Ngành thanh tra giao thông là gì năm 2024

  • Ngành Công trình

Thanh tra và Quản lý giao thông là ngành đào tạo mới, cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực thanh tra và quản lý công trình giao thông. Chương trình đào tạo sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng; có kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên sâu về Thanh tra và Quản lý công trình giao thông; Sinh viên sẽ có khả năng thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực Thanh tra và Quản lý công trình giao thông.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư Thanh tra và Quản lý giao thông có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng; có kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên sâu về Thanh tra và Quản lý công trình giao thông; có năng lực thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực Thanh tra và Quản lý công trình giao thông; có kỹ năng tin học, tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành thành thạo.

Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp

- Thanh tra và Quản lý công trình giao thông trong các cơ quan chức năng;

- Kỹ sư tư vấn tại các đơn vị tư vấn, thiết kế, giám sát;

- Kỹ sư thi công trong các công ty xây dựng công trình giao thông, công trình xây dựng… ở trong và ngoài nước.

- Cán bộ nghiên cứu trong các Viện nghiên cứu; Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề.

Tôi muốn hỏi thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải thực hiện hoạt động thanh tra qua những nội dung gì? - Minh Quốc (Đà Nẵng)

Ngành thanh tra giao thông là gì năm 2024

07 nội dung thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là gì?

Theo Điều 5 , thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là hoạt động thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải và hàng không (bao gồm cả điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên)

2. Các nội dung thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải

Cụ thể tại Điều 5 quy định về các nội dung thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải như sau:

(1) Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải;

(2) Phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông vận tải;

(3) Hoạt động đăng ký, đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;

(4) Điều kiện, tiêu chuẩn và bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép của người điều khiển, tham gia vận hành phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;

(5) Đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông vận tải;

(6) Hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải;

(7) Các hoạt động chuyên ngành khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước ngành Giao thông vận tải.

3. Các nguyên tắc hoạt động của thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải

Các nguyên tắc hoạt động của thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải được quy định tại Điều 4 , cụ thể như sau:

- Hoạt động thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

- Khi tiến hành thanh tra chuyên ngành, người ký ban hành quyết định thanh tra, Chánh Thanh tra các cấp, thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra) phải tuân thủ pháp luật về thanh tra, pháp luật chuyên ngành và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.

- Hoạt động thanh tra chuyên ngành chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Bộ.

- Chỉ thanh tra viên được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra, công chức được công nhận công chức thanh tra mới được tiến hành thanh tra độc lập.

- Nghiêm cấm việc tiến hành thanh tra khi không có quyết định phân công của cấp có thẩm quyền.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra đường bộ

Theo khoản 2 Điều 86 , Thanh tra đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ;

Trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;

- Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;

- Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.

Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

Thanh tra giao thông được phép kiểm tra những gì?

Thanh tra đường bộ có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về kết cấu hạ tầng đường bộ, vận tải đường bộ tại đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, hệ thống kiểm soát tải trọng xe, dịch vụ hỗ trợ vận tải.

Thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông khác nhau như thế nào?

Thanh tra giao thông không thực hiện trực tiếp nhiệm vụ tuần tra và kiểm soát giao thông như Cảnh sát giao thông, mà họ tập trung vào công tác giám sát, xem xét, đánh giá và xử lý các vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật và vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến giao thông.

Thanh tra giao thông VN là ai?

Vị trí, chức năng:Thanh tra giao thông vận tải là cơ quan của Sở Giao thông - Vận tải, thuộc hệ thống thanh tra giao thông vận tải, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do Giám đốc Sở phân công.

Thanh tra sở là gì?

Thanh tra sở là cơ quan của sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.