Nguyên nhân, kết quả ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí

Nguyên nhân :
- Do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao.

- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A Rập độc chiếm.

- Khoa học - kĩ thuật có nhiểu tiến bộ :

+ Các nhà hàng hải đã có những hiếu biết, quan niệm đúng đắn vé hình dạng Trái Đất, về đại dương, sử dụng la bàn...

+ Kỹ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngày trên các đại dương lớn.Kết quả :

- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

- Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

Câu 5 :

Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về văn hóa, khoa học - kĩ thuật và có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.

* Về tư tưởng:

- Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng. Trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

- Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường. Phật giáo cũng được tôn sùng, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và cử các nhà sư đi tìm hiểu về đạo Phật tại Ấn Độ.

* Văn học:

- Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

- Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

* Lịch sử:

- Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.

- Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử,…

* Về khoa học - kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

Diễn biến:

B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

c) Ý nghĩa:

- Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. 

- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Đề bài

Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 7 trang 6 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. 

- Các nước phương Tây  muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

Loigiaihay.com

Hay nhất

Nguyên nhân:

+Do yêu cầu phát triển sản xuất

+ Kĩthuật hàng hóatiến bộ : la bàn, kĩ thuật đóng tàu, máy in

Kết quả:

+ Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

+ Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

+ Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

a. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí

 * Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha

 - Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.

 - Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.

 - Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.

 - Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.

 * Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha

 - Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đã đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Về Tây Ban Nha, ông được phong làm phó vương Ấn Độ và nhận danh hiệu quý tộc. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ. Cuộc hành trình của Cô-lôm-bô là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lí.

- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu Ma-gien-lăng đi vòng qua điểm cực nam châu Mỹ (chỗ này sau đó được gọi là eo Ma-gien-lăng) tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-lip-pin ông bị thổ dân giết chết. Đoàn của ông tiếp tục đi, họ đã dạt vào Ma-lắc-ca rồi cuối cùng đến Ma-đrít.

b. Nguyên nhân và hệ quả

Nguyên nhân: do sự phát triển của sản xuất làm cho nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng nhưng việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền.

* Hệ quả:

- Phát kiến đại lí được coi như một “cuộc cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức:

+ Phát kiến địa lí đem lại cho loài người những hiểu biết chính xác về hình dạng trái đất, về những con đường mới, những vùng đất mới và các dân tộc trên thế giới.

+ Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau.

- Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà họ cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.

c. Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lí đến nước ta

- Sau phát kiến địa lí, các thế kỉ XVI - XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị.

- Các giáo sĩ đạo thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ quốc ngữ.

Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây, nhất là Pháp, dòm ngó và xâm lược.