (Seed production and culture of marine fish)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Bệnh học thủy sản.

Học phần giới thiệu về: (i) Hiện trạng và tiềm năng phát triển nghề sản xuất giống và nuôi cá biển; (ii) Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm và phòng trị bệnh các đối tượng có giá trị kinh tế như: Cá bớp/giò, Cá chẽm, Cá chình, Cá mú, Cá măng, Cá ngựa; (iii) Những vấn đề về nuôi cá biển bền vững

  1. 750.      [FIS540] Phương pháp nghiên cứu sinh học cá – CĐ NTTS (Research method for fish biology)

(2; 22; 16)

Học phần giúp sinh viên nắm vững các khái niệm, nguyên lý và các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu sinh học cá. Các phương pháp bao gồm: thu và xử lý mẫu; các phương pháp các nghiên cứu về hình thái phân loại, dinh dưỡng, sinh sản, tuổi và sinh trưởng của cá; sinh học quần thể và phương pháp đánh giá trữ lượng cá. Phần thực hành sẽ giúp sinh viên củng cố lý thuyết, hiểu rõ hơn các phương pháp đã học, rèn luyện kỹ năng phân tích và đánh giá kết quả.

  1. 751.      [FIS541] Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên – CĐ NTTS (The Production and Use of Live Food for Aquaculture)

(2; 15; 30)

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức về vai trò và tầm quan trọng của thức ăn tự nhiên. Học phần còn cung cấp kỹ thuật nuôi, thu hoạch, bảo quản, sử dụng các giống loài làm thức ăn tự nhiên đang được sử dụng phổ biến.

  1. 752.      [FIS542] Sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản – CĐ NTTS (Using Medication and Chemical in Aquaculture)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh lý động vật thủy sản, Bệnh học thủy sản.

Học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những nguyên lý cơ bản về dược lý học, các loại thuốc và hóa chất dùng trong thủy sản; từ đó sinh viên có khả năng ứng dụng phương pháp sử dụng thuốc và hóa chất, phân tích cơ chế tác động của thuốc và hóa chất lên cơ thể vật chủ. Nội dung môn học giới thiệu những khái niệm cơ bản về dược lý học, tìm hiểu các loại thuốc và hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản: phân loại, công dụng, cách dùng, mục đích sử dụng.

  1. 753.      [FIS543] Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản – CĐ NTTS (Ornamental Fish and Aquatic Animals)

(2; 22; 16)

Học phần này đóng góp những kiến thức về môi trường, thức ăn, phòng và trị bệnh cá cảnh; cách sinh sản và ương nuôi các giống loài cá cảnh có giá trị kinh tế như: cá Bảy màu, cá Chép, cá Dĩa, cá La hán, cá Ông tiên, cá Rồng, cá Vàng, cá Xiêm. Phần thủy đặc sản sinh viên cần nắm được đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm và phòng trị bệnh các đối tượng thủy đặc sản như: Baba, Ếch, Lươn đồng, Rắn ri voi và cá Sấu.

  1. 754.      [FIS544] Khuyến ngư và giao tiếp – CĐ NTTS (Extention and Communication)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần học cung cấp cho sinh viên những kỹ năng trong giao tiếp cộng đồng xã hội, những kiến thức và năng lực chuyên môn trong công tác giáo dục và hướng dẫn nông dân để họ có khả năng, đủ năng lực tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để cải thiện điều kiện sinh kế phát triển bền vững của mỗi người dân, đời sống cộng đồng địa phương tốt hơn.

  1. 755.      [FIS905] Khóa luận tốt nghiệp – NTTS (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 600)

Khóa luận tốt nghiệp là một báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, được thực hiện với một nội dung cụ thể thuộc lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản. Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong một khoảng thời gian quy định. Khóa luận tốt nghiệp còn là một minh chứng cụ thể cho năng lực của sinh viên khi phỏng vấn tuyển dụng.

  1. 756.      [FIS906] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ NTTS (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 300)

Khóa luận tốt nghiệp là một báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, được thực hiện với một nội dung cụ thể thuộc lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản. Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong một khoảng thời gian quy định. Khóa luận tốt nghiệp còn là một minh chứng cụ thể cho năng lực của sinh viên khi phỏng vấn tuyển dụng.

  1. 757.      [FIS910] Tổng hợp kiến thức cơ sở ngành (Review of Basic Disciplines in Aquaculture)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Sinh lý động vật thủy sản B, Sinh thái thủy sinh vật.

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.

Ôn và củng cố kiến thức về môi trường, đời sống, hoạt động sống của cá thể thủy sinh vật, để ứng dụng kiến thức vào hoạt động nuôi trồng thủy sản.

  1. 758.      [FIS911] Tổng hợp kiến thức chuyên ngành (Review on technology for Aquaculture)

(4; 45; 30)

Học phần trước: Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển.

Học phần giới thiệu về: tổng hợp các mảng kiến thức chuyên ngành quan trọng về sản xuất giống và nuôi thủy sản nước ngọt và lợ. Nhằm giúp cho sinh viên hệ thống các kiến thức chuyên môn, hoàn thiện và nâng cao kỹ năng chuyên môn ứng dụng trong thực tiển sản xuất thủy sản.

  1. 759.      [FIS912] Các mô hình sản xuất công nghiệp thủy sản nước ngọt – CĐ NTTS (Models of freshwater industrial production)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Bệnh học thủy sản; Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt; Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.

Học phần nêu hiện trạng và xu thế phát triển nghề nuôi thuỷ sản công nghiệp một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt (cá Tra, cá Lóc, Lươn, tôm càng xanh…), nuôi theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

  1. 760.      [FIS913] Các mô hình sản xuất công nghiệp thủy sản nước lợ – CĐ NTTS (Models of Marine Industrial Production)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Bệnh học thủy sản; Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác; Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển.

Học phần nêu hiện trạng và xu thế phát triển nghề nuôi hải sản, kỹ thuật nuôi trồng công nghiệp một số đối tượng hải sản (giáp xác, cá biển, động vật thân mềm và rong biển), nuôi theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

  1. 761.      [FIS914] Chuyên đề tốt nghiệp – NTTS (Research Project on Aquaculture)

(4; 0; 240)

Chuyên đề tốt nghiệp - NTTS là một báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, được thực hiện với một nội dung cụ thể thuộc lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản. Chuyên đề tốt nghiệp - NTTS được thực hiện trong một khoảng thời gian quy định (4 tín chỉ-240 giờ), và được một Hội đồng Khoa học - Đào tạo (3 thành viên - GV hướng dẫn và 2 phản biện) cấp Bộ môn chấm điểm.

  1. 762.      [FIS915] Tổng hợp kiến thức cơ sở ngành – CĐ NTTS (Review of Basic Disciplinesin Aquaculture)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Sinh lý động vật thủy sản B, Sinh thái thủy sinh vật.

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.

Ôn và củng cố kiến thức về môi trường, đời sống, hoạt động sống của cá thể thủy sinh vật, để ứng dụng kiến thức vào hoạt động nuôi trồng thủy sản.

  1. 763.      [FIS917] Chuyên đề tốt nghiệp – CĐ NTTS (Research Project on Aquaculture)

(3; 0; 180)

Chuyên đề tốt nghiệp - NTTS là một báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, được thực hiện với một nội dung cụ thể thuộc lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản. Chuyên đề tốt nghiệp - NTTS được thực hiện trong một khoảng thời gian quy định.

  1. 764.      [FIS918] Tổng hợp kiến thức chuyên ngành – CĐ NTTS (Review on Technology for Aquaculture)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển.

Học phần giới thiệu về: tổng hợp các mảng kiến thức chuyên ngành quan trọng về sản xuất giống và nuôi thủy sản nước ngọt và lợ. Nhằm giúp cho sinh viên hệ thống các kiến thức chuyên môn, hoàn thiện và nâng cao kỹ năng chuyên môn ứng dụng trong thực tiển sản xuất thủy sản.

  1. 765.      [FIS920] Các mô hình sản xuất công nghiệp thủy sản nước ngọt (Models of Freshwater Industrial Production)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Bệnh học thủy sản; Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt; Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.

Học phần nêu hiện trạng và xu thế phát triển nghề nuôi thuỷ sản công nghiệp một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt (cá Tra, cá Lóc, Lươn, tôm càng xanh…), nuôi theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

  1. 766.      [FIS921] Các mô hình sản xuất công nghiệp thủy sản nước lợ (Models of Marine Industrial Production)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản; Bệnh học thủy sản; Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác; Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển; Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm.

Học phần nêu hiện trạng và xu thế phát triển nghề nuôi hải sản, kỹ thuật nuôi trồng công nghiệp một số đối tượng hải sản (giáp xác, cá biển, động vật thân mềm và rong biển), nuôi theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

  1. 767.      [FNU901] Kiến tập sư phạm (Mẫu giáo) (Teaching Internship (at Preschool))

(1; 0; 30)

Học phần này giúp sinh viên tiếp cận với môi trường giáo dục ở trườngmẫu giáo thông qua các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động nghiên cứu khoa học của người giáo viên. Đồng thời, có các kỹ năng phân tích, đánh giá các hoạt động giáo dục và làm việc nhóm hiệu quả.

  1. 768.      [FNU902] Kiến tập sư phạm nhà trẻ (Teaching Internship (at Child Care))

(2; 0; 60)

Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm tiếp cận sớm với môi trường giáo dục ở nhà trẻ, cụ thể như: hoạt động chăm sóc và giáo dục toàn diện cho trẻ, hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động nghiên cứu khoa học của người giáo viên. Thông qua hoạt động kiến tập sư phạm, sinh viên có được những tình cảm tốt đẹp và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, là cơ sở cho việc thực tập sư phạm tập trung ở năm cuối và học tập kiến thức nghề nghiệp thực tế.

  1. 769.      [FNU911] Nâng cao một số kĩ năng tạo hình (Improving Sculpture Skills)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Mỹ thuật.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về nghệ thuật múa rối. Khái quát nhiệm vụ của giáo viên trong việc sáng tác kịch bản, đạo diễn - dàn dựng sân khấu múa rối cho trẻ và chủ động lên kế hoạch thực hiện. Sinh viên có khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả, biết vận dụng kiến thức vào việc soạn kịch bản và tổ chức múa rối cho trẻ mầm non.

  1. 770.      [FNU912] Phương pháp sử dụng đàn phím điện tử (Methodology of Using Electronic Keyboards)

(3; 15; 60)

Học phần trước: Âm nhạc.

Học phần cung cấp cho người những kiến thức tổng quát về đàn phím điện tử, trang bị cho người học các kỹ thuật luyện ngón cơ bản; bước đầu rèn luyện sử dụng các chức năng thông dụng của đàn phím điện tử trong diễn tấu tác phẩm âm nhạc mầm non – thiếu nhi. Thông qua các hoạt động học tập hình thành ở người học những kỹ năng tự nghiên cứu tự rèn luyện, biết xây dựng nhóm cộng tác nâng cao hiệu quả học tập đáp ứng yêu cầu giảng dạy và hoạt động âm nhạc ở cấp học Mầm non.

  1. 771.      [FNU913] Giao tiếp với trẻ em (Communication with Children)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non.

Học phần giới thiệu các vấn đề về giao tiếp trong tâm lý học gồm bản chất và các quá trình diễn ra trong giao tiếp. Cung cấp khái niệm giao tiếp sư phạm, xác định các giai đoạn, kỹ năng và phong cách giao tiếp sư phạm. Phân tích giao tiếp sư phạm trong hoạt động của giáo viên mầm non và thực hành nhóm một số kỹ năng giao tiếp trong các tình huống sư phạm.

  1. 772.      [FNU914] Trò chơi dân gian với việc cho trẻ làm quen môi trường xung quanh (Folk Games anh Children’s Making with Surrounding Environment)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận tổ chức trò chơi dân gian với việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa, cách lựa chọn – thay đổi – thiết kế lại trò chơi dân gian phù hợp với hình thức hoạt động, đề tài, lứa tuổi và mục đích tổ chức tổ chức giảng dạy của giáo viên tại trường mầm non.

  1. 773.      [FNU915] Trò chơi học tập với sự hình thành biểu tượng toán (Study Activities for Forming Mathematical Symbols)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán.

Học phần làm rõ những vấn đề chung về biểu tượng và sự hình thành biểu tượng toán ở trẻ mẫu giáo, trò chơi học tập trong dạy học và giáo dục trẻ mẫu giáo. Từ những vấn đề lý luận, sinh viên có thể tự thiết kế một số trò chơi học tập để hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 3-6 tuổi. Học phần định hướng cho sinh viên trong việc sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo.

  1. 774.      [FNU918] Dạy Aerobic cho trẻ mầm non (Teaching Aerobics for preschool children)

(1; 0; 30)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp biên soạn và giảng dạy Aerobic đối với lứa tuổi mẫu giáo. Nâng cao năng lực biên đạo một tiết mục Aerobic cho trẻ mầm non.

  1. 775.      [FNU919] Đàm thoại trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học (Conversation in Activities Getting Acquainted with Literary Work)

(1; 15; 0)

Học phần trước: Văn học thiếu nhi, Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen tác phẩm văn học.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về vai trò của việc xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại trong hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học; hướng dẫn sinh viên cách xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại cho những tác phẩm văn học cụ thể; có khả năng đánh giá hệ thống câu hỏi của người khác.

  1. 776.      [FNU920] Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống (Life Skills Education)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non; Giáo dục học mầm non.

Học phần giới thiệu các vấn đề chung về giá trị sống và kỹ năng sống. Phân tích các phương pháp giáo dục giá trị sống. Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Thiết kế và tổ chức một số trò chơi giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống. Đồng thời, giúp sinh viên hợp tác nhóm để thực hành các bài tập tình huống và hoạt động giáo dục.

  1. 777.      [FNU921] Dàn dựng chương trình ca múa nhạc (Staging Cultural Programs (dance songs))

(2; 30; 0)

Học phần trước: Múa.

Học phần trang bị cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản: Khái quát chung về chương trình ca múa nhạc; Mục đích, yêu cầu đối với một chương trình ca múa nhạc dành cho trẻ mầm non; Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc. Sinh viên giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả trong việc thực hành dàn dựng chương trình ca múa nhạc theo các sự kiện xã hội ở trường mầm non.

  1. 778.      [FSL101] Tiếng Pháp 1 (French 1)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp trình độ cơ bản. Thông qua những kiến thức được học, người học có thể tự tin trong những tình huống giao tiếp thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, người học còn được trang bị một số kiến thức về văn hoá Pháp. Học phần này là nền tảng để học tiếp học phần Tiếng Pháp 2.

  1. 779.      [FSL102] Tiếng Pháp 2 (French 2)

(4; 60; 0)

Học phần trước: Tiếng Pháp 1.

Học phần Tiếng Pháp 2 cung cấp những kiến thức nâng cao về ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm), về giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết), về văn hóa. Thông qua những kiến thức được học, người học có thể tự tin trong những tình huống thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, có khả năng nghiên cứu sâu hơn dựa vào những gì đã tiếp thu được.

  1. 780.      [FST101] Hóa phân tích (Analytical Chemistry)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Hóa đại cương B.

Học phần cung cấp một số khái niệm cơ bản về cân bằng hóa học và các phương pháp phân tích cơ bản trong hóa phân tích. Từ đó, có thể giúp các em giải quyết tốt các vấn đề trong luận văn có liên quan đến hóa học. Vận dụng thành thạo những kiến thức này để giải quyết các vần đề liên quan đến các cân bằng hóa học trong dung dịch. Xây dựng cho các sinh viên khả năng tư duy logic, yêu khoa học, ý thức tự học và tự nghiên cứu.

  1. 781.      [FST103] Giới thiệu ngành – ĐH CNTP (Introduction to Food Technology)

(1; 15; 0)

Học phần giới thiệu khái quát ngành công nghệ thực phẩm - là ngành tạo ra những đồ ăn thức uống cho con người, nhằm đảm bảo sức khỏe để tiếp tục lao động, làm việc cũng như tạo cho họ cảm giác thú vị khi thưởng thức.

  1. 782.      [FST104] Giới thiệu ngành – CĐ CNTP (Introductionto Food Technology)

(1; 15; 0)

Học phần giới thiệu khái quát ngành công nghệ thực phẩm - là ngành tạo ra những đồ ăn thức uống cho con người, nhằm đảm bảo sức khỏe để tiếp tục lao động, làm việc cũng như tạo cho họ cảm giác thú vị khi thưởng thức.

  1. 783.      [FST301] Hóa lý (Physical Chemistry)

(2; 30; 0)

Học phần nầy cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về điều kiện tự diễn biến của quá trình hóa học, đại cương về động hóa học và điện hóa học qua đó hỗ trợ cho các em học tốt hơn các môn chuyên ngành. Tạo tiền đề c ho sinh viên vận dụng vào việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng hóa học có liên quan đến thực tiển sản xuất và đời sống. Sinh viên phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu bài, tham gia xây dựng bài.

  1. 784.      [FST302] Hóa học thực phẩm (Food Chemistry)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương.

Học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về vai trò của nước đối với cấu trúc, chất lượng thực phẩm; biến đổi hóa học của các thành phần protein, glucid, lipid, hợp chất phenol thực vật, hợp chất tạo màu, tạo mùi trong thực phẩm; các phản ứng hóa học xảy ra trong thực phẩm như thủy phân, phân hủy, tổng hợp, oxy hóa khử, trùng hợp liên quan đến chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản; biến đổi hóa sinh học của các nguồn nguyên liệu thực phẩm.

  1. 785.      [FST303] Kỹ thuật nhiệt – lạnh (Thermal and Freezing Techniques)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm những kiến thức căn bản về: Nhiệt học, các quá trình hóa lý của nước, không khí và các môi chất lạnh; nguyên lý hoạt động của máy lạnh, máy lạnh nén hơi 1 cấp, 2 cấp, và nhiều cấp, tính toán hệ thống máy lạnh; tác dụng của nhiệt độ thấp đến thực phẩm, vi sinh vật.

  1. 786.      [FST304] Kỹ thuật thực phẩm 1 (Food Technology 1)

(2; 30; 0)

Học phần giới thiệu khái quát về công nghệ thực phẩm và kỹ thuật thực phẩm, phân loại các quá trình trong công nghệ thực phẩm. Từ đó đi sâu vào bản chất, mục đích, biến đổi, yếu tố ảnh hưởng, phương pháp thực hiện và thiết bị sử dụng cho các quá trình cơ học (phân loại, ép, lắng, lọc, ly tâm, phối trộn, nghiền, đồng hóa,...), quá trình nhiệt (chần, chiên, nướng, rang, sao, cô đặc, sấy, thanh trùng, lạnh, lạnh đông,...), quá trình hóa lý (trích ly, chưng cất,...).

  1. 787.      [FST308] Vẽ kỹ thuật (Technical Drawing)

(2; 30; 0)

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên các tiêu chẩn về cách trình bài bản vẽ kỹ thuật phương pháp biểu diễn các hình chiếu của vật thể, cách đọc bản vẽ và có khả năng phát họa bản vẽ các dây chuyền sản suất và chuyển giao công nghệ theo bản vẽ kỹ thuật. Ngoài ra, thông qua các bài tập còn rèn luyện cho sinh viên kỹ năng vẽ và tính trung thực, chính xác cần thiết cho một kỹ sư ngành kỹ thuật môi trường.

  1. 788.      [FST309] Marketing thực phẩm (Food Marketing)

(2; 30; 0)

Học phần giới thiệu những triết lý kinh doanh hiện đại để tham gia vào kinh tế thị trường. Cung cấp một số khái niệm căn bản về Marketing nói chung và Marketing Thực phẩm nói riêng. Giúp người học biết cách phân tích thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và triển khai chiến lược Marketing thông qua 4 công cụ của Marketing hỗn hợp (Marketing-Mix): Sản phẩm, Giá, Phân phối, Xúc tiến.

  1. 789.      [FST310] Văn hóa ẩm thực (Food Culture)

(2; 30; 0)

Học phần bao gồm các khái niệm cơ bản về văn hoá vật chất, văn hoá ẩm thực, các quan điểm về phong vị ẩm thực và sự giao lưu tiếp biến văn hoá trong văn hoá ẩm thực, chức năng và đặc tính của văn hoá ẩm thực, sự giao lưu về ẩm thực giữa các nền văn hoá – các tộc người khác nhau, những phong tục tập quán trong việc ăn uống của các dân tộc khác nhau, bản sắc dân tộc thể hiện qua loại thực phẩm và cách thức ăn uống (ẩm thực thế giới, ẩm thực VN).

  1. 790.      [FST311] Xử lý nước cấp, nước thải (Handling of Water Supply and Waste Water)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm những kiến thức căn bản về: Tầm quan trọng của nguồn nước, chất lượng các nguồn nước và thực trạng; các thông số đánh giá chất lượng nguồn nước; xử lý nước cấp và nước thải bằng phương pháp hóa lý, xử lý nước cấp và nước thải bằng phương pháp sinh học.

  1. 791.      [FST313] Bao bì thực phẩm (Food Packaging)

(2; 30; 0)

Học phần này đóng góp những kiến thức về chức năng và phân loại bao bì thực phẩm; vai trò và cách trình bày các nội dung ghi nhãn thực phẩm; cấu tạo và ứng dụng mã số mã vạch trên nhãn hàng hóa; Cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật đối với các loại bao bì thực phẩm cũng như bảo đảm yêu cầu về chất lượng an toàn thực phẩm đối với các loại bao bì ứng dụng cho thực phẩm

  1. 792.      [FST314] Phân tích thực phẩm – SP HH (Food Analysis)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Hóa phân tích 1, 2.

Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cách lấy và xử lí một mẫu thực phẩm để định lượng thành phần của chúng. Học phần này cũng giới thiệu một số dụng cụ cơ bản trong phòng thí nghiệm và một số nguyên tắc phải tuân thủ để đảm bảo độ chính xác của kết quả phân tích. Nắm vững kiến thức học phần này sẽ giúp sinh viên phân tích được các thành phần cơ bản trong mẫu thực phẩm. Học phần này cũng giúp sinh viên có tư duy logic, yêu và say mê nghiên cứu khoa học.

  1. 793.      [FST315] Đánh giá cảm quan thực phẩm (Sensory Evaluation of Foods)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Xác suất thống kê A.

Học phần song hành: Phương pháp thống kê trong khoa học thực phẩm.

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tính chất cảm quan thực phẩm, cơ sở tâm lý và tâm sinh lý (thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác), các phép thử đánh giá cảm quan, nguyên tắc lấy mẫu và chuẩn bị mẫu, cách xử lý số liệu thống kê và các điều kiện tổng quát để tiến hành đánh giá cảm quan thực phẩm

  1. 794.      [FST316] Dinh dưỡng người (Human Nutrition)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương.

Học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng học bao gồm: Mối liên hệ giữa nông nghiệp, lương thực-thực phẩm, dinh dưỡng và sức khoẻ; các chất dinh dưỡng có trong các loại lương thực-thực phẩm; cơ sở hoá sinh học dinh dưỡng và nhu cầu các chất dinh dưỡng; khái luận về dinh dưỡng cân đối và phương pháp xây dựng khẩu phần; dinh dưỡng, bệnh tật và sức khỏe; tập quán ăn uống, chế biến và vấn đề dinh dưỡng.

  1. 795.      [FST318] Thực phẩm chức năng (Functional Food)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Hóa sinh đại cương.

Học phần này giúp cho sinh viên hiểu và nắm được thực phẩm chức năng là gì, các qui định về thực phẩm chức năng. Các thành phần có tính đặc hiệu tạo nên tính chất chức năng của thực phẩm từ đó hiểu được vai trò của các loại thực phẩm chức năng trong việc phòng và chữa bệnh. Nguyên lý và khả năng phát triển một thực phẩm chức năng.

  1. 796.      [FST319] Thực tập kỹ thuật thực phẩm tại nhà máy (Technical Internship at The Factory)

(1; 0; 90)

Học phần này giúp cho sinh viên tìm hiểu cách tổ chức quản lý và sản xuất trong công ty, nhà máy chế biến thực phẩm; cơ chế vận hành và nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị. Từ đó, giúp củng cố lại các kiến thức về quá trình công nghệ chế biến đã được học trên lớp. Kích thích sự tìm tòi say mê hứng thú và chủ động hơn nữa trong học tâp cũng như lòng yêu nghề mình đã chọn.

  1. 797.      [FST320] Máy chế biến thực phẩm (Food Processing Machine)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các loại máy và thiết bị cơ bản dùng trong công nghệ thực phẩm, những kiến thức về mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất, đặc điểm nguyên liệu, yêu cầu sản phẩm và kết cấu thiết bị, máy móc. Học phần giúp sinh viên hiểu và tính toán được các thông số như năng suất, hiệu suất, năng lượng tiêu hao,… khi sử dụng các loại máy móc trong quá trình chế biến thực phẩm.

  1. 798.      [FST321] Phụ gia thực phẩm (Additives in Food Processing)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh thực phẩm. Hóa học thực phẩm.

Học phần này giới thiệu về tầm quan trọng của việc sử dụng phụ gia hợp pháp hay không hợp pháp trong chế biến thực phẩm, các loại phụ gia và liều lượng cho phép sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm cũng như một số ứng dụng phụ gia trong sản xuất thực phẩm.

  1. 799.      [FST322] An toàn vệ sinh thực phẩm (Food Safety and Hygiene)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương, Vi sinh vật học đại cương.

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên một số khái niệm cơ bản về an toàn thực phẩm; tổng quan về thực trạng và phân cấp hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Việt Nam cũng như một số nước. Đồng thời, trình bày các nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm và biện pháp hạn chế, khắc phục. Trình bày các yêu cầu cơ bản để đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến thực phẩm.

  1. 800.      [FST323] Quản trị chất lượng thực phẩm (Food Quality Management)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Vi sinh thực phẩm.

Học phần cung cấp cho sinh các kiến thức cơ bản vềchất lượng, quản trị chất lượng thực phẩm, các hệ thống quản trị chất lượng thực phẩm như: ISO, HACCP, GMP, SQF 200, BRC, IFS, HALAL. Bên cạnh đó, học phần cũng cung cấp cho sinh viên kỹ năng xác định được các nguyên nhân gây lỗi và xác định được cách giải quyết vấn đề đó trong quá trình sản xuất; các bước tiến hành để ứng dụng và viết một tiêu chuẩn trong một quy trình sản xuất thực phẩm

  1. 801.      [FST324] Phân tích thực phẩm – CNTP (Food Analysis – Food Technology)

(2; 15; 30)

Học phần tiên quyết: Hóa phân tích.

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu thực phẩm;phương pháp phân tích định tính, định lượng các thành phần hóa học cơ bản cũng như chỉ tiêu kiểm nghiệm hóa học của một số nhóm thực phẩm phổ biến, đồng thời giới thiệu các phương pháp phân tích công cụ hiện đại khác. Ngoài ra, phần thực hành giúp sinh viên có thể thực hiện được các phân tích hóa học cơ bản trên thực phẩm.

  1. 802.      [FST325] Hóa keo – CNTP (Colloid Chemistry - Food Technology)

(2; 20; 20)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về căn bản về các hệ keo và các quá trình xảy ra trong hệ keo, từ đó giúp cho sinh viên ngành thực phẩm nắm bắt và hiểu sâu hơn về các hệ keo trong thực phẩm, đồng thời làm nền tảng cho sinh viên tiếp cận các kiến thức của các môn học thuộc chuyên ngành thực phẩm sau này. Từ đó, tạo cơ sở để có thể vận dụng vào việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng hóa học có liên quan đến thực tiển sản xuất và đời sống. Sinh viên phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu bài, tham gia xây dựng bài.

  1. 803.      [FST326] Nguyên lý công nghệ lên men (Principles of Fermentation Technology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh thực phẩm.

Học phần này đóng góp những kiến thức lý thuyết về kỹ thuật lên men nói chung, đặc biệt là công nghệ lên men trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Trong đó, những nguyên lý chuyển hóa suốt quá trình lên men thực phẩm và hiểu biết về các thiết bị sử dụng trong lên men là những phần kiến thức căn bản của môn học. Ngoài ra, một số kỹ năng thực hành thí nghiệm liên quan đến lĩnh vực lên men cùng các thiết bị đo đạc và kiểm soát trên qui mô phòng thí nghiệm cũng được rèn luyện cho sinh viên.

  1. 804.      [FST328] Kỹ thuật thực phẩm 2 (Food Engineering 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Kỹ thuật nhiệt - lạnh, Kỹ thuật thực phẩm 1.

Học phần gồm hai phần: cân bằng vật chất năng lượng và truyền khối. Phần một cung cấp kiến thức về các hệ đơn vị trong kỹ thuật và phương pháp cân bằng thứ nguyên, phương trình cân bằng vật chất năng lượng và ứng dụng các phương trình này. Phần 2 giới thiệu các kiến thức cơ bản về các nguyên lý và phương thức truyền khối trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm. Nguyên lý hoạt động của các thiết bị, cách tính toán các thông số đặc trưng của các quá trình truyền khối.

  1. 805.      [FST329] Kỹ thuật thực phẩm 3 (Food Engeenring 3)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Kỹ thuật thực phẩm 1.

Học phần này sẽ giới thiệu các kiến thức cơ bản về các nguyên lý, phương thức truyền nhiệt, cơ học lưu chất được ứng dụng trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm cũng như nguyên lý hoạt động của các thiết bị, cách tính toán các thông số đặc trưng cho các quá trình này. Phần thực hành, sinh viên sẽ có cơ hội vận hành các thiết bị, tính toán các thông số đặc trưng cho các quá trình truyền nhiệt, cơ học lưu chất trong quá trình chế biến một vài sản phẩm thực phẩm.

  1. 806.      [FST330] Vi sinh thực phẩm (Food Microbiology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương. Hóa sinh đại cương.

Học phần giới thiệu vi sinh vật thường gặp và vai trò của chúng trong sản xuất thực phẩm, nêu những yếu tố bên ngoài và bên trong môi trường thực phẩm ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật, cung cấp kiến thức về các hệ vi sinh vật chủ yếu có lợi và có hại trong các nhóm thực phẩm, hướng dẫn thực hiện phương pháp kiểm nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm và thực hành ứng dụng vi sinh vật trong chế biến thực phẩm.

  1. 807.      [FST331] Hóa sinh học thực phẩm (Food Biochemistry)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương.

Học phần hóa sinh học thực phẩm thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, nội dung gồm có những kiến thức về biến đổi hóa sinh xảy ra trong các nguyên liệu thực phẩm trước, trong hay sau khi thu hoạch, đánh bắt cũng như những biến đổi hóa sinh xảy ra trong quá trình chế biến và bảo quản các sản phẩm thực phẩm; Các khái niệm và tính chất của các enzyme, ứng dụng các enzyme trong bảo quản và chế biến một số sản phẩm thực phẩm; cùng kỹ năng phân tích những biến đổi hóa sinh.

  1. 808.      [FST332] Phân tích thực phẩm (Food Analysis)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Hóa phân tích.

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu thực phẩm;các phương pháp phân tích định tính, định lượng các thành phần hóa học cơ bản, đồng thời giới thiệu các chỉ tiêu kiểm nghiệm hóa lý của một số nhóm thực phẩm phổ biến.

  1. 809.      [FST333] Thực hành phân tích thực phẩm (Practical Analysis of Food)

(2; 0; 60)

Học phần tiên quyết: Hóa phân tích.

Học phần song hành: Phân tích thực phẩm.

Học phần giúp sinh viên có thể thực hiện được các thao tác lấy mẫu và xử lý mẫu thực phẩm, tiến hành các phân tích định tính, định lượng những thành phần hóa học cơ bản của thực phẩm cũng như các chỉ tiêu kiểm nghiệm hóa lý của một số nhóm thực phẩm phổ biến.

  1. 810.      [FST334] Đánh giá cảm quan thực phẩm (Sensory Evaluation of Foods)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Xác suất thống kê A.

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tính chất cảm quan thực phẩm, cơ sở tâm lý và tâm sinh lý (thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác), các phép thử đánh giá cảm quan, nguyên tắc lấy mẫu và chuẩn bị mẫu, cách xử lý số liệu thống kê và các điều kiện tổng quát để tiến hành ĐG cảm quan thực phẩm.

  1. 811.      [FST335] Thực hành đánh giá cảm quan thực phẩm (Practice on Sensory Evaluation of Foods)

(2; 0; 60)

Học phần song hành: Đánh giá cảm quan thực phẩm.

Học phần này giúp sinh viên rèn kỹ năng thực hành đánh giá cảm quan, kiểm tra khả năng nhạy cảm của cảm quan viên về nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, đồng thời xây dựng mối tương quan giữa giá trị cảm quan và tính chất vật lý của thực phẩm để chứng minh chất lượng thực phẩm.

  1. 812.      [FST336] Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp (Technology of Canned Food Processing)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Kỹ thuật thực phẩm 1.

Học phần song hành: Nguyên lý bảo quản thực phẩm.

Học phần giới thiệu một số phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao trong bao bì kín, quy trình đóng hộp, cách vận hành các quá trình chế biến nhiệt, động học của quá trình chế biến nhiệt, tính toán các giá trị trong chế độ thanh trùng (F, D, Z,..), tiêu chuẩn chất lượng đồ hộp thực phẩm.

  1. 813.      [FST337] Thực hành sản xuất thực phẩm đóng hộp (Practice ofCcanned Food Production)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Kỹ thuật thực phẩm 1.

Học phần song hành: Nguyên lý bảo quản thực phẩm . Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp (lý thuyết).

Học phần này hướng dẫn sinh viên thực hành sơ chế, chế biến một số sản phẩm thực phẩm đóng hộp và tính toán được các công thức thông dụng trong quá trình sản xuất. Đồng thời, sinh viên cũng được trang bị cách đánh giá, nhận xét và giải thích những biến đổi của sản phẩm tạo thành.

  1. 814.      [FST338] Hoá học thực phẩm (Food Chemistry)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương.

Học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về vai trò của nước đối với cấu trúc, chất lượng thực phẩm; biến đổi hóa học của các thành phần protein, glucid, lipid, hợp chất phenol thực vật, hợp chất tạo màu, tạo mùi trong thực phẩm; các phản ứng hóa học xảy ra trong thực phẩm như thủy phân, phân hủy, tổng hợp, oxy hóa khử, trùng hợp liên quan đến chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản.

  1. 815.      [FST342] Kỹ thuật thực phẩm 1 (Food Technology 1)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương, Hóa keo.

Học phần song hành: Hóa học thực phẩm.

Học phần giới thiệu khái quát về công nghệ thực phẩm và kỹ thuật thực phẩm, phân loại các quá trình trong công nghệ thực phẩm. Từ đó đi sâu vào bản chất, mục đích, biến đổi, yếu tố ảnh hưởng, phương pháp thực hiện và thiết bị sử dụng cho các quá trình cơ học (phân loại, ép, lắng, lọc, ly tâm, phối trộn, nghiền, đồng hóa,...), quá trình nhiệt (chần, chiên, nướng, rang, sao, cô đặc, sấy, thanh trùng, lạnh, lạnh đông,...), quá trình hóa học (thủy phân, trung hòa,...), quá trình hóa lý (trích ly, chưng cất,...).

  1. 816.      [FST501] Nguyên lý bảo quản thực phẩm (Principles of Food Preservation)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa sinh học thực phẩm. Vi sinh thực phẩm.

Học phần cung cấp các kiến thức về các nguyên nhân gây hư hỏng thực phẩm, cơ sở khoa học và ứng dụng của các phương pháp bảo quản hay chế biến thực phẩm vào thực tế sản xuất nhằm mục đích hạn chế tối đa sự tiếp xúc của thực phẩm với các tác nhân gây hư hỏng, hạn chế sự phát triển, loại bỏ hay tiêu diệt những mầm móng gây hư hỏng thực phẩm.

  1. 817.      [FST502] Nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm (Food Product Development)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Bao bì thực phẩm.

Học phần xác định cơ hội hay xác lập ý tưởng cho một sản phẩm thực phẩm mới; Phát triển ý tưởng và thiết kế, đánh giá sản phẩm thực phẩm mới: khái niệm về sản phẩm thực phẩm, đánh giá chất lượng thực phẩm trên thị trường, các bước trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; Các vấn đề quốc tế và quốc nội đối với sản phẩm thực phẩm

  1. 818.      [FST503] Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả (Fruit and Vegetables Post-havest and Processing Technology)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Vi sinh thực phẩm, Dinh dưỡng người, Nguyên lý bảo quản thực phẩm.

Học phần giới thiệu về nguyên liệu rau quả bao gồm thành phần, tính chất và những biến đổi của rau quả sau khi thu hoạch và cách vận chuyển, bảo quản cũng như kiểm tra chất lượng nguyên liệu rau quả ban đầu. Từ đó đưa ra một số phương pháp ước định và đánh giá nhằm hạn chế tổn thất của rau quả sau thu hoạch. Bên cạnh đó, học phần còn giới thiệu một số công nghệ chế biến các sản phẩm từ rau quả như: đồ hộp rau quả, công nghệ chiên chân không rau quả, công nghệ muối chua rau quả, công nghệ sấy rau quả.

  1. 819.      [FST504] Công nghệ sau thu hoạch và chế biến ngũ cốc (Postharvest Handling and Processing Technology of Cereals)

(2; 20; 20)

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về những tính chất vật lý, hoạt động sinh lý của hạt và khối hạt, nhận định và các biện pháp làm giảm hao hụt trong quá trình bảo quản, một số biện pháp bảo quản hạt ngũ cốc cơ bản và quy trình chế biến một số sản phẩm từ ngũ cốc.

  1. 820.      [FST505] Công nghệ bảo quản và chế biến thủy sản (Preservation and Processing Technology of Fisheries)

(2; 20; 20)

Học phần giới thiệu về nguyên liệu thủy sản bao gồm thành phần và tính chất, những biến đổi của thủy sản sau khi chết và cách vận chuyển cũng như kiểm tra chất lượng nguyên liệu thủy sản. Từ đó đi sâu vào công nghệ bảo quản và chế biến thủy sản bằng các phương pháp làm lạnh, lạnh đông, ướp muối, làm khô, chế biến nước mắm - mắm. Đồng thời cũng giới thiệu một số quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ thủy sản.

  1. 821.      [FST506] Công nghệ chế biến đậu nành (Soybean Processing Technologies)

(2; 20; 20)

Học phần cung cấp những kiến thức kiến thức cơ bản về các tính chất của protein đậu nành cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ chế biến các thực phẩm từ đậu nành. Qua đó sinh viên có thể hiểu về vai trò của đậu nành trong đời sống và ứng dụng chế biến được nhiều loại sản phẩm từ đậu nành, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và có thể kịp thời điều chỉnh qui trình sản xuất hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

  1. 822.      [FST507] Công nghệ chế biến thịt và sản phẩm thịt (Technology of Processing Meat and Meat Products)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Nguyên lý công nghệ lên men.

Tính chất hóa sinh học của nguyên liệu thịt, biến đổi của thịt sau khi giết mổ, cách thu nhận, tồn trữ gia súc gia cầm chờ giết mổ, kỹ thuật giết mổ, kỹ thuật lạnh đông thịt, quy trình và thiết bị chế biến thịt, cá, đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm từ thịt (sấy, xông khói, đóng hộp, thịt muối, surimi, xúc xích...).

  1. 823.      [FST508] Công nghệ sản xuất đường và bánh kẹo (Technology of Producing Sugar, Bakery and Candy)

(2; 20; 20)

Học phần tiên quyết: Kỹ thuật thực phẩm 1.

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các nguyên liệu dùng trong sản xuất đường cũng như công nghệ sản xuất đường mía hiện nay, các nguyên liệu và công nghệ sản xuất chủ yếu của một số sản phẩm bánh kẹo để đạt chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, phần thực hành quy trình sản xuất các sản phẩm bánh kẹo giúp sinh viên nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm.

  1. 824.      [FST509] Công nghệ sản xuất rượu bia và nước giải khát (Beverage Technology)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Kỹ thuật thực phẩm 1, Hóa học thực phẩm.

Học phần trang bị các kiến thức về vai trò công nghệ và tiêu chuẩn của những nguyên liệu sử dụng trong sản xuất rượu, bia và nước giải khát; Quy trình công nghệ và các yêu cầu công nghệ ở từng công đoạn trong quy trình; Những biến đổi về tính chất lý hóa và sinh hóa xảy ra trong quá trình chế biến, cùng những kỹ năng xây dựng và thực hiện quy trình chế biến rượu, bia, nước giải khát từ nguồn lực sẵn có.

  1. 825.      [FST510] Công nghệ chế biến sữa và sản phẩm sữa (Milk and Dairy Product Processing Technology)

(2; 20; 20)

Học phần giới thiệu về nguyên liệu chế biến sữa bao gồm thành phần và tính chất, những biến đổi của sữa tươi sau khi thu hoạch và cách vận chuyển cũng như kiểm tra chất lượng nguyên liệu sữa tươi ban đầu, các quá trình cơ bản trong công nghệ chế biến sữa. Từ đó đi sâu vào công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa cô đặc, sữa bột, sữa lên men, sản phẩm bơ từ sữa, phô mai; kem từ sữa.

  1. 826.      [FST512] Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm (Oil and Fat Processing Technology)

(2; 20; 20)

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về vai trò của dầu mỡ trong đời sống, các tính chất hóa học, thành phần của dầu mỡ, các nguyên liệu thu nhận và quy trình chế biến dầu mỡ thực phẩm. Ngoài ra, học phần còn cung cấp kiến thức về các sản phẩm thực phẩm được chế biến chủ yếu từ dầu mỡ thực phẩm (shortening, margarine, dầu salad) và tiêu chuẩn chất lượng cùng các phương pháp đánh giá chất lượng dầu mỡ.

  1. 827.      [FST513] Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp (Technology of Canned Food Processing)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Kỹ thuật thực phẩm 1, Nguyên lý bảo quản thực phẩm.

Học phần giới thiệu một số phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao trong bao bì kín, quy trình đóng hộp, cách vận hành các quá trình chế biến nhiệt, động học của quá trình chế biến nhiệt, tính toán các giá trị trong chế độ thanh trùng (F, D, Z,..), tiêu chuẩn chất lượng đồ hộp thực phẩm.

  1. 828.      [FST514] Chế biến thực phẩm đại cương (Outline Food Processing)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ thực phẩm bao gồm: Một số khái niệm về thực phẩm; Nguyên lý các quá trình chế biến cơ bản trong công nghệ thực phẩm; Nguyên lý bảo quản thực phẩm; Cấu tạo, tính chất, thành phần và những biến đổi của các loại nguyên liệu trong chế biến và bảo quản như rau quả, lương thực, nguyên liệu chứa dầu, cây công nghiệp, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, trứng, sữa.

  1. 829.      [FST518] Công nghệ enzyme thực phẩm (Enzyme Technology for Food)

(2; 20; 20)

Học phần tiên quyết: Hóa sinh đại cương.

Học phần giới thiệu kiến thức cơ bản về enzyme cũng như các nguồn nguyên liệu để thu nhận enzyme, cơ chế hoạt động, vai trò của enzyme trong công nghệ thực phẩm,chức năng của enzyme trong các qui trình chế biến thực phẩm quan trọng như lên men bia, làm bánh mì, chế biến nước trái cây, các hiện tượng nâu hóa thực phẩm do enzym. Hướng dẫn sinh viên thực hành khảo sát tính chất của enzyme, xác định hoạt tính của một số enzyme phổ biến và ứng dụng enzyme trong chế biến thực phẩm.

  1. 830.      [FST519] Phương pháp thống kê trong khoa học thực phẩm (Statistical Methods for Food Science)

(2; 15; 30)

Học phần tiên quyết: Xác suất thống kê A.

Học phần cung cấp cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm các phương pháp xử lý số liệu thống kê trong quá trình sản xuất; các mô hình bố trí thí nghiệm, phân tích số liệu trong ngành thực phẩm và rút ra được kết luận từ việc phân tích số liệu. Ngoài ra, môn học cũng hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm Statgraphics để bố trí thí nghiệm và phân tích số liệu (ước lượng và kiểm định giả thiết, phân tích phương sai, hồi quy) trong thí nghiệm và sản xuất.

  1. 831.      [FST520] Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả (Postharvest Technology)

(2; 15; 30)

Học phần phần này cung cấp các kiến thức về biến đổi sinh lý, sinh hóa của nông sản sau thu hoạch; Nguyên nhân gây thất thoát và phương pháp đánh giá tổn thất nông sản sau thu hoạch; Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch trong khâu thu hoạch, bảo quản rau quả, hoa và lương thực nhằm hạn chế thất thoát và quản lý chất lượng nông sản sau thu hoạch.

  1. 832.      [FST523] Công nghệ bảo quản và chế biến thủy sản (Preservation and Processing Technology of Fisheries)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Kỹ thuật thực phẩm 1, Nguyên lý bảo quản thực phẩm.

Học phần giới thiệu về nguyên liệu thủy sản bao gồm thành phần và tính chất, những biến đổi của thủy sản sau khi chết và cách vận chuyển cũng như kiểm tra chất lượng nguyên liệu thủy sản. Từ đó đi sâu vào công nghệ bảo quản và chế biến thủy sản bằng các phương pháp làm lạnh, lạnh đông, ướp muối, làm khô, chế biến nước mắm - mắm. Đồng thời cũng tìm hiểu một số quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ thủy sản.

  1. 833.      [FST524] Thực hành sản xuất thủy sản (Practice of Fisheries Production)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Kỹ thuật thực phẩm 1, Nguyên lý bảo quản thực phẩm.

Học phần song hành: Công nghệ bảo quản và chế biến thủy sản.

Học phần này giới thiệu về cách thực hành các phương pháp bảo quản nguyên liệu thủy sản (làm lạnh, lạnh đông, ướp muối) và tính toán được các quá trình làm lạnh, lạnh đông, ướp muối. Đồng thời sinh viên cũng được hướng dẫn thực hành sơ chế, chế biến một số sản phẩm truyền thống (khô, nước mắm, mắm) cũng như các sản phẩm hiện đại (chả, chạo, surimi, đồ hộp,…) từ nguyên liệu thủy sản và phụ phẩm thủy sản.

  1. 834.      [FST525] Công nghệ sản xuất rượu bia và nước giải khát (Beverage Technology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Kỹ thuật thực phẩm 1, Hóa sinh học thực phẩm.

Công nghệ sản xuất rượu bia và nước giải khát là học phần chuyên ngành, cung cấp các kiến thức liên quan đến thành phần hóa học, các tính chất và tiêu chuẩn của những nguyên liệu sử dụng trong sản xuất rượu, bia và nước giải khát; Quy trình công nghệ và các yêu cầu công nghệ ở từng công đoạn trong quy trình sản xuất rượu, bia, nước giải khát; Những biến đổi về tính chất lý hóa và sinh hóa của nguyên liệu trong quy trình chế biến và quá trình bảo quản sản phẩm.

  1. 835.      [FST526] Thực hành sản xuất rượu bia và nước giải khát (Practices on Beverage Technology)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Kỹ thuật thực phẩm 1, Hóa sinh học thực phẩm.

Học phần song hành: Công nghệ sản xuất rượu bia và nước giải khát.

Thực hành công nghệ sản xuất rượu bia và nước giải khát là học phần chuyên ngành, cung cấp các kỹ năng về kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu và sản phẩm; đề xuất, xây dựng và thực hiện quy trình chế biến một số sản phẩm rượu và nước giải khát ở quy mô phòng thí nghiệm.

  1. 836.      [FST527] Công nghệ chế biến thịt và sản phẩm thịt (Meat & Meat Product Processing Technology)

(2; 30; 0)

Học phần này giới thiệu tính chất hóa sinh học của nguyên liệu thịt, biến đổi của thịt sau khi giết mổ, cách thu nhận, tồn trữ gia súc gia cầm chờ giết mổ, kỹ thuật giết mổ, kỹ thuật lạnh đông thịt, quy trình và thiết bị chế biến thịt, đa dạng hoá các sản phẩm thực phẩm từ thịt (sấy, xông khói, đóng hộp, thịt muối, surimi, xúc xích...).

  1. 837.      [FST528] Thực hành chế biến thịt và sản phẩm thịt (Practice on Meat & Meat Product Processing Technology)

(2; 0; 60)

Học phần song hành: Công nghệ chế biến thịt và sản phẩm thịt.

Học phần này giới thiệu tính chất hóa sinh học của nguyên liệu thịt, biến đổi của thịt sau khi giết mổ, cách thu nhận, tồn trữ gia súc gia cầm chờ giết mổ, kỹ thuật giết mổ, kỹ thuật lạnh đông thịt, quy trình và thiết bị chế biến thịt, đa dạng hoá các sản phẩm thực phẩm từ thịt (sấy, xông khói, đóng hộp, thịt muối, surimi, xúc xích...).

  1. 838.      [FST530] Công nghệ sau thu hoạch và chế biến ngũ cốc (Postharvest Handling and Processing Technology of Cereals)

(3; 30; 30)

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về những tính chất vật lý, hoạt động sinh lý của hạt và khối hạt, nhận định và các biện pháp làm giảm hao hụt trong quá trình bảo quản, một số biện pháp bảo quản hạt ngũ cốc cơ bản và quy trình chế biến một số sản phẩm từ ngũ cốc.

  1. 839.      [FST531] Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả (Fruit and Vegetables Post-havest and Processing Technology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Vi sinh thực phẩm, Dinh dưỡng người, Nguyên lý bảo quản thực phẩm.

Học phần giới thiệu về nguyên liệu rau quả bao gồm thành phần, tính chất và những biến đổi của rau quảsau khi thu hoạch và cách vận chuyển, bảo quản cũng như kiểm tra chất lượng nguyên liệu rau quả ban đầu. Từ đó đưa ra một số phương pháp ước định và đánh giá nhằm hạn chế tổn thất của rau quả sau thu hoạch. Bên cạnh đó, học phần còn giới thiệu một số công nghệ chế biến các sản phẩm từ rau quả như: đồ hộp rau quả, công nghệ chiên chân không rau quả, công nghệ muối chua rau quả, công nghệ sấy rau quả.

  1. 840.      [FST911] Công nghệ chế biến lạnh thực phẩm (Food Freezing Technology)

(2; 20; 20)

Học phần tiên quyết: Kỹ thuật nhiệt - lạnh.

Học phần trước: Kỹ thuật thực phẩm 1.

Học phần cung cấp kiến thức công nghệ làm lạnh và lạnh đông trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Giúp cho sinh viên hiểu rõ về các phương pháp làm lạnh, lạnh đông, tính toán thời gian lạnh đông và bảo quản lạnh, lạnh đông thực phẩm, sấy thăng hoa và cô đặc ở nhiệt độ thấp. Các biến đổi xảy ra và cách khắc phục các biến đổi nhằm nâng cao giá trị của thực phẩm lạnh đông và các kỹ năng thực hành thí nghiệm liên quan đến quá trình làm lạnh và lạnh đông thực phẩm.

  1. 841.      [FST913] Công nghệ sản xuất trà, cà phê và ca cao (Technology of Tea, Coffee, Cacao)

(2; 20; 20)

Học phần này giúp sinh viên nắm vững những đặc điểm thực vật, cấu tạo, thành phần hóa học và chỉ tiêu chất lượng của các nguyên liệu trà, cà phê, ca cao để định hướng chế biến phù hợp. Nắm được quy trình chế biến trà, cà phê, ca cao cũng như mục đích, các biến đổi, thông số công nghệ, phương pháp, thiết bị sử dụng ở từng công đoạn trong quy trình.

  1. 842.      [FST917] Công nghệ sản xuất trà, cà phê và ca cao (Technology of Tea, Coffee, Cacao)

(3; 30; 30)

Học phần này giúp sinh viên nắm vững những đặc điểm thực vật, cấu tạo, thành phần hóa học và chỉ tiêu chất lượng của các nguyên liệu trà, cà phê, ca cao để định hướng chế biến phù hợp. Nắm được quy trình chế biến trà, cà phê, ca cao cũng như mục đích, các biến đổi, thông số công nghệ, phương pháp, thiết bị sử dụng ở từng công đoạn trong quy trình.

  1. 843.      [FST918] Công nghệ sản xuất đường và bánh kẹo (Technology of Producing Sugar, Bakery and Candy)

(3; 30; 30)

Học phần tiên quyết: Kỹ thuật thực phẩm 1.

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các nguyên liệu dùng trong sản xuất đường cũng như công nghệ sản xuất đường mía hiện nay, các nguyên liệu và công nghệ sản xuất chủ yếu của một số sản phẩm bánh kẹo để đạt chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, phần thực hành quy trình sản xuất các sản phẩm bánh kẹo giúp sinh viên nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm.

  1. 844.      [FST920] Vật lý học thực phẩm (Food Physics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Kỹ thuật thực phẩm 1, 2, 3, Vật lý đại cương B.

Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức về các tính chất vật lý của thực phẩm (tính chất lưu biến, tính chất quang học, tính chất nhiệt và điện từ), phương pháp đo các thông số vật lý của thực phẩm cũng như vai trò và ứng dụng của chúng trong xử lý, chế biến, bảo quản, phân tích thực phẩm. Từ đó, sinh viên có thể vận dụng các kiến thức của học phần vào trong chế biến và đánh giá chất lượng của thực phẩm

  1. 845.      [FST921] Chuyên đề tốt nghiệp (Research Project on Food Technology)

(4; 0; 120)

Học phần giúp sinh viên vận dụng kiến thức, kỹ năng tích lũy trong quá trình học, từ đó thực hiện chuyên đề nghiên cứu liên quan đến quy trình sản xuất thực phẩm, thông tin công nghệ mới về thực phẩm, kỹ thuật sau thu hoạch và bảo quản thực phẩm, phân tích và đánh giá chất lượng thực phẩm, thiết bị chế biến, bao bì đóng gói, các mô hình sản xuất thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm,... Sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, cách tham khảo và trích dẫn tài liệu, cách thu thập số liệu, phân tích số liệu, viết báo cáo và trình bày báo cáo khoa học.

  1. 846.      [GEM502] Hình học Afin và hình học Euclide (Affine and Euclide Geometry)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đại số tuyến tính 2.

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về hình học cao cấp và kỹ năng trong việc vận dụng các kiến thức hình học cao cấp để giải quyết các bài toán sơ cấp.

  1. 847.      [GEM503] Hình học xạ ảnh (Projective Geometry)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Hình học Afin và hình học Euclide.

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về hình học cao cấp và kỹ năng trong việc vận dụng các kiến thức hình học cao cấp để giải quyết các bài toán sơ cấp.

  1. 848.      [GEM504] Hình học sơ cấp (Elementary Geometry)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Hình học Afin - Euclide.

Học phần giúp sinh viên nhận thức được những vấn đề cơ bản trong việc trình bày một lý thuyết toán học theo phương pháp tiên đề. Khắc sâu các phương pháp giải toán dựng hình, quỹ tich và chứng minh. Định hướng sinh viên tìm hiểu và bước đầu sử dụng đạt yêu cầu các phần mềm hỗ trợ: Gsp, Cabri 3D, Geogebra,…

  1. 849.      [GEM505] Hình vi phân (Differential Geometry)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giải tích cổ điển 4 và Hình học xạ ảnh.

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về hình học vi phân cổ điển gồm lý thuyết đường và lý thuyết mặt trong không gian Ơclit hai, ba chiều. Đồng thời, học phần này cũng mở đầu cho các học phần tiếp theo nghiên cứu các lý thuyết về đa tạp khả vi và đa tạp Riemann.

  1. 850.      [GEM506] Hình học phi Euclide (Non Euclide Geometry)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hình học xạ ảnh.

Học phần gồm 2 phần, bao gồm: phần thứ nhất cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về mô hình xạ ảnh của không gian Ơclit, hình học giá Ơclit và một số kết quả của nó và phần thứ hai cung cấp các kiến thức về hình học Lobatchevski và hình học Riemann.

  1. 851.      [GEM507] Hình học sơ cấp (Primary Geometry)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về phương pháp tiên đề, hệ tiên đề Hinbe, hệ tiên đề Pô Gô re lốp, hệ tiên đề không gian véc tơ của hình học Euclide. Các khái niệm về hình, đường và mặt khối. Ứng dụng các hệ tiên đề, đa giác đẳng hợp vào việc xây dựng các khái niệm về đại lượng, công thức tính diện tích một số hình hình học ở Tiểu học.

  1. 852.      [GEN302] Di truyền học – TT (General Genetics)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về di truyền như di truyền Mendel, di truyền nhiễm sắc thể, di truyền tế bào chất (ngoài nhiễm sắc thể), di truyền phân tử, hiện tượng đột biến, kỹ thuật di truyền và ứng dụng. Ngoài ra còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành trong phòng thí nghiệm. Từ những kiến thức cơ bản của môn học, người học có thể vận dụng để giải thích những vấn đề về di truyền có liên quan trong thực tiễn

  1. 853.      [GEN303] Di truyền đại cương B (General Genetics B)

(3; 30; 30)

Cơ sở vật chất di truyền, chức năng tự tái bản của DNA, chức năng phiên mã, dịch mã, quy luật di truyền Mendel, quy luật liên kết gen, bản đồ di truyền và bản đồ vật lý, các biến dị, kỹ thuật di truyền. Phần cuối của học phần trình bày một số ứng dụng của di truyền học vào thực tiễn chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi.

  1. 854.      [GEO101] Cơ sở văn hóa Việt Nam – SP ĐL (Vietnamese Cultural Foundation)

(2; 25; 10)

Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản về văn hóa, đặc trưng văn hóa, nhận diện được các vùng văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam; tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam. Từ đó, người học có cách tiếp cận phù hợp và có thái độ trách nhiệm đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện tại.

  1. 855.      [GEO301] Khí tượng – thủy văn nông nghiệp (Agro-Hydrometeorology)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về khí hậu, thời tiết và thủy văn; những tác động của các yếu tố khí hậu, thời tiết, thủy văn đối với sản xuất nông nghiệp; đồng thời trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng hợp lý, hiệu quả và bề vững tài nguyên khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.

  1. 856.      [GEO501] Khí tượng nông nghiệp (Agro-Hydrometeorology)

(2; 30; 0)

Học phần Khí tượng thủy văn nông nghiệp được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về khí hậu, thời tiết và thủy văn; những tác động của các yếu tố khí hậu, thời tiết, thủy văn đối với sản xuất nông nghiệp; đồng thời trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.

  1. 857.      [GEO503] Địa lý địa phương (Geography of Locality)

(2; 20; 20)

Học phần giúp cho sinh viên tìm hiểu một cách sâu sắc và đánh giá thực trạng tiềm năng các điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.

  1. 858.      [GSK101] Nghe & Nói 1 (Listening & Speaking 1)

(3; 45; 0)

Rèn luyện và phát triển kĩ năng Nghe - Nói cho sinh viên đạt chuẩn A1 theo khung năng lực 6 bậc thông qua các bài nghe và thực hành các bài nói với đa dạng chủ đề (nghề nghiệp, lễ hội, văn hóa, v..v). Đồng thời, môn học cũng cung cấp cho sinh viên các kiến thức ngôn ngữ liên quan hỗ trợ cho hai kỹ năng này (ngữ âm, sử dụng từ điển, văn phạm…).

  1. 859.      [GSK102] Đọc & Viết 1 (Reading & Writing 1)

(3; 45; 0)

Học phần nhằm rèn luyện và phát triển kĩ năng Đọc & Viết cho sinh viên đạt chuẩn A1 theo khung năng lực 6 bậc thông qua những chiến thuật ở một bài đọc như đọc lướt nhanh để tìm thông tin chính, chi tiết và xây dựng được một đoạn văn hoàn chỉnh. Đồng thời, môn học cũng cung cấp cho sinh viên các kiến thức ngôn ngữ liên quan hỗ trợ cho hai kỹ năng này (từ vựng, sử dụng từ điển, văn phạm …)

  1. 860.      [GSK103] Nghe & Nói 2 (Listening & Speaking 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Nghe & Nói 1.

Học phần nhằm giúp sinh viên đạt được năng lực nghe-nói ở trình độ A2 và tạo nền tảng để sinh viên tự trao dồi thêm để nâng lên trình độ B1. Đồng thời, khả năng tư duy phản biện, tự học của sinh viên cũng được phát huy thông qua các hoạt động giao tiếp và sinh viên có thể ứng dụng kiến thức và năng lực ngôn ngữ đã học vào cuộc sống hàng ngày.

  1. 861.      [GSK104] Đọc & Viết 2 (Reading & Writing 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đọc & Viết 1.

