Lớp bảo vệ cốt thép là gì

Lớp bê tông bảo vệ là lớp bê tông có chiều dày tính từ biên (mép) cấu kiện đến bề mặt gần nhất của thanh cốt thép.

Tác dụng của lớp bê tông bảo vệ?

Lớp bê tông bảo vệ cốt thép có tác dụng đảm bảo:

  • Sự làm việc đồng thời của cốt thép với bê tông;
  • Sự neo cốt thép trong bê tông và khả năng bố trí các mối nối của các chi tiết cốt thép;
  • Tính toàn vẹn của cốt thép dưới các tác động của môi trường xung quanh (kể cả khi có môi trường xâm thực);
  • Khả năng chịu lửa của kết cấu.

Quy định chiều dày lớp bê tông bảo vệ kết cấu bê tông cốt thép?

Đối với cấu kiện bê tông cốt thép không ứng suất trước quy định chiều dày lớp bê tông bảo vệ như sau:

  • Giá trị tối thiểu của chiều dày lớp bê tông bảo vệ của cốt thép chịu lực (kể cả cốt thép nằm ở mép trong của các cấu kiện rỗng tiết diện vành khuyên hoặc tiết diện hộp) lấy theo Bảng 19.

Lớp bảo vệ cốt thép là gì

  • Đối với các cấu kiện lắp ghép thì giá trị tối thiểu của chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu lực nêu trong Bảng 19 được lấy giảm bớt 5 mm. Đối với cốt thép cấu tạo thì giá trị tối thiểu của chiều dày lớp bê tông bảo vệ được lấy giảm bớt 5 mm

Độ dày của lớp bê tông cốt thép có thể xác định từ các phương pháp tính toán về khả năng xuất hiện và độ rộng vết nứt của bê tông khi bị các tác động của ngoại lực. Trong trường hợp không có tính toán thì có thể tham khảo các tiêu chuẩn sau đây:

A/ Đối với các kết cấu bê tông cốt thép công trình xây dựng:

Tiêu chuẩn TCXDVN 356 : 2005 KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

I/ Đối với cốt thép dọc chịu lực (không ứng lực trước, ứng lực trước, ứng lực trước kéo trên bệ tông), chiều dày lớp bê tông bảo vệ cần được lấy không nhỏ hơn đường kính cốt thép hoặc dây cáp và không nhỏ hơn:

-Trong bản và tường có chiều dày:

+từ 100 mm trở xuống:...................................10mm(15 mm)

+trên 100 mm:..................................................15mm(20 mm)

-Trong dầm và dầm sườn có chiều cao:

+nhỏ hơn 250 mm:..........................................15mm(20 mm)

+lớn hơn hoặc bằng 250 mm:.......................20mm(25 mm)

-Trong cột:.........................................................20mm(25 mm)

- Trong dầm móng:..........................................30mm

- Trong móng:

+ lắp ghép:........................................................30mm

+ toàn khối khi có lớp bê tông lót: ................35mm

+ toàn khối khi không có lớp bê tông lót:.....70mm

CHÚ THÍCH:

1. Giá trị trong ngoặc (...) áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc những nơi ẩm ướt.

2. Trong kết cấu một lớp làm từ bê tông nhẹ và bê tông rỗng cấp B7,5 và thấp hơn, chiều dày lớp bê tông bảo vệ cần phải không nhỏ hơn 20 mm, còn đối với các panen tường ngoài (không có lớp trát) không được nhỏ hơn 25 mm.

3. Đối với các kết cấu một lớp làm từ bê tông tổ ong, trong mọi trường hợp lớp bê tông bảo vệ không nhỏ hơn 25 mm.

II/ Đối với cốt thép đai, cốt thép phân bố và cốt thép cấu tạo, chiều dày lớp bê tông bảo vệ cần được lấy không nhỏ hơn đường kính của các cốt thép này và không nhỏ hơn:

- khi chiều cao tiết diện cấu kiện nhỏ hơn 250 mm:.......... 10mm (15 mm)

- khi chiều cao tiết diện cấu kiện bằng 250 mm trở lên:.... 15mm (20 mm)

CHÚ THÍCH:

1. Giá trị trong ngoặc (...) áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc những nơi ẩm ướt.

2. Trong các cấu kiện làm từ bê tông nhẹ, bê tông rỗng có cấp không lớn hơn B7,5 và làm từ bê tông tổ ong, chiều dày lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép ngang lấy không nhỏ hơn 15 mm, không phụ thuộc chiều cao tiết diện.

