Kinh doanh lữ hành nội địa ký quỹ bao nhiêu năm 2024

Cùng với sự phát triển của xã hội là sự phát triển của các ngành nghề phục vụ sự giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, trong số đó là sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Để thành lập một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp phải tiến hành ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành. Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là một nhu cầu thiết yếu và là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp những thông tin pháp lý quan trọng nhất về việc ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành.

I. Thực trạng ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành hiện nay

Diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp dịch vụ lữ hành rơi vào tình trạng khủng hoảng, 90 - 95% doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh. Trong năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm trước, thất nghiệp tăng cao, thu nhập giảm sút, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Cùng với đó là số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành thành lập mới cũng gia nhập thị trường chậm hơn, kéo theo lượng tiền ký quỹ cũng không còn nhiều như cùng kỳ các năm khác.

II. Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?

Ký quỹ là một hình thức bảo đảm trong kinh doanh dịch vụ lữ hành, là việc việc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành gửi một khoản tiền theo quy định của pháp luật vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi doanh nghiệp đó có trụ sở chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.

.jpg)

III. Quy định của pháp luật về ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Mức ký quỹ đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP quy định về mức ký quỹ và phương thức ký quỹ như sau:

“1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

  1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
  1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
  1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.”

Theo đó, tùy thuộc vào phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành, mức ký quỹ của doanh nghiệp có thể từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

2. Cách thức quản lý và sử dụng tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng tiền ký quỹ như sau:

"1. Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:

  1. Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;
  1. Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành."

Như vậy tiền ký quỹ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được quản lý và sử dụng như quy định pháp luật nêu trên.

.jpg)

3. Thủ tục thực hiện ký quỹ

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, thủ tục ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản ngân hàng: Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.

Bước 2: Ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ.

- Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm:

+ Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp;

+ Tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng;

+ Lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ;

+ Lãi suất tiền gửi ký quỹ;

+ Trả lãi tiền gửi ký quỹ;

+ Sử dụng tiền ký quỹ;

+ Rút tiền ký quỹ;

+ Hoàn trả tiền ký quỹ;

+ Trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác.

Bước 3: Ngân hàng phong tỏa số tiền ký quỹ.

Bước 4: Ngân hàng cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ: Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp.

IV. Một số câu hỏi liên quan đến ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Thời hạn ký quỹ là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP quy định về mức ký quỹ và phương thức ký quỹ như sau:

“3. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.”

Theo đó, tiền ký quỹ được duy trì trong thời hạn tương đương thời hạn hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đó.

2. Trong thời điểm kinh tế khó khăn muốn rút ký quỹ đặt cọc Giấy phép lữ hành quốc tế có được không?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng tiền ký quỹ như sau:

"1. Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối”.

Như vậy, trường hợp thời điểm kinh tế khó khăn không thuộc trường hợp được phép rút tiền ký quỹ theo quy định pháp luật.

3. Doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng tiền ký quỹ như sau:

"3. Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:

  1. Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;
  1. Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành."

Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ trong trường hợp không được cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

.jpg)

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các thủ tục pháp lý để thực hiện ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành một cách nhanh chóng nhất. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:

Ký quỹ lữ hành là gì?

Ký quỹ là một hình thức bảo đảm trong kinh doanh dịch vụ lữ hành, là việc việc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành gửi một khoản tiền theo quy định của pháp luật vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi doanh nghiệp đó có trụ sở chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.

Hợp đồng dịch vụ lữ hành là gì?

Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.

Điều kiện về vốn trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?

Công ty muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành thì phải tuân thủ quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu như sau: - Mức vốn điều lệ trên 250 triệu đồng áp dụng khi đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế đưa khách du lịch vào Việt Nam.