Học phần giúp sinh viên đạt trình độ bậc 2 (A2) về đọc & viết; giúp hệ thống các chiến lược đọc hiểu như tìm ý chính, ý chi tiết, đọc lướt, đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh, phân tích các loại văn bản khác nhau; phân tích cách viết một số loại đoạn văn, thư cá nhân và câu truyện ngắn; làm việc nhóm và giao tiếp bằng tiếng Anh; tổng hợp chiến lược đọc & viết một số loại văn bản một cách sáng tạo.

  1. 862.      [GSK301] Nghe & Nói 3 (Listening & Speaking 3)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Nghe & Nói 2.

Học phần Nghe & Nói 3 phát triển kỹ nghe - nói của sinh viên chuyên Anh đạt trình độ B1: trang bị kiến thức ngữ pháp thông dụng, từ vựng theo chủ đề (giao tiếp, thức ăn..), thực hành phát âm (âm lướt, âm nối,…) nhằm bổ trợ và phát triển kỹ năng nghe - nói, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và tư duy phản biện.

  1. 863.      [GSK302] Đọc & Viết 3 (Reading & Writing 3)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đọc & Viết 2.

Học phần trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được trình độ năng lực ngôn ngữ B1+ ở 2 kĩ năng đọc và viết. Nội dung của học phần bao gồm kỹ năng, thủ thuật làm bài đọc hiểu; dạng thức, kỹ năng, phương pháp viết đoạn và các loại bài luận; các kiến thức ngôn ngữ cần thiết hỗ trợ quá trình đọc-viết. Học phần cũng giúp rèn luyện cho sinh viên cách làm việc nhóm hiệu quả, tư duy phản biện, logic và cách tự nghiên cứu trau dồi kiến thức.

  1. 864.      [GSK303] Nghe & Nói 4 (Listening & Speaking 4)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Nghe & Nói 3.

Học phần phát triển kỹ nghe - nói của sinh viên đạt trình độ B2: trang bị kiến thức ngữ pháp, từ vựng theo chủ đề (sức khỏe, công việc, ..), thực hành phát âm (nhấn từ, nhấn câu,..) nhằm bổ trợ và phát triển kỹ năng nghe - nói, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và tư duy phản biện.

  1. 865.      [GSK304] Đọc & Viết 4 (Reading & Writing 4)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đọc & Viết 3.

Học phần nhằm phát triển kỹ năng đọc, viết của sinh viên chuyên Anh đạt trình độ B2: trang bị kiến thức ngữ pháp, từ vựng để đọc lướt, tìm ý chính, tìm thông tin cần thiết để hoàn thành sơ đồ, so sánh đối lập, tóm ý và đánh giá các bài đọc; viết tốt các loại bài luận có 5 đoạn văn để mô tả, trần thuật, so sánh đối chiếu, cho ý kiến, phân tích nguyên nhân kết quả, thuyết phục người đọc. Đồng thời cũng rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp bằng tiếng Anh; tổng hợp chiến lược đọc – viết một cách tự chủ và sáng tạo.

  1. 866.      [GSK525] Nói trước công chúng (Public speaking)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp hầu hết các kiến thức và kĩ năng cần thiết để sinh viên thực hiện những bài nói trước công chúng bằng tiếng Anh. Thông qua 3 chương, sinh viên sẽ biết vận dụng những thông điệp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, thông điệp hình ảnh, cấu trúc chuẩn của 1 bài nói. Qua học phần này, sinh viên sẽ có khả năng thuyết trình hiệu quả, tự tin và thuyết phục nhờ vào việc năm vững các kĩ thuật và phương pháp cơ bản của việc nói trước công chúng.

  1. 867.      [GSK527] Phỏng vấn xin việc và Kỹ năng nghề nghiệp (Job Interview and Career Skills)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản trước khi phỏng vấn, trong khi phỏng vấn, và những tình huống khi phỏng vấn xin việc. Đồng thời, trang bị cho sinh viên kỹ năng viết CV, đơn xin việc và kỹ năng cần thiết trong công việc.

  1. 868.      [GSK530] Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skill)

(2; 30; 0)

Học phần này giới thiệu những yếu tố cần thiết trong việc giải quyết vấn đề ở nhiều tình huống và nhiều phương diện khác nhau, các cách thức tiến hành, những chiến thuật cần thiết trong quá trình phân tích và giải quyết vấn đề có hiệu quả. Ngoài ra, môn học tập trung vào việc phân tích các nguyên nhân, đặc tính của vấn đề, các bước trong quá trình giải quyết vấn đề, những yếu tố ảnh hưởng và những phương án dự phòng cho những tình huống ngoài dự kiến.

  1. 869.      [GSK542] Nghe & Nói 5 (Listening & Speaking 5)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Nghe & Nói 4.

Học phần đã cung cấp những bài luyện tập về kết hợp kỹ năng như đọc, từ vựng, ngữ pháp và viết, nhằm giúp học sinh đạt được mục tiêu và kết quả cụ thể: sử dụng thuần thạo tiếng Anh. Nên, thông qua việc thực hành, sinh viên nắm vững và quán triệt các kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm. Ngoài ra, sinh viên có nhiều cơ hội vận dụng kiến thức một cách chủ động và thành thạo với một tư duy phản biện.

  1. 870.      [GSK543] Đọc & Viết 5 (Reading & Writing 5)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đọc & Viết 4.

Học phần đã cung cấp những bài luyện tập về kết hợp kỹ năng như đọc, từ vựng, ngữ pháp và viết, nhằm giúp học sinh đạt được mục tiêu và kết quả cụ thể: sử dụng thuần thạo tiếng Anh. Nên, thông qua việc thực hành, sinh viên nắm vững và quán triệt các kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm. Ngoài ra, sinh viên có nhiều cơ hội vận dụng kiến thức một cách chủ động và thành thạo với một tư duy phản biện.

  1. 871.      [GSK544] Nghe & Nói 6 (Listening & Speaking 6)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Nghe & Nói 5.

Học phần giúp sinh viên nâng cao năng lực nghe và nói tiếng Anh, xử lý được nhiều thể loại văn bản dài và phức tạp trong các bài thi CAE (Certificate in Advanced English), hiểu được hàm ý; diễn đạt ngôn ngữ thành thạo và hiệu quả để phục vụ mục đích xã hội, học tập và công việc; có thể đặt câu chặt chẽ, ý nghĩa rõ ràng về các đề tài phức tạp; sử dụng linh hoạt các cấu trúc ngữ pháp và cụm từ chức năng. Cuối khóa học, năng lực nghe và nói của sinh viên đạt cấp độ C1 (CEFR).

  1. 872.      [GSK545] Đọc & Viết 6 (Reading & Writing 6)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đọc & Viết 5.

Học phần này giúp sinh viên đạt năng lực tiếng Anh ở cấp độ nâng cao (C1). Sinh viên hiểu được các loại văn bản dài và phức tạp, nhận biết được các hàm ý về các chủ đề thiết thực như: giao tiếp, những cách để đi đến thành công, các giai đoạn của cuộc đời… . Sinh viên còn phát triển kỹ năng viết thông qua việc sử dụng từ vựng một cách chính xác, đúng ngữ cảnh và dùng câu có cấu trúc chặt chẽ. Cụ thể là sinh viên viết các bài luận, lá thư, đề xuất, báo cáo, bài phê bình – nhận xét thông qua các chủ đề nêu trên.

  1. 873.      [GSK910] Nghe & Nói 7 (Listening & Speaking 7)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Nghe & Nói 6.

Học phần Nghe & Nói 7 củng cố và phát triển khả năng nghe và nói tiếng Anh một cách tự nhiên để sinh viên có thể đạt được kết quả cao trong kì thi kiểm tra ngôn ngữ quốc tế CAE (Certificate of Advanced English) – (C1) theo khung năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu. Học phần cung cấp nhiều hơn khối lượng từ vựng, cách học tiếng Anh từ những cụm từ và nhiều hơn những bài luyện tập nghe nói giúp sinh viên có thể nâng cao khả năng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

  1. 874.      [GSK911] Đọc & Viết 7 (Reading & Writing 7)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đọc & Viết 6.

Học phần này giúp sinh viên đạt được trình độ ngôn ngữ sơ cao cấp (C1). Sinh viên hiểu được các loại văn bản dài và phức tạp, nhận biết được các hàm ý về các chủ đề thiết thực như: giao tiếp, những cách để đi đến thành công, các giai đoạn của cuộc đời… . Sinh viên còn phát triển kỹ năng viết thông qua việc sử dụng từ vựng một cách chính xác, đúng ngữ cảnh và dùng câu có cấu trúc chặt chẽ. Cụ thể là sinh viên viết các bài luận, lá thư, đề xuất, báo cáo, bài phê bình – nhận xét thông qua các chủ đề nêu trên.

  1. 875.      [HCM101] Tư tưởng Hồ Chí Minh (HoChiMinh's Ideology)

(2; 21; 18)

Học phần trước: Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản, hệ thống về tư tưởng Hồ Chí Minh như: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển; Dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam; Đoàn kết; Nhà nước của dân, do dân, vì dân; Văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới. Từ đó, xây dựng cho sinh viên lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, tin tưởng vào con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn.

  1. 876.      [HCM501] Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh (Some Specific Themes of Hochiminh’s Ideology)

(2; 21; 18)

Học phần trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần cung cấp những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực: Phương pháp luận, phong cách của Hồ Chí Minh; quan điểm về quyền con người; về kinh tế và ngoại giao. Qua đó rút ra những ý nghĩa to lớn về lý luận, thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Thấy được yêu cầu khách quan của việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

  1. 877.      [HCM502] Tư tưởng Hồ Chí Minh – GDCT (HoChiMinh’s Ideology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Cung cấp những kiến thức cơ bản có tính hệ thống về tư tưởng Hồ Chí Minh trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: về khái niệm, nguồn gốc quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và các vấn đề cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh ; vấn đề vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

  1. 878.      [HIS104] Nhập môn khoa học giao tiếp (Introduction to Science Communication)

(2; 20; 20)

Học phần đem đến cho người học hệ thống kiến thức sâu rộng về các khái niệm cơ bản trong giao tiếp, hệ thống kiến thức về tâm lý, ứng xử giao tiếp. Thông qua hệ thống kiến thức về giao tiếp được trang bị người học có đủ khả năng ứng xử xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giảng dạy và nghiên cứu cũng như trở thành những nhân viên, giáo viên giỏi và người lãnh đạo thành công...

  1. 879.      [HIS107] Dân tộc học đại cương (General Ethnography)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp được những khái niệm cơ bản trong dân tộc học như: tộc người, văn hoá tộc người, chủng tộc, các tiêu chí của tộc người. Nắm được khối kiến thức trong nghiên cứu về tộc người, về đời sống con người và tiếp cận nghiên cứu liên ngành. Tăng cường sự hiểu biết về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam: quá trình tộc người và quan hệ tộc người ; các đặc điểm kinh tế-xã hội.

  1. 880.      [HIS108] Lịch sử tư tưởng phương Đông (Eastern Thought History)

(2; 20; 20)

Qua học phần này, sinh viên hiểu, biết sâu về tư tưởng triết học, chính trị, giáo dục, tôn giáo của Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông. Sinh viên vận dụng được kiến thức vào học tập, nghiên cứu lịch sử ở trường đại học và giảng dạy lịch sử ở các bậc phổ thông. Đồng thời, hình thành trong sinh viên những kỹ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, thuyết trình, báo cáo và thảo luận nhóm.

  1. 881.      [HIS503] Cơ sở khảo cổ học (Archaeology Backgrounds)

(2; 24; 12)

Khảo cổ học là phân ngành thuộc khoa học Lịch sử với những mục tiêu và đối tượng nghiên cứu riêng nhưng mục đích cuối cùng vẫn là khôi phục lại bức tranh quá khứ của loài người bằng những hiện vật và di chỉ khảo cổ. Đây là học phần quan trọng với sinh viên ngành Lịch sử, nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Khảo cổ học nhằm bổ trợ cho việc nghiên cứu, học tập lịch sử , giúp sinh viên hiểu rõ hơn về bức tranh quá khứ của loài người một cách sinh động và chân thực.

  1. 882.      [HIS505] Lịch sử Sử học (The History of History)

(2; 24; 12)

Học phần giới thiệu về lịch sử Sử học Việt Nam và thế giới từ thời cổ đại cho đến năm 2000. Học phần giúp người học biết vận dụng kiến thức Lịch sử Sử học vào quá trình học tập, nghiên cứu lịch sử ở trường đại học và giảng dạy lịch sử ở các bậc phổ thông. Ngoài ra, giúp người học còn biết biết phân tích, so sánh và đánh giá được những thành tựu, hạn chế của sử học thế giới và sử học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

  1. 883.      [HIS507] Thực tế chuyên môn 1 (History Excursion 1)

(1; 0; 30)

Thực tế chuyên môn Lịch sử là học phần quan trọng nhằm bổ sung những kiến thức thực tế bên ngoài nhà trường đối với sinh viên chuyên ngành Lịch sử, giúp cho sinh viên kiểm nghiệm, quan sát, đối chiếu những kiến thức trong sách vở với thực tế bên ngoài tại những địa điểm tham quan, học tập ở những địa danh, di tích lịch sử, đồng thời giúp sinh viên vận dụng kiến thực thực tế lịch sử bên ngoài vào nghiên cứu, học tập và giảng dạy về sau.

  1. 884.      [HIS508] Thực tế chuyên môn 2 (History Excursion 2)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Thực tế chuyên môn 1.

Thực tế chuyên môn 2 là học phần quan trọng nhằm bổ sung những kiến thức thực tế bên ngoài nhà trường đối với sinh viên chuyên ngành Lịch sử, giúp cho sinh viên kiểm nghiệm, quan sát, đối chiếu những kiến thức trong sách vở với thực tế bên ngoài tại những địa điểm tham quan, học tập ở những địa danh, di tích lịch sử, đồng thời giúp sinh viên vận dụng kiến thực thực tế lịch sử bên ngoài vào nghiên cứu, học tập và giảng dạy về sau.

  1. 885.      [HIS509] Một số vấn đề lịch sử triều Nguyễn từ năm 1858 đến năm 1896 (Some Matters about Nguyen Dynasty History from 1858 to 1896)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lịch sử Việt Nam cận đại.

Học phần giúp người học hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa thực dân can thiệp vào Việt Nam và trách nhiệm của triều Nguyễn trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân, những đề nghị canh tân đất nước của các nhân sĩ yêu nước và nhận xét, đánh giá một số vua nhà Nguyễn từ Tự Đức đến Duy Tân trước sự xâm lược của thực dân Pháp.

  1. 886.      [HIS910] Lịch sử tư tưởng Việt Nam (History of Thought Vietnam)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lịch sử Việt Nam cổ - trung – cận đại.

Lịch sử tư tưởng Việt Nam là học phần tự chọn thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành. Qua học phần này, sinh viên hiểu, biết sâu rộng về tư tưởng chính trị, tôn giáo của Việt Nam từ thời dựng nước đến năm 1945 và vận dụng được kiến thức vào học tập, nghiên cứu lịch sử ở trường đại học và giảng dạy lịch sử ở các bậc phổ thông. Đồng thời, hình thành trong sinh viên những kỹ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, thuyết trình, báo cáo và thảo luận nhóm.

  1. 887.      [HOL101] Văn học dân gian Việt Nam (Vietnamese Literary Folklore)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về văn học dân gian Việt Nam; đi sâu vào đặc điểm nội dung và thi pháp của các thể loại văn học dân gian (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ca dao, tục ngữ,…); bồi đắp cho sinh viên tình yêu và lòng tự hào đối với kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Học phần hình thành kỹ năng phân tích các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, vận dụng vào việc giảng dạy văn học dân gian ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.

  1. 888.      [HOL102] Văn học Việt Nam trung đại 1 (Vietnam Middle-Age Literature 1)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Văn học dân gian Việt Nam.

Học phần cung cấp kiến thức khái quát về văn học trung đại Việt Nam từ TK X đến hết TK XIX và đi sâu vào các vấn đề cơ bản của giai đoạn từ TK X đến TKXVII: Các đặc điểm lịch sử xã hội, tình hình văn học, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu; bồi đắp cho sinh viên lòng tự hào về di sản văn học trung đại Việt Nam. Học phần cũng giới thiệu hướng tiếp cận và hình thành kỹ năng phân tích các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được chọn lọc giảng dạy trong sách Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông.

  1. 889.      [HOL301] Văn học châu Á 1 (The Asian Literature 1)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị tri thức cơ bản có tính hệ thống về lịch sử văn học Trung Quốc, hiểu được sự hình thành, diễn tiến và đặc trưng của các thể loại, thể tài, cũng như quá trình hình thành, vận động phát triển và đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của văn học Trung Quốc. Học phần giúp sinh viên hiểu được mối quan hệ giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam về các mặt: chữ viết, thể tài, văn liệu – thi liệu, thủ pháp nghệ thuật, tư tưởng triết học.

  1. 890.      [HOL302] Văn học Việt Nam trung đại 2 (Vietnamese Medieval Literature 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Văn học Việt Nam trung đại 1.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX qua góc nhìn văn học sử và thể loại: sự ra đời, những đặc trưng cơ bản của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, thể loại, tác phẩm và tác giả tiêu biểu. Qua đó, học phần giúp sinh viên phát triển kiến thức, năng lực phân tích, đánh giá tác phẩm, tác giả văn học; rèn luyện kỹ năng tương tác với học sinh phục vụ công tác giảng dạy/ nghiên cứu; bồi dưỡng ý thức chủ động học tập chuyên môn, trau dồi nghiệp vụ sư phạm.

  1. 891.      [HOL505] Văn học châu Á 2 (The Asian Literature 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Văn học châu Á 1.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về văn học Ấn Độ, Nhật Bản. Khai thác tư tưởng triết học, văn hóa tâm linh Ấn Độ; đặc điểm mỹ học và phương pháp phân tích thơ ca Nhật Bản, giới thiệu các tác giả đỉnh cao của hai nền văn học trên nhằm bồi đắp tình yêu văn hóa, văn học Châu Á. Học phần giúp Sinh viên hình thành kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp và ứng dụng giảng dạy tốt các vấn đề có liên quan đến học phần trong chương trình Phổ thông.

  1. 892.      [HOL507] Tham quan thực tế văn học (Literature Field Trip)

(1; 0; 60)

Học phần giúp sinh viên mở rộng sự hiểu biết của bản thân về văn hoá, văn học dân tộc; khắc sâu, cũng như mở rộng kiến thức văn học Việt Nam cho sinh viên, giúp sinh viên có điều kiện liên hệ thực tế cho công tác giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông

  1. 893.      [HOL509] Văn học Việt Nam trung đại 3 (Vietnam Middle-Age Literature 3)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Văn học Việt Nam trung đại 2.

Học phần cung cấp kiến thức về các vấn đề chủ yểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỷ XX, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học như: lịch sử - xã hội – văn hóa – tư tưởng; Tình hình văn học; Tìm hiểu các khuynh hướng văn học nổi bật, chú trọng văn học yêu nước chống Pháp; Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, nội dung – tư tưởng và phong cách nghệ thuật của các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Học phần hình thành kỹ năng phân tích, giảng dạy tác phẩm tiêu biểu trong chương trình phổ thông, bồi đắp lòng yêu nước và tình yêu văn học

  1. 894.      [HOL518] Tác giả văn học Việt Nam trung đại (A course of Vietnamese Writers in Middle Ages)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Văn học Việt Nam trung đại 3.

Học phần cung cấp kiến thức chuyên sâu về hai tác gia Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương – phong cách tài năng của tác giả, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật tác phẩm (thi pháp Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương). Học phần giúp sinh viên cập nhật những tư liệu mới, đồng thời cũng chú trọng tới việc giảng dạy thơ Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương ở trường phổ thông theo hướng khai thác các yếu tố thi pháp.

  1. 895.      [HOL519] Văn học đô thị miền Nam (1954 – 1975) (The Literature of Vietnam Southern Towns (from 1954 to 1975))

(1; 15; 0)

Học phần trước: Văn học Việt Nam hiện đại 2.

Học phần trang bị kiến thức cơ bản, khái quát về văn học đô thị miển Nam (1954 – 1975): bối cảnh xã hội - văn hóa phức tạp; sự xuất hiện nhiều dòng văn học khác nhau; sức sống mãnh liệt của dòng văn học yêu nước; Sơn Nam, một số tác giả khác và các tác phẩm tiêu biểu. Qua đó, học phần giúp sinh viên nhận xét, đánh giá toàn diện về văn học Việt Nam; nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng tương tác với học sinh trong giảng dạy tác giả, tác phẩm; bồi dưỡng ý thức chủ động học tập, nghiên cứu văn học, trau dồi nghiệp vụ sư phạm ở trường phổ thông.

  1. 896.      [HOL520] Thời sự văn học Việt Nam (Current Events in Vietnamese Literature)

(1; 15; 0)

Học phần trước: Văn học Việt Nam hiện đại 2.

Học phần trang bị một số kiến thức có tính thời sự về tình hình lý luận, nghiên cứu, phê bình, sáng tác trong đời sống văn học Việt Nam đương đại như: vấn đề nữ quyền, chủ nghĩa hậu hiện đại, cấu trúc luận và giải cấu trúc luận, tự sự học – lý thuyết và lịch sử, vấn đề tâm linh. Qua đó, học phần giúp sinh viên tiếp tục phát triển kĩ năng lý giải, phân tích các hiện tượng văn học theo cách nhìn mới; rèn luyện kỹ năng tương tác với học sinh trong giảng dạy, nghiên cứu; nêu cao ý thức tự khám phá cái mới, tự học tập trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

  1. 897.      [HOL525] Văn học phương Tây 1 (The Occident Literature 1)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về văn học phương Tây từ Cổ đại đến TK XVIII. Khai thác những đỉnh cao tư tưởng, trào lưu sáng tác, các tác gia và tác phẩm kiệt xuất của thời đại, sử thi Hi Lạp, Chủ nghĩa Nhân văn, thời đại Phục Hưng… nhằm bồi đắp tình yêu văn hóa, văn học Phương Tây. Giúp sinh viên hình thành kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp và ứng dụng giảng dạy tốt các vấn đề có liên quan đến học phần trong chương trình Phổ thông

  1. 898.      [HOL526] Văn học phương Tây 2 (The Occident Literatures 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Văn học phương Tây 1.

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm tiến trình văn học phương Tây thế kỷ XIX trên các phương diện trào lưu, thể loại, các tác gia, tác phẩm tiêu biểu. Học phần gồm 3 chương, hai chương đầu đi vào hai trào lưu lãng mạn và hiện thực ở Tây Âu (Pháp, Anh, Đức), chương 3 tìm hiểu về nền văn học Mỹ. Học phần hình thành kỹ năng phân tích các tác phẩm văn học nước ngoài, vận dụng vào việc giảng dạy văn học nước ngoài ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.

  1. 899.      [HOL527] Văn học phương Tây 3 (The Occident Literatures 3)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Văn học phương Tây 2.

Học phần giúp cho người học tìm hiểu những tiền đề của văn học phương Tây thế kỉ XX, đi sâu vào một số hiện tượng tiêu biểu của giai đoạn đầu thế kỉ XX đến giữa nửa cuối của thế kỉ này với hai thể loại kịch và tiểu thuyết. Học phần còn phác thảo một số nét chính về giai đoạn văn học từ giữa nửa cuối thế kỉ XX trở về sau để sinh viên có cái nhìn toàn cảnh về văn học phương Tây thế kỉ XX. Từ đó, hình thành kỹ năng phân tích các tác phẩm văn học nước ngoài, vận dụng vào việc giảng dạy văn học nước ngoài ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.

  1. 900.      [HOL531] Văn học Việt Nam hiện đại 1 (Vietnam Modern Literature 1)

(4; 60; 0)

Học phần tiên quyết: Văn học Việt Nam trung đại 3.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về văn học VN giai đoạn 1900-1945 - đặc điểm - thành tựu; các bộ phận, xu hướng văn học (lãng mạn, hiện thực, cách mạng); các hiện tượng văn học (Thơ Mới, Tự lực văn đoàn). Học phần đi sâu tìm hiểu các tác gia văn học tiêu biểu của giai đoạn như Phan Bội Châu, Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và hình thành kỹ năng soạn giảng các tác phẩm tiêu biểu trong chương trình phổ thông các cấp, bồi đắp tình yêu văn học nước nhà

  1. 901.      [HOL532] Văn học Việt Nam hiện đại 2 (Vietnamese Modern Literature 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Văn học Việt Nam hiện đại 1.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX: thành tựu và hạn chế ở các thể loại chính, vị trí của văn học giai đoạn này; tiểu sử, con người, quan niệm nghệ thuật, các tác phẩm cùng phong cách nghệ thuật của những tác giả tiêu biểu. Qua đó, học phần giúp sinh viên tiếp tục phát triển kiến thức, năng lực phân tích, đánh giá tác phẩm, tác giả văn học hiện đại; rèn luyện kỹ năng tương tác với học sinh phục vụ công tác giảng dạy/ nghiên cứu; bồi dưỡng ý thức chủ động học tập chuyên môn, trau dồi nghiệp vụ sư phạm ở trường phổ thông.

  1. 902.      [HOL533] Văn học Nga (Russian Literature)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Văn học phương Tây 2.

Học phần là cái nhìn bao quát về nền văn học Nga thế kỷ XIX, và đầu thế kỷ XX, gắn liền với trào lưu, thể loại, các hệ vấn đề, khuynh hướng, phong cách của một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Sử dụng kỹ năng tư duy logic, tổng hợp, đối sánh với các nền văn học khác cùng thời kỳ (Pháp, Anh, Đức) và chỉ ra ảnh hưởng đến Văn học Việt Nam. Bồi dưỡng kĩ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và nghiên cứu văn học nước ngoài từ góc độ thi pháp học và văn hóa học, đánh giá các hiện tượng văn học một cách chính xác, khách quan, khoa học.

  1. 903.      [HOL534] Văn học Anh – Mỹ (English – American Literature)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp kiến thức văn học Anh-Mỹ nhằm giúp sinh viên nắm được một cách hệ thống sự phát triển của văn học Anh-Mỹ, hiểu được xã hội và thời đại của nước Anh và Mỹ phản ánh trong các tác phẩm, cảm thụ được ngôn ngữ tác phẩm nguyên bản, biết phân tích và đánh giá một tác phẩm văn học, qua đó hình thành khả năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích tài liệu phục vụ cho công việc trong tương lai.

  1. 904.      [HOL912] Văn học Trung Quốc hiện đại (Modern Chinese Literature)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Văn học châu Á 1.

Chuyên đề cung cấp kiến thức tổng quát và chuyên sâu về một số tác gia tiểu thuyết TQ thời cải cách mở cửa; giúp sinh viên nắm vững những khuynh hướng văn học tiêu biểu của thời kì này. Chuyên đề giới thiệu hướng tiếp cận phân tích các tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại bằng phương pháp hiện đại.

  1. 905.      [HOL915] Văn học Mĩ Latinh (A course of Latin American)

(1; 15; 0)

Học phần trước: Văn học Phương Tây 3 (Thế kỷ XX).

Chuyên đề là những phác thảo về nền văn học Mỹ Latin rực rỡ gắn với đặc trưng văn hóa và thi pháp chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết. Vận dụng tri thức, khái niệm, phạm trù lý luận để xử lý những vấn đề văn học liên quan, nhấn mạnh cách tiếp cận hiện tượng văn học từ góc độ văn hóa học. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kĩ năng liên hệ, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, khái quát hóa. Bồi dưỡng tình yêu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nghệ thuật nước ngoài

  1. 906.      [HOL916] Văn học địa phương An Giang (An Giang Literary)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Văn học Việt Nam hiện đại 2.

Học phần cung cấp kiến thức tổng quan về văn học địa phương An Giang từ văn học dân gian đến văn học đương đại, sự hình thành và phát triển; các thành tựu về nội dung và nghệ thuật; phong cách văn chương của một số cây bút tiêu biểu. Qua đó, bồi đắp tình yêu và lòng tự hào về văn học địa phương. Học phần tiếp cận và hình thành kỹ năng phân tích tác phẩm văn học dân gian trong sách Ngữ văn địa phương trung học cơ sở.

  1. 907.      [HOL917] Văn học Nga hiện đại (Modern Russian Literature)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Văn học Nga.

Chuyên đề là nội dung nối tiếp học phần Văn học Nga, đặc biệt là những hiện tượng văn học tiêu biểu gắn với đặc trưng văn hóa, chính trị và thi pháp thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, đồng thời, đi vào giới thiệu một số lý thuyết lý luận phê bình nổi bật thế kỷ XX. Bồi dưỡng kĩ năng tư duy tổng hợp, kĩ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và nghiên cứu văn học nước ngoài từ văn hóa học, góp phần mở rộng giao lưu văn hóa trong thời đại hội nhập.

  1. 908.      [IMO501] Miễn dịch học – CNSHVS (Imunology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh lý người và động vật.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống miễn dịch của cơ thể: miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, các cơ chế đáp ứng miễn dịch, bệnh lý miễn dịch và ứng dụng miễn dịch trong phòng bệnh và chẩn đoán bệnh.

  1. 909.      [IMS301] Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – TH (Database Management System)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Cơ sở dữ liệu.

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu: các thành phần của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chức năng của chúng, các cơ chế quản lý truy xuất đồng thời, vấn đề an toàn dữ liệu và khôi phục dữ liệu sau sự cố, tối ưu hóa câu truy vấn dữ liệu cũng như các cấu trúc tổ chức lưu trữ và phương thức truy xuất tương ứng. Mỗi nội dung sẽ trình bày giải pháp cài đặt cụ thể trên một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng hiện nay.

  1. 910.      [IMS302] Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (Information Systems Analysis and Design)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Cơ sở dữ liệu.

Học phần cung cấp cho sinh viên các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin. Giới thiệu các mô hình, phương pháp và công cụ để phân tích một hệ thống thông tin theo hướng cấu trúc. Môn học tập trung vào hai thành phần quan trọng nhất của một hệ thống thông tin, đó là các thành phần dữ liệu (khía cạnh tĩnh của hệ thống thông tin) và xử lý (khía cạnh động của hệ thống thông tin).

  1. 911.      [IMS304] Phân tích thiết kế hệ thống thông tin – CĐ (Information Systems Analysis and Design)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Cơ sở dữ liệu – CĐ.

Học phần cung cấp cho sinh viên các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin. Giới thiệu các mô hình, phương pháp và công cụ để phân tích một hệ thống thông tin theo hướng cấu trúc. Môn học tập trung vào hai thành phần quan trọng nhất của một hệ thống thông tin, đó là các thành phần dữ liệu (khía cạnh tĩnh của hệ thống thông tin) và xử lý (khía cạnh động của hệ thống thông tin).

  1. 912.      [IMS501] Lập trình quản lý (Information Management System Programming)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin.

Học phần có vị trí quan trọng trong phát triển nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường. Môn học nhằm trang bị kiến thức cơ bản của một chương trình quản lý như: kiến trúc đa tầng và mô hình ba lớp, thiết kế giao diện, lập trình xử lý nghiệp vụ phần mềm, lập trình tương tác cơ sở dữ liệu (căn bản và nâng cao), kết xuất báo cáo. Kiểm thử và triển khai phần mềm cũng được giới thiệu trong môn học này.

  1. 913.      [IMS503] Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – CĐ (Database Management System)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Cơ sở dữ liệu – CĐ.

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu: các thành phần của một hệ quản trị CSDL, chức năng của chúng, các cơ chế quản lý truy xuất đồng thời, vấn đề an toàn dữ liệu và khôi phục dữ liệu sau sự cố cũng như các cấu trúc tổ chức lưu trữ và phương thức truy xuất tương ứng. Mỗi nội dung trình bày giải pháp cài đặt cụ thể của chúng trên một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng hiện nay.

  1. 914.      [IMS504] Phát triển hệ thống thông tin quản lý (Management Information System Development)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin.

Học phần này cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản liên quan đến phát triển hệ thống thông tin quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp; một số phương pháp luận, công cụ và kỹ thuật thường dùng trong phát triển hệ thống thông tin quản lý.

  1. 915.      [IMS505] Thiết kế đồ họa (Graphic Design)

(3; 25; 40)

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về Photoshop, HTML5, CSS, Javascript… đủ để thiết kế một template website chuyên nghiệp. Học xong môn học này sinh viên có thể sử dụng phần mềm xử lý ảnh Photoshop để thiết kế giao diện website và lập trình giao diện website với HTML, CSS, Javascript, …

  1. 916.      [IMS912] Chuyên đề Java (Java programming)

(3; 25; 40)

Học phần giới thiệu các chủ đề nâng cao của ngôn ngữ lập trình Java để phát triển các ứng dụng hướng đối tượng như lập trình đồ họa, đa luồng, dòng và tập tin, mạng, tạo giao diện, tương tác với cơ sở dữ liệu, xử lý lỗi...

  1. 917.      [IMS914] Hệ quản trị CSDL Oracle (Oracle Database Management System)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Cơ sở dữ liệu.

Học phần trình bày hệ thống và đầy đủ các công việc của một DBA bao gồm cài đặt, tạo và quản lý Oracle Database 11g Enterprise Edition database, cấu hình CSDL cho ứng dụng, thực thi việc sao lưu và phục hồi CSDL, cũng như việc thiết kế và sử dụng thủ tục, hàm và trigger bằng ngôn ngữ PL/SQL.

  1. 918.      [IMS916] Hệ quản trị CSDL DB2 (DB2 Database Management System)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Cơ sở dữ liệu.

Học phần giúp sinh viên nắm được các thành phần cơ bản trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu DB2 và phương pháp truy vấn dữ liệu với ngôn ngữ SQL.

  1. 919.      [INT102] Giới thiệu ngành – CĐSP TA (Course Introduction)

(1; 15; 0)

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về chương trình đào tạo, kiến thức và kỹ năng của người giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học. Giới thiệu mục tiêu và nội dung giảng dạy của các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành trong chương trình đào tạo. Thông qua học phần, sinh viên có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp của mình và có kế hoạch tốt cho nghề nghiệp trong tương lai.

  1. 920.      [LAS501] Ngữ âm 1 (Pronunciation 1)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên năm thứ nhất các nguyên tắc căn bản về phát âm; cách nhận ra, phân biệt và phát âm đúng các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm đơn, và các nhóm phụ âm. Sinh viên có thể rèn luyện cách phát âm đúng nguyên tắc và vận dụng nội dung đã học vào việc phát triển kỹ năng nghe/nói để đạt hiệu quả giao tiếp bằng tiếng Anh tốt hơn.

  1. 921.      [LAS502] Ngữ âm 2 (Pronunciation 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Ngữ âm 1.

Học phần tiếp theo học phần Ngữ âm 1, được giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất, nhằm trang bị cho sinh viên các nguyên tắc cơ bản về phát âm; các quy luật phát âm đúng trọng âm trong từ, trong câu; cách kết nối âm và cách sử dụng ngữ điệu theo ngữ cảnh. Qua đó, sinh viên có thể tự học và liên kết áp dụng kiến thức đã học khi thực hành nghe và nói tiếng Anh nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn.

  1. 922.      [LAS503] Ngữ pháp 1 (Grammar 1)

(2; 30; 0)

Học phần Ngữ pháp 1 giúp sinh viên đạt trình độ bậc 1 (A1) về ngữ pháp. Ngữ pháp 1 giúp sinh viên hệ thống kiến thức về cấu trúc câu đơn giản, các thì, các từ loại như động từ, danh từ, mạo từ, đại từ, tính từ và trạng từ; phân tích cấu trúc câu để viết câu đúng ngữ pháp. Học phần giúp sinh viên học tập siêng năng; thiết kế kế hoạch học tập nhóm và giao tiếp bằng Tiếng Anh.

  1. 923.      [LAS504] Ngữ pháp 2 (Grammar 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Ngữ pháp 1.

Học phần giúp sinh viên hiểu, phân biệt, và có khả năng vận dụng các điểm ngữ pháp thường gặp bậc trung cấp. Thông qua nhiều dạng bài tập và hoạt động nhóm có yêu cầu vận dụng cao, các kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh của sinh viên cũng như khả năng khám phá kiến thức và khả năng tự học được trau dồi.

  1. 924.      [LAS505] Ngữ pháp 3 (Grammar 3)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Ngữ pháp 2.

Học phần nhằm giúp sinh viên hiểu, phân biệt, và vận dụng được các loại mệnh đề để tạo thành câu hoàn chỉnh: loại câu cơ bản, mệnh đề danh từ, mệnh đề tính từ, mệnh đề trạng từ, câu điều kiện, và từ nối. Thông qua nhiều dạng bài tập và hoạt động nhóm, sinh viên phát triển được các kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, khả năng khám phá kiến thức và tự học.

  1. 925.      [LAS511] Cú pháp (Syntax)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Dẫn luận ngôn ngữ.

Học phần cung cấp kiến thức chuyên sâu hơn về cấu trúc câu, từ đơn vị nhỏ nhất là từ loại đến đơn vị lớn hơn gồm cụm từ, mệnh đề, và các loại câu khác nhau dựa trên cấu trúc và chức năng của chúng. Từ đó, sinh viên có thể cải thiện các kỹ năng sử dụng tiếng Anh, nhất là đọc và viết.

  1. 926.      [LAS513] Hình thái học (English Morphology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Dẫn luận ngôn ngữ tiếng Anh.

Học phần này phân tích cấu tạo của từ tiếng Anh, cách thức và quá trình hình thành từ từ các đơn vị được gọi là hình vị, phân tích định nghĩa, các loại hình vị cấu tạo nên từ, và nhấn mạnh vào các hình vị phổ biến trong tiếng Anh. Ngoài ra, học phần cũng giới thiệu các quy tắc phân tích từ vựng trong tiếng Anh thông qua vẽ sơ đồ IC và các cách phân loại từ dựa trên các tiêu chí khác nhau.

  1. 927.      [LAS514] Tiếp thu ngôn ngữ thứ hai (Second Language Acquisition)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về dạy và học ngoại ngữ: sự khác biệt giữa các cá nhân người học tiếng Anh như ngoại ngữ, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp thu ngôn ngữ tiếng Anh, các kiểu tương tác trong lớp học tiếng Anh ; bồi dưỡng, phát triển kỹ năng, phẩm chất cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm, và năng lực sư phạm.

  1. 928.      [LAS515] Ngữ dụng học (Pragmatics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Dẫn luận ngôn ngữ.

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thứccơ bản về ngữ nghĩa trong giao tiếp tiếng Anh như hành động ngôn từ, hàm ngôn và hiển ngôn, nghĩa tiền giả định, nguyên tắc trong giao tiếp và các phương châm hội thoại, lý thuyết lịch sự và các phương châm về tính lịch sự … Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng phân tích ý nghĩa của các phát ngôn qua việc kết hợp ngữ nghĩa của ngôn từ với ngữ cảnh cụ thể trong hội thoại.

  1. 929.      [LAS516] Ngữ nghĩa học (Semantics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Dẫn luận ngôn ngữ.

Học phần cung cấp kiến thức chuyên ngành về nghĩa của từ, nghĩa của câu và nghĩa của phát ngôn. Sinh viên có thể phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, công việc và nghiên cứu.

  1. 930.      [LAS519] Dịch thuật 1 (Translation 1)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phương pháp dịch thuật, cách sử dụng từ và cấu trúc câu thích hợp. Sinh viên thực hành dịch từ Việt sang Anh câu đơn, câu ghép và câu phức. Đồng thời, sinh viên dịch từ Anh sang Việt theo chủ đề giáo dục, văn hóa, và sức khỏe.

  1. 931.      [LAS520] Dịch thuật 2 (Translation 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Dịch thuật 1.

Học phần dịch thuật 2 cung cấp cho sinh viên các kiến thức về dịch thuật, cách sử dụng từ và cấu trúc câu thích hợp. Sinh viên thực hành dịch đoạn văn từ Việt sang Anh và từ Anh sang Việt theo chủ đề kinh tế, môi trường, chính trị, và xã hội.

  1. 932.      [LAS521] Dịch thuật 3 (Translation 3)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Dịch thuật 2.

Học phần Dịch thuật 3 giúp người học nâng cao kỹ năng biên dịch Anh – Việt và Việt – Anh. Người học sẽ được củng cố và vận dụng các kỹ thuật biên dịch để xử lý các các văn bản phức tạp hơn trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, văn hóa, và xã hội... Bên cạnh đó, người học cũng sẽ có cơ hội so sánh, đối chiếu một số bản dịch mẫu để tăng cường vốn từ vựng, ngữ pháp và mô phỏng văn phong cũng như cách truyền tải thông điệp từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích một cách tự nhiên.

  1. 933.      [LAS522] Ngữ dụng học – ĐH GDTH (Vietnamese Pragmatics)

(3; 45; 0)

Học phần gồm các vấn đề : Khái quát về Ngữ dụng học, Chiếu vật và chỉ xuất, hành động ngôn ngữ, Lập luận- hội thoại, Nghĩa tường minh và hàm ý. Đây là học phần không chỉ giúp cho sinh viên tổng hợp được những kiến thức đã học về tiếng Việt để củng cố kiến thức chuẩn bị cho việc giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học tốt hơn mà còn rèn luyện cho các em những kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập, nghiên cứu cũng như những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp cần thiết trong cuộc sống.

  1. 934.      [LAS525] Ngữ âm học – Âm vị học (Phonetics and Phonology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Ngữ âm 1; Ngữ âm 2; Dẫn luận ngôn ngữ.

Học phần cung cấp kiến thức chuyên ngành để giúp sinh viên nâng cao khả năng phát âm, kỹ năng nghe- nói và hiểu biết về hệ thống ngữ âm- âm vị tiếng Anh. Học phần bao quát các nội dung sau: hệ thống các âm lời nói trong tiếng Anh; hệ thống âm vị học, các nguyên tắc âm vị học và ảnh hưởng của chúng đến cách phát âm tiếng Anh; âm tiết; dấu nhấn từ và câu, mối liên hệ giữa dấu nhấn và nhịp điệu, ngữ điệu; cao độ âm, khoảng ngừng, nhịp điệu, tốc độ lời nói, và ngữ điệu.

  1. 935.      [LAS526] Dẫn luận ngôn ngữ tiếng Anh (Introduction to Language)

(2; 30; 0)

Học phần giới thiệu những thuật ngữ và ý niệm cơ bản trong ngôn ngữ học để sinh viên có thể tiếp tục các học phần ngôn ngữ tiếp theo, có kỹ năng làm việc nhóm và tự nghiên cứu. Các lý thuyết về Ngôn ngữ nói chung và Ngôn ngữ học được trình bày ở chương 1. Chương 2, 3, 4, 5 giới thiệu các vấn đề chủ yếu của các môn ngôn ngữ học cốt lõi là: ngữ âm – âm vị học, hình thái học, cú pháp học, ngữ nghĩa học và ngữ dụng học.

  1. 936.      [LAS530] Ngữ dụng học – CĐ GDTH (Vietnamese Pragmatics)

(2; 30; 0)

Học phần gồm các vấn đề : Khái quát về Ngữ dụng học, Chiếu vật và chỉ xuất, hành động ngôn ngữ, Lập luận- hội thoại, Nghĩa tường minh và hàm ý. Đây là học phần không chỉ giúp cho sinh viên tổng hợp được những kiến thức đã học về tiếng Việt để củng cố kiến thức chuẩn bị cho việc giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học tốt hơn mà còn rèn luyện cho các em những kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập, nghiên cứu cũng như những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp cần thiết trong cuộc sống.

  1. 937.      [LAS912] Dịch thuật 4 (Translation 4)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Dịch thuật 3.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản phiên dịch về các chủ đề thường gặp: kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, du lịch. Rèn luyện sinh viên kỹ năng làm phiên dịch cho các cuộc hội thoại ngắn có nội dung thông thường; làm phiên dịch trong các tình huống không đòi hỏi phải có kiến thức sâu về ngôn ngữ. Thực hành dịch các đoạn hội thoại, độc thoại ngắn, nội dung đơn giản (khoảng 1-2 phút) do giáo viên trình bày trực tiếp hoặc từ các đoạn băng ghi âm của chương trình Special English.

  1. 938.      [LAS913] Biên dịch thư tín thương mại và văn phòng (Translation for Business and Office Work)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Dịch thuật 3.

Học phần này giúp cho sinh viên có kỹ năng biên dịch từ Anh sang Việt và ngược lại các công văn, thư tín, thư điện tử, các hợp đồng kinh tế, chứng từ xuất nhập khẩu, v.v. trong lĩnh vực kinh doanh, văn phòng. Sinh viên được rèn luyện kỹ năng dịch lưu loát, theo văn phong thương mại, đồng thời sinh viên được tăng cường vốn từ vựng, cấu trúc của các loại văn bản viết khác nhau để làm tốt công việc biên dịch tài liệu văn phòng và kinh doanh.

  1. 939.      [LAW101] Pháp luật đại cương (General Law)

(2; 30; 0)

Học phần giúp sinh viên có được những kiến thức chung về nhà nước và pháp luật: nguồn gốc ra đời, bản chất, đặc trưng, chức năng, các kiểu và hình thức của nhà nước và pháp luật; các khái niệm, hiện tượng pháp lý cơ bản: văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, pháp chế. Từ đó, sinh viên có thể nhận thức khái quát được về nhà nước và pháp luật. Đồng thời, làm cơ sở để sinh viên có thể nghiên cứu các quy định pháp luật cụ thể.

  1. 940.      [LAW102] Luật xa gần (Perspective Theories)

(2; 15; 30)

Học phần nêu lên những vấn đề chung về luật xa gần, những kiến thức và bài tập của các phần cơ bản về luật xa gần như lý thuyết tổng quát, biểu hiện không gian trên mặt phẳng, bóng của vật thể, luật phối cảnh nhằm giúp người học có những kiến thức cần thiết, để vận dụng hoàn thành bài tập trong chương trình, vẽ được một số bài tập hình học cơ bản, về phối cảnh của hình tròn, phối cảnh trong phòng và phối cảnh ngoài trời. Thông qua đó, sinh viên có thể ứng dụng kỹ năng vào hỗ trợ cho các môn học khác như hình họa, kí họa, trang trí, bố cục.

  1. 941.      [LAW103] Giới thiệu ngành Luật (Introduction to Law)

(1;15; 0)

Học phần giới thiệu ngành Luật học (1) giới thiệu cho sinh viên năm thứ nhất ngành Luật học (1) tổng quát về chương trình đào tạo của ngành, (2) rèn luyện một số kỹ năng cần thiết để học tập và (3) hướng dẫn thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng sinh viên.

  1. 942.      [LAW104] Lý luận về Nhà nước và pháp luật (Theory of State and Law)

(3;45; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên ngành Luật những kiến thức chung về nhà nước và pháp luật, các khái niệm, hiện tượng pháp lý cơ bản: văn bản quy phạm pháp luật quy phạm pháp luật quan hệ pháp luật thực hiện pháp luật vi phạm pháp luật… Qua đó giúp sinh viên tư duy các vấn đề pháp lý một cách khoa học và khách quan; sử dụng đúng các thuật ngữ pháp lý; bước đầu biết tự tìm tài liệu tự nghiên các vấn đề liên quan đến nhà nước và pháp luật; ý thức được tầm quan trọng của những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật đối với việc nghiên cứu các luật chuyên ngành.

  1. 943.      [LAW105] Luật Hiến pháp (Constitutional Law)

(3; 45; 0)

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những chế định cơ bản nhất của Luật Hiến pháp Việt Nam với tư cách là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ đó, giúp sinh viên nghiên cứu những ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như phân tích, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp.

  1. 944.      [LAW106] Lý luận về Nhà nước và pháp luật (Theory of State and Law)

(2;30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị những kiến thức chung về nhà nước và pháp luật, các khái niệm, hiện tượng pháp lý cơ bản: văn bản quy phạm pháp luật quy phạm pháp luật quan hệ pháp luật thực hiện pháp luật vi phạm pháp luật… Qua đó giúp sinh viên tư duy các vấn đề pháp lý một cách khoa học và khách quan; sử dụng đúng các thuật ngữ pháp lý; bước đầu biết tự tìm tài liệu tự nghiên các vấn đề liên quan đến nhà nước và pháp luật; ý thức được tầm quan trọng của những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật đối với việc nghiên cứu các luật chuyên ngành.

  1. 945.      [LAW108] Lịch sử nhà nước và pháp luật (State and Law History)

(3; 45; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành, phát triển, thay thế của các kiểu Nhà nước và pháp luật ở các khu vực và một số nước qua các thời kì lịch sử. Nghiên cứu một cách cơ bản quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Qua đó, bước đầu hình cho sinh viên kỹ năng tìm hiểu, lý giải các vấn đề liên quan đến nhà nước và pháp luật

  1. 946.      [LAW107] Luật Dân sự 1 (Civil Law - Part 1)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Lý luận về nhà nước và pháp luật.

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức chung về luật dân sự; các chế định về giao dịch dân sự, về tài sản và quyền sở hữu, về thừa kế. Từ đó sinh viên phân tích được những văn bản trong lĩnh vực dân sự; đánh giá vấn đề pháp lý trong mối quan hệ chặt chẽ với cuộc sống; áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết tình huống; tôn trọng pháp luật, khách quan trong đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn của luật dân sự.

  1. 947.      [LAW301] Luật thực phẩm và sở hữu trí tuệ (Food Law and Intellectual Property)

(2; 30; 0)

Học phần này đóng góp những kiến thức quy định trong ngành công nghệ thực phẩm, từ quá trình nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng trọt cho đến quá trình vận chuyển, tồn trữ, sản xuất, chế biến thực phẩm và xuất nhập khẩu thực phẩm.Bên cạnh đó, học phần còn đóng góp những kiến thức quy định trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó kiến thức về lĩnh vực chuyển giao khoa học và công nghệ cũng được chú trọng trong quá trình học của sinh viên.

  1. 948.      [LAW302] Pháp luật kinh tế (Company Law)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Pháp luật đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức pháp lý về bảo hộ quyền tài sản sở hữu trí tuệ; xúc tiến thương mại và chế độ pháp lý về cạnh tranh; phương thức khai thác hữu hiệu tài sản trí tuệ nhằm giành lợi thế thương mại nhưng không vi phạm các chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông qua những tình huống thực tiễn.

  1. 949.      [LAW304] Pháp luật về chủ thể kinh doanh và phá sản (Law on Business Entities and Bankruptcy)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Dân sự 1.

Học phần cung cấp kiến thức pháp lý nhất định về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại như pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, môn học này còn cung cấp những kiến thức pháp lý liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào hoạt động này. Qua đó, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

  1. 950.      [LAW305] Luật Hành chính (Administrative Law)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Luật Hiến pháp.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Luật Hành chính như các khái niệm cơ bản liên quan đến hành chính nhà nước, nguyên tắc quản lý nhà nước, chủ thể, đối tượng, khách thể quản lý nhà nước, quy chế về cán bộ, công chức, viên chức, vi phạm hành chính, thủ tục hành chính, khiếu nại hành chính...Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu các học phần khác đồng thời vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như phân tích, đánh giá giải quyết các tình huống liên quan trong thực tế.

  1. 951.      [LAW306] Luật Hình sự 1 (Criminal Law 1)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lý luận về nhà nước và pháp luật.

Luật hình sự 1 nghiên cứu những vấn đề về khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của Luật hình sự; các nguyên tắc của Luật hình sự, lịch sử của Luật hình sự; khoa học Luật hình sự, đạo luật hình sự; lý luận về tội phạm; lý luận về phân loại tội phạm và hình phạt. Từ đó sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như phân tích, đánh giá các tình huống liên quan trong thực tế đời sống.

  1. 952.      [LAW307] Luật Dân sự 2 (Civil Law - Part 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Luật dân sự 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự nói chung, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Qua đó, giúp sinh viên phân tích được văn bản pháp luật, xử lý các vấn đề pháp lý dân sự; đánh giá được bản án, quyết định của tòa án; soạn thảo được các hợp đồng dân sự thông dụng; tôn trọng pháp luật, tôn trọng tính bình đẳng và tự do ý chí của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.

  1. 953.      [LAW308] Luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ (Law on Trade and Services)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Pháp luật về chủ thể kinh doanh và phá sản.

Khi nghiên cứu môn Luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ, sinh viên phải nắm bắt được những nội dung sau: Khái quát về thương nhân và hoat động thương mại; Mua bán hàng hoá trong thương mại; Dịch vụ thương mại; Hoạt động trung gian thương mại; Các hoạt động xúc tiến thương mại; Một số hoạt động thương mại khác; Chế tài trong hoạt động thương mại. Qua đó, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

  1. 954.      [LAW309] Luật Tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Luật dân sự 2.

Học phần tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về tố tụng dân sự; thẩm quyền giải quyết của tòa án đối với vụ việc dân sự; về chứng minh và chứng cứ về các biện pháp tòa án có quyền áp dụng án phí và lệ phí trong tố tụng dân sự; trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự. Qua đó sinh viên thực hiện được một số công việc của cán bộ tư pháp; tự nghiên cứu đánh giá phê bình các quy định pháp luật; thực hiện công việc có trách nhiệm khi trở thành cán bộ pháp lý.

  1. 955.      [LAW310] Luật Lao động (Labour Law)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Luật Dân sự 2.

Học phần gồm 11 chương: giới thiệu chung về luật lao động; vấn đề việc làm – học nghề; hợp đồng lao động – thỏa ước lao động tập thể; thời giờ làm việc – thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; an toàn lao động – vệ sinh lao động; kỷ luật lao động – trách nhiệm vật chất; tranh chấp lao động; vấn đề đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

  1. 956.      [LAW311] Luật Hình sự 2 (Criminal Law 2)

(3; 30; 0)

Học phần trước: Luật Hình sự 1.

Học phần này trang bị cho người học dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể làm cơ sở để giải quyết các vụ án hình sự trong thực tiễn, cũng như vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp, phân tích đánh giá chúng.

  1. 957.      [LAW312] Pháp luật doanh nghiệp – CĐ (Company Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Pháp luật kinh tế.

Pháp luật doanh nghiệp giới thiệu những vấn đề chung về bảo hộ quyền tài sản SHTT (sở hữu trí tuệ) những quy định pháp luật cơ bản về xúc tiến thương mại và chế độ pháp lý về cạnh tranh, từ đó người học tiếp cận phương thức khai thác hữu hiệu tài sản trí tuệ nhằm giành lợi thế thương mại nhưng không vi phạm các chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Nội dung môn học được trình bày thông qua những tình huống thực tiễn và việc đánh giá bài tập tình huống được xây dựng bởi người học.

  1. 958.      [LAW501] Luật các tổ chức tín dụng (Law on Credit Agencies)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Pháp luật kinh tế.

Học phần giới thiệu cho sinh viên lược sử hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng trên thế giới và Việt Nam; các vấn đề cơ bản về Luật Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động ngân hàng, hệ thống các tổ chức tín dụng, tranh chấp tín dụng, thanh toán không dùng tiền mặt; quy định của pháp luật về ngoại hối và quản lý ngoại hối.

  1. 959.      [LAW502] Pháp luật doanh nghiệp (Company Law)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Marketing căn bản, Pháp luật kinh tế.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức pháp lý về bảo hộ quyền tài sản sở hữu trí tuệ; xúc tiến thương mại và chế độ pháp lý về cạnh tranh; phương thức khai thác hữu hiệu tài sản trí tuệ nhằm giành lợi thế thương mại nhưng không vi phạm các chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông qua những tình huống thực tiễn.

  1. 960.      [LAW503] Pháp luật thương mại quốc tế (International Trade Laws)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Pháp luật kinh tế.

Học phần song hành: Nghiệp vụ ngoại thương.

Luật Thương mại Quốc tế giới thiệu một cách khái quát về khuôn khổ pháp lý điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các quốc gia và quan hệ thương mại giữa các thương nhân với nhau, các nguyên tắc cơ bản; cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế, hiệu lực, ký kết và điều chỉnh hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế.

  1. 961.      [LAW505] Luật thú y (Veterinary Law)

(2; 30; 0)

Học phần này cung cấp kiến thức về hệ thống pháp luật của chuyên ngành chăn nuôi và thú y. Từ đó người học có thể hiểu và vận dụng những kiến thức đó trong công tác chuyên môn của mình, góp phần tuyên truyền nâng cao ý chức chấp hành pháp luật trong cộng đồng. Hệ thống kiến thức về thú y bao gồm những nguyên tắc trong việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho vật nuôi; kiểm dịch động vật , sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y và các qui định về thanh tra giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thú y. Học phần đồng thời cung cấp kiến thức về những nguyên tắc trong việc quản lý giống và vật nuôi; quản lý thức ăn chăn nuôi, quản lý về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chăn nuôi, thú y.

  1. 962.      [LAW508] Pháp luật doanh nghiệp – QTKD (Company Laws)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Pháp luật kinh tế.

Học phần trước: Marketing căn bản; Quản trị marketing.

Học phần song hành: Nghiên cứu marketing.

Pháp luật doanh nghiệp giới thiệu những vấn đề chung về bảo hộ quyền tài sản sở hữu trí tuệ những quy định pháp luật cơ bản về xúc tiến thương mại và chế độ pháp lý về cạnh tranh, từ đó người học tiếp cận phương thức khai thác hữu hiệu tài sản trí tuệ nhằm giành lợi thế thương mại nhưng không vi phạm các chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Nội dung môn học được trình bày thông qua những tình huống thực tiễn và việc đánh giá bài tập tình huống được xây dựng bởi người học.

  1. 963.      [LAW509] Luật bảo vệ thực vật (Law of Plant Protection)

(2; 30; 0)

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hiến pháp, hành chính, hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, lao động, kinh tế, đất đai, bảo vệ môi trường... Luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Các văn bản vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả. Biện pháp đấu tranh phòng chống sản xuất, gia công, đóng gói, lưu thông, cung ứng, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vi phạm pháp luật.

  1. 964.      [LAW510] Luật Du lịch (Law of Toursim)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Pháp luật đại cương.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về những điều luật trong lĩnh vực du lịch. Sinh viên có được các kỹ năng sử dụng đúng thuật ngữ chuyên ngành và vận dụng vào trong thực tế công việc. Sinh viên có nhận thức được tầm quan trọng của luật trong công việc và cuộc sống đồng thời có ý thức chấp hành tốt các điều luật.

  1. 965.      [LAW511] Luật Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Dân sự 2, Luật Thương mại hàng hoá và Dịch vụ.

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ, các nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản trí tuệ trong kinh doanh. Vận dụng được những kiến thức môn này, người học có thể giải quyết các tình huống pháp luật liên quan đến xây dựng quyền sở hữu trí tuệ; xử lý các vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ qua đó phát triển nghề nghiệp liên quan đến quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; định vị, bảo vệ và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp; tham gia tổ chức tư vấn, đại diện quyền sở hữu trí tuệ.

  1. 966.      [LAW512] Luật Tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Luật Hình sự 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức pháp lý về các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng Hình sự; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng và mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau; quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành, tham gia tố tụng; trình tự và thủ tục tố tụng hình sự. Sinh viên có thể xác định được quyền, lợi ích hợp pháp và nhiệm vụ của từng chủ thể trong các giai đoạn tố tụng hình sự; phát hiện những thiếu sót trong thủ tục tố tụng từ những tình huống có vấn đề góp phần hỗ trợ sinh viên trong nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực hình sự và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

  1. 967.      [LAW513] Luật Ngân hàng (Banking Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phá luật về chủ thể kinh doanh và phá sản.

Luật các tổ chức tín dụng cung cấp cho sinh viên những kiến thức về sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng trên thế giới và Việt Nam; Quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Quy định của pháp luật về ngoại hối và quản lý ngoại hối; Hệ thống các tổ chức tín dụng; Chế độ pháp lý về hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp tín dụng ngân hàng. Qua đó, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

  1. 968.      [LAW514] Luật tố tụng hành chính (Administrative Procedure Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Hành chính.

Học phần giúp sinh viên nhận thức được vị trí, vai trò của tài phán hành chính, hiểu được những quy định cơ bản về quyền hạn và nhiệm vụ của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, trình tự thủ tục của việc giải quyết và thi hành án hành chính. Sinh viên xây dựng được hồ sơ vụ việc, phân tích được các khía cạnh pháp lý của vụ kiện hành chính trong thực tiễn. Sinh viên có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức trước các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

  1. 969.      [LAW515] Công pháp quốc tế (Public International Law)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Lý luận về Nhà nước và pháp luật.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận chung về hệ thống luật quốc tế, từ đó có thể phân biệt sự khác nhau giữa luật quốc tế và luật quốc gia và mối quan hệ biện chứng giữa hai hệ thống pháp luật này. Bên cạnh đó, môn học còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng vận dụng pháp luật quốc tế trong hoạt động nghề nghiệp.

