Nhà nuoc thoái vốn ở cty hóa chất lâm thao năm 2024

(ĐTCK) Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, tiếp tục triển khai thực hiện thoái vốn tại các đơn vị năm 2021, trong đó Tập đoàn đã ký hợp đồng dịch vụ tư vấn để thực hiện chuyển nhượng vốn tại CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC).

Ngoài ra, Vinachem cũng sẽ thực hiện thoái vốn tại một số doanh nghiệp khác như CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS) giảm từ 69,82% về 51%, tương ứng bán khoảng 21,24 triệu cổ phiếu, CTCP Hóa chất Việt Trì (HVT) giảm sở hữu từ 68,5% về 51%, tương ứng bán gần 2 triệu cổ phiếu, và thoái toàn bộ 26,28% vốn tại CTCP Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất…

Đây là kế hoạch nằm trong đề án tái cơ cấu tập đoàn, theo đó Vinachem đã trình Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước về Đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2021 - 2025. Tập đoàn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, Công ty TNHH MTV, Người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại các Công ty cổ phần phối hợp với Hội đồng quản trị Công ty, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý Vốn và UBND các tỉnh/thành phố, các Sở, ban ngành có liên quan để khẩn trương thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các cơ sở nhà đất của đơn vị đang quản lý theo quy định.

Năm 2019, Vinachem từng đấu giá hơn 11,45 triệu cổ phiếu DGC với giá 49.100 đồng/CP, gần gấp đôi thị giá DGC giai đoạn đó khoảng 25.000 - 26.000 đồng/CP. Đợt đấu giá chỉ có 2 cá nhân tham gia mua 200 cổ phiếu.

Hiện Vinachem đang nắm giữ hơn 15,13 triệu cổ phiếu DGC, tương đương 8,85% vốn. Nếu thoái thành công toàn bộ, ước tính theo giá hiện nay của DGC ở vùng 160.000 đồng/CP, Vinachem có thể thu về khoảng 2.400 tỷ đồng.

Theo Vinachem, quý III/2021, tình hình sản xuất kinh doanh có thuận lợi từ sự trở lại mạnh mẽ của ngành công nghiệp và nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới và trong nước giúp cho việc tiêu thụ phân bón và lốp xe của Vinachem.

Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, lan rộng làm gián đoạn việc vận chuyển, hạn chế giao thương, hạn chế xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước trên thế giới và giữa các tỉnh thành trong cả nước…, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt công tác của các doanh nghiệp nói chung và của toàn Tập đoàn nói riêng.

Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào, vốn và điều kiện sản xuất, cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là những yếu tố khó khăn đối với Vinachem trong bối cảnh hiện nay.

Kết quả quý III, Vinachem ước đạt doanh thu 10.967 tỷ đồng, bằng 96,4% so với kế hoạch quý, tăng 14,3% so cùng kỳ; lợi nhuận dự kiến 167 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu Tập đoàn ước đạt 37.217 tỷ đồng, bằng 84,4% kế hoạch năm, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2020, lợi nhuận 312 tỷ đồng.

Trong cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày6.8.2014, Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết trong 7 tháng đầunăm, hoạt động thoái vốn của doanh nghiệp Nhà nước đã đạt đựơc 2.975 tỉ đồng,gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước dù tiến độ vẫn còn chậm.

Thống kê cho thấy, một số tập đoàn lớn đã có những động tháithực hiện nghiêm túc chủ trương thoái vốn ngoài ngành, ví dụ Tập đoàn Ðiện lựcViệt Nam cho biết đã cơ bản hoàn thành thoái vốn ở các doanh nghiệp bất độngsản và giảm vốn ở các tổ chức tài chính như Bất động sản Sài Gòn Vina, Bất độngsản Ðiện lực Miền Trung và đặc biệt là giảm mạnh tỉ lệ sở hữu từ 21,27% xuốngcòn 16,02% tại ABBANK.

Một tập đoàn khác có thể coi là điểm sáng trong quá trìnhthoái vốn là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.Tập đoàn này đã thoái vốn hoàn toàn khỏi Công ty tài chính Cổ phần Hóa chấtViệt Nam vàđang đẩy nhanh tiến độ thoái vốn khỏi chứng khoán.

Đó là nhóm các doanh nghiệp được Trung ương quản lý. Về phíađịa phương, cũng đã có những dấu hiệu tích cực. Ví dụ, Tổng Công ty Bến Thànhthông qua công ty con là Sovico đã thoái 4,05% cổ phần tại OCB; và trong thờigian tới sẽ tiếp tục thoái 6,78% vốn còn nắm giữ tại đây.

Ngoài việc thoái vốn ngoài ngành, hoạt động cổ phần hóa, bánbớt vốn tại các doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình từ đây đến năm 2015 cũng códấu hiệu sáng sủa. Nhiều doanh nghiệp như Vinatex, Vietnam Airlines, MobiFone,các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Tổng Công ty Hàng hải đã có độngthái và kế hoạch cổ phần hóa cụ thể.

Việc thoái vốn của nhà nước cũng là cơ hội để các nhà đầu tưkiếm lời. Họ kỳ vọng sẽ có một “tay to” nào đó nâng đỡ giá cổ phiếu để sau đóviệc thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước sẽ diễn ra thuận lợi và bảo tồn đượcđồng vốn của nhà nước.

Một điển hình cho trường hợp này là Công ty Đầu tư và Pháttriển Sacom (SAM). Báo cáo hợp nhất 6 tháng đầu năm của SAM cho thấy công tynày tiếp tục khó khăn khi lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 26 tỉ đồng, giảm 58,2% sovới cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, điều đáng ngạc nhiên là giá cổ phiếu SAM tiếptục tăng. Lý giải cho hiện tượng này, có lẽ thông tin Tập đoàn Viễn thông Việt Namphải thoái vốn hoàn toàn khỏi SAM đã phần nào tác động tích cực đến tâm lý nhàđầu tư bên ngoài, khiến giá cổ phiếu tăng theo.

Có thể nói, sự sôi động của thị trường trước làn sóng thoáivốn, cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là đáng phấn khởi. Nhờđó, các doanh nghiệp nhà nước vừa thực hiện được lộ trình thoái vốn, vừa bánđược cổ phiếu với giá tốt nhất. Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Vietnam M&AForum đã ước tính rằng nếu Nhà nước thoái vốn một phần tại 7 công ty hàng đầuViệt Nam là Vietnam Airlines, MobiFone, Sabeco, BIDV, Vinatex, PVGas vàVinamilk thì tổng số tiền thu được có thể lên đến 5 tỉ USD, tương đương 110.000tỉ đồng, một con số không hề nhỏ.

“Chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã đượcChính phủ thông qua với việc cổ phần hóa 432 tổng công ty và doanh nghiệp lớntrong năm 2014-2015 đang mở ra cơ hội cho thị trường M&A. Mặt khác, lànsóng M&A mới sẽ là động lực thúc đẩy sự thành công của chương trình tái cơcấu và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư BùiQuang Vinh nhận xét.