Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

NGÀY 8.12.2021, TRÒN 2 NĂM KỂ TỪ KHI TÍN HIỆU ĐẦU TIÊN VỀ DỊCH COVID-19 ĐƯỢC GHI NHẬN Ở TRUNG QUỐC. ĐẠI DỊCH TỚI NAY ĐÃ LÂY LAN KHẮP THẾ GIỚI VÀ GÂY RA NHỮNG TỔN THẤT TO LỚN CHƯA TỪNG THẤY.

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Ngày 8.12.20219, ca COVID-19 đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hai ngày sau, bà Wei Guixian, 57 tuổi, người bán tôm ở chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, Vũ Hán đổ bệnh sau đó nhập viện hôm 16.12 với các triệu chứng ở cả 2 lá phổi và có dấu hiệu kháng thuốc ngừa cúm. Đến 27.12, giới chức y tế Vũ Hán xác định virus Corona là nguyên nhân gây bệnh.

Đến 31.12.2019, chính quyền Vũ Hán, Trung Quốc, xác nhận các cơ quan y tế đang điều trị cho 27 ca, đều ở gần chợ hải sản Hoa Nam. Trung Quốc cũng thông báo về dịch bệnh cho văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, không có bằng chứng nào cho thấy virus dễ dàng lây lan từ người sang người.

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Xét nghiệm COVID-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Ngày 11.3.2020, WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch. Đây là đại dịch đầu tiên do virus Corona gây ra.

Ngày 12.3.2020, hơn 20.000 ca COVID-19 được ghi nhận và gần 1.000 ca tử vong ở khu vực Châu Âu, trong khi đó, số ca mới ở Vũ Hán giảm xuống 1 con số - với 8 ca mới được ghi nhận/ngày. Đến ngày 19.3.2020, Vũ Hán lần đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm mới trong ngày.

Trong khi đó, ngày 24.3.2020, Ấn Độ bước vào 21 ngày phong tỏa khi số ca COVID-19 ở mức khoảng 500 ca. Hai ngày sau, Mỹ chính thức trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh với ít nhất 81.321 ca được xác nhận và hơn 1.000 ca tử vong. Số ca bệnh ở Mỹ nhiều hơn Trung Quốc, Italia hoặc bất kỳ quốc gia nào vào thời điểm đó. Đến 28.3 cùng năm, ở "tâm chấn" COVID-19 của Châu Âu, số ca tử vong tại Italia vượt 10.000.

Vào ngày 8.4.2020, khi Vũ Hán - "tâm chấn" đầu tiên của đại dịch dỡ phong tỏa, virus đã lây nhiễm cho hơn 1,4 triệu người trên toàn thế giới, cướp đi 82.000 sinh mạng.

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Đại dịch COVID-19 đã kéo dài gần 2 năm. Ảnh: AFP

Trong suốt nhiều tháng, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày 17.7.2020, Ấn Độ ghi nhận mốc 1 triệu ca COVID-19 mới và 25.000 người chết. Lúc này, Ấn Độ xếp thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Bazil về mức độ ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Không lâu sau đó, ngày 6.9.2020, Ấn Độ vượt Brazil trở thành quốc gia có số ca COVID-19 cao thứ 2 thế giới - hơn 4,2 triệu ca.

Trong vòng 10 tháng kể từ khi căn bệnh lạ bắt đầu phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, đến 28.9.2020, COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người trên toàn cầu.

Tới ngày 7.12.2021, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu theo số liệu của Worldometers là 267 triệu, với hơn 5,2 triệu ca tử vong. Tới nay, 5 quốc gia có số ca COVID-19 nhiều nhất thế giới lần lượt là: Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Anh và Nga.

Mỹ có hơn 50,1 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 810 nghìn ca tử vong do COVID-19 tính tới 7.12.2021- trở thành nước có nhiều ca mắc COVID-19 và nhiều ca tử vong nhất thế giới. Vị trí số 2 là Ấn Độ có hơn 34,6 triệu ca mắc và 473 nghìn ca tử vong.

Trong suốt 2 năm qua, tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 khiến tất cả nhân loại đều lo ngại. Dù vậy, tới nay, một số quốc gia vẫn chưa ghi nhận ca COVID-19 nào. Theo trang koryogroup.com, tới ngày 5.12.2021, có 4 quốc gia chưa xác nhận bất kỳ ca COVID-19 nào: Triều Tiên, Turkmenistan, Tuvalu, Nauru.

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Phát triển vaccine thông thường cần nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm. Tuy nhiên, năm 2020 các nhà khoa học đã bắt tay vào cuộc đua sản xuất vaccine COVID-19 an toàn và hiệu quả trong thời gian kỷ lục.

Theo New York Times ngày 3.12.2021, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm 110 loại vaccine trong các thử nghiệm lâm sàng trên người và 43 loại đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Hơn 75 loại vaccine tiền lâm sàng đang được nghiên cứu tích cực trên động vật.

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Trước đó, ngày 11.8.2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Nga đã phê duyệt vaccine COVID-19 Sputnik V để sử dụng cho người dân, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức phê duyệt loại vaccine sử dụng đại trà.

Ngày 10.12.2020, các cố vấn vaccine cho Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) bỏ phiếu đề nghị cơ quan này cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine COVID-19 của Pfizer và BioNTech. Ngày 18.12.2020, FDA cấp phép cho vaccine COVID-19 thứ 2 do Moderna sản xuất dùng trong trường hợp khẩn cấp. Tới 27.2.2021, FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson, trở thành vaccine đơn liều đầu tiên sẵn có ở Mỹ.