  1. 970.      [LAW516] Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước (Liability for Compensation of the State)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Dân sự 2.

Học phần trang bị cho sinh viên quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra; thủ tục giải quyết, kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại. Môn học còn trang bị cho sinh viên kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường của người thi hành công vụ.

  1. 971.      [LAW517] Luật Kinh doanh bảo hiểm (Insurance Business Laws)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Pháp luật về chủ thể kinh doanh và phá sản.

Nghiên cứu các quy phạm pháp luật qui định địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh bảo hiểm và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh của chúng. Giúp sinh viên nắm bắt bản chất, đặc thù của quan hệ bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm thương mại, quy định của pháp luật về thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp bảo hiểm, các quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, con người, tài sản, quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Ngoài ra, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống

  1. 972.      [LAW518] Luật Ngân sách (Budget Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Tố tụng hành chính.

Học phần Luật Ngân sách Nhà nước giúp sinh viên nắm bắt những quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước như chế độ thu, chi ngân sách, quản lý, thanh tra, kiểm tra về ngân sách. Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

  1. 973.      [LAW519] Pháp luật về công chứng và luật sư (Law on Public Notary and Attorney)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Hành chính.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức pháp lý cơ bản về khái niệm công chứng viên, luật sư; các nguyên tắc và tiêu chuẩn hành nghề công chứng và luật sư; các tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên và luật sư trên toàn quốc và thế giới. Người học sẽ phân biệt được hoạt động nghề nghiệp của công chứng và luật sư để tham gia các khóa học cần thiết đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp lựa chọn sau khi tốt nghiệp; định hướng trong lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu và khả năng bản thân.

  1. 974.      [LAW520] Pháp luật các nước ASEAN (ASEAN Community Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Công pháp quốc tế.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và những kiến thức pháp lý về cộng đồng ASEAN. Môn học còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng phân tích và so sánh đối chiếu quy định pháp luật của các quốc gia trong khu vực ASEAN.

  1. 975.      [LAW521] Tội phạm học (Criminal)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Hình sự 2.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tình hình tội phạm, nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm cũng như những giải pháp đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Từ đó, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

  1. 976.      [LAW522] Quyền nhân thân theo quy định của pháp luật dân sự (Personal Rights under the Civil Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Dân sự 2.

Học phần tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung về quyền nhân thân như khái niệm, đặc điểm các loại quyền nhân thân; nội dung quyền nhân thân của cá nhân; bảo vệ quyền nhân thân. Qua đó, sinh viên phân tích đánh giá được các vấn đề lý luận pháp lý liên quan đến quyền nhân thân đặt trong mối quan hệ với thực tiễn cuộc sống; giải quyết được các tình huống pháp lý liên quan đến quyền nhân thân. Tôn trọng quyền nhân thân, khách quan trong đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn của quyền nhân thân trong pháp luật dân sự.

  1. 977.      [LAW523] Luật Thuế (Tax Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Hình sự 2, Luật Dân sự 2, Luật Tố tụng hành chính.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về: Khái niệm, vai trò và cách thức phân loại thuế; Bản chất pháp lý của những yếu tố cơ bản cấu thành nên một sắc thuế; Các nguyên tắc và yêu cầu của việc xây dựng hệ thống pháp luật thuế Việt nam; Vai trò, mục tiêu của các sắc thuế trong hệ thống pháp luật thuế Việt nam; Những đặc trưng cơ bản của các sắc thuế; Nội dung quy định của pháp luật đối với các sắc thuế nêu trên; Chế độ pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật thuế. Qua đó, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

  1. 978.      [LAW524] Luật Đất đai (Land Law)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Luật Dân sự 2.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản mang tính lý luận, những quy định pháp luật về Luật đất đai, giúp sinh viên nhận thức được chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam mang tính đặc biệt chi phối việc quản lý và sử dụng đất, đồng thời có được những kỹ năng đọc, hiểu, kỹ năng phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật đất đai; vận dụng giải quyết các tình huống thực tế về quản lý và sử dụng đất; nhận thức được vị trí, vai trò của pháp luật đất đai đối với công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

  1. 979.      [LAW525] Luật Thương mại quốc tế (International Trade Law)

(3; 45; 0)

Học phần song hành: Tư pháp quốc tế.

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức pháp luật kinh doanh quốc tế tập quán thương mại quốc tế vận dụng vào quản trị doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp có quan hệ kinh tế với nước ngoài. Người học có thể vận dụng kiến thức đã học để thương lượng và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế giải quyết các tình huống pháp luật liên quan đến thương mại quốc tế.

  1. 980.      [LAW526] Luật Môi trường (Environmental Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Dân sự 2.

Học phần này cung cấp cho sinh viên một số vấn đề mang tính lí luận chung về môi trường, bảo vệ môi trường và luật môi trường; các nội dung về đánh giá môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học như: kiểm soát ô nhiễm không khí, kiểm soát ô nhiễm đất, kiểm soát ô nhiễm nước, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học... Ngoài ra, môn học còn đề cập các khía cạnh của việc thực thi các công ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam cũng như cơ chế giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong lĩnh vực này. Môn học sẽ vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống pháp luật liên quan đến môi trường, áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lí và bảo vệ môi trường tại Việt Nam, đánh giá được mức độ tương thích giữa hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam với các yêu cầu của pháp luật quốc tế.

  1. 981.      [LAW527] Tư pháp quốc tế (International Judical)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Công pháp quốc tế.

Học phần song hành: Luật Thương mại quốc tế.

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về tư pháp quốc tế; lý luận và thực tiễn về xung đột pháp luật, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật và các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng trong một số hệ thống pháp luật tiêu biểu như pháp luật của EU, Hoa Kỳ; pháp luật về hoạt động tố tụng trong Tư pháp quốc tế. Người học sẽ vận dụng kiến thức đã học để phát hiện vấn đề; biết lập luận và lựa chọn luận cứ giải quyết các vấn đề; biết lựa chọn nguồn luật phù hợp áp dụng; biết lựa chọn cơ quan tài phán trong việc giải quyết các vụ việc dân sự quốc tế pháp lý cụ thể; biết so sánh, đánh giá và phân tích các vấn đề của tư pháp quốc tế trong nghiên cứu khoa học.

  1. 982.      [LAW528] Lý luận và pháp luật về quyền con người (Arguments and Law of Human Rights)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Hiến pháp.

Học phần giới thiệu khái quát luật quốc tế về quyền con người, các quyền dân sự và chính trị, các quyền kinh tế xã hội và văn hóa trong luật quốc tế… Đồng thời giới thiệu quan điểm chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước về quyền con người, pháp luật và cơ chế thực hiện thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam. Qua đó giúp sinh viên tìm hiểu tiếp nhận thông tin đánh giá khách quan về thực tiễn việc bảo đảm quyền con người trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam với hướng tiếp cận đa ngành.

  1. 983.      [LAW529] Thi hành án dân sự (Civil Judgement Execution)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Tố tụng dân sự.

Học phần nghiên cứu quy định của pháp luật về hoạt động thi hành án, giúp sinh viên nhận biết được hệ thống cơ quan thi hành án, chức năng nhiệm vụ của cơ quan thi hành án các cấp, thủ tục thi hành án, hoạt động cưỡng chế thi hành án. Qua đó, sinh viên có khả năng thực hiện được các công việc cơ bản của cán bộ thi hành án; có ý thức trách nhiệm khi trở thành người cán bộ pháp lý, có tư tưởng không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới tư duy trong giải quyết những vấn đề pháp lý.

  1. 984.      [LAW530] Tập quán thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế (International Trade Practices and International Payments)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Công pháp quốc tế.

Học phần song hành: Tư pháp quốc tế.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp lí cơ bản về tập quán thương mại quốc tế, nhằm giúp sinh viên nghiên cứu chuyên sâu vào những lĩnh vực cụ thể của thương mại quốc tế. Đồng thời môn học giúp cho sinh viên nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và vận dụng để giải quyết các tình huống cụ thể có liên quan trong lĩnh vực tập quán thương mại quốc tế.

  1. 985.      [LAW531] Pháp luật thương mại điện tử (E-Commerce Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ.

Pháp luật thương mại điện tử trình bày những vấn đề chung về thương mại điện tử và pháp luật thương mại điện tử; những nội dung cơ bản của pháp luật thương mại điện tử; quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử. Qua đó, rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng kinh doanh bằng phương tiện điện tử, kỹ năng giao kết hợp đồng điện tử; có nhận thức đúng đắn về thương mại điện tử.

  1. 986.      [LAW532] Pháp luật chứng khoán (Law on Securities)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Ngân hàng.

Sau khi học môn này sinh viên nắm được đặc trưng của các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, quy chế pháp lý về chào bán và tổ chức giao dịch chứng khoán thông qua đó có cách nhìn tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Sinh viên vận dụng được những kiến thức đã học để tham gia thị trường chứng khoán và tư vấn pháp luật trong lĩnh vực mở tài khoản, mua bán chứng khoán và giải quyết các tranh chấp liên quan.

  1. 987.      [LAW533] Pháp luật về đầu tư (Investment Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Pháp luật về chủ thể kinh doanh và phá sản.

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức pháp luật Việt Nam về quy trình và thủ tục đầu tư; các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư; các phương thức đầu tư trong mối tương quan với pháp luật quốc tế, phát triển kỹ năng đánh giá các chính sách pháp luật cho môi trường đầu tư tại Việt Nam.

  1. 988.      [LAW534] Luật Kinh doanh bất động sản (Real Estate Business Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Đất đai.

Học phần trang bị cho các sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Qua đó, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tìm kiếm, thu thập, hệ thống hóa, tổng hợp và xử lý tài liệu liên quan đến nội dung môn học. Rèn luyện cách làm việc độc lập và liên kết theo nhóm với tinh thần hợp tác và xây dựng. Có khả năng vận dụng kiến thức về Luật Kinh doanh bất động sản trong thực tiễn. Tôn trọng pháp luật. Hình thành thái độ đúng đắn trong hoạt động nghề nghiệp

  1. 989.      [LAW535] Luật Hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Dân sự 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên những vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình như kết hôn, quan hệ vợ chồng; quan hệ cha, mẹ, con; cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình… Qua đó, sinh viên có thể đọc, hiểu và áp dụng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình; vận dụng những quy định của pháp luật hôn nhân gia đình để giải quyết các tình huống liên quan trong thực tiễn; hình thành thái độ tôn trọng các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình.

  1. 990.      [LAW536] Đạo đức nghề luật (Ethics in the Practice of Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tư pháp quốc tế.

Học phần trang bị cho sinh viên các chuẩn mực, quy tắc đạo đức đặt ra cho những cá nhân và tổ chức hành nghề luật mà trọng tâm nghiên cứu là các tiêu chuẩn đạo đức đối với luật sư và thẩm phán; thứ hai hình thành thái độ đúng đắn khi tiếp cận nghiên cứu các ngành khoa học luật và hành nghề luật trong tương lai.

  1. 991.      [LAW537] Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hình sự (Litigation Skills in Criminal Cases)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Tố tụng hình sự.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về những vấn đề chung về tranh tụng, vai trò của luật sư trong quá trình tranh tụng, các quy định pháp luật về trình tự thủ tục tranh tụng trong vụ án hình sự và kỹ năng của luật sư trong quá trình tranh tụng vụ án hình sự. Qua đó, hình thành kỹ năng lập luận, nhận xét, đánh giá, phản biện vấn đề pháp lý chặt chẽ, logic.

  1. 992.      [LAW538] Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế (Negotiation Skills and Drafting International Commercial Contracts Skills)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tư pháp quốc tế.

Học phần trang bị cho sinh viên những sự khác biệt nền văn hoá và kỹ năng thương thuyết thành công trong giao dịch thương mại quốc tế.

  1. 993.      [LAW539] Pháp luật về nhà ở (Housing Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Đất đai.

Học phần giúp sinh viên nắm được những nội dung cơ bản sau: Tổng quan về nhà ở như khái niệm nhà ở, chủ thể đầu tư tạo lập nhà ở, quỹ đất và hình thức sử dụng đất để tạo lập nhà ở; Quy định pháp luật về quản lý nhà ở như quy chuẩn kỹ thuật về nhà ở, cấp phép xây dựng nhà ở, bảo hành và bảo trì nhà ở; Giao dịch về nhà ở như mua bán nhà ở, thuê nhà ở và thuê mua nhà ở. Qua đó, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

  1. 994.      [LAW540] Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise Legislation)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Sở hữu trí tuệ.

Học phần trang bị cho sinh viên nội dung tầm quan trọng của hoạt động nhượng quyền thương mại, và kiến thức về khai thác tính thương mại của quyền sở hữu trí tuệ thông qua hợp đồng nhượng quyền. Môn học còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thiết lập hợp đồng nhượng quyền thương mại hiệu quả, cân bằng lợi ích của bên cho và bên nhận nhượng quyền.

  1. 995.      [LAW541] Xây dựng văn bản pháp luật (Build the Law Statement)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Hành chính.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Luật Hành chính như các khái niệm cơ bản liên quan đến hành chính nhà nước nguyên tắc quản lý nhà nước chủ thể đối tượng khách thể quản lý nhà nước quy chế về cán bộ công chức viên chức vi phạm hành chính thủ tục hành chính khiếu nại hành chính...Sinh viên vận dụng kiến thức trên vào công việc nghề nghiệp cũng như giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế.

  1. 996.      [LAW542] Pháp luật cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại (Law on Competition and The Settlement of Commercial Dispute)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Pháp luật về chủ thể kinh doanh và phá sản.

Học phần này giúp sinh viên nắm bắt các lý thuyết về cạnh tranh trong kinh tế học; các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh, khái quát về cơ quan cạnh tranh và thủ tục tố tụng cạnh tranh; các biện pháp kỹ thuật khi giải quyết các vụ việc cạnh tranh. Sinh viên sẽ vận dụng kiến thức đã học để tổ chức kinh doanh phù hợp pháp luật cạnh tranh và lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh phù hợp với từng loại hình tranh chấp; biết được các phương thức bảo vệ các chủ thể kinh doanh khi đối thủ cạnh tranh xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ liên quan đến cạnh tranh thương mại.

  1. 997.      [LAW543] Luật học so sánh (Comparing Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tư pháp quốc tế.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát về so sánh các vấn đề pháp luật thuộc các hệ thống khác nhau, từ đó người học hiểu biết tốt hơn về pháp luật của quốc gia mình, về lập pháp, về công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế được minh họa bằng pháp luật nước ngoài. Bên cạnh đó, môn học còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng đối chiếu so sánh hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới.

  1. 998.      [LAW902] Thực tập hành nghề Luật (Law Practice)

(4; 0; 120)

Thực tập hành nghề luật là một học phần để sinh viên có thêm kiến thức kinh nghiệm thực tiễn sau khi đã được đào tạo những kiến thức pháp lý nhất định tại trường đại họcSinh viên có thể chọn tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, văn phòng luật sư, phòng công chứng, phòng pháp chế của các cơ quan, tổ chức ... để xin thực tập nhằm tiếp cận, làm quen và tiến đến phát triển kỹ năng nghề nghiệp của mình, kỹ năng hành nghề của một cán bộ chuyên viên pháp lý.

  1. 999.      [LAW905] Khóa luận tốt nghiệp (Graduation Thesis)

(10; 0; 300)

Học phần trước: Kỹ năng nghiên cứu và lập luận.

Sinh viên thực hiện một đề tài khoa học chuyên ngành Luật với sự hướng dẫn khoa học của giảng viên. Học phần giúp sinh viên ngành Luật nâng cao kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng và vận dụng hệ thống tri thức chuyên ngành để thực hiện đề tài nghiên cứu, nâng cao các kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, bảo vệ ý kiến và thành quả lao động.

  1. 1000.  [LAW910] Luật Quốc tế về sở hữu trí tuệ (International intellectual property law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Sở hữu trí tuệ.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ, trên cơ sở đó so sánh, đánh giá mức độ phù hợp của pháp luật Việt Nam, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thực hiện các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng vận dụng quy định pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

  1. 1001.  [LAW911] Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự (Proving Activities in Civil Procedure)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Tố tụng dân sự.

Học phần tập trung nghiên cứu sâu về hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự như khái niệm đặc điểm của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự các vấn đề về chứng cứ; nội dung của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự. Qau đó, giúp sinh viên có khả năng vận dụng các quy định pháp luật vào việc thực hiện các công việc liên quan đến chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; Có ý thức trách nhiệm khi trở thành người cán bộ pháp lý; Có tư tưởng không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới tư duy trong giải quyết những vấn đề pháp lý.

  1. 1002.  [LAW912] Hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự và thi hành án hình sự (Proving in Criminal Procedure and Enforcement)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Tố tụng hình sự.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức pháp lý cơ bản về chứng minh, chứng cứ và nguồn chứng cứ; đối tượng; thủ tục và các nguyên tắc chứng minh trong vụ án hình sự và thi hành án; hình thành kỹ năng thu thập, xử lý và đánh giá chứng cứ trong quá trình chứng minh. Sinh viên sẽ xác định được các đối tượng và phạm vi chứng minh trong tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; giải quyết được các tình huống pháp lý liên quan đến hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Luật sư.

  1. 1003.  [LAW913] Luật Hiến pháp các nước trên thế giới (International Constitutional Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Hiến pháp.

Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm và chế định cơ bản của ngành luật hiến pháp; các đặc trưng cơ bản của các loại hình Hiến pháp các nước trên thế giới; Tìm hiểu về các hình thức Nhà nước qua các mô hình cụ thể của Hiến pháp các nước.

  1. 1004.  [LAW914] Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật (General Skills in Legal Counseling)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Kỹ năng nghiên cứu và lập luận.

Học phần này cung cấp cho sinh viên trang bị kiến thức nghề nghiệp cho sinh viên về kỹ năng tư vấn pháp luật, hoạt động của tổ chức vấn pháp luật. Sinh viên sẽ vận dụng khối kiến thức này để tham gia tư vấn pháp luật, tự điều chỉnh thái độ của bản thân trong quá trình tư vấn để đảm bảo các nguyên tắc tư vấn pháp luật.

  1. 1005.  [LAW915] Pháp luật về an sinh xã hội (Social Security Laws)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Lao động.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và thiết thực về an sinh xã hội như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật an sinh xã hội; đồng thời trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và về chế độ, chính sách về chế độ bảo trợ hiện hành. Qua đó, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

  1. 1006.  [LAW916] Khoa học điều tra hình sự (The Science of Criminal Investigation)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Hình sự 2.

Học phần giúp sinh viên nghiên cứu kỹ thuật, chiến thuật và phương pháp điều tra tội phạm. Nội dung bao gồm: Lý luận chung của khoa học điều tra hình sự; Kỹ thuật hình sự; Chiến thuật hình sự; Phương pháp điều tra riêng đối với từng loại tội phạm. Qua đó, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

  1. 1007.  [LAW917] Lý luận định tội (Reasoning Criminal Intent)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Hình sự 2.

Học phần chia thành 3 chương, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng liên quan lý luận chung về định tội, cơ sở pháp lý của việc định tội, các giai đoạn của quá trình định tội trong hoạt động tố tụng hình sự. Trên cơ sở đó, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

  1. 1008.  [LIT503] Văn học (Literature)

(2; 25; 10)

Học phần Văn học là một trong những học phần bắt buộc trong khối kiến thức cơ sở ngành. Học phần trang bị cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học những kiến thức cơ bản về lí luận văn học; văn học dân gian, các thể loại văn học dân gian; văn học viết cho thiếu nhi và những tác gia, tác giả tiêu biểu viết cho thiếu nhi trong và ngoài nước. Qua đó, sinh viên tiếp cận, cảm nhận, phân tích những giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của những tác phẩm được tuyển chọn giảng dạy trong chương trình tiếng Việt ở Tiểu học

  1. 1009.  [LIT505] Văn học 1 (Literature 1)

(3; 40; 10)

Học phần Văn học 1 là một trong những học phần bắt buộc trong khối kiến thức cơ sở ngành. Học phần trang bị cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học những kiến thức cơ bản về lí luận văn học ; văn học dân gian, các thể loại văn học dân gian ; văn học viết cho thiếu nhi và những tác gia, tác giả tiêu biểu viết cho thiếu nhi trong và ngoài nước. Qua đó, sinh viên tiếp cận, cảm nhận, phân tích những giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của những tác phẩm được tuyển chọn giảng dạy trong chương trình tiếng Việt ở Tiểu học.

  1. 1010.  [LNP101] Quy hoạch tuyến tính (Linear programming for economics)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quy hoạch tuyến tính, giúp người học biết cách lập mô hình toán học trong những tình huống thực tế và giải các bài toán đó để đưa ra kết quả tối ưu. Ngoài ra, học phần giúp hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Hướng dẫn sinh viên sử dụng thành thạo phần mềm giải toán quy hoạch tuyến tính.

  1. 1011.  [LNP102] Quy hoạch tuyến tính (Liear Programming)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Đại số tuyến tính.

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về toán ứng dụng. Nhiều bài toán thực tiễn được đưa về bài toán quy hoạch tuyến tính. Các phương pháp cùng các thuật toán giải bài toán quy hoạch tuyến tính được xem như một ứng dụng của toán Đại số tuyến tính với những kỹ thuật đặc trưng của toán học tính toán. Từ những bài toán thực tiễn ta đi xây dựng mô hình toán học của bài toán, mô hình toán học này được gọi là bài toán Quy hoạch tuyến tính, nhờ Đại số tuyến tính cùng những thuật toán đơn hình tính toán Sinh viên giải được bài toán này, kế đó bài toán đối ngẫu cùng các định lý đối ngẫu giúp cho sinh viên đơn giản được những bài toán khó. Bên cạnh đó bài toán Vận tải mang tính thực tế cao đòi hỏi sinh viên ứng dụng thành tạo kỷ năng toán học để giải các bài toán này.

  1. 1012.  [MAT101] Toán B1 (Mathematics B1)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về toán giải tích như: giới hạn và sự liên tục của hàm một biến, đạo hàm và vi phân, giới hạn và sự liên tục của hàm hai biến, phép tính tích phân và sự hội tụ của tích phân suy rộng, phương trình vi phân, lý thuyết chuỗi. Bên cạnh đó, học phần này còn giúp sinh viên thấy được những ứng dụng của toán học trong một số bài toán kinh tế. Bước đầu giúp sinh viên có khả năng tích hợp được lý thuyết với phán đoán kinh tế, kịp thời phát hiện những cơ hội kinh doanh tốt.

  1. 1013.  [MAT102] Toán B2 (Mathematics B2)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến cơ bản về chương trình Toán cao cấp, cụ thể về lĩnh vực Đại số tuyến tính, bao gồm các kiến thức cơ bản về tập hợp, ánh xạ, số phức, đa thức, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vectơ, ánh xạ tuyến tính, dạng song tuyến tính và dạng toàn phương. Bên cạnh đó, học phần giúp cho sinh viên kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và kĩ năng làm việc theo nhóm.

  1. 1014.  [MAT103] Toán C (Mathematics C)

(3; 45; 0)

Đây là học phần được thiết kế chung cho các ngành thuộc Khoa Nông Nghiệp, được học ở học kỳ một của năm thứ nhất. Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản của Giải tích cổ điển và Đại số tuyến tính bao gồm hàm một và nhiều biến số, phương trình vi phân, chuỗi số; ma trận, định thức và hệ phương trình tuyến tính.

  1. 1015.  [MAT104] Toán A1 (Advanced Mathematics A1)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp một số kiến thức giải tích hàm một biến số, giới hạn và liên tục hàm một biến số, đạo hàm và vi phân hàm một biến, nguyên hàm và tích phân hàm một biến số, lý thuyết chuỗi và tích phân suy rộng. Học phần là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống các kiến thức toán được giảng dạy ở các Trường đại học.

  1. 1016.  [MAT105] Toán A2 (Advanced Mathematics A2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Toán A1.

Học phần cung cấp một số kiến thức phép tính vi phân hàm nhiều biến, tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt, phương trình vi phân. Các kiến thức này là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống các kiến thức Toán được giảng dạy ở các trường đại học.

  1. 1017.  [MAT106] Toán A3 (Advanced Mathematics A3)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến cơ bản về chương trình Toán cao cấp, cụ thể về lĩnh vực Đại số tuyến tính, bao gồm các kiến thức cơ bản về tập hợp, ánh xạ, số phức, đa thức, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vectơ, ánh xạ tuyến tính, dạng song tuyến tính và dạng toàn phương. Bên cạnh đó, học phần giúp cho sinh viên kĩ năng giải toán, kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và kĩ năng làm việc theo nhóm.

  1. 1018.  [MAT107] Toán A1 – CĐ (Advanced Mathematics A1)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về giải tích hàm một biến như: giới hạn và sự liên tục của hàm một biến, đạo hàm và vi phân, phép tính tích phân và sự hội tụ của tích phân suy rộng, lý thuyết chuỗi. Học phần là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các kiến thức toán được giảng dạy ở các Trường đại học.

  1. 1019.  [MAT108] Toán A2 – CĐ (Advanced Mathematics A2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Toán A1-CĐ.

Học phần cung cấp một số kiến thức phép tính vi phân hàm nhiều biến, tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt, phương trình vi phân. Các kiến thức này là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống các kiến thức toán được giảng dạy ở các trường đại học.

  1. 1020.  [MAT109] Toán A3 – CĐ (Advanced Mathematics A3)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến cơ bản về chương trình Toán cao cấp, cụ thể về lĩnh vực Đại số tuyến tính, bao gồm các kiến thức cơ bản về tập hợp, ánh xạ, số phức, đa thức, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vectơ, ánh xạ tuyến tính, dạng song tuyến tính và dạng toàn phương. Bên cạnh đó, học phần giúp cho sinh viên kĩ năng giải toán, kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và kĩ năng làm việc theo nhóm.

  1. 1021.  [MAT111] Toán A1 – SP VL (Advanced Mathematics A1 for Physics)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp các kiến thức về số phức, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, giới hạn và phép tính vi phân hàm một biến số. Đây là các kiến thức cơ bản để sinh viên tiếp tục tìm hiểu các kiến thức Toán phức tạp hơn và ứng dụng trong việc học Vật lý.

  1. 1022.  [MAT112] Toán A2 – SP VL (Advanced Mathematics A2 for Physics)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Toán A1 - SPVL.

Học phần được giới thiệu sau học phần Toán A1 – SP Vật lý và trước các học phần chuyên ngành có ứng dụng các kiến thức liên quan. Học phần này cung cấp các kiến thức về phép tính tích phân hàm một biến, phép tính vi tích phân hàm nhiều biến và kiến thức về phương trình vi phân

  1. 1023.  [MAT501] Lịch sử Toán (History of Mathematics)

(2; 30; 0)

Nghiên cứu lịch sử Toán học nhất định phải nghiên cứu thông qua các thời kỳ lịch sử, các nền văn minh của loài người với tư cách là một giá trị văn hóa và được sinh sản ra trong nền văn minh đó. Nghiên cứu lịch sử Toán học giúp người giáo viên toán học hiểu được mối liên hệ giữa Toán học với nhu cầu thực tiễn của con người. Nội dung gồm 4 chương: Chương 1. Giai đoạn phát sinh Toán học; Chương 2. Giai đoạn toán học sơ cấp; Chương 3. Giái đoạn toán học cao cấp cổ điển; Chương 4. Giai đoạn toán học hiện đại.

  1. 1024.  [MAT502] Toán rời rạc (Discrete Mathematics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Đại số đại cương 1.

Học phần Toán rời rạc – SP Toán được thiết kế dành cho ngành Sư phạm Toán, được học sau khi sinh viên đã nắm các kiến thức cơ bản về ánh xạ và cấu trúc nửa nhóm, nhóm của Đại số đại cương 1. Học phần cung cấp các kiến thức về việc ứng dụng các cấu trúc đại số quen thuộc vào các vấn đề của công nghệ thông tin như lý thuyết ngôn ngữ hình thức, máy Turing, Automata, ngữ pháp,…

  1. 1025.  [MAT503] Toán rời rạc (Discreted Mathematics)

(2; 30; 0)

Học phần này sẽ giúp sinh viên hình thành được lối tư duy logic, rành mạch và chính xác, từ đó làm cơ sở để sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng hơn những kiến thức sâu rộng đang phát triển không ngừng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin. Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về toán rời rạc như logic mệnh đề, logic vị từ, suy diễn logic, các nguyên lý cơ bản nhất của Bài toán đếm, Đại số Boole và mạch tổ hợp.

  1. 1026.  [MAT504] Phương pháp tính (Method of Calculation)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giải tích cổ điển 4.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số thuật toán cơ bản phục vụ cho mục đích trên. Môn học này chú trọng xây dựng thuật toán, điều kiện hội tụ, phạm vi áp dụng, và cách ước lượng sai số của nghiệm gần đúng.

  1. 1027.  [MAT505] Toán học 1 (Tập hợp – Logic) (Mathematics Part1)

(2; 25; 10)

Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về tập hợp, quan hệ hai ngôi, ánh xạ, logic toán. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng nền tảng để có thể học tốt các học phần toán và giảng dạy tốt kiến thức toán ở tiểu học.

  1. 1028.  [MAT507] Toán học 1 (Tập hợp – Logic) – CĐ GDTH (Mathematics Part 1)

(2; 25; 10)

Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về tập hợp, quan hệ hai ngôi, ánh xạ, logic toán. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng nền tảng để có thể học tốt các học phần toán và giảng dạy tốt kiến thức toán ở tiểu học.

  1. 1029.  [MAT910] Lịch sử Toán – GDTH (History of Mathematics)

(2; 30; 0)

Nghiên cứu lịch sử Toán học nhất định phải nghiên cứu thông qua các thời kỳ lịch sử, các nền văn minh của loài người với tư cách là một giá trị văn hóa và được sinh sản ra trong nền văn minh đó. Nghiên cứu lịch sử toán học giúp người giáo viên toán học hiểu được mối liên hệ giữa toán học với nhu cầu thực tiễn của con người. Nội dung gồm 4 chương: Chương 1. Giai đoạn phát sinh Toán học; Chương 2. Giai đoạn toán học sơ cấp; Chương 3. Giai đoạn toán học cao cấp cổ điển; Chương 4. Giai đoạn toán học hiện đại.

  1. 1030.  [MAX101] Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 (The Basic Principles of Marxism 1)

(2; 22; 16)

Học phần trang bị hệ thống các tri thức khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin; các nguyên lý cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử; trên cơ sở đó, người học vận dụng sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn; trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc.

  1. 1031.  [MAX102] Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 (The Basic Principles of Marxism 2)

(3; 32; 26)

Học phần trước: Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Nguyên lý kinh tế của các nước tư bản, lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là lý luận cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Học phần giúp sinh viên hình thành được tư duy nhận thức, kỹ năng đúc kết kinh nghiệm và tạo cơ sở lý luận cho các học phần chuyên ngành. Vận dụng các quy luật kinh tế vào sản xuất, kinh doanh ở gia đình và doanh nghiệp.

  1. 1032.  [MAX103] Lịch sử kinh tế quốc dân (The Basic Principles of Maxism 2)

(2; 30; 0)

Học phần sẽ giúp sinh viên hình thành được tư duy nhận thức, kỹ năng đúc kết kinh nghiệm và tạo cơ sở lý luận cho các học phần chuyên ngành. Học phần này còn trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển kinh tế của các nước, sự hình thành và phát triển các mô hình kinh tế trong quá trình phát triển nhân loại, bao gồm tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa cũ, các nước ASEAN, các nước đang phát triển và lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam.

  1. 1033.  [MAX104] Triết học Mác – Lênin 1 (Marxist Philosophy 1)

(2; 22; 16)

Học phần trang bị hệ thống các tri thức khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật, lý luận nhận thức; trên cơ sở đó, người học vận dụng sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc.

  1. 1034.  [MAX105] Triết học Mác – Lênin 2 (Marxist Philosophy 2)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Triết học Mác – Lênin 1.

Học phần trang bị hệ thống các tri thức khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin; những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử xã hội; trên cơ sở đó, người học vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu của con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

  1. 1035.  [MAX301] Kinh tế chính trị học Mác – Lênin 1 (Marxian Political Economic 1)

(2; 30; 0)

Học phần sẽ trang bị cho sinh viên một cách có hệ thống lý luận của kinh tế chính trị Mác Lênin như: các phạm trù kinh tế, quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật giá trị thặng dư, quá trình tuần hoàn, chu chuyển và quy luật tích lũy tư bản. Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Học phần sẽ giúp sinh viên hiểu được bản chất của chủ nghĩa tư bản từ đó hình thành thế giới quan khoa học và lý tưởng cộng sản.

  1. 1036.  [MAX302] Lịch sử triết học phương Đông (History of Eastern Philosophy)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên hiểu biết một cách có hệ thống quá trình hình thành, phát triển của các học thuyết triết học; hiểu biết đặc trưng và nội dung cơ bản của các nền triết học trong lịch sử triết học phương Đông; hiểu biết về sự vận động của của tư tưởng triết học qua các thời kỳ cũng như xu hướng phát triển của nó; vận dụng được kiến thức để có thể phân tích, thảo luận và bình luận về những vấn đề phức tạp trong thực tiễn.

  1. 1037.  [MAX303] Kinh tế chính trị học Mác – Lênin 2 (Marxian Political Economic 2)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Kinh tế chính trị 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Giúp sinh viên hình thành được tư duy, nhận thức, kỹ năng đúc kết kinh nghiệm và tạo cơ sở lý luận cho các học phần chuyên ngành.Giải quyết, tham mưu các vấn đề kinh tế linh hoạt, áp dụng được, tốt cho kinh tế gia đình, địa phương

  1. 1038.  [MAX304] Lịch sử triết học phương Tây (History of Western Philosophy)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Triết học Mác – Lênin 2.

Học phần Lịch sử triết học Phương Tây trang bị những kiến thức cơ bản và hệ thống về quá trình hình thành, phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học phương Tây Cổ - Trung đại, Cận đại, triết học cổ điển Đức và lịch sử triết học Mác – Lênin.

  1. 1039.  [MAX305] Chủ nghĩa xã hội khoa học (Science Socialism)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2.

Học phần trang bị những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, giúp sinh viên có những căn cứ lý luận khoa học để hiểu Cương lĩnh xây dựng đất nước, đường lối chích sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; lý giải và có thái độ đúng đắn với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

  1. 1040.  [MAX306] Chuyên đề triết học (Specific Topic in Philosophy)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Triết học Mác – Lênin 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên hiểu biết sâu rộng kiến thức triết học; có thể phân tích, thảo luận, vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng vào giải quyết những vấn đề của lý luận và thực tiễn.

  1. 1041.  [MAX503] Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ (Aesthetics and Aesthetic Education)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Triết học Mác – Lênin 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về mỹ học trên 3 phương diện cơ bản: chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ và nghệ thuật; Giúp nhận biết và phân tích được những giá trị thẩm mỹ trong đời sống cũng như trong nghệ thuật, biết trân trọng những giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật, những nhà mỹ học và những công trình nghiên cứu về mỹ học.

  1. 1042.  [MAX504] Lịch sử triết học phương Tây hiện đại (History of Modern Western Philosophy)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lịch sử triết học Phương Tây.

Học phần giúp sinh viên nắm vững quy luật vận động và phát triển của triết học gắn với sự phát triến của kinh tế - chính trị, với khoa học hiện đại; Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng để đánh giá những giá trị và hạn chế của các học thuyết triết học phương Tây hiện đại; Có thái độ khách quan khoa học đối với những học thuyết triết học khác ngoài triết học Mác-Lênin; Nắm được kiến thức có thể phân tích, thảo luận và bình luận về những vấn đề phức tạp trong thực tiễn.

  1. 1043.  [MAX510] Logic học biện chứng (Dialectical Logic)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về những quy luật và hình thức phản ánh trong tư duy sự phát triển và biến đổi của hiện thực khách quan; Giúp sinh viên vận dụng kiến thức hình thành thói quen tư duy biện chứng, nhằm phản ánh đúng đắn, chính xác các hiện tượng trong đời sống hằng ngày cũng như trong học tập và nghiên cứu khoa học; Giúp sinh viên có động cơ học tập đúng, có tinh thần và thái độ chủ động, tích cực, sáng tạo và thích thú đối với học phần.

  1. 1044.  [MAX514] Chuyên đề kinh tế chính trị (Specific Topic in Polilical Economics)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2.

Hiểu nội dung cơ bản và chuyên sâu của kinh tế chính trị dưới dạng chuyên đề; hiểu rõ hơn những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện đổi mới nền kinh tế quốc dân. lý giải các hiện tượng kinh tế trong thực tiễn. Vận dụng vào sản xuất, kinh doanh kinh tế gia đình, doanh nghiệp.

  1. 1045.  [MAX515] Chuyên đề CNHXKH (Specific Topic in Science Socialism)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Nghiên cứu và tìm hiểu sâu một số chuyên đề về giai cấp công nhân Việt Nam, về vấn đề dân tộc ở thời đại ngày nay; nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác-Lênin trong tình hình thế giới và Việt Nam giai đoạn hội nhập hiện nay.

  1. 1046.  [MAX910] Giới thiệu tác phẩm kinh điển triết học (An Introduction to Classic Works of Philosophy)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên hiểu biết sâu rộng những quan điểm triết học cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin. Giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, rút ra những kiến thức căn bản, có năng lực liên hệ những tư tưởng của tác phẩm với thực tiễn. Đồng thời trang bị cho sinh viên phương pháp đọc hiểu những tác phẩm kinh điển khác.

  1. 1047.  [MAX911] Giới thiệu tác phẩm kinh điển KTCT (An Introduction to Classic Works of Political Economics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Kinh tế chính trị.

Học phần giúp người học hiểu rõ đến tận nguồn gốc những quan điểm cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin được C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin viết trong hoàn cảnh lịch sử và ý nghĩa của chúng từ khi ra đời cho đến nay. Giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, rút ra những kiến thức căn bản, có năng lực liên hệ những tư tưởng của tác phẩm với thực tiễn. Đồng thời trang bị cho sinh viên phương pháp đọc hiểu những tác phẩm kinh điển khác.

  1. 1048.  [MAX912] Giới thiệu tác phẩm kinh điển CNXHKH (An Introduction to Classic Works of Science Socialism)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Học phần trước: Chuyên đề chủ nghĩa xã hội khoa học.

Học phần cung cấp cho sinh viên hiểu biết những quan điểm về chủ nghĩa xã hội khoa học trong một số tác phẩm của C.Mác- Ph.Ănghen và V.I.Lênin; rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, phân tích có năng lực liên hệ những tư tưởng của tác phẩm với thực tiễn ngày nay, trang bị cho sinh viên phương pháp đọc hiểu những nội dung trong tác phẩm kinh điển khác của Chủ nghĩa Mác – Lênin

  1. 1049.  [MBI301] Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh trong y học (Clinical microbiology procedures)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về những nguyên lý cơ bản về: Các qui định chung về thu thập vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh và kỹ thuật phân tích xét nghiệm vi sinh vật trên bệnh phẩm. Song song đó môn học còn cung cấp phương pháp phân tích kết quả xét nghiệm

  1. 1050.  [MBI302] Kỹ thuật phân tích PCR (PCR techniques)

(2; 15; 30)

Học phần tiên quyết: Sinh học phân tử.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình nhân bản DNA trong ống nghiệm theo mô phỏng bộ máy sinh tổng hợp DNA của tế bào sống thông qua kỹ thuật PCR.

  1. 1051.  [MBI501] Kỹ thuật phân tích chất lượng sản phẩm (Quality Analyis for Agricultural Commodities)

(3; 15; 60)

Học phần trước: Hóa phân tích trong sinh học.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cơ bản trong phân tích các chỉ tiêu chất lượng hàng hóa kỹ thuật lấy mẫu kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu DO BOD COD SS ẩm độ đường đạm xơ béo muối amin acid tro dư lượng kim loại...trong mẫu phân bón thực phẩm cho người gia súc cá và nước.

  1. 1052.  [MBI502] Kỹ thuật phân tích chỉ tiêu vi sinh vật (Microbiological Analysis)

(3; 15; 60)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các chỉ tiêu vi sinh vật thường được kiểm soát trong nước thực phẩm và mỹ phẩm; phương pháp thu bảo quản và chuẩn bị mẫu; các kỹ thuật cơ bản trong phân tích và kiểm nghiệm vi sinh vật; và qui trình phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật theo TCVN AOAC và FDA. Đồng thời sinh viên được tiến hành các quy trình kiểm nghiệm một số chỉ tiêu vi sinh vật trong quá trình thực hành môn học.

  1. 1053.  [MIS150] Giáo dục quốc phòng – an ninh 1(The Education of Defense-Security 1)

(3; 30; 16)

Học phần đề cập lý luận cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm : học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; các quan đểm của Đảng về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh, nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ. Từ đó, xây dựng cho sinh viên niềm tin khoa học, lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối quân sự của Đảng đề ra.

  1. 1054.  [MIS160] Giáo dục quốc phòng – an ninh 2(The Education of Defense-Security 2)

(2; 32; 10)

Học phần trước: Giáo dục quốc phòng – an ninh 1.

Học phần lựa chọn những nội dung cơ bản nhiệm vụ công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam ; xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia, những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Từ đó, xây dựng cho sinh viên lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, nâng cao nhận thức và tích cực tham gia công tác quốc phòng, an ninh ở địa phương, nơi công tác.

  1. 1055.  [MIS170] Giáo dục quốc phòng – an ninh 3(The Education of Defense-Security 3)

(3; 29; 43)

Học phần gồm có lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy để phục vụ cho nhiệm vụ học tập chiến thuật và chỉ huy chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPD, RPK, B40, B41; đặc điểm tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lý ; luyện tập đội hình lớp, khối. Một số kỹ năng cơ bản thực hành bắn súng tiểu liên AK và luyện tập bắn súng AK bài 1b; huấn luyện những động tác cơ bản chiến thuật chiến đấu bộ binh: các tư thế vận động trên chiến trường, cách quan sát phát hiện mục tiêu, lợi dụng địa hình, địa vật, hành động của cá nhân trong công sự, ngoài công sự trong chiến đấu tiến công và phòng ngự.

  1. 1056.  [MOR301] Phương pháp nghiên cứu khoa học – CNTP (Research Methodology)

(2; 30; 0)

Học phần tập trung giới thiệu các khái niệm về nhận định vấn đề và phân tích vấn đề một cách khoa học; các loại kiến thức khoa học và nguồn kiến thức; phương pháp nghiên cứu tìm các loại kiến thức/tài liệu; hình thành giả thuyết và các bước tiến hành nghiên cứu để chứng minh giả thiết; yếu tố nội dung cơ bản của một dự án nghiên cứu nhằm xin được tài trợ cho các thí nghiệm/nghiên cứu; viết báo cáo khoa học; thuyết minh khoa học.

  1. 1057.  [MOR302] Phương pháp nghiên cứu khoa học – TT (Research Methodology)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những thông tin, những kiến thức cơ bản, các bước trong nghiên cứu khoa học, cách đặt giả thuyết nghiên cứu, những kỹ thuật cần thiết để tiếp cận phương pháp thí nghiệm, cách trích dẫn lược khảo tài liệu, thu thập số liệu, các phương pháp bố trí thí nghiệm, cách phân tích, trình bày và thảo luận các kết quả nghiên cứu, cách viết bài báo cáo khoa học và kỹ năng thuyết trình trước đám đông.

  1. 1058.  [MOR303] Phương pháp nghiên cứu khoa học – TH (Research Methodology)

(2; 20; 20)

Học phần trang bị một số vấn đề chung về khoa học, nghiên cứu khoa học, phương pháp luận; phương pháp nghiên cứu khoa học, tư duy sáng tạo, đạo đức trong nghiên cứu khoa học; quy trình và kỹ năng viết, trình bày và phản biện một báo cáo khoa học.

  1. 1059.  [MOR304] Kỹ năng nghiên cứu và lập luận (Research and Argument Skills)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Luật Hiến pháp, Luật Dân sự 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học và cung cấp cho sinh viên các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ qua đó giúp người học biết nghĩ một cách sâu sắc, viết một cách chính xác, nói một cách thuyết phục; thứ hai kỹ năng nghiên cứu, phân tích các quy phạm pháp luật và kỹ năng trình bày bài nghiên cứu.

  1. 1060.  [MOR501] Phương pháp nghiên cứu khoa học – CNSH (Scientific Research Methodologies and Methods)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về những nguyên lý cơ bản về phương pháp nhận định vấn đề, sự kiện một cách khoa học; phân biệt các loại kiến thức và nhận ra các nguồn kiến thức; các phương pháp nghiên cứu tìm các loại kiến thức; cách hình thành giả thiết và tiến hành các bước nghiên cứu chứng minh giả thiết; nguyên tắc cơ bản hình thành các thiết kế thí nghiệm sinh học, thu thập số liệu và đánh giá số liệu; các yếu tố hình thành một dự án xin tài trợ để có phương tiện nghiên cứu, và xây dựng một dự án nghiên cứu đơn giản; mô tả những phần của một báo cáo khoa học và viết một báo cáo khoa học đơn giản; mô tả những phần của một bài thuyết trình khoa học, phương pháp soạn một bài thuyết trình, và cách thuyết trình khoa học.

  1. 1061.  [MOR502] Phương pháp nghiên cứu khoa học – NTTS (Research Methods)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những cơ sở lý luận, kỹ năng viết đề cương nghiên cứu khoa học và khả năng triển khai đề tài nghiên cứu, dự án. Cung cấp cho sinh viên có khả năng tổng hợp những vấn đề bất cập trong thực tế đưa ra hướng nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu tiến bộ khoa học vào trong sản xuất.

  1. 1062.  [MOR503] Phương pháp nghiên cứu khoa học – KTQTKD (Business Research Methods)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Kinh tế lượng.

Học phần này cung cấp cơ sở lý luận và thực hành nghiên cứu trong kinh doanh. Học phần này gồm bảy nội dung, đó là đề cương nghiên cứu, tổng kết lý thuyết và nghiên cứu trước; phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Học phần này tập trung vào qui trình nghiên cứu và tầm quan trọng của tổng kết lý thuyết, kế đến là lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp. Hình thành thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu khoa học và thái độ đúng đắn đối với vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.

  1. 1063.  [MOR505] Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường (Methods of Scientific Research in Environment)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức trong quá trình hình thành đề tài nghiên cứu khoa học; giúp sinh viên biết cách sưu tầm tài liệu, tìm kiếm, phân tích, đánh giá, chọn lọc tài liệu, hệ thống hóa và tổng hợp các tài liệu; trang bị kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu, đề cương dự án xin tài trợ, biết cách tổ chức và sắp xếp tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, viết và trình bày một bài báo cáo khoa học.

  1. 1064.  [MOR506] Phương pháp nghiên cứu khoa học – CN (Scientific Research Methodology)

(2; 30; 0)

Học phần này sẽ dẫn dắt sinh viên từng bước thực hiện nghiên cứu khoa học chuyên ngành chăn nuôi. Các bài giảng sẽ tập trung giới thiệu các khái niệm về nhận định vấn đề một cách khoa học; các loại kiến thức khoa học và nguồn kiến thức; phương pháp nghiên cứu tìm các loại kiến thức/tài liệu; hình thành giả thiết và các bước tiến hành nghiên cứu để chứng minh giả thiết; yếu tố nội dung cơ bản của một dự án nghiên cứu nhằm xin được tài trợ cho các thí nghiệm/nghiên cứu; viết báo cáo khoa học; thuyết trình khoa học.

  1. 1065.  [MOR507] Phương pháp nghiên cứu khoa học - TA (Scientific Research Methodology)

(3; 45; 0)

Học phần giúp sinh viên có được kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xạ hội nói chung và khoa học ngôn ngữ nói riêng, tiếp cận quy trình cơ bản trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong nghiên cứu, thiết lập đề cương nghiên cứu, phối hợp và triển khai nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ.

  1. 1066.  [MUS101] Âm nhạc (Music)

(1; 10; 10)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức Âm nhạc cơ bản như : Lý thuyết Âm nhạc cơ bản, đọc nhạc trong phạm vi các giọng C-dur, a-moll, thang 5 âm. Qua đó, người học có kỹ năng rèn luyện thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc, làm cơ sở cho những môn học Âm nhạc về sau như : hát, múa, đàn….

  1. 1067.  [MUS104] Đọc & Ghi nhạc 1 (Sightsinging and Ear Training 1)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Lý thuyết âm nhạc cơ bản.

Học phần giúp người học củng cố các kiến thức lý thuyết quan trọng: rèn luyện kỹ năng đọc gam – quãng 0 dấu hóa; đọc các mẫu tiết tấu cơ bản của nhịp 2/4, 3/4; đọc các bài Tập đọc nhạc đơn giản; nghe – ghi những âm hình tiết tấu đơn giản và cung cấp một số phương pháp có tính kỹ thuật để người học rèn luyện khả năng tự vận động và bổ sung kiến thức, làm cơ sở cho việc học tập, tiếp thu và cảm thụ tốt những môn học chuyên ngành khác.

  1. 1068.  [MUS105] Thanh nhạc 1 (Vocal 1)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Đọc & Ghi nhạc 1.

Học phần cung cấp những kiến thức về thanh nhạc: bộ máy phát thanh, giọng hát con người, về ngữ âm học. Về kỹ năng, sinh viên được hướng dẫn phương pháp luyện tập một số kỹ năng cơ bản ban đầu để phát triển giọng hát như: cách lấy hơi, giữ hơi, phát âm, đóng và mở khẩu hình khi hát.

  1. 1069.  [MUS106] Đàn phím điện tử 1 (Electric Keyboard 1)

(1; 0; 30)

Học phần song hành: Đọc & Ghi nhạc 1.

Học phần Đàn phím điện tử 1 cung cấp cho người những kiến thức tổng quát về đàn phím điện tử, trang bị cho người học các kỹ thuật luyện ngón cơ bản; bước đầu rèn luyện sử dụng tiết điệu tự động trong diễn tấu tác phẩm âm nhạc. Thông qua hoạt động học tập hình thành ở người học những kỹ năng tự nghiên cứu tự rèn luyện, biết phối hợp với các thành viên xây dựng nhóm học tập hỗ trợ nâng cao khả năng chuyên môn, nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và hoạt động âm nhạc ở trường phổ thông và xã hội.

  1. 1070.  [MUS108] Giới thiệu nhạc cụ (Introduce Musical Instruments)

(2; 30; 0)

Học phần giới thiệu và hệ thống về nguồn gốc, sự hình thành phát triển của các loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng, các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Học phần giúp sinh viên (nghe – nhìn – phân tích) một số tác phẩm tiêu biểu về phong cách, tính năng, màu sắc âm thanh, cách phân chia các bộ, nhóm của các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng và nhạc cụ dân tộc Việt Nam nhằm bổ sung kiến thức về nhận biết nhạc cụ và sử dụng âm sắc chính xác hỗ trợ cho công tác giảng dạy, hoạt động ngoại khóa tại các trường phổ thông.

  1. 1071.  [MUS109] Âm nhạc cổ truyền Việt Nam (Vietnamese Traditional Music)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lý thuyết âm nhạc cơ bản.

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát về một số loại nhạc khí dân gian, các thể loại dân ca gắn với đặc điểm sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của các vùng miền ở Việt Nam. Giúp người học hình thành những kỹ năng tự học, tự nghiên cứu; biết tổ chức xậy dựng nhóm cộng tác nâng cao hiệu quả học tập và nghiên cứu. Qua đó, người học có thể vận dụng những kiến thức âm nhạc cổ truyền và kỹ năng biểu diễn dân ca Việt Nam vào hoạt động giảng dạy âm nhạc ở trường phổ thông.

  1. 1072.  [MUS111] Đọc & Ghi nhạc 2 (Sightsinging and Ear Training 2)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Đọc & Ghi nhạc 1.

Học phần song hành: Thanh nhạc 2.

Đọc – Ghi nhạc 2 rèn luyện kỹ năng đọc các gam C-dur, G-dur, F-dur, a-moll, e-moll, d-moll và các quãng 2T, 2t, 3T, 3t ở nhịp 3/8, 6/8. Thông qua các bài học, người học đọc được các bài ngắn, trích đoạn tác phẩm ở các giọng đã học, thị xướng tốt những câu nhạc đơn giản, thực hành ghi nhạc kèm theo việc xác định giọng, nhịp.

  1. 1073.  [MUS112] Thanh nhạc 2 (Vocal 2)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Thanh nhạc 1.

Học phần song hành: Đàn phím điện tử 2.

Học phần thanh nhạc 2 cung cấp những kiến thức về thanh nhạc: cách lấy hơi, giữ hơi, phát âm, đóng và mở khẩu hình khi hát (các kiến thức này sẽ được lý giải, tiếp tục được củng cố trong phần thực hành). Về kỹ năng, sinh viên sẽ được củng cố các kỹ năng đã giới thiệu ở phần lý thuyết và bước đầu tập tự luyện thanh, tập trình diễn tác phẩm với các sắc thái diễn tả.

  1. 1074.  [MUS113] Đàn phím điện tử 2 (Electric keyboard 2)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Đàn phím điện tử 1.

Học phần song hành: Đọc & Ghi nhạc 2.

Học phần Đàn phím điện tử 2 cung cấp cho người học kiến thức về các loại điệu thức trưởng – thứ và một số vòng hòa thanh cơ bản; nâng cao kỹ thuật diễn tấu, rèn luyện kỹ thuật đệm hát cơ bản ở một số loại nhịp thông dụng. Thông qua hoạt động học tập hình thành ở người học những kỹ năng tự nghiên cứu tự rèn luyện, biết phối hợp với các thành viên xây dựng nhóm học tập hỗ trợ nâng cao khả năng chuyên môn, nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, hoạt động âm nhạc ở trường phổ thông và xã hội.

  1. 1075.  [MUS115] Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Basic music theory)

(2; 30; 0)

Học phần mở đầu phần kiến thức chuyên ngành âm nhạc. Cung cấp kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc, sơ lược về hình thức thể loại, các thang âm dân tộc. Là môn học tiên quyết, làm nền tảng kiến thức cho các môn chuyên ngành. Vận dụng kiến thức nền tảng vào quá trình giảng dạy ở trường phổ thông.

  1. 1076.  [MUS116] Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam (History of World Music and Vietnam Music)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Lý thuyết âm nhạc cơ bản.

Học phần cung cấp tiến trình lịch sử âm nhạc trên thế giới, các thành tựu về nghiên cứu lý thuyết, phát triển cải tiến nhạc cụ và giới thiệu các nhạc sĩ nổi tiếng trong mỗi trào lưu; làm rõ phân kỳ âm nhạc và các vùng âm nhạc trên thế giới; thấy được mối giao lưu tiếp biến giữa các nền văn hóa âm nhạc trên thế giới. Giới thiệu âm nhạc Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến thời hiện đại. Khắc họa chân dung tác giả, tác phẩm có nhiều cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam.

  1. 1077.  [MUS301] Đọc & Ghi nhạc 3 (Sightsinging and Ear Training 3)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Đọc & Ghi nhạc 2.

Học phần song hành: Thanh nhạc 3.

Đọc – Ghi nhạc 3 rèn luyện kỹ năng đọc các gam đến 3 dấu giáng và 4 dấu thăng, luyện đọc gam trưởng hòa thanh có sử dụng kỹ thuật Stacato và Legato, đọc nhạc ở khóa Fa. Phần nghe, ghi chủ yếu đi sâu vào việc nghe – xác định nhịp, giọng. Thông qua các bài học, người học thực hiện tốt các kiểu luyện gam, quãng, tiết tấu. Ghi hoàn chỉnh câu nhạc ngắn và đọc tốt các bài tập đọc nhạc đã học.

  1. 1078.  [MUS302] Thanh nhạc 3 (Vocal 3)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Thanh nhạc 2.

Học phần song hành: Đàn phím điện tử 3.

Học phần tiếp tục trang bị cho sinh viên những kiến thức về thanh nhạc: Đặc điểm về giọng hát con người, các tư thế ca hát, bước đầu tìm hiểu về cơ chế hát có cộng minh (các kiến thức này sẽ được lý giải, tiếp tục được củng cố trong phần thực hành). Về kỹ năng, sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng được giới thiệu ở phần lý thuyết, tự luyện thanh và bước đầu tự vỡ bài thanh nhạc dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

  1. 1079.  [MUS303] Đàn phím điện tử 3 (Electric keyboard 3)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Đàn phím điện tử 2.

Học phần song hành: Đọc & Ghi nhạc 3.

Học phần Đàn phím điện tử 3 tiếp tục nâng cao kỹ thuật đệm diễn tấu với nhiều bài tập bổ nâng cao kỹ thuật luyện ngón; đa dạng hơn với các hợp âm 3, hợp âm 7 và vòng hòa thanh; bước đầu rèn luyện kỹ năng thành lập nhóm nhạc đệm và hòa tấu, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, hoạt động âm nhạc ở trường phổ thông và xã hội.

  1. 1080.  [MUS304] Guitar 1 (Guitar 1)

(1; 5; 20)

Học phần trước: Lý thuyết âm nhạc cơ bản.

Học phần song hành: Đọc & Ghi nhạc 3.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đàn Guitar, kỹ thuật sử dụng ngón để đàn nốt và hợp âm cùng một số tiết điệu đơn giản dùng trong đệm hát; đồng thời biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đệm đàn cho các ca khúc, dân ca trong chương trình âm nhạc phổ thông. Bước đầu làm quen với việc thực hành theo nhómgiúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng, phẩm chất để vận dụng vào giảng dạy và hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường phổ thông.

  1. 1081.  [MUS309] Tin học âm nhạc (Music Informatics)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần giúp sinh viên có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết về lĩnh vực Tin học âm nhạc nhằm ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào việc học tập và soạn giảng trong quá trình giảng dạy phổ thông sau này.

  1. 1082.  [MUS310] Múa (Dance)

(2; 4; 52)

Học phần trước: Lý thuyết âm nhạc cơ bản.

Học phần giúp sinh viên rèn luyện những kỹ năng thể hiện cảm xúc, tình cảm con người bằng những động tác, tư thế múa, đội hình múa kết hợp với phục trang, đạo cụ. Qua học phần, sinh viên biết vận dụng những động tác tương ứng với mỗi loại nhịp điệu âm nhạc khác nhau, nắm vững các động tác múa dân gian cơ bản của các dân tộc.

  1. 1083.  [MUS311] Đọc & Ghi nhạc 4 (Sightsinging and Ear Training 4)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Đọc & Ghi nhạc 3.

Học phần song hành: Thanh nhạc 4.

Học phần rèn luyện kỹ năng đọc các gam đến 4 dấu giáng và 5 dấu thăng, tập đọc nhạc ở khóa Fa, đọc tiết tấu ở mức độ nhanh và có chùm 3 móc kép. Thông qua các bài học, người học thực hiện tốt các gam trưởng, thứ tự nhiên và hòa thanh có từ 0 dấu đến 4 dấu hóa. Đọc tốt các mẫu tiết tấu nhịp 2/4 và 6/8 có đảo phách, chùm 3 và móc kép. Nghe, xác định được nhịp và giọng của câu nhạc. Ghi hoàn chỉnh câu nhạc nhịp 2/4, 3/8, 6/8 ở các giọng đã học. Thị xướng câu nhạc có sắc thái và trôi chảy.

  1. 1084.  [MUS312] Thanh nhạc 4 (Vocal 4)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Thanh nhạc 3.

Học phần song hành: Đàn phím điện tử 4.

Ở học phần này, sinh viên được tiếp tục đi sâu tìm hiểu những đặc điểm về giọng hát con người, cụ thể là giọng hát nam và nữ, các khái niệm: âm khu, âm vực giọng hát. Về kỹ năng, sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng được giới thiệu ở phần lý thuyết, tự luyện thanh và tiếp tục nâng cao kỹ năng tự vỡ bài thanh nhạc dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

  1. 1085.  [MUS313] Đàn phím điện tử 4 (Music teaching methods 2)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Phương pháp dạy học âm nhạc 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về phương pháp dạy học môn Âm nhạc, bổ sung những kỹ năng cá nhân và nhóm nhằm ứng dụng có hiệu quả các phương pháp vào việc soạn giảng, tập giảng môn Âm nhạc trung học cơ sở và trong quá trình giảng dạy phổ thông sau này.