III/ Chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở đầu mút các cấu kiện ứng lực trước dọc theo chiều dài đoạn truyền ứng suất cần được lấy không nhỏ hơn:

- đối với thép thanh nhóm CIV, A-IV, A-IIIB:......... 2d

- đối với thép thanh nhóm A-V, A-VI, AT-VII:........ 3d

- đối với cốt thép dạng cáp:.................................... 2d

(ở đây, d là đường kính danh nghĩa của thanh cốt thép, tính bằng mm).

Ngoài ra, chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở vùng nói trên cần phải không nhỏ hơn 40 mm đối với tất cả các loại cốt thép thanh và không nhỏ hơn 30 mm đối với cốt thép dạng cáp.

B/ Đối với các kết cấu bê tông cốt thép công trình thủy lợi:

I.Tiêu chuẩn TCVN 4116:1985 KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Chiều dầy lớp bê tông bảo vệ trong các kết cấu bê tông cốt thép của các công trình thuỷ công :

Không nhỏ hơn 30mm, đối với cốt thép chịu lực và 20mm đối với cốt thép phân bố và cốt đai trong các dầm và bản có chiều cao tới 1m, cũng như ở các cột có cạnh ngắn tới 1m.

Không nhỏ hơn 60mm và không nhỏ hơn đường kính thanh cốt thép chịu lực và phân bố ở các kết cấu khối lớn có cạnh nhỏ nhất của mặt cắt lớn hơn 1m.

Chiều dầy lớp bê tông bảo vệ trong các kết cấu bê tông cốt thép của các công trình thuỷ công ở biển phải lấy không nhỏ hơn:

70mm - đối với cốt thép chịu lực dạng sợi làm thành bó;

50mm - đối với các thanh cốt thép chịu lực;

30mm - đối với cốt thép phân bố và cốt đai;

Đối với các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép được gia công nhà máy có mác thiết kế bằng và lớn hơn 200, chiều dày lớp bê tông bảo vệ có thể lấy giảm 10mm so với các trị số nói trên.

Trường hợp kết cấu bê tông cốt thép đặt trong môi trường xâm thực chiều dầy lớp bảo vệ phải được xác định theo quy định riêng.

II. Tiêu chuẩn TCVN 9139:2012 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG, BÊ TÔNG CỐT THÉP VÙNG VEN BIỂN - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Bảng 1 - Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép công trình thủy lợi trong vùng mặn

Lớp bảo vệ cốt thép là gì

Bảng 2 - Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép công trình thủy lợi trong vùng chua phèn

.png)

C/ Đối với các kết cấu bê tông cốt thép trong môi trường biển:

Tiêu chuẩn TCVN 9346:2012 KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÒN TRONG MÔI TRƯỜNG BIỂN

Lớp bê tông bảo vệ cốt thép dày bao nhiêu?

Chiều dày của lớp bảo vệ bê tông cốt thép tối thiểu là 20mm nếu độ ẩm trong nhà ở mức bình thường và thấp. Chiều dày tối thiểu 25mm nếu độ ẩm trong nhà cao (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung). Chiều dày tối thiểu 30mm nếu ở ngoài trời (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung), .

Lớp bê tông bảo vệ là gì?

Lớp bê tông bảo vệ là lớp bê tông được phủ bên ngoài công trình nhằm ngăn cách các lớp thép trong bê tông tiếp xúc với các điều kiện bên ngoài môi trường. Giúp bảo vệ các lớp thép trước sự oxi hóa dẫn đến tình trạng ăn mòn thép khiến cho kết cấu công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Lớp bê tông bảo vệ được tính từ đầu?

Lớp bê tông bảo vệ: là lớp bê tông có chiều dày tính từ mép cấu kiện đến bề mặt gần nhất của thanh cốt thép.

Tại sao lớp bê tông bảo vệ quan trọng trong xây dựng?

Tóm tắt: Lớp bê tông bảo vệ đóng vai trò như một lớp phủ nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của môi trường đến kết cấu công trình. Chất lượng của lớp bê tông bảo vệ kém tạo điều kiện cho quá trình ăn mòn kết cấu phát triển nhanh, làm giảm tuổi thọ của công trình xây dựng.