Thông tin trên website của WHO cho biết, đang ngày càng có nhiều vaccine COVID-19 được phê duyệt cho trẻ em. Một số quốc gia đã cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine mRNA để sử dụng cho nhóm tuổi vị thành niên (12-17 tuổi): BNT162b2 do Pfizer phát triển và mRNA 1273 do Moderna phát triển.

Tháng 11.2021, Mỹ đã phê duyệt vaccine mRNA BNT162b2 để dùng cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Những thử nghiệm vaccine ở trẻ em nhỏ tới 3 tuổi đã được hoàn tất với 2 loại vaccine bất hoạt (Sinovac-CoronaVac và BBIBP-CorV) và 2 loại vaccine này cũng đã được giới chức Trung Quốc phê duyệt chỉ định cho trẻ từ 3-17 tuổi.

Covaxin, một loại vaccine do Bharat phát triển, đã được phê duyệt ở Ấn Độ cho độ tuổi từ 12-17 tuổi. Các cơ quan quản lý của Ấn Độ đã phê duyệt ZycovD, một loại vaccine ADN mới, dành cho lứa tuổi từ 12-17. Một số vaccine COVID-19 đang được thử nghiệm ở các nhóm tuổi nhỏ hơn (bao gồm cả trẻ 6 tháng tuổi), nhưng kết quả vẫn chưa được công bố.

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử đang diễn ra với hơn 8,22 tỉ liều vaccine COVID-19 đã được tiêm ở 184 quốc gia, theo dữ liệu do Bloomberg thu thập tính tới 7.12. Tỉ lệ mới nhất là khoảng 37 triệu liều vaccine mới được tiêm mỗi ngày.

Tổng cộng, khoảng 107 liều vaccine COVID-19 được tiêm cho mỗi 100 người trên khắp thế giới. Tuy nhiên, việc phân phối vaccine không đồng đều. Các quốc gia và khu vực có thu nhập cao nhất đang tiêm chủng nhanh hơn gấp 10 lần so với những quốc gia có thu nhập thấp nhất.

Trên toàn cầu, tỉ lệ tiêm chủng mới nhất là 36.958.821 liều/ngày, bao gồm 10.225.446 người được tiêm mũi đầu tiên. Với tốc độ này, sẽ mất 5 tháng nữa cho đến khi 75% dân số toàn cầu được tiêm ít nhất 1 liều.

Israel là quốc gia đầu tiên cho thấy vaccine đã "làm phẳng đường cong" lây nhiễm COVID-19. Israel dẫn đầu thế giới về tiêm chủng sớm và đến tháng 2.2021,hơn 84% người từ 70 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19.

Nhiều quốc gia đã triển khai tiêm chủng cho trẻ em. Ảnh: AFP

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Trong quá trình đại dịch, nhiều biến thể SARS-CoV-2 đã phát sinh. Một số biến thể đã lan rộng khắp thế giới, khiến đại dịch bùng phát mạnh hơn trong khi có những biến thể xuất hiện, biến mất hoặc nhanh chóng bị các biến thể khác lấn lướt.

Delta là biến thể "hung hãn" xuất hiện vào tháng 12.2020 ở Ấn Độ và nhanh chóng trở thành biến thể phổ biến nhất ở quốc gia Nam Á này cũng như lan rộng khắp thế giới và trở thành biến thể thống trị của đại dịch cho tới thời điểm hiện tại. Khi biến thể Delta tiếp tục lan rộng, một số phiên bản đã phát triển thêm các đột biến từng có ở những biến thể đáng lo ngại khác và được gọi là Delta Plus.

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Delta được cho là có khả năng lây nhiễm cao gấp đôi so với các biến thể trước đó. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng biến thể này khiến người mắc COVID-19 phải nhập viện cao hơn so với chủng ban đầu. Những người chưa tiêm vaccine COVID-19 là nhóm có nguy cơ cao nhất và tỉ lệ lây lan cao nhất, những ca bệnh nghiêm trọng nhất đang xảy ra ở những nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp.

Mới đây nhất, ngày 26.11.2021, WHO đưa biến thể Omicron vào danh sách biến thể đáng lo ngại. Biến thể Omicron được xác định vào ngày 25.11.2021 ở Nam Phi. Omicron mang khoảng 50 đột biến chưa từng thấy kết hợp trước đây, bao gồm hơn 30 đột biến trên protein gai mà virus dùng để gắn vào tế bào cơ thể người.

Các biến thể đáng lo ngại hiện nay gồm: Omicron - phát hiện ở Nam Phi tháng 11.2021; Delta - xuất hiện ở Ấn Độ cuối năm 2020 và lây lan khắp thế giới; Gamma - xuất hiện ở Brazil cuối năm 2020; Belta - xuất hiện ở Nam Phi đầu năm 2020; Alpha -xuất hiện ở Anh cuối năm 2020.

Các biến thể cần quan tâm hiện nay gồm: Mu - xuất hiện ở Colombia đầu năm 2021; Lambda - xuất hiện ở Peru cuối năm 2020.

... Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cả thế giới đang phải gồng mình chống đỡ. Khi nào dịch COVID-19 sẽ kết thúc là câu hỏi chưa tìm thấy câu trả lời.

Nguyên nhân dịch bệnh vũ hán

Những biến thể virus mới có nguy cơ đe dọa thành quả chống dịch COVID-19. Ảnh: AFP

Biên tập:  Hà Liên

Thiết kế: Duy Hưng, Hoàng Minh