  1. 1086.  [MUS314] Guitar 2 (Guitar 2)

(1; 5; 20)

Học phần trước: Guitar 1.

Học phần song hành: Đọc & Ghi nhạc 4.

Học phần tiếp tục trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đàn Guitar, kỹ thuật sử dụng ngón để đàn giai điệu và hợp âm cùng một số tiết điệu dùng trong đệm hát; đồng thời biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đệm đàn cho các ca khúc, dân ca trong chương trình âm nhạc phổ thông; làm quen với việc thực hành theo nhóm giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng, phẩm chất để vận dụng vào giảng dạy và hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường phổ thông.

  1. 1087.  [MUS315] Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể (Group Performance Conducting)

(3; 15; 60)

Học phần trước: Thanh nhạc 3.

Học phần giúp cho sinh viên nắm vững khái niệm về chỉ huy hát tập thể, những vấn đề cơ bản của người chỉ huy để có thể tổ chức, tập luyện và biểu diễn hát tập thể với những tác phẩm ở nhiều mức độ khác nhau, đồng thời hiểu biết thêm những kiến thức về hoạt động âm nhạc ngoại khóa.

  1. 1088.  [MUS316] Dàn dựng chương trình âm nhạc (Choreographed Musical Program)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể.

Học phần song hành: Thanh nhạc 5.

Học phần giúp sinh viên hiểu biết phương pháp dàn dựng chương trình biểu diễn ca múa nhạc thiếu nhi phục vụ công tác giảng dạy tại các trường phổ thông.

  1. 1089.  [MUS317] Hòa thanh (Harmony)

(3; 45; 0)

Học phần tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản.

Hòa thanh là một môn kiến thức âm nhạc cơ bản bắt buộc, không thể thiếu trong chương trình đào tạo chính quy của các trường/ khoa có môn âm nhạc. Qua môn học, người học hiểu rõ cấu trúc và cách kết hợp các hợp âm trong các điệu thức; cách đặt hợp âm cho các tác phẩm âm nhạc; viết phần đệm đơn giản cho các ca khúc phổ thông.

  1. 1090.  [MUS505] Hát (Singing)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Âm nhạc.

Tập hát các bài hát dạy trẻ mầm non, các ca khúc mới và các bài dân ca được hệ thống theo chủ đề giáo dục cho trẻ trong chương trình Giáo dục mầm non. Trên cơ sở đó sinh viên biết cách quản lí và sử dụng Thư viện âm nhạc - Một tính năng linh động của Windown 7, để dễ dàng quản lí foder thư viện âm nhạc đồ sộ, và làm cho nó ngày càng phong phú hơn.

  1. 1091.  [MUS506] Múa (Dancing)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Hát.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về loại hình nghệ thuật múa. Phân tích và thực hiện được các tổ hợp múa cơ bản của dân tộc Kinh và dân tộc ít người, các bài múa mẫu giáo và một số điệu nhảy quốc tế. Sinh viên có khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả; biết vận dụng sáng tạo cách hướng dẫn trẻ một số bài múa và vận động minh họa trong chương trình Giáo dục mầm non.

  1. 1092.  [MUS507] Đọc & Ghi nhạc 5 (Sightsinging and Ear Training 5)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Đọc & Ghi nhạc 4.

Học phần song hành: Thanh nhạc 5.

Học phần rèn luyện kỹ năng đọc các gam từ 5 đến 7 dấu hóa, bước đầu đọc nhạc tách biệt, đọc nhạc 2 bè trên một hoặc hai khóa nhạc. Thông qua các bài học, người học thực hiện hoàn chỉnh các vấn đề cơ bản của môn Đọc – Ghi nhạc.

  1. 1093.  [MUS508] Thanh nhạc 5 (Vocal 5)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Thanh nhạc 4.

Học phần song hành: Đàn phím điện tử 5.

Ở học phần này, sinh viên được tiếp tục đi sâu tìm hiểu những đặc điểm về giọng hát con người: cách phân biệt từng loại giọng, ý nghĩa từng loại giọng hát. Về kỹ năng, sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng được giới thiệu ở phần lý thuyết, tự luyện thanh, tiếp tục nâng cao kỹ năng tự vỡ bài thanh nhạc dưới sự hướng dẫn của giảng viên, bước đầu tìm hiểu về kỹ thuật Bel canto.

  1. 1094.  [MUS509] Đàn phím điện tử 5 (Electric keyboard 5)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Đàn phím điện tử 4.

Học phần song hành: Đọc & Ghi nhạc 5.

Học phần tiếp tục nâng cao kỹ thuật đệm và diễn tấu tác phẩm cho sinh viên. Hoạt động dạy học tập trung nâng cao kỹ năng cá nhân, nhóm qua các bài tập kỹ thuật đệm và diễn tấu; bước đầu tập sáng tác intro – Interlude – Ending cho ca khúc, biến tấu chủ chủ đề nhỏ của tiết nhạc thành các khúc luyện tập riêng; khai thác ứng dụng các chức năng của đàn phím điện tử trong giảng dạy và và diễn tấu tác phẩm âm nhạc.

  1. 1095.  [MUS510] Guitar 3 (Guitar 3)

(1; 5; 20)

Học phần trước: Guitar 2.

Học phần song hành: Đọc & Ghi nhạc 5.

Học phần tiếp tục trang bị cho sinh viên kiến thức về đàn Guitar, kỹ thuật sử dụng ngón để đàn giai điệu và hợp âm cùng một số tiết điệu dùng trong đệm hát; đồng thời biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đệm đàn cho các ca khúc, dân ca trong chương trình âm nhạc phổ thông; hình thành năng lực thực hành theo nhóm giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng, phẩm chất để vận dụng vào giảng dạy và hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường phổ thông.

  1. 1096.  [MUS511] Hình thức, thể loại âm nhạc (Forms and Genres of Musical)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản.

Học phần trước: Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam, Hòa thanh.

Học phần giúp sinh viên hiểu các nguyên tắc cấu trúc của những hình thức âm nhạc đơn giản và tính chất một vài thể loại âm nhạc phổ biến; có khái niệm ban đầu về một vài hình thức, thể loại có quy mô lớn, đồng thời biết vận dụng các kiến thức đã học để phân tích hình thức, thể loại ca khúc, dân ca trong chương trình âm nhạc phổ thông. Hình thức, thể loại sẽ hình thành kỹ năng phân tích tác phẩm âm nhạc ở nhiều khía cạnh khác nhau, khả năng tư duy âm nhạc, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển tri thức giúp người học có khả năng cảm thụ thẩm mỹ để vận dụng vào giáo dục âm nhạc cho học sinh ở trường phổ thông.

  1. 1097.  [MUS512] Guitar 4 (Guitar 4)

(1; 5; 20)

Học phần trước: Guitar 3.

Học phần tiếp tục trang bị cho sinh viên kiến thức về đàn Guitar, kỹ thuật sử dụng ngón để đàn giai điệu và hợp âm cùng một số tiết điệu dùng trong đệm hát; đồng thời biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đệm đàn cho các ca khúc, dân ca trong chương trình âm nhạc phổ thông; bước đầu làm quen với phương pháp guitar cổ điển, hình thành năng lực thực hành theo nhóm giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng, phẩm chất để vận dụng vào giảng dạy và hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường phổ thông.

  1. 1098.  [MUS513] Thực tế hoạt động âm nhạc (Actual Musical Activities)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam.

Học phần đem đến cho người học những hiểu biết về thực tiễn hoạt động âm nhạc ở các vùng, miền trên đất nước; áp dụng những hiểu biết về lý luận để tìm hiểu, phân tích, lý giải thực tiễn âm nhạc; từ thực tiễn hoạt động âm nhạc trở lại bồi đắp thêm cho cơ sở lý luận âm nhạc để tạo tiền đề cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

  1. 1099.  [MUS910] Thanh nhạc nâng cao (Advanced Vocal)

(3; 15; 60)

Học phần trước: Thanh nhạc 5.

Ở học phần thanh nhạc nâng cao, sinh viên được tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật Bel canto, cách xác định giọng hát. Về kỹ năng, sinh viên sẽ tiếp tục tiếp cận một số kỹ thuật Bel canto, làm quen với thể loại Romance. Ngoài ra, sinh viên có thể dàn dựng những tiết mục ca hát với nhiều thể loại, mức độ phức tạp khác nhau, có thể nghiên cứu bài hát để giảng dạy ở trường phổ thông.

  1. 1100.  [MUS911] Đàn phím điện tử nâng cao (Advanced Electric Keyboard)

(3; 0; 90)

Học phần trước: Đàn phím điện tử 5.

Học phần nâng cao khả năng diễn tấu với độc tấu và hòa tấu. Biết sử dụng, khai thác và ứng dụng một số kỹ thuật cao trên đàn phím điện tử cho các tác phẩm phức tạp, xử lý các tình huống trong quá trình diễn tấu và công tác giảng dạy. Nâng cao kỹ thuật sáng tác, hòa âm đơn giản trong các ca khúc trong chương trình dạy phổ thông. Thành lập nhóm nhạc trong hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ cho việc xây dựng chương trình văn nghệ tại các trường phổ thông, các ban ngành tại địa phương.

  1. 1101.  [MUS912] Dàn dựng chương trình âm nhạc tổng hợp (Outline of Music Building Integrated Program)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Dàn dựng chương trình âm nhạc.

Học phần giúp sinh viên hiểu biết phương pháp đạo diễn và dàn dựng chương trình biểu diễn phục vụ các công tác: lập đội văn nghệ cho lớp, trường, dàn dựng cho các phong trào địa phương. Nâng cao nhận thức về thẩm mỹ, nghệ thuật như sân khấu, ca, múa, nhạc, kịch, văn học…

  1. 1102.  [NUR301] Vệ sinh – Dinh dưỡng (Hygiene and Nutrition)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vi sinh học, các phương pháp diệt khuẩn và ứng dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Yêu cầu và chế độ vệ sinh ở trường mầm non, kỹ năng chăm sóc vệ sinh và giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Đồng thời, trang bị những kiến thức về dinh dưỡng học, an toàn vệ sinh thực phẩm, khẩu phần ăn, thực đơn và kỹ năng chế biến một số món ăn cho trẻ mầm non.

  1. 1103.  [NUR302] Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non (Entertainment & Activities Organized for Preschool Children)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giáo dục học mầm non, Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về trò chơi trẻ em. Sự hình thành và phát triển các loại trò chơi trong độ tuổi mầm non: trò chơi giả bộ, trò chơi xây dựng, trò chơi có luật. Ý nghĩa, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các thời điểm vui chơi trong ngày của trẻ. Khái quát nhiệm vụ của giáo viên trong việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ và chủ động lên kế hoạch thực hiện. Sinh viên giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả.

  1. 1104.  [NUR501] Văn học thiếu nhi (Children's Literature)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lí luận văn học; văn học dân gian, các thể loại văn học dân gian; văn học viết cho thiếu nhi và những tác gia, tác giả tiêu biểu viết cho thiếu nhi trong và ngoài nước. Qua đó, sinh viên tiếp cận, cảm nhận, phân tích những giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của những tác phẩm được tuyển chọn giảng dạy trong chương trình của các lớp mẫu giáo.

  1. 1105.  [NUR502] Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non (Physical Development of Preschool-age Children)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về đặc điểm cơ thể trẻ, các thời kì phát triển, các chỉ số đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trẻ em lứa tuổi mầm non. Đồng thời nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, sinh lý các hệ cơ quan của cơ thể trẻ em; làm cơ sở tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và đề xuất các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non một các khoa học, phù hợp với lứa tuổi.

  1. 1106.  [NUR505] Đồ chơi (Toys)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Mỹ thuật.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đồ chơi dành cho trẻ mầm non. Bước đầu lập kế hoạch thiết kế đồ chơi phù hợp với chủ đề giáo dục kết hợp phong phú nguyên vật liệu. Phát triển nội dung bộ đồ chơi cho phù hợp với nhu cầu và năng lực của trẻ.

  1. 1107.  [NUR507] Quản lý giáo dục mầm non (Preschool Education Management)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giáo dục học mầm non.

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết, một số khái niệm cơ bản về quản lí và quản lí giáo dục mầm non. Nắm được vai trò, chức trách của cán bộ quản lí trường mầm non và người giáo viên mầm non trong quá trình quản lí trường – lớp mầm non. Hệ thống hóa kiến thức tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non; Biết phát hiện và giải quyết các vấn đề quản lý về trẻ trong trường, lớp Mầm non, làm việc nhóm hiệu quả và có kỹ năng giao tiếp tốt.

  1. 1108.  [NUR508] Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (Preschool Education Program: Development and Implementation)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về quan điểm tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình giáo dục mầm non; cơ sở khoa học và thực tiễn của việc phát triển chương trình, xây dựng chế độ sinh hoạt và lập kế hoạch giáo dục trong trường Mầm non. Tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non; Hình thành kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp; Vận dụng xây dựng kế hoạch theo từng độ tuổi và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục.

  1. 1109.  [NUR510] Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non (Sculpture Activities Organized for Preschool Children)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Giáo dục học mầm non, Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non, Mỹ thuật.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về giáo dục thẩm mĩ thông qua các phương tiện hoạt động tạo hình, nội dung, kỹ năng từ các thể loại hoạt động tạo hình của trẻ mầm non: vẽ, nặn, cắt dán, chắp ghép. Khái quát nhiệm vụ của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ và chủ động lên kế hoạch thực hiện. Sinh viên có khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả, biết vận dụng kiến thức vào việc thiết kế giáo án và tổ chức giảng dạy hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.

  1. 1110.  [NUR511] Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non (Musical Activities Organization for Preschool Children)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non, Giáo dục học mầm non, Múa.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non; kỹ năng thiết kế và tổ chức các loại hình hoạt động âm nhạc phù hợp với từng độ tuổi trẻ Mầm non; kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng lắng nghe trẻ nói đồng thời thuyết phục trẻ thực hiện theo yêu cầu; xây dựng kế hoạch giáo dục âm nhạc theo từng độ tuổi; Biết ứng dụng và liên hệ thực tế của môn học khi tổ chức hoạt động này tại trường, lớp Mầm non.

  1. 1111.  [NUR513] Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non (Disease Prevention and Safety for Preschool Children)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về các bệnh ở trẻ em, sơ cứu ban đầu và cấp cứu khẩn cấp thường gặp, thuốc và cách sử dụng thuốc trong trường mầm non, phòng tránh và xử lý một số tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ. Kiến thức về tổ chức chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non.

  1. 1112.  [NUR518] Đánh giá trong giáo dục mầm non (Preschool Education Evaluation)

(2; 30; 0)

Học phần giới thiệu một số vấn đề chung về đánh giá trong giáo dục mầm non: khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp và các kỹ thuật đánh giá, chương trình giáo dục mầm non và sự phát triển của trẻ dưới tác động của chương trình. Ngoài ra, hướng dẫn sinh viên sử dụng các biện pháp và kỹ thuật đánh giá nhằm mục đích thiết kế các hoạt động và môi trường giáo dục phù hợp với nhu cầu từng trẻ tạo sự phát triển toàn diện về thể lực, xã hội, tình cảm, thẩm mỹ và trí tuệ cho trẻ.

  1. 1113.  [PED101] Giáo dục học 1 (Pedagogics 1)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục, về đường lối chính sách của Đảng về công tác giáo dục và đào tạo, cụ thể về các vấn đề: quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và sự hình thành phát triển nhân cách; mục đích, nhiệm vụ, nội dung, nguyên lý giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, về người giáo viên.

  1. 1114.  [PED102] Giáo dục học 2 (Pedagogics 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giáo dục học 1.

Học phần cung cấp các kiến thức về quá trình dạy học, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Hệ thống những tri thức về quá trình giáo dục, nguyên tắc, phương pháp giáo dục và công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học.

  1. 1115.  [PED103] Phương pháp luận Sử học (Methodology of History)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Lịch sử Sử học.

Qua học phần này, sinh viên hiểu, biết sâu rộng về kiến thức Phương pháp luận Sử học và vận dụng được kiến thức vào học tập, nghiên cứu lịch sử ở trường đại học và giảng dạy lịch sử ở bậc phổ thông. Đồng thời, hình thành trong sinh viên những kỹ năng lập luận phê phán, thuyết trình, báo cáo và thảo luận nhóm.

  1. 1116.  [PED104] Phương pháp nghiên cứu khoa học (Method of Education Science Researching)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giáo dục học 2.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học. Bên cạnh đó, học phần cũng cung cấp những phương pháp nghiên cứu khoa học vật lý cơ bản và ứng dụng chúng trong giảng dạy và đời sống.

  1. 1117.  [PED105] Phương pháp nghiên cứu khoa học – ĐH GDTH (Scientific Research Methodology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giáo dục học 2.

Học phần trang bị cho người học kiến thức và những kỹ năng cơ bản để giúp họ xác định đúng các loại trường phái nghiên cứu khoa học trong một nghiên cứu; lựa chọn chính xác các loại nghiên cứu cho vấn đề nghiên cứu; trình bày chuẩn xác các nội dung của một đề cương nghiên cứu; vận dụng thành thạo các bước để thực hiện một công trình nghiên cứu; xác định đúng kích thước mẫu và sử dụng các phương pháp chọn mẫu phù hợp cho vấn đề nghiên cứu; xây dựng chuẩn xác các loại công cụ nghiên cứu để thu thập dữ liệu; áp dụng quy chuẩn các chuẩn mực đạo đức vào trong công trình nghiên cứu; và vận dụng nhuần nhuyễn các nguyên tắc cơ bản để trình bày kết quả nghiên cứu.

  1. 1118.  [PED107] Giáo dục học đại cương (General Pedagogics)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về các vấn đề của giáo dục học như tính chất, chức năng của giáo dục, giáo dục và sự phát triển nhân cách, mục đích, nguyên lý, con đường giáo dục và người giáo viên mầm non.

  1. 1119.  [PED108] Giáo dục môi trường – SP GDTH (Environmental Education)

(2; 25; 10)

Học phần trang bị kiến thức và kỹ năng về giáo dục môi trường, cụ thể: một số khái niệm về môi trường và các thành phần cơ bản, sinh quyển và cấu trúc của nó; các môi trường sống chính; tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của các loại tài nguyên thiên nhiên; tác động gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của con người; giáo dục bảo vệ và phát triển bền vững môi trường trong nhà trường và cộng đồng; tích hợp giảng dạy giáo dục môi trường vào các môn học ở trường tiểu học.

  1. 1120.  [PED109] Phương pháp nghiên cứu khoa học – CĐ GDMN (Scientific Research Methodology – College of Preschool Education)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản và hiện đại về nghiên cứu khoa học, từ các quan điểm tiếp cận mang tính định hướng đến các phương pháp nghiên cứu cụ thể. Các phương pháp nghiên cứu và toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non. Cách tiến hành, đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

  1. 1121.  [PED110] Phương pháp nghiên cứu khoa học (Scientific Research Methodology)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học kiến thức và những kỹ năng cơ bản để lựa chọn chính xác các loại nghiên cứu; trình bày chuẩn xác các nội dung của một đề cương nghiên cứu; vận dụng thành thạo các bước để thực hiện một công trình nghiên cứu; xác định đúng kích thước mẫu và sử dụng các phương pháp chọn mẫu phù hợp; xây dựng chuẩn xác các loại công cụ nghiên cứu; vận dụng thuần thục các tiêu chí định tính và định lượng để đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy của nghiên cứu; và vận dụng nhuần nhuyễn các nguyên tắc cơ bản để trình bày kết quả nghiên cứu.

  1. 1122.  [PED111] Phương pháp nghiên cứu khoa học – SP ĐL (Scientific Research Methodology)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Giáo dục học 2.

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgic của một công trình khoa học; Học phần cũng cung cấp cho sinh viên các thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học, viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

  1. 1123.  [PED112] Phương pháp nghiên cứu khoa học – SP Toán (Methodology of Philology)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học kiến thức và những kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học; biết xác định vấn đề nghiên cứu; trình bày chính xác các nội dung của một đề cương nghiên cứu; vận dụng được các phương pháp nghiên cứu khác nhau trong bộ môn toán; hiểu biết về cách viết một bài báo khoa học.

  1. 1124.  [PED113] Giáo dục học 2 (Education 2 for Primary Teachers)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giáo dục học 1.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về lý luận quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh, các nguyên tắc, nội dung, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học tiểu học. Cung cấp kiến thức về lý luận quá trình giáo dục của nhà giáo dục và người được giáo dục, các nguyên tắc, nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học. Trang bị cho sinh viên kiến thức về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tiểu học và xử lý tình huống trong công tác giáo dục.

  1. 1125.  [PED117] Phương pháp dạy học Mỹ thuật 1 (Method of Teaching Fine Arts 1)

(2; 15; 30)

Học phần tiên quyết: Giáo dục học.

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về dạy học môn mỹ thuật và các phương pháp dạy học thường dùng để dạy học các phân môn của mỹ thuật ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Sinh viên vận dụng các phương pháp dạy học vào việc soạn giảng một hoạt động cụ thể thông qua những bài thực hành cơ bản. Học phần này là cơ sở quan trọng cho học phần Thực hành sư phạm 1, Thực hành sư phạm 2, Kiến tập sư phạm và Thực tập sư phạm

  1. 1126.  [PED301] Thực tập thực tế – CĐ GDMN (Field Trip - College of Preschool Education)

(1; 0; 30)

Học phần giúp sinh viên mầm non có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu môi trường xung quanh, các di tích lịch sử và đời sống sinh hoạt của người dân; rèn luyện một số kỹ năng nghiên cứu, khảo sát thực tế không thể thực hiện được ở lớp. Trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng đó, sinh viên có điều kiện mở rộng kiến thức của mình vào việc dạy trẻ mầm non sau này.

  1. 1127.  [PED302] Thể dục và Phương pháp dạy học Thể dục ở tiểu học (Gymnastics and gymnastics teaching methods)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Giáo dục học 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về TDTT, phương tiện, phương pháp giảng dạy giáo dục thể chất ở trường tiểu học. Hình thức tổ chức trong dạy học môn thể dục. Qua học phần, sinh viên có thể tiến hành giờ lên lớp, đánh giá môn thể dục một cách chủ động, tích cực chương trình ở trường tiểu học

  1. 1128.  [PED303] Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật ở tiểu học (Inclusive Education for Children with Disabilities in Primary)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp kiến thức chuyên ngành về những kiến thức cơ bản nhất về trẻ khuyết tật và các dạng trẻ khuyết tật khác nhau : khái niệm, đặc điểm nhận thức, những khả năng và nhu cầu của trẻ; những kiến thức đại cương về giáo dục trẻ khuyết tật và những phương pháp, kỹ năng đặc thù để dạy trẻ khuyết tật ở các dạng khác nhau nhằm phát huy tối đa những khả năng còn tiềm ẩn của trẻ khuyết tật, tổ chức cũng như vận động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học.

  1. 1129.  [PED304] Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1 (Methods of Teaching Vietnammese in Primary Schools 1)

(3; 30; 30)

Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về các phương pháp dạy học Tiếng Việt. Qua phần tìm hiểu này, sinh viên có cái nhìn toàn diện về vai trò của tiếng mẹ đẻ trong trường tiểu học, các phương pháp dạy học chung được vận dụng và dạy các phân môn của môn tiếng Việt ở trường tiểu học. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc thực hành thiết kế một kế hoạch bài học và có kỹ năng thực hành giảng dạy một số phân môn tiếng Việt trong chương trình tiểu học.

  1. 1130.  [PED305] Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 1 – CĐ GDTH (Method of Teaching Mathematics in Primary Schools- part 1)

(4; 25; 70)

Học phần trước: Giáo dục học 2, Toán học 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về lý luận dạy học môn Toán, những phương pháp chung về dạy học môn Toán ở Tiểu học. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc thực hành thiết kế một kế hoạch bài học và có kỹ năng thực hành giảng dạy Toán trong chương trình tiểu học.

  1. 1131.  [PED306] Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 1 (Method of Teaching Mathematics in Primary Schools - Part 1)

(4; 25; 70)

Học phần trước: Giáo dục học 2; Toán học 2 (Các tập hợp số).

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về lý luận dạy học môn Toán, những phương pháp chung về dạy học môn Toán ở Tiểu học. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc thực hành thiết kế một kế hoạch bài học và có kỹ năng thực hành giảng dạy Toán trong chương trình tiểu học.

  1. 1132.  [PED307] Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học 1 (Methodology teaching natural and social in primary school 1)

(4; 25; 70)

Học phần trước: Giáo dục học 2, Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 1.

Học phần cung cấp lý luận và phương pháp dạy học các môn Tự nhiên – Xã hội ở tiểu học: mục tiêu, nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa, sách giáo viên; lý luận về các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, các thiết bị, phương tiện dạy học Tự nhiên – Xã hội; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phần thực hành dạy học các môn học ở tiểu học: Hướng dẫn và soạn giảng môn Tự nhiên và Xã hội 1-2-3, Khoa học 4-5.

  1. 1133.  [PED308] Âm nhạc và Phương pháp dạy học Âm nhạc ở tiểu học (Music anh Methods of Teaching Music in Primary Schools)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát về lý thuyết âm nhạc cơ bản và phương pháp dạy học âm nhạc ở cấp Tiểu học. Thông qua hoạt động học tập hình thành ở người những kỹ năng sư phạm, tự học, tự nghiên cứu; biết tổ chức xậy dựng nhóm họp tác nâng cao hiệu quả học tập. Qua đó người học có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giảng dạy, sinh hoạt ngoại khóa và giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho trẻ em ở cấp tiểu học.

  1. 1134.  [PED309] Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc (Methodology of Teaching Vietnamese (Language) to Learners from Ethnic Minorities)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Giáo dục học 2.

Học phần này trang bị cho sinh viên một số phương pháp chung về dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, những phương pháp về dạy âm vần, dạy các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Việt cũng như phương pháp dạy tiếng Việt trong các môn khác theo chương trình Tiểu học mới phù hợp với học sinh dân tộc. Từ đó, sinh viên có thể vận dụng để dạy tốt các nội dung, hình thành và phát triển các kĩ năng cho học sinh dân tộc, xây dựng môi trường học tiếng Việt, xây dựng các phương tiện trợ giúp học sinh dân tộc học tốt tiếng Việt.

  1. 1135.  [PED312] Phương pháp dạy học âm nhạc 1 (Music Teaching Methods 1)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Đọc & Ghi nhạc 1.

Học phần song hành: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở trường phổ thông 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về phương pháp dạy học môn Âm nhạc, bổ sung kỹ năng cá nhân và nhóm nhằm ứng dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học vào việc soạn giảng, tập giảng môn Âm nhạc và trong quá trình giảng dạy phổ thông.

  1. 1136.  [PED313] Phương pháp dạy học âm nhạc 2 (Music teaching methods 2)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Phương pháp dạy học âm nhạc 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về phương pháp dạy học môn Âm nhạc, bổ sung những kỹ năng cá nhân và nhóm nhằm ứng dụng có hiệu quả các phương pháp vào việc soạn giảng, tập giảng môn Âm nhạc trung học cơ sở và trong quá trình giảng dạy phổ thông sau này.

  1. 1137.  [PED315] Nghiệp vụ sư phạm (Regular Training on Pedagogical Competence at High School)

(2; 60; 0)

Học phần trước: Lý luận và phương pháp TDTT trường học.

Học phần cung cấp cho người học một số kiến thức và phát triển cho họ những kỹ năng dạy học như: kỹ năng tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa ở trường phổ thông; kỹ năng soạn giáo án; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học và kỹ năng thực hiện giờ dạy. Ngoài ra, môn học này còn rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng sau: kỹ năng diễn thuyết; kỹ năng xử lý tình huống sư phạm; kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện; kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động Đoàn, Đội.

  1. 1138.  [PED316] Phương pháp dạy học Mỹ thuật 2 (Method of Teaching Fine Arts 2)

(2; 5; 50)

Học phần trước: Phương pháp dạy học mỹ thuật 1.

Đây là học phần quan trọng đối với sinh viên. Học phần giúp sinh viên biết cách khai thác hiệu quả thông tin kiến thức có trong tài liệu sách giáo khoa cũng như các nguồn tài liệu khác.

  1. 1139.  [PED502] Giáo dục gia đình (Home Education)

(2; 20; 20)

Học phần giới thiệu một hệ thống kiến thức về vai trò, vị trí, chức năng và các đặc trưng... của gia đình với tư cách là tế bào của xã hội; đặc biệt giúp sinh viên hiểu rõ vai trò, tác dụng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ.

  1. 1140.  [PED503] Giáo dục hòa nhập (Social Skills Education)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non.

Học phần làm rõ những vấn đề chung về can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật mầm non và quá trình tổ chức can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ lứa tuổi mầm non; rèn luyện cho sinh viên kĩ năng làm việc nhóm; xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập.

  1. 1141.  [PED504] Phương pháp giảng dạy 1 (Teaching Methodology 1)

(2; 30; 0)

Học phần giúp sinh viên hiểu rõ những phương pháp giảng dạy phổ biến, tác phong đứng lớp, cách thức quản lý lớp học, sử dụng đồ dùng trực quan, và phương pháp giảng dạy từ vựng hiệu quả. Từ đó, sinh viên biết cách lựa chọn phương pháp và tổ chức các hoạt động trên lớp phù hợp với từng bài giảng.

  1. 1142.  [PED505] Phương pháp giảng dạy 2 (Teaching Methodology 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phương pháp giảng dạy 1.

Học phần giúp sinh viên có được kiến thức cơ bản về giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp, tiếp cận cách thiết kế giảng dạy ngữ pháp theo phương pháp giao tiếp ở nhiều cấp độ kiến thức khác nhau. Sinh viên có khả năng thiết kế bài kiểm tra đánh giá trình độ ngữ pháp cho người học, tổ chức các hoạt động giao tiếp trong giờ dạy ngữ pháp, đồng thời có khả năng vận dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy thực tế ở trường phổ thông.

  1. 1143.  [PED506] Phương pháp giảng dạy 3 (Teaching Methodology 3)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phương pháp giảng dạy 2.

Học phần phương pháp giảng dạy 3 bên cạnh củng cố lại kiến thức về các giáo án kỹ năng còn trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đặc trưng và tính cách của trẻ con, các hoạt động nhằm giúp tổ chức lớp học tiếng Anh cho trẻ em năng động và vui hơn. Qua khóa học, người học cũng được củng cố lại kiến thức về cách tiến hành giáo án các kĩ năng khác nhau bao gồm nghe, nói, đọc, viết trong các sách tiếng Anh đang được sử dụng để giảng dạy cho học sinh tiểu học.

  1. 1144.  [PED507] Phương pháp giảng dạy 4 (Teaching Methodology 4)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phương pháp giảng dạy 1, 2, 3.

Học phần phương pháp giảng dạy 4 tiếp tục củng cố lại kiến thức về các phương pháp giảng dạy qua các thời kì, đồng thời cung cấp thêm cho người học kiến thức về cấu trúc của giáo án các kỹ năng nói, và viết; cách thiết kế lại các bài tập trong sách giáo khoa nhằm giúp cho tiết học sinh động và phù hợp hơn đối với các em học sinh. Qua đó, các em có thể nắm được các bước tiến hành các giáo án kỹ năng nói và viết cho các tài liệu tiếng Anh đang được sử dụng tại các trường trung phổ thông. Ngoài ra, học phần còn tạo cho người học cơ hội đứng trước lớp để thực tập giảng dạy giáo án các kỹ năng nói và viết.

  1. 1145.  [PED508] Phương pháp giảng dạy 5 (English Language Teaching Methodology 5)

(3; 45; 0)

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ thông qua, bài hát, video và các thủ thuật kịch nghệ; bồi dưỡng, phát triển kỹ năng, phẩm chất cá nhân và kỹ năng làm việc nhóm. Những hoạt động học tập qua bài hát, videos và kịch nghệ giúp giáo viên tăng hứng thú và động lực học tập cho người học.

  1. 1146.  [PED510] Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 2 (Vietnamese teaching methods in primary two)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức chuyên ngành về các phương pháp dạy học Tiếng Việt dạy học các phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc thực hành thiết kế một kế hoạch bài học và có kỹ năng thực hành giảng dạy một số phân môn tiếng Việt trong chương trình tiểu học.

  1. 1147.  [PED511] Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 3 (Vietnamese teaching methods in primary three)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức chuyên ngành cùng một số kỹ năng thực hành giải bài tập, soạn giáo án nâng cao về các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc hướng dẫn học sinh giải bài tập Tiếng Việt, có khả năng thiết kế một số bài tập phù hợp đối tượng học sinh từng lớp. Đồng thời, sinh viên có khả năng thiết kế một kế hoạch bài dạy theo cách tiếp cận năng lực học sinh tiểu học.

  1. 1148.  [PED513] PP dạy học Toán ở tiểu học 2 (Method of Teaching Mathematics in Primary Schools- Part 2)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 1.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về dạy học môn Toán (Hình học, đại lượng đo, các yếu tố thống kê, giải toán có lời văn). Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc thực hành giải các bài tập trong sách giáo khoa Toán Tiểu học.

  1. 1149.  [PED514] Phương pháp dạy học Hóa học 1 (Phần lý luận) (Methods of Teaching Chemistry 1)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Hóa đại cương, hóa vô cơ, Hóa hữu cơ.

Học phần gồm 9 chương: các chương đại cương về lý luận dạy học và áp dụng cho môn hóa học, một số chương đào sâu phân tích về các phương pháp dạy học hóa học và áp dụng vào việc tổ chức hoạt động dạy học hóa học ở trường phổ thông. Có kỹ năng thiết kế một giáo án hoàn chỉnh dạy học hóa học ở trường phổ thông. Vận dụng được các hình thức tổ chức dạy học hóa học và các phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. Biết sáng tạo và kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại.

  1. 1150.  [PED515] Phương pháp dạy học Hóa học 2 (Phần cụ thể) (Methods of Teaching Chemistry 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phương pháp dạy học hóa học 1.

Học phần song hành: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

Sinh viên phải nắm vững nội dung, cấu trúc của chương trình hóa học phổ thông và các kiến thức có liên quan ở chương trình đại học. Biết so sánh và vận dụng khi cần thiết. Giúp sinh viên phải nắm được cơ sở khoa học của việc giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, vận dụng các kiến thức về tâm lý học, giáo dục và quá trình dạy học hóa học, nội dung dạy và học hóa học, các nguyên tắc, quy luật của việc dạy học môn hóa học.

  1. 1151.  [PED516] Phương pháp dạy học Địa lý 1 (Method of Teaching Geography 1)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Lí luận dạy học Địa lí.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm chương trình đồng thời định hướng phương pháp dạy học chung cho môn Địa lí trung học cơ sở và từng khối lớp cụ thể. Ngoài ra, học phần còn hướng dẫn cho sinh viên cách nhận dạng, kĩ thuật vẽ và nhận xét biểu đồ; rèn luyện kĩ năng biên soạn giáo án, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, học phần cũng hướng dẫn người học sử dụng kiến thức Địa lí góp phần vào quá trình giáo dục vì sự phát triển bền vững. Nhìn chung, học phần giúp sinh viên có được kiến thức, kĩ năng sư phạm và tự tin khi giảng dạy thực tế ở nhà trường phổ thông.

  1. 1152.  [PED520] Phương pháp nghiên cứu khoa học – SP LS (Scientific Research Methodology)

(2; 20; 20)

Học phần song hành: Phương pháp luận Sử học.

Học phần cung cấp cho người học cách thức tiến hành nghiên cứu một đề tài khoa học, các phương pháp chuyên ngành trong nghiên cứu lịch sử, những phương pháp đọc tài liệu và cách thức sắp xếp, trình bày tham khảo. Đồng thời học phần còn trang bị cho người học phương pháp viết tài liệu khoa học và một số kỹ thuật soạn thảo tài liệu khoa học.

  1. 1153.  [PED523] Phương pháp dạy học Thủ công và Kỹ thuật ở tiểu học (Methods of Teaching Crafts, Technology in Primary Schools)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Giáo dục học 2; Thủ công - Kỹ thuật.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản và chuyên ngành về các mục tiêu, nội dung chương trình PPDH Thủ công - kỹ thuật ở Tiểu học. Sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc thực hành một số bài tập, thiết kế kế hoạch bài học và có kỹ năng thực hành giảng dạy theo chương trình thủ công - kỹ thuật ở tiểu học.

  1. 1154.  [PED527] Phương pháp nghiên cứu khoa học – SP TA (Research Methodology)

(3; 45; 0)

Học phần giúp sinh viên có được kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung và khoa học ngôn ngữ nói riêng, tiếp cận quy trình cơ bản trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong nghiên cứu, thiết lập đề cương nghiên cứu, phối hợp và triển khai nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ.

  1. 1155.  [PED528] Phương pháp dạy học Tiếng Việt 3 (Phương pháp giải bài tập Tiếng Việt) (Vietnamese Teaching Methods in Primary School)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phương pháp dạy học tiếng Việt ở TH 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức chuyên ngành cùng một số kỹ năng thực hành giải bài tập, soạn giáo án nâng cao về các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc hướng dẫn học sinh giải bài tập Tiếng Việt, có khả năng thiết kế một số bài tập phù hợp đối tượng học sinh từng lớp. Đồng thời, sinh viên có khả năng thiết kế một kế hoạch bài dạy theo cách tiếp cận năng lực học sinh tiểu học.

  1. 1156.  [PED529] Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – SPHH (Methodology of Scientific Research in Chemistry)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Tin học ứng dụng trong Hóa học.

Học phần này cung cấp cho người học cơ sở lí luận của nghiên cứu khoa học về Hóa học, cách thức chọn đề tài nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu, phương pháp triển khai kế hoạch, tổ chức làm việc nhóm, phương pháp nghiên cứu, xử lý kết quả, báo cáo hội nghị, trình bày báo cáo khoa học. Bên cạnh đó, môn học còn giúp người học phát triển đề tài nghiên cứu, tăng cường sự hứng thú trong việc tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Môn học còn góp phần phát triển nhân cách người học, phong cách của người làm khoa học, giúp họ trưởng thành hơn trong công tác và rèn luyện đạo đức khoa học.

  1. 1157.  [PED531] Phương pháp luận nghiên cứu văn học (Methodology of Study of Literature)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị những kiến thức chuyên sâu về phương pháp luận nghiên cứu văn học: xác định bản chất, quan hệ giữa phương pháp luận nghiên cứu văn học với các phương pháp luận khác, quan hệ giữa phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể; các phương pháp thông dụng; yêu cầu về tổng hợp và liên ngành trong nghiên cứu văn học. Qua đó, học phần giúp sinh viên lý giải, phân tích, đánh giá một cách khoa học các hiện tượng văn học trong giảng dạy và nghiên cứu; có kỹ năng hợp tác khoa học, trình bày báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu; có ý thức tự khám phá cái mới, chủ động học tập chuyên môn, trau dồi nghiệp vụ sư phạm.

  1. 1158.  [PED532] Phương pháp công tác Đội thiếu niên tiền phong HCM (Methods of Ho Chi Minh Young Youth Team)

(2; 20; 20)

Nội dung học phần bao gồm: mục đích, tính chất, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; một số nguyên tắc, nội dung, hình thức và phương pháp công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; công tác Sao nhi đồng ở trường tiểu học. Thực hành các kỹ năng công tác Đội.

  1. 1159.  [PED535] Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non (Methods of Teaching Physical Education for Preschool Children)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Sự phát triển tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non, Giáo dục học mầm non.

Học phần cung cấp kiến thức lí luận cơ bản về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Hướng dẫn cho sinh viên phương pháp dạy trẻ các bài tập vận động và tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ trong chế độ sinh hoạt tại trường mầm non. Đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non.

  1. 1160.  [PED536] Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh (Methodology for Preschool Children Science Discovering the Environment)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non, Giáo dục học mầm non.

Học phần giới thiệu một số vấn đề chung về một số khái niệm; ý nghĩa của việc cho trẻ khám phá khoa học; đặc điểm nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh; nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện cho trẻ khám phá khoa học. Ngoài ra, hướng dẫn sinh viên làm việc nhóm và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh theo các chủ đề ở trường mầm non.

  1. 1161.  [PED537] Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán (Methodology for Preschool Children Approaching Mathematics)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi MN; Giáo dục học mầm non.

Học phần giới thiệu những vấn đề lý luận: vai trò, nhiệm vụ, phương pháp, nguyên tắc,… của việc hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ; các phương pháp hình thành biểu tượng toán học; có phương pháp hoạt động nhóm hiệu quả; xây dựng và thực hiện việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán.

  1. 1162.  [PED538] Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học (Methodology for Preschool Children Approaching Literature)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non; Giáo dục học mầm non; Văn học thiếu nhi.

Học phần cung cấp những vấn đề chung về hoạt động làm quen văn học ở trường mầm non; trang bị những kỹ năng tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học; có ý thức rèn luyện kỹ năng đọc kể diễn cảm; thực hành việc tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ.

  1. 1163.  [PED539] Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (Methodology of Language Learning for Preschool Children)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi MN; Giáo dục học mầm non.

Học phần giới thiệu vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển của trẻ em; các phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ; các phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ; dạy trẻ nói đúng ngữ pháp; dạy trẻ phát âm đúng và giáo dục văn hóa giao tiếp cho trẻ; chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông; tổ chức và thực hiện kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

  1. 1164.  [PED540] Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Sinh học (Methodology – Biology Education)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Xác suất thống kê B.

Học phần giới thiệu cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khoa học, kỹ thuật và công nghệ; cách phát hiện vấn đề nghiên cứu khoa học; xây dựng giả thuyết nghiên cứu; thu thập và định hướng xử lý thông tin; cách viết và công bố kết quả nghiên cứu. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học để viết bài báo khoa học, tiểu luận, khóa luận.

  1. 1165.  [PED541] Lý luận dạy học Sinh học (Theory of Biology Teaching in High School)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Giáo dục học 2.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản có hệ thống về lý luận dạy học Sinh học, những phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật dạy học cụ thể để sử dụng trong dạy học Sinh học ở phổ thông. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể đề xuất và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật dạy học cụ thể cho từng nội dung của bài học.

  1. 1166.  [PED543] Lý luận dạy học môn Toán (Theory and Teaching Method of Mathematics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm và Giáo dục học 2.

Học phần gồm 9 chương, một số chương đào sâu phân tích chương trình toán phổ thông và áp dụng vào tổ chức hoạt động dạy học ở trường phổ thông bên cạnh các chương nhắc lại các kiến thức lý luận dạy học và áp dụng cho bộ môn như: mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá và tổ chức hoạt động dạy học.

  1. 1167.  [PED545] Lý luận dạy học Vật lý (Physics Didactics)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Giáo dục học 2.

Học phần gồm 7 chương, một số chương đào sâu phân tích việc hình thành các loại kiến thức vật lý và áp dụng vào tổ chức hoạt động dạy học ở trường phổ thông bên cạnh các chương nhắc lại các kiến thức lý luận dạy học và áp dụng cho bộ môn như: mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá và tổ chức hoạt động dạy học.

  1. 1168.  [PED547] Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - SPĐL (Pedagogic Skills Training)

(1; 0; 30)

Học phần này hướng dẫn sinh viên cách xây dựng kế hoạch năm học, thiết kế giáo án điện tử, rèn luyện kĩ năng sử dụng một số phương tiện dạy học cơ bản và kĩ năng tổ chức một giờ học Địa lí, thực hành giảng dạy một số bài học cụ thể.

  1. 1169.  [PED548] Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm – SP SH (Practising Pedagogy)

(2; 10; 40)

Học phần trước: Phân tích chương trình sinh học phổ thông.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các chuẩn yêu cầu sư phạm căn bản để từ đó sinh viên có mục tiêu rèn luyện hoàn thiện năng lực bản thân.

  1. 1170.  [PED549] Rèn luyện NVSP – SPHH (Pedagogic Skills Training)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Phương pháp dạy học hóa học 1.

Học phần song hành: Phương pháp dạy học hóa học 2.

Học phần giúp sinh viên nắm vững kiến thức trong chương trình hóa học phổ thông, biết soạn và giảng bất kì một bài nào trong sách giáo khoa Hóa học phổ thông. Tự nhận xét, đánh giá góp ý kiến tiết dạy của bạn và chấm điểm từ đó rút ra những bài học bổ ích cho bản thân, thực hiện trong đợt dự giờ Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở trường phổ thông, các đợt kiến tập và thực tập sư phạm tập trung ở trương phổ thông trung học sau khi ra trường, thực hành giảng dạy tốt các kiểu bài trong chương trình Hóa học phổ thông, soạn bài và giảng các bài theo yêu cầu, dự đầy đủ các tiết tập giảng của bạn, góp ý chân tình và cho điểm chính xác các tiết dạy của bạn trong lớp.

  1. 1171.  [PED550] Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (Pedagogical Training)

(2; 10; 40)

Nội dung học phần có 5 chương thực hành. Học xong học phần này sinh viên có kĩ năng vận dụng kiến thức lý thuyết các môn chuyên ngành phương pháp đề rèn luyện kĩ năng cơ bản của một giáo viên lịch sử về thuyết giảng, viết, vẽ trên bảng đen, kết hợp thuyết giảng với sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Lịch sử.

  1. 1172.  [PED551] Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm – SP Tin (Pedagogic Skills Trainning)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên các nội dung cơ bản là rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức tâm lý học để giải quyết các tình huống dạy học. Sinh viên sẽ vận dụng cơ sở lí luận dạy học, các phương pháp dạy học tích cực để thiết kế bài giảng, rèn luyện các kỹ năng dạy học và thực hành giảng dạy. Sau khi học học phần này, sinh viên sẽ năng động và tự tin trong giảng dạy hơn.

  1. 1173.  [PED552] Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên 1 (Training Teaching Skills)

(3; 15; 60)

Học phần trước: Phân tích chương trình Vật lý trung học phổ thông.

Sau khi học xong học phần này, cho sinh viên có kiến thức về các kỹ năng cơ bản cần thiết cho người giáo viên tương lai, cách chuẩn bị một giáo án giảng dạy chuyên ngành; sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại; sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học để tập giảng một số tiết dạy đúng chuyên ngành; về thích ứng sư phạm và ứng xử sư phạm, cách thức giao tiếp trong môi trường sư phạm, thực hành xử lý một số tình huống sư phạm điển hình. Bên cạnh đó, học phần cũng rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giảng dạy các tiết Vật lý phổ thông, được bồi dưỡng lòng yêu nghề, hiểu về ý thức và trách nhiệm của người giáo viên tương lai.

  1. 1174.  [PED554] Rèn luyện tư duy logic cho học sinh qua giải Toán (Training Logical Thinking for Student by Solving Mathematics)

(2; 30; 0)

Nội dung học phần này gồm 4 chương, bao gồm những kiến thức cơ bản về logic toán, các vấn đề về suy luận logic, vận dụng quy nạp và suy diễn trong dạy học các tình huống điển hình trong dạy học toán, sử dụng quy nạp không hoàn toàn để mò mẫm, dự đoán kết quả và chứng minh kết quả dự đoán đó là đúng thông qua quy nạp toán học, phân tích các yếu tố logic của một chứng minh.

  1. 1175.  [PED557] Thực hành phương pháp dạy học Hóa học (Method Teaching Chemistry Laboratory)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Phương pháp dạy học hóa học 2 (phần cụ thể).

Học phần gồm các thí nghiệm trong các bài học và các bài thực hành trong chương trình. Sinh viên phải làm thành thục và kỹ thuật các thí nghiệm bắt buộc. Biết tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại của các thí nghiệm thực hành trong chương trình hóa học phổ thông. Vận dụng sáng tạo và đạt hiệu quả cao khi dạy học hóa học các bài thực hành cho học sinh trung học phổ thông.

  1. 1176.  [PED559] Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 2 (Principles and Methods in Literature Teaching 2)

(3; 35; 20)

Học phần trước: Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 1.

Học phần song hành: Rèn luyện NVSP 2.

Học phần khái quát những đặc điểm nội dung tiếng Việt- Làm văn giảng dạy ở trung học phổ thông, mục tiêu của môn tiếng Việt- Làm văn, các phương pháp phù hợp trong dạy học Tiếng Việt- Làm văn. Học phần giúp sinh viên hình thành khả năng tự nghiên cứu khám phá và sáng tạo những phương pháp dạy học Tiếng Việt, Làm văn mới, phù hợp nội dung giảng dạy cũng như khả năng vận dụng kiến thức vào việc soạn giáo án, tổ chức thành thục một tiết dạy tiếng Việt- làm văn ở trường trung học phổ thông. Qua đó, học phần góp phần phát triển kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

  1. 1177.  [PED560] Đạo đức và phương pháp dạy học Đạo đức ở tiểu học (Ethics and Methods of Ethical Education in Primary Schools)

(3; 30; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Đạo đức học, làm nền tảng cho việc học tập phương pháp giảng dạy môn Đạo đức ở tiểu học. Sinh viên hiểu và xác định được mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra – đánh giá phù hợp theo từng bài trong dạy học môn Đạo đức ở tiểu học, có trách nhiệm rèn luyện đạo đức của người giáo viên tiểu học để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

  1. 1178.  [PED561] Hoạt động ngoài giờ, thực hành Đội, Sao nhi đồng (Outside Activities Organization of Children’ Work in School)

(2; 30; 0)

Nội dung học phần bao gồm: Ý nghĩa, vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường phổ thông; rèn luyện các kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trong trường phổ thông; thực hành tổ chức các hoạt động của Đội TNTP HCM, các sinh hoạt Sao nhi đồng.

  1. 1179.  [PED563] Kiểm tra và Đánh giá (Testing and Evaluation)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học kiến thức kiểm tra, đánh giá: các kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học tiếng Anh gồm thiết kế bài kiểm tra từ vựng, ngữ pháp, nghe, nói, đọc, viết, cách viết hướng dẫn làm bài, các bước trong thiết kế một bài kiểm tra tiếng Anh; bồi dưỡng, phát triển các kỹ năng, phẩm chất cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và năng lực sư phạm.

  1. 1180.  [PED565] Giáo dục học mầm non (Preschool Education)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Giáo dục học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và chuyên sâu cùng một số phương pháp luận cơ bản về giáo dục học mầm non từ cơ sở kiến thức giáo dục học đại cương. Những quan điểm và nội dung, hình thức của việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào trường phổ thông. Hình thành khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề giáo dục mầm non. Hệ thống hóa kiến thức tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non và kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác để nhanh chóng đạt hiệu quả.

  1. 1181.  [PED566] Phương tiện dạy học (Medium in Education)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lý luận dạy học Vật lý.

Học phần này thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành, với các nội dung cơ bản về: Các phương tiện dạy học phổ biến; phương tiện dạy học hiện đại; sử dụng máy vi tính làm phương tiện dạy học. Cung cấp các khái niệm cơ bản, hình thành tri thức và tự hoàn thiện kiến thức bằng đọc tài liệu tham khảo thêm về các nội dung liên quan tới phương tiện dạy học vật lý và ứng dụng nó trong giảng dạy vật lý phổ thông.

  1. 1182.  [PED567] Đánh giá kết quả giáo dục ở Tiểu học (Assessment of Education in Primary Schools)

(2; 25; 10)

Học phần cung cấp kiến thức chuyên ngành về hoạt động kiểm tra, đánh giá ở tiểu học, các khái niệm về đánh giá, nguyên tắc, loại hình, nội dung và kĩ thuật đánh giá kết quả học tập, các thông tư, chỉ thị của Bộ GD&ĐT về công tác kiểm tra, đánh giá ở trường tiểu học; các tiêu chuẩn đánh giá tri thức học sinh tiểu học; cách viết lời nhận xét đối với các sản phẩm học tập của học sinh; các biện pháp rèn kĩ năng tự đánh giá học sinh và cách thiết kế các bài nhằm đánh giá kết quả học tập tiểu học.

  1. 1183.  [PED569] Sáng tạo trong dạy học Vật lý (Creativity of Teaching Physics)

(2; 15; 30)

Sơ lược về hoạt động khám phá sáng tạo của các nhà vật lí đến những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong thời đại ngày nay, làm cơ sở để giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tư duy sáng tạo của học sinh trong dạy học vật. Giáo viên thiết kế các tiến trình dạy học trong đó khai thác những khía cạnh kiến thức có thể được để kích thích sự sáng tạo của học sinh. Thiết kế những bài học, tình huống dạy học, vấn đề, bài tập có sử dụng các thí nghiệm tự tạo, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy sự sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi học sinh cũng như có những biện pháp đánh giá thích hợp phẩm chất này của học sinh trong dạy học vật lí.

  1. 1184.  [PED570] Phân tích chương trình Vật lý trung học phổ thông (Analysis of Highschool Physics Program)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Lí luận dạy học vật lý.

Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Vật lí trung học phổ thông về các vấn đề: cấu trúc chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy những vấn đề cơ bản của vật lí trung học phổ thông.Học phần nghiên cứu những kiến thức cơ bản về:Lý luận chung trong việc xây dựng chương trình Vật lý phổ thông. Các vấn đề tổng quát của chương trình Vật lý phổ thông ở nước ta; Phân tích cấu trúc chương trình, nội dung kiến thức, cách thể hiện nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy trong Sách giáo khoa Vật lý trung học phổ thông.

  1. 1185.  [PED571] Phương pháp giảng dạy thí nghiệm 1 (Teaching Method of Experiments 1)

(1; 5; 40)

Học phần trước: Phân tích chương trình Vật lý phổ thông.

Đây là học phần chuyên ngành phương pháp và được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Về lý thuyết: trình bày chức năng của thí nghiệm giáo khoa trong dạy học Vật lý, các loại thí nghiệm giáo khoa, nguyên tắc, yêu cầu, phương pháp, kỹ thuật sử dụng các loại thí nghiệm giáo khoa trong dạy học Vật lý. Về thực hành: sinh viên tiến hành thành thạo các thí nghiệm giáo khoa cơ bản thuộc chương trình vật lý phổ thông trong chương chương trình lớp 10 và 11, sinh viên biết sử dụng các thí nghiệm trên vào thiết kế và thi công các bài học Vật lý có nội dung liên quan theo hướng tăng cường các chức năng lý luận dạy học của thí nghiệm giáo khoa.

  1. 1186.  [PED572] Phương pháp giảng dạy thí nghiệm 2 (Teaching Method of Experiments 2)

(1; 5; 40)

Học phần trước: Phương pháp giảng dạy thí nghiệm 1.

Đây là học phần chuyên ngành phương pháp và được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Về lý thuyết: trình bày chức năng của thí nghiệm giáo khoa trong dạy học Vật lý, các loại thí nghiệm giáo khoa, nguyên tắc, yêu cầu, phương pháp, kỹ thuật sử dụng các loại thí nghiệm giáo khoa trong dạy học Vật lý. Về thực hành: sinh viên tiến hành thành thạo các thí nghiệm giáo khoa cơ bản thuộc chương trình vật lý phổ thông trong chương chương trình lớp 11 và 12, sinh viên biết sử dụng các thí nghiệm trên vào thiết kế và thi công các bài học Vật lý có nội dung liên quan theo hướng tăng cường các chức năng lý luận dạy học của thí nghiệm giáo khoa.

  1. 1187.  [PED573] Thực tế ngoài trường (Field Trip)

(1; 0; 30)

Học phần giúp sinh viên được đi tham quan và học tập kinh nghiệm thực tế ở một số địa điểm ngoài trường. Sinh viên hiểu biết thực tế về ứng dụng những kiến thức chuyên ngành được học trong nhà trường. Sinh viên đi học tập tại các cơ quan, xưởng công nghiệp, công trình có liên quan với chuyên ngành như: xưởng cơ khí, nhà máy thủy điện , nhiệt điện, viện vật lý kỹ thuật, viện hạt nhân. Thông qua học phần này sinh viên sẽ được học hỏi thêm về văn hoá, lối sống, lịch sử, con người. Sinh viên cũng có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế đối với một số công việc mà sinh viên có khả năng sẽ thực hiện trong tương lai.

  1. 1188.  [PED576] Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 – CĐ GDTH (Method of Teaching Mathematics in Primary Schools- part 2)

(3; 25; 40)

Học phần trước: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 1.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về dạy học môn Toán (Hình học, đại lượng đo, các yếu tố thống kê, giải toán có lời văn). Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc thực hành giải các bài tập trong sách giáo khoa Toán Tiểu học

  1. 1189.  [PED577] Lý luận dạy học Tin học – THCS (Theory Teaching Informatics Secondary)

(2; 30; 0)

Nội dung học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về lí luận dạy học, nội dung chương trình môn Tin học và giúp sinh viên biết làm thế nào để dạy và học môn Tin học trong trường phổ thông. Học phần trang bị cho sinh viên khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc phát triển chương trình môn học, tổ chức quá trình dạy học môn học, xây dựng kế hoạch dạy học. Rèn luyện cho sinh viên có tác phong tự nghiên cứu tài liệu, thái độ tích cực và tinh thần tự giác trong học tập.

  1. 1190.  [PED578] Phương pháp dạy học Tin học ở trường THCS (Teaching Methodology of Computing in Secondary High Schools)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Lý luận dạy học Tin học THCS.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ sở lý luận về phương pháp dạy học bộ môn. Hướng dẫn sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào việc tổ chức quá trình dạy học môn học ở trường trung học cơ sở, cụ thể là: các hình thức tổ chức dạy học chủ yếu và cách chọn lựa các hình thức này; chuẩn bị và thiết kế các bước lên lớp, thiết kế bài giảng; áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với các loại bài giảng; xây dựng và quản lý được hồ sơ dạy học môn học; kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh.

  1. 1191.  [PED579] Lý luận phương pháp dạy học Lịch sử (Method Theory of History Teach)

(2; 20; 20)

Học phần gồm 5 chương nhằm giúp người học thông hiểu những vấn đề lý luận dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, người học có khả năng lí luận để phân tích và đánh giá chương trình và sách giáo khoa Lịch sử phổ thông hiện hành hoặc sách giáo khoa ban hành trong tương lai.

  1. 1192.  [PED584] Phương pháp dạy học Địa lý 2 (Method of Teaching Geography 2)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Lý luận dạy học Địa lý.

Nội dung chính của học phần là phân tích đặc điểm và cách thực hiện chương trình và sách giáo khoa môn Địa lý lớp 10, 11 và 12; hướng dẫn khai thác atlat Địa lí Việt Nam và tập giảng dạy một số bài học trong SGK Địa lí trung học phổ thông. Sau học phần này, sinh viên có đủ kiến thức và tự tin để thực hiện một tiết học Địa lí hoàn chỉnh.

  1. 1193.  [PED589] Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 (Preparing Children for Grade 1)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi MN, Giáo dục học mầm non.

Học phần trang bị cho sinh viên những quan niệm và tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Học phần cung cấp kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 6 tuổi và những thay của nó khi trẻ vào lớp một. Sinh viên sẽ hiểu được các hoạt động học tập, nhiệm vụ, nội dung, hình thức và các biện pháp thực hiện việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông. Sinh viên có khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả.

  1. 1194.  [PED590] Phương pháp nghiên cứu khoa học – CĐSP TA (Research Methodology)

(2; 30; 0)

Học phần giúp sinh viên có được kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung và khoa học ngôn ngữ nói riêng, tiếp cận quy trình cơ bản trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong nghiên cứu, thiết lập đề cương nghiên cứu, phối hợp và triển khai nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh.

  1. 1195.  [PED591] Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm – CĐ GDMN (Pedagogical Training – College of Preschool Education)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Múa.

Học phần được giới thiệu khi người học nắm được các kỹ thuật múa cơ bản. Học phần cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong tiến trình biên đạo và luyện tập bài múa dành cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó còn giới thiệu cho sinh viên sử dụng một số phần mềm xử lí âm thanh cơ bản như Mixcraft, Sound Forge, Cool Edit Pro để hỗ trợ cho quá trình biên đạo.

  1. 1196.  [PED592] Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 1 (Principles and Methods in Literature Teaching1)

(4; 45; 30)

Học phần song hành: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Ngữ văn 1.

Học phần cung cấp kiến thức nghiệp vụ sư phạm: quan niệm hiện đại về quá trình dạy học, nhiệm vụ của người giáo viên Ngữ văn. Học phần đi sâu vào chương trình và sách giáo khoa; những nguyên tắc, phương pháp, biện pháp dạy học Ngữ văn; bồi dưỡng, khơi dậy lòng tự trọng, tự tôn, lòng yêu nghề, giúp sinh viên biết lựa chọn, phân tích, nhận xét các phương pháp, biện pháp, phương tiện dạy học Ngữ văn phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng HS, thực tế lớp học được thể hiện trong giáo án và bài dạy cụ thể.

  1. 1197.  [PED593] Giảng dạy Văn học nước ngoài ở trường THPT (Foreign Literature Teaching in High School)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Văn học phương Tây 3.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tất cả các đơn vị bài học văn học nước ngoài trong chương trình trung học phổ thông và sách giáo khoa hiện hành, cùng những nguyên tắc dạy – học văn học nước ngoài ở trường phổ thông. Bên cạnh đó, học phần sẽ cho sinh viên thực hành thiết kế giáo án và tập giảng trên lớp. Từ đó học phần hình thành kỹ năng phân tích các tác phẩm văn học nước ngoài, vận dụng vào việc giảng dạy văn học nước ngoài ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.

  1. 1198.  [PED594] Từ Hán Việt với việc giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT (Sino – Vietnamese and Teaching Philology in High Schools)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Hán Nôm 3.

Học phần giúp người học nắm được những vấn đề cơ bản về từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt trung học phổ thông và định hướng giảng dạy từ Hán Việt ở chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông. Qua học phần, người học có thể nhận diện từ Hán Việt, vận dụng kiến thức để tiến hành các bước giải nghĩa từ Hán Việt. Học phần hình thành kỹ năng lựa chọn và sử dụng từ Hán Việt trong giao tiếp và có thêm cơ sở để phân tích từ ngữ tác phẩm văn chương đạt hiệu quả.

  1. 1199.  [PED595] Dạy học Lý luận văn học ở trường THPT (The Literature Theories Taught in Hight School)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Thi pháp học hiện đại.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát, chuyên sâu về một số vấn đề về lí luận văn học, giúp sinh viên nắm vững kiến thức lí luận và vận dụng vào nghiên cứu, giảng dạy văn học. Học phần giới thiệu những vấn đề lí thuyết lí luận văn học về tác giả, tác phẩm, phong cách tác giả, chức năng văn học… phân tích ví dụ chọn lọc, hình thành cho sinh viên tư duy lí luận, nâng cao khả năng cảm thụ, nghiên cứu, giảng dạy văn chương ở trung học phổ thông.

  1. 1200.  [PED596] Phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực Ngữ văn (Methodology Estimation on Literary Competence of Student)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức chung về đánh giá như mục đích, vai trò của đánh giá; nguyên tắc và cơ sở của việc đánh giá; Phân biệt được các loại đánh giá và ý nghĩa của chúng trong dạy học. Hình thành khả năng tự nghiên cứu và thiết kế các hình thức đánh giá năng lực trong dạy học Ngữ văn cũng như khả năng vận dụng kiến thức vào việc đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh trung học phổ thông. Qua đó, học phần góp phần phát triển kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

  1. 1201.  [PED597] Đọc hiểu văn bản (Reading Comprehention for Literary Text)

(2; 24; 12)

Học phần cung cấp khái niệm cơ bản về văn bản, đọc hiểu văn bản; đi sâu vào tìm hiểu tri thức đọc hiểu các thể loại văn bản văn học cụ thể gồm: thơ, truyện, kịch, văn nghị luận,… đáp ứng nhu cầu dạy học đọc hiểu ở trường phổ thông. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học, cách thức hướng dẫn học sinh phổ thông đọc hiểu văn bản trong SGK Ngữ văn trung học cơ sở, trung học phổ thông.

  1. 1202.  [PED598] Phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh qua dạy học Ngữ văn (Development Ability to Use Language for Students in Teaching Literature)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Lý luận và PPDH Ngữ văn 2.

Học phần giúp sinh viên hiểu rõ những khái niệm, kiến thức cần thiết về ngôn ngữ và tiếng Việt; giúp sinh viên có được những hiểu biết sâu sắc, toàn diện về ngôn ngữ mẹ đẻ và vận dụng chúng một cách có hiệu quả trong việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn. Người học được rèn luyện các kĩ năng phân tích ngôn ngữ nói chung và phân tích, cảm thụ những cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ văn chương nói riêng dựa trên cơ sở những giờ dạy và học Ngữ văn.

  1. 1203.  [PED599] Lý luận dạy học Địa lý (General Geography Didactics)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm – đào tạo giáo viên THCS và THPT, Giáo dục học 2.

Nội dung học phần cung cấp những kiến thức về lí thuyết và thực tiễn về phương pháp dạy học. Cụ thể, học phần đề cập đến: nhiệm vụ của môn Địa lí ở nhà trường phổ thông; hệ thống tri thức khoa học địa lí được chọn lọc vào việc giảng dạy; việc vận dụng bộ môn Tâm lí học và giáo dục học vào trong quá trình dạy học Địa lí; các phương pháp dạy học Địa lí; quy trình biên soạn và triển khai một giờ học trên lớp cùng những phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh hiệu quả.

  1. 1204.  [PED600] Đánh giá trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông (Assessment in Geography Teaching in Schools)

(2; 25; 10)

Nội dung học phần đề cập đến mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh qua môn Địa lí ở nhà trường phổ thông hiện nay. Bên cạnh đó, học phần còn hướng dẫn sinh viên cách thức biên soạn bộ công cụ đánh giá cũng như thiết kế các bài tập đánh giá gắn liền với thực tiễn đời sống học sinh. Sau học phần này, sinh viên sẽ phát triển kĩ năng làm việc độc lập và hợp tác nhóm, có đủ năng lực để thực hiện việc đánh giá trong giảng dạy Địa lí phổ thông.

  1. 1205.  [PED601] Phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học hóa học ở phổ thông (Method of Measurement and Evaluation in Teaching chemistry at high school)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Kiến tập sư phạm - SP.

Học phần này cung cấp cho người học cơ sở lí luận và phương pháp thực tiễn, đổi mới của việc kiểm tra đánh giá dạy học của bộ môn Hóa học ở các trường phổ thông, góp phần vào sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Từ đó, giáo viên hiểu rõ hơn kiểm tra đánh giá là động lực cho sự biến đổi tích cực trong quá trình dạy học. Môn học giúp người học các phương pháp, nội dung kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình dạy học môn hóa học, giúp phát triển năng lực người học, do đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn. Thông qua môn học, người học có đủ tự tin, khách quan, khoa học trong dạy học; lập kế hoạch, phương pháp triển khai, tổ chức làm việc nhóm, phương pháp nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, môn học còn góp phần phát triển nhân cách người học, tạo niềm tin về sự công bằng, khoa học đối với học sinh, giúp họ trưởng thành hơn trong công tác và rèn luyện đạo đức nhà giáo.

  1. 1206.  [PED602] Phương pháp giảng dạy bài tập Vật lý phổ thông (Method of Teaching Physical Exercises in High School)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Phân tích chương trình Vật lý trung học phổ thông.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp giảng dạy bài tập Vật lý ở trung học phổ thông, bao gồm tổng quan về bài tập Vật lý; hệ thống các bài tập Vật lý phổ thông; phân loại bài tập vật lý ; các phương pháp giải bài tập định lượng trong Vật lý; quy trình giải bài tập định tính; quy trình giải bài tập thí nghiệm; việc lựa chọn và sử dụng bài tập vật lý trong quá trình dạy học vật lý phổ thông; cách soạn thảo bài tập Vật lý và sử dụng bài tập để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được rèn luyện kỹ năng giảng dạy các tiết bài tập Vật lý phổ thông, bồi dưỡng lòng yêu nghề, hiểu về ý thức và trách nhiệm của người giáo viên tương lai.

  1. 1207.  [PED603] Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên 2 (Regularly Pedagogical Practice 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên 1.

Nội dung học phần chia làm 2 chương với chương 1 nhắc lại các kiến thức về lý luận dạy học Vật lý như phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đặc biệt là bài lên lớp. Chương 2 tập trung vào việc thực hành soạn giảng các kiểu bài lên lớp từ kiến thức lý thuyết đến bài tập, thí nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin.

  1. 1208.  [PED604] Phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông (Measurement and Evaluation in Teaching Physics)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về đo lường và đánh giá trong giáo dục. Đồng thời người học được thực hành soạn các bài kiểm tra đánh giá môn vật lý theo những quy định hiện nay của ngành giáo dục.

  1. 1209.  [PED605] Chuyên đề Chiến lược dạy học (Teaching Physics Strategy)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Phân tích chương trình Vật lý trung học phổ thông.

Đây là học phần nghiệp vụ kĩ năng, thuộc nhóm các môn học tự chọn nằm trong nhóm phương pháp nghiệp vụ. Học phần gồm 02 chương, ở chương 01 tập trung phân tích nội dung chương trình Vật lý phổ thông. Chương 02 tập trung đào sâu chi tiết chiến lược dạy học các lĩnh vực Vật lý ở phổ thông như Cơ học, Vật lý phân tử và nhiệt học, Dao động và Sóng, Điện và Từ, …

  1. 1210.  [PED606] Chuyên đề Tổ chức hoạt động nhận thức (Organization of Awareness Activities in Teaching Physics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lý luận dạy học Vật lý.

Đây là học phần tự chọn nằm trong nhóm phương pháp nghiệp vụ thay thế khóa luận tốt nghiệp. Học phần gồm 02 chương, giới thiệu về hoạt động tổ chức nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lý ở phổ thông. Đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên thực hành biên soạn các logic tiến trình dạy học 1 đơn vị kiến thức Vật lý cụ thể ở phổ thông.

  1. 1211.  [PED607] Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học 2 (Methodology teaching natural and social in primary school 2)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học 1.

Học phần cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp dạy học các môn Lịch sử, Địa lý lớp 4-5, cụ thể là: mục tiêu, nội dung của chương trình và cấu trúc sách giáo khoa, sách giáo viên; lý luận về các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phần thực hành hướng dẫn dạy học và soạn giảng các môn Lịch sử, Địa lý lớp 4 và lớp 5

  1. 1212.  [PED608] Thủ công và Phương pháp dạy học Thủ công ở tiểu học (Crafts and Methods of Teaching Crafts in Primary Schools)

(3; 30; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật tạo hình bằng giấy, bìa, kỹ thuật xé, dán, gấp hình, cắt, dán, ghép hình,phối hợp gấp cắt, dán giấy, đan nan bằng giấy bìa, làm đồ chơi, kỹ thuật phục vụ đơn giản như : cắt, khâu, thêu. Đồng thời còn cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản và chuyên ngành về các mục tiêu, nội dung chương trình PPDH Thủ công ở Tiểu họcSinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc thực hành một số bài tập, thiết kế kế hoạch bài học và có kỹ năng thực hành giảng dạy theo chương trình thủ công ở tiểu học

  1. 1213.  [PED611] Mỹ thuật và Phương pháp dạy học Mỹ thuật ở tiểu học (Fine Arst and Method of Teaching Fine Arts)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Giáo dục học 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phân môn của mĩ thuật được dạy học ở Tiểu học; rèn luyện một số kỹ năng cần thiết để đáp ứng được năng lực đứng lớp dạy học các phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức mĩ thuật cho sinh viên sau khi ra trường

  1. 1214.  [PED612] Bài học lịch sử và thực hành dạy học Lịch sử (History Lesson and Practice Teaching History)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Lý luận phương pháp dạy học lịch sử.

Đây là học phần chuyên ngành bắt buộc thuộc nhóm học phần phương pháp nghiệp vụ. Học phần gồm 4 chương. Học xong học phần này, sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử có khả năng phân loại các kiểu bài học lịch sử bất kì chương trình lịch sử phổ thông, có kĩ năng thiết kế giáo án lịch sử để giảng dạy, thông hiểu các hình thức kiểm tra với các kiểu bài lịch sử, đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu đổi mới chương trình đào tạo hiện nay.

  1. 1215.  [PED613] Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh phổ thông (Historical Knowledge Formation for Students)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Lý luận phương pháp dạy học lịch sử.

Nội dung của học phần có 4 chương….. Đây là học phần được thiết kế cho ngành Sư phạm Lịch sử, học phần này giúp người học củng cố và làm sâu sắc thêm những hiểu biết về hệ thống lý thuyết của khoa học Lịch sử và có được những kĩ năng vận dụng lý thuyết của khoa học Lịch sử vào việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh phổ thông.

  1. 1216.  [PED614] Các nguyên tắc và hệ thống phương pháp dạy học Lịch sử (Principles and System of History Teaching Methods)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Lý luận phương pháp dạy học lịch sử.

Học phần gồm 5 chương. Học xong học phần này, sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử được trang bị kiến thức nguyên tắc và hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Hình thành các kĩ năng sử dụng hệ thống phương pháp cho việc giảng dạy Lịch sử.

  1. 1217.  [PED615] Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở trường phổ thông 1 (Continuous Pedagogical Training 1)

(1; 0; 30)

Học phần này gồm có dự giảng về chuyên môn, rèn luyện nghiệp vụ chủ nhiệm, và tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn, nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức và phát triển những kỹ năng, như tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa ở trường phổ thông; kĩ năng soạn giáo án; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng xử lý tình huống sư phạm,... Đồng thời, học phần còn hỗ trợ người học trong quá trình kiến tập sư phạm sau này.

  1. 1218.  [PED616] Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở trường phổ thông 2 (Continuous Pedagogical Training 2)

(1; 0; 30)

Học phần trước: Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên ở Trường phổ thông 1.

Học phần giúp sinh viên có được kiến thức cơ bản về giảng dạyở trường phổ thông, tiếp cận cách thiết kế giảng dạy, triển khai bài giảng thực tế trên lớp, vận dựng phương pháp giảng dạy ở nhiều cấp độ kiến thức khác nhau. Ngoài ra sinh viên còn phát triển kĩ năng soạn giảng, giao tiếp sư phạm, sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học, xử lý tình huống sư phạm và thiết kế và tổ chức các hoạt động đoàn, đội.

  1. 1219.  [PED617] Kỹ năng sư phạm Ngữ văn (Literature Pedagogical Skills)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Lý luận và PPDH Ngữ văn 1.

Học phần cung cấp một số kỹ năng chuyên biệt phục vụ cho việc giảng dạy Ngữ văn (Kỹ năng trình bày bảng, đọc diễn cảm, kể chuyện, ngâm thơ, hát dân ca, hò, chuyển thể kịch bản, nhập vai diễn kịch…); bồi đắp tình yêu và đam mê dành cho việc giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông. Học phần hình thành kỹ năng làm việc, giao tiếp nhóm hiệu quả và cho sinh viên trải nghiệm quy trình thực hiện một hoạt động ngoại khóa văn học tạo hứng thú học văn cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

  1. 1220.  [PED618] Phương pháp nghiên cứu khoa học – CĐ SPAN (Scientific Research Methodology)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Quản lý HCNN & Quản lý ngành GD&ĐT.

Học phần trang bị cho người học kiến thức và những kỹ năng cơ bản để giúp họ xác định đúng các loại trường phái nghiên cứu khoa học trong một nghiên cứu; lựa chọn chính xác các loại nghiên cứu cho vấn đề nghiên cứu; trình bày chuẩn xác các nội dung của một đề cương nghiên cứu; vận dụng thành thạo các bước để thực hiện một công trình nghiên cứu; xác định đúng kích thước mẫu và sử dụng các phương pháp chọn mẫu phù hợp cho vấn đề nghiên cứu; xây dựng chuẩn xác các loại công cụ nghiên cứu để thu thập dữ liệu; vận dụng thuần thục các tiêu chí định tính và định lượng để đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy của nghiên cứu; sử dụng thành thạo các phương pháp thống kê toán học để phân tích dữ liệu; áp dụng quy chuẩn các chuẩn mực đạo đức vào trong công trình nghiên cứu; và vận dụng nhuần nhuyễn các nguyên tắc cơ bản để trình bày kết quả nghiên cứu và định dạng tài liệu tham khảo.

  1. 1221.  [PED619] Lý luận giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em (Principles of Teaching English to Children)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên lý luận giảng dạy tiếng Anh trẻ: những đặc trưng tâm lý, yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh, sự khác biệt cá nhân trong quá trình tiếp thu tiếng Anh, những phẩm chất của người giáo viên, các phương pháp quản lý lớp học. Học phần cũng giúp sinh nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của người giáo viên tiếng Anh, rèn luyện năng lực, phẩm chất nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong môi trường sư phạm.

  1. 1222.  [PED620] Phương pháp giảng dạy 4 – CĐSP TA (Teaching Methodology 4)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phương pháp giảng dạy 1, 2, 3.

Học phần củng cố lại kiến thức về các phương pháp giảng dạy qua các thời kì, đồng thời cung cấp thêm cho người học kiến thức về cấu trúc của giáo án các kỹ năng nói, và viết; cách thiết kế lại các bài tập trong sách giáo khoa nhằm giúp cho tiết học sinh động và phù hợp hơn đối với các em học sinh. Qua đó, sinh viên có thể nắm được các bước tiến hành các giáo án kỹ năng nói và viết cho các tài liệu tiếng Anh đang được sử dụng tại các trường trung phổ thông. Ngoài ra, học phần còn tạo cho người học cơ hội đứng trước lớp để thực tập giảng dạy giáo án các kỹ năng nói và viết.

  1. 1223.  [PED623] Phát triển nghề nghiệp (English Language Teacher Professional Development)

(2; 30; 0)

Học phần giúp người học có được cái nhìn tổng thể về nghề nghiệp giảng dạy của mình, đặc biệt là trong việc định hướng phát triển nghề nghiệp cũng như lập kế hoạch để thực hiện các mục tiêu nghề nghiệp. Một số phương pháp và kỹ năng phát triển nghề nghiệp cụ thể được giới thiệu bao gồm: kỹ năng quan sát lớp học, kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng tự liên hệ, kỹ năng suy luận sư phạm.

  1. 1224.  [PED624] Phát triển tài liệu giảng dạy (Developing Materials for Language Teaching)

(2; 30; 0)

Học phần giúp sinh viên hiểu rõ các chủ đề chính trong thiết kế tài liệu và phương pháp giảng dạy tiếng Anh (khung xây dựng tài liệu và phương pháp giảng dạy hiện đại, các phương pháp giảng dạy tiếng Anh gần đây, giảng dạy theo kỹ năng, cách thức đánh giá giáo trình giảng dạy tiếng Anh, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy, và các yếu tố quan trọng trong lớp học). Qua đó, sinh viên ôn tập, thảo luận về các phương pháp giảng dạy, phát triển tư duy biện chứng, khả năng sáng tạo trong đánh giá và ứng dụng tài liệu giảng dạy đang được sử dụng tại các trường phổ thông, và xây dựng một chương trình hoặc tài liệu bổ trợ giảng dạy với mục tiêu cụ thể.

  1. 1225.  [PED625] Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học Vật lý ở trường THPT (Renewal of Teaching and Learning Methods in Highschool)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Lý luận dạy học vật lý.

Học phần này thuộc khối kiến thức chuyên ngành nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về đổi mới phương pháp dạy và học và một số phương pháp và kỹ thuật dạy học và xu hướng đánh giá trong giáo dục hiện nay đang được sử dụng trong nước và ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nhằm tăng cường khả năng của sinh viên trong việc vận dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực vào thực tế giảng dạy ở tương lai.

  1. 1226.  [PED626] Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân 1 (Method of The Citizen Education 1)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân.

Học phần này trang bị những tri thức về nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên, giúp sinh viên phân tích chương trình môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở và vận dụng hệ thống những nguyên tắc, hình thức, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn giáo dục công dân để tổ chức thành công hoạt động giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trưởng trung học cơ sở. Đồng thời học phần này còn rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng trình bày bài giảng, viết bảng, sử dụng các phương pháp dạy học, rèn luyện tác phong sư phạm của người giáo viên trung học cơ sở.

  1. 1227.  [PED627] Phương pháp dạy học môn GDCD 2 (Method of The Citizen Education 2)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lý luận dạy học môn GDCD.

Học phần này trang bị những tri thức về nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên, giúp sinh viên phân tích chương trình môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông và vận dụng hệ thống những nguyên tắc, hình thức, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn giáo dục công dân để tổ chức thành công hoạt động giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trưởng trung học phổ thông. Đồng thời học phần này còn rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng trình bày bài giảng, viết bảng, sử dụng các phương pháp dạy học, rèn luyện tác phong sư phạm của người giáo viên phổ thông trung học.

  1. 1228.  [PED628] Phương pháp dạy học Đại số và Giải tích (Teaching Methods in Algebra and Analysis)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Giải tích cổ điển 4, Lý luận dạy học môn Toán, Đại số sơ cấp.

Đây là học phần chuyên ngành bắt buộc nằm trong nhóm phương pháp dạy học. Nội dung học phần nàyđược chia thành 8 chương, bao gồm các nội dung như: logic toán, tập hợp số, hàm số và đồ thị, phương trình, hệ phương trình, bất phương trình, giới hạn và liên tục, đạo hàm, nguyên hàm và tích phân, thống kê, tổ hợp và xác suất.

  1. 1229.  [PED629] Phương pháp dạy học Hình học (Teaching Methods in Geometry)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Lý luận dạy học môn Toán, Hình học sơ cấp.

Đây là học phần chuyên ngành bắt buộc nằm trong nhóm phương pháp dạy học. Nội dung học phần này gồm 5 chương, bao gồm các tiên đề xây dựng hình học ở trường phổ thông; các hoạt động hình học ở trường trung học cơ sở như đo đạc, cắt ghép hình, xếp hình, khái quát hóa; phương pháp dạy học vectơ ;dạy học hình học không gian tổng hợp và hình học không gian bằng phương pháp tọa độ; dạy học hình học giải tích trong mặt phẳng Oxy và trong không gian Oxyz.

  1. 1230.  [PED631] Phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học Toán ở trường THPT (Methodology of Testing and Evaluating in Teaching Mathematics in High School)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Lý luận dạy học môn Toán.

Phương pháp kiểm tra và đánh giá trong giáo dục toán là môn học thuộc cơ sở ngành. Học phần bao gồm bốn chương gồm: Những vấn đề cơ bản của đánh giá trong giáo dục toán; Đánh giá kết quả học tập trong giáo dục toán; Trắc nghiệm khách quan và tự luận và Đánh giá trong quá trình và đánh giá tổng kết. Học xong học phần này, sinh viên sẽ có năng lực, có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy sau này, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

  1. 1231.  [PED632] Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử (Using Multi-Media Aids in Teaching History)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lý luận phương pháp dạy học Lịch sử.

Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông là học phần nằm trong nhóm học phần phương pháp dạy học Lịch sử nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc nhận biết, lựa chọn và áp dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu quả, trực quan và sinh động trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Bên cạnh đó, người học có thể sáng tạo ra những đồ dùng dạy học mang tính chủ động trong quá trình giảng dạy sau này.

  1. 1232.  [PED633] Kiểm tra, đánh giá trong dạy học Lịch sử (Test and Evaluation in Teaching History)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Lý luận phương pháp dạy học Lịch sử.

Học phần gồm 4 chương, giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng cần thiết để có khả năng thiết kế ma trận và xây dựng đề kiểm tra đánh giá học sinh. Biết dựa vào kết quả kiểm tra để phân tích thống kê và đề xuất thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

  1. 1233.  [PED634] Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Toán (Methodology of Testing and Evaluating in Teaching Mathematics in High School)

(2; 10; 40)

Học phần trước: Lý luận dạy học môn Toán, Phương pháp dạy học Đại số và Giải tích, Phương pháp dạy học Hình học.

Phương pháp kiểm tra và đánh giá trong giáo dục toán là môn học thuộc cơ sở ngành. Học phần bao gồm bốn chương gồm: Những vấn đề cơ bản của đánh giá trong giáo dục toán; Đánh giá kết quả học tập trong giáo dục toán; Trắc nghiệm khách quan và tự luận và Đánh giá trong quá trình và đánh giá tổng kết. Học xong học phần này, sinh viên sẽ có năng lực, có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy sau này, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

  1. 1234.  [PED913] Phương pháp dạy toán tích cực cho học sinh tiểu học (Methodology of Active Teaching of Maths to Primary Students)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về các hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học, về các quan niệm và phương pháp dạy học tích cực, các đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực, cách vân dụng phương pháp tích cực vào dạy học toán ở Tiểu học.

  1. 1235.  [PED914] PP bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học (Fostering Literary Capacity Sensation)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị và củng cố cho sinh viên những kiến thức nền tảng về tiếp nhận, cảm thụ văn học, đánh giá cái hay, cái đẹp của văn bản nghệ thuật, đặc biệt là những tác phẩm văn học thiếu nhi trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Từ đó, sinh viên nắm những biện pháp, cách thức hướng dẫn học sinh tiểu học cảm thụ tác phẩm. Bên cạnh đó, sinh viên làm quen với việc thiết kế các dạng dạng bài tập để phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh.

  1. 1236.  [PED915] Phương pháp dạy học âm nhạc 3 (Music teaching methods 3)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Phương pháp dạy học âm nhạc 2.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về phương pháp dạy học môn Âm nhạc, nghiên cứu khoa học, thực tế phổ thông, bổ sung những kỹ năng cá nhân và nhóm nhằm ứng dụng có hiệu quả các phương pháp vào việc soạn giảng, lập kế hoạch, tổ chức hoạt động âm nhạc ngoại khóa, thiết kế chương trình dạy học… trong quá trình giảng dạy phổ thông sau này.

  1. 1237.  [PED916] Chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông (Thematic of History Teaching Methods)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lý luận phương pháp dạy học lịch sử.

Học phần gồm 7 chương, giúp sinh viên nâng cao nhận thức lí luận phương pháp và nâng cao thực hành các kĩ năng cơ bản của một giáo viên lịch sử. Nâng cao kĩ năng nhận thức tổng quát mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức lịch sử, phương pháp và hệ thống bài tập trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.

  1. 1238.  [PED917] Nghiên cứu cải tiến sư phạm (Action Research)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiên cứu cải tiến sư phạm và trang bị cho người học các kỹ năng tiến hành nghiên cứu, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới dạy học. Bên cạnh đó, thông qua học phần này, người học còn được hình thành và phát triển khả năng lập kế hoạch và triển khai các bước nghiên cứu, đánh giá vấn đề, rút kinh nghiệm, nhân rộng kết quả và phát hiện vấn đề mới trong môi trường sư phạm.

  1. 1239.  [PGE101] Địa chất học (Geology)

(3; 35; 20)

Địa chất học là một học phần rất quan trọng trong chương trình địa lý. Thông qua môn học này giúp cho sinh viên có một cái nhìn đúng đắn hơn về các hiện tượng xảy ra trên Trái đất và có thể áp dụng kiến thức địa chất để giải thích một số hiện tượng hoặc đối tượng tự nhiên liên quan đến địa chất học.

  1. 1240.  [PGE102] Thạch quyển – Thủy quyển (The Lithosphere and The Hydrosphere)

(3; 45; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên có những kiến thức về các loại địa hình chính trên bề mặt Trái đất; Nhận biết được một số dạng địa hình cơ bản trên thực tế, khái quát được quá trình phát triển của chúng. Hiểu được các thành phần của thủy quyển, tuần hoàn của nước trong thiên nhiên; vai trò của nước trong tự nhiên và xã hội. Từ đó có thể áp dụng vào giảng dạy nội dung này ở chương trình phổ thông.

  1. 1241.  [PGE104] Lịch sử thế giới đại cương (General World History)

(2; 18; 24)

Học phần cung cấp cho người học khối kiến thức đại cương về tiến trình lịch sử thế giới từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến đương đại qua các giai đoạn cổ đại, trung đại, cận và hiện đại với một số lĩnh vực nhất định như kinh tế, xã hội, văn hóa và khoa học công nghệ.

  1. 1242.  [PGE303] Sinh quyển – Vỏ cảnh quan (The Biosphere - The Landscape Crust)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Đại cương về Trái Đất.

Sau khi học xong học phần này có thể áp dụng trong giảng dạy trong chương trình phổ thông. Học phần đề cập đến các vấn đề cơ bản về sinh quyển và lớp vỏ cảnh quan, các đặc điểm và quy luật phân hoá của các loài sinh vật và quy luật phân hoá của sinh quyển.

  1. 1243.  [PGE304] Địa lý tự nhiên các lục địa 1 (Physical Geography of the Continents 1)

(3; 45; 0)

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về địa lý tự nhiên ở hai lục địa trên Trái Đất, đó là lục địa Á Âu và lục địa Phi. Trong mỗi lục địa, học phần cung cấp các kiến thức về: Các nhân tố hình thành tự nhiên lục địa; những điều kiện tự nhiên và cảnh quan lục địa; sơ lược đặc điểm các khu vực địa lý tự nhiên.

  1. 1244.  [PGE305] Địa lý tự nhiên Việt Nam 1 (Physical Geography of Vietnam 1)

(3; 42; 6)

Học phần trước: Đại cương về Trái Đất.

Sau khi học xong học phần này có thể áp dụng trong giảng dạy trong chương trình phổ thông, đặc biệt chương trình Địa lý lớp 12. Học phần đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. Các đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất trồng và sinh vật Việt Nam. Từ đó khái quát lên những đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam.

  1. 1245.  [PGE306] Lịch sử Việt Nam đại cương (General Vietnam History)

(2; 18; 24)

Học phần cung cấp cho người học khối kiến thức đại cương về tiến trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến đương đại qua các giai đoạn cổ trung, cận và hiện đại. Nhận biết được sự hình thành, diễn tiến, đặc trưng của các giai đoạn lịch sử Việt Nam về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Hiểu được quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam và có nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc.

  1. 1246.  [PGE501] Đại cương về Trái Đất (General about the Earth)

(2; 27; 6)

Sau khi học xong học phần này có thể áp dụng trong giảng dạy trong chương trình phổ thông. Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cấu trúc, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của hệ thống các khoa học về Trái Đất, sự hình thành vũ trụ và hệ Mặt Trời, cấu trúc và các qui luật vận động của Trái Đất, nguồn gốc phát sinh sự sống trên Trái Đất, cấu trúc và sự phát triển lớp vỏ cảnh quan Trái Đất, các qui luật địa lí chung của Trái Đất.

  1. 1247.  [PGE504] Bản đồ chuyên đề (Map Seminars)

(2; 25; 10)

Học phần trước: Bản đồ học đại cương.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về các loại bản đồ chuyên đề, các hình thức phân loại, công tác thành lập bản đồ… Qua đó sinh viên có thể sử dụng hiệu quả các loại bản đồ cho công tác giảng dạy. Từ đó giúp cho bài giảng hiệu quả hơn và đạt được mục tiêu của yêu cầu giảng dạy môn Địa lý ở các trường phổ thông. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể vận dụng những kiến thức đã học để sử dụng trong thực tế cuộc sống.

  1. 1248.  [PGE510] Thực địa Địa lý tự nhiên (Field Work for Physical Geography)

(1; 0; 60)

Học phần cung cấp những kiến thức và kĩ năng về thực tiễn các đối tượng tự nhiên và sự phân bố khi tham quan một số địa điểm sau khi đã được học lí thuyết trên lớp. Hiểu và phân tích các mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế - xã hội trong thực tiễn cụ thể, tạo điều kiện nâng cao tầm hiểu biết về những hiện tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội

  1. 1249.  [PGE512] Địa lý tự nhiên Việt Nam 2 (Physical Geography of Vietnam 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Đại cương về Trái Đất.

Đây là học phần chuyên ngành bắt buộc đối với sinh viên Địa lý. Sau khi học xong học phần này có thể áp dụng trong giảng dạy trong chương trình phổ thông. Học phần đề cập đến cơ sở lý luận của phân vùng địa lý tự nhiên và phân tích sâu sắc đặc điểm địa lý tự nhiên của ba miền địa lý tự nhiên Việt Nam: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

  1. 1250.  [PGE513] Hệ thống thông tin địa lý (GIS) (Geographic Information System)

(2; 5; 50)

Học phần trang bị khái niệm về hệ thống thông tin địa lý (GIS), các thành phần trong hệ GIS, lịch sử phát triển và ứng dụng GIS. Đồng thời, học phần cũng giới thiệu phần một mềm GIS là MapInfo, các thao tác sử dụng các hộp dụng cụ trong MapInfo; hướng dẫn tổ chức các tập tin trong table và thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MapInfo.

  1. 1251.  [PGE514] Địa lý tự nhiên biển Đông (Geography of the Eastern Sea)

(2; 30; 0)

Học phần giúp cho sinh viên hiểu thêm về các đặc điểm hải văn biển Đông và vai trò của Biển Đông đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Ngoài ra thông qua môn học này còn giúp cho sinh viên ý thức trong việc giáo dục để mọi người sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và chủ quyền Biển Đông

  1. 1252.  [PGE515] Địa lý cảnh quan (Geography of the Landscape)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh quyển – Vỏ cảnh quan.

Qua học phần sinh viên sẽ biết được lịch sử hình thành của cảnh quan học và các trường phái cảnh quan học trên thế giới và Việt Nam. Từ đó so sánh, phân tích và chọn lọc những quan niệm phù hợp cho từng lãnh thổ cụ thể. Bên cạnh, sinh viên biết được xu hướng vận dụng cảnh quan học cho việc nghiên cứu tự nhiên cũng như áp dụng vào một hoặc một vài ngành kinh tế cụ thể trên phạm vi toàn cầu và ở Việt Nam.

  1. 1253.  [PGE517] Địa lý nhiệt đới (Geography of the Tropical)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Địa lý Tự nhiên các lục địa 1, 2.

Sau khi học xong học phần này có thể áp dụng trong giảng dạy trong chương trình phổ thông. Học phần cung cấp các kiến thức về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật…) của miền nhiệt đới.

  1. 1254.  [PGE518] Khí quyển (The Atmosphere)

(3; 42; 6)

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về khí quyển và khí hậu trên Trái Đất. Nội dung bao gồm: Thành phần, cấu tạo và vai trò của khí quyển; bức xạ Mặt Trời và sự phân bố bức xạ Mặt Trời trên Trái Đất; chế độ nhiệt của khí quyển và bề mặt đất; nước trong khí quyển; khí áp và gió; thời tiết và khí hậu trên Trái Đất.

  1. 1255.  [PGE519] Địa lý tự nhiên các lục địa 2 (Physical Geography of the Continents 2)

(3; 45; 0)

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về địa lý tự nhiên ở 4 lục địa trên Trái Đất, đó là lục địa Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Úc và lục địa Nam Cực. Trong mỗi lục địa, học phần cung cấp các kiến thức về: Các nhân tố hình thành tự nhiên lục địa; những điều kiện tự nhiên và cảnh quan lục địa; sơ lược đặc điểm các khu vực địa lý tự nhiên.

  1. 1256.  [PGE520] Khí hậu ứng dụng (Application of the Climate)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Khí quyển.

Qua học phần này sinh viên sẽ có những kiến thức về khí hậu học nói chung và vai trò của khí hậu đối với đời sống con người được thể hiện qua các lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng,... Từ đó có thể giải thích được những tác động của khí hậu đối với đời sống con người cũng như đến sự phát triển các ngành kinh kế. Ngoài ra, có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống hàng ngày.

  1. 1257.  [PGE521] Bản đồ học đại cương (General Cartography)

(3; 35; 20)

Học phần hỗ trợ kiến thức cho tất cả các học phần chuyên ngành Địa lý. Học phần đi sâu vào phương pháp biểu hiện các thành phần của lớp vỏ Trái Đất lên mặt phẳng thông qua ngôn ngữ bản đồ. Bên cạnh, học phần còn trình bày cách thức tiến hành xây dựng một bản đồ, các phương pháp xây dựng bản đồ, phương pháp khai thác và sử dụng bản đồ như một tài liệu khoa học cũng như có thể sử dụng hiệu quả bản đồ cho công tác giảng dạy và trong đời sống.

  1. 1258.  [PGE522] Thổ nhưỡng quyển (The Soil)

(2; 27; 6)

Học phần trước: Đại cương về Trái Đất.

Qua học phần, sinh viên sẽ có những kiến thức về thổ nhưỡng trên quan điểm phát sinh học, các đặc trưng lý, hóa, sinh học đất, đặc trưng hình thái, phân loại, độ phì cũng như các quy luật phân bố của đất. Bên cạnh, sinh viên có thể nhận thức đầy đủ về việc sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất một cách hợp lý. Từ đó, vận dụng những kiến thức vào trong giảng dạy địa lý, nghiên cứu khoa học và đời sống.

  1. 1259.  [PGE901] Ứng dụng viễn thám và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vào ngành Địa lý (Remote Sensing and Global Positioning System (GPS) in Geography)

(2; 20; 20)

Viễn thám (Remote Sensing) là môn khoa học thu nhận thông tin về hình dáng, kích thước và tính chất của một vật thể, một đối tượng từ một khoảng cách cố định, không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng. Điều này được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận năng lượng phản xạ, bức xạ từ đối tượng và sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng những thông tin nói trên. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS -Global Positioning System) là một hệ thống gồm 24 vệ tinh bay vòng quanh trái đất 2 lần một ngày theo một quỹ đạo cực kỳ chính xác và truyền các thông tin về quả đất. Tuỳ vào từng thời điểm mà máy định vị sẽ chọn những vệ tinh nào tốt nhất trong tầm bắt của nó để tính toán và cập nhật vị trí của ta.

  1. 1260.  [PHT101] Giáo dục Thể chất (*) (Physical Education)

(3*; 0; 90)

Tầm quan trọng của Giáo dục Thể chất trong nhà trường đại học trên cơ sở khoa học Giáo dục Thể chất và kiểm tra y học thể dục thể thao trong hệ thống lao động khoa học. Biết thực hiện phối hợp được bài liên kết nhảy dây ngắn; biết phối hợp các giai đoạn kỹ thuật chạy ngắn và đẩy tạ lưng hướng ném. Các nội dung trên là cơ sở để các em rèn luyện thể chất.

  1. 1261.  [PHT102] Điền kinh 1 (Athletics 1)

(2; 6; 30)

Học phần giúp sinh viên hiểu được luật, khái niệm, phân loại kỹ thuật, nguyên lý tác dụng môn điền kinh lập kế hoạch huấn luyện và biết soạn một giáo án giảng dạy. Sinh viên thực hiện những kỹ thuật cơ bản của môn điền kinh (chạy, nhảy, ném, đẩy …) và nâng cao thể lực chung và chuyên môn. Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã tiếp thu được trong quá trình học tập vào thực tập giáo án giảng dạy, huấn luyện, từ đó sinh viên có thể ứng dụng trực tiếp trong việc giảng dạy môn học này trong các trường học.

  1. 1262.  [PHT103] Thể dục cơ bản (Basic Physical Education)

(2; 6; 30)

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về vị trí của thể dục trong hệ thống giáo dục thể chất, thể dục phát triển chung, phòng ngừa chấn thương trong luyện tập và thuật ngữ thể dục; đội hình đội ngũ, các tư thế cơ bản thể dục tay không, bài tập với gậy và năng lực thực hành sư phạm, để trở thành giáo viên dạy thể dục cơ bản ở các trường phổ thông.

  1. 1263.  [PHT104] Đá cầu (Shuttlecock)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về môn thể thao đá cầu như: Phân tích các kỹ thuật động tác, phương pháp giảng dạy kỹ thuật động tác, luật thi đấu và tổ chức thi đấu môn đá cầu. Từ đó ứng dụng vào công tác giảng dạy và tổ chức thi đấu môn đá cầu ở cơ sở khi ra trường.

  1. 1264.  [PHT105] Giải phẩu và sinh lý người (Anatomy and Physiology of Human)

(3; 45; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người cũng như mối quan hệ của các hệ cơ quan trong hoạt động của một cơ thể thống nhất.

  1. 1265.  [PHT106] Toán thống kê TDTT (Statistic in Physical Education & Sports)

(2; 6; 30)

Học phần trang bị các kiến thức về thống kê bao gồm: lý thuyết mẫu – xử lí số liệu; ước lượng trung bình và tỉ lệ; kiểm định giả thiết thống kê; tương quan và hồi quy tuyến tính đơn biến.

  1. 1266.  [PHT107] Điền kinh 2 (Athletics 2)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Điền kinh 1.

Hiểu được luật khái niệm phân loại kỹ thuật, nguyên lý tác dụng môn điền kinh lập kế hoạch huấn luyện và biết soạn một giáo án giảng dạy. Sinh viên thực hiện những kỹ thuật cơ bản của môn điền kinh (chạy, nhảy, ném, đẩy…) và nâng cao thể lực chung và chuyên môn. Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã tiếp thu được trong quá trình học tập vào thực tập giáo án giảng dạy, huấn luyện, từ đó sinh viên có thể ứng dụng trực tiếp trong việc giảng dạy môn học này trong các trường học.

  1. 1267.  [PHT301] Lý luận và phương pháp TDTT (Theoretical and Method of Sports)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Giải phẩu và sinh lý người.

Học phần trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức cơ bản về lý luận và phương pháp TDTT, nắm vững các phương tiện, nguyên tắc, phương pháp, nội dung và hình thức GDTC, nâng cao năng lực vận dụng những kiến thức đã học một cách linh hoạt và sáng tạo trong thực tiễn công tác GDTC và huấn luyện thể thao…

  1. 1268.  [PHT302] Điền kinh 3 (Athletics 3)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Điền kinh 2.

Học phần giúp sinh viên hiểu được luật khái niệm phân loại kỹ thuật, nguyên lý tác dụng môn điền kinh lập kế hoạch huấn luyện và biết soạn một giáo án giảng dạy. Sinh viên thực hiện những kỹ thuật cơ bản của môn điền kinh (chạy, nhảy, ném, đẩy …) và nâng cao thể lực chung và chuyên môn. Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã tiếp thu được trong quá trình học tập vào thực tập giáo án giảng dạy, huấn luyện, từ đó sinh viên có thể ứng dụng trực tiếp trong việc giảng dạy môn học này trong các trường học.

  1. 1269.  [PHT303] Trò chơi vận động (Games Athletes)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản, Điền kinh.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và nắm được những cơ sở lý luận, phương pháp tiến hành của trò chơi nói chung và trò chơi vận động nói riêng. Sau khi kết thúc môn học, sinh viên phải biết phương pháp hướng dẫn, tổ chức tập luyện môn trò chơi vận động. có thể biên soạn và sáng tác trò chơi với các đối tượng khác nhau, phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện thể thao.

  1. 1270.  [PHT304] Thể dục thực dụng (Fitness Pragmatic)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản, Điền kinh.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về môn thể dục thực dụng, thuật ngữ thể thực dụng và phương pháp giảng dạy. Phân tích các kỹ thuật động tác, như mang vác người, dụng cụ, bài nhảy dây ngắn liên kết, bài thể dục phát triển chung, biến đổi đội hình. Từ đó ứng dụng vào công tác giảng dạy và tổ chức thi khi ra trường dạy

  1. 1271.  [PHT305] Thể dục nhào lộn (Acrobatics)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản.

Sau khi học xong học phần này, sinh viên thực hiện tốt kỹ năng thực hành một số nhóm động tác trong thể dục nhào lộn. Hỗ trợ tốt cho các môn học khác như thể dục nhịp điệu, thể dục đồng diễn, nắm được phương pháp soạn và hướng dẫn tập luyện động tác thể dục nhào lộn, luật thi đấu, hoàn thiện về kỹ thuật, nhịp điệu, phương hướng chính xác, tác phong trong quá trình học tập, từ đó vận dụng vào thực tế trong quá trình giảng dạy của mình vào các trường học.

  1. 1272.  [PHT306] Sinh lý học TDTT (Sports Physiology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giải phẩu và sinh lý người.

Sinh lý học thể dục thể thao là một bộ môn khoa học nghiên cứu các chức năng và cơ chế hoạt động của cơ thể. Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về sinh lý cơ thể người trong hoạt động TDTT. Là môn học cơ sở của nhiều môn khoa học khác như tâm lý học thể thao, lý luận và phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao… là nền tảng cần thiết cho các môn học thực hành. Qua đó giúp sinh viên hiểu vận dụng vào trong thực tiễn học tập cũng như thi đấu thể thao.

  1. 1273.  [PHT307] Lý luận và phương pháp TDTT trường học (Theories and Methods of School Sport)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lý luận và phương pháp TDTT.

Học phần trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về giảng dạy động tác, về giáo dục các tố chất thể lực cũng như phương pháp tổ chức hoạt động TDTT nói chung trong hệ thống trường học. Hình thành kỹ năng sư phạm TDTT, xây dựng niềm tin và tình cảm nghề nghiệp cho giáo viên TDTT tương lai

  1. 1274.  [PHT309] Điền kinh 4 (Athletics 4)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Điền kinh 3.

Học phần giúp sinh viên hiểu được luật khái niệm phân loại kỹ thuật, nguyên lý tác dụng môn điền kinh lập kế hoạch huấn luyện và biết soạn một giáo án giảng dạy. Sinh viên thực hiện những kỹ thuật cơ bản của môn điền kinh (chạy, nhảy, ném, đẩy…) và nâng cao thể lực chung và chuyên môn. Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã tiếp thu được trong quá trình học tập vào thực tập giáo án giảng dạy, huấn luyện, từ đó sinh viên có thể ứng dụng trực tiếp trong việc giảng dạy môn học này trong các trường học.

  1. 1275.  [PHT310] Thể dục nhịp điệu (Aerobic)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản, Điền kinh.

Học phần trang bị kiến thức cơ bản nhất về Thể dục nhịp điệu như 7 bước cơ bản, chọn nhạc và phân khuông nhạc, di chuyển đội hình, tạo tháp, soạn giáo án, soạn bài thi đấu và biết vận dụng kiến thức đó vào học tập và thi đấu. Qua đó giúp cơ thể phát triển toàn diện về sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo. Tạo tư thế cơ thể khỏe đẹp, uyển chuyễn nhanh nhẹn và hoạt bát hơn trong các cử động.

  1. 1276.  [PHT311] Thể dục đồng diễn (Gymnastics Ensemble)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản, Điền kinh.

Học phần cung cấp những kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản về thể dục đồng diễn, hướng dẫn cho sinh viên về kỹ năng biên soạn, trình bày bài Thể dục đồng diễn, kỹ năng hướng dẫn tập luyện đồng diễn.

  1. 1277.  [PHT312] Bóng bàn (Table Tennis)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản, Điền kinh.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lý kỹ - chiến thuật, phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức thi đấu, phương pháp trọng tài và luật bóng bàn. Người học sẽ hình thành được những kỹ năng kỹ chiến thuật, biết vận dụng giảng dạy và trọng tài thi đấu cho môn bóng bàn.

  1. 1278.  [PHT313] Bóng ném (Handball)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản, Điền kinh.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật, lich sử phát triển, luật, tổ chức thi đấu, làm trọng tài. Để có thể trở thành giáo viên, hướng dẫn viên dạy môn Bóng ném.

  1. 1279.  [PHT314] Phương pháp nghiên cứu khoa học – TDTT (Research Methods of Science in Sport)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Toán thống kê TDTT.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học về thể dục thể thao. Điều đó đã góp phần thiết thực vào việc nâng cao kiến thức giúp cho sinh viên thực hành trong thực tiễn khi nghiên cứu một đề tài khoa học hay thực hiện một đề tài khóa luận tốt nghiệp có chất lượng cao. Học phần giúp sinh viên hiểu và vận dụng nghiên cứu cơ bản các vấn đề trong Thể dục thể thao vào thực tiễn học tập cũng như trong công tác giảng dạy và huấn luyện.

  1. 1280.  [PHT315] Đo lường TDTT (Sport Measurre)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Toán thống kê TDTT.

Học phần trang bị về kiến thức của đo lường thể thao, lý thuyết về test, các phương pháp đo đạc và xử lý kết quả đo lường trong thể thao, xây dựng hệ thống đánh giá thực trạng, đánh giá và dự báo sự phát triển về hình thái, thể lực, kỹ thuật, chức năng, tâm lý của học sinh, sinh viên, vận động viên trong họat động TDTT và vận dụng kiến thức đo lường trong nghiên cứu khoa học thể dục thể thao.

  1. 1281.  [PHT501] Vệ sinh học TDTT (Hygiene School Sports)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh lý học TDTT.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về vệ sinh học, biết vận dụng các nguyên tắc và phương pháp, để giữ gìn sức khỏe, loại trừ các tác nhân xấu, bổ sung dinh dưỡng, biết cách xữ lý, phòng ngừa, chữa trị và hồi phục chấn thương trong lĩnh vực TDTT, tạo điều kiện nâng cao thành tích trong huấn luyện và thi đấu thể thao.

  1. 1282.  [PHT502] Y học TDTT (Sports Medicine)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Sinh lý học TDTT.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về y học TDTT, sinh viên nắm được các phương pháp và nguyên tắc để biết cách tiến hành kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá trình độ thể lực VĐV. biết cách phòng ngừa, chữa bệnh và hồi phục trong tập luyện và thi đấu thể thao, hiểu rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của môn y học TDTT để vận dụng hiệu quả trong thực tiễn.

  1. 1283.  [PHT503] Bơi lội (Swimming)

(3; 9; 45)

Học phần trước: Thể dục cơ bản.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản nhất về nguyên lý vận động trong môi trường nước. Biết bơi kiểu bơi trườn sấp, biết vận dụng giảng dạy và trọng tài thi đấu cho bơi lội. Khi ra trường các em dạy tốt môn này ở trường phổ thông và phòng tránh được những rủi ro khi tiếp xúc với môi trường sông nước.

  1. 1284.  [PHT504] Bóng đá (Football)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản, Điền kinh.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về môn Bóng đá như: Phân tích các kỹ thuật động tác, phương pháp giảng dạy kỹ thuật động tác, luật thi đấu và tổ chức thi đấu môn bóng đá. Từ đó ứng dụng vào công tác giảng dạy và tổ chức thi đấu môn Bóng đá ở cơ sở khi ra trường.

  1. 1285.  [PHT505] Bóng chuyền (Volleyball)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản, Điền kinh.

Học phần giúp người học phát triển các tố chất vận động, hình thành các kỹ năng môn bóng chuyền, cũng cố và tăng cường sức khỏe, phát triển về mặt thể chất, giáo dục những phẩm chất quí giá như: tinh thần đồng đội, lòng dũng cảm, quyết đoán, tính sáng tạo, ý chí vững vàng tạo cho người học có đủ năng lực trong cuộc sống và sự nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  1. 1286.  [PHT506] Cầu lông (Badminton)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản, Điền kinh.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn về môn cầu lông, những nguyên lý kỹ chiến thuật, phương pháp giảng dạy, tổ chức thi đấu và trọng tài. Sau khi học xong, sinh viên có khả năng tham gia huấn luyện, giảng dạy hoặc công tác trọng tài sau khi ra trường.

  1. 1287.  [PHT507] Cờ vua (Chess)

(2; 9; 27)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về môn thể thao Cờ Vua như: Ký hiệu, nước đi của các quân cờ, cách thức khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc trong một ván cờ vua, phương pháp giảng dạy, luật thi đấu. Từ đó sinh viên có thể ứng dụng trực tiếp trong việc giảng dạy môn học này trong các trường học.

  1. 1288.  [PHT901] Bóng rổ (Basketball)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản, Điền kinh.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về môn thể thao bóng rổ như: Phân tích các kỹ thuật động tác, phương pháp giảng dạy kỹ thuật động tác, luật thi đấu và tổ chức thi đấu môn bóng rổ. Từ đó ứng dụng vào công tác giảng dạy và tổ chức thi đấu môn bóng rổ ở cơ sở khi ra trường.

  1. 1289.  [PHT902] Cờ vua nâng cao (Advanced Chess)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Cờ vua.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về môn thể thao cờ vua như: Đòn thế tấn công, phòng thủ và cầu hòa trong cờ vua, phương pháp giảng dạy và huấn luyện cờ vua. Luật thi đấu và tổ chức thi đấu môn cờ vua. Từ đó ứng dụng vào việc giảng dạy, huấn luyện và tổ chức thi đấu môn cờ vua ở cơ sở.

  1. 1290.  [PHT903] Bơi lội nâng cao (Advanced Swimming)

(3; 10; 44)

Học phần trước: Bơi lội 1.

Bơi lội nhằm trang bị kiến thức cơ bản nhất về nguyên lý vận động trong môi trường nước. Biết bơi kiểu bơi trườn sấp, biết vận dụng giảng dạy và trọng tài thi đấu cho bơi lội. Khi ra trường các em dạy tốt môn này ở trường phổ thông và phòng tránh được những rủi ro khi tiếp xúc với môi trường sông nước.

  1. 1291.  [PHT904] Đá cầu nâng cao (Advanced Shuttlecock)

(2; 6; 30)

Học phần trước: Thể dục cơ bản, Đá cầu.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về môn thể thao đá cầu như: Phân tích các kỹ thuật động tác, phương pháp giảng dạy và huấn luyện, luật thi đấu và tổ chức thi đấu môn đá cầu. Từ đó ứng dụng vào công tác giảng dạy và tổ chức thi đấu môn đá cầu ở cơ sở khi ra trường.

  1. 1292.  [PHY101] Vật lý đại cương A1 (General Physics A1)

(3; 45; 0)

Học phần trang bị kiến thức, giúp sinh viên hiểu và vận dụng được các khái niệm, các hiện tượng, các định luật và các nguyên lý về cơ và nhiệt trong thực tế.

  1. 1293.  [PHY102] Vật lý đại cương A2 (General Physics A2)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Vật lý đại cương A1.

Học phần cung cấp cho sinh viên một hệ thống các kiến thức cơ bản của chương trình vật lý đại cương gồm: các định luật cơ bản về tương tác giữa các điện tích; trường tĩnh điện trong chân không và trong điện môi; những tính chất của vật dẫn điện; dòng điện không đổi, từ trường, vật liệu từ, quang hình học, thí nghiệm đại cương (cơ - nhiệt - điện - quang).

  1. 1294.  [PHY103] Vật lý đại cương B (General Physics B)

(4; 45; 30)

Học phần này thuộc nhóm học phần kiến thức đại cương, cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cơ học cổ điển, nhiệt học, điện – từ học và quang học; các kiến thức về thí nghiệm vật lý và kỹ năng thực hành thí nghiệm. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, vận dụng trong việc tự học, tự nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ học tập chuyên ngành tiếp theo.

  1. 1295.  [PHY106] Cơ học 1 (Mechanics 1)

(3; 45; 0)

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản đặc trưng của cơ học như các khái niệm – hiện tượng, tính chất, quy luật, định luật và thuyết của cơ học. Sau khi học xong học phần người học có khả năng vận dụng giải thích các hiện tuợng tự nhiên và khoa học kỹ thuật, hướng dẫn học sinh giải quyết các bài toán cơ học trong chương trình vật lý phổ thông, và thực tế đời sống.

  1. 1296.  [PHY107] Vật lý phân tử và nhiệt học (Thermology and Molecular Physics)

(2; 30; 0)

Sau khi học xong học phần này sinh viên sẽ có những kiến thức cơ bản về Thuyết động học phân tử, các định luật thực nghiệm của chất khí, các phương trình trạng thái của khí lý tưởng và các ứng dụng tương ứng, kiến thức về các nguyên lý Nhiệt động lực học, kiến thức cơ bản về khí thực và hơi, chất rắn kết tinh cũng như các quá trình chuyển pha của vật chất. Học phần cũng giúp cho sinh viên biết cách áp dụng lý thuyết để giải các bài tập cũng như giải thích hiện tượng vật lý liên quan một cách định tính.

  1. 1297.  [PHY108] Cơ học 2 (Mechanics 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Cơ học 1.

Học phần có 04 chương, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ học chất lưu, các định luật thực nghiệm của chất lưu và vận dụng các kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng liên quan đến cơ học chất lưu; làm được các bài tập định tính; làm được các bài tập định lượng với các mức độ từ dễ tới khó; khái quát được toàn bộ chương trình môn học.

  1. 1298.  [PHY109] Vật lý đại cương – TH (General Physics – Information Technology)

(4; 45; 30)

Học phần trình bày những nội dung cơ bản nhất của vật lý đại cương phần điện – quang, đó là các khái niệm và các định luật cơ bản về điện và điện từ; lưỡng tính “sóng – hạt” của ánh sáng (các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, giao thoa, nhiễu xạ, quang điện,…)

  1. 1299.  [PHY110] Vật lý đại cương – CĐ TH (General Physics – Information Technology.)

(4; 45; 30)

Học phần giới thiệu những nội dung cơ bản nhất của vật lý đại cương phần điện – quang, đó là các khái niệm và các định luật cơ bản về điện và điện từ; lưỡng tính “sóng – hạt” của ánh sáng (các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, giao thoa, quang điện,…)

  1. 1300.  [PHY301] Điện và từ 1 (Electrics and Magnetism 1)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm, định nghĩa và các định luật cơ bản của trường tĩnh điện, vật dẫn cân bằng điện, sự phân cực điện môi và dòng điện không đổi. Trên cơ sở đó giải thích các hiện tượng điện học trong kỹ thuật và đời sống. Vận dụng các phương pháp để giải cho các bài toán cụ thể và ứng dụng của chúng trong khoa học kỹ thuật.

  1. 1301.  [PHY302] Dao động và sóng (Oscillation and Wave)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên các nội dung cơ bản về dao động và sóng bao gồm: dao động điều hòa, dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng, khái niệm sóng cơ, phương trình sóng cơ, giao thoa sóng cơ, sóng dừng, sóng âm, các tính chất của sóng điện từ.

  1. 1302.  [PHY303] Vật lý đại cương – CĐ SP Tin (General Physics – Education of Information Technology.)

(3; 45; 0)

Học phần trình bày những nội dung cơ bản nhất của vật lý đại cương phần điện – quang, đó là các khái niệm và các định luật cơ bản về điện và điện từ; lưỡng tính “sóng – hạt” của ánh sáng (các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, giao thoa, quang điện,…)

  1. 1303.  [PHY505] Điện và từ 2 (Electricity and Magnetism 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Điện và từ 1.

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản đặc trưng củađiện từ học như các khái niệm – hiện tượng, tính chất, quy luật, định luật và thuyết của điện từ học; giúp người học vận dụng giải thích các hiện tuợng tự nhiên và khoa học kỹ thuật, hướng dẫn học sinh giải quyết các bài toán điệntừ học trong chương trình vật lý phổ thông, và thực tế đời sống.

  1. 1304.  [PHY507] Quang học 1 – Quang hình (Optics 1)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức về các định luật, định lý của quang hình học. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các dụng cụ quang học và ứng dụng các dụng cụ này trong đời sống. Giải thích một số hiện tượng quang học xảy ra trong tự nhiên.

  1. 1305.  [PHY509] Cơ học lý thuyết (Theorical Machenics)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Cơ học 2.

Học phần cung cấp các nội dung cơ bản về động học vật rắn và động lực học vật rắn. Trình bày các khái niệm cơ bản nhất của cơ học giải tích, đó là nguyên lý D’Alembert – Lagrange, phương trình Lagrange, các mối liên hệ của các nguyên lý đối xứng, các định luật bảo toàn, các phương trình chính tắc Hamilton. Học phần cũng trang bị và rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phân tích, giải bài toán cơ học, vận dụng vào giảng dạy phần cơ học sau này.

  1. 1306.  [PHY510] Cơ học lượng tử 1 (Quantum Machenics 1)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Phương pháp toán lý.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản và tương đối hoàn chỉnh về cơ học lượng tử bao gồm: sự bế tắt của vật lý học cổ điển; toán tử; những tiên đề của cơ học lượng tử; toán tử tọa độ và toán tử xung lượng; phương trình Schrodinger và ứng dụng; chuyển động một chiều; sự biến đổi trạng thái theo thời gian; toán tử moment xung lượng; hàm riêng và trị riêng của moment xung lượng; trường thế xuyên tâm; nguyên tử hidro; quang phổ của nguyên tử hidro.

  1. 1307.  [PHY511] Nhiệt động lực học (Thermodynamics)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Vật lý phân tử và nhiệt học.

Học phần cung cấp cho sinh viên các nội dung cơ bản nhất của nhiệt động lực học, đó là các nguyên lý nguyên lý số không, nguyên lý I, II và III của nhiệt động lực học, tìm hiểu một số chu trình kĩ thuật, từ nguyên lý II dẫn đến khái niệm entropy, nghiên cứu các hàm nhiệt động để làm kiến thức nền cho học phần vật lý thống kê.

  1. 1308.  [PHY512] Quang học 2 – Sóng – Hạt (Optic 2 – Wave – Particle)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Quang học 1.

Học phần trình bày những kiến thức cơ bản về tính chất sóng - hạt của ánh sáng và sự tương tác giữa ánh sáng với môi trường, đề cập tới những ứng dụng cơ bản của chúng trong khoa học, kỹ thuật và một hệ thống các bài tập thuộc các lĩnh vực liên quan.

  1. 1309.  [PHY513] Thí nghiệm Cơ – Nhiệt (Experiment of Mechanics – Heat)

(1; 5; 40)

Học phần trước: Vật lý phân tử và nhiệt học, Cơ học 2.

Học phần có 02 chương, giúp sinh viên hiểu và vận dụng tốt phương pháp tính để khái quát hóa những kết quả thu được từ thực nghiệm để kiểm chứng các quy luật các hiện tượng về Cơ học và Nhiệt học được mô tả trong các học phần vật lý đại cương, từng bước hình thành một trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản của vật lý học – phương pháp thực nghiệm. Biết phán đoán đề xuất phương án thí nghiệm khả thi.

  1. 1310.  [PHY516] Vật lý chất rắn (Solid State Physics)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về vật rắn tinh thể như: cấu trúc mạng tinh thể; các loại liên kết trong vật rắn; dao động của mạng tinh thể và tính chất nhiệt của vật rắn; điện tử tự do và tính chất dẫn điện của vật rắn; lý thuyết vùng năng lượng của vật rắn; tính chất từ, tính chất. Học phần cũng đề cập tới những ứng dụng cơ bản của chúng trong khoa học, kỹ thuật và một hệ thống các bài tập thuộc các lĩnh vực liên quan.

  1. 1311.  [PHY517] Vật lý bán dẫn (Physics of Semiconductor)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về vật rắn tinh thể như: cấu trúc mạng tinh thể; lý thuyết vùng năng lượng của vật rắn; các tính chất bán dẫn điện, tính chất điện môi, tính chất từ, tính chất. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về chất bán dẫn, bản chất và các quá trình diễn ra bên trong dẫn đến các ứng dụng bán dẫn quan trọng hiện nay. Học phần cũng đề cập tới những ứng dụng cơ bản của chúng trong khoa học, kỹ thuật và một hệ thống các bài tập thuộc các lĩnh vực liên quan. Trong đó có thể hướng dẫn sinh viên một chương dành cho vật liệu cấu trúc nano, loại vật liệu của thế kỷ 21.

  1. 1312.  [PHY518] Phương pháp toán lý (Mathematical Physics Method)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Toán A2 - SPVL.

Học phần gồm 5 chương, một số chương đào sâu phân tích việc hình thành các loại kiến thức vật lý. Áp dụng các phương trình đạo hàm riêng cho những bài toán vật lý cơ bản, các phương trình cơ bản này được ứng dụng nhiều trong vật lý hiện đại; trang bị cho sinh viên những kiến thức toán học có sử dụng trong vật lý, các phép biến đổi đặc biệt, giải các bài toán có điều kiện phụ.

  1. 1313.  [PHY519] Điện động lực học vĩ mô (Macroscopic Electrodynamics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Điện và từ 2, Phương pháp toán lý.

Học phần trình bày hệ thống kiến thức về điện động lực học vĩ mô trên cơ sở hệ đủ các phương trình Maxwell. Dựa trên kiến thức toán học về giải tích vector, học phần hướng dẫn sinh viên vận dụng hệ các phương trình Maxwell vào những trường cụ thể (Trường tĩnh điện, Từ trường dừng, Trường chuẩn dừng) với những điều kiện cụ thể nhằm giải những bài toán cơ bản đặt ra là tìm các đại lượng đặc trưng của trường. Học phần còn giúp sinh viên bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu vật lý lý thuyết.

  1. 1314.  [PHY521] Vật lý hạt cơ bản (Elementary Particle Physics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Vật lý nguyên tử và hạt nhân.

Học phần gồm có 06 chương, trang bị cho sinh viên kiến thức về các đặc trưng của hạt cơ bản, quy luật chuyển động của hạt cơ bản, cấu trúc các hạt sơ cấp, các loại tương tác, phương pháp nghiên cứu các hạt sơ, vận đụng giải các bài tập liên quan đến tính toán các đại lượng đặc trưng của hạt cơ bản, các quá trình sinh và hủy của hạt cơ bản.

  1. 1315.  [PHY522] Thí nghiệm Điện – Quang (Experiment of Electrics – Optics)

(1; 5; 40)

Học phần trước: Điện và từ 2, Quang học 2.

Học phần có 02 chương, giúp sinh viên hiểu và vận dụng tốt phương pháp tính để khái quát hóa những kết quả thu được từ thực nghiệm để kiểm chứng các quy luật các hiện tượng về Điện học và Quang học được mô tả trong các học phần vật lý đại cương, từng bước hình thành một trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản của vật lý học – phương pháp thực nghiệm. Biết phán đoán đề xuất phương án thí nghiệm khả thi.

  1. 1316.  [PHY523] Lịch sử Vật lý (History of Physics)

(2; 30; 0)

Học phần học phần nghiên cứu về lịch sử phát triển của ngành khoa học vật lý nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về qui luật của sự phát triển vật lý học, những bài học về lịch sử vật lý học. Từ đó, người học có thể hiểu sâu sắc, tổng quát hơn về hệ thống kiến thức vật lý và sự phát triển của khoa học. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có thể lồng ghép vào nội dung bài học vật lý những tấm gương về đạo đức, lòng yêu khoa học, thái độ lao động nghiêm túc, sự hy sinh cho lý tưởng của các nhà khoa học vật lý để giáo dục tư tưởng cho học sinh trong tương lai.

  1. 1317.  [PHY527] Vật lý nguyên tử hạt nhân (Atomatic and Nuclear Physics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Điện và từ 2.

Học phần gồm có 08 chương, trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản của cấu trúc nguyên tử, các định luật cơ bản của hiện tượng phóng xạ, cấu trúc và phản ứng hạt nhân. Vận dụng các kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng liên quan đến cấu trúc nguyên tử và cấu trúc hạt nhân.

  1. 1318.  [PHY528] Thiên văn học (Astronomy)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Cơ học 2.

Học phần cung cấp kiến thức về các khái niệm cơ bản của thiên văn học: các sao, hành tinh, các hệ toạ độ thiên văn, chuyển động thực và chuyển động biểu kiến của các thiên thể, các thành phần cấu tạo của hệ Mặt Trời và của vũ trụ ; các định luật và quy luật đặc thù của thiên văn học; các phương pháp đặc thù của thiên văn học (phương pháp xác định toạ độ của các thiên thể, phương pháp xác định khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể, xác định khối lượng các thiên thể,…); giải thích các hiện tượng và quy luật thiên văn: ngày, đêm, bốn mùa, dương lịch, âm lịch, nhật thực, nguyệt thực, bão, sao chổi, ….

  1. 1319.  [PHY529] Vật lý thống kê (Statistical Physics)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và tương đối hoàn chỉnh về vật lý thống kê bao gồm: đối tượng và phương pháp nghiên cứu của vật lý thống kê; một số vấn đề cơ bản của lý thuyết xác suất và của nhiệt động học; quy luật tính thống kê; biểu diễn hệ trong không gian pha; mô tả thống kê hệ nhiều hạt; cân bằng thống kê; phân bố vi chính tắc và chính tắc Gibbs; áp dụng phân bố chính tắc đối với hệ khí lý tưởng và hệ khí thực; định lý về sự phân bố đều động năng theo các bậc tự do và định lí về virian; phân bố chính tắc lượng tử; thống kê lượng tử của hệ các hạt đồng nhất như nhau; dao động tử lượng tử và rôtato lượng tử; nhiệt dung của khí loãng và của vật rắn; thăng giáng.

  1. 1320.  [PHY530] Công nghệ vật liệu (Materials Technology)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên nhưng kiến thức cơ bản về vật liệu học: kim loại học và sản xuất kim loại, vật liệu polyme, vật liệu vô cơ phi kim loại, vật liệu compozit và những công nghệ tiên tiến trong công nghệ vật liệu

  1. 1321.  [PHY531] Phân tích chương trình Vật lý trung học cơ sở (Analysing of The Secondary School Physics Program)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lí luận dạy học vật lý.

Học phần gồm 2 chương xoay quanh những vấn đề chung về việc xây dựng chương trình trung học cơ sở và phân tích việc hình thành cũng như lựa chọn cấu trúc và trình tự nội dung các vấn đề Vật lý trung học cơ sở như: Cơ học và Nhiệt học (vật lý 6 và 8); Điện học và Quang học (vật lý 7 và 9); Âm học ( Vật lí 7), Từ học và Các định luật bảo toàn (Vật lí 9). Từ đó làm nền tảng để sinh viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa vật lý trung học cơ sở.

  1. 1322.  [PHY532] Ứng dụng Toán học trong Vật lý (Mathematics Applied for Physics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Đại số tuyến tính 2, Giải tích cổ điển 4.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức Toán học được ứng dụng trong Vật lý và phương pháp ứng dụng chúng, giúp sinh viên nhận thức đầy đủ và sâu sắc về mối quan hệ giữa Toán học và Vật lý học. Đó là những ứng dụng của Đại số, Giải tích và Hình học vào những lĩnh vực khác nhau của Vật lý như Cơ học, Nhiệt học, Điện từ học và Quang học.

  1. 1323.  [PHY911] Ứng dụng Vật lý trong đời sống (Applied Physics in Reality)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Vật lý phân tử và nhiệt học, Cơ học 2, Điện và từ 2, Quang học 2 – Sóng - hạt.

Đây là học phần chuyên ngành nằm trong nhóm các học phần tự chọn. Học phần cung cấp các cơ sở lý thuyết ứng dụng của các lĩnh vực cơ bản của Vật lý trong đời sống và kỹ thuật từ Cơ học, Nhiệt học, Điện học, Từ học, và Quang học. Đồng thời sinh viên xây dựng ý tưởng và tự chọn lĩnh vực để tìm hiểu thực tế và làm đồ án kết thúc học phần.

  1. 1324.  [PHY916] Tư tưởng bảo toàn và các định luật bảo toàn trong Vật lý (Conservation Opinion and Conservation Laws in Physics)

(2; 30; 0)

Học phần hệ thống các dạng khác nhau của định luật bảo toàn (định tính và định lượng) trong các lĩnh vực khác nhau của vật lý học như: các định luật bảo toàn trong cơ học, nhiệt học, điện học. Vận dụng các định luật bảo toàn vào giải các bài tập, giải thích các hiện tượng vật lý.

  1. 1325.  [POL101] Con người và môi trường (Human and Environment)

(2; 30; 0)

Học phần giúp cho sinh viên biết được sự tác động qua lại giữa môi trường và con người. Chú trọng vai trò của con người trong việc sử dụng tài nguyên để sinh sống và phát triển, đồng thời hoạt động của con người còn gây cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Con người có khả năng hạn chế sự gia tăng dân số, sử dụng tài nguyên một các hợp lý và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

  1. 1326.  [POL102] Logic học đại cương (General Logic)

(2; 30; 0)

Học phần giúp cho sinh viên hình thành phương pháp tư duy chuẩn xác, phát triển năng lực tư duy logic, từ đó làm cơ sở để sinh viên có thể phát hiện và xử lý những vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống. Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về logic học như những quy luật cơ bản của tư duy, khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ…

  1. 1327.  [POL103] Chính sách xã hội (Social Policy)

(2; 30; 0)

Giới thiệu một số quan điểm, quan niệm, khái niệm về chính sách xã hội, vai trò của chính sách xã hội trong quá trình phát triển xã hội, quan hệ giữa chính sách xã hội và công tác xã hội. Vận dụng một số kiến thức về chính sách xã hội vào thực tiễn xã hội Việt Nam.

  1. 1328.  [POL104] Công tác xã hội (Social Work)

(2; 30; 0)

Học phần giúp sinh viên hiểu được lịch sử hình thành, nền tảng triết lý và khoa học, các đặc trưng cơ bản của công tác xã hội, các giá trị và quy tắc đạo đức và nguyên tắc hành động của ngành, quan hệ giữa Công tác xã hội với các ngành khoa học khác như Triết học, Xã hội học, Sinh học, Y học. Đồng thời giúp sinh viên nhận thức rõ các lĩnh vực hoạt động của Công tác xã hội.

  1. 1329.  [POL107] Dân số và phát triển (Population and Development)

(2; 30; 0)

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức về mối quan hệ giữa dân số và phát triển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động dân số, các xu hướng biến động dân số ở Việt Nam, một số vấn đề dân số và phát triển mà xã hội đang quan tâm. Qua đó, người học không chỉ được trang bị đầy đủ các kiến thức về dân số và phát triển mà còn nắm bắt và góp phần giải quyết những vấn đề dân số và phát triển đã và đang đặt ra cho xã hội.

  1. 1330.  [POL111] Kỹ năng sống (Life Skill)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kỹ năng sống cơ bản. Từ đó, làm cơ sở để sinh viên phát huy năng lực tự nhận thức, khả năng giao tiếp, thuyết trình, khả năng làm việc nhóm, ra quyết định, giải quyết vấn đề, khả ứng phó với căng thẳng, kỹ năng lãnh đạo góp phần đảm bảo cho cho sự thành công của công việc và hơn nữa giúp sinh viên có khả năng thiết kế và tổ chức hoạt động về kỹ năng sống trong thực tế.

  1. 1331.  [POL112] Logic học hình thức (Formal Logic)

(2; 30; 0)

Học phần này sẽ giúp cho sinh viên hình thành phương pháp tư duy chuẩn xác, phát triển năng lực tư duy logic, từ đó làm cơ sở để sinh viên có thể phát hiện và xử lý những vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống. Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về logic học như những quy luật cơ bản của tư duy, khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ…

  1. 1332.  [POL113] Kỹ năng tư duy phản biện (Critical Thinking Skills)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng, quy tắc và phương pháp tư duy để hình thành và phát triển tư duy phản biện; cung cấp cho sinh viên các tính chất, quy luật, nguyên lý của tư duy con người để tập trung ứng dụng các nguyên lý này vào việc suy nghĩ, quyết định, giải quyết vấn đề một cách chính xác, chủ động, sáng tạo và hiệu quả; cung cấp cho sinh viên các đặc điểm cuả tư duy người Việt và ứng dụng để giải quyết vấn đề sáng tạo và hợp lý.

  1. 1333.  [POL114] Kỹ năng truyền thông – GDCT (Communication Skill)

(2; 30; 0)

Kỹ năng truyền thông là học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ năng truyền thông như: tổng quan về truyền thông, các kỹ năng truyền thông cơ bản, phương tiện truyền thông, một số chủ đề truyền thông cơ bản và phương pháp sinh hoạt truyền thông cộng đồng. Trên cơ sở đó, sinh viên tự hình thành các kĩ năng truyền thông và có khả năng xây dựng, thực hiện kế hoạch truyền thông cho một sự kiện cụ thể.

  1. 1334.  [POL115] Logic học đại cương (General Logic)

(3; 45; 0)

Học phần giúp cho sinh viên ngành Luật hình thành phương pháp tư duy chuẩn xác, phát triển năng lực tư duy logic, từ đó làm cơ sở để sinh viên có thể phát hiện và xử lý những vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống. Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về logic học như những quy luật cơ bản của tư duy, khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ…

  1. 1335.  [POL301] Định hướng giá trị và giáo dục định hướng giá trị (Value-oriented and Value-oriented Education)

(2; 30; 0)

Học phần này sẽ giúp sinh viên hiểu biết về khoa học giá trị, về định hướng giá trị của con người Việt Nam hiện nay và cách thức giáo dục giá trị cho học sinh phổ thông. Từ đó, làm cơ sở để sinh viên lựa chọn, định hướng các giá trị cần thiết cho bản thân và có khả năng đưa ra những hành vi ứng xử mới theo đúng hệ giá trị. Đồng thời, giúp sinh viên có khả năng xây dựng, tổ chức hoạt động giáo dục giá trị cho học sinh ở trường phổ thông.

  1. 1336.  [POL302] Nguyên lý giáo dục chính trị tư tưởng (The Principle of Political and Ideological Education)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị những tri thức về nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên nhằm giúp sinh viên nắm vững quy luật, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, con đường giáo dục chính trị tư tưởng cho đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh.

  1. 1337.  [POL303] Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 1 – GDCT (Training on Pedagogical Competence 1)

(1; 5; 20)

Học phần củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện những kiến thức đã học ở các học phần tin học đại cương, lý luận dạy học môn Giáo dục công dân, góp phần rèn luyện các kỹ năng vận dụng các phương tiện kỹ thuật trong tổ chức dạy học Giáo dục công dân ở trường phổ thông; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho hoạt động dạy học và các công tác khác.

  1. 1338.  [POL304] Lý luận dạy học môn GDCD (Theory on Teaching The Citizen Education)

(2; 20; 20)

Học phần này trang bị những tri thức về nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên nhằm giúp sinh viên nắm vững quy luật của quá trình dạy và học, hệ thống những nguyên tắc, hình thức, phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân để tổ chức thành công hoạt động giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trưởng phổ thông trung học. Đồng thời học phần này còn rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng trình bày bài giảng, viết bảng, sử dụng các phương pháp dạy học, rèn luyện tác phong sư phạm của người giáo viên phổ thông trung học

  1. 1339.  [POL502] Văn hóa học (Cultural Studies)

(2; 30; 0)

Học phần này giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản về văn hóa học, về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và những định hướng phát triển nền văn hóa mới. Sinh viên có thêm cơ sở để đi sâu nghiên cứu, học tập các môn học khác; vận dụng văn hóa học vào các hoạt động nghiệp vụ, góp phần hình thành năng lực sư phạm; định hướng chuẩn mực sống phù hợp, giao tiếp ứng xử có văn hóa, có ý thức tôn trọng và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.

  1. 1340.  [POL506] Nghiên cứu thực tế (Field Trip)

(1; 0; 30)

Học phần tạo điều kiện cho các sinh viên nắm bắt tình hình thực tế, mặt khác để nghiên cứu lý giải những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở thực tiễn xã hội, giúp sinh viên nhận thức rõ hơn lý luận phải gắn liền với thực tiễn, vận dụng lý luận để lý giải các vấn đề thực tiễn có hiệu quả. Sinh viên thực hiện chuyến nghiên cứu tại một số địa phương trong cả nước trong 7 ngày, chủ đề nghiên cứu liên quan đến nội dung của các học phần cơ sở ngành và ngành Giáo dục chính trị.

  1. 1341.  [POL507] Lịch sử phong trào Cộng sản và CN Quốc tế (The History of Communism and International Workers)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp một cách có hệ thống lịch sử phong trào Cộng sản và Công nhân Quốc tế từ khi ra đời đến nay; những sự kiện quan trọng, điển hình thể hiện tính quy luật của sự vận động và phát triển phong trào Cộng sản và Công nhân Quốc tế.

  1. 1342.  [POL511] Đạo đức học và giáo dục đạo đức (Ethics and Moral Education)

(2; 30; 0)

Học phần Đạo đức học và giáo dục đạo đức cung cấp cho sinh viên tri thức về đạo đức học nhằm hoàn thiện nhân cách, thành người vừa có tài, vừa có đức. Học phần giới thiệu những quan điểm cơ bản của Đạo đức học mác xít về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng; những phạm trù cơ bản của đạo đức học; phẩm chất đạo đức cá nhân, giá trị đạo đức truyền thống và đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh và việc giáo dục đạo đức ở trường phổ thông.

  1. 1343.  [POL512] Chính trị học (Politics)

(2; 21; 18)

Học phần giới thiệu sơ lược lịch sử các học thuyết chính trị phương Đông và phương Tây, bản chất quy luật, các phạm trù của chính trị học mác- xít, những quan điểm chính trị học hiện đại; liên hệ với Việt Nam trong lịch sử cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay.

  1. 1344.  [POL513] Những vấn đề của thời đại ngày nay (Today’s Issues)

(2; 30; 0)

Học phần giới thiệu những vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại ngày nay như: vấn đề bùng nổ dân số, môi trường, việc làm, bệnh dịch, chiến tranh và hòa bình, bảo tồn di sản văn hóa. Đồng thời cung cấp cho sinh viên các vấn đề cơ bản về trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, quốc gia và công dân về các vấn đề trên.

  1. 1345.  [POL514] Hiến pháp và định chế chính trị (Constitution and Political Institutions)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giáo dục pháp luật.

Học phần nghiên cứu dưới góc độ khoa học các vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế chính và vai trò của hiến pháp đối với thể chế chính trị. Ngoài ra học phần cũng tìm hiểu các loại thể chế chính trị cụ thể trên thế giới cũng như ở Việt Nam như: chế độ bầu cử, vấn đề về nhà nước, các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội… trong hệ thống chính trị.

  1. 1346.  [POL515] Lý luận và lịch sử tôn giáo (Theory and History of Religion)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Triết học Mác – Lênin 2.

Học phần cung cấp những kiến thức về quá trình hình thành các hình thức tôn giáo trong lịch sử phát triển nhân loại, cũng như lịch sử hình thành, phát triển và quá trình truyền bá của các tôn giáo lớn trên thế giới, các hình thức tôn giáo chủ yếu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

  1. 1347.  [POL520] Đánh giá trong giáo dục (Evaluation in Education)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Giáo dục học.

Học phần nhằm phát triển cho sinh viên ngành sư phạm các năng lực cần thiết nhất để thiết kế và thực hiện các nhiệm vụ đánh giá chính yếu trong phạm vi lớp học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế, tạo cơ hội cho sinh viên sư phạm phát triển năng lực đánh giá giáo dục.

  1. 1348.  [POL522] Phương pháp nghiên cứu khoa học – GDCT (Scientific Research Methodology)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học kiến thức và những kỹ năng cơ bản để giúp họ xác định đúng các loại trường phái nghiên cứu khoa học trong một nghiên cứu; lựa chọn chính xác các loại nghiên cứu cho vấn đề nghiên cứu; trình bày chuẩn xác các nội dung của một đề cương nghiên cứu; vận dụng thành thạo các bước để thực hiện một công trình nghiên cứu; xác định đúng kích thước mẫu và sử dụng các phương pháp chọn mẫu phù hợp cho vấn đề nghiên cứu; xây dựng chuẩn xác các loại công cụ nghiên cứu để thu thập dữ liệu; vận dụng thuần thục các tiêu chí định tính và định lượng để đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy của nghiên cứu; sử dụng thành thạo các phương pháp thống kê toán học để phân tích dữ liệu; áp dụng quy chuẩn các chuẩn mực đạo đức vào trong công trình nghiên cứu; và vận dụng nhuần nhuyễn các nguyên tắc cơ bản để trình bày kết quả nghiên cứu và định dạng tài liệu tham khảo.

  1. 1349.  [POL523] Kinh tế phát triển – GDCT (Economic Development)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Kinh tế học đại cương.

Kinh tế phát triển là môn khoa học kinh tế mang tính chất tổng hợp, nghiên cứu các nguyên lý để phát triển kinh tế, khái quát sự vận động của nền kinh tế trong mối quan hệ tác động qua lại giữa kinh tế và xã hội. Môn học giải quyết cụ thể trường hợp của các nước đang phát triển và quá trình chuyển một nền kinh tế từ tình trạng trì trệ, tăng trưởng thấp, tỷ lệ nghèo đói lớn và tình trạng mất công bằng xã hội cao, sang một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh với các chỉ tiêu xã hội ngày càng được cải thiện hơn. Cụ thể, môn học nghiên cứu: (i) Các lý thuyết phát triển kinh tế; (ii) Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế; (iii) Các chính sách phát triển kinh tế.

  1. 1350.  [POL525] Lịch sử tư tưởng Việt Nam (History of Vietnamese Ideology)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến thế kỷ XIX được khái quát trong ba hình thái ý thức cơ bản có quan hệ chặt chẽ với nhau: tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị-xã hội, tư tưởng đạo đức, nhân sinh.

  1. 1351.  [POL526] Văn hóa các nước Đông Nam Á (ASEAN’s Culture)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa Đông Nam Á cũng như một số đặc thù về văn hóa của từng quốc gia trong khu vực. Thông qua học phần, sinh viên còn có thể hiểu được phong tục tập quán và cách thức giao tiếp, ứng xử của các dân tộc ở Đông Nam Á.

  1. 1352.  [POL528] Lịch sử các học thuyết kinh tế (History of Economic Theories)

(3; 35; 20)

Học phần trước: Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2.

Học phần sẽ giúp sinh viên hình thành được tư duy nhận thức, kỹ năng đúc kết kinh nghiệm và tạo cơ sở lý luận cho các học phần chuyên ngành. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển kinh tế của các nước, sự hình thành và phát triển các mô hình kinh tế trong quá trình phát triển nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhận định được đúng, sai, lập luận và hùng biện được quan điểm cá nhân trước mỗi học thuyết. Vận dụng cách quản lý vào phát triển kinh tế gia đình, doanh nghiệp.

  1. 1353.  [POL529] Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2 – GDCT (Training on Pedagogical Competence 2)

(1; 5; 20)

Học phần trước: Lý luận dạy học môn GDCD.

Học phần này trang bị những tri thức về nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên ngành sư phạm Giáo dục chính trị. Giúp sinh viên rèn luyện nâng cao kỹ năng vận dụng hệ thống những nguyên tắc, hình thức, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn giáo dục công dân để tổ chức thành công hoạt động giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trưởng trung học cơ sở. Đồng thời học phần này tăng cường rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng trình bày bài giảng, viết bảng, sử dụng các phương pháp dạy học, rèn luyện tác phong sư phạm của người giáo viên trung học cơ sở

  1. 1354.  [POL530] Giáo dục pháp luật 1 (Law-Part 1)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Giáo dục pháp luật.

Học phần giúp sinh viên có được những kiến thức cơ bản về Luật Lao động, Luật Hình sự, Luật Hành chính, từ đó làm cơ sở để sinh viên có thể giải thích được các quy định pháp luật, giải thích được những tình huống pháp luật đơn giản liên quan đến các lĩnh vực này trong giảng dạy cũng như công tác sau này.

  1. 1355.  [POL531] Giáo dục pháp luật 2 (Legal Education-Part 2)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lý luận về nhà nước và pháp luật.

Học phần giúp sinh viên có được những kiến thức cơ bản về Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng dân sự, Luật môi trường, từ đó làm cơ sở để sinh viên có thể giải thích được các quy định pháp luật, giải thích phân tích được những tình huống pháp luật đơn giản liên quan đến các lĩnh vực trên trong giảng dạy cũng như công tác sau khi tốt nghiệp.

  1. 1356.  [POL532] Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 3 – GDCT (Training on Pedagogical Competence 3)

(1; 5; 20)

Học phần trước: Lý luận dạy học môn GDCD.

Học phần này trang bị những tri thức về nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên nhằm giúp sinh viên rèn luyện nâng cao kỹ năng vận dụng hệ thống những nguyên tắc, hình thức, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn giáo dục công dân để tổ chức thành công hoạt động giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông. Đồng thời học phần này tăng cường rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng trình bày bài giảng, viết bảng, sử dụng các phương pháp dạy học, rèn luyện tác phong sư phạm của người giáo viên trung học phổ thông

  1. 1357.  [POL533] Nghiệp vụ công tác ở hệ thống chính trị cơ sở (Working Skills in Political System)

(2; 20; 20)

Học phần giúp sinh viên hiểu được công tác xã phường là một ngành khoa học và một nghề riêng biệt. Sinh viên được giới thiệu về vai trò, vị trí, hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở; mối quan hệ giữa chính quyền cơ sở với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị cơ sở. Đồng thời trang bị cho sinh viên một số kỹ năng, nghiệp vụ công tác trong hệ thống chính trị cơ sở.

  1. 1358.  [POL534] Nghiệp vụ công tác tuyên giáo cơ sở

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lý luận dạy học môn GDCD.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở cơ sở và tầm quan trọng của nó trong xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Từ đó, xây dựng cho sinh viên niềm tin, trách nhiệm đối với công tác tuyên giáo khi còn ở giảng đường và sau này khi tốt nghiệp được phụ trách công tác này.

  1. 1359.  [POL535] Nghiệp vụ văn thư, lưu trữ (Clerical Profession, Archives)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Lý luận nhà nước và pháp luật.

Học phần Văn bản lưu trữ gồm 2 phần: Phần 1: Văn bản hành chính gồm các nội dung: khái niệm chức năng của văn bản và văn bản hành chính; hệ thống văn bản quản lý nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam; Thể thức soạn thảo văn bản; phương pháp soạn thảo văn bản. Phần 2: Tài liệu lưu trữ, gồm: Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng của tài liệu lưu trữ; Các tiêu chuẩn để xem xét giá trị của tài liệu lưu trữ.

  1. 1360.  [POL536] Giáo dục công dân địa phương (Civic Education)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân.

Học phần giới thiệu đại cương về An Giang với những vấn đề : địa lý tự nhiên, quá trình hình thành, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, những giá trị văn hóa, dân tộc, tôn giáo ở An Giang. Qua đó giúp sinh viên càng thêm yêu quê hương An Giang và góp phần giáo dục truyền thống cho học sinh phổ thông.

  1. 1361.  [POL910] Giới thiệu tác phẩm kinh điển Tư tưởng HCM (Classicism Works of Ho Chi Minh)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản có tính hệ thống về phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh qua 1 số tác phẩm tiêu biểu như: Bản án chế độ thực dân Pháp; Đường Cách mệnh; Nhật ký trong tù; Sửa đổi lối làm việc; Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó giúp cho sinh viên vận dụng vào các chuyên đề và môn học chuyên ngành.

  1. 1362.  [POL911] Công dân và pháp luật (Citizen and Law)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Giáo dục pháp luật.

Học phần trang bị những kiến thức về mối quan hệ hữu cơ giữa Nhà nước và pháp luật – những yếu tố quan trọng của kiến trúc thượng tầng; mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng; công dân với nhà nước và pháp luật. Hệ thống tri thức khoa học này sẽ là cơ sở định hướng cho hoạt động của công dân trong nhà nước xã hội chủ nghĩa.

  1. 1363.  [POL912] Công tác Đảng và đoàn thể trong nhà trường (Party’s and Mass’s Work in School)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về công tác Đảng và Đoàn thể trong nhà trường nói chung và trường trung học phổ thông nói riêng. Từ đó, xây dựng cho sinh viên niềm tin, trách nhiệm đối với các hoạt động đó khi còn ở giảng đường và sau này khi tốt nghiệp được công tác, phụ trách các lĩnh vực đó.

  1. 1364.  [POL919] Chuyên đề tốt nghiệp (Undergraduate Project)

(1; 0; 60)

Học phần song hành: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.

Học phần này trang bị cho sinh viên kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học, thực hành nghiên nghiên cứu khoa học với sự hướng dẫn khoa học của giảng viên. Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng và vận dụng hệ thống tri thức chuyên ngành, tri thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học để tổ chức thành công một đề tài nghiên cứu khoa học.

  1. 1365.  [POL920] Thực hành dạy học môn GDCD (Practice on Teaching Civic Education)

(1; 5; 20)

Học phần trước: Phương pháp dạy học môn GDCD 2.

Học phần này trang bị những tri thức về nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên ngành sư phạm Giáo dục chính trị. Giúp sinh viên rèn luyện nâng cao kỹ năng vận dụng hệ thống những nguyên tắc, hình thức, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn giáo dục công dân để tổ chức thành công hoạt động giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trưởng trung học phổ thông. Đồng thời học phần này tăng cường rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng trình bày bài giảng, viết bảng, sử dụng các phương pháp dạy học, rèn luyện tác phong sư phạm của người giáo viên trung học phổ thông

  1. 1366.  [POL921] Chuyên đề biển đảo Việt Nam và giáo dục biển đảo (Vietnam Thematic Islands and Maritime Education)

(2; 30; 0)

Học phần này sẽ giúp sinh viên hình thành khả năng nhận thức, lập luận và phân tích kiến thức đã học để phục vụ cho các môn chuyên ngành. Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nhận thức vai trò của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, quá trình đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

  1. 1367.  [PPH301] Sinh lý thực vật A (Plant Physiology)

(3; 30; 30)

Học phần này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sinh lý tế bào thực vật sự trao đổi nước của thực vật những vấn đề về dinh dưỡng khoáng các quá trình quang hợp và hô hấp sự vận chuyển và phân phối các chất hoà tan trong cây sự sinh trưởng và phát triển của thực vật khả năng chống chịu lại những yếu tố bất lợi với môi trường của thực vật.

  1. 1368.  [PPR101] Giới thiệu ngành – ĐH BVTV (Introduction to Plant Protection)

(1; 15; 0)

Học phần giới thiệu khái quát về ngành đào tạo, giúp sinh viên có trong lĩnh vực canh tác và bỏ vệ cây trồng; Có kỹ năng và phẩm chất cá nhân; Có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; Thích ứng tốt với công việc ở các cơ quan, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc và dịch vụ chuyên ngành.

  1. 1369.  [PPR102] Giới thiệu ngành – CĐ BVTV (Introduction of Plant Protection)

(1; 15; 0)

Học phần giới thiệu khái quát về ngành đào tạo, giúp sinh viên có trong lĩnh vực canh tác và bỏ vệ cây trồng; Có kỹ năng và phẩm chất cá nhân; Có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; Thích ứng tốt với công việc ở các cơ quan, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc và dịch vụ chuyên ngành.

  1. 1370.  [PPR301] Độc chất học môi trường (Environmental Toxicology)

(2; 30; 0)

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về độc chất, các yếu tố nguy cơ cho môi trường và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, các bệnh liên quan đến môi trường ô nhiễm như ô nhiễm đất, nước, không khí cũng như một số bệnh nghề nghiệp gây nên bởi độc chất; cung cấp cho người học các kỹ năng, phương pháp đánh giá nguy cơ của chất độc đối với con người và sinh vật và đề ra các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Giúp người học nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các công tác an toàn, sức khoẻ, môi trường hay quản lý môi trường tại các cơ quan, công ty...

  1. 1371.  [PPR302] Phì nhiêu đất (Soil Fertility)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương, Hóa phân tích.

Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên có khả năng nhận biết các thành phần của độ phì nhiêu đất đai, tính chất, đặc điểm của độ phì nhiêu. Nhận biết tính chất, đặc điểm, sử dụng các lọai phân bón vô cơ, hữu cơ, sinh học. Xác định được nhu cầu bón phân cho cây trồng nhằm mục đích tăng năng suất và hạn chế suy thóai độ phì nhiêu của đất.

  1. 1372.  [PPR303] Bệnh cây đại cương (General Plant Pathology 1)

(2; 22; 16)

Học phần tiên quyết: Vi sinh vật đại cương.

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và bản chất của bệnh hại cây trồng, nguyên nhân gây ra bệnh, mối tương tác qua lại giữa cây-mầm bệnh, ảnh hưởng của môi trường lên mối tương tác giữa cây và mầm bệnh, sự thiệt hại do bệnh gây ra và các biện pháp đối phó với bệnh. Ngoài ra, học phần cũng giúp sinh viên chẩn đoán được một số triệu chứng bệnh hại trên cây trồng và các biện pháp quản lý tổng hợp bệnh hại trên cây trồng.

  1. 1373.  [PPR502] Bệnh cây đại cương (General Plant Pathology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật đại cương.

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và bản chất của bệnh hại cây trồng, nguyên nhân gây ra bệnh, mối tương tác qua lại giữa cây-mầm bệnh, ảnh hưởng của môi trường lên mối tương tác giữa cây và mầm bệnh, sự thiệt hại do bệnh gây ra và các biện pháp đối phó với bệnh. Ngoài ra, học phần cũng giúp sinh viên chẩn đoán được một số triệu chứng bệnh hại trên cây trồng và các biện pháp quản lý tổng hợp bệnh hại trên cây trồng.

  1. 1374.  [PPR505] Côn trùng chuyên khoa (Professional Insect)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Côn trùng đại cương.

Học phần trình bày những đặc điểm gây hại, mức độ gây hại, phân bố, hình thái, sinh vật học sinh thái học của những loài sâu hại chủ yếu trên cây trồng nông nghiệp; phương hướng, nguyên tắc và biện pháp phòng chống sâu hại cây trồng; biện pháp phòng chống hợp lý đạt hiệu quả kinh tế và môi trường đối với côn trùng hại nói chung và từng loài sâu hại quan trọng nói riêng.

  1. 1375.  [PPR506] Bệnh cây chuyên khoa (Plant Disease)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Bệnh cây đại cương.

Học phần giới thiệu cho sinh viên về một số bệnh hại chính trên các nhóm cây lương thực, cây rau màu, cây ăn trái và cây công nghiệp theo từng nhóm nguyên nhân. Trong đó, học phần cung cấp các kiến thức về tác nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh phát triển, triệu chứng của bệnh và biện pháp quản lý bệnh một cách hiệu quả vừa bảo vệ được năng suất, phẩm chất cây trồng vừa bảo vệ được môi trường.

  1. 1376.  [PPR507] Phòng trừ sinh học bệnh cây (Biological Control of Plant Diseases)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Bệnh cây đại cương, Bệnh cây chuyên khoa.

Học phần cung cấp cho sinh viên khái niệm biện pháp sinh học trong quản lý vi sinh vật gây bệnh trên cây trồng; Ứng dụng các tương tác có lợi để phòng trừ các tác nhân gây bệnh có nguồn bệnh trong đất, nguồn bệnh trên tán lá cây; Giới thiệu các cơ chế tác động của sinh vật có lợi ức chế các tác nhân gây bệnh. Các nhóm tiêu biểu ứng dụng trong phòng trừ sinh học bệnh cây.

  1. 1377.  [PPR508] Phòng trừ sinh học côn trùng (Biologicial Control of Insect Pests)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp cho sinh viên đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của ba nhóm tác nhân sinh học gây bệnh côn trùng là nhóm vi sinh vật có ích, côn trùng thiên địch, tuyến trùng. Những thành tựu về công nghệ sinh học trong sản xuất và sử dụng các loài thiên địch trong đó có các loại thuốc trừ sâu vi sinh vật để phòng trừ các loại sâu không gây ôn nhiễm môi trường hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững.

  1. 1378.  [PPR509] Vi sinh vật đất (Soil Microbiology)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về vai trò của hệ vi sinh vật trong đất, sự phân bố của các nhóm vi sinh vật trong đất, vai trò của vi sinh vật đất trong sự chuyển hóa vật chất trong đất cũng như vai trò của phân hữu cơ trong việc khống chế các mầm bệnh gây hại cây trồng và đề xuất chiến lược quản lý bệnh hại cây trồng có nguồn gốc từ đất.

  1. 1379.  [PPR510] Dịch tể học bảo vệ thực vật (Epidemiology)

(2; 22; 16)

Học phần song hành: Bệnh cây chuyên khoa.

Học phần cung cấp cho sinh viên những nguyên nhân gây dịch hại, yếu tố sinh thái ảnh hưởng dịch hại, phương pháp điều tra biến động, dự tính dự báo dịch hại, sự thiệt hại chính do dịch hại gây ra và các biện pháp đối phó với dịch hại trên một số cây trồng chính ở Đồng bằng sông Cửu Long.

  1. 1380.  [PPR511] Bệnh sau thu hoạch (Post Harvest Diseases)

(2; 22; 16)

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về nhận diện, nghiên cứu tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên một số loại cây lương thực, cây ăn trái, rau màu; các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển và gây hại của bệnh và các biện pháp hạn chế bệnh hại sau thu hoạch. Ngoài ra, môn học cũng giúp sinh viên nhận diện được một số triệu chứng bệnh hại trên cây trồng và các biện pháp phòng trừ bệnh hại sau thu hoạch trên một số cây trồng chính.

  1. 1381.  [PPR512] Dinh dưỡng cây trồng (Plant Nutrition)

(2; 22; 16)

Học phần này đóng góp những kiến thức lý thuyết giúp cho sinh viên hiểu rõ được vai trò của các dưỡng chất, cơ chế của sự hấp thu qua rễ, qua lá và sự chuyển vận trong cây. Từ đó sinh viên có thế chẩn đoán tình trạng thiếu hay thừa, biện pháp khắc phục và điều khiển tình trạng dinh dưỡng của cây.

  1. 1382.  [PPR513] Tin học chuyên ngành trong BVTV (Specialized Informatics for Plant Protection)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Tin học đại cương.

Học phần này đóng góp những kiến thức lý thuyết về các phương pháp bố trí thí nghiệm nói chung, đặc biệt là cung cấp kiến thức về việc ứng dụng các phần mềm thống kê nông nghiệp cơ bản, trang bị cho sinh viên khả năng bố trí thí nghiệm đúng chuyên ngành và kỹ năng áp dụng các phần mềm thống kê để phân tích số liệu và đi đến kết quả.

  1. 1383.  [PPR514] Kinh tế nông nghiệp & PTNT (Agricultural Economic and Rural Development)

(2; 22; 16)

Học phần này trang bị những kiến thức về tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong nên kinh tế quốc dân. Đồng thời xem xét các yếu tố cấu thành như: đất đai, vốn, lao động, khoa học công nghệ, thị trường, chính sách nông nghiệp cũng như những tác động của chúng đối với nền kinh tế nông nghiệp như thế nào. Sử dụng các nguồn lực giới hạn (tài nguyên) một cách hiệu quả nhất cho phát triển nông nghiệp của một quốc gia, địa phương và nông hộ.

  1. 1384.  [PPR515] Quản trị nông trại (Farm Management)

(2; 30; 0)

Các khái niệm cơ bản về kinh tế nông hộ và kinh tế nông trại. Lý thuyết hành vi sản xuất gồm những mối quan hệ có tính vật chất và những mối quan hệ kinh tế. Khái niệm, ý nghĩa và hệ thống kế hoạch của nông trại. Khái niệm về phương án và lập dự toán ngân sách phương án. Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch sản xuất toàn nông trại, kế hoạch sử dụng lao động, kế hoạch dòng tiền mặt. Quản lý các yếu tố sản xuất trong nông trại như đất đai, tư liệu sản xuất như tài sản cố định, tài sản lưu động. Tổ chức quản lý và sử dụng lao động. Hạch toán sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của nông trại. Các biện pháp nâng cao giá trị sản phẩm

  1. 1385.  [PPR516] Ứng dụng GIS & Viễn thám nông nghiệp (Application of RS & GIS (Geographic Information System))

(2; 22; 16)

Học phần này sẽ cho sinh viên các kiến thức cơ sở về đặc điểm, nguyên lý và khả năng ứng dụng của công nghệ GIS, viễn thám trong quản lý dữ liệu nông nghiệp và nông thôn (kinh tế-xã hội) phục vụ cho việc quản lý và phân tích; hỗ trợ cho người dân, chính quyền có thể đề xuất các giải pháp.

  1. 1386.  [PPR517] Thực tập chuyên ngành – BVTV (Plant Protection Practice)

(4; 0; 240)

Học phần gúp sinh viên tổng hợp, phân tích các vấn đề trong sản xuất dựa trên những kiến thức đã học tại trường, đồng thời tiếp cận các qui trình, kỹ thuật phòng trừ dịch hại theo hướng an toàn sinh thái, các tổ chức sản xuất tại hợp tác xã và các trang trại.

  1. 1387.  [PPR519] Động vật hại nông nghiệp (Agriculture Animal Pests)

(3; 30; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên khái niệm và khái quát các nhóm động vật gây hại chính như ốc bươu vàng, các loài ốc sên, ốc sên trần, chuột và nhện nhỏ gây hại trên cây trồng. Sinh viên biết về vài trò, vị trí phân loại, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm hình thái cũng như các biện pháp cơ giới vật lý, biện pháp canh tác, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học trong phòng trừ và từ đó làm cơ sở đề ra chiến lược quản lý tổng hợp các loài động vật gây hại quan trọng trong nông nghiệp.

  1. 1388.  [PPR520] Côn trùng đại cương (General Entomology)

(3; 30; 30)

Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên nhận thức được một số đặc điểm chính về hình thái, giải phẫu, sinh vật học côn trùng, ảnh hưởng yếu tố môi trường đến sự phát triển của côn trùng và phân biệt được bộ côn trùng chính gây hại cho cây trồng nông nghiệp.

  1. 1389.  [PPR521] Cỏ dại (Weed Science)

(3; 30; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên khái niệm, lịch sử của ngành khoa học cỏ dại, lợi ích và tác hại của cỏ dại trong sản xuất nông nghiệp. Sinh viên nhận dạng cỏ dại phổ biến, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài cỏ quan trọng, yếu tố quyết định sự tương tác giữa cỏ dại và cây trồng, phân biệt hiện tượng allelopathy và sự cạnh tranh. Học phần này còn giúp sinh viên biết biện pháp ngăn chặn, diệt trừ, kiểm soát và quản lý tổng hợp cỏ dại.

  1. 1390.  [PPR522] Côn trùng chuyên khoa (Professional Insect)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Côn trùng đại cương.

Học phần trình bày những đặc điểm gây hại, mức độ gây hại, phân bố, hình thái, sinh vật học sinh thái học của những loài sâu hại chủ yếu trên cây trồng nông nghiệp; phương hướng, nguyên tắc và biện pháp phòng chống sâu hại cây trồng; biện pháp phòng chống hợp lý đạt hiệu quả kinh tế và môi trường đối với côn trùng hại nói chung và từng loài sâu hại quan trọng nói riêng.

  1. 1391.  [PPR523] Bệnh cây chuyên khoa (Plant Disease)

(2; 22; 2)

Học phần trước: Bệnh cây đại cương.

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về một số bệnh hại chính trên các nhóm cây lương thực, cây rau màu, cây ăn trái và cây công nghiệp theo từng nhóm nguyên nhân. Trong đó, học phần cung cấp các kiến thức về tác nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh phát triển, triệu chứng của bệnh và biện pháp quản lý bệnh một cách hiệu quả vừa bảo vệ được năng suất, phẩm chất cây trồng vừa bảo vệ được môi trường.

  1. 1392.  [PPR902] Thực tập cơ sở (Practice at Farm and Farmer’s Households)

(1; 0; 60)

Học phần giúp cho sinh rèn luyện tay nghề qua thực tế; áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất; cách quản lý sâu bệnh hại trên đồng ruộng; tham quan một số mô hình sản xuất tiên tiến như mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường sinh thái. Đồng thời, giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, giúp cho sinh viên tự tin hơn khi ra tốt nghiệp trường…

  1. 1393.  [PPR905] Khóa luận tốt nghiệp – BVTV (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 600)

Sinh viên được hướng dẫn hệ thống các kiến thức liên quan đến chủ đề nghiên cứu về khoa học cây trồng học, bảo vệ thực vật từ các học phần khác để viết đề cương nghiên cứu. Xác định mục tiêu nghiên cứu, lập đề cương, xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện thí nghiệm của đề tài nghiên cứu: thu thập, phân tích số liệu thí nghiệm; thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng viết lược khảo tài liệu và thảo luận trong viết bài khóa luận và báo cáo kết quả.

  1. 1394.  [PPR906] Khóa luận tốt nghiệp – BVTV (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 300)

Sinh viên được hướng dẫn hệ thống các kiến thức liên quan đến chủ đề nghiên cứu về khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật học từ các học phần khác để viết đề cương nghiên cứu. Xác định mục tiêu nghiên cứu, lập đề cương, xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện thí nghiệm của đề tài nghiên cứu: thu thập, phân tích số liệu thí nghiệm; thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng viết lược khảo tài liệu và thảo luận trong viết bài khóa luận và báo cáo kết quả.

  1. 1395.  [PPR910] Côn trùng trong kho vựa (Insect in Storage)

(2; 22; 16)

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về thành phần côn trùng gây hại trong kho vựa, phân loại và cơ chế tác động của thuốc bảo vệ thực vật đối với côn trùng bằng các biện pháp sinh học, hoá học và cơ học, lý học, các loại nông sản bảo quản trong kho vựa. Giúp sinh viên có đủ trình độ tự nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến côn trùng trong kho vựa và đề xuất phương pháp xử lý côn trùng thích hợp trong kho bảo quản nông sản.

  1. 1396.  [PPR911] Kiểm dịch thực vật và dịch hại nông sản sau thu hoạch (Phytosanitary and Agricultural Pest Postharvest)

(2; 22; 16)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và thực tiển về cơ sở khoa học kiểm dịch thực vật, pháp lệnh điều lệ kiểm dịch thực vật ở Việt Nam, về các loài dịch hại nông sản sau thu hoạch.

  1. 1397.  [PPR912] Chẩn đoán và giám định bệnh hại (Diagnosis of Plant Diseases)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Bệnh cây đại cương, Bệnh cây chuyên khoa.

Học phần giới thiệu cho sinh viên nắm vững các kiến thức về những tác nhân gây bệnh hại, cách nhận diện và phân biệt các triệu chứng gây hại do mỗi nguyên nhân gây nên một số bệnh hại trên hạt, trên trái, rau củ,… Học phần cũng đồng thời nêu các điều kiện phát sinh phát triển của bệnh và biện pháp phòng trừ bệnh.

  1. 1398.  [PPR913] Virus học – BVTV (Virology)

(2; 20; 20)

Học phần tiên quyết: Vi sinh học đại cương.

Học phần giới thiệu cho sinh viên về lịch sử nghiên cứu virus; bản chất và phân loại virus; các đặc điểm hình thái, sinh học, đặc biệt là cơ chế gây bệnh, sinh sản và sự lan truyền virus; chẩn đoán và phòng chống virus chính trên các nhóm cây lương thực, cây rau màu, cây ăn trái và cây công nghiệp một cách hiệu quả vừa bảo vệ được năng suất, phẩm chất cây trồng vừa bảo vệ được môi trường.

  1. 1399.  [PPR914] Tuyến trùng (Nematode)

(2; 22; 16)

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về tuyến trùng gây hại thực vật, phân loại, ký chủ và phương thức gây hại đối với thực vật, để từ đó có biện pháp phòng trừ hợp lý. Giúp sinh viên có đủ trình độ tự nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến tuyến trùng gây hại.

  1. 1400.  [PPR915] Chuyên đề tốt nghiệp (Undergraduate Project)

(4; 0; 120)

Sinh viên được hướng dẫn hệ thống các kiến thức liên quan đến chủ đề nghiên cứu về khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật học từ các học phần khác để viết đề cương nghiên cứu. Xác định mục tiêu nghiên cứu, lập đề cương, xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện thí nghiệm của đề tài nghiên cứu: thu thập, phân tích số liệu thí nghiệm; thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng viết lược khảo tài liệu và thảo luận trong viết bài khóa luận và báo cáo kết quả.

  1. 1401.  [PPR916] Dịch hại hoa kiểng (Pests of Flowers)

(2; 22; 16)

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về thành phần dịch hại trên hoa kiểng. Đồng thời nhận biết cách gây hại của chúng để từ đó có biện pháp phòng trị hợp lý. Nhằm nâng cao trình độ tự nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch hại hoa kiểng.

  1. 1402.  [PRE101] Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 1 – ĐH GDTH (Basic of Natural and Social - Part 1)

(2; 25; 10)

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sinh học, sức khỏe. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào dạy các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở tiểu học.

  1. 1403.  [PRE501] Sinh lý học trẻ em (Physiology of Children)

(2; 25; 10)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu trúc, chức năng và các quá trình sinh lý của tế bào, các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ em trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi trường; những kiến thức về điều hòa hoạt động chức năng đảm bảo cho cơ thể trẻ phát triển và thích ứng với sự biến đổi của môi trường

  1. 1404.  [PRE503] Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 2 – CĐ GDTH (Basic of Natural and Social - part 2)

(2; 25; 10)

Học phần trang bị kiến thức về Lịch sử các giai đoạn Buổi đầu dựng nước và giữ nước, Hơn một nghìn năm giành độc lập, Buổi đầu độc lập, Nước Đại Việt; Từ khi Thực dân Pháp chiếm nước ta đến 1945; Kháng chiến chống Pháp; Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; Xây dựng CNXH trên cả nước. Khái quát kiến thức, kỹ năng về Địa lý: tự nhiên đại cương, Việt Nam, các châu lục.

  1. 1405.  [PRE505] Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 1 – CĐ GDTH (Basic of Natural and Social - part 1)

(2; 25; 10)

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sinh học, sức khỏe. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào dạy các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở tiểu học.

  1. 1406.  [PRE506] Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 3 – ĐH GDTH (Basis of Natural and Social 3)

(2; 25; 10)

Học phần cung cấp những kiến thức và kỹ năng thực hành, thí nghiệm cơ bản về Vật chất và năng lượng: đặc điểm, tính chất một số chất, một số vật liệu, các nguồn năng lượng phổ biến, động học, động lực học, nhiệt học, điện, từ trường, các định luật của quang hình học. Hướng dẫn sinh viên tiếp cận chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng lực có liên quan thuộc các môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học.

  1. 1407.  [PRE507] Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 3 – CĐ GDTH (Basis of Natural and Social 3)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức và kỹ năng thực hành, thí nghiệm cơ bản về Vật chất và năng lượng: đặc điểm, tính chất một số chất, một số vật liệu, các nguồn năng lượng phổ biến, động học, động lực học, nhiệt học, điện, từ trường, các định luật của quang hình học. Hướng dẫn sinh viên tiếp cận chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng lực có liên quan thuộc các môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học.

  1. 1408.  [PRE513] Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 2 – ĐH GDTH (Basis of Natural and Social 2)

(2; 25; 10)

Học phần trang bị kiến thức Lịch sử các giai đoạn Buổi đầu dựng nước và giữ nước, Hơn một nghìn năm giành độc lập, Buổi đầu độc lập, Nước Đại Việt; Từ khi Thực dân Pháp chiếm nước ta đến 1945; Kháng chiến chống Pháp; Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; Xây dựng CNXH trên cả nước. Khái quát kiến thức, kỹ năng về Địa lý: tự nhiên đại cương, Việt Nam, các châu lục. Hướng dẫn sinh viên tiếp cận chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng lực có liên quan thuộc Lịch sử và Địa lý ở Tiểu học

  1. 1409.  [PRE514] Thực tập thực tế (Internship)

(1; 0; 30)

Học phần giúp sinh viên có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố địa lý tự nhiên, văn hóa, phong tục, lễ hội, các di tích lịch sử và đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân; rèn luyện một số kỹ năng sinh hoạt, làm việc nhóm, kỹ năng nghiên cứu, khảo sát thực tế không thể thực hiện được ở lớp. Trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng đó, sinh viên có thể vận dụng để giải thích những hiện tượng tự nhiên, những đặc sắc văn hóa có thể gặp trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu sau này

  1. 1410.  [PRE910] Phương pháp dạy học toán 3 (Thực hành giải toán tiểu học) (Method of Teaching Mathematics in Primary Schools)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2.

Học phần giới thiệu chi sinh viên các nội dung: Đại cương về giải toán ở Tiểu học, giới thiệu khái niệm, các bước giải các bài toán ở tiểu học trong các phương pháp như; phương pháp ứng dụng sơ đồ đoạn thẳng; phương pháp rút về đơn vị, dùng tỉ số; phương pháp giả thiết tạm; phương pháp khử.... Thực hành giải toán theo từng phương pháp; cách hướng dẫn học sinh giải bài toán...

  1. 1411.  [PRE914] Văn học 2 – Thi pháp học (Literature 2)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị và củng cố cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thi pháp học, thi pháp trong văn học thiếu nhi. Cụ thể, sinh viên được tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong các sáng tác của các nhà văn viết cho thiếu nhi, thời gian, không gian nghệ thuật, cốt truyện, kết cấu và ngôn từ nghệ thuật của các tác phẩm văn học thiếu nhi nói chung và các tác phẩm văn học thiếu nhi trong chương trình tiểu học nói riêng. Qua đó, sinh viên tiếp cận, cảm nhận, phân tích những giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của những tác phẩm được tuyển chọn giảng dạy trong chương trình tiếng Việt ở Tiểu học.

  1. 1412.  [PRE918] Đại lượng và đo đại lượng (Quantities and Measuring Quantity)

(3; 45; 0)

Học phần này trang bị cho sinh viên một số khái niệm về đại lượng và đo đại lượng; chính xác hóa các khái niệm về đại lượng, đại lượng tỉ lệ thuận tỉ lệ nghịch.. Sinh viên sẽ được nâng cao khả năng giảng dạy các kiến thức liên quan đến đại lượng và đo đại lượng. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng nền tảng để có thể giảng dạy tốt các vấn đề liên quan đến đại lượng trong chương trình toán tiểu học.

  1. 1413.  [PRE919] Phương pháp dạy học toán 3 (Thực hành giải toán tiểu học) – CĐ GDTH (Method of Teaching Mathematics in Primary Schools - part 3)

(3; 45; 0)

Học phần giới thiệu chi sinh viên các nội dung: Đại cương về giải toán ở Tiểu học, giới thiệu khái niệm, các bước giải các bài toán ở tiểu học trong các phương pháp như; phương pháp ứng dụng sơ đồ đoạn thẳng; phương pháp rút về đơn vị, dùng tỉ số; phương pháp giả thiết tạm; phương pháp khử.... Thực hành giải toán theo từng phương pháp; cách hướng dẫn học sinh giải bài toán..

  1. 1414.  [PRS101] Xác suất thống kê A (Probability And Statistics A)

(3; 45; 0)

Học phần trang bị các kiến thức về Lý thuyết Xác suất và Thống kê bao gồm: biến cố và xác suất của biến cố; biến ngẫu nhiên và một số phân phối xác suất thông dụng; lý thuyết mẫu mẫu; lý thuyết ước lượng; kiểm định giả thiết thống kê, tương quan và hồi quy tuyến tính đơn biến.

  1. 1415.  [PRS102] Xác suất thống kê A – CĐ (Probability and Statistics A of Colleges)

(3; 45; 0)

Học phần trang bị các kiến thức về Lý thuyết Xác suất và Thống kê bao gồm: biến cố và xác suất của biến cố; biến ngẫu nhiên và một số phân phối xác suất thông dụng; lý thuyết mẫu mẫu; lý thuyết ước lượng; kiểm định giả thiết thống kê, tương quan và hồi quy tuyến tính đơn biến.

  1. 1416.  [PRS103] Xác suất thống kê B (Probability and Statistics B)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị các kiến thức về lý thuyết xác suất và thống kê bao gồm: biến cố và xác suất của biến cố; biến ngẫu nhiên và một số phân phối xác suất thông dụng; lý thuyết mẫu mẫu; lý thuyết ước lượng; kiểm định giả thiết thống kê, tương quan và hồi quy tuyến tính đơn biến.

  1. 1417.  [PRS104] Xác suất thống kê (Probability and Statistics)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Độ đo tích phân.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê toán học.

  1. 1418.  [PSY101] Tâm lý học đại cương (General Psychology)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về đời sống tâm lý của cá nhân bao gồm: các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý với những đặc điểm, quy luật và cơ chế hoạt động của nó. Từ đó ứng dụng vào công tác giáo dục và dạy học để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ.

  1. 1419.  [PSY102] Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm đào tạo giáo viên THCS và trung học phổ thông (Psychology of Ages and Educational Psychology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tâm lý học đại cương.

Học phần cung cấp những hiểu biết cơ bản về đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các quan niệm khác nhau về trẻ em cũng như các quy luật chung về sự phát triển tâm lý trẻ em. Cung cấp cho các em kiến thức về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; các kiến thức cơ bản về hoạt động dạy và hoạt động học, quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình dạy học, kiến thức về trúc tâm lý của hành vi đạo đức.

  1. 1420.  [PSY103] Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm (Psychology of Ages and Educational Psychology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tâm lý học đại cương.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về lịch sử tâm lý lứa tuổi và sư phạm, các quan điểm về sự phát triển tâm lý trẻ em, các tiền đề về sự phát triển tâm lý tuổi tiểu học, đặc điểm tâm lý và các hoạt động tuổi tiểu học, kiến thức về tâm lý học dạy học và tâm lý học giáo dục đạo đức học sinh tiểu học, phẩm chất của người giáo viên tiểu học, những năng lực sư phạm cần thiết của người giáo viên, quá trình hình thành nhân cách người giáo viên và sự tự hoàn thiện nhân cách bản thân.

  1. 1421.  [PSY104] Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm (Psychology of Ages and Education)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tâm lý học đại cương.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về lịch sử tâm lý lứa tuổi và sư phạm, các quan điểm về sự phát triển tâm lý trẻ em, các tiền đề về sự phát triển tâm lý lứa tuổi, đặc điểm tâm lý và các hoạt động tuổi tiểu học và trung học cơ sở, kiến thức về tâm lý học dạy học và tâm lý học giáo dục đạo đức học sinh, phẩm chất, những năng lực sư phạm cần thiết của người giáo viên, quá trình hình thành nhân cách người giáo viên và sự tự hoàn thiện nhân cách bản thân.

  1. 1422.  [PSY105] Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Psychology Development of Preschool Children)

(4; 60; 0)

Học phần cung cấp các nội dung cơ bản về tâm lý học trẻ mầm non từ lọt lòng đến 6 tuổi theo hai giai đoạn là nhà trẻ, mẫu giáo với các đặc điểm tâm lý và hoạt động chủ đạo để giúp sinh viên khái quát và đánh giá sự phát triển tâm lý của trẻ; Đồng thời, rèn luyện cho người học kỹ năng chia sẻ và hợp tác nhóm trong các hoạt động.

  1. 1423.  [RUD101] Giới thiệu ngành – ĐH PTNT (Introduction to Rural Development Curriculum)

(1; 15; 0)

Học phần cung cấp các kiến thức về chương trình học ngành Phát triển nông thôn. Hỗ trợ sinh viên có hiểu biết đúng, để có kế hoạch thích hợp trong việc thực hiện chương trình học. Ngoài ra, sinh viên có thể học vượt để tích lũy nhiều tín chỉ hơn và hoàn thành chương trình trước thời gian quy định.

  1. 1424.  [RUD102] Giới thiệu ngành – CĐ PTNT (Introduction to Rural Development Curriculum)

(1; 15; 0)

Học phần cung cấp các kiến thức về chương trình học ngành Phát triển nông thôn. Hỗ trợ sinh viên có hiểu biết đúng, để có kế hoạch thích hợp trong việc thực hiện chương trình học. Ngoài ra, sinh viên có thể học vượt để tích lũy nhiều tín chỉ hơn và hoàn thành chương trình trước thời gian quy định.

  1. 1425.  [RUD301] Xã hội học nông thôn (Rural Sociology)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp những kiến thức về xã hội học nông thôn; trình bày sự hình thành của chuyên ngành xã hội học nông thôn, đặc điểm, tính chất của nông thôn và các thiết chế xã hội ở nông thôn cũng như các vấn đề xã hội của nông thôn Việt Nam hiện nay.

  1. 1426.  [RUD302] Phát triển cộng đồng (Community Development)

(2; 22; 16)

Học phần trang bị các kiến thức về cộng đồng, phân biệt cộng đồng và quá trình phát triển từ yếu kém đến cộng đồng tự lực được cung cấp. Ngoài ra, khái niệm tham gia, các mức độ tham gia trong công tác phát triển; kỹ năng cần thiết của tác viên phát triển cộng đồng và một số phương pháp tiếp cận trong phát triển nông thôn cũng được giới thiệu.

  1. 1427.  [RUD303] Phát triển nông thôn (Rural Development)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phát triển nông thôn; phát triển kinh tế nông thôn: nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội và môi trường nông thôn; vai trò của nhà nước và các tổ chức trong phát triển nông thôn (trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước, các tổ chức kinh tế và xã hội trong nông thôn).

  1. 1428.  [RUD304] Chính sách phát triển nông thôn (Agricultural and Rural Policy Analysis)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cở sở hình thành chính sách và khung phân tích chính sách, các quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện và phân tích tác động của các loại chính sách và chiến lược đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống người dân nông thôn.

  1. 1429.  [RUD305] Thống kê kinh tế – xã hội (Social - Economic Statistic)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Xác suất thống kê A.

Học phần này đóng góp những kiến thức về khái niệm cơ bản trong thống kê kinh tế và xã hội học; điều tra chọn mẫu; thu thập, xử lý số liệu thống kê; tổng hợp và mô tả dữ liệu thống kê; và phân tích thống kê. Nhằm giúp sinh viên áp dụng các phương pháp thống kê được ứng dụng trong thống kê xã hội học và kinh tế lượng như thống kê mô tả, kiểm định, phân tích hồi quy.

  1. 1430.  [RUD306] Công tác xã hội trong PTNT (Socical Work in Rural Development)

(2; 22; 16)

Học phần giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, những quan điểm khác nhau về ngành công tác xã hội trong PTNT. Môn học này còn giúp sinh viên hiểu được các đặc điểm của cộng đồng nông thôn thông qua các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và nhân viên chuyên ngành về công tác xã hội. Hơn nữa, môn học sẽ lồng ghép các lý thuyết và nguyên tắc về công tác xã hội với các vấn đề liên quan đến phát triển nông thôn, điều này giúp sinh viên có thêm kiến thức sâu rộng hơn về các vấn đề xã hội trong các xã hội đang phát triển.

  1. 1431.  [RUD307] Kinh tế nông thôn – CĐ PTNT (Rural economic)

(2; 22; 16)

Học phần tiên quyết: Kinh tế học.

Học phần này trang bị những kiến thức về tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong nên kinh tế quốc dân. Đồng thời xem xét các yếu tố cấu thành như: đất đai, vốn, lao động, khoa học công nghệ, thị trường, chính sách nông nghiệp cũng như những tác động của chúng đối với nền kinh tế nông nghiệp như thế nào. Sử dụng các nguồn lực giới hạn (tài nguyên) một cách hiệu quả nhất cho phát triển nông nghiệp của một quốc gia, địa phương và nông hộ.

  1. 1432.  [RUD308] Đánh giá nông thôn – CĐ PTNT (Rural Appraisal)

(2; 22; 16)

Sinh viên sẽ được giới thiệu về các khái niệm sự tham gia, các cách tiếp cận có sự tham gia trong tiến trình phát triển. Sinh viên cũng sẽ được học các phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA và RRA). Noài ra, sinh viên cũng được hướng dẫn cách sử dụng và thực hành các công cụ trong phương pháp PRA và hiểu được tính ứng dụng của PRA trong các nghiên cứu và dự án phát triển.

  1. 1433.  [RUD309] Trồng trọt đại cương (General Plant Cultivation)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ thuật cơ bản trong lĩnh vực trồng trọt. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng bao gồm sinh lý cây trồng, khí hậu, đất đai, dinh dưỡng, chọn tạo giống, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, tồn trữ sản phẩm.

  1. 1434.  [RUD310] Sinh thái học – PTNT (Ecology – Management of Environment and Natural Resources)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, các nguyên lý cơ bản về hệ sinh thái nông nghiệp; các vấn đề suy thoái môi trường và tài nguyên thiên nhiên và giải pháp quản lý; làm cơ sở cho các lĩnh vực quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Kiến thức về các công cụ trong quản lý môi trường và tái sử dụng chất hữu cơ.

  1. 1435.  [RUD504] Sức khỏe, dinh dưỡng và dân số (Health, Nutrition and Population)

(2; 30; 0)

Học phần này giúp cho sinh viên các kiến thức về sức khoẻ, dinh dưỡng, sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của nông thôn.

  1. 1436.  [RUD505] Phân tích khung sinh kế (Livelihood Framework Analysis)

(2; 15; 30)

Học phần giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, những luận điểm cơ bản nhằm phân tích các vấn đề kinh tế xã hội – đặt hộ nông dân là trọng tâm - liên quan cho mục tiêu và ưu tiên phát triển. Từ đó, giúp sinh viên có thể định hướng được nghiên cứu và vận dụng trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển nông thôn. Sinh viên được giới thiệu khái quát các lý thuyết về khung sinh kế; hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu cơ bản về khung sinh kế; trình bày cách phân tích khung sinh kế nhằm đưa ra chiến lược phát triển cho nông hộ cũng như cộng đồng.

  1. 1437.  [RUD507] Tín dụng nông thôn (Rural Credit)

(2; 22; 16)

Học phần tiên quyết: Kinh tế vi mô.

Học phần nhằm trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cơ bản về tài chính nông thôn về đặc điểm, cấu trúc thị trường tín dụng nông thôn và phương pháp tiếp cận truyền thống đối với việc xây dựng thị trường tín dụng nông thôn. Ngoài ra, môn học này cũng trình bày một cách hệ thống lý thuyết về thông tin bất đối xứng và ảnh hưởng của nó đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội với trọng tâm là thị trường tài chánh - tín dụng nông thôn.

  1. 1438.  [RUD508] Kinh tế nông thôn (Rural Economic)

(2; 22; 16)

Học phần tiên quyết: Kinh tế học.

Học phần này trang bị những kiến thức về tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong nên kinh tế quốc dân. Đồng thời xem xét các yếu tố cấu thành như: đất đai, vốn, lao động, khoa học công nghệ, thị trường, chính sách nông nghiệp cũng như những tác động của chúng đối với nền kinh tế nông nghiệp như thế nào. Sử dụng các nguồn lực giới hạn (tài nguyên) một cách hiệu quả nhất cho phát triển nông nghiệp của một quốc gia, địa phương và nông hộ.

  1. 1439.  [RUD509] Đánh giá nông thôn (Rural Appraisal)

(2; 22; 16)

Học phần giới thiệu các khái niệm sự tham gia, các cách tiếp cận có sự tham gia trong tiến trình phát triển. Ngoài ra sinh viên cũng sẽ được học các phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA và RRA). Sinh viên cũng được hướng dẫn cách sử dụng và thực hành các công cụ trong phương pháp PRA và hiểu được tính ứng dụng của PRA trong các nghiên cứu và dự án phát triển.

  1. 1440.  [RUD510] Nghiên cứu phát triển nông thôn (Rural Development Research)

(2; 22; 16)

Học phần này sẽ dẫn dắt sinh viên từng bước trở thành một người làm khoa học đúng đắn, tạo thêm những kiến thức mới phục vụ nhân loại. Các bài giảng sẽ tập trung giới thiệu các khái niệm về nhận định vấn đề một cách khoa học; các loại kiến thức khoa học và nguồn kiến thức; phương pháp nghiên cứu tìm các loại kiến thức/tài liệu; hình thành giả thiết và các bước tiến hành nghiên cứu để chứng minh giả thiết; yếu tố nội dung cơ bản của một dự án nghiên cứu nhằm xin được tài trợ cho các thí nghiệm/nghiên cứu; viết báo cáo khoa học; thuyết trình khoa học.

  1. 1441.  [RUD511] Quản lý nông trại và kinh doanh nông nghiệp (Farming Management And Agriculture Business)

(3; 30; 30)

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các loại hình kinh doanh nông nghiệp và tổ chức sử dụng các nguồn lực trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Phương thức tiêu thụ sản phẩm, quản lý tài chính và phân tích tình hình kinh doanh các mặt hàng nông sản.Giới thiệu tổng quan về quản lý nông trại: khái niệm, vai trò, đặc điểm của quản lý nông trại; lập kế hoạch, tổ chức và quản lý sản xuất; quản lý sản phẩm nông trại; đánh giá hiệu quả trong sản xuất nông trại.

  1. 1442.  [RUD512] Thiết kế và quản lý dự án phát triển nông thôn (Design and Management for Rural Development Project)

(2; 22; 16)

Học phần giới thiệu chung quản lý dự án phát triển nông thôn và từng bước xây dựng chi tiết dự án phát triển, phát triển ý tưởng, lập kế hoạch dự án phát triển, tổ chức xây dựng dự án và kế hoạch thực hiện dự án và hoàn thành một dự án hoàn chỉnh. Bên cạnh đó cũng giới thiệu khái quát giám sát, kiểm soát và đánh giá dự án phát triển.

  1. 1443.  [RUD513] Chiến lược và kế hoạch phát triển (Strategy and Development Plan)

(3; 30; 30)

Học phần trình bày khái niệm, vai trò và đặc điểm của chiến lược và kế hoạch phát triển; phương pháp xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển; cấu trúc của chiến lược và kế hoạch phát triển; tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển

  1. 1444.  [RUD514] Thực tập nghề nghiệp – PTNT (Study Tour on Rural Development)

(5; 15; 120)

Học phần tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế bên ngoài, nhằm tiếp thu kiến thức từ thực tế quá trình xây dựng và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, bổ sung kiến thức đã được trang bị trong nhà trường.

  1. 1445.  [RUD515] Thống kê kinh tế – Xã hội – CĐ PTNT (Social-economic statistic)

(2; 22; 16)

Học phần tiên quyết: Xác suất thống kê.

Học phần này đóng góp những kiến thức về khái niệm cơ bản trong thống kê kinh tế và xã hội học; điều tra chọn mẫu; thu thập, xử lý số liệu thống kê; tổng hợp và mô tả dữ liệu thống kê; và phân tích thống kê. Nhằm giúp sinh viên áp dụng các phương pháp thống kê được ứng dụng trong thống kê xã hội học và kinh tế lượng như thống kê mô tả, kiểm định, phân tích hồi quy.

  1. 1446.  [RUD516] Phương pháp khuyến nông – CĐ PTNT (Agricultural Extension Method)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khuyến nông và phương pháp khuyến nông; kiến thức và kỹ năng về phương pháp tổ chức và quản lý nhóm; phương pháp khuyến nông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: ấn phẩm, báo và tạp chí, truyền thanh và phát thanh, truyền hình, áp phích, website; cách tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật; phương pháp cá nhân: thăm và tư vấn, thư, hướng dẫn, điện thoại; lập kế hoạch và đánh giá chương trình khuyến nông. Ngoài ra, một số kỹ năng thực hành thảo luận seminar trên lớp và đi tham quan thực tế giúp cho sinh viên nắm tiếp cận được thực tế để củng cố kiến thức từ lý thuyết.

  1. 1447.  [RUD517] Phương pháp khuyến nông (Agricultural Extension Method)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khuyến nông và phương pháp khuyến nông; kiến thức và kỹ năng về phương pháp tổ chức và quản lý nhóm; phương pháp khuyến nông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: ấn phẩm, báo và tạp chí, truyền thanh và phát thanh, truyền hình, áp phích, website; cách tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật; phương pháp cá nhân: thăm và tư vấn, thư, hướng dẫn, điện thoại; lập kế hoạch và đánh giá chương trình khuyến nông. Ngoài ra, một số kỹ năng thực hành thảo luận seminar trên lớp và đi tham quan thực tế giúp cho sinh viên nắm tiếp cận được thực tế để củng cố kiến thức từ lý thuyết.

  1. 1448.  [RUD518] Nông nghiệp hữu cơ (Organic Farming)

(2; 22; 16)

Học phần tiên quyết: Sinh thái học, Phì nhiêu đất.

Học phần nhằm tạo điều kiện cho người học tiếp cận thông tin và kiến thức về sản xuất sạch theo hướng hữu cơ tổng hợp ở mức độ cộng đồng, góp phần cung cấp sản phẩm sạch cho xã hội.

  1. 1449.  [RUD519] Phì nhiêu đất - PTNT (Soil Fertility)

(2; 22; 16)

Học phần giới thiệu về đặc tính cơ bản của môi trường đất, các hoạt động ảnh hưởng đến phì nhiêu đất và biện pháp quản lý dinh dưỡng đất phục vụ canh tác nông nghiệp.

  1. 1450.  [RUD903] Chuyên đề tốt nghiệp (Graduation Essay)

(3; 0; 90)

Chuyên đề tốt nghiệp được xem là một công trình khoa học quan trọng của sinh viên, nhằm đánh giá khả năng vận dụng tổng hợp những kiến thức đã tích lũy trong suốt quá trình đào tạo của sinh viên nhằm giải quyết những yêu cầu về ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn.

  1. 1451.  [RUD904] Chuyên đề tốt nghiệp (Graduation Essay)

(4; 0; 120)

Chuyên đề tốt nghiệp được xem là một công trình khoa học quan trọng của sinh viên, nhằm đánh giá khả năng vận dụng tổng hợp những kiến thức đã tích lũy trong suốt quá trình đào tạo của sinh viên nhằm giải quyết những yêu cầu về ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn.

  1. 1452.  [RUD913] Giới và phát triển (Gender and Development Studies)

(2; 22; 16)

Học phần giới thiệu lịch sử phát triển của ngành giới và phát triển. Sinh viên sẽ phân biệt được các khái niệm cơ bản về giới và nghiên cứu sâu các vấn đề về bất bình đẳng giới bao gồm sự phân công lao động theo giới, bình đẳng giới, nhu cầu giới. Sinh viên cũng được hướng dẫn phương pháp và kỹ năng phân tích giới và tăng quyền lực cho phụ nữ qua các dự án phát triển.

  1. 1453.  [RUD914] Phân hóa giàu nghèo (Wealth and Poverty Distribution)

(2; 22; 16)

Học phần thuộc khối kiến thức ngành, là môn học tự chọn trong các môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp. Môn học cung cấp kiến thức về sự nghèo đói, nguyên nhân và hiện trạng của sự phân hoá giàu nghèo; quá trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Khả năng tiếp cận các nguồn lực của người nghèo trong quá trình phát triển nông thôn.

  1. 1454.  [RUD915] Kinh tế môi trường – PTNT (Environmental Economics)

(2; 15; 30)

Học phần tiên quyết: Kinh tế học.

Học phần này trang bị những kiến thức về mối liên hệ giữa những vấn đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường với những hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến chúng. Kinh tế môi trường ứng dụng các nguyên tắc kinh tế học vào việc nghiên cứu các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sao cho có hiệu quả.

  1. 1455.  [RUD916] Năng lượng tái tạo (Assets Based for Community Development)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp các kiến thức về lý thuyết của phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực cộng đồng. Thực hành quá trình lập kế hoạch và thực thi kế hoạch phát triển cộng đồng, đề xuất chiến lược xây dựng và phát triển thích hợp. Người học có khả năng hòa nhập, phân tích được tình hình thực tế để giúp các cộng đồng nghèo nhìn nhận các tiềm năng của chính họ và thông qua đó tự giải quyết các vấn đề của cộng đồng chính mình.

  1. 1456.  [RUD917] Lồng ghép giới (Dissertation on Rural Development)

(2; 22; 16)

Sinh viên sử dụng tất cả kiến thức trong quá trình học để tiếp cận hoàn cảnh trong thực tế; phân tích tình hình; thu thập số liệu; đề xuất giải pháp và viết báo cáo khoa học. Trong quá trình thực hiện những chiến lược giao tiếp, kinh nghiệm được xem xét nhằm hỗ trợ cho quá trình làm việc khi ra trường.

  1. 1457.  [RUD918] Phát triển cộng đồng dựa vào nguồn nội lực (Renewable Energy)

(2; 22; 16)

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về năng lượng tái tạo; tiềm năng, và lợi ích của các dạng năng lượng: mặt trời, gió, sinh khối, thủy triều. Ứng dụng hiệu quả năng lượng tái tạo vào đời sống và sản xuất.

  1. 1458.  [SEE101] Giới thiệu ngành – ĐH KTPM (Introduction to Software Engineering)

(1; 15; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quát về ngành nghề kỹ thuật phần mềm, yêu cầu cần có của một cử nhân công nghệ phần mềm trong tương lai về kiến thức chuyên môn và các công cụ theo tiêu chuẩn CDIO (Conceive-Design-Implement-Operate) thông qua việc làm một đồ án môn học cùng tên. Môn học còn cung cấp các kỹ năng nhằm tăng khả năng thành công của người cử nhân trong tương lai ngay từ khi còn là sinh viên bằng cách nhận thức được trách nhiệm của người cử nhân đối với xã hội từ đó đưa ra các ứng xử, thái độ tích cực trong giao tiếp và trong học tập.

  1. 1459.  [SEE301] Nhập môn công nghệ phần mềm (Introduction to Software Engineering)

(2; 20; 20)

Học phần giúp sinh viên có một cái nhìn tổng quan về các chủ đề chính trong công nghệ phần mềm. Sinh viên được giới thiệu về các thành phần trong qui trình phát triển phần mềm (như lập kế hoạch, ước lượng, thu thập yêu cầu, đặc tả, phân tích, thiết kế, thực thi, kiểm thử, bảo trì), các phương pháp kỹ thuật thực hiện, các phương pháp tổ chức quản lý của dự án phần mềm. Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng làm cơ sở học tiếp các môn chuyên ngành.

  1. 1460.  [SEE501] Phân tích yêu cầu phần mềm (Analysis Software Requirements)

(2; 30; 0)

Học phần giúp cho sinh viên nắm được các khái niệm, qui chuẩn, kỹ năng trong nghiệp vụ phân tích yêu cầu tổng quá từ đó nắm được qui trình phân tích yêu cầu phần mềm hiện đại.

  1. 1461.  [SEE502] Thiết kế phần mềm (Software Design)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Phân tích yêu cầu phần mềm.

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về giai đoạn thiết kế phần mềm trong chu trình sống của phần mềm. Các công cụ, phương pháp được cung cấp trong giai đoạn này sẽ giúp cho việc đặc tả hệ thống một cách chi tiết và tương đối hoàn chỉnh.

  1. 1462.  [SEE504] Phát triển phần mềm mã nguồn mở (Open-Source Software Development)

(2; 20; 20)

Học phần trang bị một số vấn đề chung về mã nguồn mở, một số License trong cộng đồng mã nguồn mở, những lợi ích của việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong việc phát triển phần mềm. Người học sẽ được giới thiệu các phần mềm, tiện ích mã nguồn mở thường được dùng trong việc phát triển các ứng dụng như các hệ điều hành Linux, môi trường phát triển ứng dụng mã nguồn mở như GNU.

  1. 1463.  [SEE505] Phân tích và thiết kế phần mềm hướng đối tượng (Object Oriented Analysis and Design)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin.

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức, phương pháp và kỹ năng phân tích và thiết kế một hệ thống phần mềm theo tiếp cận hướng đối tượng sử dụng ngôn ngữ mô hình hợp nhất (Unified Modelling Language).

  1. 1464.  [SEE507] Bảo trì phần mềm (Software Maintance)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Thiết kế phần mềm.

Sau khi hoàn tất học phần này, người học có một cái nhìn tổng quan về hoạt động bảo trì phần mềm cũng như có các phương pháp, kỹ thuật và công cụ phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề trong bảo trì phần mềm.

  1. 1465.  [SEE508] Quản lý dự án phần mềm (Software Project Management)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin.

Học phần giới thiệu vai trò của quản lý dự án, vai trò và nhiệm vụ của người quản lý dự án, các đặc trưng của một dự án phần mềm. Cung cấp các kiến thức, kỹ năng, phương pháp cơ bản trong lĩnh vực quản lý dự án nhằm nâng cao khả năng thành công của dự án, hạn chế các sai lầm, rủi ro có thể làm cho dự án thất bại.

  1. 1466.  [SEE510] Hệ thống thông tin địa lý (GIS) – TH (Geographic Information System)

(2; 15; 30)

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin địa lý bao gồm: cơ sở địa lý học, cơ sở dữ liệu trong GIS, hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS), xử lý dữ liệu, tổng quan về viễn thám, công nghệ WEBGIS, ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên môi trường.

  1. 1467.  [SEE512] Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm (Software Testing and Quality Assurance)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Thiết kế phần mềm.

Học phần chia làm hai phần kiểm thử phần mềm và đảm bảo chất lượng phần mềm. Phần một cung cấp cho sinh viên kiến thức về kiểm thử phần mềm, các qui trình kiểm thử phần mềm và các kỹ thuật cơ bản trong thiết kế và cài đặt kiểm thử. Giúp sinh viên có khả năng tiến hành thiết kế, kiểm thử và đánh giá hiệu quả kiểm thử một phần mềm cụ thể trong thực tế. Ngoài ra, phần này cũng cung cấp sự hiểu biết và cách sử dụng một số công cụ hỗ trợ quản lý lỗi, một số công cụ hỗ trợ kiểm thử tự động. Phần hai cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về đảm bảo chất lượng phần mềm, các thành phần đảm bảo chất lượng phần mềm, các tiêu chuẩn và công việc để quản lý chất lượng phần mềm.

  1. 1468.  [SEE520] Lập trình .Net (.Net Programning)

(4; 30; 60)

Học phần trước: Ngôn ngữ lập trình Java.

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về kỹ thuật lập trình .NET thông qua ngôn ngữ lập trình C#. Sau khi hoàn tất môn học, người học có thể vận dụng để xây dựng các chương trình dựa nền tảng .Net Framework, giúp cho người học làm quen các công cụ lập trình trực quan, có kiến thức khái quát về các đối tượng giao diện thường dùng.

  1. 1469.  [SEE910] Điện toán đám mây (Cloud Computing)

(3; 30; 30)

Học phần này sẽ cung cấp cho người học một cái nhìn đầy đủ về hiệu quả, lợi ích cùng những thách thức mà công nghệ điện toán đám mây mang lại. Người học sẽ được tìm hiểu về lịch sử phát triển của công nghệ điện toán đám mây, cùng những kỹ thuật, cơ chế nền tảng giúp cho công nghệ này trở thành hiện thực. Ngoài ra, người học cũng được cung cấp đầy đủ về các khái niệm, mô hình và các kiến trúc có thể sử dụng để xây dựng nên các tính năng của một hệ thống điện toán đám mây.

  1. 1470.  [SEG301] Lịch sử văn minh thế giới A (Historic Cilivization of World)

(2; 25; 10)

Học phần giúp sinh viên có được cái nhìn cơ bản về quá trình hình thành, phát triển và giao lưu của các nền văn minh lớn trên thế giới; những thành tựu chủ yếu về vật thể cũng như phi vật thể của những nền văn minh lớn trên thế giới từ thời cổ đại cho tới ngày nay. Bên cạnh đó môn học này còn giúp cho sinh viên có kỹ năng phân tích, phán đoán, tìm ra mối quan hệ phần nào giữa những điều kiện tự nhiên, nền tảng kinh tế với các giá trị văn hoá mà nền văn minh đó đạt được.

  1. 1471.  [SEG501] Địa lý kinh tế – xã hội đại cương 1 (General Social – Economic Geography 1)

(3; 40; 10)

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của địa lí kinh tế - xã hội, mối quan hệ giữa con người và môi trường, địa lí về dân cư và quần cư, các vấn đề xã hội của địa lí học. Bên cạnh đó, học phần cũng rèn luyện các nhóm kỹ năng cơ bản trong dạy học và nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội như kỹ năng bản đồ, biểu đồ, atlat, ... Từ đó hình thành thái độ yêu nghề và có trách nhiệm với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

  1. 1472.  [SEG504] Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam 2 (Social - Economic Geography of Vietnam 2)

(3; 45; 0)

Học phần trước: ĐL KTXH đại cương 2, ĐL KTXH thế giới 1, 2.

Đây là học phần rất quan trọng trong khối kiến thức chuyên ngành. Học phần gồm 3 chương, nghiên cứu khía cạnh sự phân hóa lãnh thổ các vùng kinh tế. Môn học cung cấp các kiến thức về lí luận các vùng kinh tế xã hội, sự phát triển và phân hóa của các vùng kinh tế ở nước ta, trong đó có đề cập đến sự hình thành và vai trò quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm.

  1. 1473.  [SEG505] Thực địa Địa lý kinh tế – xã hội (Fieldwork for Social - Economic Geography)

(1; 0; 60)

Học phần giúp sinh viên có những kiến thức thực tiễn khi tham quan một số địa điểm sau khi đã được học lí thuyết trên lớp. Giúp sinh viên có điều kiện bổ sung, củng cố kiến thức đã có, từ đó nâng cao thêm khả năng tư duy tổng hợp, nâng cao tầm hiểu biết về những hiện tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội góp phần phục vụ tốt cho công việc tương lai.

  1. 1474.  [SEG507] Địa lý kinh tế – xã hội thế giới 2 (Social - Economic Geography of World 2)

(3; 45; 0)

Học phần gồm 2 chương, cung cấp cho sinh viên về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới. Qua đó giúp sinh viên ứng dụng kiến thức vào việc dạy học Địa lí ở trường phổ thông và một số công việc có liên quan sau này. Đồng thời người học còn rút ra được những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

  1. 1475.  [SEG508] Địa danh Việt Nam (Toponymie of Vietnam)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản liên quan đến đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của địa danh Việt Nam, mối quan hệ giữa địa danh và các ngành khác, các phương thức tạo và chuyển hóa địa danh cũng như việc phân vùng địa danh Việt Nam. Mặt khác, thông qua các kiến thức, người học có khả năng sưu tầm và lí giải về nguồn gốc của địa danh tại địa phương sinh sống.

  1. 1476.  [SEG509] Giáo dục dân số (Population Education)

(2; 28; 4)

Học phần gồm 3 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về dân số học, các đặc trưng như: sự biến động dân số, cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư và chất lượng dân số, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dân số. Qua đó giúp sinh viên có khả năng ứng dụng kiến thức vào việc dạy học Địa lí ở trường phổ thông và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

  1. 1477.  [SEG510] Môi trường và con người (Environmental & Civil)

(2; 25; 10)

Địa lý môi trường và con người là một học phần rất quan trọng nằm trong hệ thống khối kiến thức địa lý bỗ trợ . Môn học này nhằm giúp ho sinh viên chuyên ngành địa lý có một cách tiếp cận tốt hơn về kiến thức địa lý chuyên ngành và nhằm giúp giải thích và phân tích tốt hơn các vấn đề địa lý địa phương và địa lý khu vực.

  1. 1478.  [SEG514] Địa lý đô thị (Geography of the Urban)

(2; 30; 0)

Địa lý đô thị là một học phần rất quan trọng nhằm bổ trợ cho sinh viên địa lý có một nguồn kiến thức hỗ trợ tốt cho công việc giảng dạy ở các trường phổ thông. Giáo trình gồm có 4 chương đem lại cho sinh viên sự hiểu biết cơ bản về các vấn đề lý luận chung về đô thị; các chỉ tiêu đánh giá đô thị và những vấn đề đô thị hiện nay.

  1. 1479.  [SEG515] Địa lý du lịch Việt Nam (Vietnam Tourism Geography)

(3; 42; 6)

Học phần trước: Địa lý kinh tế – xã hội đại cương 1.

Học phần bao gồm: phần 1 (3 chương) và phần 2 (3 chương) cung cấp những kiến thức cơ bản về du lịch, tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, những cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa của Việt Nam, các vùng du lịch Việt Nam. Giúp sinh viên có được kiến thức để phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp.

  1. 1480.  [SEG517] Phong tục, tín ngưỡng, lễ hội Việt Nam (The Customs, the Beliefs and the Festivals of Vietnam)

(3; 40; 10)

Học phần trước: ĐL KTXH Việt Nam 1, 2.

Đây là học phần tự chọn, gồm 3 chương. Học phần giúp sinh viên tiếp cận được với một số phong tục, tín ngưỡng, lễ hội của Việt Nam và địa phương mình; từ đó, sinh viên sẽ càng thêm yêu quê hương, đất nước, yêu những giá trị văn hóa đã được xây dựng và bảo tồn qua hàng nghìn năm lịch sử của đất nước mình và làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc, cũng như ý thức giữ gìn những bản sắc văn hóa của dân tộc.

  1. 1481.  [SEG518] Địa lý kinh tế – xã hội đại cương 2 (General Social – Economic Geography 2)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Địa lí kinh tế - xã hội đại cương 1.

Học phần cung cấp kiến thức phân bố sản xuất theo ngành và theo lãnh thổ. Bên cạnh đó, học phần cũng rèn luyện các nhóm kỹ năng cơ bản trong dạy học và nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội như kỹ năng bản đồ, biểu đồ, Atlat… Từ đó hình thành thái độ yêu nghề và có trách nhiệm với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

  1. 1482.  [SEG519] Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam 1 (Social - Economic Geography of Vietnam 1)

(3; 42; 6)

Học phần trước: ĐL KTXH đại cương 1; ĐL KTXH đại cương 2; ĐL KTXH thế giới 1; ĐL KTXH thế giới 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu sắc về bức tranh kinh tế-xã hội Việt Nam. Học phần nghiên cứu khía cạnh tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế và đi sâu phân tích các yếu tố nguồn lực để phát triển kinh tế như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội… cũng như phân tích bức tranh cơ cấu ngành trên bình diện vĩ mô và vi mô.

  1. 1483.  [SEG520] Địa lý kinh tế – xã hội thế giới 1 (Social - Economic Geography of World 1)

(3; 45; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của một số khu vực trên thế giới. Đồng thời nó cũng trang bị cho sinh viên kiến thức chung về nền kinh tế - xã hội cũng như các đặc điểm và xu hướng của nền kinh tế - xã hội thế giới những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn công việc giảng dạy, nghiên cứu trong tương lai.

  1. 1484.  [SOC101] Xã hội học đại cương (General Sociology)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những nội dung về lịch sử hình thành, các quan điểm, trường phái xã hội học trên thế giới. Cung cấp, phân tích các phạm trù xã hội học cơ bản, giới thiệu các vấn đề thuộc xã hội học chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu xã hội học. Qua đó, giúp sinh viên hiểu các khái niệm, luận điểm cơ bản của các cách tiếp cận xã hội học, biết sử dụng phương pháp để tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, vận dụng kiến thức môn học để lý giải một số hiện tượng xã hội ở Việt Nam.

  1. 1485.  [SOI303] Qui hoạch và đánh giá sử dụng đất nông nghiệp (Land Use Planning)

(2; 22; 16)

Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; Phương pháp tiếp cận sử dụng đất thích hợp và sức tải của đât; Phân vùng lãnh thổ các vùng sản xuất nông nghiêp; Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững; Quy hoạch đất phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; Giải pháp hợp lý và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch; Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

  1. 1486.  [SOI304] Thổ nhưỡng I (Pedology 1)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Hóa sinh.

Nội dung kiến thức truyền đạt cho người học bao gồm về quá trình hình thành đất, thành phần cấu tạo, tính chất hóa học và các tính chất vật lý cơ bản của của các pha rắn, lỏng và khí trong đất. Trên cơ sở kiến thức này, người học sẽ có hiểu biết tại sao đặc tính của đất liên quan đến quá trình hình thành và ảnh hưởng các tính chất hóa học và vật lý của đất đến thực vật và môi trường.

  1. 1487.  [SOI305] Phân bón (Fertilizer)

(2; 22; 16)

Học phần giới thiệu các nội dung cơ bản về tính chất, động thái, sử dụng phân đa lượng N, P, K, các loại phân hữu cơ, phân sinh học, phân trung, vi lượng; sự chuyển biến khi bón phân vào đất; nguyên lý của phương pháp bón phân và các phương pháp khuyến cáo phân bón cho các loại cây trồng.

  1. 1488.  [SOI306] Thổ nhưỡng - CĐ PTNT (Basic Soil Science)

(2; 22; 16)

Học phần giới thiệu về nguồn gốc hình thành, đặc tính cơ bản của môi trường đất và các hoạt động canh tác nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường đất

  1. 1489.  [STA101] Nhập môn lý thuyết xác suất và thống kê toán (Probability and Statistics)

(2; 25; 10)

Học phần trước: Toán học 2 (Các tập hợp số).

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất và thống kê toán. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc việc tính toán các tham số mẫu, xử lý số liệu đơn giản, phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng nền tảng để có thể giảng dạy tốt các vấn đề liên quan đến thống kê trong chương trình toán tiểu học.

  1. 1490.  [STA102] Nhập môn lý thuyết xác suất và thống kê toán – CĐ (Probability and Statistics)

(2; 25; 10)

Học phần trước: Toán học 2 (Các tập hợp số).

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất và thống kê toán. Kết thúc học phần, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc việc tính toán các tham số mẫu, xử lý số liệu đơn giản, phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng nền tảng để có thể giảng dạy tốt các vấn đề liên quan đến thống kê trong chương trình toán tiểu học.

  1. 1491.  [TEC501] Kỹ thuật điện - SP VL (Technology of Electricity)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Điện và từ 2.

Học phần cung cấp những nội dung cơ bản như các phần tử tạo nên mạch điện, các phương pháp giải mạch điện sử dụng giản đồ vectơ và số phức, cách phân tích mạch điện một pha và ba pha; nguyên lí hoạt động của các loại máy điện thông dụng như máy biến áp, máy điện một chiều, máy phát điện đồng bộ, động cơ điện không đồng bộ..…

  1. 1492.  [TEC507] Thủy lực trong công nghệ môi trường (Environmental Hydraulics)

(3; 30; 30)

Học phần nghiên cứu những vấn đề chất lỏng ở trạng thái cân bằng, tức là ở trạng thái không có sự chuyển động tương đối giữa các phần tử chất lỏng. Nghiên cứu những quy luật chung về chuyển động của chất lỏng, có xét đến các lực tác dụng. Áp dụng các phương trình động học để xác định tổn thất năng lượng khi chất lỏng chuyển động. Tính toán, thiết kế hệ thống đường ống trong mạng lưới cấp nước.

  1. 1493.  [TEC510] An toàn và bảo hộ lao động (Safety Labor and Equipment)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học kiến thức liên quan đến công tác an toàn lao động, hệ thống pháp luật hiện hành và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất công nghiệp; kỹ năng cơ bản để nhận định được các mối nguy xuất hiện trong môi trường lao động; phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện; vận dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động hợp lý.

  1. 1494.  [TEC511] Hình họa vẽ kỹ thuật (Engineering Drawing)

(2; 30; 0)

Học phần này cung cấp các phương pháp biểu diễn phép chiếu, bản vẽ, biểu diễn bằng các yếu tố hình học cơ bản, quan hệ phụ thuộc, quan hệ cắt nhaug, quan hệ song song, dường cong và mặt cong, bản vẽ kỹ thuật, đọc bản vẽ và phát họa bản vẽ kỹ thuật.

  1. 1495.  [TEC512] Phương pháp tính kỹ thuật môi trường

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học kiến thức liên quan đến kỹ thuật tính toán sai số, lấy mẫu thực nghiệm.

  1. 1496.  [TEC518] Bơm, quạt và máy nén (Electrical Engineering)

(3; 30; 30)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về mạch điện, phương pháp tính toán mạch điện, dòng điện xoay chiều hình sin một pha và ba pha, các kiến thức về nguyên lý, cấu tạo, đặc tính và ứng dụng các loại máy điện. Xác định và vận dụng nhuần nhuyễn những ứng dụng của các hiện tượng điện từ nhằm biến đổi năng lượng và tín hiệu, bao gồm việc phát, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng trong sản xuất và đời sống.

  1. 1497.  [TEC520] Kết cấu công trình (Structure of Works)

(3; 30; 30)

Kết cấu công trình là bộ phận các cấu kiện chịu lực chính của một công trình. Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức về cấu tạo các cấu kiện kết cấu của công trình xây dựng, quy tắc ứng xử và nguyên lý làm việc của các cấu kiện kết cấu, đồng thời đưa ra phương pháp tối ưu để thiết kế các cấu kiện kết cấu này nhằm đảm bảo các điều kiện bền, cứng, ổn định và yêu cầu thẫm mỹ.

  1. 1498.  [TEC521] Cơ học đất và nền móng (Soil Mechanics and Foundation)

(3; 30; 30)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về bản chất vật lý và cơ học của đất, các lý thuyết tính toán, các phương pháp thực nghiệm và ứng dụng Cơ học đất trong lĩnh vực xây dựng công trình; trang bị cho người học quy trình thiết kế, phương pháp tính toán và thí nghiệm kiểm tra cho các loại nền móng khác nhau. Từ đó, đề xuất phương án nền móng hợp lý tùy theo điều kiện địa chất công trình, tải trọng tác dụng và công nghệ thi công.

  1. 1499.  [TEC523] Kỹ thuật điện – KTMT (Fans and Compressors Pumps)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Thủy lực môi trường.

Học phần trang bị cho người học những lý thuyết cơ bản về các loại máy bơm chất lỏng và chất khí, các loại máy quạt và máy nén khí sử dụng trong công nghiệp và dân dụng. Hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại bơm - quạt và máy nén. Tính toán và vận dụng các loại máy này trong các hệ thống công nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, khai thác dầu mỏ, cho đến giao thông vận tải và cả trong đời sống hàng ngày.

  1. 1500.  [TEC524] AutoCAD kỹ thuật môi trường (AutoCAD for Environmental Engineering)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Hình họa vẽ kỹ thuật.

Học phần giúp sinh viên trau dồi các kỹ năng làm việc công nghiệp, thiết kế và ứng dụng bản vẽ kỹ thuật trong AutoCAD, trình bày những kỹ năng cơ bản của AutoCAD, cùng với phương thức ứng dụng kỹ năng này trong thiết kế và hiệu chỉnh bản vẽ kỹ thuật.

  1. 1501.  [TEC526] Điện tử cơ bản (Basic Electronics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Điện và từ 1.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng các linh kiện điện tử như điện trở, tụ điện, điện cảm, diode, transistor, IC…; Hiểu và tính toán được quan hệ giữa tín hiệu vào và tín hiệu ra của các mạch điện tử thông dụng như mạch chỉnh lưu, mạch lọc, mạch ổn định điện áp, mạch khuếch đại; các cổng logic và một số mạch điện tử số…

  1. 1502.  [TEC527] Lập trình Matlab cho Vật lý (Matlab Programming for Physics)

(2; 15; 30)

Lập trình Matlab cho vật lý là học phần thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức như: Tính toán cơ bản (tích phân, vi phân, giải phương trình và hệ phương trình đại số, vi phân, các phép toán ma trận); Lập trình cơ bản và lập trình tạo giao diện giải các bài toán vật lý, vẽ đồ thị chuyển động; Viết các hàm mới theo đặc thù của ngành bổ sung vào thư viện hàm của Matlab; Dùng Matlab để giải một số bài toán vật lý.

  1. 1503.  [TEC547] Tự động hóa (Automation)

(2; 15; 30)

Học phần trước: Kỹ Thuật Điện – KTMT , Bơm – Quạt và Máy Nén.

Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về các thiết bị điện, các sơ đồ điều khiển tự động và ứng dụng của chúng trong thực tế, cách nhận biết cũng như cách đo đạc các thiết bị điện đang trong tình trạng non tải hay quá tải. Ngoài ra còn giới thiệu thêm phần mềm tự động hóa PLC đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Đồng thời giúp cho sinh viên không chuyên ngành điện rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua việc lắp và vận hành các sơ đồ điều khiển các thiết bị điện và các sơ đồ điều khiển tự động.

  1. 1504.  [TEC910] Thiết bị điện tử dân dụng (Consumer Electric Equipments)

(2; 15; 30)

Thiết bị điện dân dụng là học phần thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo của các thiết bị điện thông dụng như nồi cơm điện, quạt điện, bếp điện…; Hiểu nguyên lý hoạt động và vận hành các thiết bị một cách an toàn, hiệu quả. Học phần cũng cung cấp những kiến thức về an toàn khi sử dụng điện cũng như thiết bị chống sét.

  1. 1505.  [TIE903] Thực tập cuối khóa – TH (Undergraduate Practice)

(5; 0; 150)

Học phần này là cơ hội để sinh viên thực hành vận dụng những kiến thức và kỹ năng mình đã học tại trường vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại đơn vị thực tập. Sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng các giải pháp CNTT phù hợp để giải quyết vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phát triển các mối quan hệ xã hội.

  1. 1506.  [TIE904] Thực tập cuối khóa – KTMT (Internship)

(5; 0; 150)

Học phần giúp sinh viên củng cố kiến thức thông qua việc thực tập tại cơ quan nhà nước, công ty tư nhân hay phòng thí nghiệm của trường đại học, bao gồm các lĩnh vực: Đánh giá tác động môi trường; công nghệ sạch; quản lý và vận hành hệ thống xử lý chất thải; phương pháp xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải,… Qua đó, phát triển kỹ năng tiếp cận, phân tích, đánh giá các vấn đề môi trường; kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm. Đề xuất các giải pháp xử lý môi trường phù hợp với xu thế phát triển bền vững của đất nước.

  1. 1507.  [TIE913] Khóa luận tốt nghiệp – TH (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Nội dung chính của học phần này là sinh viên vận dụng các học phần của khối kiến thức và kỹ năng làm việc để xây dựng hoặc triển khai giải pháp công nghệ thông tin nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Các công việc chính bao gồm: phân tích vấn đề cần giải quyết, ứng dụng giải pháp phù hợp, thiết kế giải pháp, xây dựng giải pháp và viết báo cáo và trình bày kết quả.

  1. 1508.  [TIE914] Thực tập cuối khóa – CĐ TH (Undergraduate Practice)

(4; 0; 120)

Học phần này là cơ hội để sinh viên thực hành vận dụng những kiến thức và kỹ năng mình đã học tại trường vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại đơn vị thực tập. Sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ kỹ năng vận dụng các giải pháp CNTT phù hợp để giải quyết vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phát triển các mối quan hệ xã hội.

  1. 1509.  [TIE915] Khóa luận tốt nghiệp – CĐ TH (Undergraduate Thesis)

(5; 0; 150)

Nội dung chính của học phần này là sinh viên vận dụng các học phần của khối kiến thức và kỹ năng làm việc để xây dựng hoặc triển khai giải pháp CNTT nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Các công việc chính bao gồm: phân tích vấn đề cần giải quyết, ứng dụng giải pháp phù hợp, thiết kế giải pháp, xây dựng giải pháp và viết báo cáo và trình bày kết quả.

  1. 1510.  [TIE916] Khóa luận tốt nghiệp – KTMT (Undergraduate Thesis)

(10; 0; 300)

Sinh viên sẽ thực hiện khóa luận tốt nghiệp với các kiến thức đã được học. Chủ đề thực hiện khóa luận tốt nghiệp như các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, phân tích, đánh giá, nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.

  1. 1511.  [TLM301] Tác phẩm và thể loại văn học (Literary Work and Literary Forms)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Nguyên lý lý luận văn học.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về tác phẩm văn học như văn bản và tác phẩm văn học; những vấn đề có liên quan về văn bản và tác phẩm. Bên cạnh đó, học phần cũng cung cấp những kiến thức về loại thể tác phẩm văn học như sự phân chia văn học theo loại thể, tính chất, ý nghĩa thể loại văn học, đặc trưng của các thể loại văn học… Qua học phần, sinh viên được trau dồi kỹ năng làm việc nhóm và hình thành những năng lực cần thiết để giảng dạy tốt phần lý luận văn học ở trường phổ thông.

  1. 1512.  [TLM501] Nguyên lý lý luận văn học (The Oretical Principle Subjects)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp kiến thức có tính hệ thống về những vấn đề cơ bản của lí luận văn học; cung cấp điểm nhìn bao quát về lịch sử của chuyên ngành lí luận văn học, đặc trưng từng trường phái tiến đến việc nhận xét ưu điểm, hạn chế và những đóng góp của các trường phái cho sự phát triển của lịch sử lí luận văn học. Học phần giúp sinh viên hiểu sâu những phạm trù lí luận cơ bản: phản ánh, nhận thức, biểu hiện, sáng tạo, hình tượng, giúp người học nghiên cứu, đánh giá, ứng dụng một hiện tượng, hay vấn đề lí luận văn học hoặc văn học. Đồng thời, giúp sinh viên hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa lí luận văn học với lịch sử và sáng tác văn học.

  1. 1513.  [TLM502] Thi pháp học hiện đại (The Tang Poetics)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tác phẩm và thể loại văn học.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản và khái quát về thi pháp học hiện đại và các vấn đề thi pháp cụ thể như nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật, cốt truyện, kết cấu, lời văn nghệ thuật…Qua học phần, sinh viên được trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học ở góc độ thi pháp, đồng thời hình thành những năng lực cần thiết để giảng dạy tốt phần lý luận văn học ở trường phổ thông.

  1. 1514.  [TLM503] Tiến trình văn học (The Litreary Process)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tác phẩm và thể loại văn học.

Học phần cung cấp kiến thức có tính hệ thống về những vấn đề cơ bản thuộc cơ sở lí thuyết về các khái niệm “tiến trình văn học”, “thời đại, trào lưu, phương pháp sáng tác, phong cách tác giả”; trang bị kiến thức lí thuyết của các phương pháp sáng tác trong văn học cận đại phương Tây, phương pháp sáng tác trong văn học cổ phương Đông. Học phần hình thành ở người học khả năng nghiên cứu, đánh giá một hiện tượng văn học hoặc một vấn đề lí luận văn học. Đồng thời giúp sinh viên hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa lí luận văn học với lịch sử và sáng tác văn học.

  1. 1515.  [TLM505] Rèn luyện nghiệp vự sư phạm Ngữ văn 1 (Training in Teaching 1)

(1; 10; 10)

Học phần song hành: Lí luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 1.

Học phần cung cấp kiến thức nghiệp vụ, đi sâu vào các kĩ năng hoạt động nghề nghiệp phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của người giáo viên ở phổ thông cùng các kĩ năng cơ bản về công tác tuyên truyền để tham gia hoạt động xã hội có hiệu quả. Học phần giúp hình thành ý thức rèn luyện tay nghề, biết liên kết các nội dung RLNVSP với TTSP để nâng cao hiệu quả tay nghề. Qua đó, nâng cao tình cảm nghề nghiệp: yêu nghề, mến trẻ, “tôn sư trọng đạo” cho sinh viên.

  1. 1516.  [TLM509] Rèn luyện nghiệp vự sư phạm Ngữ văn 2 (Training in Teaching 2)

(1; 10; 10)

Học phần song hành: Phương pháp dạy học Ngữ văn 2.

Học phần cung cấp nội dung cơ bản về Tiếng Việt, Làm văn và các phương pháp dạy học Tiếng Việt, Làm văn đặc thù có liên quan đến các nội dung dạy học ở trung học phổ thông; Khám phá, nghiên cứu những phương pháp dạy học Tiếng Việt, Làm văn mới; Phát triển khả năng lập kế hoạch, soạn giáo án giảng dạy; Thực hành vận dụng kiến thức Tiếng Việt, PPDH Tiếng Việt dạy thử nghiệm một số nội dung Tiếng Việt trong chương trình Sách giáo khoa trung học phổ thông.

  1. 1517.  [TLM510] Lý luận và phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX (The 20th Theories-Criticism of Literature in Vietnam)

(1; 15; 0)

Học phần trước: Thi pháp học hiện đại.

Học phần cung cấp kiến thức về lý luận và phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX, đặc biệt đi sâu vào giai đoạn phê bình văn học Việt Nam hiện đại (từ năm 1986 đến nay) với các vấn đề phê bình văn học, các hiện tượng phê bình, những thành tựu phê bình và những tồn tại hạn chế của phê bình văn học Việt Nam đương đại. Học phần góp phần hình thành năng lực cảm thụ và phê bình phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông.

  1. 1518.  [TLM511] Tiếp nhận văn học (Acceptance of Literature)

(1; 15; 0)

Học phần trước: Thi pháp học hiện đại.

Học phần giới thiệu khái quát về lịch sử quan niệm tiếp nhận văn học của trường phái Konstanz, nhận xét những điểm khả thủ và những điểm cực đoan phiến diện của quan niệm này; đồng thời đi sâu vào các nội dung tiếp nhận vĩ mô, tiếp nhận vi mô và đặc biệt là phê bình văn học, một hình thức tiếp nhận đặc biệt của hoạt động văn học. Qua học phần, sinh viên được trau dồi kỹ năng làm việc nhóm và hình thành những năng lực cần thiết để giảng dạy tốt phần lý luận văn học ở trường phổ thông.

  1. 1519.  [TOU105] Cơ sở văn hóa Việt Nam – VHDL (Vietnam Cultural Facilities)

(3; 45; 0)

Học phần này nhằm tìm hiểu về các thành tố văn hóa Việt Nam theo góc nhìn hệ thống - loại hình. Đồng thời cung cấp nhiều kiến thức quan trọng cho việc tiếp thu và thấu hiểu sâu sắc hơn nội dung các học phần có liên quan, sẽ hình thành ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam một cách đúng đắn và hiệu quả trong cuộc sống và công việc.

  1. 1520.  [TOU109] Dân tộc học đại cương (General ethnography)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp được những khái niệm cơ bản trong dân tộc học như: tộc người, văn hóa tộc người, chủng tộc, các tiêu chí của tộc người. Nắm được khối kiến thức trong nghiên cứu về tộc người, về đời sống con người và tiếp cận nghiên cứu liên ngành.Tăng cường sự hiểu biết về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam: quá trình tộc người và quan hệ tộc người; các đặc điểm kinh tế - xã hội.

  1. 1521.  [TOU112] Tiếng Việt thực hành – VHDL (Vietnamese practice)

(2; 30; 0)

Học phần này thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành, củng cố cho sinh viên kiến thức về tiếng Việt; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng nói, viết, thuyết trình và giao tiếp tiếng Việt cơ bản.

  1. 1522.  [TOU113] Lịch sử văn minh thế giới – VHDL (Civilization World History)

(3; 45; 0)

Học phần Lịch sử văn minh thế giới là môn học đại cương cung cấp kiến thức về quá trình ra đời và phát triển của các nền văn minh lớn trong lịch sử loài người. Nội dung học phần sẽ tuần tự giới thiệu hệ thống những nền văn minh tiêu biểu theo trình tự thời gian và không gian hình thành.

  1. 1523.  [TOU116] Lịch sử văn minh thế giới – CĐ (Civilization World History)

(2; 30; 0)

Học phần Lịch sử văn minh thế giới là môn học đại cương cung cấp kiến thức về quá trình ra đời và phát triển của các nền văn minh lớn trong lịch sử loài người. Nội dung học phần sẽ tuần tự giới thiệu hệ thống những nền văn minh tiêu biểu theo trình tự thời gian và không gian hình thành. Học phần này còn giúp cho người học hiểu rõ, lý giải mối tương quan giữa những hiện tượng và yếu tố trong cuộc sống hiện đại được bắt nguồn từ những nền văn minh do quá trình giao thoa và kế thừa những thành tựu văn hóa. Từ đó, người học sẽ biết trân trọng thành tựu văn minh mà con người đã nỗ lực để đạt được.

  1. 1524.  [TOU119] Giới thiệu ngành – ĐH VN (Vietnamese Study General Introduction)

(1; 15; 0)

Học phần giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về chuyên ngành Việt Nam học với các khía cạnh như mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo, cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Qua học phần, sinh viên bước đầu tiếp cận, rèn luyện những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Kết thúc học phần sinh viên tự định hướng nghề nghiệp cũng như có những chuẩn bị cần thiết về tâm lý, kiến thức, kỹ năng và thái độ cho nghề nghiệp trong tương lai.

  1. 1525.  [TOU120] Giới thiệu ngành – CĐ VN (Course Introduction)

(1; 15; 0)

Học phần giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về chuyên ngành Việt Nam học với các khía cạnh như mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo, cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Qua học phần, sinh viên bước đầu tiếp cận, rèn luyện những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Kết thúc học phần sinh viên tự định hướng nghề nghiệp cũng như có những chuẩn bị cần thiết về tâm lý, kiến thức, kỹ năng và thái độ cho nghề nghiệp trong tương lai.

  1. 1526.  [TOU301] Danh nhân đất Việt (Celebrities of Vietnam)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các danh nhân tiêu biểu qua các thời kỳ trong lịch sử Việt Nam. Học phần giúp sinh viên có khả năng đánh giá, phân loại các danh nhân theo tiêu chí nhất định. Sinh viên có khả năng làm việc nhóm để thảo luận và thuyết trình về danh nhân theo chủ đề. Kết thúc học phần sinh viên vận dụng kiến thực được học trong thuyết minh các tuyến điểm du lịch liên quan đến danh nhân.

  1. 1527.  [TOU303] Phong tục, tập quán Việt Nam (Vietnamese customs)

(2; 30; 0)

Học phần này nhằm tìm hiểu về các phong tục cổ truyền trong xã hội người Việt và cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Qua đó trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong ứng xử hiệu quả khi tiếp xúc với một không gian văn hóa mới, đồng thời hình thành ý thức bảo lưu những thuần phong mỹ tục tốt đẹp trong xã hội hiện nay, đặc biệt cần ứng dụng trong giao tế và hoạt động dịch vụ du lịch.

  1. 1528.  [TOU309] Kinh tế du lịch (Tourism Economics)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm về du lịch, nội dung cơ bản của kinh tế du lịch: mối quan hệ giữa kinh tế và du lịch, thị trường du lịch, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật. Bên cạnh đó cũng trang bị cho sinh viên một số phương pháp để đánh giá chất lượng dịch vụ và các chỉ tiêu đánh gí hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch. Sau khi học học phần này, sinh viên sẽ hình thành các kỹ năng đánh giá và phân tích tác động du lịch lên đời sống kinh tế xã hội tại địa phương, hệ thống cơ sở vật và hiệu quả kinh tế du lịch, từ đó giúp người học có kiến thức nền tảng để tiếp tục học tập, nghiên cứu sâu hơn học phần chuyên ngành.

  1. 1529.  [TOU311] Nghiệp vụ lễ tân (Front Office Operations)

(2; 25; 10)

Học phần tiên quyết: Giới thiệu ngành.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về bộ phận lễ tân trong khách sạn, cách thức hoạt động của bộ phận lễ tân và thực hành đúng các quy trình nghiệp vụ lễ tân. Bên cạnh đó, môn học còn giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, cách thức xử lý các tình huống liên quan, từ đó hình thành phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và thái độ phù hợp với nghề trong tương lai.

  1. 1530.  [TOU312] Nghiệp vụ buồng (Housekeeping Operations)

(2; 25; 10)

Học phần tiên quyết: Giới thiệu ngành.

Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về bộ phận buồng, các trang thiết bị, quy trình thực hiện nghiệp vụ và tiêu chuẩn vệ sinh buồng. Bên cạnh đó, môn học cũng rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng... đặc biệt hình thành thái độ và tác phong chuyên nghiệp khi tác nghiệp trong tương lai.

  1. 1531.  [TOU314] Quản trị nguồn nhân lực – VHDL (Human Resources Management)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Quản trị học - VHDL.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức và doanh nghiệp như lập kế hoạch nguồn nhân lực, chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển, cách thức đánh giá và đãi ngộ nhân viên. Môn học giúp sinh viên xác định rõ nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của tổ chức, từ đó sinh viên hình thành một thái độ phù hợp khi tham gia công tác tại bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào.

  1. 1532.  [TOU503] Âm nhạc cổ truyền Việt Nam (Traditional Vietnamese Music)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát về một số loại nhạc khí dân gian, các thể loại dân ca gắn với đặc điểm sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của các vùng miền ở Việt Nam. Qua đó, người học có thể vận dụng những kiến thức âm nhạc cổ truyền vào hoạt động hướng dẫn du lịch ở Việt Nam.

  1. 1533.  [TOU504] Văn hóa các nước Đông Nam Á – VHDL (Cultures of South-East Asia)

(2; 30; 0)

Học phần Văn hóa các nước Đông Nam Á là môn học tiếp cận đặc điểm văn hóa của toàn khu vực nói chung và đặc điểm riêng của mỗi quốc gia Đông Nam Á; cung cấp kiến thức khái quát toàn bộ khu vực Đông Nam Á với nhiều phương diện văn hóa, cả theo cấu trúc lẫn tiến trình lịch sử, đặc biệt là ảnh hưởng của những nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á.

  1. 1534.  [TOU508] Marketing du lịch (Tourism Marketing)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Marketing căn bản.

Học phần trang bị cho người học những kiến thức tổng quát về lĩnh vực Marketing du lịch, giúp sinh viên làm quen với các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn và có một tầm nhìn rộng về Marketing du lịch; giúp người học phát triển kiến thức nền tảng về quy trình quản trị marketing cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các điểm đến du lịch cũng như các nội dung cơ bản của các chiến lược marketing hỗn hợp trong du lịch. Từ những kiến thức được trang bị sinh viên sẽ ứng dụng vào thực tế nhằm phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho một đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cụ thể trên thị trường hoặc một điểm đến du lịch bất kỳ ở Việt Nam.

  1. 1535.  [TOU514] Phương pháp nghiên cứu khoa học – VHDL (Scientific Research Methodology)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho người học kiến thức và những kỹ năng cơ bản để lựa chọn chính xác các loại nghiên cứu; trình bày chuẩn xác các nội dung của một đề cương nghiên cứu; vận dụng thành thạo các bước để thực hiện một công trình nghiên cứu; xác định đúng kích thước mẫu và sử dụng các phương pháp chọn mẫu phù hợp; xây dựng chuẩn xác các loại công cụ nghiên cứu; vận dụng thuần thục các tiêu chí định tính và định lượng để đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy của nghiên cứu; và vận dụng nhuần nhuyễn các nguyên tắc cơ bản để trình bày kết quả nghiên cứu.

  1. 1536.  [TOU517] Y tế du lịch (First Aid in Tourism)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên biết được các kỹ thuật sơ cấp cứu căn bản, các tình huống bệnh thường gặp hay các tai nạn có thể xảy ra trong chuyến đi. Sinh viên có thể nhận định đúng tình trạng bệnh tật của nạn nhân và sơ cứu được các trường hợp cấp cứu và xử trí các trường hợp bệnh thường gặp.

  1. 1537.  [TOU518] Quản trị lữ hành (Tour Management)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tổng quan du lịch.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực quản trị lữ hành, giúp sinh viên hình thành những kỹ năng thiết kế tour và chiết tính giá tour, biết cách giữ chỗ và đặt dịch vụ và điều hành du lịch; đồng thời sinh viên sẽ có thái độ, tác phong chuyên nghiệp trong lĩnh vực lữ hành.

  1. 1538.  [TOU521] Các dân tộc ở Việt Nam (The Vietnamese Ethnic Groups)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về các dân tộc Việt Nam theo các vấn đề: đặc điểm cộng đồng các dân tộc Việt Nam, văn hóa- xã hội, phong tục tập quán các tộc người ở Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Sinh viên vận dụng những hiểu biết kiến thức cơ bản về các dân tộc Việt Nam vào thực tiễn.

  1. 1539.  [TOU522] Các loại hình nghệ thuật Việt Nam (Vietnamese Traditional Arts)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho người học tổng quan về các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam trên góc độ nghiên cứu văn hóa và ứng dụng trong nghề nghiệp nghành Việt Nam học đào tạo. Trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, học phần củng cố giá trị tinh thần của văn hóa Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước trong xã hội hiện đại. Giúp người học khẳng định được giá trị của các loại hình nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện đại.

  1. 1540.  [TOU528] Đặc điểm văn hóa ĐBSCL (Cultural Characteristics of Mekong Delta)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Cơ sở văn hóa Việt Nam – VHDL.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vùng đất và con người Đồng bằng sông Cửu Long, giúp sinh viên hiểu sâu hơn một số giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, học phần còn giúp sinh viên đánh giá được xu thế phát triển và vai trò của dân ca Nam Bộ, đàn ca tài tử và cải lương trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là vai trò của đàn ca tài tử đối với hoạt động du lịch

  1. 1541.  [TOU529] Lễ hội Việt Nam (Traditional Festivals in Vietnam)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lễ hội Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến những lễ hội có tiềm năng phát triển du lịch, thu hút du khách. Nghiên cứu đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng, thuộc tính cơ bản của lễ hội làm tiền đề tìm hiểu, lý giải các lễ hội đặc trưng từng vùng văn hóa. Tìm hiểu về giá trị văn hóa, tổ chức và quản lý lễ hội góp phần đáp ứng nhu cầu bảo tồn, phát triển các lễ hội, những hiện tượng văn hóa thuộc về lễ hội.

  1. 1542.  [TOU530] Du lịch làng nghề (Traditional Handicrafts and Tourism in Vietnam)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về một số làng nghề truyền thống ở Việt Nam, mối quan hệ giữa du lịch làng nghề và một số loại hình du lịch khác. Sinh viên có khả năng khai thác hiệu quả một số tài nguyên làng nghề vào hoạt động du lịch đồng thời có thái độ tích cực giữ gìn, bảo vệ và phát huy các làng nghề trong nước để phục vụ cho hoạt động du lịch.

  1. 1543.  [TOU531] Du lịch sinh thái (Ecotourism)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, cần thiết về du lịch sinh thái và những đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch này. Môn học còn đưa ra những hiện trạng thực tế và giới thiệu những tiềm năng cũng như định hướng để phát triển loại hình du lịch sinh thái thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

  1. 1544.  [TOU532] Du lịch biển đảo (Island tourism)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức tổng quan về biển đông và biển Việt Nam; khái quát tiềm năng và các nguồn lực để phát triển du lịch biển, đảo; tổ chức lãnh thổ du lịch biển đảo; khái quát tình hình phát triển, đồng thời nêu lên được những tác động của hoạt động du lịch biển đảo đối với môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa – xã hội ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, rèn luyện cho sinh viên lòng yêu quê hương đất nước, tôn trọng và giữ gìn nguồn tài nguyên du lịch biển đảo của Việt Nam cũng như khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế hoạt động du lịch.

  1. 1545.  [TOU533] Du lịch văn hóa (Cultural Tourism)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về du lịch văn hóa, văn hóa du lịch, những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới, kỹ năng và nghiệp vụ du lịch văn hóa thông qua việc nhận diện và khai thác các giá trị văn hóa trong các chương trình du lịch văn hóa.

  1. 1546.  [TOU535] Du lịch nông thôn (Rural Tourism)

(2; 15; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tổng quan về du lịch như quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam cũng như trên thế giới, các khái niệm về du lịch, các loại hình du lịch, các công cụ ứng dụng trong du lịch, các điều kiện và nguyên lý để phát triển du lịch. Học phần cũng trang bị những kiến thức về khai thác, bảo quản, tôn tạo tài nguyên cho sự phát triển du lịch một cách bền vững ở khu vực nông thôn.

  1. 1547.  [TOU536] Tổng quan du lịch (Tourism – An Introduction)

(3; 45; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về du lịch. Học phần giúp sinh viên có khả năng phân tích các khái niệm công cụ, đặc điểm các loại hình du lịch, điều kiện phát triển du lịch, đặc điểm các loại hình kinh doanh chính trong lĩnh vực du lịch, sản phẩm du lịch và tính mùa vụ du lịch. Sinh viên có thái độ tích cực và hướng tiếp cận phù hợp đối với các học phần chuyên ngành tiếp theo, xây dựng kế hoạch học tập phục vụ nghề nghiệp tương lai.

  1. 1548.  [TOU537] Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch – CĐ (Tourguide Professional Skills)

(5; 55; 40)

Học phần trước: Tổng quan du lịch, Địa lý du lịch, Luật du lịch, Tâm lý du khách.

Học phần cung cấp những kiến thức liên quan đến hướng dẫn du lịch như: tổ chức đón tiễn khách, sắp xếp nơi ăn ở, tổ chức tham quan cho khách du lịch… Đồng thời rèn luyện cho sinh viên cách biên tập bài thuyết minh, tổ chức vui chơi, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống… Ngoài ra, học phần còn rèn luyện cho sinh viên thái độ yêu nghề, chấp hành quy định của pháp luật đối với nghề hướng dẫn du lịch.

  1. 1549.  [TOU539] Nghiệp vụ nhà hàng (Food & Beverage Service Skills)

(3; 40; 10)

Học phần tiên quyết: Giới thiệu ngành.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về lĩnh vực phục vụ ăn uống, thực hành đúng những kỹ năng chuyên môn, rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp, bán hàng, làm việc nhóm, giải quyết tình huống với một thái độ chuyên nghiệp. Môn học giúp sinh viên hiểu thêm những yêu cầu, tiêu chuẩn và đặc thù công việc của người tham gia vào hoạt động ngành ẩm thực, từ đó hình thành một thái độ phù hợp với nghề trong tương lai và có lương tâm đạo đức nghề nghiệp.

  1. 1550.  [TOU543] Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (Tourguide Professional Skills)

(4; 40; 40)

Học phần trước: Tổng quan du lịch, Địa lý du lịch, Luật Du lịch, Tâm lý du khách.

Học phần cung cấp những kiến thức liên quan đến hướng dẫn du lịch như: tổ chức đón tiễn khách, sắp xếp nơi ăn ở, tổ chức tham quan cho khách du lịch… Đồng thời rèn luyện cho sinh viên cách biên tập bài thuyết minh, tổ chức vui chơi, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống… Ngoài ra, học phần còn rèn luyện cho sinh viên thái độ yêu nghề, chấp hành quy định của pháp luật đối với nghề hướng dẫn du lịch.

  1. 1551.  [TOU544] Tuyến điểm du lịch Việt Nam 1 (Vietnam Tourism Resources 1)

(3; 30; 30)

Học phần trang bị cho người học kiến thức về tài nguyên du lịch của Việt Nam; được giới thiệu và cung cấp kiến thức về các tuyến điểm du lịch chính thuộc vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ của Việt Nam; vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động xây dựng chương trình du lịch và hướng dẫn du lịch; nhận định, đánh giá về du lịch Việt Nam với những lợi thế và tiềm năng; có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy tài nguyên du lịch của đất nước.

  1. 1552.  [TOU545] Tuyến điểm du lịch Việt Nam 2 (Vietnam Tourism Resources 2)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Tuyến điểm du lịch Việt Nam 1.

Học phần trang bị cho người học kiến thức về tài nguyên du lịch của Việt Nam; được giới thiệu và cung cấp kiến thức về các tuyến điểm du lịch chính thuộc vùng du lịch Bắc bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam; vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động xây dựng chương trình du lịch và hướng dẫn du lịch; nhận định, đánh giá về du lịch Việt Nam với những lợi thế và tiềm năng; có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy tài nguyên du lịch của đất nước.

  1. 1553.  [TOU546] Tiếng Anh lữ hành (English for Travel)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về du lịch quốc tế, các xu hướng, điểm đến du lịch nổi tiếng trên toàn cầu, các lĩnh vực, ngành nghề trong ngành du lịch, phẩm chất cần có trong du lịch quốc tế. Sinh viên còn được cung cấp từ vựng tiếng Anh chuyên ngành lữ hành, các mẫu câu cần thiết trong phục vụ du lịch cho khách quốc tế. Học phần giúp phát triển các kỹ năng học tiếng Anh của sinh viên, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.

  1. 1554.  [TOU547] Địa lý du lịch (Tourism geography)

(3; 45; 0)

Học phần trước: Tổng quan du lịch.

Học phần trang bị cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về địa lý du lịch; những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của du lịch; tiềm năng và tình hình phát triển cùng với sự phân hóa lãnh thổ du lịch của Việt Nam hiện nay. Qua đó, giúp sinh viên yêu thích lĩnh vực du lịch và có ý thức giữ gìn, bảo vệ các tài nguyên hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành du lịch. Bên cạnh đó, sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu và thực tế hoạt động du lịch.

  1. 1555.  [TOU548] Văn hóa ẩm thực Việt Nam (Việt Nam Food Culture)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam, phân biệt được đặc trưng ẩm thực của vùng miền. Đồng thời, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để tìm ra bản sắc văn hóa Việt Nam so sánh, đối chiếu với văn hóa ẩm thực các nước khác trên thế giới.

  1. 1556.  [TOU549] Thực tập nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn (Restaurant and Hotel Professional Training)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, quản trị nhà hàng – khách sạn.

Học phần giúp sinh viên vận dụng các kiến thức thực tế nghiệp vụ nhà hàng-khách sạn. Ngoài ra học phần còn giúp sinh viên rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng phục vụ tại nhà hàng - khách sạn, từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân. Bên cạnh đó học phần còn giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau; phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Kết thúc đợt thực tập sinh viên được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản để làm việc trong nhà hàng, khách sạn.

  1. 1557.  [TOU550] Thực tập nghiệp vụ hướng dẫn (Professional Practice: Tour Guide)

(2; 0; 60)

Học phần trước: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Tuyến điểm du lịch Việt Nam 1, Tuyến điểm du lịch Việt Nam 2.

Học phần giúp sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức về tuyến điểm du lịch các vùng miền vào thực tế hoạt động du lịch. Qua đó, rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng trong nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Học phần còn giúp sinh viên có điều kiện cọ xát và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau trong hoạt động du lịch. Kết thúc học phần sinh viên được những trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản để trở thành một hướng dẫn viên du lịch.

  1. 1558.  [TOU551] Du lịch quốc tế (World Tourism)

(3; 40; 10)

Học phần trước: Lịch sử văn minh thế giới, Nghiệp vụ hướng dẫn.

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về đặc điểm du lịch, tài nguyên du lịch; kiến thức về thủ tục xuất nhập cảnh khi đưa khách hoặc đón khách du lịch quốc tế. Học phần giúp sinh viên phân biệt được sự khác biệt giữa các miền văn hóa, các vùng du lịch tiêu biểu trên thế giới. Sinh viên có thái độ tích cực học hỏi những kinh nghiệm, những sáng kiến trong hoạt động du lịch của các quốc gia từ đó định hướng chiến lược thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.

  1. 1559.  [TOU552] Tiếng Anh nhà hàng – khách sạn (English for Hotel & Restaurant)

(2; 30; 0)

Học phần tiên quyết: Tiếng Anh 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về nhà hàng, khách sạn, các lĩnh vực, ngành nghề trong ngành du lịch. Sinh viên còn được cung cấp từ vựng tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng – khách sạn, các mẫu câu cần thiết trong phục vụ ăn uống, lưu trú, hội họp… cho khách quốc tế. Học phần giúp phát triển các kỹ năng học tiếng Anh của sinh viên, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.

  1. 1560.  [TOU553] Địa danh Việt Nam – VHDL (Vietnamese toponymy)

(2; 15; 30)

Học phần này thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành, củng cố cho sinh viên kiến thức về lịch sử, địa lý, dân tộc, kinh tế và văn hóa từng vùng miền cụ thể; cung cấp cho sinh viên kiến thức lý thuyết về địa danh học và những thành tựu mà ngành học này đạt được từ lúc hình thành đến giai đoạn phát triển hiện nay; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng khái quát và hệ thống vấn đề thông qua hệ thống bản đồ địa danh Việt Nam.

  1. 1561.  [TOU554] Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp. Học phần giúp người học rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp trong các tình huống, hoàn cảnh và với các đối tượng cụ thể trong công việc và đời sống. Qua đó, hình thành cho người học những kỹ năng trong giao tiếp, thuyết phục với các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là phục vụ tốt khách du lịch.

  1. 1562.  [TOU558] Du lịch cộng đồng (Community Tourism)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Tổng quan du lịch.

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực du lịch cộng đồng. Ngoài ra, sinh viên sẽ có khả năng tham gia trong việc nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương, tổ chức thực hiện dịch vụ homestay, nắm vững vai trò và mối quan hệ giữa cộng đồng với các bên liên quan đến phát triển du lịch. Đồng thời, học phần sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng phục vụ khách trong hoạt động du lịch cộng đồng.

  1. 1563.  [TOU563] Thực tập nghiệp vụ hướng dẫn – CĐ (Professional Practice: Tour Guide)

(3; 0; 90)

Học phần trước: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Tuyến điểm du lịch Việt Nam 1, Tuyến điểm du lịch Việt Nam 2.

Học phần giúp sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức về tuyến điểm du lịch các vùng miền vào thực tế hoạt động du lịch. Qua đó, rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng trong nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Học phần còn giúp sinh viên có điều kiện cọ xát và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau trong hoạt động du lịch. Kết thúc học phần sinh viên được những trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản để trở thành một hướng dẫn viên du lịch.

  1. 1564.  [TOU565] Tâm lý du khách (Tourist’s psychology)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức về tâm lý du khách, giúp sinh viên nắm bắt đặc điểm tâm lý của từng loại du khách, hiểu rõ những đặc điểm tâm lý của người làm du lịch. Đặc biệt, sinh viên rèn luyện kỹ năng phán đoán tâm lý của người khác, có khả năng giao tiếp và xử lý tình huống trong môi trường du lịch.

  1. 1565.  [TOU566] Quản trị nhà hàng – khách sạn (Hospitality Management (Tourism Culture)

(4; 60; 0)

Học phần tiên quyết: Quản trị học - VHDL.

Học phần cung cấp cho sinh viên những nền tảng kiến thức về quản trị nhà hàng - khách sạn, trang bị một số kỹ năng cần thiết giúp cho sinh viên tự tin, linh hoạt xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình tác nghiệp. Môn học còn giúp sinh viên hình thành thái độ chuyên nghiệp trong ngành công nghệ hiếu khách này.

  1. 1566.  [TOU567] Nghiệp vụ pha chế (Professional Skills for Bartenders)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về pha chế các loại thức uống. Giúp sinh viên nhận dạng các nguyên liệu, đọc công thức pha chế, biết được nghệ thuật pha chế tinh tế, trang trí các loại thức uống. Qua đó, sinh viên có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế nghề nghiệp sau này.

  1. 1567.  [TOU570] Du lịch MICE (Mice Tourism)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về loại hình du lịch Mice, cách thức hoạt động của loại hình du lịch này, đồng thời hướng dẫn sinh viên hướng tiếp cận và phục vụ đối tượng khách du lịch MICE cũng như cách thức tổ chức chương trình du lịch MICE.

  1. 1568.  [TOU572] Tiếng Anh lữ hành – CĐ (Tour Management)

(3; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực quản trị lữ hành, giúp sinh viên hình thành những kỹ năng thiết kế tour và chiết tính giá tour, biết cách giữ chỗ và đặt dịch vụ và điều hành du lịch; đồng thời sinh viên sẽ có thái độ, tác phong chuyên nghiệp trong lĩnh vực lữ hành.

  1. 1569.  [TOU912] Quy hoạch du lịch (Tourism Planning)

(2; 30; 0)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về quy hoạch du lịch, quy trình quy hoạch du lịch, phân tích được tiềm năng, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở các địa phương.

  1. 1570.  [TOU913] Kỹ năng thương lượng và đàm phán (Negotiating Skills)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những nguyên tắc trong đàm phán và rèn luyện những kỹ năng thương lượng trong hoạt động kinh doanh du lịch. Sinh viên sẽ biết vận dụng phù hợp những phương pháp đàm phán và nhận biết đặc điểm tâm lý đối tác và thương lượng hiệu quả trong công việc.

  1. 1571.  [TOU916] Chuyên đề tốt nghiệp – VHDL (Undergraduate Seminar - Tourism)

(5; 0; 150)

Học phần trước: Phương pháp nghiên cứu khoa học.

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học văn hóa và du lịch. Học phần cũng giúp sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào chuyên ngành văn hóa và du lịch.

  1. 1572.  [TOU917] Chuyên đề tốt nghiệp–CĐ (Undergraduate Seminar)

(3; 0; 90)

Học phần trước: Phương pháp nghiên cứu khoa học.

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học văn hóa và du lịch. Học phần cũng giúp sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào chuyên ngành văn hóa và du lịch.

  1. 1573.  [TOU918] Phát triển du lịch bền vững (Sustainable Tourism Development)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp những kiến thức về phát triển du lịch bền vững, những nguyên tắc cũng như điều kiện cơ bản, thực trạng và mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và các nhân tố khác, một số giải pháp để hoạch định chiến lược phát triển du lịch bền vững cho các địa phương.

  1. 1574.  [TOX501] Độc chất học thủy vực (Aquatic Toxicology)

(2; 15; 30)

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về độc tố học thủy vực và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phản ứng lại của sinh vật đối với độc chất. sự xâm nhập của độc chất vào cơ thể sinh vật. Độc chất trong môi trường và chất độc hóa học, độc tố sinh học. Thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên đời sống của thủy sinh vật.

  1. 1575.  [VES502] Vi sinh vật thú y (Veterinary Microbiology)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Vi sinh vật đại cương.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hình thái học, đặc tính sinh hóa, tính chất nuôi cấy và tính gây bệnh của vi sinh vật gây bệnh phổ biến cho vật nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phục vụ cho việc kiểm tra sự vấy nhiễm vi sinh vật trong môi trường chăn nuôi và chẩn đoán bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm.

  1. 1576.  [VES504] Dược lý thú y (Veterinary Medicine)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Hóa sinh đại cương.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về thuốc: dược lực học, dược động học, tác dụng của thuốc, những nhân tố ảnh hưởng và cách kê một đơn thuốc. Từ đó sinh viên tiếp thu và áp dụng điều trị trong bệnh truyền nhiễm, bệnh nội, ngoại khoa.

  1. 1577.  [VES505] Miễn dịch học thú y (Veterinary Immonology)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Sinh lý động vật, Vi sinh vật học đại cương.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về miễn dịch, cơ quan sinh miễn dịch, miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào, bệnh lý miễn dịch, vaccin và nguyên tắc sử dụng vaccin cho vật nuôi.

  1. 1578.  [VES506] Ngoại khoa gia súc (Animal External Medicine)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Giải phẫu động vật A.

Học phần giúp sinh viên làm quen với các dụng cụ ngoại khoa, ứng dụng các phương pháp khử trùng trên dụng cụ, con vật, người mổ và các đối tượng có liên quan khác. Sự chảy máu và các phương pháp cầm máu. Phương pháp gây mê, gây tê, một số thuốc tê, thuốc mê. Ứng dụng các phương pháp cắt mô giải phẫu, các thủ thuật ngoại khoa can thiệp, xử lý một số trường hợp ngoại khoa thường gặp trên gia súc: hernia, thiến gia súc, sa trực tràng, mổ lấy thai...

  1. 1579.  [VES507] Sản khoa và gieo tinh nhân tạo (Animal Obstetrics and Artificial Insemination)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Giải phẫu động vật A.

Học phần cung cấp các kiến thức về sinh lý sinh sản gia súc, bệnh lý sản khoa và các phương pháp phòng trị bệnh. Tìm hiểu các phương pháp mới trong công nghệ sinh sản đặc biệt là các ứng dụng thụ tinh nhân tạo cho gia súc, gia cầm. Sinh viên thực hiện được các kỹ năng, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, đỡ đẻ, phòng bệnh và xử lý điều trị bệnh sản khoa trên gia súc gia cầm.

  1. 1580.  [VES508] Chẩn đoán bệnh thú y (Veterinary Diagnosis)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Giải phẫu động vật A.

Học phần cung cấp các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng trong chẩn đoán bệnh, thực hiện phương pháp khám bệnh và trình tự khám bệnh cơ bản; ứng dụng thành thạo các kỹ thuật chẩn đoán lâm sàng thú y phục vụ cho việc đánh giá triệu chứng, tiên lượng bệnh đảm bảo cho công tác chẩn đoán tốt và mang lại hiệu quả tốt trong phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Kết hợp với thu thập mẫu, thực hiện các xét nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh hiệu quả nhất.

  1. 1581.  [VES510] Bệnh truyền nhiễm thú y (Veterinary Infectious Diseases)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Vi sinh vật học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng về nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh cũng như triệu chứng và bệnh tích của một số bệnh điển hình trên gia súc gia cầm, từ đó đưa ra phương pháp phòng và chống bệnh cho gia súc và gia cầm.

  1. 1582.  [VES511] Dịch tễ học thú y (Veterinary Epidemiology)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Thống kê sinh học.

Sinh viên sau khi học xong học phần này có khả năng xác định phân bố của bệnh trong quần thể động vật, xác định được các yếu tố nguy cơ có liên quan đến khả năng gây bệnh, nghiên cứu lịch sử bệnh và đánh giá các tiên lượng bệnh, đánh giá các biện pháp phòng trị bệnh cũng như các hướng phòng trị bệnh mới. Có khả năng tổ chức và tiến hành điều tra về tình hình sức khoẻ của đàn gia súc, trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm toàn diện và hiệu quả.

  1. 1583.  [VES512] Bệnh chó, mèo (Dog and Cat Diseases)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Chẩn đoán bệnh thú y.

Học phần cung cấp các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng trong chẩn đoán bệnh, phương pháp khám bệnh và trình tự khám bệnh chó mèo; đảm bảo cho công tác chẩn đoán tốt và mang lại hiệu quả tốt trong phòng và điều trị bệnh cho thú cưng, chẩn đoán hiệu quả trong phòng và trị chó mèo

  1. 1584.  [VES515] Bệnh lý học thú y A (Veterinary Pathology)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh lý động vật.

Học phần cung cấp những kiến thức khái niệm về bệnh, nguyên nhân gây bệnh, cơ chế sinh bệnh, đặc tính cơ thể đối với sự phát bệnh, nghiên cứu những tổn thương cơ bản và chung nhất cho nhiều bệnh. Sau khi học xong, sinh viên có thể lấy mẫu bệnh phẩm, nhận biết sự biến đổi vi thể và đại thể về mặt bệnh học của cơ quan, tổ chức cũng như quá trình tiến triển của bệnh.

  1. 1585.  [VES516] Ký sinh trùng và bệnh ký sinh thú y A (Veterinary Parasitology A)

(3; 30; 30)

Học phần này cung cấp các khái niệm về hiện tượng ký sinh, lịch sử phát triển ký sinh trùng, phân loại định danh các loại ký sinh trùng gây hại cho gia súc gia cầm (nội và ngoại ký sinh). Đồng thời hướng dẫn sinh viên các thao tác và kỹ thuật chẩn đoán, cách phòng và trị bệnh ký sinh trùng.

  1. 1586.  [VES517] Bệnh nội khoa thú y A (Animal Internal Medicine)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Chẩn đoán bệnh thú y.

Học phần cung cấp các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng trong chẩn đoán bệnh, phương pháp khám bệnh và trình tự khám bệnh cơ bản; đảm bảo cho công tác chẩn đoán tốt và mang lại hiệu quả tốt trong phòng và điều trị bệnh cho gia súc gia cầm, chẩn đoán hiệu quả trong phòng và trị bệnh nội khoa cho gia súc

  1. 1587.  [VES518] Kiểm nghiệm thú sản A (Veterinary Inspection)

(3; 30; 30)

Học phần song hành: Bệnh truyền nhiễm thú y.

Học phần cung cấp các kiến thức nền tảng cho sinh viên về cách kiểm tra chất lượng súc sản phẩm hay các điều kiện vệ sinh trong quá trình giết mổ, cũng như việc vận chuyển, bảo quản, phân phối và tiêu thụ sản phẩm động vật.

  1. 1588.  [VES519] Sinh lý động vật (Animal Physiology)

(3; 30; 30)

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về chức năng sinh lý, cơ chế và quy luật sinh lý xảy ra trong các hoạt động của cơ quan, bộ máy trong cơ thể; các kiến thức này là cơ sở để chẩn đoán bệnh, đưa ra các quy trình nuôi dưỡng chăm sóc, sử dụng vật nuôi một cách hợp lý khoa học. Kiến thức trong thực hành giúp sinh viên làm quen thiết bị, rèn thao tác thực hành, quan sát hiện tượng nhằm cũng cố lại kiến thức đã học.

  1. 1589.  [VES911] Tập tính gia súc (Behavior of Domestic Animal)

(3; 30; 30)

Học phần trước: Sinh lý động vật; Dinh dưỡng động vật; Di truyền động vật.

Học phần nghiên cứu các tập tính căn bản của động vật như tập tính ăn, tập tính sinh sản và tập tính bảo vệ trong đời sống của động vật, sự tương thích giữa các tập tính đối với qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng, sinh sản và quản lý vật nuôi để cải tiến các quy trình chăn nuôi với mục đích làm tương thích hóa các quy trình chăn nuôi với tập tính riêng của các loại vật nuôi nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.

  1. 1590.  [VES912] Quản lý dịch bệnh thú y (Management of Animal Disease)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Ký sinh trùng và Bệnh ký sinh thú y A, Bệnh truyền nhiễm thú y.

Học phần hệ thống lại kiến thức chuyên môn và có tầm nhìn rộng hơn trong việc quản lý dịch bệnh trên các đàn gia súc ở phạm vi khác nhau: địa phương, vùng, Quốc gia.

  1. 1591.  [VES913] Độc chất học thú y A (Tociology)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Chẩn đoán bệnh thú y.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về chất độc: nguồn gốc lịch sử của chất độc, dược động lực học, tính chất của chất độc, những nhân tố ảnh hưởng của chất độc, các tác động của chất độc, ảnh hưởng hoạt tính chất độc, các loại thuốc giải độc. Từ đó, chẩn đoán, phòng và trị ngộ độc.

  1. 1592.  [VIE101] Tiếng Việt thực hành (Vietnamese in Use)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức lí thuyết sơ giản về tiếng Việt (chính âm, chính tả; các đơn vị ngôn ngữ: từ, câu, đoạn văn, văn bản); giúp sinh viên nhận thức rõ những yêu cầu chung của việc sử dụng tiếng Việt; rèn luyện cho người học các kĩ năng sử dụng tiếng Việt như: nói, viết đúng chính âm, chính tả, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn và tạo lập văn bản. Từ đó, giúp họ sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, phục vụ cho việc học tập, giao tiếp và công tác.

  1. 1593.  [VIE102] Tiếng Việt thực hành – SP NV (Vietnamese Practice - Language Arts Teacher)

(2; 30; 0)

Học phần được biên soạn theo phương châm thực hành, thông qua thực hành mà hệ thống hóa, bổ sung và nâng cao những kiến thức lí luận cần thiết về ngôn ngữ học. Các chương bài được thiết kế trong học phần nhằm mục đích rèn luyện và nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt, trong đó chú trọng đến các kỹ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản dưới dạng ngôn ngữ viết như kỹ năng lập đề cương văn bản, kỹ năng lập luận, kỹ năng xây dựng đoạn văn, kỹ năng dùng từ, đặt câu…

  1. 1594.  [VIE501] Tiếng Việt 1 (Vietnamese 1)

(3; 40; 10)

Học phần gồm có 3 chương, bao gồm các vấn đề về Dẫn luận ngôn ngữ, Ngữ âm tiếng Việt hiện đại và Từ vựng tiếng Việt. Học phần này cung cấp kiến thức nền tảng để sinh viên tiếp cận các vấn đề về Tiếng Việt, làm cơ sở cho việc học học phần Tiếng Việt 2 và các học phần về Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Đây cũng là học phần cung cấp những kiến thức cơ bản chuẩn bị cho việc dạy môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học.

  1. 1595.  [VIE502] Tiếng Việt 2 (Vietnamese 2)

(3; 40; 10)

Học phần gồm có 3 chương: Ngữ pháp tiếng Việt, Văn bản và Phong cách học tiếng Việt. Học phần này giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học ở Tiếng Việt 1 và cung cấp kiến thức nền tảng để sinh viên tiếp cận các học phần về Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở các học kỳ sau. Đây cũng là học phần rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghiên cứu, vận dụng những kiến thức môn học, chuẩn bị cho việc dạy môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học.

  1. 1596.  [VIE503] Ngữ pháp tiếng Việt – SP GDTH (Vietnamese Grammar - Pedagogy Primary Education)

(2; 25; 10)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về từ loại tiếng Việt, câu tiếng Việt, đồng thời rèn luyện cho sinh viên kỹ năng nhận diện từ loại của từ, xác định và phân tích cụm từ, nhận diện kiểu câu và phân tích cấu trúc câu tiếng Việt. Học xong học phần này, sinh viên được củng cổ và nâng cao những kiến thức đã học ở Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, từ đó các em có được kiến thức nên tảng vững chắc, thuận lợi cho việc học tập và giảng dạy phân môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.

  1. 1597.  [VIE505] Ngôn ngữ học văn bản (Text Linguistics)

(2; 25; 10)

Học phần trước: Tiếng Việt 2.

Học phần gồm 4 chương : Những vấn đề chung về Ngôn ngữ học văn bản, Tính liên kết của văn bản, Đoạn văn và liên kết trong đoạn văn, Kết cấu của văn bản. Học phần này giúp cho sinh viên vừa tổng hợp những kiến thức đã học ở các học phần Tiếng Việt và Văn học vừa rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích và tạo lập văn bản, phục vụ tốt cho việc học tập và giảng dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học sau này

  1. 1598.  [VIE507] Tiếng Việt thực hành – SP (Practice Vietnamese)

(3; 30; 30)

Học phần bổ sung, nâng cao, trang bị kiến thức và kĩ năng thực hành các kĩ năng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết; các biện pháp, cách thức đặc thù trong việc luyện kĩ năng thực hành tiếng Việt cho sinh viên chuyên giảng dạy bậc Trung học cơ sở và Tiểu học như kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng đọc đúng, diễn cảm; kĩ năng viết chữ theo bộ chữ mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kĩ năng viết văn bản và kĩ năng nghe nói. Đồng thời, sinh viên được hướng dẫn thực hành, ứng dụng vào hoạt động dạy học ở bậc Trung học cơ sở, Tiểu học.

  1. 1599.  [VIE508] Từ Hán – Việt (Sino-Vietnamese Morphology)

(2; 25; 10)

Học phần trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản về từ Hán – Việt như khái niệm, cấu tạo, ngữ nghĩa, khả năng hoạt động, phương pháp giải nghĩa từ,… cũng như những vấn đề cơ bản và định hướng giảng dạy từ Hán Việt trong sách giáo khoa tiểu học. Từ đó, sinh viên vận dụng để hướng dẫn học sinh tiểu học nhận diện, lựa chọn, sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, đúng văn cảnh góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

  1. 1600.  [VLL301] Hán Nôm 1 (Chinese Language and Sino-Nom 1)

(2; 24; 12)

Học phần Hán Nôm 1 (Cơ sở văn tự Hán) có tính chất nhập môn về Hán Nôm cả về phương diện lý thuyết và thực hành, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chữ Hán, loại văn tự người Việt Nam sử dụng từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX. Học phần giúp người học có thể chủ động mở rộng vốn từ Hán Việt và làm quen với thao tác tra cứu chữ Hán qua 214 bộ thủ thường dùng để có thể lý giải văn bản học ở phương diện: chú thích từ ngữ, phiên âm, dịch nghĩa, làm nền tảng trang bị kiến thức về Hán Nôm học cho các học phần Hán Nôm tiếp theo.

  1. 1601.  [VLL504] Ngữ âm tiếng Việt (Vietnamese Phonetics)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Dẫn luận ngôn ngữ học.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ âm và ngữ âm học, về đặc điểm, cấu tạo, phân loại âm tiết tiếng Việt; miêu tả, phân loại hệ thống âm vị tiếng Việt; một số vấn đề chính âm, chính tả tiếng Việt. Qua đó, người học có thể phân tích được các đơn vị ngữ âm của lời nói và hệ thống ngôn ngữ cũng như vận dụng chúng vào việc ghi ký hiệu ngữ âm của tiếng Việt. Hơn nữa, người học có thể hiểu được thực tế và hiện trạng sử dụng tiếng Việt ở các vùng, miền địa phương nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và sử dụng tiếng Việt chính xác.

  1. 1602.  [VLL506] Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt (Vietnamese Lexicology and Semantic)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Ngữ âm tiếng Việt.

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, nền tảng về từ vựng học tiếng Việt và ngữ nghĩa học tiếng Việt như: từ và yếu tố cấu tạo từ; các phương thức cấu tạo từ; nghĩa và các thành phần, các loại nghĩa, các lớp từ tiếng Việt chia theo nghĩa, theo phạm vi sử dụng, theo nguồn gốc; các phương thức chuyển nghĩa, đặc biệt là các phương thức được dùng trong các tác phẩm văn chương. Đồng thời, môn học cũng trang bị những thủ pháp nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa để sinh viên có thể vận dụng vào tiếng Việt.

  1. 1603.  [VLL508] Văn bản Nôm (Nom Text)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Hán Nôm 3.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, âm đọc của chữ Nôm; Điều kiện xuất hiện và biến đổi theo qui luật ngữ âm của người Việt trong lịch sử; Mối quan hệ giữa các thành tố để giải mã văn bản trên địa hạt chữ - âm - nghĩa. Thông qua việc đọc những văn bản cụ thể, sinh viên có thể nắm bắt được các vấn đề về lịch sử, văn hóa, đặc biệt là đặc trưng của chữ Nôm qua từng thời kỳ. Từ đó hình thành kỹ năng tiếp cận và tìm hiểu văn bản Nôm.

  1. 1604.  [VLL512] Phong cách học tiếng Việt (Vietnamese Stylistics)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Văn bản tiếng Việt và làm văn.

Học phần cung cấp cho sinh viên những khái niệm, kiến thức cần thiết về phong cách học Tiếng Việt để hoàn chỉnh hệ thống kiến thức Việt ngữ học nhằm giúp sinh viên có được những hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ mẹ đẻ và vận dụng một cách hiệu quả. Học phần cũng giúp người học rèn các kĩ năng phân tích ngôn ngữ; phân tích, cảm thụ những cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ văn chương dựa trên cơ sở của ngôn ngữ học nhằm nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy Ngữ văn.

  1. 1605.  [VLL514] Ngữ pháp chức năng (Functional Grammar)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phong cách học tiếng Việt.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về câu trong tiếng Việt (như: cấu trúc cú pháp của câu, câu trong ngôn bản, nghĩa của câu, phân loại câu theo cấu trúc cú pháp, theo hành động ngôn trung) cũng như những kiến thức về ngữ đoạn và từ loại (ngữ vị từ, ngữ danh từ, lượng ngữ, tình thái từ...), giúp sinh viên hình thành những kỹ năng cần thiết trong việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ; bồi đắp tình yêu và lòng tự hào dành cho tiếng Việt.

  1. 1606.  [VLL515] Ngữ dụng học – SP NV (Pragmatics)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Phong cách học tiếng Việt.

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về ngữ dụng học; các khái niệm và vấn đề cơ bản trong nghiên cứu dụng học như: các khái niệm về quy chiếu, trực chỉ, hồi chỉ, đa thanh, các loại nghĩa hàm ẩn trong ngôn ngữ, lý thuyết hành vi ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp và quy tắc giao tiếp. Học phần cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng phưong pháp phân tích, mô tả các vấn đề dụng học trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ nói chung; đồng thời, gợi mở những hướng tiếp cận mang tính dụng học trong việc nghiên cứu tiếng Việt nói riêng.

  1. 1607.  [VLL517] Tiếng Việt lịch sử (History of Vietnamese Language)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phong cách học tiếng Việt.

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết ban đầu về nguồn gốc, quá trình biến chuyển của tiếng Việt theo dòng lịch sử. Từ đó, nhận biết đối tượng, mục đích, nhiệm vụ của người nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ và cách xử lý những vấn đề liên quan đến lịch sử tiếng Việt. Môn học cũng hướng tới trang bị cho sinh viên những phương pháp ngôn ngữ học thường dùng trong nghiên cứu lịch sử tiếng Việt.

  1. 1608.  [VLL518] Dẫn luận ngôn ngữ học (Introduction to Linguistics)

(2; 30; 0)

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức căn bản và bước đầu nâng cao về bản chất và chức năng của ngôn ngữ cùng các vấn đề liên quan; các khái niệm cơ bản và nâng cao về hệ thống cấu trúc ngôn ngữ, về các cấp độ của hệ thống ngôn ngữ và một số phương pháp phân tích mô tả cơ bản cho từng cấp độ. Qua đó, hình thành những kỹ năng ban đầu cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt.

  1. 1609.  [VLL519] Hán Nôm 3 (Chinese Language and Sino-Nom 3)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Hán Nôm 2.

Học phần giới thiệu nguyên văn chữ Hán của các tác phẩm Hán văn Việt - phiên âm; giải nghĩa văn bản –chú giải các từ ngữ khó, các điển cố điển tích và những lưu ý về cú pháp bao gồm các dẫn giải, cách lí giải khác nhau về văn bản, một số so sánh đối chiếu giữa nguyên văn và bản dịch hiện hành. Học phần hướng dẫn sinh viên dịch nghĩa văn bản, từ đó, gợi dẫn, giới thiệu về tác giả và văn bản tác phẩm. sinh viên hình thành kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn bản Hán văn Việt Nam để giảng dạy Ngữ văn.

  1. 1610.  [VLL520] Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ (Methods in Linguistics Research)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phong cách học tiếng Việt.

Học phần giúp sinh viên nắm được những kiến thức về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ; Hiểu và biết cách vận dụng kiến thức lí thuyết và phương pháp thích hợp vào các đề tài nghiên cứu ngôn ngữ, phục vụ cho việc dạy Ngữ văn.

  1. 1611.  [VLL521] Hán Nôm 2 (Chinese Language and Sino-Nom 2)

(2; 24; 12)

Học phần trước: Hán Nôm 1.

Học phần gồm 3 Chương: Chương 1 giới thiệu về Kinh Thi với vai trò và ảnh hưởng vô cùng to lớn, trở thành một phần di sản tinh thần của nhân loại. Chương 2 giới thiệu về thơ Đường gắn với thời Đường (618 - 907) - thời kì thịnh trị nhất của thơ ca Trung Hoa gắn với những đại biểu xuất sắc. Chương 3 giới thiệu về Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử) được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn. Học phần giúp cho sinh viên hiểu được giá trị những tác phẩm tinh hoa của văn học Trung Quốc, trên cơ sở đó, tìm hiểu mối quan hệ ảnh hưởng đến văn học trung đại Việt Nam.

  1. 1612.  [VLL522] Phương ngữ học (Vietnamese Dialectology)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Phong cách học tiếng Việt.

Học phần cung cấp cho sinh viên những tri thức căn bản về phương ngữ học tiếng Việt và các phương pháp, thao tác cụ thể để phân tích, nghiên cứu các vấn đề thực tiễn của phương ngữ tiếng Việt. Gợi mở cho sinh viên những xu hướng nghiên cứu về phương ngữ học tiếng Việt hiện đại. Học phần hình thành những kỹ năng cần thiết trong việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ ; bồi đắp tình yêu và lòng tự hào dành cho tiếng Việt.

  1. 1613.  [VLL523] Ngữ pháp tiếng Việt (Vietnamese Grammar)

(3; 38; 14)

Học phần trước: Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp học và ngữ pháp tiếng Việt; các vấn đề cơ bản về từ loại, cụm từ; thành phần câu, cách phân tích câu và phân loại câu tiếng Việt. Qua đó, người học có thể xác định từ loại, phân tích các cụm từ; xác định thành phần câu và phân tích câu tiếng Việt; vận dụng các vấn đề phân tích ngữ pháp tiếng việt và giảng dạy tiếng Việt ở bậc học trung học cơ sở và phổ thông.

  1. 1614.  [VLL524] Văn bản tiếng Việt và Làm văn (Vietnamese Text Types and Writing)

(2; 22; 16)

Học phần trước: Ngữ pháp tiếng Việt.

Học phần cung cấp kiến thức từ việc tạo lập văn bản, tiếp nhận văn bản nói chung đến việc tìm hiểu, phân tích, cảm thụ và tạo lập các kiểu văn bản trong nhà trường phổ thông. Học phần tạo cho sinh viên những tiền đề để khám phá, nghiên cứu hệ thống liên kết văn bản, các loại văn bản Tiếng Việt- Làm văn. Qua đó, người học có thể vận dụng kiến thức vào việc giảng dạy Tiếng Việt, Làm văn ở trường phổ thông.

  1. 1615.  [VNH501] Lịch sử Việt Nam cổ – trung đại (Ancient and Medival Vietnam History)

(4; 50; 20)

Học phần Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại là học phần bắt buộc, nằm trong khối kiến thức chuyên ngành. Học phần Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại là học phần giúp cho người học nắm vững kiến thức cơ bản một cách toàn diện và có hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến trước năm 1858. Đây là Học phần làm tiền đề cho việc học tiếp theo các học phần khác thuộc chuyên ngành lịch sử ở cấp đại học.

  1. 1616.  [VNH502] Lịch sử Việt Nam cận đại (Vietnam Modern History)

(4; 50; 20)

Học phần trước: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại.

Lịch sử Việt Nam cận đại là học phần bắt buộc thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành. Qua học phần này, sinh viên hiểu, biết toàn diện về thông sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 và vận dụng được kiến thức vào học tập, nghiên cứu lịch sử ở trường đại học và giảng dạy lịch sử ở các bậc phổ thông. Đồng thời, hình thành trong sinh viên những kỹ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, thuyết trình, báo cáo và thảo luận nhóm.

  1. 1617.  [VNH503] Lịch sử Việt Nam hiện đại (Vietnam Modern History)

(4; 50; 20)

Học phần trước: Lịch sử Việt Nam cận đại.

Học phần giới thiệu các kiến thức chuyên sâu về tiến trình lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, với những bước chuyển biến mới qua thắng lợi trong cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm (1945-1975), đánh bại hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ giành hoàn toàn độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc cũng như thắng lợi bước đầu trong công cuộc đổi mới đất nước đi lên CNXH (1975- 2000). Việc nghiên cứu học phần giúp người học rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, đánh giá, tổng hợp, bình luận, rút bài học kinh nghiệm qua các sự kiện lịch sử.

  1. 1618.  [VNH507] Làng xã Việt Nam (Vietnamese Villages)

(2; 24; 12)

Học phần Làng xã Việt Nam cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, toàn diện về làng xã Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử từ quá trình ra đời và những biến đổi của làngViệt; cơ cấu tổ chức và kết cấu kinh tế, xã hội, văn hoá của làng Việt từ truyền thống đến hiện đại. Những kiến thức đó giúp người học nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về làng Việt từ truyền thống đến hiện đại, đồng thời góp phần giải quyết nhiều vấn đề của làng xã Việt Nam hiện nay.

  1. 1619.  [VNH508] Lịch sử địa phương An Giang (An Giang Local History)

(2; 20; 20)

Học phần thuộc mảng kiến thức của lịch sử Việt Nam, mang đến cho người học hệ thống những kiến thức cơ bản về An Giang: vị trí, tự nhiên và dân số; quá trình mở đất và giữ đất; truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng qua các thời kỳ ở An Giang; doanh nhân An Giang; di tích lịch sử An Giang và các tôn giáo ở An Giang. Việc nghiên cứu học phần sẽ giúp cho người học rèn luyện những kỹ năng nhận xét, phân tích, đánh giá, tổng hợp và thể hiện tinh thần yêu quê hương đất nước và con người An Giang; dạy được môn Lịch sử An Giang ở trường phổ thông.

  1. 1620.  [VNH511] Lịch sử vương quốc Champa và Phù Nam (The History of Ancient Kingdom Champa and Funan)

(2; 20; 20)

Học phần đem đến cho người học hệ thống kiến thức sâu rộng về lịch sử Champa và Phù Nam qua các thời kỳ lịch sử. Học phần trang bị kiến thức sâu và rộng để nghiên cứu quá trình lịch sử từ lúc ra đời và phát triển đến chấm dứt vai trò trong lịch sử của Champa và Phù Nam qua các mặt chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội, kinh tế, quá trình giao lưu hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt và trở thành bộ phận của Việt Nam ngày nay.Việc nghiên cứu học phần giúp người học rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, đánh giá, tổng hợp về những sự kiện lịch sử trong quá khứ.

  1. 1621.  [VNH515] Lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời cổ – trung đại (The Historical Organizational Structure of Vietnam Government in Ancient and Medival Ages)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại.

Học phần đem đến cho người học những hiểu biết cơ bản về những điều kiện lịch sử tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng bộ máy nhà nước ta vào thời thời kỳ cổ - trung đại. Ngoài ra, còn chỉ rõ những tác động tích cực, tiêu cực của điều kiện lịch sử trong quá trình xây dựng từng bộ máy nhà nước và phân tích, giải thích rõ những ưu nhược điểm của từng biện pháp xây dựng của nhà nước qua từng triều đại nằm trong thời kỳ cổ- trung đại.

  1. 1622.  [VNH516] Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ Việt Nam (Exploring History of Southern Land of Vietnam)

(3; 35; 20)

Học phần cung cấp cho người học hệ thống kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về quá trình sáp nhập, khai phá, phát triển và bảo vệ vùng đất Nam Bộ của dân tộc Việt Nam. Qua học phần, người học biết vận dụng kiến thức về công cuộc khẩn hoang Nam Bộ vào quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở bậc trung học phổ thông.

  1. 1623.  [VNH517] Lịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam (The History of Education and Examination System in Vietnam)

(2; 20; 20)

Học phần gồm 6 chương bàn về những vấn đề văn hóa, giáo dục, khoa cử của Việt Nam từ sơ khai cho đến năm 2000. Nội dung học phần giúp người học am hiểu được những thành tựu văn hóa, giáo dục, khoa cử của Việt Nam từ nguồn đến năm 2000. Từ đó, giúp người học biết vận dụng kiến thức vào quá trình học tập, nghiên cứu lịch sử ở trường đại học và giảng dạy lịch sử ở các bậc phổ thông. Ngoài ra, giúp người học còn biết phân tích, so sánh và đánh giá được những thành tựu, hạn chế của giáo dục và khoa cử Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

  1. 1624.  [VNH520] Lịch sử chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (The History of Vietnam's Sovereignty over the two Archipelagos Hoang Sa and Truong Sa)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại, cận đại, hiện đại.

Qua học phần này, sinh viên hiểu, biết toàn diện về quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vận dụng được kiến thức vào học tập, nghiên cứu lịch sử ở trường đại học và giảng dạy lịch sử ở các bậc phổ thông. Đồng thời, hình thành trong sinh viên những kỹ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, thuyết trình, báo cáo và thảo luận nhóm.

  1. 1625.  [VNH911] Lịch sử ngoại giao Việt Nam từ thế kỷ X đến nay (Vietnam diplomatic history from the tenth century until now)

(4; 50; 20)

Học phần trước: Lịch sử Việt Nam hiện đại.

Qua học phần này, sinh viên hiểu, biết toàn diện về lịch sử ngoại giao Việt Nam từ thời dựng nước đến năm 1975 và vận dụng được kiến thức vào học tập, nghiên cứu lịch sử ở trường đại học và giảng dạy lịch sử ở các bậc phổ thông. Đồng thời, hình thành trong sinh viên những kỹ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, thuyết trình, báo cáo và thảo luận nhóm.

  1. 1626.  [VNH912] Cải cách và đổi mới trong lịch sử Việt Nam (Reformations and Inovations in Vietnam History)

(4; 50; 20)

Học phần trước: Lịch sử Việt Nam hiện đại.

Học phần đề cập ở mức độ khái quát đến chuyên sâu về lý luận cải cách, đổi mới và đi vào phân tích các cuộc cải cách và đổi mới trong lịch sử Việt Nam từ thời thế kỷ X đến giai đoạn đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội VI; trang bị cho người học kiến thức chuyên đề ở khía cạnh phân tích những cuộc cải cách và đổi mới đã diễn ra trong Lịch sử Việt Nam; đem lại cho người học có cái nhìn từ khái quát đến chuyên sâu dưới góc độ phân tích, đánh gia những sự kiện đã qua và đưa ra những nhìn nhận về hướng cải cách, đổi mới trong thời gian tới ở Việt Nam.

  1. 1627.  [VRP101] Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Vietnamese Revolution Policy)

(3; 32; 26)

Học phần trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Sinh viên vận dụng kiến thức đã học để chủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống và công tác. Giúp sinh viên định hướng chuẩn mực sống phù hợp với sự phát triển của xã hội, đấu tranh với những sai trái.

  1. 1628.  [VRP501] Xây dựng Đảng (Building Up the Party)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về đảng và xây dựng đảng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng đảng về chính trị - tư tưởng, về tổ chức và tầm quan trọng của công tác xây dựng đảng trong thời kỳ đổi mới, hội nhập ở Việt Nam.

  1. 1629.  [VRP502] Chuyên đề Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Some Specific Themes of Vietnamese Revolution Policy)

(2; 30; 0)

Học phần trước: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về cơ sở, quá trình hình thành và những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

  1. 1630.  [VRP503] Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam (Art and Cultural Ways of the Communist Party of Vietnam)

(2; 30; 0)

Học phần giúp người học nhận thức được những chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa – văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam; có tư duy đúng về cái hay, cái đẹp trong bối cảnh hội nhập xã hội hiện đại, nhìn nhận và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống; có định hướng, đánh giá và tư duy sáng tác đảm bảo giá trị nghệ thuật chân chính.

  1. 1631.  [WOH103] Lịch sử văn minh thế giới B (The World Civilizatons)

(2; 30; 0)

Học phần gồm 11 chương tập trung phân tích việc hình thành và phát triển các nền văn minh lớn trên thế giới. Nội dung học phần sẽ giúp cho người học hiểu rõ hơn những thành tựu nhân loại đã đạt được, tương ứng với các học phần lịch sử thế giới cổ - trung – cận – hiện đại mà người học sẽ được học tập trong suốt chương trình đào tạo.

  1. 1632.  [WOH104] Lịch sử thế giới cổ đại (Ancient world History)

(2; 20; 20)

Học phần song hành: Lịch sử văn minh thế giới.

Học phần gồm 3 chương, giới thiệu các vấn đề lịch sử: xã hội nguyên thủy, xã hội phương Đông cổ đại và xã hội phương Tây cổ đại. Nội dung học phần sẽ cung cấp cho sinh viên một khối lượng kiến thức về các quốc gia cổ đại phương Đông – Tây, những thành tựu mà các quốc gia này đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa và xã hội. Kiến thức này sẽ giúp sinh viên sử dung cho việc giảng dạy lịch sử thế giới ở lớp 10.

  1. 1633.  [WOH503] Thể chế chính trị thế giới hiện đại (Political Institution of Modern World)

(2; 20; 20)

Học phần là một phần trong khối kiến thức lịch sử thế giới hiện đại. Học phần cung cấp cho người học phần kiến thức cơ bản về hệ thống chính trị quốc tế, thể chế chính trị của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới.

  1. 1634.  [WOH504] Lịch sử thế giới cận đại (Modern World History)

(4; 50; 20)

Học phần trước: Lịch sử thế giới trung đại.

Học phần được bắt đầu bằng các cuộc cách mạng tư sản kéo dài cho đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1566-1918), mang đến cho người học những mảng kiến thức về các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên; chủ nghĩa tư bản xác lập sự thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc; phong trào công nhân thế giới; các nước Á, Phi, Mỹ latinh,... Việc nghiên cứu học phần sẽ giúp cho người học rèn luyện những kỹ năng nhận xét, phân tích, tổng hợp và dạy học ở trường phổ thông.

  1. 1635.  [WOH506] Lịch sử các tôn giáo lớn trên thế giới (The History of some Major Religions on the World)

(2; 20; 20)

Học phần tiên quyết: Lịch sử thế giới hiện đại 1.

Đây là một chuyên đề rất hữu ích và thiết thực cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử, cung cấp những kiến thức cơ bản về sự ra đời – nguồn gốc – quá trình phát triển của các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo – Hồi giáo – Phật giáo và Hindu giáo. sinh viên được tìm hiểu về nguyên nhân - diễn biến của các khu vực xảy ra xung đột tôn giáo và hậu quả của nó. Từ đó, các bạn có cái nhìn tổng quan về bức tranh đời sống chính trị tôn giáo trên thế giới hiện nay và những hoạt động tôn giáo ở VN.

  1. 1636.  [WOH508] Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh thế giới 2 đến nay (Foreign Policy of the United States from World War 2 to Present)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lịch sử thế giới hiện đại 2.

Học phần đem đến cho người học hệ thống kiến thức sâu rộng về đường lối ngoại giao mang tính chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Việc nghiên cứu học phần giúp người học rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, đánh giá, tổng hợp, bình luận, dự đoán trước những đổi thay của tình hình thế giới.

  1. 1637.  [WOH515] Lịch sử thế giới hiện đại 2 (Contemporary World History 2)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lịch sử thế giới hiện đại 1.

Học phần là một phần trong tổng thể tiến trình lịch sử thế giới, cung cấp cho người học khối kiến thức về cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, sự hình thành, phát triển của hệ thống XHCN, phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

  1. 1638.  [WOH517] Tổ chức ASEAN và EU (ASEAN and EU Organizations)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lịch sử thế giới hiện đại 1.

Học phần thuộc mảng kiến thức của Lịch sử thế giới, mang đến cho người học hệ thống những kiến thức cơ bản về ASEAN và EU. Quá trình ra đời và phát triển của 2 tổ chức này; mục đích và nguyên tắc hoạt động; cộng đồng thành viên; các lĩnh vực hoạt động của hai tổ chức này. Việc nghiên cứu học phần sẽ giúp cho người học rèn luyện những kỹ năng nhận xét, phân tích, đánh giá, tổng hợp và thể hiện tinh thần đoàn kết với các nước trong khu vực và các tổ chức khác ngoài khu vực.

  1. 1639.  [WOH519] Một số vấn đề cách mạng tư sản thời cận đại (Some Issues of the Bourgeois Revolution of Modern History)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lịch sử thế giới cận đại.

Học phần mang đến cho người học những vấn đề lý luận cơ bản: khái niệm, sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng thời, thông qua các cuộc cách mạng tiêu biểu đã học làm minh chứng. Học phần còn phân tích một số vấn đề chủ yếu: điều kiện; động lực; nhiệm vụ; ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản. Học phần giúp cho người học rèn luyện những kỹ năng nhận xét, phân tích, tổng hợp và phát hiện những vấn đề lịch sử cần nghiên cứu và giải quyết, đồng thời thể hiện tinh thần yêu quê hướng đất nước và có lập trường chính trị vững vàng.

  1. 1640.  [WOH523] Lịch sử thế giới trung đại (Medievel World History)

(3; 35; 20)

Học phần tiên quyết: Lịch sử thế giới cổ đại.

Đây là học phần thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành bắt buộc. Học phần được phân chia thành 2 chương, cung cấp kiến thức chính yếu về lịch sử thế giới thời kỳ trung đại, cụ thể các nước phương Tây và phương Đông, diễn ra trên các mặt kinh tế - chính trị - xã hội và văn hóa. Từ đó, sinh viên sẽ so sánh phân tích và đánh giá về sự giống và khác nhau của xã hội phương Tây – Đông.

  1. 1641.  [WOH526] Văn hóa Đông Nam Á (Southeast Asian Culture)

(2; 20; 20)

Học phần thuộc mảng kiến thức của lịch sử thế giới, mang đến cho người học hệ thống những kiến thức cơ bản về văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á: khái niệm về văn hoá và khu vực văn hoá Đông Nam Á; khái quát về các quốc gia Đông Nam Á; đặc biệt là tìm hiểu về văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần. Học phần Văn hoá Đông Nam Á sẽ giúp cho người học rèn luyện những kỹ năng nhận xét, đánh giá, tổng hợp và tiếp cận nền văn hoá từ bên ngoài, thể hiện tinh thần đoàn kết của các nước anh em trong khu vực Đông Nam Á.

  1. 1642.  [WOH528] Lịch sử thế giới hiện đại 1 (Contemporary World History 1)

(3; 35; 20)

Học phần trước: Lịch sử thế giới cận đại.

Học phần là một phần trong tổng thể tiến trình lịch sử thế giới. Học phần cung cấp cho người học khối kiến thức về quan hệ quốc tế, quá trình phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay.

  1. 1643.  [WOH531] Quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay (International Relations from 1991 to Present)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lịch sử thế giới hiện đại.

Học phần Quan hệ quốc tế thời kì sau chiến tranh lạnh đến nay giúp sinh viên nhận thức được những nét cơ bản của quan hệ quốc tế từ sau 1991 đến nay: Những thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của các cường quốc Mĩ, EU, Nga, Nhật và Trung Quốc. Sự ra đời các thể chế quốc tế và những thách thức của quá trình toàn cầu hoá đối với tất cả các quốc gia; hiểu được những vấn đề an ninh phi truyền thống; những đặc điểm và xu thế chính trong quan hệ tế hiện nay. Từ đó sinh viên có được kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát những vấn đề quốc tế đang diễn ra.

  1. 1644.  [WOH532] Chủ nghĩa tư bản hiện đại (The Modern Capitalism)

(2; 20; 20)

Học phần trước: Lịch sử thế giới hiện đại 2.

Học phần là một bộ phận trong hệ thống kiến thức về các quốc gia tư bản chủ nghĩa, cung cấp cho người học khối kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa qua đó đúc kết những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

  1. 1645.  [WOH913] Quan hệ giữa Israel và các quốc gia Trung Đông từ năm 1948 đến nay (Relatons Between Israel and the Middle East Countries from 1948 to Present)

(4; 50; 20)

Học phần trước: Lịch sử thế giới hiện đại 2.

Học phần cung cấp kiến thức chuyên sâu về khu vực Trung Đông. Học phần khái quát lịch sử hình thành phát triển của quốc gia Israel, mối quan hệ của Israel với Palestine và các quốc gia trong khu vực.

  1. 1646.  [WOH914] Ảnh hưởng văn minh Ấn  Độ và Trung Hoa đến các quốc gia Đông Nam Á thời cổ – trung đại (Influences of Indian – Chinese Civilization to Southeast Asian Countries in Ancient and Medieval Ages)

(4; 50; 20)

Đây là một chuyên đề rất hữu ích và hấp dẫn cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử, cung cấp những kiến thức cơ bản thành tựu của nền văn minh Trung Hoa - Ấn Độ. Và sự ảnh hưởng của chúng ở Đông Nam Á. Do đó, sinh viên có một cái nhìn cụ thể và toàn diện về bức tranh văn hóa ở Đông Nam Á, sự tương đồng và dị biệt giữa nền văn hóa Đông Nam Á – Trung Hoa - Ấn Độ.